MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu 2 3. Mục tiêu nghiên cứu 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 6. Phương pháp nghiên cứu 4 7. Ý nghĩa đề tài 5 8. Kết cấu đề tài 5 PHẦN NỘI DUNG 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ 6 1.1. Các khái niệm cơ bản 6 1.1.1. Khái niệm công chức 6 1.1.2. Khái niệm công chức cấp xã 6 1.1.3. Khái niệm chất lượng 7 1.1.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã 8 1.2. Đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của công chức cấp xã 9 1.2.1. Đặc điểm của công chức xã 9 1.2.2. Chức năng của công chức xã 10 1.2.3. Nhiệm vụ công chức cấp xã 10 1.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ CCCX 13 1.3.1. Về thể lực 13 1.3.2. Về trí lực 14 1.3.2.1. Trình độ văn hóa 14 1.3.2.2. Trình độ lý luận chính trị 14 1.3.2.3. Trình độ quản lý nhà nước 15 1.3.2.4. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ 15 1.3.3. Về tâm lực 16 1.3.4. Về kết quả thực hiện công việc 16 1.3.5. Về phản hồi của nhân dân 17 1.4. Các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ CCCX 17 1.4.1. Công tác đào tạo, bồi dưỡng CCCX 17 1.4.2. Công tác tuyển dụng, và sử dụng nhân lực. 18 1.4.3. Công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc 19 1.4.4. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ 20 1.4.5. Công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật 20 1.4.6. Hoàn thiện các chế độ, chính sách đối với CC 20 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của đội ngũ CCCX 21 1.5.1. Các nhân tố bên ngoài tổ chức 21 1.5.1.1. Môi trường kinh tế 21 1.5.1.2. Khoa học công nghệ 21 1.5.2. Các nhân tố bên trong tổ chức 22 1.5.2.1. Chính sách thu hút đội ngũ CBCC 22 1.5.2.2. Bố trí, sử dụng đội ngũ CBCC 22 1.5.2.3.Chính sách đào tạo và bồi dưỡng 22 1.5.2.4. Chế độ đãi ngộ 23 1.5.2.5. Môi trường làm việc 23 1.5.2.6. Điều kiện làm 24 1.6. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng CCCX 24 1.6.1. Xuất phát từ đặc điểm chính quyền cấp xã và vị trí, vai trò CCCX 24 1.6.2. Yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 25 1.6.3. Xuất phát từ những bất cập về chất lượng và yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã hiện nay 25 TIỂU KẾT CHƯƠNG I 27 Chương 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CẤP XÃ, TẠI HUYỆN YÊN CHÂU, TỈNH SƠN LA 28 2.1. Khái quát chung về huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. 28 2.1.1. Về tự nhiên 28 2.1.2. Về kinh tế 28 2.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ CCCX tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La 30 2.2.1. Cơ cấu đội ngũ CCCX huyện Yên Châu 30 2.2.1.1. Cơ cấu về số lượng 30 2.2.1.2. Cơ cấu về độ tuổi 31 2.2.1.3. Cơ cấu về giới tính 32 2.2.2. Đặc điểm chất lượng đội ngũ CCCX huyện Yên Châu 32 2.2.2.1.Về thể lực 32 2.2.2.2. Về trí lực 33 2.2.2.3. Về tâm lực 43 2.3. Các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ CCCX tại Yên Châu, tỉnh Sơn La 44 2.3.1. Công tác quy hoạch CCCX 44 2.3.2. Công tác tuyển dụng công chức cấp xã 45 2.3.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển CCCX 47 2.3.4. Công tác bố trí và sử dụng công chức cấp xã 49 2.3.5.Công tác đánh giá công chức cấp xã 49 2.3.6. Công tác đãi ngộ 50 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ CCCX huyện Yên Châu 51 2.4.1. Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài 51 2.4.2. Yếu tố môi trường bên trong 52 2.4.3. Nhân tố thuộc về đội ngũ CCCX huyện Yên Châu 54 2.5. Đánh giá chung về chất lượng công chức cấp xã huyện Yên Châu – Sơn La 55 2.5.1. Ưu điểm và thành tựu đạt được 55 2.5.2. Hạn chế còn tồn tại 56 2.5.3. Nguyên nhân 58 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 61 Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CCCX TẠI HUYỆN YÊN CHÂU, TỈNH SƠN LA 62 3.1. Mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ CCCX 62 3.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CCCX tại huyện Yên Châu 63 3.2.1. Quan tâm chăm sóc, nâng cao sức khỏe và cải thiện môi trường làm việc 63 3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng 64 3.2.4. Bố trí và sử dụng đúng CCCX 64 3.2.4. Đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng CCCX 65 3.2.5. Thực hiện tốt việc đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với CBCC dựa trên việc thực thi công việc được giao 67 3.2.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với CCCX 67 3.3. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CCCX 68 3.3.1. Đối với UBND tỉnh Sơn La 68 3.3.1. Đối với UBND huyện 68 3.3.3. Đối với đội ngũ CCCX huyện Yên Châu 69 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 71 KẾT LUẬN 72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
Trang 1BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN YÊN CHÂU, TỈNH SƠN LA
Khóa luận tốt nghiệp ngành : QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
Người hướng dẫn : TS TRẦN THỊ NGÂN HÀ
Sinh viên thực hiện : HÀ NGỌC ÁNH
Mã số sinh viên : 1507QTNB003
HÀ NỘI - 2017
Trang 2Đồng thời tôi cũng gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo cơ quan, cùng toàn thểCB,CC phòng Nội vụ huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La đã quan tâm, tạo điềukiện thuận lợi để tôi tìm hiểu và thu thập thông tin góp phần không nhỏ vàoviệc hoàn thành khóa luận
Với những kiến thức còn hạn chế và còn ít kinh nghiệm thực tế cho nênkhóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ýkiến đóng góp quý báu của quý Thầy cô để khóa luận của tôi được hoàn thiệnhơn
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi, không saochép của bất cứ bài nghiên cứu nào
Các số liệu phân tích trong khóa luận có nguồn gốc rõ ràng và do tôi tựthu thập, phân tích một cách trung thực Tôi xin cam đoan và chịu tráchnhiệm về đề tài của mình
Người thực hiện
Hà Ngọc Ánh
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu 2
3 Mục tiêu nghiên cứu 4
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
6 Phương pháp nghiên cứu 4
7 Ý nghĩa đề tài 5
8 Kết cấu đề tài 5
PHẦN NỘI DUNG 6
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ 6
1.1 Các khái niệm cơ bản 6
1.1.1 Khái niệm công chức 6
1.1.2 Khái niệm công chức cấp xã 6
1.1.3 Khái niệm chất lượng 7
1.1.4 Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã 8
1.2 Đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của công chức cấp xã 9
1.2.1 Đặc điểm của công chức xã 9
1.2.2 Chức năng của công chức xã 10
1.2.3 Nhiệm vụ công chức cấp xã 10
1.3 Các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ CCCX 13
Trang 51.3.1 Về thể lực 13
1.3.2 Về trí lực 14
1.3.2.1 Trình độ văn hóa 14
1.3.2.2 Trình độ lý luận chính trị 14
1.3.2.3 Trình độ quản lý nhà nước 15
1.3.2.4 Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ 15
1.3.3 Về tâm lực 16
1.3.4 Về kết quả thực hiện công việc 16
1.3.5 Về phản hồi của nhân dân 17
1.4 Các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ CCCX 17
1.4.1 Công tác đào tạo, bồi dưỡng CCCX 17
1.4.2 Công tác tuyển dụng, và sử dụng nhân lực 18
1.4.3 Công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc 19
1.4.4 Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ 20
1.4.5 Công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật 20
1.4.6 Hoàn thiện các chế độ, chính sách đối với CC 20
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của đội ngũ CCCX 21
1.5.1 Các nhân tố bên ngoài tổ chức 21
1.5.1.1 Môi trường kinh tế 21
1.5.1.2 Khoa học công nghệ 21
1.5.2 Các nhân tố bên trong tổ chức 22
1.5.2.1 Chính sách thu hút đội ngũ CBCC 22
1.5.2.2 Bố trí, sử dụng đội ngũ CBCC 22
1.5.2.3.Chính sách đào tạo và bồi dưỡng 22
1.5.2.4 Chế độ đãi ngộ 23
1.5.2.5 Môi trường làm việc 23
1.5.2.6 Điều kiện làm 24
1.6 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng CCCX 24
Trang 61.6.1 Xuất phát từ đặc điểm chính quyền cấp xã và vị trí, vai trò CCCX
24
1.6.2 Yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 25
