ĐỀ TÀI SKKN “Nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học”ĐỀ TÀI SKKN “Nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học” ---A- MỞ ĐẦU I- ĐẶT VẤN
Trang 1ĐỀ TÀI SKKN “Nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học”
ĐỀ TÀI SKKN
“Nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học”
-A- MỞ ĐẦU I- ĐẶT VẤN ĐỀ 1- Cơ sở lí luận của vấn đề:
Trong nhà trường phổ thông, các môn học có một vị trí quan trọng trongtoàn bộ chương trình, bởi lẽ các môn học này góp phần hình thành phát triển vàhoàn thiện nhân cách học sinh theo mục tiêu giáo dục Đảng ta đã xác định conngười vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội Để thực hiện thànhcông sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, cần phải có những người lao động mới pháttriển toàn diện, do vậy cần phải đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới giáo dụcphổ thông nói riêng Nhiệm vụ đổi mới giáo dục đã được thể hiện rõ trong các Nghịquyết của Đảng, Quốc hội và trong Luật Giáo dục năm 2005
Nghị quyết 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã
khẳng định mục tiêu là “Xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ CNH-HĐH đất nước.” Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng lần thứ IX đã đề ra nhiệm vụ:“Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học” Luật Giáo dục năm 2005 Điều
2 đã xác định:“Mục tiêu của giáo dục phổ thông là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp; trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
Đặc biệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám của BCH trung ương Đảng
khoá
XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT đã chỉ rõ mục tiêu tổng quát đó là:
“Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào
tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiểm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ
Trang 2quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lí tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lí, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hoá, hiện đại hoá, dân chủ hoá, xã hội hoá và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về đổi mới căn bản toàndiện giáo dục, đào tạo thì các nhà trường THCS phải tìm ra các giải pháp hữu hiệuthực hiện Trong Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáodục và Đào tạo có nêu rõ nhiệm vụ của trường THCS đó là: Tổ chức giảng dạy, họctập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thôngdành cho cấp THCS và cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.Công khai mục tiêu, nội dung các hoạt động giáo dục, nguồn lực và tài chính, kếtquả đánh giá chất lượng giáo dục; Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quyđịnh của pháp luật; Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh; vận động học sinh đếntrường; quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thực hiện kếhoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công; Huy động, quản lý, sử dụngcác nguồn lực cho hoạt động giáo dục Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và
cá nhân trong hoạt động giáo dục; Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất,trang thiết bị theo quy định của Nhà nước; Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, họcsinh tham gia hoạt động xã hội; Thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lượnggiáo dục và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật
Cùng với nhà trường thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục và rèn luyệnhọc sinh, tổ chuyên môn cũng giữ một vai trò vô cùng quan trọng Thực hiện nhiệm
vụ theo quy định của Điều lệ nhà trường: Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạtđộng chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viêntheo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác củanhà trường; Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếploại các thành viên của tổ theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học
và các quy định khác hiện hành; Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó; Đề xuất khen thưởng,
kỷ luật đối với giáo viên; Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần và có thể họpđột xuất theo yêu cầu công việc hay khi Hiệu trưởng yêu cầu
