Hơn nữa, so với BLHS năm 1999, sửa đổi năm 2009, thì BLHS năm 2015 đã đặt việc bảo vệ lợi ích của chính đáng của mình, của người khác lên trước lợi ích của Nhà nước, tổ chức cho phù hợp
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN VĂN HẢI
MéT Sè VÊN §Ò Lý LUËN Vµ THùC TIÔN VÒ
PHßNG VÖ CHÝNH §¸NG TRONG LUËT H×NH Sù VIÖT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2017
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN VĂN HẢI
MéT Sè VÊN §Ò Lý LUËN Vµ THùC TIÔN VÒ
PHßNG VÖ CHÝNH §¸NG TRONG LUËT H×NH Sù VIÖT NAM
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS TRỊNH TIẾN VIỆT
HÀ NỘI - 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi trên cơ sở kế thừa, trích dẫn trung thực của các công trình khoa học khác Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn bảo đảm tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Do vậy, tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Văn Hải
Trang 4MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Danh mục bảng
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 12
1.1 KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT PHÁP LÝ CỦA PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 12
1.1.1 Khái niệm phòng vệ chính đáng 12
1.1.2 Bản chất pháp lý của phòng vệ chính đáng trong luật hình sự Việt Nam 18
1.2 Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUY ĐỊNH PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 20
1.2.1 Phương diện chính trị - xã hội, quốc tế 20
1.2.2 Phương diện pháp lý 22
1.2.3 Phương diện lý luận và thực tiễn 23
1.3 LỊCH SỬ LẬP PHÁP HÌNH SỰ VIỆT NAM QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN NAY 23
1.3.1 Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1985 23
1.3.2 Giai đoạn từ sau năm 1985 đến nay 28
Trang 5Chương 2: QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG TRONG BỘ
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999, SỬA ĐỔI NĂM 2009
VÀ BỘ LUẬT HÌNH SỰ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 32
2.1 QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999, SỬA ĐỔI NĂM 2009 32
2.1.1 Những điều kiện của phòng vệ chính đáng 33
2.1.2 Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng 39
2.1.3 Phân biệt phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết 42
2.2 QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG 45
2.2.1 Quy định của Bộ luật hình sự Liên bang Nga 46
2.2.2 Quy định của Bộ luật hình sự Nhật Bản 48
2.2.3 Quy định của Bộ luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 50
2.2.4 Quy định của Bộ luật hình sự Vương quốc Thụy Điển 51
Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP 54
3.1 THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ 54
3.1.1 Tình hình xét xử các tội phạm liên quan đến vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng 54
3.1.2 Một số tồn tại, hạn chế trong thực tiễn áp dụng quy định về phòng vệ chính đáng 57
3.1.3 Các nguyên nhân cơ bản 65
3.2 KIẾN NGHỊ TIẾP TỤC HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 66
3.2.1 Một số điểm mới của quy định về phòng vệ chính đáng trong Bộ luật hình sự năm 2015 66
Trang 63.2.2 Nội dung tiếp tục hoàn thiện quy định về phòng vệ chính đáng
trong Bộ luật hình sự năm 2015 68
3.3 CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 72
3.3.1 Tăng cường công tác giải thích, hướng dẫn thi hành pháp luật và việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân 72
3.3.2 Xây dựng Khung Quy chế hoạt động của các tổ chức xã hội tham gia kiểm soát, phòng và chống tội phạm 75
3.3.3 Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về vũ khí, giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong xã hội, an ninh trật tự 78
KẾT LUẬN 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
PHỤ LỤC 91
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLHS: Bộ luật hình sự TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao TNHS: Trách nhiệm hình sự XHCN : Xã hội chủ nghĩa
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Thống kê thụ lý, xét xử tội danh quy định tại Điều 96
và Điều 106 BLHS của Tòa án nhân dân các cấp trong
Bảng 3.2 Phân tích số bị cáo đã bị Tòa án xét xử tội danh quy
định tại Điều 96 và Điều 106 BLHS trong giai đoạn 05
Bảng 3.3 Phân tích nhân thân bị cáo đã bị Tòa án xét xử về tội
danh quy định tại Điều 96 và Điều 106 BLHS trong
Trang 91
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đối với mỗi con người, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự
do và các lợi ích hợp pháp là các giá trị cần được Nhà nước bảo vệ, xã hội và mỗi cá nhân khác trong xã hội tôn trọng, không xâm phạm Tại Lời Nói đầu Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người của Liên Hợp quốc năm 1948
Đáng chú ý, trong số các quyền con người, có quyền bất khả xâm phạm
về thân thể cũng được Hiến chương và các văn kiện quốc tế đặc biệt quan tâm
bảo vệ Cũng trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người của Liên Hợp
quốc năm 1948 đã khẳng định: “Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do
và an ninh cá nhân” [31, tr.48] Trên cơ sở này, Hiến pháp và hệ thống văn
bản pháp luật Việt Nam luôn coi trọng và bảo hộ về tính mạng, danh dự, sức
Trang 102
khỏe và nhân phẩm của con người, đồng thời yêu cầu mọi hành vi, mọi quy tắc xử sự trong xã hội đều phải tuân thủ điều này Trong hệ thống văn bản pháp luật, BLHS Việt Nam chính là căn cứ pháp lý quan trọng nhất không chỉ
để bảo vệ các lợi ích của Nhà nước, của xã hội, của cơ quan, tổ chức và của công dân, mà còn góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm và xử lý những người xâm phạm đến các lợi ích đã nêu trên, qua đó, đúng như GS.TSKH Lê Văn Cảm đã viết:
Nhằm mục đích làm cho các quy định của pháp luật quốc gia được tuân thủ, chấp hành và áp dụng một cách nghiêm chỉnh, thống nhất và triệt để không chỉ bởi các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa
án, mà cả những người có chức vụ của các cơ quan này trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự [10, tr.228]
Điều 2 Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999, sửa đổi năm 2009 và BLHS năm 2015 đều đã quy định cơ sở trách nhiệm hình sự (TNHS) đối với cá nhân
như sau: “Chỉ người nào phạm một tội đã được BLHS quy định mới phải chịu TNHS” Đồng thời, BLHS năm 2015 đã nhấn mạnh thêm việc bảo vệ quyền