1.6.3 Xuất phát từ những bất cập về chất lượng và yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã hiện nay 25
TIỂU KẾT CHƯƠNG I 27
Chương 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CẤP XÃ, TẠI HUYỆN YÊN CHÂU, TỈNH SƠN LA 28
2.1 Khái quát chung về huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La 28
2.1.1 Về tự nhiên 28
2.1.2 Về kinh tế 28
2.2 Thực trạng chất lượng đội ngũ CCCX tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La 30
2.2.1 Cơ cấu đội ngũ CCCX huyện Yên Châu 30
2.2.1.1 Cơ cấu về số lượng 30
2.2.1.2 Cơ cấu về độ tuổi 31
2.2.1.3 Cơ cấu về giới tính 32
2.2.2 Đặc điểm chất lượng đội ngũ CCCX huyện Yên Châu 32
2.2.2.1.Về thể lực 32
2.2.2.2 Về trí lực 33
2.2.2.3 Về tâm lực 43
2.3 Các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ CCCX tại Yên Châu, tỉnh Sơn La 44
2.3.1 Công tác quy hoạch CCCX 44
2.3.2 Công tác tuyển dụng công chức cấp xã 45
2.3.3 Công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển CCCX 47
2.3.4 Công tác bố trí và sử dụng công chức cấp xã 49
Trang 72.3.5.Công tác đánh giá công chức cấp xã 49
2.3.6 Công tác đãi ngộ 50
2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ CCCX huyện Yên Châu 51
2.4.1 Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài 51
2.4.2 Yếu tố môi trường bên trong 52
2.4.3 Nhân tố thuộc về đội ngũ CCCX huyện Yên Châu 54
2.5 Đánh giá chung về chất lượng công chức cấp xã huyện Yên Châu – Sơn La 55
2.5.1 Ưu điểm và thành tựu đạt được 55
2.5.2 Hạn chế còn tồn tại 56
2.5.3 Nguyên nhân 58
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 61
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CCCX TẠI HUYỆN YÊN CHÂU, TỈNH SƠN LA 62
3.1 Mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ CCCX 62
3.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CCCX tại huyện Yên Châu 63
3.2.1 Quan tâm chăm sóc, nâng cao sức khỏe và cải thiện môi trường làm việc 63
3.2.3 Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng 64
3.2.4 Bố trí và sử dụng đúng CCCX 64
3.2.4 Đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng CCCX 65
3.2.5 Thực hiện tốt việc đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với CBCC dựa trên việc thực thi công việc được giao 67
3.2.6 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với CCCX67 3.3 Một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CCCX 68
3.3.1 Đối với UBND tỉnh Sơn La 68
Trang 83.3.1 Đối với UBND huyện 68
3.3.3 Đối với đội ngũ CCCX huyện Yên Châu 69
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 71
KẾT LUẬN 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
Trang 9DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Số lượng CCCX huyện Yên Châu giai đoạn 2014-2016 30
Bảng 2.2 Cơ cấu độ tuổi của đội ngũ CCCX huyện Yên Châu 31
Bảng 2.3: Giới tính CCCX huyện Yên Châu từ năm 2014-2016 32
Bảng 2.4 Kết quả khám sức khỏe định kỹ của ĐN CCCX năm 2016 33
Bảng 2.5 Bảng thống kê trình độ của đội ngũ CCCX huyện Yên Châu.34 Bảng 2.6 Trình độ văn hóa của đội ngũ CCCX huyện Yên Châu 36
Biểu 2.7 Thống kê trình độ chuyên môn của CCCX giai đoạn 2014-2016 .37
Bảng 2.8 Trình độ lý luận của đội ngũ CCCX huyện Yên Châu 38
Bảng 2.9 Trình độ quản lý nhà nước của ĐN CCCX huyện Yên Châu.39 Bảng 2.10 Kết quả đánh giá, xếp loại CCCX huyện Yên Châu 41
Bảng 2.11 Kết quả ý kiến phản hồi của nhân dân về chất lượng đội ngũ CCCX huyện Yên Châu 42
Bảng 2.12 Kết quả ý kiến phản hồi của nhân dân về phẩm chất đạo đức, lối sống của CCCX huyện Yên Châu 44
Bảng 2.13 Kết quả tuyển dụng công chức các xã, thị trấn của huyện Yên Châu giai đoạn 2014-2016 46
Bảng: 2.14 Kết quả tổ chức đào tạo bỗi dưỡng năm 2016 48
Trang 10DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ HTXSNV
Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế HTNVCHC
Trang 11PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Chính quyền cấp xã là cấp cuối cùng trong hệ thống chính quyền địaphương ở nước ta, nhưng có vị trí rất quan trọng trong quá trình xây dựng vàphát triển kinh tế - xã hội Là nền tảng, là chỗ dựa, là công cụ sắc bén để thựchiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân Chính quyền cấp xã làm cơ sởcho việc xây dựng, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội và là yếu tố chi phốimạnh mẽ đến đời sống của cộng đồng dân cư trên địa bàn
Công chức cấp xã là những người trực tiếp tiếp xúc với nhân dân Giảiđáp, hướng dẫn, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện theo chủ trương,đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Là người trực tiếplắng nghe, giải quyết các hoạt động hành chính của xã
Thực tiễn cho thấy, đội ngũ CCCX là nhân tố then chốt quyết định sựvững mạnh của hệ thống chính quyền cấp xã Ở đâu có chính quyền cơ sởmạnh, thì các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước đượcthực hiện nghiêm túc và đem lại hiệu quả cao, phát huy quyền làm chủ củanhân dân
Tuy nhiên hoạt động hành chính ở cấp xã nói chung vẫn còn nhiều bấtcập, chưa phát huy được hiệu lực, hiệu quả trong quá trình quản lý hành chính
và chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay
Trong những năm qua, chất lượng đội ngũ CCCX huyện Yên Châu,tỉnh Sơn La đã từng bước được nâng lên nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều yếukém, chưa đáp ứng được những đòi hỏi trong thời kỳ đổi mới hiện nay Một
bộ phận CCCX còn suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, năng lựccông tác còn nhiều hạn chế Trong thực tế huyện Yên Châu đã đưa ra rấtnhiều giải pháp để nâng cao chất lượng CCCX nhưng vẫn còn tồn tại nhữnghạn chế và kết quả chưa đạt được như mong muốn, đặc biệt là năng lực của
Trang 12đội ngũ công chức cấp xã chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của Huyện.CCCX tại một số xã đang còn yếu về số lượng và chất lượng, sự phân côngnhiệm vụ nhiều lúc chưa được phù hợp với chuyên môn, một bộ phận CCCXcòn chưa tự ý thức được trách nhiệm của mình trong thực hiện nhiệm vụ chonên còn tồn tại thái độ chủ quan, ỷ lại, không chủ động sáng tạo trong việcthực hiện nhiệm vụ.
Nhận thấy sự cần thiết của việc nghiên cứu và phân tích thực trạng chấtlượng đội ngũ CCCX từ đó đưa những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũCCCX tại huyện Yên Châu nhằm tạo ra một sự chuyển biến về chất lượng độingũ CCCX để đáp ứng yêu cầu phát triển của huyện, Vì vậy tôi chọn đề tài
“Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La” làm khóa luận tốt nghiệp.
2 Lịch sử nghiên cứu
Chất lượng đội ngũ CCCX ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh của hệthống chính trị - chính quyền cơ sở Do đó, vấn đề này được nhiều người quantâm, nghiên cứu với những cấp độ, cách tiếp cận khác nhau:
* Các công trình nghiên cứu đã được xuất bản thành sách:
TS Thang Văn Phúc và TS Nguyễn Minh Phương (2005), Cơ sở lý
luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, Hà Nội Đây là công trình nghiên cứu quy mô và có nhiều đóng gópquan trọng, góp phần làm rõ cơ sở khoa học cho việc xây dựng đội ngũ cán
bộ, công chức nói chung ở nước ta hiện nay Công trình nghiên cứu trên phạm
vi rộng, do đó vấn đề về nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCCX chưa đượclàm rõ trong nghiên cứu này Mặc dù vậy, tác giả đã kế thừa một phần cơ sở
lý luận và cách thức tiếp cận trong nghiên cứu này để phục vụ cho luận văn
TS Nguyễn Hữu Đức, Ths Phan Văn Hùng (2010): Xác định tiêu chuẩn
và phương pháp đánh giá chính quyền xã trong sạch vững mạnh, Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Các tác giả của công trình này đều có nhiều
Trang 13kinh nghiệm nghiên cứu và công tác quản lý về chính quyền địa phương nóichung, chính quyền cấp xã nói riêng, dó đó công trình này có nhiều giá trịtham khảo cả về lý luận và thực tiễn Tác phẩm đã xây dựng được hệ thốngtiêu chuẩn và phương pháp đánh giá cơ bản đối với chính quyền xã Tuynhiên, các tác giả không nghiên cứu trực tiếp về đội ngũ CBCCCX, do đóluận văn chủ yếu kế thừa về cách tiếp cận và xây dựng hệ thống tiêu chí đánhgiá chính quyền cấp xã nói chung và đội ngũ CBCCCX nói riêng.