Như vậy tổ chuyên môn luôn là đơn vị cơ sở, nền tảng để tổ chức và triểnkhai thực hiện các hoạt động chuyên môn một cách cụ thể và hiệu quả Đồng thời,đây cũng là nơi quản lí trực tiếp việc bồi dưỡng cho giáo viên về nhận thức, chuyênmôn, nghiệp vụ; phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn củatừng giáo viên trong việc thực hiện các mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học,
Trang 3kiểm tra đánh giá Tổ chuyên môn cũng là nơi thực hiện các hoạt động chia sẻ đồngnghiệp vể chuyên môn, nghiệp vụ nói chung, đổi mới phương pháp giảng dạy nóiriêng Trong sinh hoạt chuyên môn, tổ chuyên môn luôn chú trọng chỉ đạo giáoviên thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy; đánh giá giờ dạy của giáo viên theohướng đổi mới; hướng dẫn học sinh đổi mới phương pháp học; tổ chức kiểm trađánh giá học sinh; tổ chức chuyên đề, hội giảng; tổ chức học hỏi kinh nghiệm, nêugương dạy tốt, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ Đặc biệt là sinh hoạtchuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học Có như vậy chất lượng giáo dục đựơcnâng cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục trong thời kì mới theo đúng địnhhướng của Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám của Ban chấp hành Trung ương Đảngkhoá XI về đổi mới căn
bản toàn diện giáo dục, đào tạo đặt ra
và đào tạo Trong các nhiệm vụ đó có nhiệm vụ tập trung phát triển đội ngũ giáoviên và cán bộ quản lý; tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán, GVCN lớp; chú trọng đổi mới sinh hoạt chuyên môn; nâng cao vai trò của GVCN lớp, của tổchức Đoàn, Đội, gia đình trong việc quản lý, phối hợp giáo dục toàn diện HS
Thực tiễn cho thấy, tổ chuyên môn sinh hoạt 2 kì /tháng theo quy định củaĐiều lệ trường THCS Song việc sinh hoạt chuyên môn đó chủ yếu mang tính hànhchính, chưa trở thành nơi bồi dưỡng giáo viên về đổi mới PPDH, chưa tạo động lựccho giáo viên trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học
Vì vậy việc xây dựng nhà trường, mỗi tổ chuyên môn theo nghiên cứu bàihọc sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để khuyến khích đổi mới phương pháp dạy học,
Trang 4kiểm tra đánh giá Khi tham gia nghiên cứu bài học, mỗi giáo viên
được sống và làm việc trong môi trường an toàn, có thể tích cực hoạt động cho sựphát triển của bản thân, của tổ chuyên môn Đó là quá trình trao đổi thông tin, qua
đó giáo viên chia sẻ kiến thức chuyên môn của mình với đồng nghiệp, hỗ trợ vàgiúp nhau để hoàn thiện các kĩ năng hiện có, bổ sung những kĩ năng mới và giảiquyết các vấn đề liên quan tới lớp học Trong sinh hoạt chuyên môn theo nghiêncứu bài học các giáo viên tham gia vào các khâu từ chuẩn bị, thiết kế bài học, dạythử nghiệm, dự giờ, suy ngẫm và chia sẻ các ý kiến sâu sắc về những gì đã diễn ratrong việc học tập của học sinh Như vậy đây là một hoạt động học tập lẫn nhau,học trong thực tế, là nơi thử nghiệm và trải nghiệm những cái mới, là nơi kết nốigiữa lí thuyết và thực hành, giữa ý định và thực tế Trong quá trình học tập đó giáoviên sẽ học được nhiều điều để phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ mới.Đặc biệt cần coi trọng sinh hoạt chuyên môn là trụ cột, là chính sách quan trọngnhất để đổi mới nhà trường, nâng cao chất lượng việc học của học sinh, từ đó giúpgiáo viên hiểu rõ ý nghĩa tầm quan trọng của sinh hoạt chuyên môn và cùng nhauquyết tâm thực hiện sinh hoạt chuyên môn mới , vì sinh hoạt chuyên môn theonghiên cứu bài học mục đích chính là nâng cao chất lượng các bài học của học sinh
Từ những lí do trên, trong các năm qua, là một cán bộ quản lí nhà trường trựctiếp chỉ đạo bộ phận chuyên môn, tổ KHTN, tổ KHXH thực hiện nhiệm vụ giảngdạy, trong đó có việc sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học Quanghiên cứu, ứng dụng đề tài trong trường THCS Minh Tân đã giúp giáo viên cónhận thức đúng sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học là cần thiết, làmthay đổi mỗi thành viên trong tổ, trong nhà trường đem lại hiệu quả thiết thực nângcao chất lượng dạy và học Với khuôn phổ phạm vi của đề tài, tôi đưa ra kinh
nghiệm“Nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học”,