con người, cùng với việc bảo vệ các lợi ích khác, chính là nhiệm vụ của Bộ luật này Như vậy, chỉ một người phạm một tội do BLHS quy định mới phải chịu TNHS, đồng thời phải đáp ứng đầy đủ cơ sở và những điều kiện của TNHS [11, tr.635] Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy có một số hành vi về hình thức có dấu hiệu của tội phạm song về nội dung lại chứa đựng một số tình tiết làm loại trừ tính chất tội phạm của nó, nên hành vi ấy không bị coi là tội phạm và người thực hiện hành vi đó không phải chịu TNHS (hay được loại trừ TNHS) Cho nên, nguyên tắc pháp chế XHCN trong luật hình sự Việt Nam đòi hỏi phải làm sáng tỏ ranh giới của các trường hợp đó mà một trong
đó là chế định phòng vệ chính đáng
Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự cho thấy, bên cạnh những ưu điểm
Trang 113
trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, xác định rõ ràng, dứt khoát tội phạm và không phải là tội phạm, trường hợp phải chịu TNHS hay được loại trừ TNHS, thì còn có một số trường hợp điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán còn chưa nhận thức đầy đủ, thống nhất các quy định của BLHS về việc xác định các ranh giới đó Thực trạng đó đã dẫn đến hoặc là bỏ lọt tội phạm hoặc là làm oan người không phạm tội, qua đó còn làm giảm hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, cũng như việc tôn trọng và bảo vệ các quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp và pháp luật đã quy định
Đặc biệt, cũng do nhận thức chưa đầy đủ, thống nhất giữa hành vi phạm tội và không phải là tội phạm, phòng vệ chính đáng là hành vi có ích cho xã hội hay sợ phải chịu TNHS nên còn có những người dân hoặc có hành vi phạm tội hoặc chưa chủ động, tích cực tham gia đấu tranh chống tội phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tập thể, lợi ích chính đáng của công dân và của cá nhân Hoặc thậm chí, do chưa xác định rõ vấn đề này còn dẫn đến xác định không đúng TNHS, xâm phạm đến quyền phòng vệ chính đáng hoặc ngược lại Hơn nữa, so với BLHS năm 1999, sửa đổi năm 2009, thì BLHS năm 2015
đã đặt việc bảo vệ lợi ích của chính đáng của mình, của người khác lên trước
lợi ích của Nhà nước, tổ chức cho phù hợp với thực tiễn xét xử và yêu cầu đề cao quyền tự do và an ninh cá nhân con người, bảo vệ quyền con người theo quy định của Hiến pháp năm 2013, tuy nhiên, lại không ghi nhận các trường hợp đương nhiên phòng vệ chính đáng và chưa ban hành văn bản hướng dẫn
áp dụng thống nhất cụm từ “cần thiết” mà vẫn sử dụng hướng dẫn trong Nghị
quyết số 02/NQ-HĐTP ngày 05/01/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao (TANDTC) “Hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS”
về cụm từ “tương xứng” trong quy định về phòng vệ chính đáng của BLHS
năm 1985, vì thế rất cần thiết phải có văn bản hướng dẫn chính thức về vấn đề này Do đó, việc nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phòng vệ
Trang 124
chính đáng trong luật hình sự Việt Nam để trên cơ sở đó đưa ra những kiến giải lập pháp hoàn thiện đấu tranh phòng, chống tội phạm và ngăn chặn, hạn chế tới mức thấp nhất hậu quả của tội phạm gây ra có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng góp phần thực hiện tốt định hướng trong chính sách hình sự
mà Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020” đã đề cập - “đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội, tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền cơ bản của công dân” [6, tr.3] Ngoài ra, đây chính là lý do
học viên lựa chọn đề tài đã nêu làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học
2 Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu quy định về phòng vệ chính đáng là một vấn đề hẹp, được quy định tại một điều trong Phần chung (Điều 15 BLHS năm 1999 và nay là Điều 22 BLHS năm 2015) và hai điều trong BLHS Việt Nam đó là - Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 96, nay là Điều 126) và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 106, nay là Điều 136) Tuy nhiên, nội dung nghiên cứu của
nó mới gián tiếp được lồng ghép ở các mức độ khác nhau trong các sách báo pháp lý hình sự
* Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài
[1] Ashworth, Principles of Criminal Law (Các nguyên tắc của luật hình sự), Nxb Oxford University Press, Inc., 1995 Cuốn sách đề cập đến các vấn đề trong luật hình sự bao gồm: 1) Nguyên tắc và chính sách liên quan đến sự hình thành của pháp luật hình sự; 2) Việc áp dụng nguyên tắc của các
cơ quan lập pháp, Tòa án, cơ quan cải cách pháp luật; 3) Phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết là hai trường hợp được loại trừ TNHS [83, p.12]
Trang 135
[2] David Brown, David Farrier, Neal and David Weisborot, Materials and commentary on Criminal Law and Process in New South Wales (Một vài bình luận trong Luật hình sự và tố tụng hình sự của phía Nam xứ Wales), xuất bản bởi The Federation Press, 1996 Cuốn sách đề cập đến các vấn đề pháp lý hình sự và tố tụng hình sự bao gồm: 1) Một số vấn đề chung; 2) Bắt giữ tội phạm; 3) Quá trình tố tụng; 4) Các yếu tố cấu thành tội phạm; 5) Tội giết người và ngộ sát; 6) Phòng vệ; 7) Tội tấn công và tội tấn công tình dục; 8) Tội xâm phạm trật tự công cộng; 9) Các thuốc cấm; 10) Mua lại không trung thực; 11) TNHS: Âm mưu, nỗ lực và đồng phạm; 12) Tuyên án và hình phạt [85] Trong Chương 4 đã nêu về điều kiện, nội dung, chủ thể và các yếu
[4] Jerome Hall, Criminal Law (Luật hình sự), Nxb Bobbs Merrill Company, 1947, tái bản năm 2005 Cuốn sách đề cập đến cơ sở lý luận nền tảng như: 1) Các nguyên tắc của luật hình sự; 2) Tội phạm, TNHS và hình phạt; 3) Các lý thuyết vận dụng; 4) Phòng vệ chính đáng và tình trạng khẩn cấp với tư cách là hai trường hợp loại trừ TNHS [86, p.22]
Trang 14Các công trình trên đã đề cập đến phòng vệ chính đáng trong nghiên cứu về luật hình sự, về tội phạm, coi phòng vệ chính đáng với tư cách là một trường hợp được Nhà nước động viên, khuyến khích thực hiện và được coi là trường hợp loại trừ TNHS (hay không phải là tội phạm), mặc dù vẫn còn có một quan điểm coi đó là trường hợp miễn TNHS (nghiên cứu ở Vương quốc Thụy Điển)
* Những công trình nghiên cứu trong nước
Còn ở Việt Nam, trước đây đã có nhiều công trình nghiên cứu gián tiếp
về vấn đề này như luận án tiến sĩ luật học, luận văn thạc sĩ luật học hoặc sách chuyên khảo, giáo trình như:
Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2006;
[4] Nguyễn Sơn, Phòng vệ chính đáng và các tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ
luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014;
Trang 15Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001, tái bản năm 2003 và 2007;
[7] TS Trịnh Tiến Việt, Mục 4 Chương 2 - Những trường hợp không phải là tội phạm, Trong sách: Tội phạm và TNHS, Nxb Chính trị Quốc gia
Hà Nội, 2013; v.v
