MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2 3. Mục tiêu nghiên cứu 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3 6. Phương pháp nghiên cứu 4 7. Bố cục của bài khóa luận 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ 6 1.1. Cơ sở lý luận về tuyển dụng công chức 6 1.1.1. Khái niệm, vai trò của tuyển dụng 6 1.1.2. Quan niệm về công chức, công chức cấp xã, và tuyển dụng công chức ở Việt Nam hiện nay 10 1.1.3. Vai trò của công chức cấp xã 18 1.1.4. Những nguyên tắc và của việc tuyển dụng công chức cấp xã hiện nay 21 1.2. Nội dung tuyển dụng công chức cấp xã 22 1.2.1. Căn cứ tuyển dụng và điều kiện đăng ký dự tuyển công chức cấp xã 22 1.2.2. Thẩm quyền tuyển dụng công chức cấp xã 23 1.2.3. Phương thức tuyển dụng công chức cấp xã 23 1.2.4. Nguyên tắc tuyển dụng công chức cấp xã 24 1.2.5. Ưu tiên trong tuyển dụng công chức cấp xã 24 1.2.6. Hội đồng tuyển dụng công chức cấp xã 25 1.2.7. Trình tự, thủ tục tuyển dụng công chức cấp xã 26 1.3. Các yếu tố tác động hiệu quả tuyển dụng công chức cấp xã 30 1.3.1. Yếu tố con người 30 1.3.2. Cơ sở vật chất 30 1.3.3. Chính sách, dự án của nhà nước 31 1.3.4. Công nghệ thông tin 31 1.3.5. Môi trường văn hoá – xã hội 32 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN MƯỜNG NHÉ 34 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên huyện Mường Nhé và đặc điểm công chức cấp xã huyện Mường Nhé 34 2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 34 2.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội 34 2.1.3. Đặc điểm công chức cấp xã tại huyện Mường Nhé 35 2.2. Khái quát về Ủy ban nhân dân huyện Mường Nhé và Phòng Nội Vụ huyện Mường Nhé 36 2.2.1. Khái quát về Ủy ban nhân dân huyện Mường Nhé 36 2.2.2. Khái quát về phòng Nội Vụ huyện Mường Nhé 38 2.3. Thực trạng tuyển dụng công chức cấp xã tại huyện Mường Nhé 41 2.3.1. Căn cứ tuyển dụng và điều kiện đăng ký dự tuyển công chức cấp xã tại huyện Mường Nhé 41 2.3.2. Thẩm quyền tuyển dụng công chức cấp xã 48 2.3.3. Phương thức tuyển dụng công chức 48 2.3.4. Nguyên tắc tuyển dụng công chức cấp xã 49 2.3.5. Việc thực hiện chính sách ưu tiên trong tuyển dụng công chức 50 2.3.6. Trình tự, thủ tục tuyển dụng công chức 51 2.4. Đánh giá chất lượng công tác tuyển dụng công chức cấp xã tại huyện Mường Nhé 53 2.4.1. Những thành tựu đạt được 53 2.4.2. Những hạn chế, khó khăn vướng mắc 56 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN MƯỜNG NHÉ 62 3.1. Giải pháp chung nhằm giảm thiểu những hạn chế trong công tác tuyển dụng công chức cấp xã 62 3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao công tác tuyển dụng công chức cấp xã tại huyện Mường Nhé 69 KẾT LUẬN 73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75 PHỤ LỤC 78
Trang 1BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA HÀNH CHÍNH HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN MƯỜNG NHÉ - TỈNH ĐIỆN BIÊN
Khóa luận tốt nghiệp ngành : QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Người hướng dẫn : TS ĐỖ THỊ THANH NGASinh viên thực hiện : TẠ QUANG CHỨC
Mã số sinh viên : 1305QLNA008
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là đề tài khóa luận tốt nghiệp của riêng em, được
tiến hành nghiên cứu đề tài “Tuyển dụng công chức cấp xã tại huyện Mường Nhé – Điện Biên”.
Các số liệu, tư liệu trong đề tài có nguồn gốc rõ ràng, kết quả nghiên cứu
là quá trình lao động trung thực của em
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Người thực hiện
Tạ Quang Chức
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo và các chuyên viên của phòng NộiVụ huyện Mường Nhé đã tạo điều kiện cho em được thực tập tại đây Xin cảm
ơn chuyên viên Nguyễn Thị Thu và đồng chí phó phòng Nội Vụ Nguyễn ThịYến đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình hoàn thiệnkhóa luận
Xin cảm ơn tiến sĩ Đỗ Thị Thanh Nga đã hướng dẫn, chỉnh sửa bài khóaluận của em
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến khoa Hành Chính Học cùng cácthầy cô giảng viên, chuyên viên của Khoa đã tạo điều kiện cho sinh viên đượcthực hiện bài khóa luận nhằm mục đích đảm bảo điều kiện tốt nghiệp, và đặcbiệt là hoàn thiện các kỹ năng về nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực củachuyên ngành Quản lý nhà nước
Trang 4MỤC LỤC
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong mỗi một tổ chức, nguồn nhân sự chính là yếu tố quan trọng nhấtquyết định tới quá trình vận hành cũng như hiệu quả hoạt động Các cơ quan nhànước cũng là những tổ chức và nguồn nhân sự của họ chính là đội ngũ cán bộcông chức Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Cán bộ, công chức là cái gốc củamọi công việc”, cùng với thực tiễn công việc của các cơ quan nhà nước đã chỉ ratầm quan trọng đặc biệt của những người là cán bộ, công chức
Trong hoạt động của nền hành chính, vấn đề xây dựng đội ngũ công chứcluôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của nhiều nước trên Thế giới Đội ngũ côngchức trực tiếp thực hiện quyền lực Nhà nước trong quản lý xã hội,đảm bảo thựcthi pháp luật và là nhân tố quyết định hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính Ởnước ta những thành tựu đạt được trong những năm thực hiện công cuộc đổi mới
có phần đóng góp quan trọng của đội ngũ cán bộ,công chức
Việc xây dựng một đội ngũ công chức bao gồm những người có trình độchuyên môn, có năng lực quản lý và có phẩm chất đạo đức tốt, làm việc nghiêmtúc vì trách nhiệm của mình trước công vụ là yêu cầu cấp thiết trước tình hìnhđổi mới đất nước để xây dựng một nền hành chính trong sạch, vững mạnh Côngtác tuyển dụng là bước đầu tiên để tuyển chọn được đội ngũ công chức có chấtlượng cao, nhưng trong thời gian qua do chưa được quan tâm đúng mức nênchưa phát hiện, tuyển chọn được những cán bộ, công chức thực sự có đức, cótài Để khắc phục những tồn tại hiện nay và đáp ứng được yêu cầu của côngcuộc đổi mới, vấn đề cấp bách là phải có chiến lược về con người, trong đó việctuyển dụng thực sự đã trở thành động lực cho sự phát triển của xã hội
Bằng những kiến thức tích lũy được tại trường Đại học Nội Vụ và việctìm hiểu các cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý, cùng với quá trình tìm hiểu tại
Trang 6dụng công chức cấp xã tại huyện Mường Nhé – tỉnh Điện Biên” làm nội
dung khóa luận tốt nghiệp với mục tiêu đóng góp vào việc nghiên cứu thực trạng
và tìm ra các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng cán
bộ, công chức cấp xã của huyện Mường Nhé nói riêng và trong cơ quan hànhchính nhà nước cấp xã nói chung
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Vấn đề công chức cấp xã đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiêncứu Các đề tài đều liên quan đến việc nâng cao chất lượng và quản lý đội ngũcông chức cũng như tuyển dụng công chức:
- Đề tài khoa học cấp Bộ: Th.S Nguyễn Thế Vịnh – Vụ Chính quyền địa
phương – Bộ Nội vụ (2007), Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở theo Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX), Hà Nội.
- TS Thang Văn Phúc và TS Nguyễn Minh Phương (đồng chủ biên)
(2001), Cơ sở lý luận thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội
- Lê Thị Lý (2003), Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã trước yêu cầu đổi mới, Luận văn thạc sĩ, Đại học quốc gia, Hà Nội.
