10. Nha Trang Là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, và
3.4. Quá trình kinh doanh khó đo lường, xác định đầu ra
Ngày nay, du lịch ngày càng phát triển và trở thành một ngành kinh tế lớn đối với
một số quốc gia, và có thể chiếm một trong ba vị trí hàng đầu của các ngành kinh tế chủ yếu ở quốc gia đó. Số người đi du lịch ngày một tăng trong phạm vi toàn thế giới. Hoạt động kinh tế nói chung vẫn mang tính chất thời vụ do đặc điểm thời vụ của cung và cầu du lịch. Chính vì đặc điểm này làm cho chính phủ của các quốc gia và các doanh nhân phải cân nhắc một cách thận trọng việc phát triển ngành du lịch.
Du lịch có tính chất hướng ngoại vì bản chất của hoạt động du lịch là sự di chuyển ra khỏi phạm vi ranh giới hoặc biên giới quốc gia và cả do xu thế toàn cầu hóa về kinh tế là một nhân tố tác động mạnh mẽ đến tính chất quốc tế hóa của ngành du lịch trên cả phương tiện cung và cầu du lịch.
Một thực trạng trong ngành du lịch nước ta trong giai đoạn hiện nay đó là chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao, loại hình phong phú nhưng chưa độc đáo, chưa tập trung do sản phẩm có giá trị gia tăng tự phát cao, chưa đầu tư đúng tầm. Phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ do tự phát, ít doanh nghiệp có những bước đi cụ thể cho từng loại hình du lịch, giá cả biến động mạnh do sự cạnh tranh gay gắt. Hơn nữa, với đặc thù là sản phẩm du lịch, kết quả đầu ra bị tác động nhiều bởi nhân viên tiếp xúc và những trang thiết bị hỗ trợ, sự tương tác giữa người với người là yếu tố cực kì khó đo lường. Hơn nữa đặc thù là sản phẩm dịch vụ nên chất lượng dịch vụ dựa trên cảm nhận của khách hàng nên việc đo lường và xác định đầu ra chỉ mang tính tương đối và khó kiểm soát.
Công tác quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư khu du lịch còn có những bất cập. Quy hoạch mang tính chung chung không được thực hiện triệt để dẫn tới đầu tư không đồng bộ, manh mún, dàn trải, khồng tạo nên hiệu quả tổng thể nên khó để kiểm tra đánh giá. Cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch chưa được quan tâm đầu tư đúng mức như vấn đề phương tiện giao thông cũ nát, đường xấu khách mất nhiều thời gian di chuyển trên đường ảnh hưởng nhiều đến tâm lý khách hàng gây ảnh hưởng đến tính khách quan đánh giá sản phẩm dịch vụ du lịch của khách.
Chương 4. Hạn chế và nguyên nhân gây nên hạn chế của dịch vụ du lịch tại Việt Nam Và những giải pháp khắc phục
4.1 Hạn chế
Việt Nam được biết đến là một quốc gia có hàng ngàn di tích, thắng cảnh đẹp, bãi biển đẹp, nhiều làng nghề truyền thống, cùng với sự đa dạng phong phú các phong tục tập quán dộc đáo. Có thể kể đến như: Vịnh Hạ Long, vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, quần thể di tích Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Nhã nhạc cung đình Huế, Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Ca trù, Hát xoan, Đơn ca tài tử Nam Bộ… là những di sản được UNESCO công nhận là nhưng di sản vật thế và phi vật thể cần bảo tồn thế giới. Bên cạnh đó, với đường bờ biển dài 2025 dặm, không có gì là ngạc nhiên khi Việt Nam có nhiều bãi tắm đẹp như: biển Cô Tô, biển Bãi Dài, Bãi Sao (Phú Quốc), bãi biển Nha Trang, biển Vũng Tàu, Côn Đảo…
Với lợi thế như vậy, dịch vụ du lịch tại Việt Nam có tiềm năng phát triển rất lớn. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy, sự tồn tại những hạn chế sau đây kiềm hãm lại những cơ hội của sự phát triển đó:
- Tài nguyên du lịch thì nhiều nhưng chất lượng dịch vụ cung cấp thì thấp hoặc trung bình.
- Nguồn nhân lực hoạt động trong ngành tuy đông nhưng trình độ chuyên môn chưa cao, chưa đáp ứng kip thời yêu cầu của khách du lịch, nhất là du khách quốc tế.
- Khả năng cạnh tranh thấp: Nhiều doanh nghiệp lữ hành chưa đủ khả năng vươn ra thị trường quốc tế. Thực tế trong nước còn cho thấy dù trong “sân nhà” nhưng vẫn không cạnh tranh được với các công ty du lịch đa quốc gia hoặc công ty du lịch có vốn đầu tư nước ngoài, hoặc còn có trường hợp trên danh nghĩa là doanh nghiệp trong nước thực hiện nhưng thực chât do các doanh nghiệp nước ngoài thao túng điều hành
- Sức ép cạnh tranh giá thành sản phẩm, chất lượng nhân lức, dịch vụ và năng lực doanh nghiệp với du lịch các nước trong khu vực càng lớn: cụ thể, cùng một đối tượng khách hàng ở dịch vụ 3 sao, dịch vụ mặt đât tính cho một đầu khách/đêm ở Thái Lan là 22.5 USD, Malaysia: 30 USD, Trung Quốc: 40 USD, còn ở Việt Nam là 80 USD, khách sạn ở Việt Nam cao hơn 20-25%, ăn uống cao hơn 30-35%, gái vận chuyển cũng cao hơn 12-20% so với các nước trong khu vực, thậm chí vào mừa cao điểm tăng lên gấp đôi. Việt Nam luôn phải
cạnh tranh với các điểm đến du lịch hàng đầu trong khu vực như Malaysia, Thái Lan, Singapore, Trung Quốc…
- Thiếu tính chuyên nghiệp khi xây dựng sản phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá. Sản phẩm đơn điệu, chậm đổi mới, thiếu sáng tạo và còn trùng lặp giữa các vùng miền, thiếu tính liên kết. Công tác xúc tiến quảng bá du lịch còn hạn chế, nghiên cứu thị trường còn thụ động, yếu kém.