Nội dung của các công trình này đã phân tích các vấn đề khái niệm, nội dung, bản chất pháp lý và điều kiện áp dụng của những trường hợp loại trừ TNHS, trong đó có quy định về phòng vệ chính đáng (phân tích điều kiện, nội dung và vấn đề vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng) và theo quy định của BLHS năm 1985 và BLHS năm 1999 Tuy nhiên, xét riêng dưới góc
độ khoa học luật hình sự, đáng chú ý là Chương thứ năm - Những trường hợp
(tình tiết) loại trừ tính chất tội phạm của hành vi trong “Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung)”, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2005 và một số bài viết của
GS.TSKH Lê Văn Cảm về vấn đề này Theo đó, tác giả đề cập, phân tích tên gọi, ý nghĩa, nội dung, bản chất pháp lý và từ đó xây dựng mô hình lý luận của Chương riêng trong BLHS về chế định này, trong đó có trường hợp phòng vệ chính đáng; v.v [11, tr.553]
Bên cạnh đó, cũng có một số bài viết có giá trị liên quan trực tiếp đến vấn đề này nhưng chỉ đề cập ở mức độ chung (theo thời gian) như sau:
[1] TS Hoàng Văn Hùng, Một vài suy nghĩ về phòng vệ chính đáng,
Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, số 2/1996;
[2] PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí, Về chế định loại trừ TNHS, Tạp chí
Nhà nước và pháp luật, số 4/1999;
Trang 16xử, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 9/2009;
[5] GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa, Vấn đề thi hành công vụ và chế định phòng vệ chính đáng trong luật hình sự Việt Nam, Tạp chí Luật học, số 2/2012;
[6] TS Trịnh Tiến Việt, Những trường hợp loại trừ TNHS trong BLHS năm 2015 và một số kiến nghị hoàn thiện, Tạp chí Tòa án nhân dân, số
15(7)/2016; v.v
Như vậy, các công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến vấn đề về phòng vệ chính đáng và gián tiếp là TNHS do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng - đối với hai tội cụ thể là tội giết người và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và cũng đã có những đóng góp trong việc tiếp tục hoàn thiện BLHS năm 1999, sửa đổi năm 2009
Tuy nhiên, về phương diện nghiên cứu lý luận chuyên sâu và có hệ thống thì vấn đề về phòng vệ chính đáng vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức, đặc biệt là đánh giá, phân tích thực tiễn xét xử và lý giải vấn đề này trong BLHS năm 2015 Do đó, trong luận văn này, học viên muốn tiếp tục phát triển và kế thừa những công trình khoa học, làm sâu sắc hơn vấn đề
lý luận về phòng vệ chính đáng và thực tiễn để từ đó truy cứu TNHS đúng người, đúng tội, tránh bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người
vô tội, đồng thời tiếp tục hoàn thiện BLHS năm 2015 về chế định này trong thời gian chờ có hiệu lực thi hành (Nghị quyết số 144/2016/QH13 ngày 29/6/2016 của Quốc hội về việc lùi hiệu lực thi hành của 04 Luật, Bộ luật)
Trang 179
3 Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là một số vấn đề lý luận, quy định của BLHS Việt Nam và BLHS một số nước trên thế giới về phòng vệ chính đáng, cũng như thực tiễn áp dụng quy định về phòng vệ chính đáng ở nước
ta hiện nay
4 Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn thực hiện dưới mã ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự, mã
số 60 38 01 04
Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phòng vệ chính đáng trong luật hình sự Việt Nam, phân tích quy định trong BLHS (những điều kiện áp dụng, vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và phân biệt với tình thế cấp thiết), cũng như nghiên cứu, so sánh quy định về phòng
vệ chính đáng trong BLHS một số nước trên thế giới
Luận văn phân tích tình hình một số tội phạm liên quan đến yếu tố vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và thực tiễn áp dụng quy định về phòng vệ chính đáng với mốc thời gian trong giai đoạn 05 năm (2012 - 2016)
và trên địa bàn cả nước
5 Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn được thực hiện trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như:
Chương 1, Học viên sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, lịch sử
để làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và lịch sử
Chương 2, Học viên sử dụng phương pháp phân tích, so sánh luật học
để làm sáng tỏ các vấn đề quy định của BLHS Việt Nam và các nước về nội dung nghiên cứu
Trang 1810
Chương 3, Học viên sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, điều
tra xã hội học, điều tra án điển hình để làm sáng tỏ các vấn đề thực tiễn áp dụng và đề xuất kiến nghị, giải pháp
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Như vậy, các kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sau đây:
* Về phương diện lý luận
Đây là công trình nghiên cứu đồng bộ đầu tiên từ sau khi ban hành BLHS năm 1999, sửa đổi năm 2009 và BLHS năm 2015 đến nay đề cập một cách tương đối có hệ thống và riêng biệt về chế định phòng vệ chính đáng ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học với các đóng góp về mặt khoa học đã nêu trong phần phạm vi nghiên cứu ở trên
* Về phương diện thực tiễn
Luận văn góp phần vào việc đánh giá, xác định đúng đắn thực tiễn áp dụng quy định về phòng vệ chính đáng, ranh giới giữa tội phạm với không phải là tội phạm (phải chịu TNHS hay được loại trừ TNHS) trên địa bàn cả nước giai đoạn 05 năm (2011 - 2016), từ đó, đưa ra kiến nghị tiếp tục hoàn thiện quy định này trong BLHS nước ta ở khía cạnh lập pháp, cũng như đề xuất một số giải pháp bảo đảm áp dụng trong thực tiễn
Ngoài ra, luận văn còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo về lý luận cũng như thực tiễn cho các nhà hình sự học, cán bộ thực tiễn, các sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh chuyên ngành tư pháp hình sự, cũng như tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về quyền làm chủ của nhân dân, về ý thức chủ động, quyết liệt đấu tranh phòng, chống tội phạm ở nước ta hiện nay
Trang 1911
7 Kết cấu của Luận văn
Kết cấu ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn bao gồm 3 chương như sau:
Chương 1 Một số vấn đề lý luận về phòng vệ chính đáng trong luật
hình sự Việt Nam
Chương 2 Quy định về phòng vệ chính đáng trong BLHS Việt Nam năm
1999, sửa đổi năm 2009 và BLHS một số nước trên thế giới
Chương 3 Thực tiễn áp dụng quy định về phòng vệ chính đáng và
những kiến nghị, giải pháp
Trang 2012
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1 KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT PHÁP LÝ CỦA PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1.1 Khái niệm phòng vệ chính đáng
Thực tiễn cho thấy, đứng trước một hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây ra các thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của một người khác, để bảo vệ các lợi ích chung của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức đòi hỏi phải có biện pháp ngăn chặn, xử lý và người thực hiện hành vi đó phải được động viên, khuyến khích và bảo đảm cho họ không phải chịu sự xử lý, trừng phạt của pháp luật Do đó, phòng vệ chính đáng quy định và đặt ra trong luật xuất phát
