1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

DỊCH VỤ DU LỊCH Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

36 281 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 2,03 MB

Nội dung

Có thể tiếp cận dịch vụ với tư cách là một hoạt động, theo cách tiếp cận này, có những khái niệm điển hình về dịch vụ như sau: - Dịch vụ là một hoạt động bao gồm các nhân tố không hiện h

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi nền kinh tế sự đóng góp của mỗi ngành CôngNghiệp – Nông Nghiệp - Dịch vụ là một phần rất quan trọng tạo nên sự hùng mạnh của quốc gia đó không chỉ về kinh tế mà còn là con số quyết định sức mạnh chính trị của quốc gia đó

Với một nước đang trên đà phát triển như Việt Nam thì việc xác định đâu là ngành mũi nhọn để có sự đầu tư tập trung phất huy hiệu quả kinh tế thu hút sự chú ý của các nước trên thế giới Từ một nước nông nghiệp, hiện nay Việt Nam đang thực thi xu hướng CôngNghiệp Hóa – Hiện đại hóa Trong đó cùng với phát triển công nghiệp thì dịch vụ là một thế mạnh mà Việt Nam đang phát huy rất mạnh mẽ và bước đầu có những thành tựu rất đáng kể đặc biệt là dịch vụ du lịch

Khai thác được tiềm năng du lịch sẵn có cùng với sự củng cố xây dựng thêm nhiều khu

du lịch mới đã đưa du lịch Việt Nam trở thành lựa chọn hàng đầu ở các nước Đông Nam

Á, Châu Á, cũng như trên thế giới

Hiện nay Việt Nam là một điểm đến vô cùng hấp dẫn của du khách nước ngoài, không chỉ thu hút khách nươc ngoài mà còn giữ được độ hấp dẫn với du khách Việt Nam Với

sự đa dạng về các loại hình dịch vụ du lịch và rất rất nhều các địa danh để khám phá như: Vịnh Hạ Long lọt Top bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới, Sa Pa, các bảo tàng, di tích lịch

sử, cố đô Huế, cố đô Hoa Lư, các địa danh du lịch tín ngưỡng chùa Bái Đính, Yên Tử, chùa ương,

Tuy nhiên thương mại dịch vụ du lịch vẫn gặp phải những hạn chế nhất định, đòi hỏi các

cơ quan chức năng, các nhà đầu tư quan tâm đúng mức và có những biện pháp phù hợp

để khắc phục những hạn chế, duy trì sức hút và khai phá sâu hơn tiềm năng của ngành du lịch nước nhà

Trang 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Dịch vụ

1.1.1 Khái niệm dịch vụ

Mặc dù đã có sự phân biệt rõ ràng giưã hàng hóa và dịch vụ, song không có một kháiniệm thống nhất về dịch vụ cũng như không có định nghĩa chính xác nhất về dịch vụ

Nếu tiếp cận dịch vụ với tư cách là một ngành / lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân,

dịch vụ được hiểu là một ngành trong nền kinh tế quốc dân, là ngành kinh tế thứ ba saucác ngành nông nghiệp và công nghiệp, là khu vực phi sản xuất vật chất

Đây có thể là cách tiếp cận có tính chất vĩ mô, khẳng định dịch vụ là một bộ phận hữu

cơ, không thể thiếu được của nền kinh tế quốc dân Qua đó mỗi quốc gia, địa phương cóthể định hướng cơ cấu kinh tế và thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Có thể tiếp cận dịch vụ với tư cách là một hoạt động, theo cách tiếp cận này, có những

khái niệm điển hình về dịch vụ như sau:

- Dịch vụ là một hoạt động bao gồm các nhân tố không hiện hữu, giải quyết các mốiquan hệ giữa khách hàng hoặc tài sản mà khách hàng sở hữu với người cung cấp

mà không có sự chuyển giao quyền sở hữu

- Dịch vụ là hoạt động khoa học, kĩ thuật, nghệ thuậtnhằm đáp ứng nhu cầu về sảnxuất kinh doanh, đời sống vật chất, các hoạt động ngân hàng , tín dụng, cầm đồ,bảo hiểm

- Dịch vụ là việc sản xuất ra một lợi ích vô hình hoặc một yếu tố quan trọng của mộtsản phẩm hữu hình thông qua một số dạng trao đổi nhằm thỏa mãn một nhu cầu xáđịnh của khách hàng

- Dịch vụ bao gồm toàn bộ các hỗ trợ mà khách hàng mong đợi phù hợp với giá cả,

uy tín ngoài bản thân sản phẩm hay dịch vụ đó

- Dịch vụ là toàn bộ các hoạt động, kết quả của chúng không tồn tại dưới dạng hìnhthái vật thể

- Dịch vụ là hoạt động cung cấp những gì không phải nuôi trồng, không phải sảnxuất bao gồm: Khách sạn, nhà hàng, sửa chữa, giải trí, giáo dục, giao thông…

Bên cạnh đó cũng có thể tiếp cận dịch vụ với tư cách là sản phẩm, kết quả của một

hoạt động, theo cách tiếp cận này có một số khái niệm như sau:

- Theo Các Mác, dịch vụ là con đẻ của nền sản xuất hàng hóa, khi mà kinh tế sảnxuất hàng hóa phát triển mạnh, đòi hỏi một sự lưu thông thông suốt, trôi chảy, liêntục để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao đó của con người thì dịch vụ ngày càngphát triển

Trang 3

- Dịch vụ là kết quả của hoạt động sinh ra do tiếp xúc giữa bên cung ứng và kháchhàng và các hoạt động của nội bộ bên cung ứng để đáp ứng nhu cầu của kháchhàng.

- Dịch vụ là sản phẩm vô hình do sự tương tác của các yếu tố hữu hình và vô hìnhcủa nhà cung ứng và khách hàng phù hợp với nhu cầu của khách hàng

Từ các quan về dịch vụ, có thể khái niệm chung về dịch vụ như sau: Dịch vụ là sản phẩm

của doanh nghiệp, không tồn tại dưới hình thái vật thể, không dẫn đến việc chuyển quyền

sở hữu nhằm thỏa mãn các nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của khách hàng một cách kịp thời, thuận lợi và có hiệu quả.