hy vọng qua đề tài này sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy vàhọc, chất lượng giáo dục toàn diện theo mục tiêu giáo dục đã đề ra
II- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1- Đối tượng nghiên cứu
“Nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học”, ở
trường trung học cơ sở Đối tượng là tổ chuyên môn, giáo viên và học sinh trườngTHCS Minh Tân – Phù Cừ - Hưng Yên
Trang 52013 về sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học
Thời gian tiến hành từ tháng 7 năm 2014 đến tháng 3 năm 2015 nghiệm thu đềtài, đánh giá đề tài và có kết luận thực nghiệm áp dụng giảng dạy trong năm họctiếp theo
III- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Để thực hiện đề tài “Nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học” tôi áp dụng các phương pháp sau:
1- Phương pháp nghiên cứu lí luận:
Nghiên cứu một số tài liệu về phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp dạyhọc ở trường THCS của Bộ GD&ĐT Văn bản chỉ đạo nhiệm vụ năm học của BộGD&ĐT; của Sở GD&ĐT Hưng Yên; phòng GDS&ĐT Phù Cừ Đặc biệt là Tàiliệu tập huấn tổ trưởng chuyên môn do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tháng 6năm 2013 Cơ sở lí luận về việc sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bàohọc
2 - Phương pháp điều tra:
Điều tra những thuận lợi, khó khăn của giáo viên, tổ chuyên môn trong quátrình giảng dạy, sinh hoạt chuyên môn của giáo viên Chất lượng việc sinh hoạtchuyên môn của giáo viên như thế nào, đạt hiệu quả ra sao? Tìm hiểu kĩ về sinhhoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học, từ đó có giải pháp tốt
nhất trong việc thực hiện sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học Thực
tế việc giảng dạy của giáo viên và sinh hoạt chuyên môn của tổ chuyên môn trườngTHCS Minh Tân – Phù Cừ - Hưng Yên
Trang 6Với phạm vi đề tài“Nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học”ở trường THCS nhằm giúp giáo viên và học sinh Trường
THCS Minh Tân nâng cao nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng, mục đích, ý nghĩacủa việc sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học đó là: Sinh hoạtchuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học đảm bảo cho tất cả học sinh có cơ hộitham gia thực sự vào quá trình học tập, giáo viên quan tâm đến khả năng học tậpcủa từng học sinh, đặc biệt những học sinh có hoàn cảnh khó khăn về học tập
- Sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học tạo cơ hội cho giáo viênnâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạotrong việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực thông qua việc dựgiờ, trao đổi thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ
- Sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học nhằm góp phần nâng caochất lượng dạy và học của nhà trường
- Sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học góp phần làm thayđổi văn hoá ứng xử trong nhà trường, cải thiện mối quan hệ giữa Ban giám hiệu vớigiáo viên; giáo viên với giáo viên, giáo viên với học sinh, cán bộ quản
lí với giáo viên, học sinh với các nhân viên trong nhà trường; giữa học sinh với họcsinh Tạo môi trường làm việc, dạy và học dân chủ, thân thiện cho tất cả mọi người
II- THỰC TRANG VIỆC SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG THCS.
1- Đặc điểm tình hình nhà trường và tổ chuyên môn.
Năm học 2014-2015, trường THCS Minh Tân có 195 học sinh ở 4 khối, trong
đó khối lớp 6 có 40 học sinh, khối lớp 7 có 46 học sinh, khối lớp 8 có 43 học sinh
và khối lớp 9 có 66 học sinh Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên là 24,trong đó CBQL có 2, thầy cô trực tiếp đứng lớp là 18 và 4 nhân viên của tổ hànhchính
Nhà trường có 2 Tổ chuyên môn đó là Tổ chuyên môn KHXH, Tổ chuyênmôn KHTN Đối với tổ KHTN có 12 đ/c, đ/c Hoàng Biên Ngọc tổ trưởng, đ/cNguyễn Thị Thanh Bình tổ phó Tổ KHXH có 8 đ/c trong đó đ/c Vũ Thị ThuHương tổ trưởng, đ/c Nguyễn Ngọc Khôi tổ phó
Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, công nhân viên trẻ, phẩm chất đạo đức tốt,lối sống lành mạnh, trình độ chuyên môn vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao,năng động, nhiệt tình công tác, thực hiện và chấp hành tốt các quy định của ngành,hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
Trang 72- Sinh hoạt tổ chuyên môn.
