SKKN Một số biện pháp PTNN cho trẻ 2436 tháng thông qua hoạt động NBTN mọi lúc mọi nơi SKKN Một số biện pháp PTNN cho trẻ 2436 tháng thông qua hoạt động NBTN mọi lúc mọi nơi SKKN Một số biện pháp PTNN cho trẻ 2436 tháng thông qua hoạt động NBTN mọi lúc mọi nơi SKKN Một số biện pháp PTNN cho trẻ 2436 tháng thông qua hoạt động NBTN mọi lúc mọi nơi SKKN Một số biện pháp PTNN cho trẻ 2436 tháng thông qua hoạt động NBTN mọi lúc mọi nơi SKKN Một số biện pháp PTNN cho trẻ 2436 tháng thông qua hoạt động NBTN mọi lúc mọi nơi SKKN Một số biện pháp PTNN cho trẻ 2436 tháng thông qua hoạt động NBTN mọi lúc mọi nơi SKKN Một số biện pháp PTNN cho trẻ 2436 tháng thông qua hoạt động NBTN mọi lúc mọi nơi SKKN Một số biện pháp PTNN cho trẻ 2436 tháng thông qua hoạt động NBTN mọi lúc mọi nơi SKKN Một số biện pháp PTNN cho trẻ 2436 tháng thông qua hoạt động NBTN mọi lúc mọi nơi SKKN Một số biện pháp PTNN cho trẻ 2436 tháng thông qua hoạt động NBTN mọi lúc mọi nơi
Trang 1I LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã nói: “Tiếng nói là thứ
của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc, chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó”
Ngôn ngữ có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ
em Ngôn ngữ là phương tiện giữ gìn bảo tồn, truyền đạt và phát triển những kinh nghiệm lịch sử, phát triển xã hội của loài người Trẻ em sinh ra đầu tiên là những cơ thể sinh học, nhờ có ngôn ngữ là phương tiện giao lưu bằng hoạt động tích cực của mình, dưới sự giáo dục và dạy học của người lớn để trẻ em dần dần chiếm lĩnh được những kinh nghiệm lịch sử xã hội của loài người, và biến nó thành cái riêng của mình Trẻ em lĩnh hội ngôn ngữ sẽ trở thành những chủ thể có ý thức, lĩnh hội kinh nghiệm của loài người, xây dựng xã hội ngày càng phát triển hơn
Ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tư duy, là công cụ hoạt động trí tuệ và
là phương tiện để giáo dục tình cảm, thẩm mỹ cho trẻ Như vậy ngôn ngữ có vai trò
to lớn đối với xã hội và đối với con người Vấn đề phát triển ngôn ngữ một cách có
hệ thống cho trẻ ngay từ nhỏ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng
Là một giáo viên mầm non trực tiếp dạy trẻ 24-36 tháng tuổi, tôi luôn có những suy nghĩ trăn trở làm sao để dạy các cháu phát âm chuẩn, chính xác, đúng Tiếng Việt Vì thế tôi đã dạy trẻ thông qua các môn học khác nhau và dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi, và qua các hoạt động hàng ngày của trẻ, từ đó trẻ khám phá về mọi sự vật hiện tượng, về thế giới xung quanh trẻ, để trẻ phát triển tư duy một cách toàn diện Tôi thấy mình cần phải đi sâu tìm hiểu kỹ vấn đề này để từ đó rút ra nhiệm vụ giáo dục cho phù hợp với yêu cầu phát triển của lứa tuổi Chính vì vậy nên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua hoạt động nhận biết tập nói mọi lúc mọi nơi" nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đối với chương trình GDMN mới hiện nay
- Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, các cấp lãnh đạo, các ban ngành và hội cha mẹ học sinh, đã tạo điều kiện và cung cấp trang thiết bị cơ sở vật chất tương đối đầy đủ cho lớp học