- Dương Hương Sơn, Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Quảng Trị hiện nay, Luận văn Thạc sĩ, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
- Trần Tấn Tài (2004), Đào tạo nguồn cán bộ quản lý hành chính nhà nước cấp xã trên địa bàn thành phố Cần Thơ – Thực trạng và giải pháp, Luận
văn Thạc sĩ, Học viên Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
- Nguyễn Quốc Hiệp, Hoàn thiện pháp luật về tuyển chọn công chức ở nước ta, Luận án tiến sĩ.
- Lê Cẩm Hà, Một số nội dung trong tuyển dụng nhân lực của khu vực nhà nước.
Trang 7- TS Nguyễn Xuân Thu (1997), Lao động và sử dụng lao động trong doanh nghiệp Cuốn sách này đưa ra những nguyên tắc, luật định trong quản lý
và sử dụng lao động
Những tài liệu trên dây đã đề cập đến một số vấn đề lý luận về cán bộ,công chức; tuyển dụng và sử dụng đội ngũ cán bộ công chức Đến nay chưa cócông trình khoa học nào nghiên cứu đến tuyển dụng công chức cấp xã ở huyệnMường Nhé, tỉnh Điện Biên Vì vậy đề tài nghiên cứu của khóa luận khôngtrùng với các công trình khoa học đã được công bố Mặc dù vậy, các công trìnhkhoa học trên đây là tài liệu tham khảo có giá trị cho việc nghiên cứu và hoànthiện khóa luận
3 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát, tìm hiểu thực trạng công tác tuyển dụng công chứccấp xã tại huyện Mường Nhé, đề tài hướng tới mục tiêu chỉ ra những mặt tíchcực và hạn chế của công tác tuyển dụng công chức cấp xã cũng như nguyênnhân Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả côngtác tuyển dụng công chức cấp xã, tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực hànhchính nhà nước tại địa phương, góp phần xây dựng thành công một nền hànhchính kiến tạo, phục vụ và phát triển
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài tiến hành một số nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu những vấn đề lí luận cơ bản về tuyển dụng công chức và côngchức cấp xã
- Tìm hiểu thực trạng công tác tuyển dụng cấp xã tại huyện Mường Nhé
- Trên cơ sở thực trạng, đề tài đưa ra một số kiến nghị và đề xuất giải phápnâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyển dụng công chức cấp xã
5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Trang 8Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: các xã thuộc huyện Mường nhé
- Phạm vi thời gian: Trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay
6 Phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu được thực hiện thông qua các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: sau khi xem các tài liệu, văn bản liênquan về tuyển dụng công chức, áp dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu đểthông qua các tài liệu đã được xem, rút ra được những nội dung trọng yếu vàlược bỏ những nội dung không liên quan nhằm phục vụ cho nghiên cứu
- Phương pháp phân tích được sử dụng nhằm làm rõ hơn những nội dunglấy được trong quá trình quan sát và nghiên cứu các tài liệu
- Phương pháp phỏng vấn: ngoài nghiên cứu phân tích các tài liệu, cầnphải đặt ra những câu hỏi phỏng vấn đến cán bộ công chức đang làm việc tại cơquan với mục đích tìm hiểu mức độ quan trọng của đề tài đang nghiên cứu làtuyển dụng công chức cấp xã, phỏng vấn để biết được công tác tuyển dụng côngchức hiện đang nhận được sự quan tâm như thế nào của lãnh đạo cơ quan cũngnhư của người dân Thông qua phương pháp phỏng vấn để thấy được những mặttích cực cũng như những mặt hạn chế và nguyên nhân của những mặt hạn chếtrong công tác tuyển dụng công chức cấp xã tại huyện Mường Nhé
- Phương pháp thống kê, sau khi thu thập đủ các số liệu cho nghiên cứucông tác tuyển dụng công chức xã, cần sắp xếp một cách hợp lý và khoa học,thống kê để biết được chất lượng cũng như số lượng của các số liệu đã thu được
- Phương pháp tổng hợp, sau khi thống kê được những số liệu mà em đãtìm hiểu được, tiến hành tổng hợp các số liệu để viết khóa luận
7 Bố cục của bài khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,khóa luận được kết cấu thành 3 chương:
Trang 9Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CẤPXÃ
Chương 2: THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠIHUYỆN MƯỜNG NHE
Chương 3: NHỮNG KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤTLƯỢNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN MƯỜNG NHE
Trang 10CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ
1.1 Cơ sở lý luận về tuyển dụng công chức
1.1.1 Khái niệm, vai trò của tuyển dụng
1.1.1.1 Khái niệm tuyển dụng
Tuyển dụng là một khâu rất quan trọng của quản trị nhân lực bởi vì: vớibất kỳ tổ chức nào Để có được đội ngũ nhân lực vững mạnh, thực hiện tốt trình
độ chuyên môn của bản thân đều phải thông qua quá trình tuyển dụng tuyểndụng giúp những nhà quản lý có thể lựa chọn được người phù hợp với từng vị trítrong tổ chức Có thể khẳng định đây chính là tiền đề, là nền tảng cho sự pháttriển của bất kỳ tổ chức nào Có rất nhiều khái niệm khác nhau về tuyển dụng:
Theo giáo trình Quản lý nhân sự trong doanh nghiệp của trường Đại họcQuản lý và Kinh doanh Hà Nội thì: “tuyển dụng lao động là một quá trình thuhút nhân lực có khả năng đáp ứng công việc và đưa vào sử dụng, bao gồm cáckhâu: tuyển mộ, tuyển chọn, bố trí sử dụng và đánh giá”
Nếu cho rằng tuyển dụng giống như quan điểm của trường ĐH Quản lýkinh doanh Hà nội thì phải chăng là quá rộng vì nó bao gồm cả công tác bố trí
và đánh giá nhân lực, nhưng thử đưa ra một cách định nghĩa khác theo quanđiểm của giảng viên trường ĐH Thương mại: “tuyển dụng nhân sự là quá trìnhtìm kiếm, lựa chọn nhân sự để đáp ứng nhu cầu lao động của doanh nghiệp về sốlượng, chất lượng và cơ cấu trong một giai đoạn nhất định”
Trong lĩnh vực hành chính nhà nước thì tuyển dụng lại được hiểu theomột cách khác: tuyển dụng là một hoạt động nhằm chọn được những người có
đủ khả năng và điều kiện thực thi công việc trong các cơ quan nhà nước tùytheo tính chất, chức năng, nhiệm vụ của từng loại cơ quan mà tiêu chuẩn điềukiện, hình thức tuyển dụng có khác nhau Tuyển dụng là khâu đầu tiên có ảnhhưởng nhiều đến chất lượng đội ngũ cán bộ công chức do đó cần phải tuân thủnhững nguyên tắc chung nhất định và quy trình khoa học từ hình thức đến nội
dung thi tuyển Theo Nghị định số 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ về việc tuyển
Trang 11dụng, sử dụng và quản lí cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước thì “tuyển dụng là việc tuyển người vào làm việc trong biên chế của cơ quan nhànước thông qua thi hoặc xét tuyển.”