Tổ chuyên môn trường THCS Minh Tân thực hiện nhiệm vụ theo quy địnhcủa Điều lệ trường Trung học cơ sở Sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo 2kì/tháng Nội dung sinh hoạt chuyên môn thường tập trung kiểm điểm, đánh
giá những việc đã làm được trong tháng qua, những ưu điểm, những tồn tại và đề
ra phương hướng thực hiện trong tháng tiếp theo Như thế việc sinh hoạt tổ chuyênmôn lâu nay cứ đi theo lối mòn đó và còn mang tính hành chính,
chưa thực sự trở thành nơi bồi dưỡng giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học,chưa tạo động lực cho giáo viên trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học.Trong cuộc họp sinh hoạt tổ chuyên môn, việc trao đổi thảo luận, đưa ra ý kiến đểcác thành viên trong tổ thảo luận thường ít, các giải pháp thực hiện nâng cao chấtlượng chưa đề cập sâu Thậm chí những công việc hàng ngày giáo viên trực tiếpgiảng dạy, những khó khăn gặp phải hoặc những vấn đề vướng mắc trong đổi mớiphương pháp dạy học lại không được đưa ra bàn bạc, thảo luận Chính vì vậy màhiệu quả của việc sinh hoạt tổ chuyên môn chưa đem lại hiệu quả thiết thực
Với khuôn khổ của đề tài, tôi tập trung đi sâu vấn đề “Nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học” đối với tổ KHXH nhằm mục đích
nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn góp phần nâng cao hiệu quả chất lượnggiáo dục toàn diện Sau đây tôi đi vào cụ thể nội dung chính của đề tài
III- CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
1- Trước hết cung cấp cho tổ chuyên môn và giáo viên trong tổ chuyên môn nắm được những vấn đề lí luận chung
1.1- Quan niệm và mục đích đổi mới sinh hoạt chuyên môn.
- Sinh hoạt chuyên môn là gì? Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động thực hiện
thường xuyên theo định kì nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sưphạm cho giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp thông qua việc dự giờ, phân tích bàihọc
- Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học: Sinh hoạt chuyên môn theo
nghiên cứu bài học cũng là hoạt động chuyên môn nhưng ở đó giáo viên tập trungphân tích các vấn đề liên quan đến người học như: Học sinh học như
thế nào? học sinh đang gặp khó khăn gì trong học tập? nội dung và phương phápdạy học có phù hợp, có gây hứng thú cho học sinh không, kết quả học tập của học
Trang 8sinh có được cải thiện không? cần phải điều chỉnh gì và điều chỉnh như
thế nào cho phù hợp
- Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học không tập trung vào việc đánhgiá giờ học, xếp loại giáo viên mà nhằm khuyến khích giáo viên tìm ra nguyênnhân tại sao học sinh học chưa đạt kết quả như mong muốn và có biện pháp đểnâng cao chất lượng dạy học, tạo cơ hội cho mọi học sinh được tham gia vào quátrình học tập; giúp giáo viên có khả năng chủ động điều chỉnh nội dung, phươngpháp dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh của lớp, của trường
1.2- Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học là quá trình bồi dưỡng giáo viên qua thực tiễn dạy học.