1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ

Hiện nay, tồn tại một số quan điểm khác nhau về đặc điểm của dịch vụ Đứng ởgóc độ tiếp cận của Quản trị dich vụ có thể thấy dịch vụ nổi lên bốn đặc điểm: không hiệnhữu, không tách rời, không đồng nhất, không tồn kho

+ Tính không hiện hữu/ vô hình

Tính không hiện hữu của dich vụ được thể hiện ở chỗ sản phẩm dịch vụ không cókiểu dáng, kích cỡ rõ ràng như sản phẩm hàng hóa nên không nhận biết được bằng cácgiác quan ( ngửi, xem, sờ…)

Từ những đặc điểm này gây ra những khó khăn cho nhà quản trị như: khó đolường, kiểm tra, và đánh giá dịch vụ, khó khuyến khích các dich vụ trên cơ sở kĩ thuật,cần chú trọng quản lý tâm lý khách hàng, sản phẩm dễ bị sao chép, khó có bằng sáng chế

và bảo vệ sáng chế

Ảnh hưởng của tính vô hình đến khách hàng: Khách hàng khó hình dung ra dịch

vụ, khó thử trước khi mua, khó đánh giá chất lượng dịch vụ, có thể thông qua thươnghiệu, giá cả để đánh giá chất lượng dịch vụ

Ý nghĩa với nhà quản trị:

- Tăng cường sử dụng các yếu tố hữu hình trong xúc tiến, bán hàng để tác động đếntâm lý khách hàng

- Tăng cường xây dựng và duy trì mối quan hệ thân thiện với khách hàng

- Tăng cường thông tin tư vấn cho khách hàng đề họ lựa chọn

- Tuyển chọn, duy trì đội ngũ bán hàng có đủ tư chất

- Xây dựng hình ảnh, uy tín thương hiệu tốt

Trang 4

Để bán được dịch vụ, người bán cần tư vấn, giới thiệu rõ cho khách hàng về chấtlượng, giá cả, lợi ích, công dụng mà dịch vụ mang lại Người bán dịch vụ có vai trò rấtquan trọng Họ là người thay mặt cho doanh nghiệp đón tiếp khách hàng, phục vụ kháchhàng Do vậy, doanh nghiệp cần tuyển chọn đội ngũ bán hàng có đủ các tư chất cần thiết,huấn luyện họ đầy đủ kiến thức và kỹ năng, đồng thời có các chính sách quản lý thíchhợp để kích thích họ say mê làm việc phục vụ khách hàng Để giúp khách hàng có đủthông tin hỗ trợ cho quá trình quyết định mua, doanh nghiệp cần cung cấp cho họ đầy đủcác thông tin cần thiết bằng nhiều phương tiện khác nhau: cung cấp trực tiếp qua đội ngũbán hàng, chăm sóc khách hàng, qua các hội nghị khách hàng, qua điện thoại miễn phí,

và gián tiếp qua các ấn phẩm, quảng cáo, qua các trang web của công ty, qua thư, qua sổgóp ý, sổ thuê bao

+ Tính không tách rời/ đồng bộ

Dịch vụ không có sự tách rời giữa quá trình sản xuất và tiêu dùng cả về khônggian và thời gian Vì vậy, khách hàng được xem như là “ nguyên liệu đầu vào” của quátrình sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ Người cung cấp dịch vụ và khách hàngphải tiếp xúc với nhau để cung cấp và tiêu dùng dịch vụ tại các địa điểm và thời gian phùhợp cho hai bên Đối với một số các dịch vụ, khách hàng phải có mặt trong suốt quá trìnhcung cấp dịch vụ

Từ những đặc điểm này tác động đến khách hàng như: Khách hàng phải có mặt để

hưởng thụ dịch vụ, khách hàng phải đến địa điểm cung cấp dịch vụ, chịu ảnh hưởng bởiquá trình cung cấp dịch vụ, thái độ của người cung cấp dịch vụ và môi trường nơi xảy raquá trình cung cấp

Tác động đến doanh nghiệp như : Khó đạt được tính kinh tế theo quy mô, khó đạtđược sự đồng đều về chất lượng (phụ thuộc vào nhân viên cung cấp dịch vụ), khó cânbằng giữa cung và cầu dịch vụ, mối quan hệ giữa khách hàng và người cung cấp dịch vụ,

có ảnh hưởng lớn đến sự cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ

Ý nghĩa với nhà quản trị:

- Sử dụng mạng lưới đại lý để tiếp cận với khách hàng, sử dụng các phương tiệnviễn thông hiện đại: đào tạo từ xa, y tế từ xa

- Có chính sách quản lý nhân sự riêng (đặc biệt đối với đội ngũ những ngườithường xuyên tiếp xúc với khách hàng)

- Xây dựng mối quan hệ thân thiện, gắn bó với khách hàng

Trang 5

+ Tính không đồng nhất/ không ổn định

Tính không đồng nhất thể hiện ở sự không đồng nhất về chất lượng của cùng mộtloại dịch vụ Chất lượng dịch vụ tùy thuộc vào trình độ, tâm lý, trạng thái tình cảm củanhà cung ứng và sở thích, thị yếu, thái độ, cách ứng xử … của khách hàng Do tính khôngđồng nhất mà việc tiêu chuẩn hóa dịch vụ khó khăn

Ý nghĩa với nhà quản trị:

- Phải chú trọng quản trị nhân lực, phải huấn luyện được một đội ngũ nhân viênlành nghề cả về trình độ, kĩ năng làm việc và phong cách làm việc chuyênnghiệp

- Tăng cường quản trị cầu dịch vụ cũng như quản trị quá trình cung ứng dịch vụnhằm xác định được nhu cầu của khách hàng và định ra quy cách dịch vụ để dễdàng kiểm duyệt chất lượng dịch vụ đầu ra

+ Tính không tồn kho/ không dự trữ

Do đặc điểm vô hình nên dịch vụ không dự trữ, bảo quản được Sản phảm dịch vụkhông bán được sẽ bị thất thoát Tính khôncg tồn kho của dịch vụ sẽ giảm đi nếu nhu cầu

về dịch vụ ổn định và được biết trước

Ví dụ: Một máy bay cất cánh đúng giờ với một nửa số ghế bỏ trống sẽ chịu lỗ chứ không thể để các chỗ trống đó lại bán vào các giờ khác khi có đông hành khách có nhu cầu bay tuyến đường bay đó

