1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp về phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 –36 tháng thông qua giờ kể chuyện

31 1,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 11,23 MB

Nội dung

Vì vậy việc tạo cho trẻ được nghe, hiểu và được nói là hết sức cần thiết,trên cơ sở khoa học, lý luận về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, tôi đã tìm tòi, nghiêncứu các tài liệu, học hỏi đồn

Trang 1

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN

Một số biện pháp về phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24- 36 tháng

thông qua giờ kể chuyện

Bộ môn (lĩnh vực): Giáo dục

Năm học: 2014- 2015

Trang 2

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: “Một số biện pháp về phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 –36tháng thông qua giờ kể chuyện”

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục

3 Tác giả: Phạm Thị Ninh - Nam (nữ): Nữ

- Ngày tháng/năm sinh: 01/02/1986

- Trình độ chuyên môn: Trung cấp sư phạm mầm non

- Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường mầm non Hồng Phúc

- Điện thoại: 0989839390

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường mầm non Hồng Phúc

5 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường mầm non Hồng Phúc năm học

2014 -2015

6 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

- Về phía giáo viên: Phải có trình độ chuẩn trở lên, có năng lực, trình độchuyên môn vững vàng, yêu nghề, mến trẻ

- Cơ sở vật chất: Trang thiết bị dạy học đầy đủ tại phòng nhóm như: ti vi, đầuđĩa, máy tính, tranh ảnh, đồ dùng đồ chơi phục vụ tiết dạy

7 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 9/2014 – 3/2015 tại lớp 24- 36tháng trường mầm non Hồng Phúc

TÁC GIẢ XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG

SÁNG KIẾN

Trang 3

Như chúng ta đã biết ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp không thể thiếu củacon người Ở trẻ nhỏ nhu cầu giao tiếp là rất lớn, trong giao tiếp trẻ sử dụng ngônngữ của mình để bày tỏ ý nghĩ, tình cảm, hiểu biết của mình về các sự vật hiệntượng xung quanh với mọi người Qua thực tế giảng dạy tôi thấy trẻ rất thích nghe

kể chuyện và muốn bắt chước các lời nói hành động của các nhân vật trongchuyện Vì vậy việc tạo cho trẻ được nghe, hiểu và được nói là hết sức cần thiết,trên cơ sở khoa học, lý luận về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, tôi đã tìm tòi, nghiêncứu các tài liệu, học hỏi đồng nghiệp để đưa ra các biện pháp giúp trẻ 24 - 36tháng phát triển ngôn ngữ thông qua giờ kể chuyện Để sáng kiến có hiệu quả thìbản thân tôi đã không ngừng tìm hiểu về tâm lý trẻ dưới 36 tháng, nghiên cứu kỹnội dung các câu chuyện để từ đó bắt chước giọng và hành động các nhân vật Trong những năm học trước khi tổ chức hoạt động kể chuyện, tôi chỉ chú ýđến lời dẫn truyện chứ không nghiên cứu và bắt chước giọng của từng nhân vật.Khi làm đồ dùng để dạy tôi chỉ làm đồ dùng của cô mà chưa làm đồ dùng cho trẻ,việc ứng dụng công nghệ thông tin còn ít nên hiệu quả của hoạt động chưa cao.Trẻ nhà trẻ rất hiếu động và chưa có ý thức học tập như lứa tuổi mẫu giáo, nênviệc thay đổi hình thức cũng như đội hình, phân nhóm cho trẻ là rất cần thiết vàảnh hưởng lớn tới việc tiếp thu bài và phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Trang 4

Với các biện pháp trên, kết quả thu được rất đáng khích lệ: Qua các giờ học tôi thấy các cháu rất hứng thú, rất thích nghe kể chuyện Thông qua đó mà việc phát triển ngôn ngữ đạt hiệu quả cao.