Những công trình nghiên cứu trên đã đưa ra những cơ sở lý luận và thựctiễn về một số vấn đề liên quan đến đội ngũ CBCC nói chung và CBCCCXnói riêng Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên ở bình diện rộng nênchưa đi sâu nghiên cứu nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCCX ở từng địaphương cụ thể Mặc dù vậy, những công trình này là nguồn tư liệu quý, đượctác giả kế thừa một phần để làm rõ cơ sở lý luận về chính quyền cấp xã
* Một số đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn có liên quan:
Ths Nguyễn Thế Vịnh - Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ
(2007), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ
sở theo Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX), Hà Nội.
Nguyễn Thị Hậu (2003), Luận văn thạc sĩ: Nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Phú Thọ hiện nay;
Dương Hương Sơn (2004), Luận văn thạc sĩ: Nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Quảng Trị hiện nay;
* Các nghiên cứu công bố trên các tạp chí khoa học:
Lê Minh Thông: Quan điểm và giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động
của chính quyền xã ở nước ta hiện nay, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số
3/2002;
GS.TSKH Vũ Huy Từ: Một số giải pháp tăng cường năng lực đội ngũ
cán bộ cơ sở, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 5/2002;
Trang 14TS Nguyễn Minh Phương: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở
đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, Tạp chí Lý luận chính trị, số 7/2003;
Như vậy, đã có một số tác giả nghiên cứu về chất lượng đội ngũ CCCXvới góc độ tiếp cận khác nhau Tuy nhiên, một số công trình nghiên cứu nêutrên không còn phù hợp trong thực tiễn, do chính sách, pháp luật và các yếu tốtác động đến chất lượng đội ngũ CCCX đã có sự thay đổi lớn trong nhữngnăm qua Mặc dù vậy, những công trình nghiên cứu trên vẫn là nguồn tư liệuquý báu, có giá trị tham khảo, được tác giả kế thừa và tiếp thu có chọn lọctrong nghiên cứu này
3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của đề tài phân tích thực trạng chất lượng đội ngũCCCX, nhằm làm rõ thực trạng và tìm ra những giải pháp cụ thể, khả thi, cótính khoa học nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CCCX tại huyện Yên Châu
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tại huyện YênChâu, tỉnh Sơn La cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Khái quát cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng đội ngũ CCCX;
- Phân tích đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ CCCX tại huyệnYên Châu, tỉnh Sơn La
- Đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượngđội ngũ CCCX tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nâng cao chất lượng đội ngũ CCCX tại huyện
Yên Châu, tỉnh Sơn La
- Phạm vi về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng chất
lượng đội ngũ công chức cấp xã tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La
- Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu, phân tích làm rõ chất lượng
CCCX tại huyện Yên Châu giai đoạn 2014 - 2016
6 Phương pháp nghiên cứu
Trang 15+ Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: tác giả thu thập, phân tích,
tổng hợp các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đặc biệt là các vănbản của phòng Nội vụ huyện Yên Châu
+ Trong nghiên cứu có sử dụng số liệu thứ cấp từ một số công trình
nghiên cứu, số liệu thống kê của Phòng Thống kê, Phòng Nội vụ và số liệucủa các xã, thị trấn để phân tích, đánh giá tình hình chung về địa bàn và đốitượng nghiên cứu
+ Phương pháp so sánh thống kê: Là phương pháp dựa vào số liệu
có sẵn để tiến hành so sánh đối chiếu bằng các số tương đối, số tuyệt đối và
số bình quân như quy mô lao động, kết cấu lao động, tỷ lệ % quy mô lao động bình quân, tiền lương bình quân, năng suất lao động bình quân.
+ Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu, tác giả còn sử dụng phươngpháp phỏng vấn, thống kê và so sánh
7 Ý nghĩa đề tài
- Về mặt lý luận: Đề tài hệ thống hóa được cơ sở lý luận về nâng cao
chất lượng đội ngũ CCCX
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài giúp nghiên cứu, nhìn nhận rõ về thực trạng
chất lượng của đội ngũ CCCX tại huyện Yên Châu, từ đó đặt ra được nhữnggiải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ CCCX để đáp ứng yêu cầu pháttriển kinh tế - xã hội của huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La
8 Kết cấu đề tài
Ngoài lời cảm ơn, phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo
và phụ lục, khóa luận có kết cấu 03 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã.Chương 2 Thực trạng chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tại huyệnYên Châu, tỉnh Sơn La
Chương 3 Một số giải pháp và khuyến nghị nâng cao chất lượng độingũ công chức cấp xã tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La
Trang 16PHẦN NỘI DUNG Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÔNG CHỨC CẤP XÃ 1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm công chức
Khoản 2, Điều 4, Luật Cán bộ, Công chức năm 2008 quy định: “Côngchức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ,chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chứcchính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vịthuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyênnghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhândân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnhđạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản VIệt Nam,Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệpcông lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối vớicông chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thìlương được đảm bảo từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quyđịnh của pháp luật”[9, 2]
1.1.2 Khái niệm công chức cấp xã
Khái niệm công chức xã được quy định tại Khoản 3, Điều 4 của Luậtcán bộ, công chức 2008 như sau: “Công chức cấp xã là công dân Việt Namđược tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy bannhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước” Nhưvậy, công chức xã được tuyển dụng và phụ trách những lĩnh vực chuyên môn,nghiệp vụ cụ thể tại UBND cấp xã, trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo UBNDcấp xã trong việc điều hành, chỉ đạo công tác, thực hiện các chủ trương của
Trang 17Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.[9, 2]
+ Cơ cấu công chức cấp xã Theo Khoản 3, Điều 61 của Luật cán bộ,công chức 2008, công chức cấp xã có các chức danh sau đây.[9, 18]
a) Trưởng Công an;
b) Chỉ huy trưởng Quân sự;
g) Văn hóa - xã hội
+ Công chức cấp xã do cấp huyện quản lý Ngoài các chức danh theoquy định trên, công chức cấp xã còn bao gồm cả cán bộ, công chức được luânchuyển, điều động, biệt phái về cấp xã
+ Số lượng công chức cấp xã Theo quy định tại Khoản 1, Điều 4 củaNghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ quy định: Sốlượng cán bộ, công chức cấp xã được bố trí theo loại đơn vị hành chính cấpxã: Cấp xã loại 1 không quá 25 người, cấp xã loại 2 không quá 23 người, cấp
xã loại 3 không quá 21 người (bao gồm cả cán bộ, công chức được luânchuyển, điều động, biệt phái về cấp xã) Việc xếp loại đơn vị hành chính cấp
xã thực hiện theo quy định tại Nghị định số 159/2005/NĐ-CP ngày27/12/2005 của Chính phủ về việc phân loại đơn vị.[5, 2]
1.1.3 Khái niệm chất lượng
Chất lượng là một phạm trù trừu tượng, nó mang tính chất định tính vàkhó định lượng, chúng ta không thể cân đo đong đếm được Dưới mỗi cáchtiếp cận khác nhau thì quan niệm về chất lượng cũng khác nhau
Theo từ điển tiếng Việt, chất lượng được xem là: “Cái tạo nên phẩm
chất, giá trị của mỗi con người, một sự vật, một sự việc” Đây là cách đánh
Trang 18giá một con người, một sự việc, một sự vật trong cái đơn nhất, cái tính độc lậpcủa nó Theo một cách hiểu khác thì: Chất lượng là một phạm trù triết họcbiểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn địnhtương đối của sự vật để phân biệt nó với sự vật khác Chất lượng là đặc tínhkhách quan của sự vật, biểu hiện ra bên ngoài qua các thuộc tính Nó là cáiliên kết các thuộc tính của sự vật lại làm một, gắn bó với sự vật như một tổngthể, bao quát toàn bộ sự vật và không tách khỏi sự vật.