từ ý nghĩa đó
Phòng vệ chính đáng là một trường hợp loại trừ TNHS Phòng vệ chính đáng cũng được coi là một căn cứ hợp pháp của hành vi gây thiệt hại [22, tr.46]
và được coi là hành vi có ích, được Nhà nước và xã hội khuyến khích nhằm chủ động đấu tranh phòng, chống tội phạm
Do đó, để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho cán bộ có trách nhiệm trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và mỗi người dân tự bảo vệ quyền,
tự do và lợi ích chính đáng của mình và của người khác, cũng như của xã hội, pháp luật hình sự bất kỳ quốc gia nào (trong đó có Việt Nam) cũng quy định
về vấn đề phòng vệ chính đáng Bởi vì, một mặt để khuyến khích, động viên công dân hãy làm việc có ích, có lợi, điều tốt cho xã hội, nhưng mặt khác, đó cũng chính là góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm, thực hiện quyền dân chủ của công dân, mở rộng hơn nữa là quyền con người
Phòng vệ chính đáng đã được nghiên cứu và đề cập từ rất sớm trong
Trang 211985 đã ghi nhận khái niệm phòng vệ chính đáng trên cơ sở các văn bản đã
nêu như sau: “Phòng vệ chính đáng là hành vi vì bảo vệ lợi ích của nhà nước, của tập thể, bảo vệ lợi ích chính đáng của mình, của người khác mà chống trả lại một cách tương xứng người có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm” Sau đó, tại Phần II Nghị quyết
số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC “Về hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS năm 1985” đã đề cập đến những vấn
đề về phòng vệ chính đáng (nội dung, điều kiện, vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng…) [18, tr.101]
Như vậy, khoản 1 Điều 13 BLHS năm 1985 và sau đó khoản 1 Điều 15 BLHS năm 1999 chỉ ghi nhận phòng vệ chính đáng như là một định nghĩa pháp lý mà chưa chỉ rõ với những điều kiện gì (mà khoa học luật hình sự thì
Trang 2214
đều thống nhất) thì một hành vi được coi là phòng vệ chính đáng trên những
cơ sở chung (mặc dù nội dung của điều luật cũng đã thể hiện) Về sau, trong BLHS năm 1999, xét về mặt ngôn ngữ thì trong khái niệm phòng vệ chính đáng của BLHS năm 1999 đã thay đổi một số cụm từ so với khái niệm phòng
vệ chính đáng trong BLHS năm 1985, như thay cụm từ “của tập thể” bằng
“của tổ chức” hay “bảo vệ lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác” bằng cụm từ “bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác” Đặc biệt, các nhà làm luật nước ta trong BLHS năm 1999 đã thay thế cụm từ “tương xứng” bằng cụm từ “cần thiết” Bởi vì, nếu sử dụng cụm từ
“tương xứng” dễ dẫn đến cách hiểu không đúng, máy móc là: “Người phạm
tội sử dụng công cụ, phương tiện, phương pháp gì, thì người phòng vệ cũng phải sử dụng công cụ, phương tiện, phương pháp tương tự, hoặc có nghĩa là thiệt hại do người phòng vệ gây ra cho người có hành vi xâm hại phải ngang bằng hoặc nhỏ hơn thiệt hại mà người xâm hại gây ra hoặc đe dọa gây ra
cũng như chưa xuất phát từ cái nhìn của người trong cuộc ” [34, tr.36]
Như vậy, xét về mặt hình thức, phòng vệ chính đáng đã có đủ các dấu
hiệu của tội phạm nhưng các nhà làm luật lại không coi phòng vệ chính đáng
là tội phạm Thiệt hại do người phòng vệ gây ra đối với người có hành vi xâm hại trong phòng vệ chính đáng chính là nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tập thể (của cơ quan, tổ chức)… phù hợp với lợi ích yêu cầu chung của toàn xã hội Do đó, phòng vệ chính đáng không những không bị coi là tội phạm mà còn được Nhà nước và xã hội động viên, khuyến khích thực hiện vì đây là hành vi có ích, có lợi cho xã hội
Trong khoa học luật hình sự Việt Nam và nhiều nước trên thế giới về
cơ bản đều thống nhất nội hàm khái niệm này, đồng thời đều căn cứ vào nội dung của Điều luật về phòng vệ chính đáng để định nghĩa, giải thích, chỉ khác
nhau dùng thuật ngữ “tương xứng” hay “cần thiết” trong nội hàm khái niệm,
Trang 2315
tên gọi và hệ thống (danh mục) các trường hợp nào (trong đó có phòng vệ chính đáng) Tuy nhiên, cũng có một số quan điểm nêu như sau:
Trước hết, GS.TSKH Lê Văn Cảm sử dụng cụm từ “tương xứng” giữa
hành vi phòng vệ và hành vi tấn công và định nghĩa khoa học:
TS Trịnh Tiến Việt sau khi phân tích các điều kiện của phòng vệ chính đáng đã nêu định nghĩa như sau:
Phòng vệ chính đáng là hành vi của một người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm hại các lợi ích nói trên, nên được coi là trường hợp không phải là tội phạm và người đó không phải chịu TNHS [71, tr.149]
Ngoài ra, TS Nguyễn Đức Mai định nghĩa nhưng nhấn mạnh ý nghĩa của chế định phòng vệ chính đáng đã viết:
Phòng vệ chính đáng là một chế định được quy định trong BLHS hiện hành nhằm khuyến khích mọi công dân tích cực tham gia đấu tranh chống lại những hành vi xâm hại các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ; ngăn chặn hoặc hạn chế các hậu quả nguy
Trang 2416
hiểm cho xã hội mà sự xâm hại này có thể gây ra, nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác [37, tr.63]; v.v
Học viên cho rằng, trên cơ sở các quan điểm khoa học đã nêu, đồng thời từ ý nghĩa chính trị - xã hội và pháp lý, để loại trừ tâm lý thờ ơ, bàng quang trước những hành vi phạm tội, ngại phiền toái, liên lụy, tâm lý tiêu cực, thụ động làm giảm đáng kể hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, cũng như phải thể hiện sự đánh giá của người ngoài cuộc và người
trong cuộc, do đó, cần đưa bổ sung cả hai cụm từ “tương xứng” và “cần thiết” trong nội hàm khái niệm về phòng vệ chính đáng mới đầy đủ, cũng
như không để sự đánh giá tùy tiện, vô căn cứ của các cơ quan và người áp dụng pháp luật
Bên cạnh đó, trong BLHS năm 2015 lại có thay đổi so với BLHS năm
1999, sửa đổi năm 2009 là đã đặt việc bảo vệ lợi ích của chính đáng của mình, của người khác lên trước lợi ích của Nhà nước, tổ chức cho phù hợp
với thực tiễn xét xử và yêu cầu đề cao quyền tự do và an ninh cá nhân con người [72, tr.135], bảo vệ quyền con người theo quy định của Hiến pháp năm
2013, cũng như đã xếp đây là trường hợp được loại trừ TNHS Cho nên, khái niệm cần phản ánh nội dung thay đổi thứ tự lợi ích cần bảo vệ như đã nêu cho phù hợp và dưới góc độ khoa học luật hình sự Việt Nam, theo học viên khái niệm đang nghiên cứu được định nghĩa như sau:
Phòng vệ chính đáng là hành vi hợp pháp của một người vì bảo vệ lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, của Nhà nước hay của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách tương xứng và cần thiết người đang
có hành vi xâm phạm các lợi ích trên, nên hành vi đó không phải là tội phạm
