MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Đóng góp của đề tài 5 7. Cấu trúc đề tài 5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHÙA TRĂM GIAN XÃ TIÊN PHƯƠNG, HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 7 1.1. Một số khái niệm cơ bản 7 1.1.1. Di sản văn hóa 7 1.1.2. Di tích lịch sử văn hóa 8 1.1.3. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa 9 1.2. Một số quan điểm về bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa. 10 1.3. Tổng quan về chùa Trăm Gian 12 1.3.1. Lịch sử hình thành 12 1.3.2. Kiến trúc 14 1.3.3. Nhân vật thờ phụng 15 1.3.4. Lễ hội 17 1.4. Giá trị cơ bản của di sản văn hóa chùa Trăm Gian 19 1.4.1. Giá trị lịch sử 19 1.4.2. Tín ngưỡng tôn giáo 19 1.4.2. Giáo dục nhận thức 20 Tiểu kết chương 1 20 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA CHÙA TRĂM GIAN XÃ TIÊN PHƯƠNG, HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 22 2.1 Bộ máy tổ chức quản lý chùa Trăm Gian 22 2.1.1. Bộ máy quản lý 22 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ Ban quản lý di sản chùa Trăm Gian 22 2.2. Thực trạng bảo tồn giá trị di sản văn hóa chùa Trăm Gian 24 2.2.1. Công cuộc trùng tu chùa Trăm Gian 24 2.2.2. Quá trình hoàn thiện việc bảo tồn chùa Trăm Gian 25 2.3. Thực trạng phát huy giá trị di sản văn hóa chùa Trăm Gian 29 2.3.1. Tuyên truyền, phát huy ý thức trách nhiệm của người dân trong việc bảo tồn di sản văn hóa chùa Trăm Gian 29 2.3.2. Gắn với du lịch 31 2.3.4. Công tác quản lý an ninh trật tự, an toàn phòng cháy chữa cháy và công tác trùng tu, tôn tạo di sản văn hóa chùa Trăm Gian 32 2.3.5. Hoạt động khai thác phát huy giá trị di sản văn hóa chùa Trăm Gian 32 2.4. Cơ chế phối hợp bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa chùa Trăm Gian. 33 2.4.1. Phối hợp với thành phố Hà Nội 33 2.4.2. Phối hợp với người dân địa phương 33 2.4.2. Hoạt động thanh kiểm tra trong bảo tồn phát huy di sản văn hóa chùa Trăm Gian. 35 2.4. Ưu điểm và hạn chế 36 2.4.1. Ưu điểm 36 2.4.2. Hạn chế 38 Tiểu kết chương 2 40 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẢO TỒN PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA CHÙA TRĂM GIAN 42 3.1. Một số vấn đề đặt ra về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa chùa Trăm Gian. 42 3.1.1. Khó khăn bất cập trong quản lý 42 3.1.2. Định hướng việc bảo tồn phát huy di sản văn hóa chùa Trăm Gian 42 3.2 Giải pháp bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa chùa Trăm Gian 43 3.2.1 Giải pháp nhận thức 43 3.2.2. Giải pháp quản lý cán bộ 44 3.2.3. Giải pháp huy động nguồn nhân lực trong phát huy di sản văn hóa 47 3.3.3 Hướng dẫn tổ chức 49 3.3.4. Về phía cán bộ chuyên môn phụ trách, cán bộ văn hóa cơ sở tại địa phương 49 3.3.5. Về phía quần chúng nhân dân 50 3.4. Xã hội hóa công tác bảo tồn, tôn tạo di tích 50 Tiểu kết chương 3 51 KẾT LUẬN CHUNG 53 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 HÌNH ẢNH THAM KHẢO 56
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp “ Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa chùa Trăm Gian xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong đề tài là hoàn toàn trung thực
Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Thị Thức
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trước tiên em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Quý thầy cô giáotrong Khoa Văn hóa Thông tin và Xã hội đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho emtrong quá trình thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp tại địa bàn xã TiênPhương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội Đặc biệt em xin cảm ơn côgiáo Phạm Thị Hương luôn quan tâm cả về tinh thần lẫn chuyên môn nghiệp
vụ, nhiệt tình hướng dẫn chỉ bảo tận tình cho đề tài nghiên cứu khóa luận tốtnghiệp của em
Em xin gửi lời cám ơn tới Ủy ban nhân dân xã Tiên Phương, Uỷ bannhân dân huyện Chương Mỹ, nơi đã tạo điều kiện cho em thực hiện khảo sát
và cung cấp tài liệu để hoàn thành khóa luận
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu 2
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Đóng góp của đề tài 5
7 Cấu trúc đề tài 5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHÙA TRĂM GIAN XÃ TIÊN PHƯƠNG, HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 7
1.1 Một số khái niệm cơ bản 7
1.1.1 Di sản văn hóa 7
1.1.2 Di tích lịch sử văn hóa 8
1.1.3 Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa 9
1.2 Một số quan điểm về bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa 10
1.3 Tổng quan về chùa Trăm Gian 12
1.3.1 Lịch sử hình thành 12
1.3.2 Kiến trúc 14
1.3.3 Nhân vật thờ phụng 15
1.3.4 Lễ hội 17
1.4 Giá trị cơ bản của di sản văn hóa chùa Trăm Gian 19
1.4.1 Giá trị lịch sử 19
1.4.2 Tín ngưỡng tôn giáo 19
Trang 41.4.2 Giáo dục nhận thức 20
Tiểu kết chương 1 20
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA CHÙA TRĂM GIAN XÃ TIÊN PHƯƠNG, HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 22
2.1 Bộ máy tổ chức quản lý chùa Trăm Gian 22
2.1.1 Bộ máy quản lý 22
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ Ban quản lý di sản chùa Trăm Gian 22
2.2 Thực trạng bảo tồn giá trị di sản văn hóa chùa Trăm Gian 24
2.2.1 Công cuộc trùng tu chùa Trăm Gian 24
2.2.2 Quá trình hoàn thiện việc bảo tồn chùa Trăm Gian 25
2.3 Thực trạng phát huy giá trị di sản văn hóa chùa Trăm Gian 29
2.3.1 Tuyên truyền, phát huy ý thức trách nhiệm của người dân trong việc bảo tồn di sản văn hóa chùa Trăm Gian 29
2.3.2 Gắn với du lịch 31
2.3.4 Công tác quản lý an ninh trật tự, an toàn phòng cháy chữa cháy và công tác trùng tu, tôn tạo di sản văn hóa chùa Trăm Gian 32
2.3.5 Hoạt động khai thác phát huy giá trị di sản văn hóa chùa Trăm Gian 32
2.4 Cơ chế phối hợp bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa chùa Trăm Gian 33
2.4.1 Phối hợp với thành phố Hà Nội 33
2.4.2 Phối hợp với người dân địa phương 33
2.4.2 Hoạt động thanh kiểm tra trong bảo tồn phát huy di sản văn hóa chùa Trăm Gian 35
2.4 Ưu điểm và hạn chế 36
2.4.1 Ưu điểm 36
2.4.2 Hạn chế 38
Trang 5Tiểu kết chương 2 40
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẢO TỒN PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA CHÙA TRĂM GIAN 42
3.1 Một số vấn đề đặt ra về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa chùa Trăm Gian 42
3.1.1 Khó khăn bất cập trong quản lý 42
3.1.2 Định hướng việc bảo tồn phát huy di sản văn hóa chùa Trăm Gian 42
3.2 Giải pháp bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa chùa Trăm Gian 43
3.2.1 Giải pháp nhận thức 43
3.2.2 Giải pháp quản lý cán bộ 44
3.2.3 Giải pháp huy động nguồn nhân lực trong phát huy di sản văn hóa 47
3.3.3 Hướng dẫn tổ chức 49
3.3.4 Về phía cán bộ chuyên môn phụ trách, cán bộ văn hóa cơ sở tại địa phương 49
3.3.5 Về phía quần chúng nhân dân 50
3.4 Xã hội hóa công tác bảo tồn, tôn tạo di tích 50
Tiểu kết chương 3 51
KẾT LUẬN CHUNG 53