Như vậy, trong phạm vi đề tài nghiên cứu về chất lượng đội ngũ côngchức, có thể hiểu chất lượng của đội ngũ công chức được thể hiện qua phẩmchất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ, năng lực, kỹ năng công tác, chấtlượng và hiệu quả thực nhiệm vụ được phân công của mỗi công chức cũngnhư cơ cấu hợp lý về độ tuổi, về ngạch, bậc và số lượng đội ngũ công chứcbảo đảm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của UBND cấp xã
1.1.4 Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã
Nâng cao chất lượng đội ngũ CCCX là tổng thể các hình thức, phươngpháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng từngcông chức đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế- xã hộitrong từng giai đoạn phát triển Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức làmột yếu tố vô cùng quan trọng trong việc hoàn thiện bản thân trong mỗingười công chức Bên cạnh thể lực, trí lực thì chất lượng nguồn nhân lực cònphản ánh tác phong, thái độ, ý thức làm việc của người công chức Việc nângcao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã sẽ góp phần làm tăng ý thức, tráchnhiệm lao động, góp phần làm tăng năng suất lao động xã hội Nâng cao chấtlượng đội ngũ công chức cấp xã có vai trò đặc biệt quan trọng trong tiến trìnhphát triển kinh tế xã hội của địa phương Để phát triển nhanh, bền vững mỗiđịa phương cần hết sức quan tâm đến chính sách phát huy tối đa năng lực củacông chức thông qua nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của mình như:đào tạo, đào tạo lại, chăm sóc sức khỏe cả về vật chất, tinh thần, có chính sách
Trang 19đãi ngộ nhân tài hợp lý, rèn luyện tác phong trong thực hiện nhiệm vụ.
Như vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã chính là việchoàn thiện những điểm còn thiếu sót, chưa hợp lý trong số lượng, cơ cấu laođộng của đội ngũ công chức cấp xã, đồng thời cải thiện những mặt còn yếukém trong năng lực, phẩm chất của đội ngũ công chức sao cho quy mô, tỷtrọng công chức vừa đủ, tận dụng tối đa năng suất lao động, không thừa,không thiếu và trình độ của người công chức thì đáp ứng tốt yêu cầu của từng
vị trí, kết hợp với đó là việc cải thiện môi trường làm việc, đảm bảo cho sứckhỏe, tinh thần của người công chức luôn được duy trì ở trạng thái tốt nhất, để
họ có thể phục vụ hết mình vì công việc
1.2 Đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của công chức cấp xã
1.2.1 Đặc điểm của công chức xã
Công chức cấp xã có những đặc điểm cơ bản của đội ngũ cán bộ, côngchức (CBCC) trong nền công vụ Việt Nam Tuy nhiên, do vị trí, vai trò củachính quyền cấp xã nên đội ngũ công chức cấp xã có những đặc điểm mangtính đặc thù như sau:
Thứ nhất, công chức cấp xã là người trực tiếp làm việc với người dân.
Mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều
do đội ngũ CCCX phổ biến, triển khai để nhân dân hiểu rõ và thi hành
Thứ hai, CCCX thường hội tụ đủ các vai trò khác nhau mà họ phải thể
hiện như: công dân; đồng hương, bà con, họ hàng; người đại diện của cộngđồng; đại diện cho Nhà nước Những vai trò này vừa có tính thống nhất vừa
có tính mâu thuẫn, xung đột trong mỗi hoàn cảnh, ít nhiều có tác động, chiphối hoạt động công vụ của họ, nhất là trong việc giải quyết những vấn đề cóliên quan đến mối quan hệ giữa các lợi ích cá nhân - cộng đồng - Nhà nước
Thứ ba, hoạt động thực thi công vụ của công chức cấp xã mang tính đa
dạng, phức tạp Họ phải giải quyết tất cả các công việc trong đời sống xã hội
ở địa phương, mang tính thường xuyên để đảm bảo quyền và lợi ích chính
Trang 20đáng của người dân.
Thứ tư, hiện nay trình độ của công chức cấp xã đã từng bước được
nâng lên Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập về trình độ văn hoá, nhận thức,năng lực thực thi công vụ, đặc biệt là công chức ở các xã vùng sâu, vùng xa,vùng đồng bào dân tộc thiểu số
1.2.2 Chức năng của công chức xã
Công chức cấp xã là những người làm công tác chuyên môn thuộc biênchế của UBND cấp xã, có trách nhiệm tham mưu, giúp UBND cấp xã thựchiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác được phân công vàthực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND cấp xã giao Công chức xã làngười trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo UBND cấp xã trong việc điều hành,chỉ đạo công tác, thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước; trực tiếp tiếp xúc với nhân dân, phục vụ nhân dân, thực hiệnchức năng quản lý nhà nước theo đúng chính sách và thẩm quyền đượcUBND cấp xã giao
1.2.3 Nhiệm vụ công chức cấp xã
Nhiệm vụ của công chức cấp xã được quy định tại Mục 2, Chương IThông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn vềchức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường,thị trấn Ngoài nhiệm vụ tham mưu, giúp UBND cấp xã tổ chức thực hiệnnhiệm vụ, quyền hạn theo từng lĩnh vực được phân công theo quy định củapháp luật và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND xã giao; côngchức cấp xã còn phải trực tiếp thực hiện các công việc sau:
* Nhiệm vụ của công chức Trưởng Công an xã Trực tiếp thực hiện cácnhiệm vụ theo quy định củ a pháp luật về công an xã và các văn bản có liênquan của cơ quan có thẩm quyền
* Nhiệm vụ của công chức Chỉ huy trưởng Quân sự Trực tiếp thực hiệncác nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về dân quân tự vệ, quốc phòng toàn
Trang 21dân, nghĩa vụ quân sự và các văn bản có liên quan của cơ quan có thẩm quyền
* Nhiệm vụ của công chức Văn phòng - Thống kê - Xây dựng và theodõi việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, lịch làm việc định kỳ vàđột xuất của Hội đồng nhân dân, Thường trực HĐND, UBND, Chủ tịchUBND cấp xã;
- Giúp Thường trực Hội đồng nhân dân và UBND cấp xã tổ chức các
kỳ họp; chuẩn bị các điều kiện phục vụ các kỳ họp và các hoạt động của Hộiđồng nhân dân, UBND xã;
- Tổ chức lịch tiếp dân, tiếp khách của UBND cấp xã; thực hiện côngtác văn thư, lưu trữ, cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” tại UBND cấpxã; nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo và chuyển đến Thường trực Hội đồng nhândân, UBND xem xét, giải quyết theo thẩm quyền; tổng hợp, theo dõi và báocáo việc thực hiện quy chế làm việc của UBND cấp xã và thực hiện dân chủ ở
cơ sở theo quy định của pháp luật;
- Chủ trì, phối hợp với công chức khác xây dựng và theo dõi việc thựchiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổng hợp, thống kê, báo cáo tìnhhình phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và các hoạt động kinh tế - xãhội trên địa bàn cấp xã; dự thảo các văn bản theo yêu cầu của Hội đồng nhândân, Thường trực Hội đồng nhân dân, UBND, Chủ tịch UBND cấp xã
* Nhiệm vụ của công chức Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường(đối với phường, thị trấn) hoặc công chức Địa chính - nông nghiệp - xây dựng
và môi trường (đối với xã)
- Thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, lập sổ sách các tài liệu và xâydựng các báo cáo về đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường và
đa dạng sinh học, công tác quy hoạch, xây dựng, đô thị, giao thông, nôngnghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuậtvào sản xuất, bảo vệ môi trường trên địa bàn cấp xã;
Trang 22- Giám sát về kỹ thuật các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản
lý của Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện các thủ tục hành chínhtrong việc tiếp nhận hồ sơ và thẩm tra để xác nhận nguồn gốc, hiện trạng đăng
ký và sử dụng đất đai, tình trạng tranh chấp đất đai và biến động về đất đaitrên địa bàn; xây dựng các hồ sơ, văn bản về đất đai và việc cấp phép cải tạo,xây dựng các công trình và nhà ở trên địa bàn để Chủ tịch UBND cấp xãquyết định hoặc báo cáo UBND cấp trên xem xét, quyết định theo quy địnhcủa pháp luật
* Nhiệm vụ của công chức Tài chính - kế toán - Xây dựng dự toán thu,chi ngân sách cấp xã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện dựtoán thu, chi ngân sách và các biện pháp khai thác nguồn thu trên địa bàn cấpxã;
- Kiểm tra và tổ chức thực hiện các hoạt động tài chính, ngân sách theohướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên; quyết toán ngân sách cấp xã vàthực hiện báo cáo tài chính, ngân sách theo đúng quy định của pháp luật;