và người phòng vệ chính đáng được loại trừ TNHS
Từ khái niệm trên, căn cứ vào các văn bản có tính chất tổng kết xét xử
Trang 2517
của TANDTC trước đây (đã nêu) như: Chỉ thị số 07/CT ngày 22/12/1983 về việc xét xử các hành xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong khi thi hành công vụ, đặc biệt là Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn Tòa án các cấp áp dụng một số quy định của BLHS năm
1985, trong đó tại Mục II Nghị quyết có đề cập đến chế định phòng vệ chính đáng, có thể chỉ ra các đặc điểm chính của phòng vệ chính đáng bao gồm:
Thứ nhất, hành vi xâm hại các lợi ích cần bảo vệ (lợi ích chính đáng
của người phòng vệ, của người khác, của Nhà nước hay của cơ quan, tổ chức) phải là hành vi phạm tội hoặc rõ ràng có tính chất nguy hiểm đáng kể cho xã hội (trái pháp luật hình sự) Hành vi nguy hiểm cho xã hội đó phải đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích (đã nêu) cần bảo vệ
Thứ hai, phòng vệ chính đáng rõ ràng là cấp bách, cần thiết không chỉ
gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công mà còn tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người xâm hại, bảo vệ các lợi ích của xã hội
Thứ ba, mức độ của hành vi phòng vệ phải tương xứng, cần thiết với
hành vi xâm hại, tức là không có sự chênh lệch quá đáng, quá mức giữa hành
vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi đang xâm hại
Thứ tư, phòng vệ chính đáng là quyền của mỗi công dân, công dân
không có nghĩa vụ phải chống trả, có chăng nghĩa vụ ở đây là nghĩa vụ đạo đức Quyền công dân ở đây thể hiện ở chỗ, khi thực hiện công dân không phải xin phép ai, hỏi xin ai, thỉnh thị, cầu kiến cơ quan, tổ chức nào mà tự quyết định Việc chống trả hoàn toàn phù hợp với quy luật tự nhiên và xã hội Nói một cách khác, “sự phản ứng của Nhà nước sẽ không đem lại hiệu quả vì sự xâm hại đang diễn ra mà Nhà nước thì không có mặt kịp thời Do đó, Nhà nước mới nhường quyền này lại cho cá nhân, là chủ thể đang trong trường hợp cũng có ý chí phản ứng như vậy” [3, tr.287]
Trang 2618
Thứ năm, người thực hiện hành vi phòng vệ chính đáng là thực hiện
một xử sự - hành vi có ích cho xã hội, vì lợi ích của xã hội, trong đó có lợi ích của mình nên phải gây thiệt hại về sức khỏe hoặc tính mạng cho người đang
có hành vi tấn công xâm hại các lợi ích hợp pháp (đã nêu), do đó, hành vi của
họ không bị coi là tội phạm và người thực hiện nó không phải chịu TNHS - được loại trừ TNHS
1.1.2 Bản chất pháp lý của phòng vệ chính đáng trong luật hình sự Việt Nam
Phòng vệ chính đáng được thể hiện và mang bản chất pháp lý được định nghĩa bởi nhiều nhà khoa học, cán bộ thực tiễn khác nhau trên cơ sở tên gọi, phạm vi (hệ thống, danh mục) các trường hợp được xếp cùng với phòng
vệ chính đáng (tuy nhiên, không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn), cũng như ngay trong cả quy định của BLHS năm 1985, BLHS năm 1999, sửa đổi năm 2009 và BLHS năm 2015 Do đó, học viên xin nêu ra một số quan điểm khoa học thể hiện bản chất pháp lý của chế định này
Trước hết, GS.TSKH Lê Văn Cảm coi phòng vệ chính đáng (cùng với các trường hợp khác) là một trong các tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi [9, tr.498] GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa quan niệm phòng vệ chính đáng
là một trong những căn cứ hợp pháp của hành vi gây thiệt hại [22, tr.44] PGS.TS Kiều Đình Thụ coi phòng vệ chính đáng là tình tiết loại trừ tính nguy hiểm và tính trái pháp luật của hành vi [62, tr.132] TS Phạm Mạnh Hùng xếp trường hợp này là tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi [29, tr.182] Tác giả Phạm Hải Đăng quan niệm chúng (trong đó có phòng vệ chính đáng) là những trường hợp không phải là tội phạm [15, tr.221]; v.v Do đó, bản chất pháp lý của phòng vệ chính đáng được thể hiện qua một
số đặc điểm sau đây:
Trang 2719
Một là, cần phải khẳng định việc thực hiện hành vi trong phòng vệ
chính đáng không phải là tội phạm mà là hành vi tự vệ trước sự tấn công trái
pháp luật, nhằm ngăn ngừa, hạn chế hậu quả tác hại do sự tấn công trái pháp luật gây ra hoặc đe dọa thực tế gây ra Mặc dù hành vi phòng vệ chính đáng gây ra thiệt hại cho người khác nhưng lại hoàn toàn phù hợp với xã hội thể hiện rõ ý thức trách nhiệm cao của công dân góp phần vào việc duy trì, bảo vệ
và củng cố trật tự, an toàn xã hội Cho nên, pháp luật đã cho phép người phòng vệ có thể thực hiện sự chống trả lại hành vi xâm phạm tới các quan hệ
xã hội được BLHS bảo vệ, không chỉ riêng gì quyền và lợi ích hợp pháp của người phòng vệ, mà cả của người khác, của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức
Hai là, phòng vệ chính đáng là quyền chứ không phải nghĩa vụ pháp lý
của công dân [22, tr.47] Theo đó, “người phòng vệ mặc dù gây thiệt hại cho
kẻ tấn công nhưng đã sử dụng một quyền, hơn nữa đã thi hành một bổn phận đối với xã hội Trước một hành động tấn công xâm hại hay đe dọa trực tiếp lợi ích của xã hội, người phòng vệ không nên và không thể chờ vào sự can thiệt của chính quyền mà cần phải phản ứng kịp thời mới bảo vệ được trật tự xã hội, bảo vệ được tính mạng của bản thân mình hoặc của người khác Người phòng vệ, nhân danh xã hội thi hành bổn phận, sử dụng một quyền, đó là quyền phòng vệ cho nên học thuyết này còn gọi là học thuyết quyền phòng
vệ [21, tr.13] Tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu có sự
xâm hại tới khách thể - các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ là có cơ
sở thực hiện quyền phòng vệ chính đáng của mình Cụ thể, một hành vi phòng
vệ được coi là phòng vệ chính đáng cần phải hội tụ trong nó đầy đủ các yêu cầu của pháp luật về điều kiện cũng như yêu cầu cần thiết của thực tế Nói một cách khác, một hành vi chỉ được coi là phòng vệ chính đáng khi nó đáp ứng được hai yêu cầu là hợp pháp và hợp lý
Ba là, việc BLHS nước ta năm 2015 khẳng định dứt khoát bản chất
Trang 2820
pháp lý của phòng vệ chính đáng (và một số trường hợp khác) là “Những trường hợp loại trừ TNHS” Mang bản chất pháp lý với tên gọi như vậy
không có sự mâu thuẫn với các tên gọi khác, mà điều quan trọng là muốn khẳng định dứt khoát hành vi phòng vệ chính đáng là hành vi hợp pháp, có ích; quy định như vậy không những động viên, khuyến khích công dân trong
xã hội chủ động đấu tranh phòng, chống tội phạm, thấy rõ là hành vi có ích, nên làm, mà còn nhằm loại bỏ mọi trường hợp tiêu cực trong thực tế xử lý các
vụ án hình sự, cũng như tránh những trường hợp người dân thực hiện quyền phòng vệ một cách thái quá hoặc lợi dụng quyền phòng vệ của mình nhằm thực hiện những hành vi trái pháp luật và đạo đức xã hội
Do đó, dưới góc độ khoa học luật hình sự Việt Nam, phòng vệ chính