Ở đây, “ tuyển dụng” bao gồm luôn cả giai đoạn tập sự của người đượctuyển và việc bổ nhiệm sau khi tập sự Và quà trình tuyển dụng bao gồm các giaiđoạn sau:
* Xác định nhu cầu nhân sự mới cần đưa vào trong tổ chức
* Thu hút người lao động tham gia dự tuyển
* Tuyển chọn ra những người đáp ứng đươc các yêu cầu do tổ chức đặt ra
* Tập sự cho người mới để họ “hành chính hóa” bản thân họ
* Bổ nhiệm chính thức sau tập sự vào danh sách nhân sự tổ chức
Theo từ điển giải thích thuật ngữ Hành chính thì “Tuyển dụng cán bộcông chức là việc tuyển người vào cơ quan nhà nước sau khi đã đạt kết quả của
kì thi tuyển
Cũng theo từ điền này thì các căn cứ của công tác tuyển dụng Cán bộcông chức là:
* Nhu cầu công việc
* Vị trí công tác của chức danh công chức trong cơ quan tổ chức cầntuyển dụng
* Chỉ tiêu biên chế được giao
* Các tiêu chuẩn nhân thân tương quan với yêu cầu công vụ của ngườiđược tuyển dụng bao gồm những yêu cầu về phẩm chất đạo đức, yêu cầu vềtrình độ nghiệp vụ (đúng tiêu chuẩn nghiệp vụ)
* Phải thi tuyển và phải trúng tuyển
Nói chung có rất nhiều quan điểm khác nhau về tuyển dụng, hiểu mộtcách chung nhất: “tuyển dụng là một quá trình nhằm tìm kiếm, thu hút và lựachọn ra người tốt nhất cho vị trí công việc trống của tổ chức”
* Khái niệm tuyển mộ
Tuyển mộ là quá trình thu hút các ứng viên có trình độ từ lực lượng laođộng xã hội và lực lượng lao động bên trong tổ chức về phía mình để các nhàtuyển dụng lựa chọn và sàng lọc những người đủ điều kiện vào làm việc tại mộtvị trí nào đó trong tổ chức
Quá trình tuyển mộ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của quá trình tuyển
Trang 12mộ còn ảnh hưởng tới các chức năng khác của quản trị nguồn nhân lực như:đánh giá tình hình thực hiện công việc, thù lao lao động; đào tạo và phát triểnnguồn nhân lực; các mối quan hệ lao động…
* Khái niệm tuyển chọn
Tuyển chọn là quá trình đánh giá các ứng viên theo nhiều khía cạnh khácnhau dựa vào các yêu cầu của công việc, để tìm ra được những người phù hợpvới các yêu cầu đặt ra trong số những người đã thu hút được trong quá trìnhtuyển mộ Cơ sở của tuyển chọn là các yêu cầu của công việc đã được đề ra theobản mô tả công việc và bản yêu cầu đối với người thực hiện công việc
Quá trình tuyển chọn là khâu quan trọng nhằm giúp cho các nhà quản trịnhân lực đưa ra được các quyết định tuyển dụng một cách đúng đắn nhất, giúpcho tổ chức tìm được những con người có kỹ năng phù hợp với sự phát triển củatổ chức trong tương lai Đồng thời tuyển chọn tốt cũng sẽ giúp cho tổ chức giảmđược các chi phí do phải tuyển chọn lại, đào tạo lại cũng như tránh được cácthiệt hại rủi ro trong quá trình thực hiện các công việc
Để tuyển chọn đạt được kết quả cao thì cần phải có các bước tuyển chọn phùhợp, các phương pháp thu thập thông tin chính xác và đánh giá các thông tin một cáchkhoa học
1.1.1.2 Vai trò của tuyển dụng
a. Vai trò của tuyển dụng nhân lực đối với xã hội
Đối với xã hội, hoạt động tuyển dụng nhân lực tốt sẽ giúp xã hội sử dụnghợp lý tối đa hóa nguồn nhân lực Như đã biết, nước ta là một nước có nguồnnhân lực dồi dào (dân số đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á) Vì vậy, biếtcách sử dụng tối đa hóa nguồn nhân lực thì không chỉ có lợi cho tổ chức, chongười lao động mà còn tác động rất lớn đến xã hội, thúc đẩy nền kinh tế pháttriển mạnh mẽ
Vốn dĩ nước ta là một nước đông dân, được coi là nước có dân số vàng.Tuy nhiên, xuất phát là một nước nông nghiệp, dân số phần lớn là nông dân,trình độ học vấn thấp thông qua quá trình đào tạo, người lao động được cungcấp thêm các kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp… để có thể tham giatuyển dụng và lựa chọn công việc phù hợp với mình Như vậy, có thể nói rằng
Trang 13tuyển dụng nhân lực sẽ là đầu ra của đào tạo Thông qua đào tạo, sự chênh lệchgiữa tầng lớp trí thức và nông dân trong xã hội ngày một thu hẹp lại
Mặt khác, tuyển dụng nhân lực sẽ giúp giải quyết được vấn đề việc làmtrong xã hội, tỷ lệ thất nghiệp giảm, kéo theo các tệ nạn xã hội cũng sẽ giảmđáng kể, đồng thời, nhờ có việc làm đời sống của người dân sẽ được cải thiệnhơn rất nhiều.Tuyển dụng nhân lực sẽ góp phần vào việc xây dựng một xã hộigiàu đẹp, văn minh
b. Vai trò của tuyển dụng nhân lực đối với tổ chức
Đối với tổ chức, tuyển dụng nhân lực được xem là điều kiện tiên quyếtcho sự thắng lợi của bất kỳ tổ chức nào bởi vì mọi hoạt động là do con ngườithực hiện và con người chỉ có thể hoàn thành được mục tiêu của tổ chức khi đápứng được nhu cầu công việc
Tuyển dụng nhân lực thành công giúp cho tổ chức tránh được những rủi
ro như: tuyển lại, tuyển mới, sa thải…
Tuyển dụng nhân lực cũng sẽ giúp cho tổ chức thực hiện có hiệu quả cáchoạt động quản trị nhân sự khác như: hội nhập với môi trường làm việc, bố trí,tạo động lực, thù lao lao động, kỷ luật lao động…
Tuyển dụng nhân lực thành công góp phần thúc đẩy văn hóa của tổ chứcngày càng lành mạnh
Hoạt động tuyển dụng tốt thì tổ chức sẽ có một đội ngũ nhân viên có trình
độ, kinh nghiệm để giúp tổ chức tồn tại và phát triển tốt, có tính cạnh tranh cao.Ngược lại có thể dẫn đến suy yếu nguồn nhân lực dẫn đến hoạt động kinh doanhkém hiệu quả, lãng phí nguồn lực và có thể đi tới phá sản
c. Vai trò của tuyển dụng nhân lực đối với công chức
Đối với công chức, tuyển dụng nhân lực giúp họ có thể lựa chọn côngviệc phù hợp với trình độ chuyên môn của mình, đồng thời thông qua tuyểndụng nhân lực họ có cơ hội được thăng tiến, cơ hội được khẳng định mình ở mộtvị trí khác… thông qua tuyển dụng, họ được đánh giá đúng năng lực trình độ,được bố trí vào công việc phù hợp với khả năng và nguyện vọng của mình…cũng nhờ đó họ đóng góp nhiều hơn cho cơ quan, tổ chức
Trang 141.1.2 Quan niệm về công chức, công chức cấp xã, và tuyển dụng công chức ở Việt Nam hiện nay
1.1.2.1 Quan niệm về công chức, công chức cấp xã
Vấn đề cán bộ, công chức luôn là mối quan tâm hàng đầu của các quốcgia trên thế giới Quan niệm đúng đắn về cán bộ, công chức là cơ sở cho việcxây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu của nền hànhchính Tùy theo đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội và cấu trúc bộ máy Nhà nước
mà mỗi nước có quan niệm khác nhau về công chức
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổchức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vịthuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà khôngphải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý củađơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chứcchính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biênchế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máylãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹlương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật
Công chức xã, phường, thị trấn (xã, phường, thị trấn sau đây gọi chung làcấp xã) làm công tác chuyên môn thuộc biên chế của Ủy ban nhân dân cấp xã,
có trách nhiệm tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chứcnăng quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác được phân công và thực hiện cácnhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao Công chức cấp xã đảmnhận các chức danh chuyên môn sau: Trưởng công an; Chỉ huy trưởng quân sự;Văn phòng - thống kê; Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối vớiphường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đốivới xã); Tài chính - kế toán; Tư pháp - hộ tịch; Văn hóa - xã hội Công chức cấp
Trang 15xã phải đảm bảo các tiêu chuẩn được quy định tại Thông tư 06/2012/TT-BNVngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách tiêu chuẩn cụ thể,nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường thị trấn Bao gồm:
Độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên;
Trình độ văn hóa: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên củangành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức danh công chức đượcđảm nhiệm;
Trình độ tin học: Có chứng chỉ tin học văn phòng trình độ A trở lên;
Tiếng dân tộc thiểu số: Ở địa bàn công tác phải sử dụng tiếng dân tộcthiểu số trong hoạt động công vụ thì phải biết thành thạo tiếng dân tộc thiểu
số phù hợp với địa bàn công tác đó; nếu khi tuyển dụng mà chưa biết tiếng dântộc thiểu số thì sau khi tuyển dụng phải hoàn thành lớp học tiếng dân tộc thiểu
số phù hợp với địa bàn công tác được phân công;
Sau khi được tuyển dụng phải hoàn thành lớp đào tạo, bồi dưỡng quản lýhành chính nhà nước và lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị theo chươngtrình đối với chức danh công chức cấp xã hiện đảm nhiệm
Tiêu chuẩn cụ thể đối với chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã vàTrưởng Công an xã thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành đối vớicác chức danh này; trường hợp pháp luật chuyên ngành không quy định thì thựchiện theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của BộNội vụ hướng dẫn về chức trách tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng côngchức xã, phường thị trấn
Căn cứ vào tiêu chuẩn của công chức cấp xã quy định tại khoản 1 và
Trang 16hướng dẫn về chức trách tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức
xã, phường thị trấn và căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, Ủy bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương sau đây gọi chung là cấp tỉnh) được xem xét, quyết định:
Giảm một cấp về trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn đối với côngchức làm việc tại xã đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận thuộc khu vựcmiền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng cóđiều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; đồng thời xây dựng và tổ chức thựchiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để chuẩn hóa công chức cấp xã theo quy địnhtại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Thông tư 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của
Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụngcông chức xã, phường thị trấn;
Ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh côngchức cấp xã;
Thời gian để công chức cấp xã mới được tuyển dụng phải hoàn thành lớphọc tiếng dân tộc thiểu số; lớp đào tạo, bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước
và lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị theo quy định tại điểm đ, điểm ekhoản 1 Điều 2 Thông tư 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụhướng dẫn về chức trách tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức
xã, phường thị trấn
Nhiệm vụ của công chức cấp xã được quy định cụ thể tại Mục 2, Chương
1 Thông tư 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn vềchức trách tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường thịtrấn Cụ thể:
Nhiệm vụ của công chức Trưởng Công an xã
Trang 171 Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hộitrên địa bàn theo quy định của pháp luật.