- Thực hiện công tác kế toán ngân sách (kế toán thu, chi ngân sách cấp
xã, kế toán các quỹ công chuyên dùng và các hoạt động tài chính khác, kếtoán tiền mặt, tiền gửi, kế toán thanh toán, kế toán vật tư, tài sản, ) theo quyđịnh của pháp luật;
- Chủ trì, phối hợp với công chức khác quản lý tài sản công; kiểm tra,quyết toán các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của UBND
xã theo quy định của pháp luật
* Nhiệm vụ của công chức Tư pháp - hộ tịch - Phổ biến, giáo dục phápluật; quản lý tủ sách pháp luật, tổ chức phục vụ nhân dân nghiên cứu phápluật và tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn cấp xã trong việc tham giaxây dựng pháp luật;
- Kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân
Trang 23dân và UBND cấp xã báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định;tham gia công tác thi hành án dân sự trên địa bàn cấp xã;
- Thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp, hộ tịch, chứng thực, chứngnhận và theo dõi về quốc tịch trên địa bàn cấp xã theo quy định của pháp luật;phối hợp với công chức văn hóa - xã hội hướng dẫn xây dựng hương ước, quyước ở thôn, tổ dân phố và công tác giáo dục tại địa bàn cấp xã;
- Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện công tác hòa giải ở cơ
sở
* Nhiệm vụ của công chức Văn hóa - xã hội - Tổ chức, theo dõi và báocáo về các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, du lịch, y tế và giáo dục trênđịa bàn; tổ chức thực hiện việc xây dựng đời sống văn hóa ở cộng đồng dân
cư và xây dựng gia đình văn hóa trên địa bàn cấp xã;
Thực hiện các nhiệm vụ thông tin, truyền thông về tình hình kinh tế
-xã hội ở địa phương;
- Thống kê dân số, lao động, việc làm, ngành nghề trên địa bàn; theodõi, tổng hợp, báo cáo về số lượng và tình hình biến động các đối tượng chínhsách lao động, thương binh và xã hội; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và chitrả các chế độ đối với người hưởng chính sách xã hội và người có công; quản
lý nghĩa trang liệt sĩ và các công trình ghi công liệt sĩ; thực hiện các hoạt độngbảo trợ xã hội và chương trình xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn cấp xã;
- Chủ trì, phối hợp với công chức khác và trưởng thôn, tổ trưởng tổ dânphố xây dựng hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và thực hiện công tácgiáo dục tại địa bàn cấp xã.[1, 2]
1.3 Các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ CCCX
1.3.1 Về thể lực
Chất lượng của đội ngũ CCCX được phản ánh qua trạng thái về thể lực.Thể lực của đội ngũ CCCX được thể hiện qua chiều cao, cân nặng, và tìnhtrạng sức khỏe hiện tại của CCCX Sức khỏe tốt là điều kiện để đảm bảo chất
Trang 24lượng của đội ngũ CCCX Đội ngũ CCCX có sức khỏe tốt, có sự phát triểnhài hòa về thể chất và tinh thần, là điều kiện để nâng cao năng suất, hiệu quảlao động Vì vậy, bảo vệ và nâng cao sức khỏe là điều kiện để nâng cao chấtlượng đội ngũ CCCX CCCX Có thể lực tốt, tinh thần vững vàng sẽ luôn chủđộng và sáng suốt trong quá trình lãnh đạo, quản lý, góp phần nâng cao chấtlượng đội ngũ CCCX.
chế về trình độ văn hóa sẽ làm hạn chế khả năng tiếp thu, lĩnh hội và phổ biến
đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, sự
chỉ đạo của cấp trên; làm hạn chế năng lực tổ chức triển khai, kiểm tra, đôn đốc, vận động quần chúng nhân dân Điều đó đòi hỏi đội ngũ CCCX cần có
trình độ văn hóa phù hợp, đáp ứng yêu cầu công tác, đặc biệt hiện nay Trình
độ văn hóa của CCCX càng cao sẽ góp phần nâng cao chất lượng thực hiệncông việc và chất lượng của đội ngũ CCCX
1.3.2.2 Trình độ lý luận chính trị
CCCX là những người tổ chức thực hiện các đường lối, chủ trương củaĐảng, pháp luật của Nhà nước nên cần có một trình độ lý luận chính trị nhấtđịnh Trình độ lý luận chính trị được thể hiện qua trình độ mà CCCX đã được
Trang 25đào tạo: Sơ cấp, trung cấp và cao cấp Nếu số lượng CCCX được đào tạo vềtrình độ lý luận cao thì chất lượng CCCX cũng từ đó mà được nâng lên
Đội ngũ CCCX có trình độ lý luận chính trị tốt, thể hiện được ý thứctuân thủ kỷ luật Đảng, đi đầu trong chấp hành các chính sách, pháp luật củaNhà nước; đấu tranh chống lại các biểu hiện lệch lạc, sai trái trong quá trìnhcông tác và đời sống xã hội Đây là điều kiện nền tảng để CCCX đủ sức lãnhđạo, quản lý, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, xây dựng địa phương vữngmạnh về an ninh, chính trị, kinh tế và xã hội
1.3.2.3 Trình độ quản lý nhà nước
Trình độ quản lý nhà nước là mức độ đạt được hệ thống tri thức về
lĩnh vực quản lý nhà nước, như kiến thức bộ máy nhà nước, pháp luật, nguyên
tắc, công cụ quản lý nhà nước, Trình độ QLNN của CCCX được thể hiệnqua trình độ đào tạo về lớp “tiền công chức” và “công vụ, công chức” Hệthống kiến thức đó giúp CCCX hiểu rõ quyền hạn, nghĩa vụ của bản thân,những gì được và không được làm; sử dụng thuần thục các công cụ quản lý,sáng tạo và linh hoạt các phương pháp quản lý, từ đó thực thi công vụ đúng
pháp luật, đạt hiệu quả cao.
Thực tiễn quản lý nhà nước ở cấp cấp xã rất phức tạp cả về nội dung,phạm vi và đối tượng quản lý Chính quyền cấp xã thực hiện quản lý nhànước với hầu hết các lĩnh vực về kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương Do
đó, để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đội ngũ CCCX cần có kiến thứcquản lý nhà nước nói chung và kiến thức quản lý nhà nước theo ngành, lĩnhvực nói riêng, phù hợp với ngạch, bậc và chức danh đảm nhiệm
1.3.2.4 Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
CCCX là những người luôn phải giải quyết những tình huống quản lýtại cơ sở, liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân địa phương Vì vậy,đội ngũ này cần phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của
vị trí việc làm Trình độ chuyên môn nghiệp vụ thể hiện sự hiểu biết, khả
Trang 26năng thực hành về một hoặc một số chuyên môn, nghề nghiệp gắn với cácnhiệm vụ được giao Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được phản ánh quatrình độ bằng cấp như: Trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, và sauđại học Nếu CCCX co trình độ cao đẳng, đại học cao thì chất lượng thực hiệncông việc được nâng lên Đồng thời chất lượng đội ngũ CCCX cũng đượcnâng lên về mặt chất lượng
Như vậy, trình độ văn hóa, lý luận chính trị, quản lý nhà nước vàchuyên môn nghiệp vụ là các tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng độingũ CCCX Đáp ứng các yêu cầu về trình độ là điều kiện cần thiết để nângcao chất lượng đội ngũ CCCX chuyên nghiệp, vững vàng về chính trị, tinhthông nghiệp vụ, đủ sức xây dựng hệ thống chính quyền cơ sở vững mạnh Đó
là nền tảng phát triển KTXH, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống củanhân dân, đảm bảo ổn định quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội
1.3.3 Về tâm lực
Tâm lực còn được gọi là phẩm chất tâm lý - xã hội, chính là tác phongtinh thần - ý thức trong lao động bao gồm thái độ làm việc, tâm lý làm việc vàkhả năng chịu áp lực công việc hay còn gọi là năng lực ý chí của CCCX Nângcao tâm lực cho đội ngũ CCCX là nâng cao chất lượng môi trường làm việc,tạo tâm lý thoải mái cho CCC Bên cạnh đó còn cho những hoạt động văn hóa,văn nghệ, thể dục, thể thao để tạo cho CCCX tinh thần phấn chấn Và có nhữngchế độ nghỉ ngơi, du lịch phù hợp để làm động lực cho CCCX làm việc hiệuquả CCCX có tinh thần thoải mái thì chất lượng làm việc được nâng lên Vìvậy tiêu chí tâm lực cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giáđược chất lượng của đội ngũ CCCX
1.3.4 Về kết quả thực hiện công việc
Chất lượng đội ngũ CCCX được phản ánh thông qua mức độ hoànthành nhiệm vụ và hiệu quả công tác trong thực tiễn CCCX cần am hiểu,nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có năng
Trang 27lực tư duy, phân tích và xử lý linh hoạt, quyết đoán các vấn đề đặt ra trongcông tác lãnh đạo, quản lý; thuần thục kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, cókhả năng tổ chức công việc và làm việc với con người Suy cho cùng, nănglực và hiệu quả công tác của đội ngũ CCCX được phản ánh qua sự tự đánhgiá của bản thân và mức độ hoàn thành nhiệm vụ do cơ quan đánh giá.