- Bản thân đã tốt nghiệp đại học sư phạm mầm non, đã công tác lâu năm nên
có nhiều kinh nghiệm, góp phần thuận tiện trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ
- Trẻ cùng một độ tuổi nên thuận lợi trong việc soạn giảng
- Đa số trẻ đi học đều
- Đa số phụ huynh đồng tình ủng hộ, sẳn sàng hợp tác khi giáo viên làm công tác tuyên truyền vận động cách chăm sóc và giáo dục trẻ, sưu tầm đồ dùng đồ chơi
2 Khó khăn:
- Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học của trẻ, chưa phối hợp với giáo viên để cùng nhau chăm sóc giáo dục trẻ
Trang 2- Từ những thuận lợi và khó khăn trên nên giáo viên đã tổ chức khảo sát trẻ đầu năm để có kế hoạch và phương pháp, biện pháp giảng dạy phù hợp với tập thể
và từng cá nhân trẻ
*Cụ thể qua khảo sát đầu năm như sau: ( Tổng số trẻ trong lớp: 26 trẻ )
Phân loại kỹ năng
Kỹ năng nghe, hiểu ngôn
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là giáo dục kỹ năng nghe, hiểu ngôn ngữ và phát
âm, phát triển vốn từ, dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, giáo dục văn hoá giao tiếp bằng lời nói Ngoài ra ngôn ngữ còn là phương tiện phát triển thẩm mỹ, tình cảm, đạo đức Đặc biệt nhờ có ngôn ngữ mà trẻ dễ dàng tiếp nhận những chuẩn mực đạo đức của xã hội và hoà nhập vào xã hội tốt hơn Chính vì vậy
mà trong quá trình dạy trẻ tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp dạy trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động sau:
a Giờ đón trẻ:
Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẽ, lôi cuốn trẻ tới trường tới lớp, cô phải thật gần gũi, tích cực trò chuyện với trẻ Vì trò chuyện với trẻ là hình thức đơn giản nhất để cung cấp vốn từ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là ngôn ngữ mạch lạc Bởi qua cách trò chuyện với trẻ, cô mới có thể cung cấp, mở rộng vốn từ cho trẻ
VD: Với chủ đề "Mẹ và những người thân yêu" cô trò chuyện với trẻ về gia đình của trẻ như:
+ Gia đình con có những ai?
+ Trong gia đình ai yêu con nhất?
+ Mẹ yêu con như thế nào?
+ Buổi sáng ai đưa con đi học?
+ Bố con đưa con đi học bằng phương tiện gì?
- Như vậy khi trò chuyện với cô trẻ tự tin vào vốn từ và ngôn ngữ của mình, nhờ đó mà vốn từ của trẻ được mỡ rộng và phát triển hơn
Trang 3- Ngoài ra trong giờ đón - trả trẻ, tôi luôn nhắc trẻ về nhà biết chào ông, bà,
bố, mẹ như vậy trẻ có thói quen lễ phép
Trong một giờ hoạt động chung trẻ không thể phát triển ngôn ngữ một cách toàn diện được mà phải thông qua các hoạt động khác trong đó có hoạt động góc Đây có thể coi là một hình thức quan trọng nhất, bởi giờ chơi có tác dụng rất lớn trong việc phát triển vốn từ, đặc biệt là tích cực hoá vốn từ cho trẻ Thời gian chơi của trẻ chiếm nhiều nhất trong thời gian trẻ ở nhà trẻ, là thời gian trẻ được chơi thoải mái nhất Trong qúa trình trẻ chơi sử dụng các loại từ khác nhau, có điều kiện học và
sử dụng các từ có nội dung khác nhau
VD1: Trò chơi trong góc "Thao tác vai” trẻ được chơi với búp bê và khi trẻ
chơi sẽ giao tiếp với bạn và với đồ chơi bằng chính ngôn ngữ của mình:
+ Bác đã cho em ăn chưa? (Chưa ạ)
+ Khéo kẻo bột đổ ra áo em nhé! ( Vâng ạ)
+ Ngoan nào chị cho em ăn nhé!