Sau khi nghe kể chuyện, trẻ có thể bắt chước giọng các nhân vật trong chuyện

và trả lời các câu hỏi của cô Vốn từ của trẻ được tăng lên rất nhiều đồng thời trẻ biết sử dụng các loại câu phong phú và đa dạng.Trẻ phát âm chính xác tên các nhân vật trong truyện, biết nói câu có 4 -5 từ Điều đó đã giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất, góp phần nâng cao chất lượng trong các giờ học và tạo tiền

đề cho việc học tập của trẻ ở các lớp học tiếp theo

Sáng kiến của tôi có thể áp dụng ở tất cả các trường mầm non trong huyện Bản thân là một giáo viên trẻ mới vào ngành nên kinh nghiệm trong quá trìnhgiảng dạy còn hạn chế Tôi rất mong các cấp sẽ in ấn và phát hành những tài liệu

về sáng kiến kinh nghiệm, các bài Sáng kiến đạt giải cao cấp Tỉnh và cấp Huyện

để giáo viên học hỏi, tham khảo áp dụng vào thực tế của trường lớp mình

Trang 5

MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

Tháng 9/2014 tôi được nhà trường phân công dạy lớp 24-36 tháng Trongngày đầu tiên nhận lớp tôi cảm thấy rất vui và cũng khá lo lắng Tôi không biết trẻ

có thích cô giáo mới không? Trẻ đã biết những gì và trẻ cần gì? Khi vừa gặp trẻtôi đã cố gắng trò chuyện với trẻ nhưng đa phần trẻ không trả lời các câu hỏi củatôi Một phần vì lạ cô, một phần vì vốn từ của trẻ còn quá ít, trẻ vẫn thường nóitrống không và nói câu chưa đầy đủ Muốn hiểu và gẫn gũi với trẻ thì cần phải cóngôn ngữ

Chúng ta biết rằng ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp của con người Chính

vì vậy, việc dạy cho trẻ tập nói tiếng việt là một việc quan trọng đối với cô giáomầm non nói riêng và sự nghiệp giáo dục nói chung Thực tế giảng dạy ở lứa tuổi24- 36 tháng tôi thấy đây là giai đoạn tập nói của trẻ, ở giai đoạn này vố từ của trẻcũn cỡn, trẻ phát âm còn chưa chuẩn, nói ngọng, nói lắp nhiều, trẻ chưa nói đượcthành câu trọn vẹn Chính vì vậy, cần phải có sự uốn nắn kịp thời của người lớn,

nhất là cô giáo Ngày xưa ông cha ta đã có câu: “Trẻ lên ba cả nhà tập nói” Là cô

giáo mầm non tôi mong muốn tổ chức cho trẻ các tiết học sôi nổi, linh hoạt và

hiệu quả từ đó tôi luôn suy nghĩ, trăn trở và tìm tòi “Một số biện pháp về phát

triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng thông qua giờ kể chuyện ” nhằm cung cấp

vốn từ cho trẻ, dạy cho các cháu phát âm chuẩn, chính xác… nâng cao chất lượngchăm sóc giáo dục trẻ đối với chương trình đổi mới hiện nay Mặt khác: Nội dungtrong các câu chuyện đó là những bài học đầu tiên giáo dục con người về lònghiếu thảo, ơn nghĩa sinh thành, sự yêu thương giúp đỡ mọi người xung quanh, sựgan dạ dũng cảm trong cuộc sống, đức tính hiền lành chăm chỉ, niềm tự hào vềtruyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc

Trang 6

Thông qua các tác phẩm truyện kể giúp trẻ nhận thức được thế giới xungquanh, giúp trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong tiếng mẹ đẻ, những hành viđẹp trong cuộc sống, trẻ biết được những gì nên làm và không nên làm, qua đó rènluyện những phẩm chất đạo đức tốt đẹp ở trẻ, dần dần hình thành ở trẻ những kháiniệm ban đầu về đạo đức như ngoan - hư, tốt - xấu, thật thà - không thật thà, pháttriển trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ giúp trẻ làm quen với kỹ năng nghe, nói

Để sáng kiến đạt hiệu quả cao, tôi đã áp dụng trong một năm từ tháng 9/2014– 3/2015

2 Cở sở lý luận.

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng trong chương trìnhgiáo dục toàn diện cho trẻ Chương trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ đã được nhàgiáo dục mầm non Liên Xô nổi tiếng: Eiti-Khêva xem là khâu chủ yếu nhất củahoạt động trong trường mầm non, là tiền đề thành công của các lĩnh vực khác.Trong quá trình phát triển nhận thức, ngôn ngữ có vai trò là một phương tiệngiúp trẻ tìm hiểu, khám phá về thế giới xung quanh Thông qua cử chỉ và lời nói củangười lớn, trẻ làm quen với các sự vật, hiện tượng, trẻ hiểu những đặc điểm, tínhchất, công dụng của các sự vật cùng với từ tương ứng với nó Nhờ có ngôn ngữ trẻnhận biết ngày càng nhiều các sự vật, hiện tượng mà trẻ được tiếp xúc trong cuộcsống hàng ngày