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
HÌNH ẢNH THAM KHẢO 56
Trang 6Trong hệ thống di sản văn hóa của dân tộc ta, không thể không nhắcđến những di tích văn hóa Di tích văn hóa là những minh chứng vật chất xácthực của quá trình lao động sáng tạo, tâm linh, chinh phục thiên nhiên, quátrình dựng nước và giữ nước của cả dân tộc Việt Nam từ hàng nghìn năm nay,
là tài sản được lưu truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau Bên cạnh những ditích nổi tiếng tầm Quốc gia như Đền Hùng, Đền Cổ Loa, Cố đô Huế, thìnhững ngôi đền, chùa, đình, miếu cũng là niềm tự hào của cả dân tộc ViệtNam nói chung và người dân mỗi địa phương nói riêng Di sản văn hóa cấpQuốc gia chùa Trăm Gian tại xã Tiên Phương - huyện Chương Mỹ - ThànhPhố Hà Nội là niềm tự hào của người dân huyện Chương Mỹ nói riêng cũngnhư nhân dân thành phố Hà Nội nói chung
Mang trong mình giá trị văn hóa lớn, chùa Trăm Gian phản ánh lịch sửdựng nước và giữ nước của dân tộc cũng như phong tục tập quán của nhândân địa phương Trước xu hướng đô thị hóa – hiện đại hóa và quá trình mở
Trang 7cửa hội nhập và giao lưu văn hóa với bạn bè quốc tế, di sản văn hóa dân tộcđang đứng trước nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng nhiều thách thức đối vớicông tác bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Trong những năm gần đây, việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản vănhóa là một vấn đề cấp thiết mang tính thời sự cao Di sản văn hóa không chỉ
bị ảnh hưởng từ những tác động của thời gian, khí hậu, sự xâm phạm tiêu cựcthiếu ý thức của con người mà còn đứng trước nguy cơ bị mất đi giá trịnguyên gốc bất cứ lúc nào nếu không nhận được sự quan tâm và quản lý chặtchẽ của các cơ quan có thẩm quyền quản lý Quản lý di sản, bảo tồn và pháthuy di sản nói chung và di sản văn hóa chùa Trăm Gian nói riêng, dù được đềcập đến từ nhiều góc nhìn song câu chuyện này chưa bao giờ cũ Những saiphạm trong việc tu bổ chùa Trăm Gian năm 2012 vẫn để lại nhiều bài học đắtgiá Việc ứng xử với một di tích quốc gia đặc biệt quý hiếm gần ngàn nămtuổi vẫn còn nhiều vấn đề đáng nói Từ góc độ của một sinh viên chuyên
ngành Quản lý văn hóa, tôi chọn đề tài “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa chùa Trăm Gian xã Tiên Phương - huyện Chương Mỹ - thành phố
Hà Nội” làm khóa luận tốt nghiệp với mong muốn những vấn đề còn tồn tại
trong công tác quản lý nhà nước đối với chùa Trăm Gian sẽ được tháo gỡ, giátrị về văn hóa – lịch sử luôn được bảo tồn và phát huy
2 Lịch sử nghiên cứu
Chùa Trăm Gian mang đậm bản sắc phật giáo miền Bắc kết hợp hài hòavới tín ngưỡng dân gian Chùa được xây dựng và tồn tại như là sản phẩm vănhoá truyền thống của nhân dân Chương Mỹ nói riêng và dân tộc Việt Nam nóichung Với những giá trị vô cùng đặc biệt từ hoạt động lễ hội đến giá trị kiếntrúc, chùa Trăm Gian đã được Bộ Văn hoá Thông tin Việt Nam chứng nhận là
di sản văn hóa cấp quốc gia Vì vậy việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản vănhóa chùa Trăm Gian xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nộiluôn là vấn đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu
Trang 8PGS.TS Đỗ Văn Trụ trong bài viết Không thể làm lại lịch sử trên tạp
chí Thế giới Di sản đã đặt ra nhiều câu hỏi về vai trò của chính quyền và các
cơ quan quản lý văn hóa địa phương trong việc chùa Trăm Gian bị “bức tử”,
“làm mới” Nhiều bài học đã được tác giả đưa ra như tăng cường ý thức vàtuân thủ pháp luật, công tác thanh tra kiểm tra, cách xử lí những vụ việc viphạm di tích… Tác giả cũng đưa ra một số những kiến nghị để xử lí như điềutra, khảo sát, đánh giá mức độ sai phạm, nguyên nhân sai phạm, trách nhiệmcác bên; cần có sự hợp tác giữa các cơ quan chuyên môn và các nhà khoa học
để thực hiện công tác khắc phục Và xa hơn là những đề xuất bổ sung thêmcác quy định cụ thể bắt buộc đối với các ban quản lý di tích và các sư trụ trì ởcác chùa là di tích
Tác giả Nguyễn Viết Chức (2013), khi đề cập đến vấn đề “Bảo tồn và
phát huy giá trị di sản văn hóa Thăng Long – Hà Nội” đã nhắc đến chùa
Trăm Gian như một bài học đắt giá về công tác quản lý cũng như cách thứcbảo tồn và phát huy giá trị di sản còn quá nhiều bất cập Do vậy để giải quyếtvần đề này cần làm sáng tỏ nhiều vấn đề khác có ý nghĩa khoa học và thựctiễn Quan niệm bảo tồn nguyên gốc, bảo tồn toàn bộ giá trị của di sản được
đề cập đến khá kĩ lưỡng, trong đó nhấn mạnh đến việc “cần phải làm sống lại
di sản văn hóa trong cuộc sống hiện tại, thổi vào nó sức sống mạnh mẽ vốn có
để có thể trường tồn trong tương lai” [18; Tr.3]
Theo tạp chí Nghiên cứu khoa học Nội vụ số 9 tháng 11 năm 2015 của
Tiến sĩ Bùi Thị Ánh Vân nghiên cứu về ‘’Chùa Trăm Gian và những bài học
về công tác bảo tồn di sản văn hóa’’ Cũng đã đề cập khá sâu về một số vấn
đề: Công cuộc trùng tu, những sai phạm trong công tác trùng tu chùa TrămGian trong thời gian từ năm 2012 trở lại đây, từ đó đưa ra những bài học vềcông tác quản lý cũng như sự cần thiết của việc sử dụng những biện pháp đểtăng cường công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa chùa TrămGian [20; Tr.3]
Trang 9Như vậy có thể thấy di sản văn hóa chùa Trăm Gian đã được nhiều tác giả đềcập và nghiên cứu từ nhiều góc nhìn khác nhau Trong khi di sản văn hóachùa Trăm với những giá trị về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, cảnh quan và tínhthiêng của lễ hội đã và đang là một điểm du lịch đầy tiềm năng của huyệnChương Mỹ thì những vấn đề về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóacàng trở nên quan trọng và cấp thiết, đòi hỏi những nghiên cứu mang tính ứngdụng, gắn với thực tế
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu : Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng bảo tồn
và phát huy giá trị di sản văn hoá chùa Trăm Gian tại xã Tiên Phương, huyệnChương Mỹ, thành phố Hà Nội trong thời gian qua từ đó đề xuất một số biệnpháp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác này trong thời kỳhội nhập và giao lưu quốc tế
Nhiệm vụ nghiên cứu :
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về di sản văn hoá, bảo tồn và phát huygiá trị di sản văn hóa, vai trò của việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóachùa Trăm Gian trên địa bàn xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố
Hà Nội nói riêng
Tìm hiểu thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoáchùa Trăm Gian tại xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn disản văn hoá và khai thác giá trị di sản văn hoá chùa Trăm Gian vào việc pháttriền kinh tế - xã hội của huyện Chương Mỹ nói riêng và thành phố Hà Nội
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn
hóa chùa Trăm Gian xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
Phạm vi nghiên cứu: Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản chùa
Trăm Gian xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội từ năm
Trang 102012 đến năm 2017.