Một tổng đài điện thoại vẫn phải hoạt động khi không có cuộc gọi nào vào các giờ nhàn rỗi, nhưng công ty vẫn phải tính khấu hao, tính chi phí điện và nhân công trực để vận hành tổng đài

Ý nghĩa với nhà quản trị:

- Chú trọng quản lý giá cả dịch vụ, sử dụng công cụ giá để lấp đầy chỗ trống trong dịch vụ

- Đảm bảo chất lượng dịch vụ cung ứng

- Dự báo chính xác nhu cầu tiêu dùng dịch vụ của khách hàng

1.1.3 Phân loại dịch vụ

Hiện nay, dịch vụ được xem là một lĩnh vực hoạt động vô cùng rộng lớn Theo đó,dịch vụ có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau Mỗi tiêu thức phân loại

Trang 6

dịch vụ có một ý nghĩa nhâts định đối với mỗi quốc gia, địa phương hoặc doanh nghiệpkinh doanh dịch vụ.

+ Theo nguồn gốc ngành kinh tê

Theo cách phân loại này WTO đã phân chia dịch vụ làm 12 ngành như sau:

- Các dịch vụ khác chưa được kể ở 11 ngành dịch vụ nói trên

Trong 12 ngành dịch vụ nói trên, WTO cũng đã chi tiết thành 155 phân ngành cụ thể.Cách phân loại này có ý nghĩa rất to lớn cho các quốc gia trong việc hoạch định và thựcthi chính sách hội nhập kinh tế quốc tế, xúc tiến mở cửa thị trường quốc tế

+ Theo khu vực trong nền kinh tế

Theo cách phân loại này dịch vụ được chia làm hai loại:

- Dịch vụ sản xuất: bao gồm những dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinhdoanh như dịch vụ quảng cáo, tài chính, ngân hàng, tư vấn kinh doanh…

- Dịch vụ tiêu dùng: bao gồm những dịch vụ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng cá nhânnhư dịch vụ ăn uống, giặt là, cắt tóc…

+ Theo các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân

Theo cách phân loại này dịch vụ được chia thành năm nhóm:

- Dịch vụ kinh doanh: Bao gồm những dịch vụ có tính chất hỗ trợ kinh doanh nhưdịch vụ tư vấn, tài chính ngân hàng…

- Dịch vụ thương mại: Bao gồm những dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động mua bán hànghóa như dịch vụ bán lẻ, sửa chữa, bảo dưỡng…

Trang 7

- Dịch vụ cơ sở hạ tầng: Bao gồm những dịch vụ liên quan đến lĩnh vực cơ sở hạtầng như dịch vụ thông tin liên lạc, vận tải, điện, nước…

- Dịch vụ xã hội/ cá nhân: Bao gồm những dịch vụ xã hội, đáp ứng nhu cầu tiêudùng cá nhân như dịch vụ nhà hàng, y tế…

- Dịch vụ quản lý công cộng: Bao gồm những dịch vụ công như dịch vụ giáo dục,quản lý nhà nước, an ninh, cứu hỏa…

+ Theo tính chất kinh doanh của dịch vụ

Theo tiêu thức phân loại này, dịch vụ bao gồm hai loại:

- Dịch vụ có thể kinh doanh/ dịch vụ mang tính chất thương mại: Bao gồm nhữngdịch vụ cung ứng nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận như dịch vụ vui chơi,giải trí, quảng cáo để bán hàng…

- Dịch vụ không thể kinh doanh/ dịch vụ không mang tính chất thương mại: Baogồm những dịch vụ cung ứng không nhằm mục đích thu lợi nhuận, là những dịch

vụ công cộng, thường do các tổ chức xã hội, các tổ chức đoàn thể phi lợi nhuậncung ứng hoặc do các cơ quân nhà nước cung ứng theo chức năng, nhiệm vụ củamình như dịch vụ y tế công cộng, chăm sóc sức khỏe người tàn tật, cô đơn…+ Theo mức độ tham gia của khách hàng

Theo tiêu thức phân loại này, dịch vụ bao gồm ba loại:

- Dịch vụ có sự tham gia hoàn toàn của khách hàng: Bao gồm những dịch vụ củakhách hàng trong suốt quá trình sáng tạo dịch vụ, thường là các dịch vụ mang tính

cá nhân như dịch vụ cắt tóc, gội đầu…

- Dịch vụ có sự tham gia một phần của khách hàng: Bao gồm những dịch vụ mà mộtphần công đoạn sáng tạo dịch vụ không cần thiết có mặt của khách hàng như xembiểu diễn nghệ thuật, dịch vụ ăn uống…

- Dịch vụ không có sự tham gia của khách hàng: Bao gồm những dịch vụ không cầnthiết có sự góp mặt trực tiếp của khách hàng trong suốt quá trình sáng tạo dịch vụnhư dịch vu vân chuyển, dọn dẹp nhà cửa, mở và sử dụng tài khoản ngân hàng…+ Theo góc độ tài chính

Theo tiêu thức này dịch vụ được chia làm hai loại:

- Dịch vụ phải trả tiền: Bao gồm những dịch vụ có tính chất kinh doanh nhằm mụcđích lợi nhuận như dịch vụ vui chơi, giải trí, ăn uống, du lịch…

- Dịch vụ không phải trả tiền: Bao gồm những dịch vụ giải trí phi lợi nhuận do nhànước hoặc các tổ chức xã hội đảm nhận cung ứng, như dịch vụ giao thông, thôngtin tư vấn xã hội…

Trang 8

+ Theo đối tượng phục vụ

Theo tiêu thức phân loại này, dịch vụ được chia làm ba loại:

- Dịch vụ cho sản xuất: Bao gồm những dịch vụ dành cho đối tượng là các cơ sở sảnxuất kinh doanh như dịch vụ nghiên cứu thị trường, truyền thông kinh doanh, tưvấn pháp luật…

- Dịch vụ cho tiêu dùng cá nhân: Bao gồm các dịch vụ dành cho đối tượng kháchhàng trực tiếp, thường là những dịch vụ mang tính chất sinh hoạt cá nhân như dịch

vụ vui chơi, giải trí, cắt tóc, gội đầu…

- Dịch vụ phúc lợi công cộng và quản lý xã hội: ở nhóm này, có những dịch vụ dànhcho cơ sở sản xuất kinh doanh ( dịch vụ bảo hiểm xã hội, dịch vụ cấp phép), cónhững dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân ( dịch vụ hộ khẩu, khai sinh), nhưngcũng có dịch vụ dành cho cả đối tượng là cơ sở sản xuất kinh doanh và khách hàng

cá nhân ( dịch vụ cơ sở hạn tầng, vệ sinh môi trường)