V.I.Lênin nói “Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người”.(V.I.Lênin toàn tập, tập 25, trang 258) Câu nói trên đã khẳng định rằng không cómột phương tiện giao tiếp nào có thể sánh được với ngôn ngữ

Nhờ có ngôn ngữ mà con người có khả năng hiểu biết lẫn nhau Cho dù ngoàingôn ngữ ra con người còn dùng những phương tiện giao tiếp khác nữa như: cửchỉ, điệu bộ, tín hiệu, âm thanh, tranh ảnh nhưng ở vị trí trên hết và trước hết vẫnphải là ngôn ngữ

Trang 7

Ở trẻ nhỏ nhu cầu giao tiếp rất lớn Trong giao tiếp, trẻ sử dụng ngôn ngữ củamình để trình bày ý ngĩ, tình cảm, hiểu biết của mình với mọi người xung quanh.Cho nên việc tạo cho trẻ được nghe, hiểu và được nói là hết sức cần thiết tronggiáo dục ngôn ngữ.

Mặt khác trẻ cũng có thể dùng ngôn ngữ để bày tỏ những nhu cầu mongmuốn của bản thân hay đọc thơ, hát các bài hát mà trẻ đã được học Nếu nhưngôn ngữ của trẻ không được phát triển thì việc giao tiếp của trẻ gặp rất nhiều khókhăn, ảnh hưởng tới quá trình hình thành nhân cách trẻ

Ngay từ khi biết nghe và hiểu ngôn ngữ của người lớn, trẻ 24-36 tháng đãrất thích thú với việc nghe kể chuyện Sự cảm thụ và bộc lộ cảm xúc của trẻ khiđược nghe kể chuyện thường xuất phát từ chính nội dung câu chuyện, từ phươngpháp đọc và kể của cô giáo Trẻ tỏ ra rất thích thú nghe, muốn bắt chước cách kểcủa cô, muốn kể lại cho người khác nghe Việc cô giáo thường xuyên kể chuyện,trò chuyện với trẻ về nội dung và những nhân vật trong truyện sẽ giúp trẻ pháttriển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ, hiểu các từ biểu thị về các đặc điểm, tính cách,hành động của từng nhân vật

3 Thực trạng của vấn đề.

Việc điều tra thực trạng giúp tôi nắm được khả năng phát âm, khả năng nóicủa trẻ để từ đó có biện pháp thích hợp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ Đầu nămhọc tôi đã khảo sát khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ ở lớp tôi như sau:

- Vốn từ của trẻ còn ít, đôi khi trẻ chưa hiểu được yêu cầu của cô và khôngbiết trả lời cô khi được hỏi

- Trẻ chưa biết nói ra nhu cầu của bản thân : (đi vệ sinh, khát nước…)

- Đến lớp chưa biết nói đủ câu để chào cô, chủ yếu là còn nói trống không “chào cô”

Trang 8

- Trẻ phát âm còn ngọng, còn nói nhầm tên các đồ vật, hiện tượng như: “ mẹbế”- trẻ nói thành “mẹ ế”, hay “ăn cơm”- trẻ nói thành “ăn mơm”, “ông ngoại” –trẻ nói thành “ông ngại”…

- Trẻ chỉ hát, đọc thơ, bắt chước giọng nhân vật dễ và ngắn gọn Vì vậy tôi đãkhảo sát sự phát triển ngôn ngữ của trẻ tại lớp, kết quả đạt như sau:

Tỷ lệ

9/2014 43 100% 21/43 49% 15/43 35% 7/43 16%

Qua kết quả khảo sát trên tôi thấy ngôn ngữ của trẻ còn phát triển chậm.Chính vì vậy tôi đã đề ra một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ Trong quátrình thực hiện tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau :

- 95% trẻ ăn bán trú tại trường nên thuận lợi cho việc chăm sóc, giáo dục trẻ

- Đa số phụ huynh nhiệt tình với lớp, quan tâm đến trẻ, thống nhất phươngpháp giáo dục trẻ

Trang 9

- Bản thân được tham gia đầy đủ các lớp học bồi dưỡng, các chuyên đề dophòng cũng như nhà trường tổ chức.