5 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành khóa luận tác giả sử dụng những phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp khảo sát, điền dã : Dựa trên những thông tin thu thập
được trong quá trình khảo sát thực tế tại chùa Trăm Gian, tác giả rút ra nhữngnhận định của mình về thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóachùa Trăm Gian
Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn cán bộ trong Ban Quản lý di tích
chùa Trăm Gian, nhân dân và du khách thập phương để thu thập thông tin vềcông tác quản lý, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa chùa Trăm Gian
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Trên cơ sở những tài liệu, tư liệu thu
thập được cụ thể giúp tác giả có cơ sở dữ liệu để nghiên cứu tìm hiểu về việcbảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa và chùa Trăm Gian
Phương pháp tổng hợp, phân tích : Dựa trên những thông tin đã thu
thập được qua công tác khảo sát điền dã tác giả sẽ tiến hành tổng hợp, phântích những ưu điểm và hạn chế trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị disản văn hòa chùa Trăm Gian thuộc xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ,thành phố Hà Nội
6 Đóng góp của đề tài
Về lý luận: Hệ thống các vấn đề lý thuyết về di sản văn hóa, bảo tồn và
phát huy giá trị di sản văn hóa
Về thực tiễn:
Một số biện pháp đề xuất trong khóa luận có ý nghĩa đối với công tácbảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa chùa Trăm Gian;
Đề tài là tài liệu tham khảo cho giảng viên và sinh viên khi giảng dạy
và học chuyên ngành Quản lý văn hóa
7 Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, khóa luận gồm 3 chương :
Trang 11Chương 1: Cơ sở lý luận về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóachùa Trăm Gian xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
Chương 2: Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa chùaTrăm Gian xã Tiên Phương, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội
Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn pháthuy giá trị di sản văn hóa chùa Trăm Gian xã Tiên Phương, huyện Chương
Mỹ, thành phố Hà Nội
Trang 12Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHÙA TRĂM GIAN XÃ TIÊN PHƯƠNG, HUYỆN CHƯƠNG MỸ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Di sản văn hóa
Khái niệm di sản văn hoá có thể xác định được một cách thuận lợi từ kháiniệm về văn hoá Như ta đã biết, văn hoá đã được định nghĩa theo nhiều cáchkhác nhau Nhưng xu hướng định nghĩa văn hoá theo tính giá trị và tính đặctrưng cho cộng đồng chủ thể sáng tạo đang được nhiều người chấp nhận nhất
Theo tác giả Trần Ngọc Thêm thì :"Văn hoá là một hệ thống hữu cơ
các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình họat động thực tiễn" [21; Tr.7] Tính chất lưu truyền đã biến văn hoá
của thế hệ trước trở thành di sản văn hoá của thế hệ sau
Bất cứ dân tộc nào cũng có hệ thống di sản văn hoá riêng, đặc trưngcho bản sắc của dân tộc đó Tại Điều 1, Luật Di sản văn hoá của Việt Nam
nêu rõ định nghĩa về di sản văn hoá của Việt Nam như sau: “Di sản văn hoá
bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ thế
hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [2;
Tr.7] Theo cách tiếp cận giá trị văn hoá này, di sản văn hoá bao gồm hầu hết
các giá trị văn hoá vật chất và tinh thần, vật thể hay phi vật thể do con người
tạo nên trong quá khứ Nó là phần tinh tuý nhất, tiêu biểu nhất đọng lại sauhàng loạt hoạt động sáng tạo của con người từ đời này qua đời khác Di sảnvăn hoá là những giá trị văn hoá đặc biệt bền vững vì nó phải được thẩm địnhmột cách khắt khe bằng sự thừa nhận của cả cộng đồng người trong một thờigian lịch sử lâu dài Đó chính là tính chất đặc thù của di sản văn hóa, phânbiệt với khái niệm văn hóa nói chung Bởi vậy, có thể nói di sản văn hoá là bộ
Trang 13phận quan trọng nhất, cơ bản nhất của nền văn hoá nếu không muốn nói là tất
cả Những hoạt động văn hoá đương đại trong chừng mực nào đó chỉ mới làbiểu hiện của văn hoá, một phần có thể được coi là hoạt động sáng tạo mà kếtquả của nó chưa thể khẳng định ngay là sản phẩm tiêu biểu, tinh tuý của vănhoá dân tộc, vì còn thiếu một yếu tố cơ bản là sự thẩm định của thời gian Xét
về mặt triết học thì quan hệ giữa văn hóa và di sản văn hóa là quan hệ củaphạm trù cái chung và cái riêng
Văn hóa là cái chung, di sản văn hóa là cái riêng Mọi yếu tố của di sảnvăn hóa đều là văn hóa, nhưng không phải mọi yếu tố của văn hóa đều là disản văn hóa, vì trong văn hóa còn nhiều yếu tố bị mai một trong dòng chảylịch sử, do không vượt qua đuợc thử thách của thời gian nên không được lưutruyền lại cho thế hệ sau thành di sản văn hóa, hoặc những yếu tố văn hóa mớiđược hình thành chưa được thẩm định của thời gian
Như vậy, di sản văn hoá nói chung rất đa dạng, phong phú, bao gồmcác yếu tố nhân văn (di tích lịch sử văn hoá, lễ hội, làng nghề, phong tụctập quán,…) nhưng cũng chứa đựng cả các yếu tố tự nhiên (rừng, núi, thác,
…)
1.1.2 Di tích lịch sử văn hóa
Di tích lịch sử - văn hóa không phải là toàn bộ hệ thống di sản văn hóadân tộc, nhưng là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống di sản đó Loạihình di sản hữu hình này trong một thời gian dài được coi là loại hình di sảnquan trọng nhất vì chúng dễ dàng nhận biết nhất so với các di sản vô hìnhkhác Tác giả Nguyễn Thị Kim Loan đưa ra khái niệm về di tích lịch sử văn
hóa như sau: “Di tích lịch sử văn hoá là những không gian vật chất cụ thể,
khách quan, trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử do tập thể hoặc
cá nhân hoạt động sáng tạo ra trong lịch sử để lại” [17; Tr.8] Khái niệm này
đã phân biệt di tích lịch sử văn hoá với các hình thái di sản vật thể khác nhưdanh thắng, cổ vật và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ
Trang 14Theo Luật di sản văn hóa được sửa đổi bổ sung năm 2009 của nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, một công trình được coi là di tích lịch
sử - văn hóa phải có một trong các tiêu chí: “Công trình xây dựng, địa điểmgắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước; côngtrình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc,danh nhân của đất nước; công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch
sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến; địa điểm có giá trị tiêubiểu về khảo cổ; quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúcđơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giaiđoạn lịch sử” [2; Tr.9]
Như vậy, di tích lịch sử - văn hóa là một công trình hay một địa điểmgắn với sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật củamột hay nhiều thời kỳ lịch sử của đất nước
1.1.3 Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
Trong cuốn Giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống và biến đổi của giáo
sư, tiến sĩ Ngô Đức Thịnh, khái niệm về bảo tồn được hiểu như là: “Những nỗlực nhằm gìn giữ các giá trị, bản sắc văn hóa tốt đẹp vốn có của mỗi dân tộc,quốc gia và bảo tồn là bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của sự vật hiện tượng theodạng thức vốn có của nó Bảo tồn là không để mai một, “không để bị thay đổi,biến hóa hay biến thái” Như vậy, trong nội hàm của thuật ngữ này, không cókhái niệm “cải biến”, “nâng cao” hoặc “phát triển” Hơn nữa, khi nói đốitượng bảo tồn “phải được nhìn là tinh hoa”, chúng ta đã khẳng định giá trịđích thực và khả năng tồn tại theo thời gian, dưới nhiều thể trạng và hình thứckhác nhau của đối tượng được bảo tồn" [16; Tr.9]
Bảo tồn nguyên vẹn văn hóa vật thể ở dạng “tĩnh” là vận dụng thànhquả khoa học kỹ thuật công nghệ cao, hiện đại đảm bảo giữ nguyên trạng hiệnvật như sự vốn có về kích thước, vị trí, đường nét màu sắc, kiểu dáng Khi cầnphục nguyên các di sản văn hóa vật thể cần sử dụng hiệu quả các phương tiện
Trang 15kỹ thuật như: đồ họa kỹ thuật vi tính công nghệ 3D theo không gian ba chiều; chụp ảnh; băng hình video; xác định thành phần chất liệu của di sản văn hóa
vật thể Sau khi tiến hành bảo tồn nguyên vẹn, phải so sánh đối chiếu số liệuvới nguyên mẫu đã được lưu giữ chi tiết để không làm biến dạng di sản vănhóa vật thể
Bảo tồn trên cơ sở kể thừa (bảo tồn trong dạng “động”) tức là bảo tồncác hiện tượng văn hóa trên cơ sở kế thừa Các di sản văn hóa vật thể sẽ đượcbảo tồn trên tinh thần giữ gìn những nét cơ bản của di tích, cố gắng phục chếlại nguyên trạng di sản văn hóa vật thể bằng nhiều kỹ thuật công nghệ hiện đại.Đối vói các di sản văn hóa phi vật thể, bảo tồn “động” trên cơ sở kế thừa là bảotồn các hiện tượng văn hóa đó ngay chính trong đòi sống cộng đồng Bởi lẽ,cộng đồng không những là môi trường sản sinh ra các hiện tượng văn hóa phivật thể mà còn là nơi tốt nhất để giữ gìn, bảo vệ, làm giàu và phát huy văn hóaphi vật thể trong đời sống xã hội theo thời gian Các hiện tượng văn hóa phi vậtthể tồn tại trong ký ức cộng đồng, nương náu trong tiếng nói, trong các hìnhthức diễn xướng, trong các nghi lễ, nghi thức, quy ước dân gian
Đó là việc xã hội thừa nhận các tài năng dân gian, tôn vinh họ trongcộng đồng, tạo điều kiện tốt nhất để trong hoàn cảnh có thể, để họ sống lâu,sống khỏe mạnh, phát huy được khả năng của họ trong quá trình bảo tồn vàphát huy các giá trị văn hóa truyền thống, cần phải phục hồi các giá trị vănhóa một cách khách quan, sáng suốt, tin cậy, chứ không thể chủ quan tùy tiện.Tất cả những giá trị văn hóa phi vật thể phải được kiểm chứng qua nhiềuphương pháp nghiên cứu có tính chất chuyên môn cao, có giá trị thực chứng,thuyết phục thông qua các dự án điều tra, suu tầm bảo quản, biên dịch và xuấtbản các dấu tích di sản văn hóa phi vật thể