2 Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật vềcông an xã và các văn bản có liên quan của cơ quan có thẩm quyền
3 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã giao
4 Đối với thị trấn chưa bố trí lực lượng công an chính quy thì TrưởngCông an thị trấn thực hiện nhiệm vụ như đối với Trưởng Công an xã quy định tạikhoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này trên địa bàn thị trấn
Nhiệm vụ của công chức Chỉ huy trưởng Quân sự
1 Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực quốc phòng, quân sự trênđịa bàn theo quy định của pháp luật
2 Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về dânquân tự vệ, quốc phòng toàn dân, nghĩa vụ quân sự và các văn bản có liên quancủa cơ quan có thẩm quyền
3 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao
Nhiệm vụ của công chức Văn phòng - Thống kê
1 Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Văn phòng, thống kê,tổ chức, nhân sự, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc vàthanh niên trên địa bàn theo quy định của pháp luật
2 Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
Trang 18a) Xây dựng và theo dõi việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác,lịch làm việc định kỳ và đột xuất của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồngnhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Giúp Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã tổchức các kỳ họp; chuẩn bị các điều kiện phục vụ các kỳ họp và các hoạt độngcủa Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Tổ chức lịch tiếp dân, tiếp khách của Ủy ban nhân dân cấp xã; thựchiện công tác văn thư, lưu trữ, cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông”tại Ủy ban nhân dân cấp xã; nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo và chuyển đếnThường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xem xét, giải quyết theo thẩmquyền; tổng hợp, theo dõi và báo cáo việc thực hiện quy chế làm việc của Ủyban nhân dân cấp xã và thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật;
d) Chủ trì, phối hợp với công chức khác xây dựng và theo dõi việc thựchiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổng hợp, thống kê, báo cáo tình hìnhphát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và các hoạt động kinh tế - xã hộitrên địa bàn cấp xã; dự thảo các văn bản theo yêu cầu của Hội đồng nhân dân,Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dâncấp xã
3 Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyênngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao
Nhiệm vụ của công chức Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc công chức Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã)
1 Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Đất đai, tài nguyên,
Trang 19môi trường, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thônmới trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
2 Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, lập sổ sách các tài liệu và xâydựng các báo cáo về đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường
và đa dạng sinh học, công tác quy hoạch, xây dựng, đô thị, giao thông, nôngnghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vàosản xuất, bảo vệ môi trường trên địa bàn cấp xã;
c) Giám sát về kỹ thuật các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quảnlý của Ủy ban nhân dân cấp xã;
d) Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện các thủ tục hành chínhtrong việc tiếp nhận hồ sơ và thẩm tra để xác nhận nguồn gốc, hiện trạng đăngký và sử dụng đất đai, tình trạng tranh chấp đất đai và biến động về đất đai trênđịa bàn; xây dựng các hồ sơ, văn bản về đất đai và việc cấp phép cải tạo, xâydựng các công trình và nhà ở trên địa bàn để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xãquyết định hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên xem xét, quyết định theo quyđịnh của pháp luật
3 Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyênngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao
Nhiệm vụ của công chức Tài chính - kế toán
1 Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực tài chính, kế toán trên địabàn theo quy định của pháp luật
Trang 202 Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách cấp xã trình cấp có thẩm quyềnphê duyệt; tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách và các biện pháp khaithác nguồn thu trên địa bàn cấp xã;
b) Kiểm tra và tổ chức thực hiện các hoạt động tài chính, ngân sách theohướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên; quyết toán ngân sách cấp xã và thựchiện báo cáo tài chính, ngân sách theo đúng quy định của pháp luật;
c) Thực hiện công tác kế toán ngân sách (kế toán thu, chi ngân sách cấp
xã, kế toán các quỹ công chuyên dùng và các hoạt động tài chính khác, kế toántiền mặt, tiền gửi, kế toán thanh toán, kế toán vật tư, tài sản, ) theo quy địnhcủa pháp luật;
d) Chủ trì, phối hợp với công chức khác quản lý tài sản công; kiểm tra,quyết toán các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy bannhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật
3 Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyênngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao
Nhiệm vụ của công chức Tư pháp - hộ tịch
1 Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực tư pháp và hộ tịch trên địabàn theo quy định của pháp luật
2 Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý tủ sách pháp luật, tổ chức phục vụnhân dân nghiên cứu pháp luật và tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn cấp
xã trong việc tham gia xây dựng pháp luật;
Trang 21b) Kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhândân và Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét,quyết định; tham gia công tác thi hành án dân sự trên địa bàn cấp xã;
c) Thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp, hộ tịch, chứng thực, chứng nhận
và theo dõi về quốc tịch trên địa bàn cấp xã theo quy định của pháp luật; phốihợp với công chức Văn hóa - xã hội hướng dẫn xây dựng hương ước, quy ước ởthôn, tổ dân phố và công tác giáo dục tại địa bàn cấp xã;
d) Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện công tác hòa giải ở
cơ sở
3 Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyênngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao
Nhiệm vụ của công chức Văn hóa - xã hội
1 Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Văn hóa, thể dục thểthao, du lịch, thông tin, truyền thông, lao động, thương binh, xã hội, y tế, giáodục theo quy định của pháp luật
2 Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Tổ chức, theo dõi và báo cáo về các hoạt động văn hóa, thể dục,thể thao, du lịch, y tế và giáo dục trên địa bàn; tổ chức thực hiện việc xây dựngđời sống văn hóa ở cộng đồng dân cư và xây dựng gia đình văn hóa trên địa bàncấp xã;
b) Thực hiện các nhiệm vụ thông tin, truyền thông về tình hình kinh tế
-xã hội ở địa phương;
Trang 22c) Thống kê dân số, lao động, việc làm, ngành nghề trên địa bàn; theo dõi,tổng hợp, báo cáo về số lượng và tình hình biến động các đối tượng chính sáchlao động, thương binh và xã hội; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và chi trả cácchế độ đối với người hưởng chính sách xã hội và người có công; quản lý nghĩatrang liệt sĩ và các công trình ghi công liệt sĩ; thực hiện các hoạt động bảo trợ