- Trong nhà trường, việc sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học sẽ tạo
ra môi trường thuận lợi cho giáo viên khuyến khích đổi mới phương pháp dạy học,kiểm tra đánh giá Khi tham gia nghiên cứu bài học, mỗi giáo viên được sống vàlàm việc trong môi trường an toàn, tích cực hoạt động cùng tổ chuyên môn Đó làquá trình trao đổi thông tin, từ đó giáo viên chia sẻ kiến thức chuyên môn của mìnhvới đồng nghiệp, hỗ trợ và giúp nhau để hoàn thiện các kĩ năng hiện có, bổ sungnhững kĩ năng mới và giải quyết các vấn đề liên quan tới lớp học Sinh hoạt chuyênmôn theo nghiên cứu bài học các giáo viên tham gia vào các khâu từ chuẩn bị, thiết
kế bài học, dạy thử nghiệm, dự giờ, suy ngẫm và chia sẻ các ý kiến về những gì đãdiễn ra trong việc học tập của học sinh, giáo viên sẽ học được nhiều điều để pháttriển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ mới Nhà trường cần coi trọng sinh hoạtchuyên môn là trụ cột, là chính sách quan trọng nhất để nâng cao chất lượng dạy vàhọc của học sinh, từ đó giúp giáo viên hiểu rõ ý nghĩa tầm quan trọng của sinh hoạtchuyên môn và cùng nhau quyết tâm thực hiện hiệu quả sinh hoạt chuyên môn, vìsinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học mục đích chính cũng là để nâng caochất
lượng dạy và học, nâng cao hiệu quả đào tạo góp phần đổi mới giáo dục toàn diệntheo tinh thần Nghị quyết đề ra
2- Các bước tiến hành nghiên cứu bài học
Sau khi cung cấp những vấn đề chung lí luận về sinh hoạt chuyên môn dựa trênnghiên cứu bài học cho giáo viên trong tổ chuyên môn nắm được những nét chung,tiếp theo tôi tiến hành hướng dẫn tổ chuyên môn và giáo viên đi vào nội dung trọngtâm đó là các bước tiến hành nghiên cứu bài học trong sinh hoạt chuyên môn
2.1- Những yêu cầu cơ bản đối với giáo viên khi tiến hành tham gia nghiên
Trang 9cứu bài học.
Khi tham gia nghiên cứu bài học cần có một nhóm giáo viên có thể khác nhau
về trình độ chuyên môn hoặc khác nhau về chuyên ngành giảng dạy Song để thuậnlợi cho quá trình thực hiện bài học đạt hiệu quả cao, tôi lựa chọn nhóm giáo viênnghiên cứu bài học trong tổ có cùng chuyên môn Cụ thể như:
- Nhóm giáo viên nghiên cứu bài học môn Văn- Sử gồm: Vũ Thị Thu Hương(trưởng nhóm); Nguyễn Ngọc Khôi và Đỗ Thị Phương Thảo Nhóm giáo viên này
có cùng trình độ Đại học, chuyên ngành Văn, Sử
- Nhóm giáo viên nghiên cứu bài học môn Địa - GDCD gồm Hoàng Thị Mừng(trưởng nhóm); Nguyễn Thị Hoàn và Trần Thị Yên Nhóm này có 2 GV trình độĐại học và 1 CĐSP, chuyên ngành Văn Địa, GDCD
Các nhóm chuyên môn này khi tham gia nghiên cứu bài học lập kế hoạch nghiêncứu, nghiên cứu lí luận, nội dung bài học, cách thức tổ chức, phương pháp giảngdạy, thiết bị giảng dạy cần có
2.2- Về chu trình nghiên cứu bài học gồm các bước sau:
- Bước 1: Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu
- Bước 2: Tiến hành bài học và dự giờ
- Bước 3: Thảo luận về bài học nghiên cứu
- Bước 4: Áp dụng thực tiễn dạy học hàng ngày
2.3- Nội dung cụ thể từng bước NCBH
* Bước thứ nhất:
Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu.
Ở bước này tôi hướng dẫn cho giáo viên tổ chuyên môn cần xác định mục tiêukiến thức và kĩ năng mà các em học sinh đạt được khi tiến hành nghiên cứu Giáoviên bám sát tài liệu theo chuẩn kiến thức và kĩ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạoban hành Mục tiêu của bài học nghiên cứu được đề xuất bởi một thành viên trong
tổ chuyên môn, sau đó được các giáo viên trong tổ góp ý và hoàn thiện qua việcsinh hoạt chuyên môn Điều lưu ý là mục tiêu ấy phải phù hợp với trình độ nhậnthức của học sinh và năng lực chuyên môn của giáo viên cũng như chuẩn kiến thức
Trang 10kĩ năng Chúng ta nên tôn trọng và khuyến khích sự tự chủ, sáng tạo của chính giáoviên ấy khi soạn bài với những ý tưởng mới mẻ, độc đáo.