1.2 Một số quan điểm về bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa.
Việt Nam là một quốc gia có hơn 54 dân tộc anh em cùng sinh sốngtrên dải đất hình chữ S Mỗi dân tộc đều góp phần vào nền văn hóa chung một
Trang 16sắc màu độc đáo, tạo nên một bức tranh về văn hóa Việt Nam phong phú và
đa dạng Có thể khẳng định văn hóa gắn liền với toàn bộ cuộc sống và sự pháttriển của xã hội Con người ra đời, trưởng thành là nhờ văn hóa, hướng tớitương lai cũng từ văn hóa Giá trị văn hóa của một dân tộc thể hiện bản sắccủa dân tộc ấy Những giá trị văn hóa của con người là thước đo trình độ pháttriển và thể hiện đặc tính riêng của mỗi dân tộc
Xác định tầm quan trọng của di sản văn hóa dân tộc, sau ngày đọc bảnTuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa 02/9/1945chưa đầy 3 tháng, ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số65/SL “Ấn định nhiệm vụ của Đông Phương Bác cổ Học viện” - sắc lệnh đầutiên của Nhà nước ta về việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc Sắc lệnh ra đờitrong hoàn cảnh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa non trẻ đang gặp vô vànkhó khăn về giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, đất nước đang ở trong tình thế
“ngàn cân treo sợi tóc” Sắc lệnh số 65/SL gồm các nội dung cơ bản như:Khẳng định việc bảo tồn cổ tích “là công việc rất quan trọng và rất cần thiếtcho công cuộc kiến thiết nước Việt Nam” (khái niệm “cổ tích” trong sắc lệnhngày nay được gọi là di sản văn hóa, gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sảnvăn hóa vật thể); Đông Phương Bác cổ Học Viện có nhiệm vụ bảo tồn cổ tíchtrong toàn cõi Việt Nam, thay thế cho Pháp Quốc Viễn Đông Bác cổ Học viện
bị bãi bỏ; Giữ nguyên các luật lệ về bảo tồn cổ tích đã có trước đây; “cấm pháhủy những đình, chùa, đền, miếu hoặc những nơi thờ tự khác, những cungđiện, thành quách cùng lăng mộ chưa được bảo tồn cấm phá hủy những bi ký,
đồ vật, chiếu sắc, văn bằng, giấy má, sách vở có tính cách tôn giáo hay không,nhưng có ích cho lịch sử mà chưa được bảo tồn”; “chính phủ công nhậnnguyên tắc những khoản trợ cấp hàng năm của toàn quốc, của mỗi kỳ hay mỗitỉnh cho Đông Phương Bác cổ Học viện Khi dự thảo ngân sách cho toànquốc, cho từng kỳ hay từng tỉnh, ông Bộ trưởng Bộ Tài chính, ông ủy viên tàichính mỗi kỳ, mỗi tỉnh phải dự tính khoản trợ cấp cho Đông Phương Bác cổ
Trang 17Học viện.
Trong điều 30, Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 1992 quy định rõ rằng: “Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển nền văn
hóa Việt Nam: dân tộc, hiện đại, nhân văn, kể thừa và phát huy những giá trí của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam, tư tưởng, đaọ đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp thu tỉnh hoa văn hóa nhân loại; phát huy mọi tài năng sáng tạo trong nhân dân Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp văn hóa Nghiêm cẩm truyền bá tư tưởng và văn hóa phản động, đồi trụy; bài trừ mề tín, hủ tục”.
Một văn bản quan trọng nữa ảnh hưởng đến việc bảo tồn và phát huy
giá trị các di sản văn hóa là Quy hoạch tổng thể Bảo tồn và Phát huy giá tri di
tích lịch sử văn hóa danh lam thẳng cảnh đến năm 2020 đã được Bộ Trưởng
Bộ Văn hóa Thông tin ký Quyết định phê duyệt sổ 1706/QĐ-BVHTT ngày
24/7/2001, kèm theo danh sách 32 di tích ưu tiên đầu tư chống xuống cấp vàtôn tạo
Như vậy, quan điểm đường lối của Đảng, chính sách của nhà nướctrong thời gian qua đã có tác dụng bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, ngănchặn tình trạng xuống cấp của di tích lịch sử, tác động mạnh mẽ đến sựnghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, tạođộng lực phát triển ngành du lịch “một ngành công nghiệp không khói” manglại lợi nhuận kinh tế cao Từ những quy định trên, Đảng ta đã vạch ra đườnglối cụ thể về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đàbản sắc dân tộc Đường lối này đã từng bước được cụ thể hóa và pháp lý hóaqua các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước và các cơ quan chức năng
Trang 18lớn với quy mô như hiện nay là đã được trùng tu và xây dựng thêm qua nhiềuthời đại [ A1; Tr.56]
Truyền thuyết kể rằng vào thời nhà Trần, ở làng Bối Khê có một ngườiphụ nữ nằm mộng thấy đức Phật giáng sinh, rồi có mang, sinh ra đứa con trai.Năm lên 9 tuổi, sau khi bố mẹ mất, người con trai ấy bỏ nhà vào tu ở chùaĐại Bi trong làng Lên 15 tuổi đi vân du khắp nơi, đến thôn Tiên Lữ, xã TiênPhương, (huyện Chương Mỹ, Hà Nội ngày nay), thấy cảnh đẹp, người xin yếtkiến và theo học kinh kệ với vị trưởng lão tu tại ngôi chùa trên núi Sau mườinăm học đạo, người thanh niên đó hiểu thấu mọi phép linh thông Vua Trầnnghe tiếng, sắc phong là Hòa Thượng, đặt hiệu là Đức Minh rồi mời về tu ởchùa trong kinh đô
Sau khi vị trưởng lão ở chùa Tiên Lữ viên tịch, Hòa thượng Đức Minhxin về làng dựng ngôi chùa mới Năm 95 tuổi, Sư ngồi vào một cái khám gỗ,
từ biệt đệ tử rồi siêu thoát Một trăm ngày sau, đệ tử mở cửa khám, kim quang
Sư bay mùi thơm nức, ngào ngạt gần xa Dân làng và đệ tử xây tháp để gìngiữ kim thân và tôn thờ là đức Thánh Bối
Trong thời gian qua, công tác quản lý di sản văn hóa chùa Trăm Giantại huyện Chương Mỹ đã được các cấp và các ngành quan tâm Tuy nhiên,công tác này vẫn còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc: Đã có thời gian cụthể năm 2012 nhiều di tích xuống cấp trầm trọng trong khi đó nguồn kinhphí nhà nước cũng như tại cơ sở các địa phương còn rất hạn hẹp, chế độ chongười trông coi trực tiếp tại di tích chưa có quy định cụ thể của thành phố;tình trạng tự ý xây dựng, tôn tạo và tu bổ làm kiến trúc không còn nguyêngốc đã xảy ra tại chùa Bên cạnh đó, việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương,đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới các làng, thôn,
… chưa được quan tâm; việc hưởng ứng tham gia bảo vệ, phát huy giá trị disản văn hóa trên địa bàn huyện của người dân còn hạn chế Vì vậy, hơn baogiờ hết, công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa chùa
Trang 19Trăm Gian thuộc huyện Chương Mỹ trong giai đoạn hiện nay cần được tăngcường và nâng cao hiệu quả hoạt động để đáp ứng cho nhân dân nhu cầucảm thụ văn hóa; nhu cầu nghiên cứu, tham quan du lịch của khách trong,ngoài nước, tạo nền móng vững bền góp phần xây dựng nền văn hóa ViệtNam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo đúng đường lối, chủ trương củaĐảng và Nhà nước.