xã hội và chương trình xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn cấp xã;
d) Chủ trì, phối hợp với công chức khác và trưởng thôn, tổ trưởng tổ dânphố xây dựng hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và thực hiện công tác giáodục tại địa bàn cấp xã
3 Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyênngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao
1.1.2.2 Quan niệm về tuyển dụng công chức
Tuyển dụng công chức là một hoạt động của quản lý hành chính Nhànước nhằm chọn được những công chức có đủ khả năng thực thi công việc trongcác cơ quan Nhà nước Tùy theo tính chất, chức năng, nhiệm vụ của từng loại cơquan mà tiêu chuẩn, điều kiện, hình thức tuyển dụng có khác nhau Tuyển dụng
là khâu đầu tiên có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng đội ngũ cán bộ công chức
do đó cần phải tuân thủ những nguyên tắc chung nhất định và quy trình khoahọc từ hình thức đến nội dung thi tuyển
1.1.3 Vai trò của công chức cấp xã
Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chứcdanh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã trong biên chế vàhưởng lương từ ngân sách Nhà nước
Công chức cấp xã đảm nhận các chức danh chuyên môn sau: Trưởng côngan; Chỉ huy trưởng quân sự; Văn phòng - thống kê; Địa chính - xây dựng - đô thị
và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây
Trang 23dựng và môi trường (đối với xã); Tài chính - kế toán; Tư pháp - hộ tịch; Văn hóa
- xã hội
Trong điều kiện hiện nay, làm việc ở cấp cở sở còn có một lực lượng laođộng đặc biệt Đó là những “công chức dự bị” của các cấp cao hơn được đưa vềlàm việc tại cơ sở Ngoài ra còn có một lực lượng cán bộ, công chức về tăngcường cho cơ sở
Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có vai trò hết sức quan trọng trong xâydựng và hoàn thiện bộ máy chính quyền cơ sở, trong hoạt động thi hành nhiệmvụ, công vụ Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền cấp xã nói riêng và hệthống chính trị nói chung, xét đến cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực
và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ, công chức cở sở Có thể nói, đây là vấn
đề đặc biệt quan trọng đã được Đảng và Nhà nước quan tâm trong suốt quá trìnhtừ khi xây dựng Nhà nước dân chủ nhân dân đến nay Cán bộ nói chung có vaitrò rất quan trọng, cán bộ cơ sở nói riêng có vị trí nền tảng cơ sở… Cơ sở xã,phường, thị trấn mạnh hay yếu một phần quan trọng phụ thuộc vào chất lượngđội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn
Công chức cấp xã góp phần quyết định sự thành bại của chủ trương,đường lối và nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước Không có đội ngũ cán
bộ, công chức cơ sở vững mạnh thì dù đường lối, chủ trương chính trị có đúngđắn cũng khó biến thành hiện thực Cán bộ, công chức cấp xã vừa là người trựctiếp đem các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước giải thíchcho nhân dân hiểu rõ và thi hành, vừa là người phản ánh nguyện vọng của quầnchúng nhân dân đến với Đảng và Nhà nước để có sự điều chỉnh, sửa đổi, bổsung cho đúng và phù hợp với thực tiễn Ở khía cạnh này, họ có vai trò là cầunối giữa Đảng, Nhà nước với quần chúng nhân dân
Công chức cấp xã có vai trò quan trọng trong quản lý và tổ chức công
Trang 24quản theo pháp luật và bảo toàn tính thống nhất của thực thi quyền lực nhà nước
ở cơ sở thông qua việc giải quyết các công việc hành ngày có tính chất quản lý,
tự quản mọi mặt ở địa phương Họ còn có vai trò trực tiếp bảo đảm kỷ cươngphép nước tại cơ sở, bảo vệ các quyền tự do dân chủ, quyền con người, quyền vàlợi ích hợp pháp của công dân Thông qua hoạt động của đội ngũ cán bộ, côngchức cấp xã, nhân dân thể hiện được quyền làm chủ và trực tiếp thực hiện quyền
tự quản của mình
Chính vì đội ngũ công chức cấp xã có vai trò quan trọng trong bộ máychính quyền cơ sở nên việc xây dựng đội ngũ công chức cấp xã vững vàng vềchính trị, có đạo đức trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và trình độ nănglực để thực hiện các nhiệm vụ được giao luôn là mối quan tâm hàng đầu củaĐảng và Nhà nước ta Đây cũng là một nội dung rất quan trọng của công tác cán
bộ Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của hệthống chính trị và đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đối với sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển đất nước Đầu tư xây dựng đội ngũ côngchức có phẩm chất, đạo đức và năng lực ngang tầm sự nghiệp đổi mới mang ýnghĩa như sự đầu tư cho hạ tầng cơ sở trong công tác cán bộ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng nhận định: “Công chứcphải là người có phẩm chất chính trị tốt, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, vớiĐảng, hết lòng phấn đấu vì lợi ích của nhân dân, của dân tộc; có bản lĩnh chínhtrị vững vàng, không dao động trước những khó khăn, thử thách; có năng lựchoàn thành nhiệm vụ được giao, có nhân cách và lối sống mẫu mực, trong sáng;
có ý thức tổ chức kỷ luật cao, tôn trọng tập thể, gắn bó với nhân dân” (Văn kiệnĐại hội X tr.136) Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng nhấn mạnhcần phải “xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứngyêu cầu trong tình hình mới” (Văn kiện ĐH XI tr.252) Qua đó cần phải “rà soát,bổ sung, hoàn thiện quy chế quản lý cán bộ, công chức; nâng cao chất lượng độingũ cán bộ, công chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực
Trang 25điều hành, quản lý nhà nước” Có như thế mới tạo ra được một đội ngũ cán bộ,công chức “vừa hồng, vừa chuyên” đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới.
Xây dựng đội ngũ công chức cấp xã có đủ trình độ chuyên môn, nghiệpvụ, có năng lực tổ chức, điều hành, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biếtphát huy sức mạnh tổng hợp của nhân dân, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ
sở, nâng cao trách nhiệm công tác, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức tổchức kỷ luật và đạo đức trong thực thi nhiệm vụ, công vụ nhằm nâng cao chấtlượng và hiệu quả công việc, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội,đảm bảo an ninh, chính trị và quốc phòng trên địa bàn xã
Công chức và công tác tuyển dụng công chức luôn là “khâu then chốttrong vấn đề then chốt” của toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng Do vậy, xâydựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước nói chung, cán bộ, công chức cấp xãnói riêng vững mạnh là công việc hết sức quan trọng và đòi hỏi phải làm thườngxuyên, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nướchiện nay Đảng ta cũng đã khẳng định: “Xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầmnhiệm vụ, có bản lĩnh chính trị, có phẩm chất cách mạng, có năng lực trí tuệ vàtổ chức thực tiễn là việc làm vừa cơ bản, vừa cấp bách và là công tác thườngxuyên và lâu dài”
1.1.4 Những nguyên tắc và của việc tuyển dụng công chức cấp xã hiện nay
Một là, quan điểm xuyên suốt có tính nguyên tắc là công tác công chứcphải đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam,bảo đảmnguyên tắc tập thể,dân chủ đi đôi với phát huy trách nhiệm của người đứng đầu
cơ quan,tổ chức,đơn vị…
Hai là nguyên tắc công khai,bình đẳng: Tất cả các nội dung quy định củapháp luật có liên quan đến nghĩa vụ,quyền lợi và các hoạt động công vụ của
Trang 26công chức phải được công khai và được kiểm tra,giám sát của nhân dân trừnhững việc liên quan đến bí mật quốc gia.