+ Theo chủ thể thực hiện

Theo tiêu thức phân loại này, dịch vụ được chia làm ba loại:

- Chủ thể là nhà nước: Bao gồm những dịch vụ do nhà nước đảm nhận việc cungứng, như dịch vụ cấp phép kinh doanh, cấp phép xây dựng, an ninh…

- Chủ thể là các tổ chức xã hội: Bao gồm những dịch vụ do tổ chức xã hội cung cấpnhư dịch vụ tư vấn sức khỏe sinh sản, truyền thông vè an toàn sức khỏe…

- Chủ thể là các đơn vị kinh doanh: Bao gồm những dịch vụ do doanh nghiệp cungcấp như dịch vụ ăn uống, giáo dục…

+ Theo các đặc điểm khác

- Theo tầm quan trọng của dịch vụ đối tượng người mua: dịch vụ thường xuyên( dịch vụ cung cấp điện, nước…), dịch vụ không thường xuyên ( dịch vụ vậnchuyển, dịch vụ vui chơi, giải trí…)

- Theo động cơ mua dịch vụ của khách hàng: Dịch vụ phục vụ nhu cầu cá nhân( dịch vụ ăn uống, giặt là…), dịch vụ phục vu nhu cầu nghề nghiệp ( dịch vụ in ấn,dịch vu dịch thuật…)

- Theo nguồn gốc của dịch vụ: Dịch vụ do con người cung cấp ( dịch vụ trông trẻ,cắt tóc, gội đầu…), dịch vụ do máy móc cung cấp ( dịch vụ truyền hình, dịch vụinternet…)

- Theo sự có mặt của khách hàng khi cung ứng dịch vụ: Dịch vụ cung cấp có sự cómặt của khách hàng ( dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tiếp, làm đẹp…), dịch vụ không

có mặt của khách hàng ( dịch vụ giặt là, vận chuyển…)

Trang 9

1.2 Dịch vụ du lịch

Hoạt động du lịch có thể phân nhóm theo các nhóm khác nhau tùy thuộc tiêu chí đưa ra.Hiện nay đa số các chuyên gia về du lịch Việt Nam phân chia các loại hình du lịch theocác tiêu chí cơ bản dưới đây:

+ Phân chia theo môi trường tài nguyên

- Du lichj khinh doanh

+ Phân loại theo lãnh thổ hoạt động

Trang 10

- Du lịch người cao tuổi

+ Phân loại theo độ dài chuyến đi

Về mặt kinh tế, dịch vụ du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan

trọng của nước ta Dịch vụ du lịch trong thời gian qua đã đóng góp rất nhiều cho sự tăngtrưởng và phát triển kinh tế đất nước Tốc độ tăng trưởng hơn 14%/năm gần gấp hai lầntốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế

Trang 11

Các lợi ích kinh tế mang lại từ du lịch là điều không thể phủ nhận, thông qua việc tiêudùng của du khách đối với các sản phẩm du lịch Nhu cầu của du khách bên cạnh việctiêu dùng các hàng hóa thông thường còn có những nhu ầu tiêu thụ đặc biệt: Nhu cầunâng cao kiến thức, học hỏi, vãn cảnh, chữa bệnh, nghỉ ngơi, thư giãn…

Sự khác biệt giữa tiêu dùng dịch vụ và tiêu dùng các loại hàng hóa khác là tiêudùng các sản phẩm du lịch diễn ra cùng lúc, cùng nơi với việc sản xuất ra chúng Đâycũng là lý do làm cho sản phẩm du lịch mang tính đặc thù mà không thể so sánh giá cảcủa sản phẩm du lịch này với gía cả của sản phẩm du lịch kia một cách tùy tiện được Sựtác đông qua lại của quá trình tiêu dùng và cung ứng sản phẩm du lịch tác động lên lĩnhvực phân phối lưu thông và do vậy ảnh hưởng đến cá khâu của quá trình tái sản xuất xãhội

Bên cạnh đó, việc phát triển du lịch sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tếkhác, vì sản phẩm du lịch mang tính liên ngành có quan hệ đến nhiều lĩnh vực khác trongnền kinh tế Khi một khu vực nào đó trở thành điểm du lịch, du khách ở mọi nơi đổ về sẽlàm cho nhu cầu về mọi hàng hóa dịch vụ tăng lên đáng kể Xuất phát từ nhu cầu này của

du khách mà ngành kinh tế du lịch không ngừng mở rộng hoạt động của mình thông quamối quân hệ liên ngành trong nền kinh tế quốc dân Hơn nữa, các hàng hóa, vật tư cho dulịch đòi hỏi phải có chất lượng cao, phong phú về chủng loại, hình thức đẹp, hấp dẫn; do

đó nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng sang tạo, cải tiến, phát triển các loạihàng hóa Để làm được điều này, các doanh nghiệp bắt buộc phải đầu tư trang thiết bịhiện đại, tuyển chọn và sử dụng công nhân có tay nghề cao đáp ứng được nhu cầu của dukhách

Trên bình diên chung, hoạt động du lịch có tác dụng làm biến đổi cán cân thu chicủa đất nước Du khách quốc tế mang ngoại tệ vào nước ta làm tăng thêm nguồn thungoại tệ của đất nước Hoạt động du lịch làm xáo trộn hạt động luân chuyển tiền tệ, hànghóa, điều hòa nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém phát tiển hơn,kích thích sư tăng trưởng kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa…

Về mặt xã hội, dịch vụ du lịch góp phần giải quyết vấn đề việc làm bởi các ngành

dịch vụ liên quan đến du lịch đề cần một lượng lớn lao động, du lịch đã tạo ra nguồn thunhập cho người lao động, giải quyết các vấn đề xã hội Ngành du lịch đang góp phần tạocông ăn việc làm, giải quyết an sinh xã hội Đến năm 2013, ước tính đã có trên 1,7 triệulao động làm việc trong lĩnh vực du lịch, trong đó 550 nghìn lao động trực tiếp và 1,2triệu lao động gián tiếp