Chùa Trăm Gian được coi là di sản văn hóa vô cùng độc đáo, là sảnphẩm văn hoá truyền thống của nhân dân Chương Mỹ nói riêng và là sản phẩmvăn hoá của dân tộc Việt Nam nói chung Chùa Trăm Gian mang đậm bản sắcphật giáo miền Bắc kết hợp hài hòa với tín ngưỡng dân gian cùng những giá trị
về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, chùa Trăm Gian không chỉ được coi là nơihành hương của các phật tử mà còn là điểm đến hấp dẫn của du khách gần xa.Chùa Trăm Gian là sản phẩm văn hoá truyền thống của nhân dân Chương Mỹnói riêng và là sản phẩm văn hoá của dân tộc Việt Nam nói chung
1.3.2 Kiến trúc
Qua nhiều thời đại tôn tạo, chùa Trăm Gian là di sản văn hóa với nhữngquần thể kiến trúc lịch sử - văn hóa độc đáo và có giá trị nghệ thuật cao khôngnhững của kiến trúc Phật Giáo mà còn là của văn hóa dân tộc Việt
Khi tới chùa du khách sẽ thấy trước mặt chùa là ao sen, đúng như kiếntrúc bao ngôi chùa khác là tiền thủy hậu sơn, gợi cho người ta cảm giác về
một cái đẹp rất gần gũi nhưng cũng không kém phần trang nghiêm Đi qua
cổng chùa là sân gạch có hai dãy hành lang ở hai bên, cuối sân là con đườnglên chùa, ngôi chính điện thấp thoáng giữa những rặng thông cổ thụ Cuốiđường gạch, phía bên phải lên nhà bia kỷ niệm, đi theo phía bên trái đến tamquan và gác chuông
Theo cách tính cứ 4 góc cột là một “gian”, thì chùa có 104 gian Tamquan nằm trên trục tâm của khu Tam bảo, gác chuông chùa Trăm Gian là mộttrong số ít gác chuông cổ còn lại đến nay, có nhiều hình chạm rồng xen lẫn
Trang 20mây lửa với kiến trúc mặt bằng vuông, hai tầng tám mái với nhiều hoa đaouốn hắt lên khiến công trình như một bông sen khổng lồ thanh thoát [ A3;Tr.58] Trên đỉnh gác chuông có ngũ long chầu nguyệt, ngoài ra trên tầng thápcòn chạm trổ hai con phượng hoàng trầu lư hương tất cả đều được chạm trổhết sức tinh xảo Đây là điển hình cho kiến trúc chuông đồng của thời TâySơn Phần cổ diêm lắp lan can chấn song con tiện, tạo cho bên trong thoángmát Đi tiếp lên đến thềm chùa, hoặc đi theo lối trái sân theo đường dọc hànhlang để vào sân trong của chùa với các khu nhà phụ (nhà khách, phòngtăng…) rồi lên khu Tam bảo từ phía sau nhà hậu đường.
Khu trung tâm chùa có các tòa nhà tiền đường, thiêu hương và thượngđiện kết hợp với nhau thành một nội thất thống nhất, dãy hành lang dài ở haibên ăn thông với tiền đường ở phía trước và hậu đường ở phía sau, quây lạithành một kiến trúc khép kín Ngoài ra, khoảng sân sau thượng điện trước hậuđường dựng tòa Phương đình treo cả trống và khánh, cũng là chỗ cho dukhách nghỉ chân ngắm cảnh xung quanh
Khu trước hoàn toàn là kiến trúc tôn giáo, phục vụ đời sống tâm linh,được quây kín, những hệ thống của bức màn phía trước thượng điện có thểđóng hoặc mở tùy ý, các khoảng sân ở trước các dãy hành lang và trước tòaPhương đình tuy đóng ngang nhưng lại mở dọc, có thể thông với nhau quacác cửa Nếu tính gian (gian nhà) theo kiểu truyền thống được phân ra bởi các
vì kèo, thì tòa tiền đường 7 gian, trong khi đó cùng chiều dài nhưng hậuđường bố trí thành 9 gian Thượng điện chỉ 3 gian nhưng mái trước kéo dài,
có tường bên kéo thẳng sang tiền đường
1.3.3 Nhân vật thờ phụng
Tượng Tuyết Sơn là Đức Thích ca hồi 29 tuổi dời hoàng cung lên núiHim Mã Lạc Sơn trên đỉnh có tuyết đóng quanh năm nên gọi là Tuyết Sơn tức
là núi tuyết, ngài tu khổ hạnh 6 năm liền sẵn sàng đón nhận cái chết thể xác
để hy vọng đạt được cái sống tinh thần vì thế thân thể rất gầy, nhưng đầu óc
Trang 21sáng láng Lúc này ngài chưa thành phật vẫn là người thường, sang năm thứ 7ngài thay đổi cách tu từ bỏ khổ hạnh, sau 49 ngày thì liền ngộ thành phật[ A4; Tr.59].
Tượng tướng quân Đặng Tiến Đông hay có tên gọi khác là Đặng TiếnGiản một tướng lĩnh thời Tây Sơn chỉ huy đạo quân tiến vào phía Nam ThăngLong Ngài sinh ngày mùng 2 tháng 5 năm Mậu Ngọ tức ngày 18/6/1728 tạihuyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội Năm 1763 Đặng Tiến Đông ra làm
quan thời Lê Trịnh Năm 1787 năm 48 tuổi Đặng Tiến Đông đã lội vào tận
Quảng Nam tìm đến công danh xin yết kiến Nguyễn Huệ Năm 1792 đến năm
1802 đô đốc Đông giữ chức đại tướng thống vũ, thắng vệ thiên hùng hiệu,hiện chưa rõ đô đốc Đặng Tiến Đông mất năm nào Mộ ông táng ở xứ ĐồngChê nay thuộc thôn Đồng Dền xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ, thành phố HàNội Đặng Tiến Đông được tạc tượng ở chùa ở ngay khi còn sống tươngtruyền giống ông đến mức khi rước tượng vào chùa người xem không phânbiệt được kiệu người hay kiệu tượng [ A5; Tr.59]
Tượng Đức thánh Bối theo truyền thuyết kể rằng vào thời nhà Trần, ởlàng Bối Khê có một người phụ nữ nằm mộng thấy đức Phật giáng sinh, rồi
có mang, sinh ra đứa con trai Năm lên 9 tuổi, sau khi bố mẹ mất, người contrai ấy bỏ nhà vào tu ở chùa Đại Bi trong làng Lên 15 tuổi, đến thôn Tiên Lữ,
xã Tiên Phương, (huyện Chương Mỹ , Hà Nội ngày nay), thấy cảnh đẹp,người xin yết kiến và theo học kinh kệ với vị trưởng lão tu tại ngôi chùa trênnúi Sau mười năm học đạo, người thanh niên đó hiểu thấu mọi phép linhthông Vua Trần nghe tiếng, sắc phong là Hòa Thượng, đặt hiệu là Đức Minhrồi mời về tu ở chùa trong kinh đô Sau khi vị trưởng lão ở chùa Tiên Lữ viêntịch, Hòa Thượng Đức Minh xin về làng dựng ngôi chùa mới Năm 95 tuổi,
Sư ngồi vào một cái khám gỗ, từ biệt đệ tử rồi siêu thoát Một trăm ngày sau,
đệ tử mở cửa khám, kim quang Sư bay mùi thơm nức, ngào ngạt gần xa Dânlàng và đệ tử xây tháp để gìn giữ kim thân và tôn thờ là đức Thánh Bối
Trang 22và thôn Thổ Nghĩa ( nay thuộc xã Tân Hòa, huyện Quốc Oai) [ A8; Tr.61].