đáng mang bản chất pháp lý là một trong những trường hợp loại trừ TNHS
1.2 Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUY ĐỊNH PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG TRONG
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Như vậy, trên cơ sở khái niệm, bản chất pháp lý của phòng vệ chính đáng đã nêu, căn cứ vào lý luận, quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, có thể rút ra ý nghĩa của việc quy định phòng vệ chính đáng trên các phương diện chính dưới đây
1.2.1 Phương diện chính trị - xã hội, quốc tế
Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020” đã đề cập là: “Coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội Khắc phục tình trạng hình sự hóa quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự và bỏ lọt tội phạm ”
Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã quy định:
Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị
Trang 2921
tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm (khoản 1 Điều 29)
Điều 7 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về nguyên tắc “Bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân” quy định:
Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản đều bị xử lý theo pháp luật…; v.v
Do đó, trên cơ sở chính trị - xã hội, việc BLHS Việt Nam quy định chế định phòng vệ chính đáng nhằm góp phần thực hiện tốt mối quan hệ giữa chính sách hình sự của Nhà nước và nguyên tắc xử lý về hình sự và trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm
Đặc biệt, quy định về phòng vệ chính đáng (trong đó có quy định việc bảo vệ sự bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, tự do và an ninh cá nhân) đã thể hiện trên phương diện quốc tế, đó là thực hiện nghiêm chỉnh Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 của Liên Hợp quốc, nhân loại đã khẳng định những quyền cơ bản của mình tại Điều 3, Điều 4, Điều 5
và Điều 9 của văn bản này, cũng như nhiều quyền con người khác, đó là:
Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an ninh cá nhân (Điều 3); Không ai bị bắt làm nô lệ hoặc cưỡng bức làm việc như nô lệ; mọi hình thức nô lệ và buôn bán nô lệ đều bị cấm (Điều 4); Không ai bị tra tấn hay bị đối xử, xử phạt một cách tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm; Không ai bị bắt, giam giữ hay lưu đày một cách tùy tiện (Điều 9) [32, tr.49-50]
Trang 3022
Sau đó, Công ước Quốc tế của Liên Hợp quốc về các quyền kinh tế, xã
hội và văn hóa năm 1966 tiếp tục nhấn mạnh hơn: “Không ai có thể bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm; không
ai có thể bị sử dụng để làm thí nghiệm y học hay khoa học mà không có sự đồng ý tự nguyện của người đó” (Điều 7) [32, tr.220]; v.v
Đặc biệt, nó còn góp phần xác định rõ ranh giới giữa hành vi phạm tội với hành vi không phải là tội phạm, giữa trường hợp phải chịu TNHS với trường hợp không phải chịu TNHS - hay được loại trừ TNHS, qua đó phát huy tính tính cực, chủ động của người dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn và bảo vệ trật tự, an toàn xã hội
1.2.2 Phương diện pháp lý
Để thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội đã nêu trên, BLHS Việt Nam
đã quy định phòng vệ chính đáng với nội dung và những điều kiện cụ thể, rõ ràng và chặt chẽ với ý nghĩa không những góp phần động viên, khuyến khích mọi công dân đấu tranh phòng, chống tội phạm, ngăn chặn những hành vi xâm hại đến lợi ích của cá nhân, của người khác, của Nhà nước hoặc của cơ quan, tổ chức, mà còn góp phần đến việc phòng, chống tội phạm một cách có hiệu quả cao Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản đều bị xử lý theo pháp luật Đặc biệt, pháp luật không bao giờ khuyến khích các hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức hay của bất kỳ cá nhân trong xã hội trái pháp luật
và không có căn cứ
Bên cạnh đó, việc quy định chế định này với những điều kiện rõ ràng còn góp phần bảo đảm phòng ngừa các nhầm lẫn pháp lý (cụ thể ranh giới giữa tội phạm với hành vi phòng vệ chính đáng) [73, tr.299] do các cơ quan, người có thẩm quyền xác định, đồng thời, qua đó, nâng cao nhận thức, ý
Trang 3123
thức của công dân trong xã hội thượng tôn pháp luật - mỗi công dân sẽ chủ động, tự tin và bình tĩnh ứng phó với mỗi tình huống cụ thể trong thực tiễn, nhận thức rõ hành vi nào là hợp pháp, hợp lý, đúng pháp luật và không lo lắng, chần chừ hay thờ ơ trước sự xâm hại, sự phán xét của cơ quan, người
có thẩm quyền
1.2.3 Phương diện lý luận và thực tiễn
Trên phương diện này, việc quy định phòng vệ chính đáng để phân định trường hợp phạm tội với trường hợp không phải là tội phạm; trường hợp được loại trừ TNHS hay không phải chịu TNHS với trường hợp phải chịu TNHS Đặc biệt, nó còn giúp cho việc xử lý người có hành vi gây thiệt hại cho các chủ thể khác khi không có căn cứ, qua đó, trừng trị nhằm ngăn ngừa, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật Bởi lẽ, phòng vệ chính đáng là một trường hợp được loại trừ TNHS khi có đầy đủ các dấu hiệu mà pháp luật quy định, đồng thời góp phần bảo đảm công lý, công bằng trong xã hội
Mặt khác, quy định phòng vệ chính đáng trong BLHS Việt Nam còn thể hiện chính sách hình sự giảm nhẹ TNHS cho người vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng vì suy cho cùng động cơ, mục đích phạm tội do vượt quá của họ cũng xuất phát từ động cơ, mục đích có lợi cho xã hội, vì lợi ích chung của cộng đồng, để bảo vệ các lợi ích hợp pháp và đấu tranh phòng, chống tội phạm
VỆ CHÍNH ĐÁNG TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN NAY
1.3.1 Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1985
Từ xa xưa, nguyên lý sinh tồn cơ bản khi có hành vi xâm phạm đến tự
do, tính mạng, sức khỏe thì mỗi cá nhân đều có quyền tự vệ và từng bước quyền phòng vệ được ghi nhận trong xã hội không phân biệt hình thức hay chế độ xã hội
Trang 3224
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã có vai trò quan trọng lịch sử nước ta với sự ra đời Nhà nước Việt Nam kiểu mới đầu tiên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi ra đời đã quan tâm và từng bước cụ thể hóa bằng pháp luật về việc tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân mà trước đó không những không được bảo vệ mà còn luôn bị xâm hại Cụ thể, ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ ngày 03/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị Chính phủ sớm xây dựng Hiến pháp đầu tiên để nhân dân ta được hưởng quyền tự do, dân chủ Ngày 09/11/1946 bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta đã được thông qua, mở đầu cho một mốc lịch
sử lập hiến ở Việt Nam
Đến nay, Việt Nam đã ban hành năm bản Hiến pháp, đó là: Hiến pháp
năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992, sửa đổi năm 2001 và Hiến pháp năm 2013 Tổng kết nội dung của các bản Hiến pháp có thể khẳng định rằng, tất cả các bản Hiến pháp đều phản ánh lịch
sử, chính trị - xã hội của đất nước và bối cảnh quốc tế khác nhau trong mỗi giai đoạn và đều đề cao quyền con người, quyền công dân, mà đặc biệt là Hiến pháp năm 2013 vừa qua (Chương II, Điều 14 đến Điều 49)
Bên cạnh đó, để ổn định tình hình đất nước, ngày 10/10/1945, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 47/SL cho phép áp dụng một số văn bản pháp luật của đế quốc phong kiến, với điều kiện là không trái với nguyên tắc độc lập của đất nước và chính thể dân chủ cộng hòa [55, tr.5] Đó là một việc cần thiết trong điều kiện lúc bấy giờ Theo đó, ở Bắc Kỳ vẫn áp dụng Hình luật
An Nam, ở Trung Kỳ vẫn áp dụng Hoàng Việt hình luật, ở Nam Kỳ áp dụng Hình luật pháp tu chính [61, tr.491] Sau đó, ngày 28/02/1946, Sắc lệnh số 27/SL về truy tố các tội bắt cóc, tống tiền và ám sát đã được ban hành Sau
đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Thông tư số 442/TTg ngày 19/01/1955
về việc trừng trị một số tội phạm
Trang 3325
Từ năm 1955, khi toàn bộ văn bản pháp luật cũ không được áp dụng nữa, các Tòa án xử theo án lệ, theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Những vùng bị thực dân Pháp chiếm đóng thì vẫn áp dụng theo ba bộ luật cũ ở ba miền: Bắc, Trung, Nam
Sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi, hòa bình được lập lại, cách mạng chuyển sang giai đoạn mới, những văn bản quy phạm pháp luật của thực dân và phong kiến không còn phù hợp, gây nhiều bất lợi trong đấu tranh phòng, chống tội phạm Vì vậy, ngày 30/6/1955, Bộ Tư pháp đã có Thông tư
số 19/VHH-HS yêu cầu các Tòa án không áp dụng luật lệ của thực dân và phong kiến nữa Văn bản này đã thay thế Sắc lệnh số 47/SL ngày 10/10/1945
và cùng với Chỉ thị số 772/TATC được TANDTC ban hành ngày 10/7/1959
về vấn đề đình chỉ áp dụng pháp luật cũ của đế quốc và phong kiến [55, tr.5], từng bước ban hành các văn bản pháp luật mới đã tạo cho pháp luật hình sự Việt Nam nói chung, cũng như pháp luật quy định về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người nói riêng (trong đó có vấn đề phòng vệ chính đáng) sang giai đoạn mới Pháp luật hình sự trong thời kỳ này đã có những bước tiến rất lớn về mặt kỹ thuật lập pháp hình sự của nước ta Trong thời kỳ này, chủ yếu một loạt chế định pháp lý như chế định lỗi, các giai đoạn thực hiện tội phạm, đồng phạm đã được quy định tương đối cụ thể Ngoài ra, Nhà nước cũng ban hành Luật số 103/SL ngày 20/5/1957 và TANDTC ban hành Bản tổng kết số 452/SL ngày 10/6/1970 bước đầu đề cập đến quyền tự
do thân thể, trong đó cho phép người thi hành công vụ dùng vũ khí và việc giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng [55, tr.23] Cụ thể, Điều
22 Nghị định số 301-TTg ngày 10/7/1957 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật số 103-SL-L005 ngày 20/5/1957 đảm bảo quyền tự do thân thể quy định như sau:
Trang 3426
Nếu trong khi tiến hành việc bắt, tạm giữ, tạm giam, khám người, khám nhà ở mà gặp những trường hợp thật cần thiết sau đây, người thi hành nhiệm vụ có thể dùng vũ khí:
a) Khi thi hành việc bắt, giữ, giam, khám, mà gặp sức kháng
cự của kẻ phạm pháp, cần phải bảo vệ tính mệnh của mình hoặc của người khác đang bị đe dọa nghiêm trọng;
b) Khi cần phải ngăn chặn những người phạm tội chính trị hoặc hình sự quan trọng có hành động trốn tránh pháp luật;
c) Khi người bị giam đang vượt trại giam hoặc khi can phạm quan trọng chạy trốn trong lúc đang bị dẫn giải
Trong cả ba trường hợp trên, người thi hành nhiệm vụ chỉ được dùng vũ khí sau khi đã cảnh cáo, đã ra lệnh hoặc đã hô đứng lại hoặc giơ tay lên mà kẻ phạm pháp không tuân theo hoặc vẫn cố tình chống cự lại [55, tr.5]
Năm 1975, với đại thắng mùa xuân, miền Nam được hoàn toàn giải phóng và thống nhất đất nước Toàn quân, toàn dân cùng cố gắng xây dựng đất nước, bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI đã chính thức đổi tên nước thành nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và ra Nghị quyết ngày 02/7/1976 giao cho Chính phủ hướng dẫn áp dụng pháp luật thống nhất trong cả nước
Như vậy, tính đến trước khi có BLHS đầu tiên năm 1985, TANDTC cũng có Chỉ thị số 07/CT ngày 22/12/1983 về việc xét xử các hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng
vệ chính đáng hoặc trong khi thi hành công vụ Theo đó, tinh thần của Chỉ thị 07/CT với nội dung như sau: Hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe của người khác được coi là phòng vệ chính đáng khi có đầy đủ các dấu hiệu sau đây:
Trang 3527
a) Hành vi xâm hại những lợi ích cần phải bảo vệ phải là hành vi phạm tội hoặc rõ ràng là có tính chất nguy hiểm đáng kể cho xã hội;
b) Hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ;
c) Phòng vệ chính đáng không chỉ gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi
sự tấn công, mà còn có thể tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người xâm hại;
d) Hành vi phòng vệ phải cần thiết với hành vi xâm hại, tức
là không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại [90, tr.1]
Tương xứng không có nghĩa là thiệt hại do người phòng vệ gây ra cho
người xâm hại phải ngang bằng hoặc nhỏ hơn thiệt hại do người xâm hại đe dọa gây ra hoặc đã gây ra cho người phòng vệ
Để xem xét hành vi chống trả có tương xứng hay không, có rõ ràng là quá đáng hay không, thì phải xem xét toàn diện những tình tiết có liên quan đến hành vi xâm hại và hành vi phòng vệ như: khách thể (quan hệ xã hội) cần bảo vệ; mức độ thiệt hại do hành vi xâm hại có thể gây ra hoặc đã gây ra và
do hành vi phòng vệ gây ra; vũ khí, phương tiện, phương pháp mà hai bên đã
sử dụng; nhân thân của người xâm hại; cường độ của sự tấn công và của sự phòng vệ; hoàn cảnh và nơi xảy ra sự việc Đồng thời cũng phải chú ý yếu tố tâm lý của người phải phòng vệ có khi không thể có điều kiện để bình tĩnh lựa chọn được chính xác phương pháp, phương tiện chống trả thích hợp, nhất là trong trường hợp họ bị tấn công bất ngờ
Sau khi đã xem xét một cách đầy đủ, khách quan tất cả các mặt nói trên
mà nhận thấy rõ ràng là trong hoàn cảnh sự việc xảy ra, người phòng vệ đã sử
Trang 3628
dụng những phương tiện, phương pháp rõ ràng quá đáng và đã gây thiệt hại rõ ràng quá mức đối với hành vi xâm hại thì coi hành vi chống trả là không cần thiết và là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng Ngược lại, nếu hành vi chống trả là cần thiết thì đó là phòng vệ chính đáng…