Trang 12

Dịch vụ du lịch có vai trò to lớn trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoátruyền thống dân tộc Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, có một nền văn hoá lâu đời,phong phú, thống nhất mà đa dạng Với số dân hơn 90 triệu người với 54 dân tộc anh emcùng đoàn kết chung sống trên một vùng lãnh thổ, trải qua nhiều đời, mỗi dân tộc đãđóng góp, dựng xây tạo nên những thành quả trên nhiều lĩnh vực: kinh tế - văn hoá - xãhội Bên cạnh đó, cũng hình thành nên những vùng văn hoá với nét đặc trưng riêng Đấtnước Việt Nam, con người Việt Nam với các thành phần dân tộc, qua hàng ngàn năm xâyđắp đã tạo dựng nên một kho tàng văn hoá hết sức phong phú, độc đáo và quý giá Xuyênsuốt chặng đường lịch sử hình thành và phát triển đất nước, các giá trị văn hoá truyềnthống của dân tộc Việt Nam nói chung và 54 dân tộc anh em nói riêng là một di sản vôcùng quý báu, một tài nguyên vô cùng quý giá trong quá trình xây dựng và phát triển đấtnước Trải qua những năm tháng chiến tranh chống xâm lược bảo vệ tổ quốc, do mộtphần nhận thức của người dân còn thấp đặc biệt là sự quản lý, phối hợp lỏng lẻo của cácngành các cấp nên nhiều vốn quý trong kho tàng văn hoá truyền thống các dân tộc đó bịmất mát và mai một Nghị quyết 4 của Ban chấp hành trung ương Đảng khoá 8 về việcbảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống là định hướng quan trọng trong việc khôiphục lại nguồn vốn quý của dân tộc Nhiều công trình văn hoá nghệ thuật trên các lĩnhvực văn hoá phi vật thể và vật thể được kiểm kê, trùng tu, tôn tạo chống xuống cấp; sưutầm bảo quản nghiên cứu giới thiệu, giao lưu để bảo tồn trong cuộc sống và cho kháchtham quan Dịch vụ du lịch đóng một vai trò to lớn và đặc biệt quan trọng trong việc bảotồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống dân tộc

Cùng với đó, hình ảnh quốc gia sẽ ngày càng được nâng cao, khẳng định vị thếtrên trường quốc tế Hệ thống di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của Việt Nam đượcUNESCO công nhận ngày càng phong phú Nhiều điểm du lịch được các tổ chức uy tínbình chọn là địa chỉ yêu thích của đông đảo du khách quốc tế Trong đó, điển hình nhưVịnh Hạ Long được trang web BuzzFeed của Mỹ bình chọn là 1 trong 25 địa danh có vẻđẹp khó tin nhất trên thế giới; Hà Nội được TripAdvisor bình chọn là 1 trong 10 thànhphố thu hút khách du lịch hàng đầu trên thế giới năm 2014; Việt Nam được Tạp chí dulịch Travel & Leisure của Mỹ bình chọn đứng thứ 6 trong số 20 điểm đến tốt nhất dựatrên độ an toàn và thân thiện của người dân dành cho khách du lịch lẻ; Hang Sơn Đoòngđược Tạp chí du lịch Business Insider của Mỹ bình chọn là 1 trong 12 hang động ấntượng nhất thế giới và Tạp chí National Geographic phiên bản tiếng Nga bình chọn làtour du lịch mạo hiểm đẳng cấp nhất thế giới của năm 2014; Tuyến du lịch trên sông MêKông (đoạn Việt Nam-Campuchia) được báo Telegraph (Anh) xếp thứ 4/5 tuyến du lịchtrên sông hàng đầu châu Á Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp lữ hành, khách sạn của Việt

Trang 13

Nam cũng đã được các tổ chức, website tiêu dùng vinh danh do chất lượng dịch vụ xuấtsắc của mình.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ DU LỊCH Ở VIỆT NAM TRONG

NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

2.1 Vị thế dịch vụ du lịch trong phát triển kinh tế ở Việt Nam

Du lịch Việt Nam trong thời gian qua cũng đã đóng góp rất nhiều cho sự tăng trưởng vàphát triển kinh tế của đất nước Tốc độ tăng trưởng hơn 14%/năm gần gấp hai lần tốc độtăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế

Sự khác biệt giữa tiêu dùng dịch vụ du lịch và tiêu dùng các hàng hoá khác là tiêu dùngcác sản phẩm du lịch xảy ra cùng lúc, cùng nơi với việc sản xuất ra chúng Đây cũng là lý

do làm cho sản phẩm du lịch mang tính đặc thù mà không thể so sánh giá cả của sảnphẩm du lịch này với giá cả của sản phẩm du lịch kia một cách tuỳ tiện được Sự tác độngqua lại của quá trình tiêu dùng và cung ứng sản phẩm du lịch tác động lên lĩnh vực phânphối lưu thông và do vậy ảnh hưởng đến các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội Bêncạnh đó, việc phát triển du lịch sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác, vìsản phẩm du lịch mang tính liên ngành có quan bệ đến nhiều lĩnh vực khác trong nềnkinh tế Khi một khu vực nào đó trở thành điểm du lịch, du khách ở mọi nơi đổ về sẽ làmcho nhu cầu về mọi hàng hoá dịch vụ tăng lên đáng kể Xuất phát từ nhu cầu này của dukhách mà ngành kinh tế du lịch không ngừng mở rộng hoạt động của mình thông qua mốiquan hệ liên ngành trong nền kinh tế, đồng thời làm biến đổi cơ cấu ngành trong nền kinh

tế quốc dân Hơn nữa, các hàng hoá, vật tư cho du lịch đòi hỏi phải có chất lượng cao,phong phú về chủng loại, hình thức đẹp, hấp dẫn Do đó nó đòi hỏi các doanh nghiệpphải không ngừng sáng tạo cải tiến, phát triển các loại hàng hoá Để làm được điều này,các doanh nghiệp bắt buộc phải đầu tư trang thiết bị hiện đại, tuyển chọn và sử dụng côngnhân có tay nghề cao đáp ứng được nhu cầu của du khách

Trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác dụng làm biến đổi cán cân thu chi của đấtnước Du khách quốc tế mang ngoại tệ vào đất nước có địa điểm du lịch, làm tăng thêmnguồn thu ngoại tệ của đất nước đó.Trong phạm vi một quốc gia, hoạt động du lịch làmxáo trộn hoạt động luân chuyển tiền tệ, hàng hoá, điều hoà nguồn vốn từ vùng kinh tếphát triển sang vùng kinh tế kém phát triển hơn, kích thích sự tăng trưởng kinh tế ở cácvùng sâu, vùng xa…

Trang 14

Một lợi ích khác mà ngành du lịch đem lại là góp phần giải quyết vấn đề việc làm Bởicác ngành dịch vụ liên quan đến du lịch đều cần một lượng lớn lao động Du lịch đã tạo

ra nguồn thu nhập cho người lao động, giải quyết các vấn đề xã hội

Việt Nam có rất rất nhiều địa điểm nổi tiếng thu hút khách du lịch, không nhưng

2.2 Những thành tựu của ngành du lịch trong những năm 2010 – 2014 và tiềm năng phát triển

2.2.1 Thành tựu

Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng khách quốc tế đếncũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng Du lịch Việt Nam ngày càng được biếtđến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa chỉ yêuthích của du khách quốc tế Du lịch đang ngày càng nhận được sự quan tâm của toàn xãhội Chất lượng và tính cạnh tranh của du lịch là những vấn đề nhận được nhiều sự chú ý

và thảo luận rộng rãi

Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ khách quốc tế đến Việt Nam lần đầu

và khách đến từ hai lần trở lên lần lượt 60,4% và 39,6% (năm 2009); 61,1% và 38,9%(năm 2011); 66,1% và 33,9% (năm 2013) Có thể thấy tỷ lệ này không biến động lớn quacác năm và duy trì ở mức độ khá hài hòa

Xét về tổng thể, điều quan trọng là các chỉ số về lượng khách và tổng thu của Du lịchViệt Nam đạt tăng trưởng tốt qua các năm Năm 2010 đón được 5 triệu lượt và năm 2013vừa qua là 7,5 triệu lượt Đồng thời, lượng khách du lịch nội địa cũng ngày càng tăng:năm 2010 là 28 triệu lượt và năm 2013 là 35 triệu lượt Đặc biệt, tổng thu từ du lịchnhững năm gần đây có sự tăng trưởng vượt bậc khi năm 2013 đạt tới 200 nghìn tỷ đồng,trong khi năm 2010 mới đạt 96 nghìn tỷ Tốc độ tăng trưởng của tổng thu từ khách dulịch đang tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng khách du lịch, đóng góp của ngành Du lịchvào cơ cấu GDP đất nước ngày càng lớn trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước cònnhiều khó khăn

Trang 15

Ngành Du lịch cũng đang góp phần tạo công ăn việc làm, giải quyết an sinh xã hội Đếnnăm 2013, ước tính đã có trên 1,7 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch, trong đó

550 nghìn lao động trực tiếp và 1,2 triệu lao động gián tiếp

Du lịch Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đánh dấu sự phát triển vượt bậc, tạo ra nhiềukết quả quan trọng cũng như tác động tích cực về kinh tế, văn hóa và xã hội - Chuyểnbiến nhận thức về du lịch Nhận thức về du lịch đã có bước chuyển biến rõ rệt, từ chỗ coi

du lịch là hoạt động nghỉ ngơi giải trí đơn thuần, đến nay Đảng và Nhà nước xác định dulịch là một ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hộicủa đất nước, phù hợp với yêu cầu và xu thế phát triển của thời đại Nhận thức về quản lý

và phát triển du lịch được nâng lên rõ rệt, thể hiện sự đổi mới tư duy phát triển du lịch.Nhận thức của các cấp, các ngành về phát triển du lịch từng bước có chuyển biến tích cựchơn Hầu hết các tỉnh thành đã có nghị quyết, chỉ thị về phát triển du lịch Đại hội Đảng

bộ các cấp ở hầu hết các tỉnh/thành đều định hướng phát triển du lịch, coi du lịch làngành kinh tế quan trọng hoặc mũi nhọn Cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp quan tâm

và chỉ đạo tốt hơn công tác du lịch Nhận thức của các doanh nghiệp du lịch được nânglên, hoạt động du lịch đã thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội - Thu hút và phục vụcác thị trường khách du lịch Trong suốt hơn 2 thập kỷ qua, số lượng khách quốc tế đến dulịch Việt Nam tăng trưởng mạnh với tốc độ trung bình trên 12% mỗi năm (ngoại trừ suygiảm do dịch SARS 2003 (-8%) và suy thoái kinh tế thế giới 2009 (-11%) Nếu lấy dấumốc lần đầu tiên phát động Năm Du lịch Việt Nam 1990 (khởi đầu thời kỳ đổi mới) với250.000 lượt khách quốc tế thì đến nay với 7,57 triệu lượt năm 2013, số khách quốc tếđến Việt Nam đã tăng trên 30 lần trong 23 năm và tăng gấp 2 lần sau 4 năm phục hồikhủng hoảng năm 2009 Khách du lịch nội địa cũng tăng mạnh liên tục trong suốt giaiđoạn vừa qua, từ 1 triệu lượt năm 1990 đến 2013 đạt con số 35 triệu lượt Sự tăng trưởngkhông ngừng về khách đã thúc đẩy mở rộng quy mô hoạt động của ngành du lịch trênmọi lĩnh vực

Thị phần khách quốc tế đến Việt Nam trong khu vực và trên thế giới không ngừng tănglên Từ chỗ chiếm 4,6% thị phần khu vực Đông Nam Á, 1,7% thị phần khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và 0,2% thị phần toàn cầu vào năm 1995 đến 2013 Du lịch Việt Nam

đã chiếm 8,2% thị phần khu vực ASEAN; 2,4% khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và0,68% thị phần toàn cầu Vị trí của Du lịch Việt Nam đã được cải thiện đáng kể trên bản

đồ du lịch thế giới Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút mạnh dòng khách

du lịch 4 Trong cơ cấu thị trường nguồn của du lịch Việt Nam, 72% đến từ khu vực ChâuÁ-Thái Bình Dương, tiếp theo là Châu Âu (14%) và Bắc Mỹ (7%) Các thị trường nguồnlớn nhất của Việt Nam thuộc các nước có GDP lớn nhất thế giới (Mỹ, Trung Quốc, Nhật