Trong hội có rước kiệu thánh, thi cỗ chay, trình rối cạn; ngoài ra còn cócác trò vui như đánh cờ người [ A7; Tr.60], đấu vật, múa rối nước [ A6; Tr.60].Vào trước ngày hội, làng có dán bảng giấy hội ở nhiều nơi để mời khách thậpphương về dự Ngày mùng 4, bắt đầu vào giờ Thìn (từ 7-9 giờ sáng) các chânkiệu bắt đầu rước long kiệu từ trong chùa bước ra, long kiệu ra tới cửa Trungquan, đám rước phải đứng lại, chờ quan viên và các chân kiệu của xã giao hiếu
và đứng vào hàng ngũ chỉnh tề, đám rước mới bắt đầu di chuyển.Trong đám rước, xã đàn anh đi đầu, xã này thường là xã thờ thần sớm nhất, cóđông dân nhất, đồng thời cũng là xã đa tài nhất Các xã bạn cũng phái kiệu củamình tới hoặc phái một chân kiệu để thay vai khiêng kiệu cùng với xã chủ nhà
Đi đầu là hai lá cờ “Tiết Mao,” tiếp đến là 5 cờ đuôi nheo gọi là cờ ngũ hành:kim, mộc, thủy, hỏa, thổ và những lá cờ vuông: đen, trắng, vàng, đỏ, xanh Sau
đó là 4 lá cờ tứ linh: Long, Ly, Quy, Phượng Người cầm cờ đội nón có chópnhọn hoặc chít khăn tai chó, thắt lưng bó que xanh đỏ, chân đi xà cạp
Sau cờ là trống cái và chiêng đều có người khiêng và lọng che Trốngcái do Thủ hiệu đánh bằng chiếc dùi sơn son thếp vàng Khi đi rước, Thủ hiệuđánh một tiếng trống, lại đánh một tiếng chiêng Tiếng trống thúc giục, tiếngchiêng trầm hùng, ngân nga như tiếng của ngàn xưa vọng về Sau đoàn trống
và chiêng là sự diễu hành của đôi ngựa bạch, đôi ngựa hồng và đôi voi Dướichân những con vật linh thiêng này có những bánh xe lăn Mỗi con vật đềuđược che lọng và có một chiến binh đi bên cạnh Hai chiếc tán thêu Long,Phượng đi trước mở đường cho các chấp kích lang nai nịt, mang lộ bộ, kim
Trang 23qua, phủ việt, chùy đồng Đi hai bên là những chàng trai dũng cảm, xôngpha trận mạc khi xưa, ở giữa họ là một quan viên mặc áo thụng xanh, có lọngche, mang một chiếc biển có phủ vải đỏ ghi dòng chữ: “Thượng đẳng tối linhthần” (thánh tối linh hạng nhất) Theo sau là một ông già có dáng tiên phongđạo cốt, mặc áo thụng độ màu tía, vái lá cờ “vía” Cờ bằng vóc đỏ viền vàng
có thêu chữ “Lệnh” Lá cờ này cũng được lọng che Đó là lệnh của thần linh.Thỉnh thoảng cờ lệnh được phất lên dồn dập, nhắc lại thời chinh chiến oaihùng của thần Tiếp tục là màn gươm tuốt trần do ba người điều khiển ĐếnPhường bát âm gồm 8 nhạc cụ, phát ra từ 8 hệ thống âm thanh của 8 vật liệukhác nhau thường có mấy điệu Lưu Thủy, Hành Vân, Ngũ Đối trong suốtcuộc rước Sau phường bát âm là Long đình có 4 người khiêng, trong bàyhương án, ngũ quả đỉnh trầm và bát hương có cắm những nén hương đangcháy nghi ngút Hai bên Long đình có tàn, quạt, lọng Đoàn rước Long đìnhgồm những chàng trai ăn mặc theo kiểu khố bao khăn vắt, quần áo có nẹpxanh đỏ, bó xà cạp đen, người cầm cờ, người cầm trống khẩu và cầm cảnh.Thỉnh thoảng họ lại đánh lên một hồi trống và một hồi cảnh Tiếp đến là haiLong kiệu bát cống của Đức Thánh ông và Đức Thánh bà Những ngườikhiêng kiệu, đầu chít khăn xanh, mặc quần xanh, thắt lưng bao vàng, đi ủng.Các bô lão, các quan viên đi hộ giá kiệu đều mặc áo thụng, khăn xếp Khôngkhí tưng bừng náo nhiệt, hương khói mù mịt, tiếng chiêng trống, đàn sáo nổilên làm cho mọi người như say rượu Thỉnh thoảng, những chàng trai khiêngkiệu lại đi nhanh, tăng tốc độ và reo vang lên, mỗi lần như vậy theo cách gọinôm na của nhân dân gọi là kiệu bay Đám rước đi vòng quanh xóm chùa rồitrở về chùa và bắt đầu có những cuộc tế lễ Khi đám rước ngừng lại trướccổng chùa, người ta tổ chức các cuộc vui chơi, mở hội Có phường hát Rô ởQuốc Oai đến, phường chèo Tàu từ Đan Phượng sang Có cả đặc sản “Xẩmchợ” Hà Đông
Những hoạt động lễ hội trên cho thấy, giữa phật giáo với tín ngưỡng
Trang 24dân gian của người Việt tại chùa Trăm Gian có sự kết hợp hài hòa và cũng đãxuất hiện yếu tố của thuyết Âm Dương Ngũ Hành cũng như sự ảnh hưởng củaĐạo giáo Điều này góp phần làm cho lễ hội mang đậm yếu tố trí tuệ Theođánh giá của Giáo sư Trần Lâm Biền – chuyên gia nghiên cứu về tín ngưỡngViệt Nam, chùa Trăm Gian mang giá trị lịch sử, tôn giáo, kiến trúc và nghệthuật vô cùng quan trọng Có thể vì lẽ này mà ngôi chùa cổ tự gần ngàn nămtuổi này luôn vọng lại nhiều âm thanh và màu sắc điển hình của một quá khứ
xa xưa với những nét hùng tráng mang đậm bản sắc của dân tộc Việt Nam
1.4 Giá trị cơ bản của di sản văn hóa chùa Trăm Gian
1.4.1 Giá trị lịch sử
Mang trong mình những những nét đặc biệt không những về kiến trúc,
ý nghĩa tôn giáo tín ngưỡng, di sản văn hóa chùa Trăm Gian là sản phẩm tinhthần gắn với cộng đồng người dân xã Tiên Phương Tại đây lưu giữ lịch sử vềnhững người đã khai sinh, xây dựng chùa, những anh hùng dân tộc gắn vớilịch sử địa phương Từ đó có thể thấy đạo lý truyền thống ‘’Uống nước nhớnguồn’’ luôn hiện hữu trong mỗi người dân huyện Chương Mỹ
Những giá trị chùa Trăm Gian đã giúp nhân dân địa phương nhận thức,hiểu và trở thành một nhân cách tích cực, đóng góp vào sự phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước, biểu hiện như nguồn lực gián tiếp, tác động vào sự pháttriển giá trị lịch sử xây dựng đất nước
1.4.2 Tín ngưỡng tôn giáo
Từ những giá trị vật thể và phi vật thể được lan tỏa, trao truyền bao đờitại di sản văn hóa chùa Trăm Gian đã giúp người dân có lòng tin bằng sự tônkính, tưởng niệm và tôn vinh những vị anh hùng có công với đất nước, mangtính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng tiêu biểu đã làm cho những giátrị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội tại địa phương ngày càng đượcphát triển sâu, đậm nét hơn Chùa là nơi thực hiện hoạt động tín ngưỡng củacộng đồng dân cư bởi những lễ nghi và tổ chức theo một cơ cấu nhất định
Trang 25được Nhà nước công nhận.
1.4.2 Giáo dục nhận thức
Không chỉ được coi là tài sản có giá trị giáo dục truyền thống văn hóalịch sử tinh thần yêu nước cho nhân dân mà những giá trị di sản văn hóa tạichùa Trăm Gian còn góp phần giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ một nguồnlực to lớn góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Di sản văn hóachùa Trăm Gian thể hiện rõ vai trò là một bộ phận rất quan trọng của nền vănhóa địa phương nói riêng và của dân tộc nói chung; là chứng tích cho sự pháttriển văn hóa của cộng đồng địa phương Thúc đẩy trách nhiệm cũng nhưnhận thức của nhân dân hiểu được giá trị cũng như sự quan trọng của mìnhvừa là chủ nhân, vừa là lực lượng nòng cốt để cùng nhau chung tay xây dựng
di sản văn hóa chùa Trăm Gian ngày một tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộcđúng với ý nghĩa văn hóa của chùa từ bao đời nay
để có thể đưa ra những chính sách văn hóa phù hợp, những lối đi chuẩn chỉnh,nhằm thúc đẩy sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đàbản sắc dân tộc cùng với quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa Từ đó ta càng nhận định rõ hơn vị trí quan trọng của
di sản văn hóa chùa Trăm Gian bởi vậy, việc bảo tồn và phát huy giá trị di sảnvăn hóa chùa Trăm Gian là hết sức cần thiết và quan trọng đối với sự tồn tại
và phát triển văn hóa huyện Chương Mỹ nói riêng và phát triển văn hóa đậm
Trang 26đà bản sắc dân tộc nói chung
Trong chương 1, tác giả đã trình bày các khái niệm về di sản văn hóa,
di tích lịch sử văn hóa và lễ hội chùa Trăm Gian, tổng quan về chùa TrămGian, những giá trị tiêu biểu của di sản văn hóa chùa Trăm Gian Qua đó phầnnào làm nổi bật những giá trị văn hóa của di tích cũng như hiểu biết về conngười và văn hóa nơi đây Vì vậy cần định hướng tìm hiểu về bảo tồn và pháthuy giá trị di sản văn hóa chùa Trăm Gian ở chương 2
Trang 27Chương 2.
THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA CHÙA TRĂM GIAN XÃ TIÊN PHƯƠNG, HUYỆN CHƯƠNG
MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1 Bộ máy tổ chức quản lý chùa Trăm Gian
2.1.1 Bộ máy quản lý
Hiện tại Ban Quản lý di sản văn hóa chùa Trăm Gian huyện Chương
Mỹ thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa được ưu tiên hàngđầu trong vấn đề điều hành và tổ chức các hoạt động văn hóa thu hút đượcđông đảo người dân trên địa bàn thành phố, và lượt người thăm quan đôngđảo du khách trong và ngoài nước tham gia vào lễ hội, góp phần phát triển dulịch của huyện riêng cũng như của thành phố nói chung
Ban quản lý di sản văn hóa chùa Trăm Gian huyện Chương Mỹ là đơn
vị sự nghiệp thuộc thành phố Hà Nội, có chức năng quản lý và tổ chức cáchoạt động, công tác bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa chùa Trăm Gian.Ban quản lý di sản văn hóa huyện Chương Mỹ phối hợp với phòng văn hóathông tin xã tổ chức các hoạt động tín ngưỡng tại khu di tích lịch sử chùaTrăm Gian Ban quản di sản văn hóa chùa tại Trăm Gian thực hiện một sốnhiệm vụ khác theo chỉ đạo của thành phố
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ Ban quản lý di sản chùa Trăm Gian Chức năng: Gìn giữ giá trị lịch sử, bảo tồn giá trị di sản văn hóa vật thể
và phi vật thể không để bị mai một, thay đổi, đồng thời khẳng định giá trị đíchthực khả năng tồn tại của chùa Trăm Gian theo thời gian, lưu giữ những giátrị về di vật, cổ vật, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tín ngưỡng tâm linh
của cá nhân và cộng đồng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
Ban quản lý di sản văn hóa chùa Trăm Gian đẩy mạnh công tác bảo
tồn, phát huy các giá trị văn hóa chùa Trăm Gian góp phần giữ gìn, bảo tồn,đồng thời tuyên truyền, quảng bá hình ảnh chùa Trăm Gian, của huyện
Trang 28Chương Mỹ với người dân cả nước cũng như du khách quốc tế
Chùa chiếm một vị trí vô cùng quan trọng, là vật chứng gắn bó với sựnghiệp của anh hùng dân tộc Đặng Tiến Đông, ngoài ra những tác phẩm nghệthuật ở chùa như: tượng Tuyết Sơn,Tháp chuông mang tên Quảng Nghiêm cổ
tự đúc năm Cảnh Thịnh thứ hai là điển hình của chuông đồng thời Tây Sơn,bốn bức tranh cổ "Thập điện Diêm Vương" tương đương với niên đại lịch sửchùa Trăm Gian, mặc dù có hàng trăm bộ tranh "Thập điện DiêmVương"[ A2; Tr.58] được sáng tạo bởi hàng trăm tác giả nhưng bộ tranh ởchùa Trăm Gian thuộc loại cổ và quý nhất, từ đó đã góp phần làm nên giá trịtâm linh, làm nên những giá trị văn hóa tâm linh cho ngôi chùa nghìn tuổinày
Với nhiệm vụ: Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạtđộng bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa chùa Trăm Gian Gắn tráchnhiệm của chính quyền, các tổ chức đoàn thể và người dân trong việc bảo tồn
và phát huy giá trị di sản văn hóa tại chùa Thực hiện tuyên truyền giáo dụcpháp luật cho người dân, đề cao vai trò của nhân dân trong việc tham gia quản
lý di sản văn hóa địa phương cụ thể là chùa Trăm Gian
Ban quản lý di sản văn hóa chùa phải tích cực kiểm tra, đôn đốc, nhắcnhở, xử lý nghiêm những hành vi cố ý vi phạm di sản văn hóa tại chùa TrămGian, hoàn thiện cơ chế chính sách về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trênđịa bàn thành phố, tạo môi trường văn hóa lành mạnh cho sự phát triển kinh tế
Trang 29Ban quan lý di sản văn hóa chùa Trăm Gian nỗ lực duy trì và phát triểncác làng nghề truyền thống bằng nhiều hình thức và đẩy mạnh quảng bá cácsản phẩm tại địa phương; góp phần đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo tồn vàphát huy giá trị di sản văn hóa Việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa khôngchỉ là trách nhiệm của ngành văn hóa mà là trách nhiệm của mọi cấp, mọingành, mọi tổ chức kinh tế, xã hội và mọi tầng lớp nhân dân Ban quan lý disản văn hóa chùa Trăm Gian còn tạo mọi điều kiện mở rộng nguồn đầu tưkhai khác về tiềm năng vật lực và tài lực trong xã hội tham gia bảo tồn vàphát huy di sản văn hóa theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làmđồng thời tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho côngtác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa; kết hợp giữa đầu tư, tôn tạo disản, danh lam thắng cảnh với khai thác phát triển du lịch Từ đó Ban quản lýphát huy vai trò của hệ thống thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền,giáo dục kiến thức về Luật di sản văn hóa đến từng người, từng gia đình Banquản lý còn chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ quản lý, chuyênmôn làm nhiệm vụ bảo tồn di sản văn hóa; mở các lớp tập huấn về chuyênmôn nghiệp vụ cho cán bộ văn hóa cơ sở về lĩnh vực bảo tồn và phát huy di
sản văn hóa
2.2 Thực trạng bảo tồn giá trị di sản văn hóa chùa Trăm Gian 2.2.1 Công cuộc trùng tu chùa Trăm Gian
Được khởi công từ thời Lý và đến nay, chùa Trăm Gian đã được trùng
tu nhiều lần Trong tiến trình lịch sử, các triều đại phong kiến đều tiến hànhnhiều hoạt động tu bổ, tôn tạo chùa với những mức độ khác nhau Do mưanắng, thiên tai, kiến trúc của chùa trở nên mục nát và đến thời Mạc, chùa đãđược tái dựng Từ sau khi giải phóng Miền Nam, đất nước thống nhất, lầnphục dựng gần như hoàn toàn này, chỉ còn giữ lại được một số pho tượng
La Hán và 10 bức phù điêu (được làm từ thời Nguyễn) Hệ thống tượng ởđây đầy đủ cho một Phật điện thông thường, từ Tam thế đến Hộ pháp Đặc
Trang 30biệt Tuyết Sơn bố cục tương tự pho Tuyết Sơn chùa Tây Phương, song cácđường gân và mạch máu lại nổi lên rất rõ, làm bằng gỗ mít sơn đen Tuysửa chữa rất nhiều hạng mục nhưng đợt trùng tu năm 1987 vẫn được giữnét kiến trúc thời Nguyễn.