- Lớp có ba giáo viên trẻ, nhiệt tình năng động, yêu nghề mến trẻ

- Trí nhớ của trẻ còn hạn chế nên ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức củatrẻ trong các hoạt động

- Trẻ đi học không đều, nhất là những ngày mưa gió hoặc giá rét

Trang 10

giọng kể của giáo viên mà muốn có giọng kể hay thì trước hết người giáo viênphải thuộc truyện, hiểu nội dung truyện Chính vì vậy tôi luôn đọc kỹ truyện,luyện giọng kể sao cho ngộ nghĩnh, đáng yêu phù hợp với từng nhân vật trongtruyện:

VD:Truyện “Thỏ con không vâng lời” giọng của Thỏ mẹ, bác Gấu thì ấm hơn,nói chậm hơn và tình cảm

- Giọng của Thỏ con lúc vui thì nhí nhảnh, trong trẻo Khi làm sai thì nức nở,buồn bã hoặc dùng tay gạt nước mắt

- Truyện “ Đôi bạn nhỏ” giọng của Cáo thì lanh lảnh, gian ác Giọng của Gàcon, Vịt con khi gặp nạn thì hốt hoảng, lo lắng

- Giọng của Bà cụ trong truyện “Cây táo” thì chậm hơn khi nói ra nhiều hơihơn

- Giọng Vịt con phải khàn khàn, giọng của mèo thì lanh lảnh

4.2 Tích cực sưu tầm, làm đồ dùng đẹp và sáng tạo phù hợp với nội dung truyện.

Trẻ nhà trẻ thích màu sắc rực rỡ, đồ vật phát ra tiếng kêu và có âm thanh vuinhộn Vì vậy để tạo được hứng thú cho trẻ trong hoạt động kể chuyện tôi đã khôngngừng tìm tòi, làm đồ dùng từ nguyên vật liệu sẵn có sao cho đẹp mắt, hấp dẫn trẻnhưng phải đảm bảo an toàn, sử dụng hợp lý Cô sử dụng đồ dùng thành thạo, tạotình huống bí mật để thu hút trẻ vào hoạt động một cách thoải mái tự tin và kíchthích trẻ nói được nhiều

Ví dụ:

Truyện cây táo: Từ vỏ chai nước ngọt, tôi đã cắt và tận dụng phần đáy của

hai cái chai ghép vào nhau thành quả táo sau đó phun sơn màu xanh, đỏ theo ý

Trang 11

thích rồi trang trí trên cây ….khi trẻ lên bắt chước hành động của nhân vật trẻđược lên chăm sóc, được cầm, được chơi với chúng, trẻ được nói theo ý hiểu củatrẻ qua đó trẻ có thể dễ dàng tưởng tượng ra cây táo thật.

- Khi trẻ được nhìn, cầm trên tay trẻ sẽ rất thích thú, trẻ sẽ dễ dàng nói tên vàbiết đặc điểm của quả táo

Ngoài tranh truyện do nhà trường cấp phát tôi còn làm rối tay, rối dẹt để dạy

trẻ

Trang 12

VD: Để làm mô hình ngôi nhà sao cho gần gũi với cảnh nông thôn Việt Nam tôi dùng tre để làm thân nhà và dùng rơm để làm mái nhà đó là những nguyên liệu

dễ tìm mà lại gần gũi với trẻ

Hay những con rối bằng vải vụn

Trang 13

Trước kia tôi cho rằng hoạt động kể chuyện thì không cần có đồ dùng như cáctiết học khác mà chỉ làm đồ dùng cho cô nên trẻ hay nhàm chán Đối với lứa tuổi nhà trẻ các nhân vật trong chuyện đều là các con vật gần gũi Những con vật nhỏ nhắn xinh xắn luôn là những người bạn đáng yêu của trẻ, hiểu được tâm lý này củatrẻ nên khi kể chuyện tôi đã làm đồ dùng cho trẻ như mũ các nhân vật Gà con, Vịt con, thỏ con để trẻ được cầm, đội và bắt chước những nhân vật trong truyện

Trang 14

Việc làm đồ dùng phục vụ cho các hoạt động kể chuyện đó là yếu tố góp phầnquyết định chất lượng và khả năng sáng tạo của trẻ trong giờ học, khi trẻ đã cóhứng thú với các hoạt động trẻ sẽ mạnh dạn nói lên suy nghĩ của mình, điều đógiúp trẻ phát triển ngôn ngữ trong các hoạt động.