Trang 16

Bản, Pháp, Nga), thuộc các nước có dân số lớn nhất thế giới (Trung Quốc, Mỹ, Nga vàNhật Bản), thuộc các nước có tổng chi tiêu du lịch ra nước ngoài nhiều nhất thế giới(Trung Quốc, Đức, Mỹ, Anh, Nga, Pháp, Nhật, Úc) Cơ cấu nguồn khách trên cho thấyđiểm đến du lịch Việt Nam đã được các thị trường lớn quan tâm và đang trong quá trìnhtìm chỗ đứng và khẳng định vị trí tại các thị trường quan trọng này - Gia tăng nhanh tổngthu từ du lịch và đóng góp vào GDP Sự đóng góp của du lịch vào nền kinh tế nước ta giaiđoạn vừa qua rất đáng khích lệ Tổng thu trực tiếp từ khách du lịch năm 2013 đạt 200nghìn tỷ đồng (tương đương 9,7 tỷ USD), chiếm khoảng 6% GDP Tăng trưởng về tổngthu từ du lịch nhanh hơn tăng trưởng về số lượng khách, tăng trung bình hơn 2 con số(đạt bình quân 18,7%/năm)

Theo tính toán của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) và Hội đồng Lữ hành Du lịchThế giới (WTTC) tiếp cận theo tài khoản vệ tinh du lịch thì năm 2012 tổng thể ngành dulịch Việt Nam đóng góp vào nền kinh tế 13 tỷ USD chiếm khoảng 9,4% GDP gồm: đónggóp trực tiếp, đóng góp gián tiếp và đóng góp phát sinh (bao gồm cả đầu tư và chi tiêucủa Chính phủ cho du lịch; khấu trừ nhập khẩu và du lịch ra nước ngoài) Hoạt động kinh

tế du lịch trực tiếp được tính đến qua việc cung cấp dịch vụ ăn, ở, đi lại, tham quan, giảitrí, nghỉ dưỡng trực tiếp phục vụ khách du lịch Các hoạt động kinh tế gián tiếp thamgia vào chuỗi cung ứng dịch vụ phục vụ khách du lịch cũng được tính toán trong đónggóp của du lịch trong nền kinh tế Ở khía cạnh này, ngành du lịch liên quan và có hiệuứng lan tỏa đến tất cả các ngành, lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội và đóng góp to lớnvào nền kinh tế quốc dân Xét về cơ cấu doanh thu ngoại tệ trong xuất khẩu dịch vụ,doanh thu của ngành du lịch chiếm trên 50% trong xuất khẩu dịch vụ của cả nước, đứngđầu về doanh thu ngoại tệ trong các loại hoạt động dịch vụ “xuất khẩu”, đồng thời códoanh thu ngoại tệ lớn nhất, trên cả các ngành vận tải, bưu chính viễn thông và dịch vụtài chính So sánh với xuất khẩu hàng hoá, doanh thu ngoại tệ từ xuất khẩu dịch vụ dulịch chỉ đứng sau 4 ngành xuất khẩu hàng hoá là xuất khẩu dầu thô, dệt may, giầy dép vàthuỷ sản

Thêm nữa, với tư cách là hoạt động “xuất khẩu tại chỗ”, du lịch lại đem lại hiệu quả kinh

tế cao hơn và tạo ra nhiều việc làm có thu nhập cho xã hội mà hiện nay chưa tính toán hếtđược Kim ngạch xuất khẩu du lịch đạt 5.620 triệu USD năm 2011 tăng trưởng 26,3% sovới 2010 - Đầu tư kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Kết cầu hạ tầng nóichung và hạ tầng du lịch nói riêng đã được cải thiện đáng kể, hệ thống giao thông đườngkhông, thủy, bộ liên tục được đầu tư mở rộng, nâng cấp; hệ thống hạ tầng năng lượng,thông tin, viễn thông và hạ tầng kinh tế-xã hội khác đổi mới căn bản, phục vụ đắc lực cho

du lịch tăng trưởng Đến nay cả nước có 8 cảng hàng không quốc tế, trong đó sân bay

Trang 17

quốc tế Nội 5 Bài và Tân Sơn Nhất với công suất sử dụng cao; hệ thống cảng biển nhà ga,bến xe đang từng bước cải thiện nâng cấp đáp ứng nhu cầu đi lại, du lịch Hệ thống cơ sởvật chất kỹ thuật du lịch hiện nay có trên 14.200 cơ sở lưu trú với 320.000 buồng lưu trú,trong đó số buồng khách sạn 3-5 sao đạt 21%; trên 1.250 doanh nghiệp lữ hành quốc tế