Như vậy, tinh thần của Chỉ thị số 07/CT của TANDTC (đã nêu) tuy chỉ là là văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật, nhưng qua thực tiễn xét xử, văn bản trên được sử dụng như là một văn bản giải thích chính thức của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về chế định phòng vệ chính đáng Tuy nhiên,
do còn hạn chế về nhiều mặt nên cả về lý luận cũng như thực tiễn xét xử, văn bản trên chưa quy định một cách đầy đủ những điều kiện của chế định phòng vệ chính đáng, nên thực tiễn xét xử có không ít trường hợp còn có nhận thức rất khác nhau về phòng vệ chính đáng, đặc biệt xác định vẫn còn
rất chung là “tương xứng”
Ngoài ra, vấn đề phòng vệ chính đáng cũng được biên soạn trong các giáo trình luật hình sự và được giảng dạy trong các Trường Đào tạo cán bộ pháp lý, như: cuốn Nguyên tắc hình luật XHCN của phòng tuyên truyền TANDTC năm
1963, cuốn Giáo trình Luật hình sự Phần chung của Trường Đại học pháp lý Hà Nội (nay là Trường Đại học Luật Hà Nội), nhà xuất bản Pháp lý năm 1984 và
đặc biệt là cuốn sách về “Vấn đề phòng vệ chính đáng” [14, tr.3] của tác giả
Đặng Văn Doãn năm 1983… là những tài liệu đề cập đến chế định này tương đối đầy đủ, toàn diện cả về mặt cơ sở lý luận thực tiễn cũng như thực tế việc
áp dụng chế định này ở nước ta trong giai đoạn trước năm 1985 - trước khi ban hành BLHS đầu tiên năm 1985, làm tư liệu nghiên cứu cho các cán bộ khoa học và thực tiễn
1.3.2 Giai đoạn từ sau năm 1985 đến nay
Năm 1985, BLHS được Quốc hội thông qua ngày 27/6/1985 là BLHS đầu tiên của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, đặt dấu mốc quan trọng trong
Trang 3729
quá trình xây dựng, hoàn thiện quy phạm pháp luật về hình sự nói chung và quy phạm pháp luật về phòng vệ chính đáng (trong Phần chung) và các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người (trong Phần các tội phạm) Về điều này, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, TS Nguyễn Đình Lộc đã cho rằng:
Có thể khẳng định, mang tính hệ thống hóa, pháp điển hóa sâu sắc, BLHS 1985 ra đời là một thành tự lớn của trí tuệ lập pháp hình sự nước ta, đã có tác dụng to lớn trong công cuộc bảo vệ những thành quả của cách mạng, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, góp phần tích cực vào xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN [33, tr.15]
Như vậy, trong BLHS năm 1985, chế định phòng vệ chính đáng lần đầu tiên đã được các nhà làm luật nước ta chính thức quy định về mặt lập pháp tại Điều 13 với hai điều khoản có nội dung như sau:
Thứ nhất, phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích
của nhà nước, của tập thể, bảo vệ lợi ích chính đáng cuả mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách tương xứng người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm
Thứ hai, nếu hành vi chống trả rõ ràng là quá đáng, tức là vượt quá
giới hạn phòng vệ chính đáng, thì người có hành vi đó phải chịu TNHS trên những cơ sở chung
Sau đó, Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-HĐTP ngày 05/01/1986 hướng dẫn một số quy định của BLHS với nội dung nhắc lại Chỉ thị 07/CT ngày 22/12/1983 trước đây (đã nêu ở trên) với nội dung như sau: Hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe của người khác được coi là phòng vệ chính đáng khi có đầy đủ các dấu hiệu sau đây:
Trang 3830
a) Hành vi xâm hại những lợi ích cần phải bảo vệ phải là hành vi phạm tội hoặc rõ ràng là có tính chất nguy hiểm đáng kể cho xã hội;
b) Hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ;
c) Phòng vệ chính đáng không chỉ gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi
sự tấn công, mà còn có thể tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người xâm hại;
d) Hành vi phòng vệ phải cần thiết với hành vi xâm hại, tức
là không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại [18, tr.132-133]
Ngoài ra, Nghị quyết cũng giải thích cụm từ “tương xứng” không có
nghĩa là thiệt hại do người phòng vệ gây ra cho người xâm hại phải ngang bằng hoặc nhỏ hơn thiệt hại do người xâm hại đe dọa gây ra hoặc đã gây ra cho người phòng vệ
Như vậy, trong suốt quá trình thi hành BLHS năm 1985 thì chế định phòng vệ chính đáng không bị điều chỉnh mặc dù Bộ luật đã trải qua bốn lần sửa đổi bổ sung (28/12/1987, 12/8/1991, 22/12/1992 và 10/5/1997)
Năm 1999, trước yêu cầu mới của tình hình, trên cơ sở kế thừa, tiếp thu các quy định của BLHS năm 1985 và thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm, cũng như xu thế của thời đại và pháp luật các nước, BLHS đã được ban hành mới với tư cách là lần pháp điển hóa thứ hai Xét riêng quy định về phòng vệ chính đáng đã được các nhà làm luật điều chỉnh về mặt
ngôn từ, thay cụm từ “tương xứng” bằng “cần thiết” nhằm tạo ra cơ sở
pháp lý chính xác, đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, đồng thời động viên, khuyến khích mọi
Trang 3931
người dân trong xã hội đều tích cực và chủ động hơn trong công việc này, bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng, của Nhà nước và đặc biệt là quyền, tự
do và an ninh cá nhân của mình
Đến năm 2015, luật hình sự nước ta tiếp tục lại được pháp điển hóa lần thứ ba Trong lần này, quy định về phòng vệ chính đáng đã có sự thay đổi
nhiều hơn nhằm phù hợp với thực tiễn xét xử và yêu cầu đề cao quyền tự do
và an ninh cá nhân, quyền con người theo Hiến pháp năm 2013 (nội dung sẽ được học viên đề cập trong Chương 3 của luận văn này)
Trang 4032
Chương 2 QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG TRONG
BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999, SỬA ĐỔI NĂM 2009
VÀ BỘ LUẬT HÌNH SỰ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
2.1 QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG TRONG BỘ LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999, SỬA ĐỔI NĂM 2009
Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bảo vệ các lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của công dân trong xã hội, đề cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm, xác định chính xác ranh giới giữa tội phạm với hành vi không phải là tội phạm, các nhà làm luật đã quy định về phòng vệ chính đáng tại Điều 15 BLHS năm 1999 Đến năm 2009, Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS, nhưng quy định về phòng vệ chính đáng không có gì thay đổi so với quy định hiện hành Nội dung Điều luật quy định như sau:
1 Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm
2 Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức
độ nguy hiểm cho xã hội ủa hành vi xâm hại
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu TNHS
Như vậy, quy định về phòng vệ chính đáng với vai trò và ý nghĩa tích cực trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm đã được BLHS nước ta cũng như BLHS của đa số các nước trên thế giới quy định và ghi nhận một cách