địa bàn tỉnh Điện Biên
- Các NHTM cần đẩy mạnh hiện đại hoá công nghệ và các hệ thống thanh toán. Cập nhật và áp dụng hệ thống thanh toán nội bộ, hệ thống core banking của các NHTM; đảm bảo kết nối thông suốt và tự động hóa khi kết nối với hệ thống IBPS của NHNN Việt Nam; tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới hoạt động, phát triển mạnh các phương thức thanh toán điện tử như ngân hàng trực tuyến, thanh toán qua Internet, điện thoại di động, thanh toán không tiếp xúc và chấp nhận thanh toán không tiếp xúc, thanh toán không tiếp xúc trên di động...; áp
dụng các biện pháp an ninh, bảo mật mới, tiến tới phù hợp với xu hướng thanh toán trên thế giới, đảm bảo thanh toán nhanh chóng, an ninh an toàn, tiện lợi và có chi phí hợp lý.
- Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh và huyện, tận dụng các phương tiện thông tin, báo chí trong ngành ngân hàng để tăng cường tuyên truyền, phố biến kiến thức, đào tạo, hướng dẫn và TTKDTM đến người dân, doanh nghiệp bằng các hình thức phù hợp, thiết thực, hiệu quả.
- Tăng cường đào tạo cho cán bộ, nhân viên của các NHTM có kỹ năng hướng dẫn khách hàng hiểu và sử dụng các dịch vụ, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt; kỹ năng nhận diện, tiếp nhận và xử lý rủi ro.
- Tiến hành phân tích, đánh giá những rủi ro, những tổn tại, bất cập trong việc bảo vệ người tiêu dùng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, nhất là đối với những khách hàng có thu nhập thấp và ở các huyện, thị xa trung tâm thành phố. Đồng thời xây dựng các đầu mối tiếp nhận, xử lý thông tin để người dân có thể phản ánh các hành vi tội phạm như gian lận, giả mạo, lừa đảo, biện pháp nhận biết rủi ro, cách phòng tránh và xử lý khi bị lợi dụng trong hoạt động TTKDTM.
- Các NHTM phải rà soát, đánh giá lại toàn bộ quy trình, thủ tục, hồ sơ và hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức mình (bao gồm cả việc mở, sử dụng tài khoản thanh toán theo phương thức truyền thống và phương thức điện tử), đảm bảo tuân thủ đúng quy định của NHNN.
- Đối với hoạt động thanh toán thẻ, thanh toán trực tuyến, các NHTM cần triển khai giải pháp phát hiện, giám sát, ngăn chặn các giao dịch gian lận, đáng ngờ về thời gian, vị trí địa lý, tần suất giao dịch, hạn mức thanh toán, số lần xác thực sai hoặc các dấu hiệu bất thường khác.
- Phát triển, sắp xếp phù hợp mạng lưới máy giao dịch tự động (ATM) để đảm bảo hoạt động hiệu quả, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng; thường xuyên duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ ATM, tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn, bảo mật trong giao dịch ATM, làm tốt công tác chăm
sóc, bảo vệ lợi ích của khách hàng.
- Để hạn chế thấp nhất rủi ro trong hoạt động thanh toán, các NHTM cần nâng cao công tác đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung, và hoạt đông TTKDTM nói riêng, phải có giải pháp phát hiện sớm các trang web lừa đảo trực tuyến để khuyến cáo cho khách hàng, đồng thời cần nâng cao các chương trình phổ biến kiến thức về các hành vi lừa đảo, biện pháp nhận biết rủ ro, cách phòng tránh và xử lý khi bị lợi dụng trong hoạt động TTKDTM.
KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, sự ra đời và phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt ra đời là một tất yếu khách quan. Thanh toán không dùng tiền mặt có vai trò hết sức quan trọng đối với từng người dân, doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế, khắc phục những hạn chế của thanh toán dùng tiền mặt, làm giảm được khối lượng tiền mặt trong lưu thông, tiết giảm được chi phí trong khâu in ấn tiền, bảo quản, vận chuyển tiền, giảm được chi phí lao động xã hội, nâng cao hiệu quả thanh toán trong nền kinh tế, góp phần tăng tốc độ luân chuyển vốn của xã hội, minh bạch hóa dòng tiền... Do đó, việc kiểm soát hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt nhằm đảm bảo hệ thống thanh toán an toàn hiệu quả rất quan trọng.
Qua một thời gian công tác tại NHNN chi nhánh tỉnh Điện Biên với kiến thức thực tiễn, kinh nghiệm công tác cùng với kiến thức trong thời gian học tập tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, học viên đã hoàn thành quá trình nghiên cứu, hoàn thiện luận văn Kiểm soát đối với hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng thương mại tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Điện Biên với những nội dung cơ bản sau:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về kiểm soát đối với hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng thương mại tại NHNN chi nhánh tỉnh.
- Phân tích thực trạng kiểm soát kiểm soát đối với hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại tại NHNN chi nhánh tỉnh Điện Biên, đánh giá mặt mạnh cũng như điểm còn hạn chế của kiểm soát dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của NHNN chi nhánh tỉnh Điện Biên.
- Luận văn đã đưa ra phương hướng và giải pháp để hoàn thiện kiểm soát đối với hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của các NHTM tại NHNN chi nhánh tỉnh Điện Biên trên địa bàn đến năm 2025. Đồng thời Học viên cũng đưa ra một số các kiến nghị liên quan đến hoàn thiện kiểm soát của NHNN chi nhánh tỉnh Điện Biên đối với hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của các NHTM.
Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn, Học viên đã cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề, tuy nhiên với trình độ còn hạn chế, luận văn còn thiếu sót, Học viên kính mong sự xem xét, góp ý của các thầy, cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn.
1. Chính phủ, Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012, về thanh toán không dùng tiền mặt.
2. Chính phủ, Nghị định 80/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về thanh toán không dùng tiền mặt.
3. Chính phủ, Quyết định 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016, về phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020.
4. Frideric S.Mishkin (2001), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính - NXB khoa học kỹ thuật Hà nội.
5. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Điện Biên (2015, 2016, 2017, 2018, 2019),
Báo cáo tổng kết công tác Thanh tra, Giám sát ngân hàng trên địa bàn; Báo cáo hoạt động thanh toán của các NHTM trên địa bàn.
6. Ngân hàng Nhà nước, Thông tư 35/2016/TT-NHNN ngày 29/12/2016 của NHNN, quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên internet; được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 35/2018/TT-NHNN ngày 24/12/2018.
7. Ngân hàng Nhà nước, Thông tư 23/2014/TT-NHNN, hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 02/2019/TT-NHNN ngày 28/02/2019 của Thống đốc NHNN VN.
8. Ngân hàng Nhà nước, Thông tư 46/2014/TT-NHNN ,hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
9. Ngân hàng Nhà nước, Thông tư 47/2014/TT-NHNN, quy định các yêu cầu kỹ thuận về an toàn bảo mật đối với trang thiết bị phục vụ thanh toán thẻ ngân hàng.
10. Ngân hàng Nhà nước, Thống tư số 19/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 của NHNN Việt Nam, Quy định về hoạt động thẻ ngân hàng; và được sửa đổi,
26/2017/TT-NHNN ngày 29/12/2017 của Thống đốc NHNN VN có hiệu lực từ ngày 03/3/2018; Thông tư số 41/2018/TT-NHNN ngày 28/12/2018 của Thống đốc NHNN VN có hiệu lực từ ngày 18/02/2019.