Ba là nguyên tắc ưu tiên: Biểu hiện việc đánh giá,sử dụng,bổ nhiệm côngchức giữ các chức vụ,vị trí trọng trách trong từng công vụ phải thông qua tàinăng thực sự, thành tích hoạt động thực tế và phải lập được công trạng Nó bảođảm được tính công bằng, khách quan, khuyến khích được mọi công chức tậntâm với công vụ, hạn chế tính quan liêu, tùy tiện, cảm tình cá nhân, gia đình chủnghĩa…
Bốn là nguyên tắc dựa vào việc để tìm người: đây là nguyên tắc quantrọng trong việc tuyển chọn,sử dụng công chức một cách có hiệu qủa và tăngcường hiệu lực quản lý của Nhà nước Xuất phát từ nhu cầu của công việc màNhà nước phải tìm được những người có đủ điều kiện,tri thức đảm đương côngviệc,tránh tình trạng vì người mà tìm việc
Năm là nguyên tắc quan niệm công chức là một nghề: Thừa nhận nguyêntắc này có nghĩa là không phải ai cũng làm được công chức Muốn trở thànhcông chức ngoài khả năng cá nhân, nguyên tắc này đòi hỏi phải có sự đầu tư củaNhà nước Đã là nghề phải được đào tạo công phu, bài bản Để trở thành côngchức nhà nước phải trải qua những kỳ thi tuyển nghiêm túc bằng những hìnhthức khác nhau như: thi viết,thi vấn đáp… Nguyên tắc này bảo đảm,kích thíchtính năng động sáng tạo và chủ động đối với công chức Đồng thời đảm bảo sựổn định của đội ngũ công chức trong nền hành chính quốc gia liên lục và ổnđịnh
1.2 Nội dung tuyển dụng công chức cấp xã
1.2.1 Căn cứ tuyển dụng và điều kiện đăng ký dự tuyển công chức cấp xã
Căn cứ vào Điều 5, Điều 6, Mục 1, Chương III Nghị định số112/2011/NĐ-CP ngày 5/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thịtrấn:
Trang 27Kế hoạch tuyển dụng công chức cấp xã phải nêu rõ số lượng chức danhcông chức cấp xã được giao, số lượng công chức hiện có và số lượng công chứccòn thiếu so với số được giao theo từng chức danh, điều kiện đăng ký dự tuyểntheo từng chức danh công chức cấp xã.
Điều kiện đăng ký dự tuyển
1 Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức cấp xã thực hiện theo quy địnhtại Điều 36 Luật Cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân cấp xã xác định các điềukiện khác quy định tại điểm g khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức bảo đảmphù hợp với tiêu chuẩn chức danh công chức cấp xã cần tuyển trong kế hoạchtuyển dụng, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt trước khi tuyểndụng
2 Ngoài các điều kiện đăng ký dự tuyển quy định tại khoản 1 Điều này,chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã, Trưởng Công an xã phải đáp ứng đủcác tiêu chuẩn tuyển chọn theo quy định tại Điều 3 Nghị định này
1.2.2 Thẩm quyền tuyển dụng công chức cấp xã
Căn cứ vào Điều 9, Mục 1, Chương III Nghị định số 112/2011/NĐ-CPngày 5/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn:
Trang 281 Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức tuyển dụng công chức cấp
xã theo quy định của Nghị định này và Quy chế tổ chức tuyển dụng công chứccấp xã của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp đặc biệt trong tuyển dụngcông chức cấp xã quy định tại Điều 21 Nghị định này
2 Căn cứ số lượng người đăng ký dự tuyển, Chủ tịch Ủy ban nhân dâncấp huyện quyết định việc thành lập Hội đồng thi tuyển hoặc Hội đồng xét tuyển(Hội đồng thi tuyển, Hội đồng xét tuyển sau đây gọi chung là Hội đồng tuyểndụng)
3 Trường hợp không thành lập Hội đồng tuyển dụng thì Phòng Nội vụcấp huyện báo cáo Sở Nội vụ cấp tỉnh, sau khi có ý kiến thống nhất của Sở Nộivụ, Phòng Nội vụ cấp huyện giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thựchiện việc tuyển dụng công chức cấp xã Khi tổ chức tuyển dụng công chức cấp
xã vẫn phải thành lập các Ban giúp việc theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghịđịnh này
1.2.3 Phương thức tuyển dụng công chức cấp xã
Căn cứ vào Điều 7, Mục 1, Chương III Nghị định số 112/2011/NĐ-CPngày 5/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn:
1 Đối với các chức danh Văn phòng - thống kê, Địa chính - xây dựng - đôthị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp - xâydựng và môi trường (đối với xã), Tài chính - kế toán, Tư pháp - hộ tịch, Văn hóa
Trang 292 Đối với chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công anxã:
Thực hiện việc xét tuyển và bổ nhiệm đối với người có đủ điều kiện theoquy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này
Việc bổ nhiệm Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xãthực hiện theo quy định của Luật Dân quân tự vệ và Pháp lệnh Công an xã
1.2.4 Nguyên tắc tuyển dụng công chức cấp xã
Được quy định tại Điều 38 luật Cán bộ, Công chức năm 2008:
1 Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật
2 Bảo đảm tính cạnh tranh
3 Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm
4 Ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người có công với nước, ngườidân tộc thiểu số
1.2.5 Ưu tiên trong tuyển dụng công chức cấp xã
Căn cứ vào Điều 8, Mục 1, Chương III Nghị định số 112/2011/NĐ-CPngày 5/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn:
1 Đối tượng và điểm ưu tiên trong thi tuyển hoặc xét tuyển công chức:a) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, bệnhbinh, người hưởng chính sách như thương binh: được cộng 30 điểm vào tổng sốđiểm thi tuyển hoặc xét tuyển;
b) Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhânchuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, con liệt sĩ, con thươngbinh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con củangười hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ ngày 19 tháng 8 năm 1945trở về trước), con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa
Trang 30học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: được cộng 20điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển;
c) Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạntrong lực lượng công an nhân dân, nghĩa vụ dân quân tự vệ, đội viên thanh niênxung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn,miền núi từ đủ 24 tháng trở lên; người có thời gian giữ chức danh hoạt độngkhông chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố liên tục từ 03 năm trở lên:được cộng 10 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển
2 Trường hợp người dự thi tuyển hoặc dự xét tuyển công chức cấp xãthuộc nhiều diện ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều này thì chỉ được cộng điểm
ưu tiên cao nhất vào kết quả thi tuyển theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghịđịnh này hoặc kết quả xét tuyển theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Nghị địnhnày
1.2.6 Hội đồng tuyển dụng công chức cấp xã
Căn cứ vào Điều 10, Mục 1, Chương III Nghị định số 112/2011/NĐ-CPngày 5/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn:
1 Hội đồng tuyển dụng công chức có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:a) Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấphuyện;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là Trưởng Phòng Nội vụ;
c) Ủy viên kiêm thư ký Hội đồng là công chức thuộc Phòng Nội vụ;
d) Một ủy viên là công chức Sở Nội vụ do Giám đốc Sở Nội vụ cử;
đ) Các ủy viên khác là đại diện lãnh đạo một số cơ quan chuyên môn cấphuyện có liên quan
2 Hội đồng tuyển dụng làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo
đa số, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
Trang 31a) Thành lập các Ban giúp việc gồm: Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách,Ban chấm thi trong trường hợp tổ chức thi tuyển, Ban kiểm tra sát hạch trongtrường hợp tổ chức xét tuyển, Ban phúc khảo;
b) Tổ chức thu phí dự tuyển và sử dụng theo quy định;
c) Tổ chức chấm thi hoặc xét tuyển;
d) Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày tổ chức chấm thi xong hoặc xéttuyển xong, Hội đồng tuyển dụng phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấphuyện kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyệnxem xét ra quyết định công nhận kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức thi tuyển hoặc xéttuyển
1.2.7 Trình tự, thủ tục tuyển dụng công chức cấp xã
Căn cứ vào Mục 4, Chương III Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày5/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn:
Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận hồ sơ dự tuyển
1 Ủy ban nhân dân cấp huyện phải thông báo công khai trên đài phátthanh, trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện và niêm yết côngkhai tại trụ sở làm việc của Ủy ban nhân dân cấp huyện và trụ sở làm việc của
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tuyển dụng về tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng, chứcdanh công chức cần tuyển, thời hạn, địa điểm tiếp nhận hồ sơ của người đăng ký
dự tuyển, thời gian thi tuyển, xét tuyển và được đăng trên 03 số báo liên tiếp củacấp tỉnh
2 Thời hạn nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển ít nhất là 30 ngày, kểtừ ngày thông báo tuyển dụng công khai trên phương tiện thông tin đại chúng
3 Chậm nhất 07 ngày trước ngày tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển, Ủyban nhân dân cấp huyện phải lập danh sách người đủ điều kiện dự tuyển và niêm
Trang 32yết công khai tại trụ sở làm việc của Ủy ban nhân dân cấp huyện và trụ sở làmviệc của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tuyển dụng.