Như vậy, chất lượng đội ngũ CCCX được phản ánh thông qua hệthống tiêu chí đa dạng và phức tạp về thể lực, cơ cấu, trình độ, phẩm chấtđạo đức và hiệu quả công tác Mức độ thực hiện công việc của đội ngũCCCX được thể hiện qua các mức: HTSXNV,HTTNV,HTNV,HTNVCHC
và KHTNV Đội ngũ CCCX HTSX và HTTNV cao sẽ đồng nghĩa với hiệuquả công việc tốt, từ đó chất lượng ĐN CCCX cũng được nâng lên Vì vậychất lượng thực hiện công việc của đội ngũ CCCX là một tiêu chí quantrọng trong quá trình đánh giá chất lượng ĐN CCCX
1.3.5 Về phản hồi của nhân dân
Ý kiến phản hồi của nhân dân về chất lượng thực hiện công việc củađội ngũ CCCX có vai trò quan trọng trong việc đánh giá, xếp loại công chức.Ngoài trình độ chuyên môn, năng lực công tác đòi hỏi đội ngũ CCCX phải cóthái độ làm việc đúng quy định, cởi mở, thân thiện, nhiệt tình., tránh tìnhtrạng hạch sách, nhũng nhiễu nhân dân Những ý kiến phản hồi của nhân dânđược thể hiện bằng văn bản, được đóng góp vào những hòm thư góp ý tại các
cơ quan hành chính tại các xã Qua hòm thư góp ý sẽ thu được những phảnhồi về chất lượng, thái độ làm việc của CCCX Đó cũng là một tiêu chí đểđánh giá chính xác về mức độ và chất lượng làm việc của CCCX
1.4 Các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ CCCX
1.4.1 Công tác đào tạo, bồi dưỡng CCCX
Đào tạo, bồi dưỡng công chức là hoạt động quan trọng cơ bản để nângcao, bổ sung kiến thức toàn diện, trình độ chuyên môn chuyên nghiệp; là hànhtrang để công chức tham gia vào các lĩnh vực hoạt động, công tác và góp
Trang 28phần vào kết quả hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Bồi dưỡng là làm chotăng thêm năng lực, phẩm chất, bồi dưỡng CC thường chỉ sự bổ túc thêmnhững kiến thức mới, cần thiết để nâng cao kiến thức và kỹ năng nào đó saukhi đã được đào tạo, hoặc nói về việc giáo dục nâng cao phẩm chất chính trị,đạo đức cho đội ngũ CC
Đào tạo CCCX là làm cho đội ngũ này có được những năng lực theonhững tiêu chuẩn nhất định Đào tạo, bồi dưỡng là con đường duy nhất đểnâng cao trình độ kiến thức trong điều kiện đội ngũ CCCX hiện đang bị thiếuhụt nhiều về kiến thức như hiện nay Đào tạo, bồi dưỡng có tác động đến trílực, thể lực, và tâm lực của đội ngũ CCCX Làm cho CCCX có đầy đủ kỹnăng về chuyên môn, tư tưởng và kinh nghiệm thực tế để thực hiện công việc,
từ đó có thể góp phần vào nâng cao chất lượng của cơ quan hành chính xã, và
cả về chất lượng của đội ngũ CCCX
1.4.2 Công tác tuyển dụng, và sử dụng nhân lực
Tuyển dụng nhân lực là quá trình thu hút, nghiên cứu, lựa chọn vàquyết định tiếp nhận một cá nhân vào một vị trí của tổ chức Mục đích củamột cuộc tuyển dụng là rất rõ ràng: trong số những người tham gia dự tuyển,
tổ chức sẽ tìm chọn một hoặc một số người phù hợp nhất với các tiêu chuẩn
và yêu cầu của các vị trí cần tuyển
Việc tuyển dụng phải căn cứ vào nhu cầu công việc của từng đơn vị.Thực hiện công tác tuyển dụng để tìm kiếm, thu hút, lựa chọn nguồn nhân lựcsao cho phù hợp với đặc điểm, chức năng, đúng vị trí việc làm của đơn vịđang cầ n tuyển
Công tác tuyển dụng, bổ nhiệm ảnh hưởng rất lớn đến tính hiệu quảcông tác của CBCC Vì vậy khi tuyển dụng phải đảm bảo tính dân chủ, côngkhai, chú ý đến việc sắp xếp sao cho đúng lúc, đúng người, đúng việc, đúngngành nghề, đúng sở trường thì mới phát huy được hết khả năng, năng lực củabản thân để mang lại hiệu quả cho tổ chức Nếu công tác bổ nhiệm và tuyển
Trang 29dụng không làm tốt sẽ làm cho những cá nhân có trình độ, có năng lực sinh rabất mãn, không muốn phấn đấu vươn lên Mặt khác, những CC không cónăng lực mà phải đảm nhiệm công việc quá sức, không phù hợp với sức mìnhthì hiệu quả công việc không cao.
Công tác bố trí, sử dụng là quá trình sắp đặt CCCX vào vị trí công việcphù hợp với trình độ, năng lực, khai thác và phát huy tối đa năng lực làm việccủa CC sao cho đạt hiệu quả cao Cần phải sắp xếp, bố trí CC sao cho đủ về
số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu của cơ quan, tổ chức; Vì ậy nếu bố tríđúng người, đúng việc cho đội ngũ CCCX thì sẽ đảm bảo tính mềm dẻo, linhhoạt, và hiệu quả trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Bố trí đúng người, đúngviệc, đúng chuyên môn sẽ nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ của CC
1.4.3 Công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc
Đánh giá công chức là hoạt động công vụ được thực hiện từ phía cơquan, đơn vị, tổ chức, người sử dụng công chức, tập thể lao động nhằm xemxét chất lượng CC dựa trên cơ sở thực tiễn công tác của người CC và yêu cầunhiệm vụ được cơ quan, đơn vị, tổ chức đề ra đối với CC Đánh giá đúng CCthì toàn bộ quy trình công tác cán bộ sẽ chính xác, hiệu quả trong chọn ngườixếp việc được chính xác, tạo điều kiện cho công chức phát huy được sởtrường, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời không bỏ sót nhân lựcchất lượng, chọn nhầm nhân lực kém chất lượng
Ngược lại, đánh giá CC không đúng thì không những bố trí, sử dụng
CC không đúng mà quan trọng hơn là mai một dần động lực phát triển, có khi
làm thui chột những tài năng, “vàng thau lẫn lộn”, xói mòn niềm tin của đảng
viên, quần chúng ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trịcủa cơ quan, đơn vị Đánh giá công chức để làm rõ phẩm chất chính trị, đạođức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện được giao.Kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng,khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với công chức
Trang 301.4.4 Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ
Quản lý, kiểm tra, giám sát CC về các mặt nhận thức tư tưởng, năng lựccông tác, các mối quan hệ xã hội, đạo đức, lối sống,… là việc khó khăn vàphức tạp Vì mỗi CC có hoàn cảnh công tác, mối quan hệ xã hội khác nhau.Tuy nhiên nếu làm tốt công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụcủa đội ngũ CC sẽ đem lại hiệu quả cao trong công tác thực thi nhiệm vụ củađội ngũ CCCX, sẽ không còn tình trạng làm lan man, thờ ơ trong công việc,
từ đó hoạt động kiểm tra, giám sát là một trong những hoạt động thiết yếu đểnâng cao chất lượng CCCX
1.4.5 Công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật
Công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật có vị trí ý nghĩa, vai trò rất quantrọng trong việc góp phần tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội;
là biện pháp để người quản lý sử dụng trong tổ chức chức hiện nhiệm vụchính trị của cơ quan, đơn vị mình nhằm khuyến khích, động viên các cả nhânhăng hái thi đua lập thành tích trong lao động và công tác Bên cạnh công táckiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, thì cần có nhữnghoạt động khen thưởng, tuyên dương đối với những CC đã có nhiều thành tíchtrong quá trình thực thi nhiệm vụ, để làm động lực phấn đấu, kỷ luật nghiêmkhắc đối với những trường hợp còn vi phạm để làm giương Do vậy công tácthi đua khen thưởng công việc không thể thiếu trong công tác quản lý, nó làđiều kiện để nâng cao chất lượng ĐN CC
1.4.6 Hoàn thiện các chế độ, chính sách đối với CC
Chế độ chính sách bao gồm chế độ tiền lương và các chế độ chính sáchđãi ngộ đối với CC Trong cơ chế thị trường hiện nay chế độ, chính sách ảnhhưởng trực tiếp đến chất lượng đội ngũ CC Thực tế cho thấy khi thu nhập củacon người không tương xứng với công việc họ đang đảm nhiệm, công sức họ