+ Bột vẫn còn nóng để chị thổi cho nguội đã! (Giả vờ thổi cho nguội)
+ Em ăn giỏi rồi chị đem đi chơi nhé!
+ Em ăn ngoan rồi về mẹ thương nhé!
- Qua giờ chơi cô không những dạy trẻ kỹ năng sống mà còn dạy trẻ nghe, hiểu, giao tiếp cùng nhau và trao cho nhau những tình cảm yêu thương, gắn bó của con người
Trang 4
VD2: Trong góc “Bé hoạt động với đồ vật” ở chủ đề “Bé có thể đi khắp nơi
bằng phương tiện gì" bằng đồ dùng tự tạo đó chính là những khối gỗ (khối vuông, khối chữ nhật, hình tròn) đã sơn màu sắc khác nhau tôi sẽ hỏi trẻ bằng các câu hỏi như sau:
+ Hưng ơi, con đang xếp gì vậy? ( Con đang xếp tàu hỏa ạ)
+ Con xếp tàu hỏa bằng gì đấy? (Con xếp bằng các khối ạ)
+ Con đã xếp được gì đây rồi? (Toa tàu ạ)
+ Tàu có nhiều hay ít toa nào? (Có nhiều toa tàu)
+ Tàu hỏa chạy ở đâu con? (Chạy trên đường bộ ạ)
VD3: Trong góc “Bé hoạt động với đồ vật” ở chủ đề “Mùa hè đến rồi" củng
bằng đồ dùng tự tạo đó chính là những cái ô cô làm sẵn và các khối gỗ cô đã sơn màu sắc khác nhau, hoa, lá tôi sẽ hỏi trẻ:
+ Hương Thảo ơi con đang chơi gì thế ( Con đang xếp cái ô ạ )
+ Con xếp cái ô để làm gì? (Con xếp cái ô để che nắng)
+ Mùa này là mùa gì mà có nhiều nắng vậy con? (Mùa hè ạ)
+ Ở dưới cái ô con xếp gì mà đẹp thế ? ( Con xếp bàn ghế để ngồi uống nước) + Còn bạn Tiến xếp gì vậy? (Xếp cái ô)
+ Cái ô con xếp có màu gì ? (Màu đỏ ạ)
+ Sau lưng Tiến có cái gì thế? (Phao bơi ạ)
+ Phao bơi dùng để làm gì? (Để đi tắm biển)
Trang 5VD4: Ở góc “Bé xem tranh” cũng ở chủ đề “Bé có thể đi khắp nơi bằng
phương tiện gì" bằng những miếng xốp thừa hoặc giấy màu vụn tôi đã tận dụng cắt thành hình xe ô tô, xe máy, xe đạp, tàu thủy và dán thành quyển, trẻ sẽ vào góc lấy sách lật từng trang quan sát và gọi tên từng loại phương tiên tiện giao thông, tôi đến bên trẻ trò chuyện và gợi hỏi kích thích nhiều trẻ trả lời nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ như:
+ Con đang làm gì vậy? ( Con đang xem sách )
+ Đây là xe gì con? (Xe ô tô ạ)
+ Xe ô tô có màu gì? ( Màu đỏ ạ)
+ Còn đây là xe gì ? ( Xe đạp ạ )
+ Xe đạp này có màu gì ? ( Màu vàng ạ)
+ Ô tô và xe đạp chạy ở đâu hã con ? ( Chạy trên đường bộ ạ )
+ Còn đây là phương tiện gì? (Thuyền buồm ạ)
+ Thuyền buồm chạy ở đâu? (Chạy ở dưới nước ạ)
- Như vậy bằng những đồ chơi tự tạo thông qua hoạt động chơi không những giúp cho trẻ phát triển nhận thức mà còn góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt hơn
VD5: Ở góc "Bé vận động" với chủ đề "Cây và những bông hoa đẹp" tôi đã
chuẩn bị sẵn hoa, lá có màu sắc rõ ràng phù hợp độ tuổi (Xanh, đỏ, vàng) và chuẩn
