Hoàn thiện bộ máy kiểm soát đối với hoạt động thanh toán không dùng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM SOÁT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 95 - 97)

nước Chi nhánh tỉnh Điện Biên đến năm 2025.

3.2.1. Hoàn thiện bộ máy kiểm soát đối với hoạt động thanh toán khôngdùng tiền mặt của các ngân hàng thương mại tại Ngân hàng Nhà dùng tiền mặt của các ngân hàng thương mại tại Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Điện Biên

Xây dựng phương án dài hạn để đảm bảo nguồn nhân lực thực hiện hoạt động kiểm soát trên cơ sở biên chế hiện có và điều kiện của chính sách tinh giảm biên chế, bố trí nguồn lực thay thế khi có công chức nghỉ chế độ, có công chức chuyển vùng nhưng việc tuyển dụng biên chế phụ thuộc kế hoạch của NHNN Việt Nam.

Trong những năm tới số lượng các Chi nhánh NHTM và phòng giao dịch sẽ tiếp tục tăng trong khi số lượng cán bộ làm công tác kiểm soát hoạt động TTKDTM chưa được bổ sung tương ứng về số lượng cũng như chất lượng cán bộ đáp ứng nhu

cầu công việc. Căn cứ vào số lượng NHTM trên địa bàn và do đặc thù là một tỉnh miền núi khoảng cách giữa các huyện là tương đối lớn (Huyện Mường Nhé cách trung tâm Thành phố 250km), để đảm bảo được công tác kiểm tra, giám sát đối với các NHTM được thường xuyên thì cần phải bổ sung nhân sự cho Thanh tra, giám sát ngân hàng trong thời gian tới tối thiểu 02 cán bộ.

Tập trung đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn cán bộ hiện có, tạo điều kiện cho cán bộ tham gia các khóa học đào tạo, tập huấn kiến thức về hoạt động ngân hàng hiện đại trong đó có hoạt động thanh toán điện tử. Xây dựng kế hoạch và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra hàng năm và kiến nghị NHNN Việt Nam tăng cường mở các lớp đào tạo, tập huấn cho cán bộ thanh tra, giám sát chi nhánh.

Khi thành lập các Đoàn Thanh tra, kiểm tra kết hợp với các cán bộ đã có kinh nghiệm và các cán bộ mới để công tác thanh tra diễn ra nhanh và có hiệu quả hơn, cán bộ trẻ sẽ được hướng dẫn, học hỏi cách xử lý các tình huống thanh tra ngay trong thực tế, từ đó có sự nghiên cứu, so sánh giữa lý thuyết với thực tiễn và chủ động tìm ra phương pháp làm việc hiệu quả và thích hợp với bản thân.

Tăng cường mối quan hệ giữa Thanh tra tại chỗ với giám sát từ xa, giữa cán bộ giám sát từ xa và cán bộ chuyên quản các chi nhánh NHTM. Kết quả giám sát từ xa là cơ sở, là tiền đề khi tiến hành thanh tra tại chỗ. Kết luận các cuộc thanh tra và công tác thanh tra tại chỗ là nguồn thông tin cần thiết và quan trong cho giám sát từ xa. Từ đó khi phát hiện thấy các dấu hiệu bất thường trong hoạt động của các ngân hàng thì phải kịp thời thông báo và phối hợp với các cán bộ thanh tra được phân công chuyên quản ngân hàng đó để làm rõ nguyên nhân và báo cáo lãnh đạo cho hướng xử lý kịp thời. Trường hợp cần thiết, chủ động đề xuất tiến hành các cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất

- Tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện có đủ trình độ, kỹ năng đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; Đào tạo, huấn luyện nâng cao kỹ năng nhận diện, tiếp nhận, xử lý rủi ro cho cán bộ, nhân viện của hệ thống ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM SOÁT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w