Tiếp theo các giáo viên trong tổ chuyên môn tiến hành cuộc thảo luận chi tiết,
cụ thể về bài học nghiên cứu với các vấn đề như sau:
+ Thứ nhất: Giáo viên tự đặt câu hỏi xem đây là loại bài học gì? (Có thể là bàihọc hình thành kiến thức mới hay là kiểu bài ôn tập, luyện tập, thực hành ) + Thứ hai: Về cách giới thiệu bài, bài học này giới thiệu như thế nào? (Vào bàitrực tiếp hay vào bài gián tiếp? Làm thế nào để vào bài một cách tự nhiên nhấtnhưng lại hiệu quả cao, thu hút được các em học sinh trong việc tích cực tham giacác hoạt động để tiếp thu kiến thức)
+ Thứ ba: Trong bài học này có sử dụng tình huống có vấn đề để giới thiệu bàihọc không? Tình huống đó như thế nào? Các dự kiến cách giải quyết vấn đề đó rasao?
+ Thứ tư: Về phương pháp dạy học nên sử dụng phương pháp dạy học nào, cácphương tiện dạy học nào cho hiệu quả cao?
+ Thứ năm: Nội dung bài học chia ra những đơn vị kiến thức nào? Dự kiến cónhững hoạt động dạy học nào tương ứng? Giáo viên sẽ sử dụng những
loại câu hỏi gì để thúc đẩy khả năng tư duy sáng tạo của học sinh?
+ Thứ sáu: Bài học này giáo viên nên sử dụng hình thức tổ chức lớp học nào làphù hợp? Cần chú ý những kĩ thuật dạy học tích cực nào được vận dụng để hiệuquả bài học cao? Lới nói, hành động, thao tác cụ thể của giáo viên là gì? Áp dụng
ra sao?
+ Thứ bảy: Giáo viên dự kiến tích hợp nội dung giáo dục liên quan nào là phùhợp Điều đó sẽ tác động đến việc học tập của học sinh ra sao? Các em học sinhhọc như thế nào? Cách suy nghĩ, lời nói, hành động, thao tác của học sinh khi học?Sản phẩm học tập của các em trong bài học này là gì? Các em khi tham gia cónhững thuận lợi và khó khăn gì? Có thể nảy sinh các tình huống và cách xử lí tìnhhuống đó như thế nào? đặc biệt khi kết thúc bài học đánh giá kết quả học tập củahọc sinh bằng cách nào?
Ngoài bảy vấn đề nêu trên, giáo viên trong tổ chuyên môn còn thảo luận một
số vấn đề khác như làm thế nào để khắc phục sự chênh lệch về trình độ của các emhọc sinh trong cùng một lớp để tất cả các em học sinh sau mỗi bài học, các em đềuđược lĩnh hội kiến thức đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng; duy trì và bồi dưỡng các kĩnăng sẵn có của học sinh và mối liên hệ của nội dung ấy với các nội dung kháctrong cùng môn học hoặc với các môn học khác
Kết thúc cuộc thảo luận này, chúng tôi phân công một giáo viên trong nhóm
Trang 11nhận nhiệm vụ xây dựng và phát triển đề cương đầu tiên của giáo án bài họcnghiên cứu Về mục tiêu, nội dung và phương pháp của giờ học là do giáo viên trựctiếp dạy minh hoạ chủ động lựa chọn Do vậy mà giáo viên được phân công dạy sẽ
tự quyết định mục tiêu bài học, lựa chọn nội dung, thiết bị dạy học, tiến trình bàihọc, còn các ý kiến góp ý, chỉnh sửa của tổ, nhóm chuyên môn chỉ mang tính chất
để giáo viên đó tham khảo phục vụ cho bài dạy thực nghiệm của mình
Ví dụ1: Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu môn Ngữ
văn lớp 9 Cụ thể Văn bản Ánh trăng Người dạy Vũ Thị Thu Hương
Với phạm vi bài này, các giáo viên trong tổ chuyên môn tiến hành cuộc thảo luậnchi tiết, cụ thể về bài học nghiên cứu Sau khi thảo luận, tổ chuyên môn chốt lại cácvấn đề như sau:
Về mục tiêu bài học: Học xong văn bản Ánh trăng của Nguyễn Duy, học sinhcần nắm được:
1 Kiến thức:
Hiểu được ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng Thấm thía cảm xúc ân tình vớiquá khứ gian lao, tình nghĩa của Nguyễn Duy và biết rút ra bài học về cách sốngcho bản thân Sự kết hợp các yếu tố tự sự nghị luận trong một tác phẩm thơ VNhiện đại Ngôn ngữ hình ảnh suy ngẫm mang ý nghĩa biểu tượng
2 Kĩ năng:
Đọc hiểu văn bản thơ được sáng tác sau năm 1975.Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại.