bị những sợi dây nhỏ, đến giờ hoạt động góc tôi đến góc và gợi ý cho trẻ xâu vòng tặng bạn như:
+ Sắp đến ngày sinh nhật của bạn Phương Chi rồi, các con đã chuẩn bị quà gì
để tặng bạn chưa ? (Dạ chưa)
Trang 6+ Với những bông hoa và những chiếc lá này các con làm gì để tặng bạn nào? (Xâu vòng)
+ Muốn xâu được vòng đẹp thì các con xâu như thế nào nhĩ ? (Con xâu 1 hoa rồi đến 1 lá)
+ Xâu thế nào để chiếc vòng có nhiều màu đẹp?(Con xâu hoa màu đỏ, lá màu xanh nối tiếp nhau)
c.Giáo dục ngôn ngữ thông qua hoạt động ngoài trời:
- Hàng ngày đi dạo chơi quanh sân trường tôi thường xuyên đặt câu hỏi để trẻ được gọi tên các đồ chơi quanh sân trường như : Đu quay, cầu trượt , bập bênh Ngoài ra tôi còn giới thiệu cho trẻ biết lợi ích của cây xanh, cây hoa ở vườn trường
và hỏi trẻ:
VD1: Giờ dạo chơi sân trường.
Tôi cho trẻ đi dạo chơi tắm nắng xung quanh trường 1-2 vòng, sau đó tôi tạo cho trẻ một bất ngờ bằng cách đưa trẻ chạy vào dưới gốc cây bàng và hỏi trẻ:
+ Khi vào nấp dưới gốc cây thì các con thấy như thế nào? ( Dạ mát ạ)
+ Vì sao nấp dước gốc cây mà cảm thấy mát ? (Vì có bóng cây che nắng) + Lá cây có lá màu gì? ( Màu xanh ạ)
+ Các con nhìn thấy con gì đang bay đến không? ( Có ạ)
+ Con gì vậy? ( Con chim)
+ Con chim kêu như thế nào? ( Chích chích)
*Giáo dục:
Trang 7+ Các con nhớ cây xanh rất tốt cho sức khoẻ của con người và động vật, các con hãy cùng cô tưới nước, bắt sâu để cây mau lớn nhé! (Vâng ạ)
- Qua những câu hỏi cô đặt ra sẽ giúp trẻ trả lời và tích lũy được những vốn từ mới, ngoài ra còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ chính xác, rõ ràng hơn
- Ở lứa tuổi này trẻ nhiều khi hay hỏi và trả lời trống không hoặc nói những câu không có nghĩa Vì vậy bản thân tôi luôn chú ý lắng nghe và nhắc nhở trẻ, nói mẫu cho trẻ nghe và yêu cầu trẻ nhắc lại
VD2: Giờ dạo chơi nhặt lá vàng
- Dặn dò trẻ trước lúc ra sân, đưa trẻ đi xung quanh sân trường và hỏi gợi hỏi: + Các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào? ( Có gió to và mát)
+ Gió to nên có rất nhiều lá vàng rụng (Cô chỉ cho trẻ xem)
+ Có nhiều lá vàng rụng thì sân trường như thế nào? (Rất bẩn ạ)
+ Mình phải làm gì để cho sân trường sạch sẻ? (Phải nhặt lá vàng ạ)
+ Nhặt lá vàng bỏ vào đâu? (Bỏ vào sọt rác ạ)
+ Mình có thể chơi gì với những chiếc lá vàng này? (Xếp máy bay, xếp thuyền)
*Giáo dục: Các con ơi lá vàng rụng nhiều trên sân trường rất bẩn, vì vậy khi nào có nhiều lá vàng rụng thì các con nhớ nhặt bỏ vào sọt rác để cho sân trường luôn luôn sạch sẻ nhé!