2.2.2 Quá trình hoàn thiện việc bảo tồn chùa Trăm Gian
Sau những sai lầm từ cuộc trùng tu di sản văn hóa chùa Trăm Gian cuốinăm 2012, các cơ quan quản lý văn hóa đã khẩn trương vào cuộc, khắc phụcsai phạm Ngày 27/8/2012, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch đã gửi văn bảo yêucầu Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội xử lý những sai phạm tại chùa TrămGian Lãnh đạo huyện Chương Mỹ đã nhận tách nhiệm về sai sót trong côngtác chỉ đạo và khẳng định, những sai lầm trong hoạt động trùng tu tại chùaTrăm Gian là bài học kinh nghiệm quý báu cho công tác quản lý nhà nước về
di sản văn hóa địa phương [ A9; Tr.61]
Sau hai năm sửa sai trong hoạt động trùng tu và tôn tạo, theo Thông tấn
xã Việt Nam, ngày 18/11/2014, Sở Văn hóa thể thao và du lịch Hà Nội phối
hợp với Ủy ban nhân dân huyện Chương Mỹ công bố hoàn thành công trình
tu bổ, tôn tạo chùa Trăm Gian Các hạng mục được tu bổ, tôn tạo gồm nhà Tổ,gác Khánh, bậc cấp sân trước Tiền đường và nhà thiêu hương Thượng điệnvới tổng mức đầu tư trên 14,6 tỷ đồng Những chi tiết tôn tạo đều được thicông đúng thiết kế, tuân thủ nghiêm túc những quy định của quy chế tu bổ,phục hồi di tích Quan trọng nhất, các hạng mục được tu bổ gắn sát vớinguyên gốc Một số cấu kiện cũ có giá trị của gác Khánh được lắp đặt đúng vịtrí ban đầu [10; Tr.25]
Đầu năm 2015, những sai phạm mới tại di tích lịch sử chùa Trăm Gian
đã được các cơ quan chức năng phát hiện kịp thời Cuối tháng 9/2015, BộVăn hóa thể thao và du lịch đã cử đoàn Thanh tra do ông Phạm Xuân Phúc(Phó chánh thanh tra) dẫn đầu đến lập biên bản và yêu cầu trả lại nguyêntrạng cho cảnh quan di sản văn hóa chùa Trăm Gian Để đảm bảo nguyên
Trang 31trạng và ý nghĩa văn hóa di sản chùa Trăm Gian, Sở đã yêu cầu nhà chùa phốihợp cùng chính quyền địa phương chỉnh trang lại những hạng mục gây mấtthẩm mỹ Theo đó, nhà chùa cần phải tiến hành bóc bỏ các kiến trúc cấy ghép,mái tre, mái vẩy và rà soát lại những nội dung tu sửa theo hồ sơ đã được cáccấp có thẩm quyền phê duyệt Theo văn bản số 147/SVHTTDL-QLDT ngày15/12/2014 Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội cũng yêu cầu việc tu sửacấp thiết vườn tháp, mái nhà ni Theo đó, Sở đề nghị Ủy ban nhân dân huyệnChương Mỹ chỉ đạo các phòng ban chức năng, Ủy ban nhân dân xã TiênPhương và trụ trì thực hiện các nội dung:
Thứ nhất Tháo dỡ, tổ chức di chuyển toàn bộ nhà xưởng và các cấu
kiện gỗ sơ chế ra ngoài khu vực di tích chùa Trăm Gian, tổng vệ sinh sạch sẽ
và đảm bảo môi trường khu vực di tích trong tháng 9 năm 2015
Thứ hai có kế hoạch tôn tạo, chỉnh trang, bóc bỏ các kiến trúc cấy
ghép, mái che, mái vẩy tại di tích; bố cục lại các hạng mục phụ trợ để đảmbảo việc phát huy giá trị di tích, rà soát các nội dung tu sửa theo hồ sơ đãđược cấp có thẩm quyền phê duyệt
Thứ ba bên cạnh đó, tăng cường công tác quản lý tại di tích chùa Trăm
Gian, cử cán bộ chuyên môn hướng dẫn nhà chùa thực hiện nghiêm túc côngtác quản lý, trông nom giữ gìn di tích, đảm bảo vệ sinh môi trường theo đúngquy định của pháp luật
Thứ tư các cơ quan chức năng ở địa phương báo cáo về Sở Văn hóa
Thể Thao và Du Lịch Hà Nội trước ngày 5/10/2015 [15; Tr.26]
Có thể thấy, sau những sự cố bất cập trong công tác quản lý và bảo tồn
di sản văn hóa chùa Trăm Gian cuối năm 2012 tại huyện Chương Mỹ, Sở Vănhóa Thể thao và Du Lịch Hà Nội cùng các cơ quan, ban ngành địa phương đãkịp thời rút kinh nghiệm và có được những bài học quý giá Do đó, khi nhữngsai phạm tiếp theo ở di tích chùa Trăm Gian xảy ra vào cuối năm 2014 đầunăm 2015, huyện Chương Mỹ đã có những biện pháp khắc phục kịp thời
Trang 32Dưới sự chỉ đạo quan tâm, vào cuộc chặt chẽ, nghiêm túc thực hiện nhữngbiện pháp của các cấp chính quyền đề ra đến nay năm 2017, giá trị di sản vănhóa chùa Trăm Gian đã được bảo tồn và phát huy theo chiều hướng tích cựcbằng những phương thức phù hợp.
Lễ hội truyền thống tại di sản văn hóa chùa Trăm Gian hiện nay đangđược quan tâm đầu tư đúng mức Xác định đây là lễ hội lớn của huyện, là dịp
để thu hút du khách trong và ngoài nước biết đến huyện Chương Mỹ nêntrong thời gian qua, các cấp, các ngành, các địa phương trong huyện Chương
Mỹ đã tích cực chuẩn bị các điều kiện, công việc cho lễ hội Do đó, việc tổchức lễ hội mang quy mô cấp huyện nhưng đã thu hút sự tham gia của cáccấp, các ngành, các đoàn thể, các thành phần kinh tế và nhân dân trong, ngoàihuyện theo hướng đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động tổ chức lễ hội
Thông qua việc tổ chức lễ hội truyền thống hàng năm, huyện Chương
Mỹ đã xác định phải tổ chức tốt các hoạt động cả phần lễ và phần hội nhằmbảo tồn, kế thừa và phát huy truyền thống lịch sử văn hóa của dân tộc, tuyêntruyền, giáo dục truyền thống dụng nước, giữ nước của các bậc tiền nhân chocác thế hệ con cháu, nhất là thế hệ trẻ Thông qua việc tổ chức lễ hội truyềnthống vào dịp đầu năm còn nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi trongnhân dân, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước thực hiện thắng lợi nhiệm vụphát triển kinh tế, xã hội
Để có một lễ hội diễn ra đảm bảo các yếu tố: trang trọng, ấn tượng, antoàn và hiệu quả, Ban tổ chức lễ hội của huyện đã phân công nhiệm vụ cụ thểcho từng thành viên ban tổ chức, thành lập các tiểu ban với sự tham gia đầy
đủ các cấp, các ngành, đoàn thể, địa phương trong huyện nhằm đảm bảo mọicông việc chuẩn bị cho lễ hội được đầy đủ, chu đáo Trong đó, công tác xâydựng nếp sống văn minh trong hoạt động lễ hội được huyện hết sức quan tâm.Cùng với việc đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhândân khi tham gia lễ hội đến việc phục vụ lễ hội và triển khai hoạt động du lịch,
Trang 33dịch vụ tại lễ hội, Đảng bộ huyện Chương Mỹ đã chỉ đạo các đơn vị tham gia lễhội triển khai thực hiện tốt việc đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường,tăng cường công tác kiểm tra, kiên quyết xử lý các vi phạm như: bói toán, xócthẻ nhằm đảm bảo nếp sống văn minh, ngăn chặn tình trạng mê tín dị đoan,hướng người dân tham gia vào các hoạt động văn hóa lành mạnh
Qua những năm tổ chức lễ hội, chưa có năm nào để xảy ra tình trạngđáng tiếc như trộm cắp, gây lộn, tai nạn giao thông ảnh hưởng xấu đến tìnhhình an ninh trật tự trên địa bàn Lễ hội truyền thống tại chùa Trăm Gian là sựkiện văn hóa lớn của huyện, mang sắc thái đặc trưng của văn hóa vùng đồngbằng Bắc Bộ nên các hoạt động của lễ hội phải đảm bảo trang trọng, ấntượng, an toàn và hiệu quả Nội dung hoạt động trong lễ hội phong phú, hấpdẫn, thiết thực, mang đậm bản sắc truyền thống, nét độc đáo của đất nước vàcon người huyện Chương Mỹ thân thiện và mến khách
Lễ hội hàng năm được tổ chức có sự tham gia của các cấp, các ngành,các đoàn thể, các thành phần kinh tế và nhân dân trong, ngoài huyện theo xuhướng xã hội hóa lễ hội Đây cũng là xu hướng mà nhiều địa phương trong cảnước có lễ hội đang hướng tới thực hiện theo chủ trương của Nhà nước nhằmgiảm thiểu chi phí cho ngân sách, huy động sự tham gia, đóng góp của ngườidân, các thành phần kinh tế vào việc tổ chức các hoạt động của lễ hội, nhất làcác hoạt động của phần hội Ngay trong địa bàn huyện, các hoạt động của lễhội cũng do các đoàn thể, địa phương đảm nhiệm như: lễ rước nước, các độirước kiệu, các đội tế lễ cổ truyền do nhân dân tại xã Tiên Phương thực hiện.Thi mâm ngũ quả do Hội Phụ nữ huyện chủ trì; thi cờ tướng do Hội Cựuchiến binh huyện tổ chức
Việc huy động được sự tham gia của các tổ chức, cá nhân, người dânvào việc tổ chức các hoạt động lễ hội cũng chính là nhằm nâng cao chất lượnghưởng thụ các giá tri văn hóa của lễ hội cho người dân, chia sẻ trách nhiệmcủa mỗi người dân về ý thức giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa tiêu biểu