3.2.4.1. Sử dụng có hiệu quả hơn công cụ xử phạt
Việc Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ, về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng ra đời thay thế Nghị định số 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát. Việc TTGS chi nhánh áp dụng đúng các hình thức xử phạt đến đối tượng kiểm soát vừa mang tính chất cảnh cáo đối tượng vừa mang tính răn đe để đối tượng bị kiểm soát chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật. Vì vậy để việc xử phạt đúng quy trình, đúng đối tượng và phát huy được tác dụng tích cực của nó thì đối với thanh tra NHTM phải củng cố chứng cứ thanh tra, chứng cứ xử phạt vi phạm hành chính ngay để tránh các NHTM tìm cách sửa chữa và trốn tránh. Khi phát hiện các sai phạm, cán bộ thanh tra phải khẩn trương làm việc với NHTM để yêu cầu giải trình. Quá trình làm việc phải lập thành biên bản làm việc, có ký xác nhận của các bên liên quan. Trong trường hợp sai phạm cần xử phạt vi phạm hành chính, tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính, trong đó ghi rõ thời gian, địa điểm xảy ra hành vi vi phạm, mức độ vi phạm và tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ (nếu có), đồng thời phô tô các hồ sơ chứng cứ sai phạm có liên quan.
3.2.4.2. Tổ chức giám sát chặt chẽ việc thực hiện các kết luận, kiến nghị đối với NHTM của TTGS chi nhánh Điện Biên
Tăng cường công tác theo dõi, đôn đốc sau thanh tra việc thực hiện các kiến nghị thanh tra, quy định người có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện các kiến nghị
sau thanh tra, quy định cụ thể thời gian phải bàn giao hồ sơ thanh tra, tránh trường hợp chậm trễ, kéo dài vì các NHTM thường rất không chú trọng khâu chỉnh sửa kiến nghị sau thanh tra và có hình thức xử lý nghiêm các trường hợp cố tình không khắc phục chỉnh sửa hoặc tái phạm.
3.2.4.3. Tăng cường sự chỉ đạo và phối hợp hoạt động của TTGS chi nhánh với kiểm soát nội bộ các chi nhánh NHTM trên địa bàn
- Kiểm soát nội bộ của NHTM: thông qua giám sát thường xuyên việc tuân thủ hoạt động của các NHTM, định kỳ thực hiện báo cáo kết quả giám sát hoạt động về NHNN chi nhánh tỉnh hoặc khi phát sinh những vướng, khó khăn phải thực hiện báo cáo về NHNN chi nhánh tỉnh để xin ý kiến chỉ đạo.
- Về phía TTGS chi nhánh: Phải coi bộ phận kiểm soát nội bộ của các NHTM như chân rết trong hệ thống thanh tra, kiểm soát hoạt động các chi nhánh NHTM nói chung cũng như hoạt động TTKDTM nói riêng. Kiểm soát nội bộ của NHTM hoạt động tốt thì sẽ góp phần đắc lực trong việc giữ cho hoạt động NHTM đó ổn định, làm đầu mối và hỗ trợ cho hoạt động thanh tra đạt kết quả cao. Vì vậy, NHNN Chi nhánh phải tăng cường công tác phối hợp với bộ phận kiểm soát nội bộ của các NHTM , phối hợp trao đổi lên chương trình thanh tra, kiểm tra để đảm bảo không bị chồng chéo hoặc bỏ sót trong công tác thanh, kiểm tra.
3.2.4.4. Tăng cường sự phối hợp giữa TTGS chi nhánh với các phòng ban khác trong NHNN Chi nhánh, bổ sung trang thiết bị phục vụ công tác thanh tra
- Xây dựng quy chế phối hợp công tác giữa các phòng ban trong Chi nhánh, củng cố mối quan hệ chặt chẽ giữa các phòng ban của chi nhánh trong hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát. Hoạt động quản lý các NHTM trên địa bàn là nhiệm vụ chung của NHNN chi nhánh tỉnh. Vì vậy, các phòng nghiệp vụ đều phải có trách nhiệm và góp phần thực hiện nhiệm vụ này trên cơ sở nắm bắt, trao đổi thông tin và phối kết hợp với thanh tra chi nhánh để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời.
- Trong điều kiện thự hiện kinh phí khoán NHNN chi nhánh tỉnh ưu tiên đầu tư đổi mới và trang bị đầy đủ phương tiện hiện đại đảm bảo cho hoạt động thanh tra,
3.2.4.5 Giám sát và áp dụng các tiêu chuẩn cho các hệ thống thanh toán theo các tiêu chí và chuẩn mực quốc tế.
- Tăng cường quản lý, giám sát, đảm bảo an ninh, an toàn và sự tin cậy đối với các hệ thống thanh toán như thực hiện áp dụng các chuẩn mực mới về giám sát các hệ thống thanh toán, phương tiện thanh toán đang được sử dụng trên địa bàn tỉnh.
- Áp dụng các tiêu chuẩn thẻ chip nội địa, cập nhật những thành tựu công nghệ thanh toán thẻ mới và thực hiện kế hoạch chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip, nhằm đảm bảo thống nhất trong việc quản lý, kiểm soát đối với hoạt động thanh toán thẻ, đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán thẻ; tạo thuận lợi kết nối với các hệ thống thanh toán khác và phát triển nhiều dịch vụ giá trị gia tăng trên thẻ.
3.2.4.6. Các giải pháp góp phần tăng cường thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Điên Biên
- Đầu tư phát triển công nghệ: Đẩy mạnh việc phát triển, ứng dụng các phương tiện và mô hình thanh toán/ chuyển tiền hiện đại, dễ sử dụng và phù hợp với điểu kiện ở nông thôn (thanh toán qua điện thoại di động..) nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt ở những khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa và cả những đối tượng chưa có tài khoản ngân hàng trên cơ sở sử dụng mạng lưới sẵn có của các NHTM, mạng lưới bưu điện, các tổ chức không phải ngân hàng (ở những nơi mà mạng lưới hoạt động của các NHTM chưa vươn tới).
Cập nhật và áp dụng các biện pháp tiên tiến bảo đảm an ninh, an toàn cho các hệ thống thanh toán, các sản phẩm dịch vụ thanh toán. Hiện đại hóa hệ thống thanh toán điện tử giúp xây dựng được kết cấu hạ tầng hiện đại, để cung cấp các sản phẩm dịch vụ đa dạng, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
- Về cơ sở hạ tầng:
Tiếp tục phát triển, sắp xếp phù hợp mạng lưới máy ATM, ưu tiên lắp đặt ATM tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn những nơi có đủ điều kiện để người dân có điều kiện được sử dụng các dịch vụ cơ bản nhất trong thanh toán không dùng tiền mặt; tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn, bảo mật trong giao dịch ATM, làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ lợi ích của khách hàng.
Tăng cường dịch vụ thanh toán thẻ cả về số lượng và chất lượng kết hợp với sắp xếp hợp lý, nâng cao chất lượng, hiêu quả mạng lưới POS, mPOS, tăng cường chấp nhận thanh toán thẻ trong các giao dịch thanh toán trực tuyến.