10. Nha Trang Là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, và
3.2 Thương mại dịch vụ du lịch sử dụng nhiều lao động trực tiếp (nhiều lao động sống)
Do sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp có tính trội về dịch vụ, quá trình cung ứng dịch vụ đòi hỏi giao diện trực tiếp giữa nhà cung ứng và khách hàng nên doanh nghiệp dịch vụ phải sử dụng nhiều lao động trực tiếp, khả năng cơ giới hóa trong kinh doanh dịch vụ là rất thấp, năng suất lao động cũng không cao.
Việc sử dụng nhiều lao động sống trong quá trình kinh donh dịch vụ sẽ khiến chi phí tiền lương của doanh nghiệp dịch vụ lớn, chi phí kinh doanh tăng lên làm ảnh hưởng tới lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp
Ý nghĩa: Các nhà quản trị doanh nghiệp dịch vụ cần tăng cường quản trị nhân lực và cơ sở vật chất dịch vụ, tìm cách thay thế lao động sống bằng máy móc trong điều kiện cho phép, phù hợp với yêu cầu và tính chất công việc để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, tiết kiệm chi phí lao động sống và nâng cao lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp. Đây cũng là biện pháp quan trọng để doanh nghiệp dich vụ tái sản xuất mở rộng kinh doanh.
Sử dụng nhiều lao động trực tiếp trong ngành dịch vụ
Du lịch là một ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ nên nó cũng mang những đặc điểm chung của ngành dịch vụ. Đó là sử dụng nhiều lao động trực tiếp.
Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, năm 2009, nguồn nhân lực du lịch Việt Nam có khoảng 1 triệu lao động, trong đó có 262.200 lao động trực tiếp, chiếm 33,75% tổng số lao động, bao gồm lao động thuộc các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các đơn vị sự nghiệp du lịch và các cơ sở kinh doanh du lịch; lao động gián tiếp là 737.800 người, chiếm 66,25%, là đối tượng có liên quan đến hoạt động du lịch. Đến năm 2013, cả nước có trên 1,3 triệu lao động du lịch và lên quan, chiếm khoảng 2,5% tổng số lao động cả nước, trong đó có khoảng 420000 lao động trực tiếp làm việc trong các cơ sở dịch vụ du lịch.
Dự báo nhu cầu nhân lực trực tiếp du lịch đến năm 2020
Năm 2015, nhu cầu nhân lực làm việc trực tiếp trong ngành ước cần 620 nghìn người với tốc độ tăng trưởng là 6,2%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015. Năm 2020 ngành du lịch cần khoảng 870 nghìn lao động trực tiếp, tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2016 - 2020 là 7,0%/năm. Đến năm 2020, nhu cầu nhân lực ngành du lịch sẽ ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng với cơ cấu phải hợp lý hơn theo yêu cầu đòi hỏi của sự phát triển du lịch và xu thế phát triển khoa học - công nghệ khi nước ta hội nhập quốc tế sâu và toàn diện trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
phát triển kinh tế tri thức. Nhân lực du lịch cho khu vực Miền Trung và Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Cửu Long và Tây Bắc sẽ cần và phát triển mạnh tương ứng với sự phát triển cao của hoạt động du lịch trên các địa bàn này, đặc biệt là nhân lực người dân tộc ít người. Chú ý hơn nữa nhân lực du lịch ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, nơi điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn nhưng có nhiều tiềm năng và thế mạnh du lịch, để vừa phát triển du lịch, vừa đóng góp tích cực vào việc thực hiện chính sách xã hội, bảo vệ bản sắc văn hóa, chủ quyền dân tộc.
Nhu cầu về trình độ đào tạo
Phấn đấu năm 2015, toàn ngành có 3.500 người có trình độ trên đại học; 88.200 người có trình độ đại học và cao đẳng; 86.800 người có trình độ trung cấp; 133.200 người đạt trình độ sơ cấp; và 308.300 người được đào tạo dưới sơ cấp và trình độ phổ thông. Đến năm 2015 có 70 - 80% công chức hành chính được trang bị kỹ năng nghiệp vụ theo yêu cầu công vụ, có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao; trang bị kiến thức về văn hoá công sở; trách nhiệm và đạo đức công chức cho công chức các ngạch; Bồi dưỡng, đào tạo lại 60 - 70% giám đốc doanh nghiệp và chuyên gia quản trị doanh nghiệp du lịch có kiến thức và kỹ năng quản lý, kinh doanh để cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước; Tăng số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, giáo viên và đào tạo viên du lịch các cấp đại học, cao đẳng, trung cấp và dạy nghề ngắn hạn.
(Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22 tháng 07 năm 2011.)