4.3 Đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào các tiết học.

- Các nhân vật trong chuyện thì luôn vận động và thay đổi vị trí nhưng nếu

ta chỉ dạy bằng tranh thì trẻ khó có thể tưởng tưởng và hiểu được những hànhđộng của nhân vật Vì vậy tôi kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin vào làm vàtìm tòi các hiệu ứng hình ảnh, slides để tạo hứng thú, kích thích trẻ tập nói để pháttriển ngôn ngữ cho trẻ

- Thường xuyên truy cập vào các trang web như: Giáo dục mầm non.vn, giáo

án điện tử.com, you tobe.com, suối nguồn yêu thương net để tìm các tư liệu,video có nội dung phù hợp với bài dạy sau đó sử dụng máy tính, ti vi vào dạy trẻ

Ví dụ: “Truyện về loài voi” trình chiếu trên ti vi cho sinh động để trẻ hứng

thú và bắt chước nói theo

Trang 15

Hoạt động kể chuyện: « Quả trứng, cây táo, thỏ con không vâng lời" Tôi đều

làm thành slides hoặc video rất sinh động để trẻ hứng thú và chú ý nghe cô kểchuyện, trẻ dễ dàng bắt chước hành động của các nhận vật thông qua hình ảnh trên

ti vi

4.4 Lựa chọn câu hỏi đàm thoại và nội dung tích hợp

Ở lứa tuổi này trẻ nhiều khi hay hỏi và trả lời trống không hoặc nói những câukhông có nghĩa Vì vậy, bản thân tôi thường xuyên nhắc nhở trẻ hoặc nói mẫu chotrẻ nghe, động viên khuyến khích trẻ nhắc lại, luôn tạo điều kiện đáp ứng mọi câuhỏi của trẻ một cách ngắn gọn, dễ hiểu Hệ thống câu hỏi phải phù hợp với độtuổi, kích thích trẻ nhận biết, phân biệt sự vật hiện tượng tình huống mà trẻ đang

trực tiếp tri giác

+ Cô vừa kể truyện gì?

+ Trong truyện có những ai?

+ Gà trống hỏi quả trứng như thế nào?

+ Có con gì đã chui ra khỏi quả trứng?

- Cô cho trẻ kể chuyện cùng cô: Cô là người dẫn chuyện, trẻ kể tiếp cùng cô.Sau khi xác định được câu hỏi đàm thoại Tôi suy nghĩ để tích hợp các nội dungkhác vào giờ kể chuyện sao cho hợp lý, logíc phù hợp với giờ học

Ví dụ: Để gây hứng thú vào bài trong các câu chuyện tôi có thể tích hợp thêm:

Trang 16

+Trò chơi vận động

- Đôi bạn nhỏ trò chơi “Bịt mắt bắt gà”

- Truyện “cây táo” trò chơi “gieo hạt nảy mầm”

- Truyện “vì sao thỏ cụt đuôi” trò chơi “ ô tô và thỏ” Trong khi trẻ chơi côđộng viên khuyến khích trẻ nói cùng cô

+ Âm nhạc: Khi kết thúc hoạt động tôi thường cho trẻ hát, vận động theo nhạc

- Truyện “đôi bạn nhỏ” vận động bài “Đàn Vịt con”

- Truyện “thỏ con không vâng lời” vận động bài “Trời nắng trời mưa” +Tập nói: Trong giờ kể chuyện tôi luôn luôn chú ý cho trẻ đọc và phát triển từ,chú ý sửa sai cho trẻ khi trẻ đọc chưa đúng, tôi cho trẻ bắt chước, nhắc lại lời nóicủa nhân vật hoặc từ láy nhiều lần

VD Truyện “quả trứng”: Trẻ bắt chước từ “ò ó o o, to to, ụt à ụt ịt, trứng gà

4.5 Thay đổi hình thức tổ chức phù hợp, sáng tạo.

Thông thường các giáo viên tổ chức các hoạt động kể chuyện trong lớp và chotrẻ ngồi hình chữ U từ đầu đến cuối vì cho rằng trẻ nhà trẻ còn nhỏ không cần thayđổi chỗ ngồi và địa điểm Chính vì vậy đã khiến trẻ cảm thấy khó chịu, nhàm chánthậm chí nằm bò ra sàn dẫn đến tình trạng trẻ không chú ý , không nhớ được tên

Ngày đăng: 21/08/2016, 21:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w