11. Ngân hàng Nhà nước, Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11/12/2014 của Thống đốc NHNN VN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán, có hiệu lực từ ngày 01/3/2015; được sửa đổi, bổ sung tại: Thông tư 20/2016/TT- NHNN ngày 30/6/2016 của Thống đốc NHNN VN có hiệu lực từ ngày 01/7/2016; Thông tư số 30/2016/TT-NHNN ngày 14/10/2016 của Thống đốc NHNN VN có hiệu lực từ 28/11/2016.
12. Nguyễn Ngọc Huyền (2018), Giáo trình Kiểm soát, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
13. Nguyễn Văn Ngọc (2012), Từ điển kinh tế học, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
14. Phan Thị Thu Hà (2014), Giáo trình NHTM, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
15. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 hiệu lực từ 01/01/2011.
Đánh giá về Kiểm soát hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng thương mại tại Ngân hàng Nhà nước
Chi nhánh tỉnh Điện Biên
(Dành cho cán bộ NHTM)
Kính chào các anh, chị. Hiện nay, tôi đang thực hiện thu thập thông tin phục vụ đề tài nghiên cứu về Kiểm soát hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng thương mại tại Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Điện Biên. Mong anh/chị vui lòng cung cấp một số thông tin theo những câu hỏi dưới đây. Tất cả thông tin các anh/chị cung cấp sẽ được giữ bí mật và chỉ nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu của cá nhân tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Xin hãy đánh dấu (X) vào phương án trả lời mà anh/chị chọn:
TT Nội dung khảo sát
Thang điểm đánh giá
từ cao xuống thấp: 5 cao nhất - 1 thấp nhất Điểmtrung bình (1) (2) (3) (4) (5)
I Về bộ máy kiểm soát
1 Trình độ chuyên môn 2 Thái độ làm việc 3 Phương pháp làm việc II Về hình thức kiểm soát 1 Mức độ hợp lý của hình thức giám sát thường xuyên 2 Mức độ hợp lý của hình thức thanh tra
3 Kế hoạch thanh tra
4 Thời gian tiến hành thanh tra theo kế hoạch
III Về công cụ kiểm soát
1 Chế độ thông tín báo cáo 2 Các văn bản pháp lý 3 Các công cụ kỹ thuật 4 Các văn bản hướng dẫn
Đánh giá về Kiểm soát hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng thương mại tại Ngân hàng Nhà nước
Chi nhánh tỉnh Điện Biên
(Dành cho cán bộ Ngân hàng Nhà nước)
Kính chào các anh, chị. Hiện nay, tôi đang thực hiện thu thập thông tin phục vụ đề tài nghiên cứu về Kiểm soát hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng thương mại tại Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Điện Biên. Mong anh/chị vui lòng cung cấp một số thông tin theo những câu hỏi dưới đây. Tất cả thông tin các anh/chị cung cấp sẽ được giữ bí mật và chỉ nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu của cá nhân tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Xin hãy đánh dấu (X) vào phương án trả lời mà anh/chị chọn:
TT Nội dung khảo sát
Thang điểm đánh giá
từ cao xuống thấp: 5 cao nhất - 1 thấp nhất Điểmtrung bình (1) (2) (3) (4) (5)
I Về bộ máy kiểm soát
1 Mức độ hợp lý của bộ máy kiểm soát
1.1 - Thực hiện nhiệm vụ giám sát
1.2 - Thực hiện nhiệm vụ thanh tra
1.3 - Sự phối hợp giữa giám sát và thanh tra
2 Mức độ hợp lý về số lượng cán bộ kiểm soát
2.1 - Số lượng cán bộ thanh tra
2.2 - Số lượng cán bộ giám sát
II Về nội dung kiểm soát
1
Mức độ hợp lý của hình thức giám sát thường xuyên
2 Mức độ hợp lý của hình thức thanh tra 3 Ban hành kế hoạch 4 Thời gian tiến hành thanh tra theo kế hoạch
III Về công cụ kiểm soát
1 Chế độ thông tín báo cáo 2 Các văn bản pháp lý 3 Các công cụ kỹ thuật 4 Các văn bản hướng dẫn