bỏ ra hoặc không có chính sách đãi ngộ thỏa đáng ngoài tiền lương đối với
CC thì họ sinh ra chán nản, thiếu trách nhiệm với công việc, thậm chí còn là
Trang 31nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn tham nhũng, hối lộ Vì vậy nếu chế độ tiềnlương là hình thức đầu tư trực tiếp cho con người, đầu tư cho phát triển kinh
tế - xã hội thì chắc chắn sẽ góp phần nâng cao chất lượng CC Muốn nângcao chất lượng CCCX thì cần làm hoàn thiện các chế độ, chính sách đối vớiCCCX
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của đội ngũ CCCX
1.5.1 Các nhân tố bên ngoài tổ chức
1.5.1.1 Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế bao gồm các nhân tố như tốc độ tăng trưởng kinh tế,suy thoái hay lạm phát, thu nhập, mức sống, tốc độ đầu tư, dân số có ảnhhưởng trực tiếp đến nhu cầu nhân lực và chính sách của tổ chức đối với độingũ CBCC Điều này sẽ tạo cơ hội hoặc áp lực cho công tác phát triển đội ngũCBCC của tổ chức Đứng trước sự phát triển của nền kinh tế và xã hội, thì đòihỏi đội ngũ CBCC phải có những chuyển biến để thích nghi với sự phát triển
đó ĐN CCCX cần cải thiện về thể lực, tâm lực và trí lực để đáp ứng nhữngyêu cầu của nền kinh tế Do đó nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến đội ngũCCCX
1.5.1.2 Khoa học công nghệ
Khoa học, công nghệ phát triển làm xuất hiện những ngành nghề mới,đòi hỏi CCCX phải được cập nhật kiến thức và những kỹ năng mới để có thểthích ứng được với sự phát triển của nền công nghệ Khoa học, công nghệphát triển làm phát sinh nhu cầu đào tạo lại, bố trí, sắp xếp nhân lực phù hợpvới tình hình mới Do đó trong tổ chức càng trở nên bức bách hơn, cần phải
có kế hoạch và chiến lược cụ thể nhằm giải quyết triệt để các yêu cầu kháchquan của tình hình mới Vì vậy khoa học công nghệ có ảnh hưởng trực tiếpđến quá trình thực thi công vụ và chất lượng của đội ngũ CCCX
Trang 321.5.2 Các nhân tố bên trong tổ chức
1.5.2.1 Chính sách thu hút đội ngũ CBCC
Một tổ chức có chính sách thu hút đội ngũ CBCC phù hợp và hấp dẫn,xuất phát từ việc hoạch định đội ngũ CBCC chính xác và khoa học, sẽ thu hútđược nhiều người đảm bảo chất lượng hơn, tức là nhân lực có chất lượng banđầu cao hơn Điều này góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển đội ngũCBCC tại cấp xã Bên cạnh đó, nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến các yêu cầu
và cách thức nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC Nếu có các chính sách phùhợp thì sẽ thu hút được đội ngũ CC có năng lực, có trình độ, Vì vậy chínhsách thu hút có vai trò quan trọng và có ảnh hưởng lớn chất lượng đội ngũCCCX
1.5.2.2 Bố trí, sử dụng đội ngũ CBCC
Chế độ bố trí, sử dụng đội ngũ CBCC là một trong những nhân tố quantrọng tác động đến nâng cao chất đội ngũ CBCC Bố trí, phân công đúngngười, đúng việc sẽ đem lại hiệu quả trong việc thực hiện công việc
Khi tổ chức có cách sử dụng CC một cách đúng đắn như vậy thì ngườilàm việc không chỉ thể hiện, cống hiến tối đa những phẩm chất làm việc sẵn
có mà còn tự đầu tư, tự tổ chức học tập không ngừng nâng cao trình độchuyên môn của mình Nó tạo động lực vững chắc cho nâng cao chát lượngđội ngũ CBCC cấp xã
1.5.2.3.Chính sách đào tạo và bồi dưỡng
Chính sách đào tạo và bồi dưỡng là vấn đề cốt lõi có tác động trực tiếp
và mạnh mẽ đến phát triển đội ngũ CCCX dưới góc độ nâng cao chất lượngđội ngũ CBCC một cách toàn điện Nó giúp người làm việc hiểu rõ hơn vềcông việc, nắm vững hơn về nghề nghiệp từ đó thực hiện chức năng nhiệm vụcủa mình một cách tự giác hơn, với thái độ tốt hơn, cũng như nâng cao khảnăng thích ứng của họ với các công việc tương lai trong bối cảnh khoa họccông nghệ phát triển nhanh hơn bao giờ hết Đây chính là nền tảng để nâng
Trang 33cao chất lượng đội ngũ CCCX.
Chế độ đào tạo và bồi dưỡng cần phải được thực hiện một cách khoahọc, có tổ chức và có kế hoạch Nhất thiết phải chọn đúng người, đúng nộidung, đúng phương pháp đào tạo, đúng phương pháp đánh giá hiệu quả đàotạo và phải đầu tư kinh phí hợp lý thì mới thật sự phát huy tác dụng Từ đóngười làm việc có động cơ học tập đúng đắn và mạnh mẽ, thúc đẩy họ thật sựhọc tập để nâng cao trình độ Như vậy, chất lượng nhân lực của Tổ chức đượcnâng cao theo thời gian
để hỗ trợ cho hệ thống đó được thực hiện trong thời gian dài, xuyên suốt,ngày một tốt hơn
1.5.2.5 Môi trường làm việc
Môi trường làm việc là nhân tố quan trọng để tổ chức có điều kiệnthuận lợi hơn trong việc thu hút đội ngũ CBCC cho mình, đặc biệt là đội ngũCCCX có chất lượng cao Một môi trường làm việc chuyên nghiệp, thânthiện, mọi người đều yêu thích công việc, nhìn thấy sự phát triển nghề nghiệptrong tương lai thì sẽ gắn bó CCCX làm việc lâu dài, là cơ hội rất tốt để CCkhẳng định và phát triển tối đa năng lực làm việc, học tập nâng cao trình độcủa mình phục vụ thiết thực cho các yêu cầu của tổ chức
Trang 341.5.2.6 Điều kiện làm
Điều kiện làm việc càng hiện đại cũng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếpđến nâng cao chất lượng CCCX Nó đặt ra những yêu cầu cần phải được đảmbảo về số lượng và chất lượng của đội ngũ CCCX để có thể khai thác, sửdụng hiệu quả những điều kiện, trang thiết bị làm việc được Nghĩa là, côngnghệ như thế nào thì người làm việc phải có trình độ chuyên môn, kỹ năng vàtác phong làm việc tương ứng với nó Như vậy, nâng cao CCCX phải phù hợpvới điều kiện cơ sở làm việc của cấp xã
1.6 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng CCCX
1.6.1 Xuất phát từ đặc điểm chính quyền cấp xã và vị trí, vai trò CCCX
Chính quyền cấp xã là đơn vị hành chính ở cơ sở, trực tiếp tổ chức thựchiện đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộcsống Đây cũng là cơ quan nhà nước ở gần dân và nắm chắc tình hình dân cưnhất; trực tiếp lắng nghe và tiếp thu những ý kiến của nhân dân để phản ánhlại cho Đảng, Nhà nước nhằm kịp thời đề ra chủ trương, chính sách, biệnpháp quản lý phù hợp với thực tế đời sống và nguyện vọng của nhân dân Do
đó, chính quyền cấp xã có vị trí vô cùng quan trọng, là cầu nối giữa Đảng,Nhà nước với nhân dân
Mọi hoạt động quản lý nhà nước ở cấp xã tác động trực tiếp đến đờisống xã hội và nhân dân trên địa bàn lãnh thổ Sự vững mạnh của chính quyềncấp xã ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốcphòng của đất nước Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã lạiđược quyết định bởi phẩm chất, trình độ, năng lực và hiệu quả công tác củađội ngũ CCCX Là lực lượng lãnh đạo, quản lý nhiều mặt của đời sống chínhtrị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở cơ sở, CCCX hàng ngày phải giải quyết mộtkhối lượng công việc rất lớn, đa dạng và phức tạp Do đó, nếu đội ngũ CCCXkhông được đảm bảo vệ chất lượng sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng chomỗi địa phương nói riêng và cả nước nói chung
Trang 351.6.2 Yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Trong bối cảnh toàn cầu hoá, Việt Nam đang tích cực đẩy nhanh quátrình CNH, HĐH, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế Đây là quá trình chuyểnđổi căn bản và toàn diện các hoạt động quản lý, sản xuất, dịch vụ từ sử dụngsức lao động thủ công là chính, sang sử dụng một cách phổ biến sức lao độngvới công nghệ, phương tiện hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hộicao Những yếu tố đó tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu trong từng ngành, từnglĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế quốc dân Trong đó, cơ cấu nông nghiệp có sựchuyển dịch mạnh mẽ và tích cực do áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất
và hiệu quả từ chương trình xây dựng nông thôn mới
Quá trình CNH, HĐH mang lại nhiều thời cơ cho nước ta nhưng cũng
có nhiều thách thức Các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,… trongthời kỳ mới rất nặng nề, khó khăn và phức tạp, đòi hỏi Đảng, Nhà nước phảixây dựng được đội ngũ CBCC ngang tầm, đủ bản lĩnh chính trị, phẩm chất vànăng lực tổ chức thực tiễn Điều đó trước tiên cần được tiến hành và hiện thựchóa ở cơ sở, bởi đây vừa là nơi cung cấp các nguồn lực chính (con người,nguyên vật liệu,…); vừa tham gia thực hiện và kiểm chứng tính hiệu quả củaquá trình CNH, HĐH Do đó, cần xây dựng đội ngũ CCCX đủ năng lực lãnhđạo, tổ chức thực hiện các chính sách, biện pháp cụ thể ở cơ sở nhằm đạtđược mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh
1.6.3 Xuất phát từ những bất cập về chất lượng và yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã hiện nay
Thời gian qua, các cấp ủy, chính quyền địa phương trên cả nước đã cónhiều giải pháp tích cực để phát triển đội ngũ CCCX để lãnh đạo, quản lý quátrình phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân,góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự và an toàn xã hội Nhìn chung,đội ngũ CCCX đã từng bước phát triển cả số lượng và chất lượng, đáp ứng
Trang 36ngày càng tốt hơn yêu cầu thời kỳ mới
Tuy nhiên, đội ngũ CCCX hiện nay được tạo nguồn chủ yếu từ cơ sở,một bộ phận không được đào tạo bài bản nên chưa đáp ứng được yêu cầu vềtrình độ, năng lực công tác Điều đó dẫn tới sự yếu kém trong điều hành vàthực thi công vụ và ảnh hưởng đến phát triển KTXH của địa phương Vậy nên
để đáp ứng được yêu cầu đó cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng độingũ CCCX
Trang 37TIỂU KẾT CHƯƠNG I
Chương 1 khóa luận đã đưa ra hệ thống cơ sở lý luận về chất lượng độingũ CCCX Nêu ra các khái niệm, phân loại, những đặc điểm và vai trò củađội ngũ cán bộ, công chức cấp xã Trên cơ sở hệ thống các tiêu chí đánh giáchất lượng đội ngũ CBCC cấp xã về cơ cấu đội ngũ, về thể lực, tâm lực và trílực Bên cạnh đó, tôi còn nghiên cứu về các hoạt động nâng cao chất lượngđội ngũ CCCX bao gồm các hoạt động chủ yếu như: quy hoạch; tuyển dụng;đào tạo, bồi dưỡng; sử dụng, sắp xếp đội ngũ… Đây là những hoạt động rấtquan trọng nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức Trước yêu cầu ngàycàng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, yêu cầu cải cách hànhchính, đòi hỏi CCCX cần phải coi trọng vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũCCC, để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế và xã hội hiện nay
Trang 38Chương 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CẤP XÃ,
TẠI HUYỆN YÊN CHÂU, TỈNH SƠN LA 2.1 Khái quát chung về huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.
2.1.1 Về tự nhiên
- Yên Châu là một huyện nằm về phía Đông Nam của tỉnh Sơn La, phía Bắc giáp huyện Bắc Yên, phía Tây giáp huyện Mai Sơn, phía Đông giáp huyện Mộc Châu và phía Nam giáp nước CHDCND Lào
- Huyện có diện tích 85.937 ha, nằm dọc trục quốc lộ 6, trung tâmhuyện lỵ cách thành phố Sơn La 64 km, cách Thủ đô Hà Nội 240km; có 47kmđường biên giới với nước CHDCND Lào; dân số đến quý 3 năm 2016 là73.509 nghìn người, mật độ dân số 85 người/km2
- Huyện Yên Châu có 15 xã, thị trấn cụ thể là: Xã Chiềng Đông,Chiềng Sàng, Chiềng Pằn, Sặp Vạt, Viêng Lán, Chiềng On, Lóng Phiêng,Phiêng Khoài, Yên Sơn, Chiềng Tương, Tú Nang, Chiềng Hặc, Chiềng Khoi,Mường Lựm và 01 Thị trấn Yên Châu
- Có 5 dân tộc cùng chung sống chủ yếu là: Kinh, Thái, Xinh mun,Mông, Khơ mú; dân tộc thiểu số chiếm trên 80% dân số toàn huyện
- Huyện Yên Châu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưanhiều Do các yếu tố về vị trí địa lý, địa hình, độ cao đã phân chia huyệnthành 2 vùng khí hậu khác nhau đó là vùng lòng chảo, và vùng cao biên giới
- Khí hậu phân chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 - tháng 10;mùa khô từ tháng 11 - tháng 4 năm sau, mùa khô thường có rét đậm kéo dài,thường xảy ra sương muối ở vùng cao biên
2.1.2 Về kinh tế
Yên Châu nằm trong vùng động lực kinh tế của tỉnh; nằm đệm giữa 2khu công nghiệp trọng điểm của tỉnh Sơn La là: huyện Mai Sơn và Mộc
Trang 39Châu, có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông sản phẩm hàng hoánguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến của tỉnh
Trong những năm qua, huyện Yên Châu có những bước phát triển KT
-XH khá toàn diện Nền kinh tế phát triển theo hướng CNH-HĐH, tốc độ tăngtrưởng kinh tế đạt từ 13 %/năm trở lên, tỷ trọng sản xuất công nghiệp - tiểuthủ công nghiệp và dịch vụ ngày càng cao An ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội được giữ vững Quan hệ hợp tác với các huyện giáp danh của nướcCHDCND Lào được tăng cường và mở rộng, góp phần giữ vững an ninh biêngiới quốc gia trên địa bàn
Trong sự phát triển chung đó, đội ngũ CBCC của huyện đã góp phầntích cực, quan trọng để các cơ quan, đơn vị hoàn thành tốt các nhiệm vụ đượcgiao góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế, xãhội 5 năm 2011 - 2015 theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Cảithiện và nâng cao rõ rệt chất lượng giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhânlực và y tế, văn hóa, thể dục thể thao, truyền thanh truyền hình Nâng cao đờisống vật chất và tinh thần của nhân dân đi đôi với xóa đói giảm nghèo, tạoviệc làm, đảm bảo an sinh xã hội, nhất là đối với người nghèo, đồng bào dântộc thiểu số, các xã đặc biệt khó khăn Tăng cường công tác bảo vệ tài nguyênmôi trường, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng an ninh và trật
tự an toàn xã hội Tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế, đặc biệt là quan hệhữu nghị với huyện Siềng Khọ, Sốp Bâu, tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCNDLào
Huyện Yên Châu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưanhiều Do các yếu tố về vị trí địa lý, địa hình, độ cao đã phân chia huyệnthành 2 vùng khí hậu khác nhau
Vùng lòng chảo (dọc quốc lộ 6): Khí hậu khô nóng, chịu ảnh hưởngcủa gió mùa tây nam Có chế độ nhiệt, số ngày nắng cao thuận lợi cho pháttriển cây lương thực, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả nhiệt đới
Trang 402.2 Thực trạng chất lượng đội ngũ CCCX tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La
2.2.1 Cơ cấu đội ngũ CCCX huyện Yên Châu
2.2.1.1 Cơ cấu về số lượng
Số lượng CCCX từ năm 2014-2016 của huyện Yên Châu cơ bản ổnđịnh, tăng nhẹ qua các năm, biểu hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.1 Số lượng CCCX huyện Yên Châu giai đoạn 2014-2016 T
(Nguồn Phòng Nội vụ huyện Yên Châu - Sơn La)
Giai đoạn năm 2014- 2016 số lượng CCCX huyện Yên Châu có sự thayđổi cụ thể: CCCX năm 2014 có 175 người, đến năm 2015 số lượng CCCX đãtăng lên 181 người Tuy nhiên hiện nay huyện Yên Châu đang thực hiện tinhgiản biên chế căn cứ theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm
2014 của Chính phủ về tinh giản biên chế Năm 2016 UBND huyện Yên Châu
đã rà soát và quyết định tinh giản biên chế từ 181 xuống còn 180 công chức
2.2.1.2 Cơ cấu về độ tuổi