và hàng nghìn doanh nghiệp lữ hành nội địa; các cơ cở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, cơ sởgiải trí văn hóa, thể thao, hội nghị, triển lãm và nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời, cải tạonâng cấp phục vụ khách du lịch ở hầu hết các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch Đặcbiệt, trong năm 2013 với sự ra đời của hàng loạt cơ sở lưu trú (khách sạn và tổ hợp resort)cao cấp 4-5 sao với quy mô lớn như: Grand Plaza Hà Nội, Novotel, Havana,Intercontinental, The Grand Hồ Tràm Strip, Mường Thanh, Mariott, Laguna đã gópphần làm cho diện mạo ngành du lịch Việt Nam thay đổi căn bản với những tín hiệu tíchcực Sự lớn mạnh không ngừng của các doanh nghiệp du lịch lữ hành, khách sạn, vậnchuyển và các khu du lịch, tổ hợp dịch vụ đã hình thành và khẳng định quy mô và nănglực cung cấp dịch vụ của ngành du lịch Đặc biệt là vai trò của các doanh nghiệp tư nhân,doanh nghiệp cổ phần và liên doanh đã tạo ra sức năng động của ngành Du lịch - Hìnhthành các điểm đến, sản phẩm du lịch Quá trình phát triển, các sản phẩm du lịch đã dầnđược hình thành như du lịch tham quan cảnh quan, di sản, di tích; du lịch nghỉ dưỡngbiển, núi; du lịch tâm linh, lễ hội Các sản phẩm du lịch gắn với ẩm thực Việt Nam cũngđược thị trường nhìn nhận Một số loại sản phẩm du lịch mới như du lịch thể thao-mạohiểm, du lịch sinh thái, du lịch MICE gần đây được chú trọng phát triển Hệ thống di sảnthế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận liên tiếp gia tăng về số lượng là cáctrọng tâm trong thực tiễn xây dựng sản phẩm, thu hút khách du lịch Các sản phẩm nhưtham quan cảnh quan vịnh Hạ Long, tham quan di sản văn hoá Huế, phố cổ Hội An, ditích Mỹ Sơn; du lịch mạo hiểm khám phá hang động Phong Nha-Kẻ Bàng, du lịch nghỉdưỡng biển Mũi Né, Phú Quốc, du lịch sự kiện Nha Trang thu hút được sự quan tâmlớn của khách du lịch trong và ngoài nước Các lễ hội được tổ chức ở quy mô lớn đã trởthành các sản phẩm du lịch quan trọng như lễ hội Chùa Hương, lễ hội bà chúa Xứ,festival Huế, carnaval Hạ Long, lễ hội pháo hoa Đà Nẵng, festival hoa Đà Lạt Nhữngsản phẩm và những giá trị nổi bật của điểm đến Việt Nam dần được hình thành và định vịtại các thị trường khách du lịch mục tiêu Các khu, điểm du lịch quốc gia và các đô thị dulịch là những điểm nhấn quan trọng hình thành sản phẩm du lịch được định hướng pháttriển tại Chiến lược Tuy nhiên, hầu như chưa được chú trọng đầu tư đúng mức, đến naymới chỉ có Hạ Long - Cát Bà, Hội An, Mỹ Sơn là phát huy được Một số khu du lịch,công trình nhân tạo khác cũng có sức hút tạo sản phẩm như thủy điện Sơn La, chùa BáiĐính, hầm đèo Hải Vân, khu vui chơi tổng hợp Đại Nam Một số sản phẩm du lịch đãđược hình thành theo các tuyến du lịch chuyên đề như “Con đường 6 huyền thoại theo

Trang 18

đường Hồ Chí Minh”, “Con đường di sản miền Trung”, "Con đường xanh Tây Nguyên",tuyến du lịch “Vòng cung Tây Bắc” Theo phân bố không gian, việc hình thành các sảnphẩm du lịch giai đoạn vừa qua mới tập trung chính vào các trọng điểm là thành phố HàNội và phụ cận; Hải Phòng - Quảng Ninh; Huế - Đà Nẵng và phụ cận; Nha Trang - NinhChữ - Đà Lạt; Long Hải - Vũng Tàu - Côn Đảo; Thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận vàRạch Giá - Hà Tiên - Phú Quốc Các địa phương đã hình thành như trọng điểm phát triển

du lịch như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Khánh Hoà, Bình Thuận,

Bà Rịa-Vũng Tàu, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kiên Giang, Cần Thơ, Thanh Hóa,Nghệ An, Lào Cai, Ninh Bình Trên 7 vùng du lịch, hệ thống khu, điểm du lịch đ ã đượcđưa vào quy hoạch tổng thể cả nước giai đoạn này với 46 khu du lịch quốc gia, 41 điểm

du lịch quốc gia, 12 đô thị du lịch và hệ thống khu, điểm du lịch địa phương quan trọngkhác

2.2.2 Tiềm năng phát triển.

Cùng với đó, hình ảnh du lịch quốc gia ngày càng được nâng cao Hệ thống di sản vănhóa và thiên nhiên thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận ngày càng phongphú Nhiều điểm du lịch được các tổ chức uy tín bình chọn là địa chỉ yêu thích của đôngđảo du khách quốc tế Trong đó, điển hình như Vịnh Hạ Long được trang web BuzzFeedcủa Mỹ bình chọn là 1 trong 25 địa danh có vẻ đẹp khó tin nhất trên thế giới; Hà Nộiđược TripAdvisor bình chọn là 1 trong 10 thành phố thu hút khách du lịch hàng đầu trênthế giới năm 2014; Việt Nam được Tạp chí du lịch Travel & Leisure của Mỹ bình chọnđứng thứ 6 trong số 20 điểm đến tốt nhất dựa trên độ an toàn và thân thiện của người dândành cho khách du lịch lẻ; Hang Sơn Đoòng được Tạp chí du lịch Business Insider của

Mỹ bình chọn là 1 trong 12 hang động ấn tượng nhất thế giới và Tạp chí NationalGeographic phiên bản tiếng Nga bình chọn là tour du lịch mạo hiểm đẳng cấp nhất thếgiới của năm 2014; Tuyến du lịch trên sông Mê Kông (đoạn Việt Nam-Campuchia) đượcbáo Telegraph (Anh) xếp thứ 4/5 tuyến du lịch trên sông hàng đầu châu Á Ngoài ra,nhiều doanh nghiệp lữ hành, khách sạn của Việt Nam cũng đã được các tổ chức, websitetiêu dùng vinh danh do chất lượng dịch vụ xuất sắc của mình

Điều này cho thấy chất lượng du lịch Việt Nam đang dần tốt lên, đi vào chiều sâu thay vì

chiều rộng theo đúng định hướng trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam “Phát

triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo

Ngày đăng: 02/11/2017, 00:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Cơ sở lưu chú: - DỊCH VỤ DU LỊCH Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
Bảng 2 Cơ sở lưu chú: (Trang 19)
Một số bảng số liệu cụ thể về tình hình du lịc hở Việt Nam trong những năm gần đây: Bảng 1: Tổng thu từ khách du lịch: - DỊCH VỤ DU LỊCH Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
t số bảng số liệu cụ thể về tình hình du lịc hở Việt Nam trong những năm gần đây: Bảng 1: Tổng thu từ khách du lịch: (Trang 19)
9. Địa đạo Củ Chi. Là hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, vùng đất được - DỊCH VỤ DU LỊCH Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
9. Địa đạo Củ Chi. Là hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, vùng đất được (Trang 24)
và quần đảo lớn nhỏ, nơi đây thích hợp cho các loại hình du lịch sinh thái, trải nghiệm và khám phá. - DỊCH VỤ DU LỊCH Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
v à quần đảo lớn nhỏ, nơi đây thích hợp cho các loại hình du lịch sinh thái, trải nghiệm và khám phá (Trang 24)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w