Trang 82.Giáo dục ngôn ngữ thông qua các giờ học:
a Thông qua giờ nhận biết tập nói:
- Đây là môn học rất quan trọng, nhất là đối với sự phát triển ngôn ngữ và cung cấp vốn từ cho trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ
- Trẻ ở lứa tuổi 24-36 tháng đang trong thời kì học nói, bộ máy phát âm của trẻ chưa hoàn chỉnh, vì vậy trẻ thường nói không đủ từ, nói ngọng, nói lắp Cho nên trong tiết dạy cô phải chuẩn bị đồ dùng trực quan đẹp, hấp dẫn để gây hứng thú cho trẻ Bên cạnh đó cô phải chuẩn bị một hệ thống câu hỏi rõ ràng, ngắn gọn, trong khi trẻ trả lời, cô hướng dẫn trẻ nói đúng từ, đủ câu không nói cộc lốc
VD1: Tiết nhận biết tập nói "Con cá” cô muốn cung cấp từ "Con cá", "Đầu
cá" "Vây cá" “Đuôi cá” cho trẻ, cô phải chuẩn bị một con cá thật để cho trẻ quan sát Nói đến bộ phận nào chỉ vào bộ phận đó cho trẻ quan sát, trẻ sẽ sử dụng các giác quan như: sờ, nhìn… nhằm phát huy tính tích cực của trẻ, rèn luyện kỹ năng ghi nhớ
có chủ định
- Để giúp trẻ hứng thú tập trung vào đối tượng quan sát cô cần đưa ra hệ thống câu hỏi phù hợp với đề tài đang dạy:
+ Đây là con gì? (Con cá ạ)
+ Cá muốn bơi được là nhờ có gì ? (Cái đuôi và cái vây ạ)
+ Các con ơi, cá đang nhìn chúng mình đấy, thế mắt cá nằm ở đâu nhỉ? (Nằm
ở trên đầu con cá)
+ Đố các con biết cá sống ở đâu? ( Sống ở dưới nước)
+ Trên mình cá có gì mà lấp lánh thế ? ( Có vẩy)
Trang 9- Trong khi trẻ trả lời, cô phải chú ý đến câu trả lời của trẻ, trẻ nói được câu ngắn 3-4 từ theo yêu cầu câu hỏi của cô, nếu trẻ nói cộc lốc, thiếu từ cô phải sửa ngay cho trẻ
VD2: Tiết nhận biết tập nói “Xe ô tô”
- Khi vào bài cô đặt câu đố:
“Xe gì bốn bánh
Chạy ở trên đường
Còi kêu bim bim
Chở hàng chở khách” ( Xe ô tô)
- Trẻ trả lời đó là xe ô tô thì tôi đưa ra chiếc xe ô tô cho trẻ xem và hỏi:
+ Đây là xe gì? (Ô tô ạ)
+ Xe ô tô có màu gì? ( Màu đỏ ạ)
+ Xe ô tô chạy ở đâu? ( Chạy ở trên đường bộ )
+ Xe ô tô dùng để làm gì? (Dùng để chở người, chở hàng)
+ Còi xe ô tô kêu như thế nào?( Bim bim)
- Cứ như vậy tôi đặt hệ thống câu hỏi từ tổng thể đến chi tiết để trẻ trả lời nhằm kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ và tư duy, qua đó lồng liên hệ thực tế giáo dục trẻ về an toàn giao thông khi đi trên đường bộ
*Giáo dục: Xe ô tô là loại phương tiện giao thông đường bộ đấy, xe dùng để chở người và chở hàng hóa, nếu khi nào các con được ngồi xe ô tô thì các con nhớ không được thò đầu thò tay ra ngoài cửa sổ mà nguy hiểm nhé!