Tổ chức tuyển dụng
1 Khi hết thời hạn nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển, chậm nhất 10ngày trước ngày tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấphuyện quyết định việc thành lập Hội đồng tuyển dụng để tổ chức tuyển dụng
2 Trường hợp số lượng người đăng ký dự tuyển trong một kỳ tuyển dụngcông chức cấp xã trong phạm vi quản lý của cấp huyện dưới 20 người thì khôngphải thành lập Hội đồng tuyển dụng; Phòng Nội vụ giúp Chủ tịch Ủy ban nhândân cấp huyện thực hiện việc tuyển dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghịđịnh này
Thông báo kết quả tuyển dụng
1 Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thi tuyểnhoặc xét tuyển của Hội đồng tuyển dụng hoặc của Phòng Nội vụ cấp huyện(trường hợp không thành lập Hội đồng tuyển dụng), Ủy ban nhân dân cấp huyệnphải thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấphuyện và niêm yết công khai kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển tại trụ sở làm việccủa Ủy ban nhân dân cấp huyện và trụ sở làm việc của Ủy ban nhân dân cấp xãnơi tuyển dụng; gửi thông báo kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển bằng văn bản tớingười dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký
2 Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết công khai kết quả thituyển hoặc xét tuyển, người dự tuyển có quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo kếtquả thi tuyển hoặc xét tuyển, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có tráchnhiệm tổ chức chấm phúc khảo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạnnhận đơn đề nghị phúc khảo theo quy định tại khoản này
3 Sau khi thực hiện các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Hộiđồng tuyển dụng hoặc Phòng Nội vụ cấp huyện (trường hợp không thành lậpHội đồng tuyển dụng) báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt
Trang 33kết quả tuyển dụng công chức; đồng thời gửi thông báo công nhận kết quả trúngtuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăngký, nội dung thông báo phải ghi rõ thời gian người trúng tuyển đến nhận quyếtđịnh tuyển dụng.
Thời hạn ra quyết định tuyển dụng và nhận việc
1 Đối với các chức danh Văn phòng - thống kê, Địa chính - xây dựng - đôthị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp - xâydựng và môi trường (đối với xã), Tài chính - kế toán, Tư pháp - hộ tịch, Văn hóa
- xã hội:
Căn cứ thông báo công nhận kết quả trúng tuyển quy định tại khoản 3Điều 19 Nghị định này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định tuyểndụng công chức cấp xã
2 Đối với chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công anxã:
Căn cứ thông báo công nhận kết quả trúng tuyển quy định tại khoản 3Điều 19 Nghị định này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định:
a) Bổ nhiệm Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã theo đề nghị bằng văn bảncủa Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi thống nhất với Chỉ huy trưởng Banchỉ huy Quân sự cấp huyện;
b) Bổ nhiệm Trưởng Công an xã theo đề nghị bằng văn bản của TrưởngCông an cấp huyện sau khi thống nhất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã
3 Trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày có quyết định tuyểndụng, người được tuyển dụng vào công chức cấp xã phải đến cơ quan nhận việc,trừ trường hợp quyết định tuyển dụng quy định thời hạn khác Trường hợp ngườiđược tuyển dụng vào công chức có lý do chính đáng mà không thể đến nhậnviệc thì phải làm đơn xin gia hạn trước khi kết thúc thời hạn nêu trên, gửi Ủy
Trang 34ban nhân dân cấp huyện Thời gian xin gia hạn không quá 30 ngày, kể từ ngàyhết thời hạn nhận việc quy định tại khoản này.
4 Trường hợp người được tuyển dụng vào công chức không đến nhậnviệc sau thời hạn quy định tại khoản 3 Điều này thì Chủ tịch Ủy ban nhân dâncấp huyện ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyển dụng công chức cấp xã
* Trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng
1 Căn cứ điều kiện đăng ký dự tuyển công chức cấp xã quy định tại Điều
6 Nghị định này và yêu cầu công việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyệnđược xem xét, tiếp nhận không qua thi tuyển đối với các trường hợp đặc biệtsau:
a) Người tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên ở trong nước và đạt loại khátrở lên ở nước ngoài có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chức danh côngchức cần tuyển dụng;
b) Người có trình độ đào tạo từ đại học trở lên, có ít nhất 05 năm công tác(không kể thời gian tập sự, thử việc) trong ngành, lĩnh vực cần tuyển, đáp ứngđược ngay yêu cầu của chức danh công chức cấp xã cần tuyển dụng
2 Trường hợp người được tuyển dụng vào công chức cấp xã theo quyđịnh tại Nghị định này, đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắtbuộc, chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, được bố trí chức danh theođúng chuyên ngành đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đãđảm nhiệm thì thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính đểlàm căn cứ xếp lương phù hợp với chức danh công chức được tuyển dụng (trừthời gian tập sự, thử việc theo quy định), thời gian công tác có đóng bảo hiểm xãhội bắt buộc nếu đứt quãng thì được cộng dồn
3 Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khi tiếp nhận các trường hợp quyđịnh tại khoản 1 Điều này và xếp lương đối với các trường hợp quy định tạikhoản 2 Điều này phải báo cáo và có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủtịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Hằng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Trang 35phải báo cáo kết quả bằng văn bản việc thực hiện Điều này trong phạm vi quảnlý với Bộ Nội vụ để theo dõi, kiểm tra.
1.3 Các yếu tố tác động hiệu quả tuyển dụng công chức cấp xã
1.3.1 Yếu tố con người
Cán bộ công chức đóng vai trò quan trọng trong hoạt động công vụ, xâydựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nướcnói riêng và hệ thống chính trị nói chung được quyết định bởi phẩm chất, nănglực và hiệu quả công tác của đội cán bộ công chức Khi Nhà nước ta đang tiếnhành nâng cao chất lượng tuyển dụng công chức thì trình độ chuyên môn củacác cán bộ, công chức thực hiện công tác tuyển dụng là hết sức quan trọng, đặcbiệt là tư duy đổi mới
Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo quyết định thành công trong các nhiệm vụ nóichung và việc tuyển dụng công chức nói riêng Thực tế cho thấy, vai trò củangười đứng đầu rất quan trọng, sự thống nhất trong chỉ đạo, sự kiên quyết trongthực hiện sẽ mang đến hiệu quả trong công việc Qua công tác chỉ đạo điều hành
và kiểm tra giám sát sẽ phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp sai phạm;nắm bắt được những hạn chế của quy trình thực hiện tuyển dụng, để có hướnggiải quyết cho phù hợp
1.3.2 Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất có thể nói là yếu tố tác động sâu sắc đến các nội dungtuyển dụng công chức Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước củaChính phủ có nêu những nhiệm vụ hiện đại hóa nền hành chính như hoàn thiện
và đẩy mạnh hoạt động của Mạng thông tin điện tử hành chính của Chính phủtrên Internet; ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông trong quy trình xử lýcông việc của từng cơ quan hành chính nhà nước, giữa các cơ quan hành chínhnhà nước với nhau và trong giao dịch với tổ chức, cá nhân;… trong đó đặc biệtyêu cầu hệ thống cơ sở vật chất không ngừng được nâng cấp, không ngừng được
Trang 36công tác tuyển dụng còn nhiều hạn chế Ngày nay, khi nền kinh tế phát triển,mức độ đòi hỏi sự phục vụ của cơ quan nhà nước cũng càng tăng, đòi hỏi một hệthống cơ sở vật chất đủ tiêu chuẩn như hệ thống trang thiết bị phục vụ cho hoạtđộng tuyển dụng (máy tính, bàn ghế, thiết bị lưu giữ hồ sơ, máy photocopy,…).Cán bộ công chức sẽ rất vất vả khi phải lưu giữ hồ sơ thủ công, tiếp nhận thủ tụcthi tuyển và thống kê việc thực hiện chúng mà không có máy tính Hay người dựtuyển công chức khó có thể thực hiện thi tuyển một cách dễ dàng khi mà cơ sởvật chất của cơ quan còn thiếu thốn hay lạc hậu.
