Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM SOÁT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 103 - 104)

- Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và cơ chế giám sát cho hoạt động thanh toán: Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam đang cần một chính sách đồng bộ từ phía cơ quan quản lý để hoạt động thanh toán phát triển bền vững, đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế cũng như theo kịp với sự phát triển của thế giới. Do đó việc hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế chính sách cho hoạt động thanh toán sẽ góp phần định hướng, hỗ trợ cho các ngân hàng và tổ chức trong việc phát triển TTKDTM. Yêu cầu đặt ra là việc sửa đổi, ban hành các chính sách mới phải phù hợp theo sát với sự phát triển của công nghệ cũng như thực tế của hoạt động thanh toán ở nước ta, kiến nghị NHNN Việt Nam một số nội dung sau:

+ Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử, đáp ứng yêu cầu phát triển các mô hình, sản phẩm dịch vụ thanh toán mới; chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan trình Chính phủ xem xét ban hành Nghị định thay thế Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt và các văn bản hướng dẫn hoặc nghiên cứu, ban hành một Luật riêng về các hệ thống thanh toán qua đó bảo đảm tính bao quát, thống nhất và quản lý toàn diện các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế phù hợp với thực tế Việt Nam dựa trên các chuẩn mực, thông lệ quốc tế.

+ Tiếp tục nghiên cứu ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách thích hợp về phí dịch vụ thanh toán để khuyến khích các tổ chức, cá nhân thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt.

+ Nghiên cứu, ban hành một số cơ chế, chính sách để khuyến khích thanh toán điện tử trong việc thu, nộp thuế; giao dịch thương mại điện tử; thu phí, thủ tục hành chính, thanh toán cước, phí cho các dịch vụ thường xuyên, định kỳ như: điện, nước, điện thoại, internet, truyền hình cáp; triển khai ứng dụng công nghệ thanh toán điện tử mới.

+ Ban hành cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt kết hợp với việc tăng cường kiểm soát thanh toán, phát hành hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ, chống thất thu thuế; ban hành văn bản quy định về tính pháp lý của chứng từ điện tử, hướng dẫn sử dụng, lưu trữ chứng từ điện tử.

+ Rà soát, bổ sung, sửa đổi các văn bản quy định về việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán; ban hành quy định giao dịch mua bán bất động sản và những tài sản có giá trị lớn thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt. Đồng thời, xây dựng, phát triển các hệ thống và dịch vụ thanh toán bán lẻ như: Tăng cường dịch vụ thanh toán thẻ, phát triển thanh toán điện tử phục vụ thương mại điện tử, phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn.

- Xây dựng hạ tầng thanh toán: Hoàn thiện và phát triển hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, nâng cấp mở rộng ứng dụng hệ thống IBPS đáp ứng tốt hơn giao dịch thu, nộp ngân sách nhà nước; mở rộng kết nối hệ thống IBPS với hệ thống thanh toán của KBNN vì đây là hệ thống thanh toán nòng cốt của nền kinh tế trong giai đoạn công nghệ thông tin phát triển hiện nay. Các giải pháp phần mềm hệ thống thanh toán cần đảm bảo độc lập, xử lý kịp thời các lệch thanh toán, đảm bảo tính bảo mật thông tin, tích hợp dữ liệu và mang tính liên tục trong hệ thống thông tin.

+ Xây dựng, phát triển Hệ thống bù trừ điện tử tự động cho các giao dịch thanh toán bán lẻ (ACH) phục vụ nhu cầu thanh toán của nhiều đối tượng như doanh nghiệp, cá nhân, cơ quan Chính phủ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM SOÁT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w