Trang 10
VD3: Tiết nhận biết tập nói “Xe máy”
- Với tiết học này tôi tận dụng đồ dùng trực quan để cho trẻ nhận biết và tập nói rõ ràng hơn, tiếp thu kiến thức thực tế tốt hơn Khi vào bài cô và trẻ cùng chơi bánh xe quay, khi xe dừng lại tôi hỏi luân phiên các trẻ:
+ Hàng ngày ai chở các con đi học? (Bố, mẹ )
+ Bố mẹ chở các con đi học bằng phương tiện gì? (Xe máy, xe đạp )
- Trẻ trả lời thì tôi cho trẻ quan sát xe máy và hỏi:
+ Đây là xe gì? (Xe máy ạ)
+ Xe máy có màu gì? ( Màu đỏ ạ, )
+ Xe máy chạy ở đâu? ( Chạy ở trên đường bộ )
+ Xe máy dùng để làm gì? (Dùng để chở người, chở hàng)
+ Ở trên xe có gì đây nữa? (Mũ bảo hiểm)
+ Mũ bảo hiểm dùng để làm gì? (Để đội)
+ Mũ này có màu gì? (Màu xanh ạ)
+ Ngồi trên xe máy thì phải như thế nào? (Đội mũ bảo hiểm )
Qua đó tôi lồng ghép liên hệ thực tế giáo dục trẻ về an toàn giao thông khi ngồi trên xe máy
*Giáo dục: Khi được bố mẹ chở đi học các con nhớ phải đội mũ bảo hiểm, ngồi ngay ngắn, mổi xe máy chỉ được phép chở hai người lớn và một trẻ em thôi, vì vậy các con không được ngồi nhiều bạn trên một xe máy nhé
Trang 11b Thông qua giờ đọc thơ, kể truyện:
- Trên tiết học khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ và còn hình thành phát triển ở trẻ kỹ năng nói mạch lạc, mà muốn làm được như vậy trẻ phải có vốn từ phong phú, hay nói cách khác là trẻ cũng được học thêm các từ mới qua giờ học thơ, truyện
- Để giờ học thơ, truyện đạt kết quả cao, hình thành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt thì đồ dùng phục vụ cho tiết học cần phải đảm bảo:
+ Đồ dùng đẹp, màu sắc phù hợp, đảm bảo tính giáo dục và an toàn cho trẻ + Nếu là tranh vẽ phải đẹp, phù hợp với nội dung từng bài thơ, câu truyện + Bản thân giáo viên phải thuộc truyện, ngôn ngữ của giáo viên phải trong sáng, giọng đọc giọng kể phải diễn cảm, thể hiện đúng nhịp điệu, ngữ điệu của các nhân vật trong từng bài thơ, từng câu truyện
VD1: Kể cho trẻ nghe câu truyện “Đôi bạn nhỏ”, tôi cung cấp vốn từ cho trẻ
đó là từ “Bới đất”, tôi cho trẻ xem tranh một chú gà đang lấy chân để bới đất tìm giun và giải thích cho trẻ hiểu từ “Bới đất” (Các con ạ, bản năng của những chú gà là mỗi khi đi kiếm ăn các chú gà phải lấy chân để bới đất, đào đất lên để tìm thức ăn cho mình, khi kiếm được thức ăn chú gà sẽ lấy mỏ để ăn đấy)
- Cô kể 1-2 lần cho trẻ nghe giúp trẻ hiểu về tác phẩm
- Sau khi kể xong tôi đặt hệ thống câu hỏi giúp trẻ nhớ được nội dung truyện: + Hai bạn Gà và Vịt trong câu truyện rủ nhau đi đâu? (Đi kiếm ăn ạ)
+ Vịt kiếm ăn ở đâu? (Ở dưới ao), còn bạn Gà kiếm ăn ở đâu? (Trên bãi cỏ) + Khi hai bạn kiếm ăn thì con gì đuổi bắt Gà con? (Con Cáo)