1.3.3 Chính sách, dự án của nhà nước
Việc thực hiện tuyển dụng công chức phải tiến hành trên cơ sở chươngtrình, chính sách và các dự án của nhà nước Trong đó quy định cụ thể lộ trìnhthực hiện, nội dung tuyển dụng, kinh phí thực hiện và các cơ quan chịu tráchnhiệm
Nếu chính sách của nhà nước nhanh chóng, kịp thời với nhu cầu phát triểnkinh tế xã hội và mức độ đòi hỏi của địa phương; đầu tư đầy đủ hệ thống trangthiết bị cho cơ quan hành chính;… sẽ nâng cao năng lực tuyển dụng của cơ quan
và mức độ hài lòng của người dân, thiết lập lòng tin của nhân dân đối với nhànước
1.3.4 Công nghệ thông tin
Tuyển dụng công chức không thể tách rời với hệ thống công nghệ thôngtin và hoạt động kinh tế xã hội của đất nước Việc áp dụng tiêu chuẩn chất lượngISO 9001;2008 góp phần quan trọng trong tiến trình tuyển dụng công chức baogồm quy trình kiểm soát hồ sơ, đánh giá nội bộ, kiểm soát chỉ tiêu tuyển dụng,quy trình hoạt động khắc phục, phòng ngừa Khoa học công nghệ càng pháttriển đòi hỏi cơ quan hành chính nhà nước càng phải hiện đại hóa nhằm đáp ứngnhu cầu của những người dự tuyển công chức một cách khoa học, nhanh chóng
và thuận tiện
Trang 371.3.5 Môi trường văn hoá – xã hội
Nhân tố môi trường văn hóa xã hội là những vấn đề mang tính lâu dài vàtương đối ít thay đổi, có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của cơ quan hànhchính nhà nước Lối sống, cách suy nghĩ và môi trường phát triển của địa bàndân cư tác động đến mức độ đòi hỏi đối với cơ quan hành chính nhà nước củacông dân cũng như tổ chức, ảnh hưởng đến thái độ, tác phong làm việc của cán
bộ công chức Nếu tư duy của đội ngũ nhân sự nhà nước không đổi mới sẽ khó
có thể đổi mới phương thức làm việc, quy trình, phương pháp tuyển dụng phùhợp với từng khu vực, vùng miền
Trang 38Tiểu kết chương 1
Chương I đã nêu ra được những vấn đề chung về công chức cấp xã vàcông tác tuyển dụng công chức cấp xã Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý đã đượctổng hợp thông qua các chủ trương, chính sách của Đảng, các văn bản quy phạmpháp luật của Nhà nước và các công trình nghiên cứu về tuyển dụng khác
Những nội dung được nêu ở chương I đã thể hiện được một số quan niệm
về công chức, công chức cấp xã trong thời đại mới, những căn cứ, phương phápcũng như quy trình tuyển dụng công chức cấp xã nói chung Các nội dung đãđược nêu trong chương I dùng để làm những tiêu chí cụ thể cho công việc tìmhiểu thực trạng tuyển dụng công chức cấp xã ở huyện Mường Nhé – Điện Biên,
và làm căn cứ đánh giá những mặt tích cực cũng như những mặt yếu kém, hạnchế trong công tác này ở huyện Mường Nhé trong thời gian qua
Trang 39CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ
TẠI HUYỆN MƯỜNG NHÉ
2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên huyện Mường Nhé và đặc điểm công chức cấp xã huyện Mường Nhé
2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Mường Nhé là huyện vùng cao, biên giới, vùng sâu, vùng xa của tỉnhĐiện Biên có diện tích tự nhiên 157.318,94ha, có vị trí địa lý chiến lược quantrọng về QP-AN, địa hình đồi núi hiểm trở, bị chia cắt bởi nhiều sông suối, cóđường biên giới dài 115,261km tiếp giáp với hai nước bạn Lào và Trung Quốc(tuyến Việt -Trung dài 40,861 km; tuyến Việt- Lào dài 74,4 km)
Về dân số: Toàn huyện có 67.951 hộ = 40.147 nhân khẩu với 10 dân tộccùng sinh sống, đời sống kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân tríthấp không đồng đều, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao
Đơn vị hành chính: Huyện có 11 đơn vị hành chính cấp xã với tổng số 118bản và nhóm bản, tỷ lệ xã có dân tộc mông sinh sống = 09/11 xã, bản có dân tộcmông sinh sống = 88/95 bản
2.1.2 Điều kiện kinh tế – xã hội
Mường Nhé là một trong 62 huyện nghèo của cả nước và là một trong 5huyện nghèo của tỉnh Điện Biên, giao thông đi lại khó khăn cách trung tâmThành phố Điện Biên Phủ 200 km, xã xa nhất cách huyện lỵ 55 km đời sốngsinh hoạt của nhân dân các xã còn nhiều khó khăn Trình độ dân trí thấp tỷ lệ hộđói nghèo cao Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tuyổn định nhưng vẫn còn tiềm ẩn những nhân tố phức tạp: vượt biên trái phép, tệnạn xã hội gia tăng; một số phần tử tiếp tay cho các thế lực bên ngoài tuyêntruyền thành lập “Vương quốc mông”, gây tâm lý hoang mang cho một số cán
Trang 40Trong những năm qua, công tác cán bộ đã có chuyển biến về cả nhận thức
và cách làm, công tác tuyển dụng; đào tạo, bồi dưỡng; thực hiện chính sách đốivới cán bộ, công chức các cấp đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâmchỉ đạo, thực hiện, từ đó chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từngbước được nâng lên, ngày càng đáp ứng tốt hơn về tiêu chuẩn hóa cán bộ vàhiệu quả thực hiện nhiệm vụ; chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viênchức có nhiều thuận lợi so với trước, đại bộ phận cán bộ, công chức an tâm côngtác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
2.1.3 Đặc điểm công chức cấp xã tại huyện Mường Nhe
* Tổng số cán bộ, công chức xã đang thực hiện: 244 người trong đó:
- Công chức xã: 130 người; Trong đó số công chức có trình độ Đại học:
10 người chiếm tỉ lệ 7,7%; Cao đẳng: 7 người chiếm tỉ lệ 5,4%; Trung cấp 110người chiếm tỉ lệ 84,6%; Sơ cấp 3 người chiếm tỉ lệ 2,3%;
- Công chức xã là người am hiểu phong tục, tập quán, địa bàn công tác tạiđịa phương, gần gũi bà con nhân dân nên việc tuyên truyền chủ trương, chínhsách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến vùng đồng bào các dân tộc gặpnhiều thuận lợi
- Đội ngũ công chức xã đã kinh qua thực tiễn tại địa bàn, có kinh nghiệmcông tác, luôn thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao, có tư tưởng chínhtrị vững vàng, kiên định, trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc và nhândân, an tâm công tác, không dao động trước những khó khăn thách thức, sẵnsàng nhận và hoàn thành tố mọi nhiệm vụ được giao
- Đại bộ phận công chức an tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ đượcgiao
Tuy nhiên công chức xã hầu hết có trình độ văn hóa Trung học cơ sở vàchuyên môn trung cấp, với trình độ chuyên môn không đồng đều nên một phầnkhó khăn trong triển khai thực hiện nhiệm vụ