3-Thái độ:
Tán thành với quan điểm của nhà thơ thể hiện trong văn bản: giáo dục tình cảm ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ, thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn” Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường, biết ảnh hưởng của môi trường sống và tình cảm con
người
Tiếp theo giáo viên trong tổ tham gia xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu,
đi vào những vấn đề trọng tâm gồm:
+ Thứ nhất: Văn bản Ánh trăng đây là loại bài học hình thành kiến thức mới,
giới thiệu cho học sinh về ý nghĩa của hình ảnh ánh trăng với những cảm xúc ântình trong quá khứ từ đó rút ra bài học về cách sống cho bản thân
Trang 12+ Thứ hai: Về cách giới thiệu bài, bài học này giới thiệu vào bài theo cách
gián tiếp Gv đi từ xa, từ hình ảnh tác giả, quê hương để gợi nhớ tới ánh trăng.Cách vào bài một cách tự nhiên và đem lại hiệu quả cao, thu hút được các em họcsinh trong việc tích cực tham gia các hoạt động để tiếp thu kiến thức
+ Thứ ba: Bài học này có sử dụng tình huống có vấn đề đó là Trong khổ thơ
thứ 3 hàm chứa tình cảm chua xót, bất ngờ, nhưng câu chuyện không dừng lại ở
đó, cuộc sống hiện đại nhưng cũng chứa nhiều bất trắc Chính trong những bất trắc
ấy, ánh trăng của quá khứ lại bừng tỏ Bài thơ tiếp tục phát triển Kịch tính ấy thểhiện qua tình huống nào? Em hãy chỉ ra tình huống xảy ra ở khổ thơ thứ 4? HS chỉ
ra tình huống đó là: Mất điện giữa đêm khuya mở tung cánh cửa nhìn thấyánh trăng đột ngột, ngỡ ngàng
Cách giải quyết tình huống đó: GV hướng dẫn học sinh phát hiện nghệ thuật
miêu tả và khái quát nội dung đó là: Với việc sử dụng từ láy Thình lình thể hiện sự
bất ngờ, nhanh Sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng trong bối cảnh đèn điện tắtlàm thức dậy trong tâm trí con người bao cảm xúc Vầng trăng bất ngờ mà tự nhiêngợi lại bao kỉ niệm:
+ Thứ tư: Về phương pháp dạy học bài học này nên sử dụng linh hoạt các
phương pháp cho phù hợp, chú ý giảng, bình Phương tiện dạy học cần máy chiếu
đa năng, bảng phụ, phiếu học tập cho học sinh hoạt động nhóm
+ Thứ năm: Nội dung bài học chia ra những đơn vị kiến thức sau:
Để giúp học sinh nắm được những đơn vị kiến thức trên, giáo viên sử dụngnhững loại câu hỏi gợi mở, câu hỏi có vấn đề, câu hỏi hiểu để thúc đẩy khả năng tưduy sáng tạo của học sinh
+ Thứ sáu: Bài học này giáo viên nên sử dụng hình thức tổ chức lớp học thảo
luận theo nhóm đôi là phù hợp Áp dụng những kĩ thuật dạy học tích cực để hiệuquả bài học cùng lời nói, hành động, thao tác cụ thể của giáo viên tring quá trìnhkhai thác kiến thức
+ Thứ bảy: Giáo viên dự kiến tích hợp nội dung giáo dục liên quan đó là
Trang 13vấn đề bảo vệ môi trường giúp các em có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên
Ví dụ 2: Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu môn Lịch sử lớp 9 Cụ thể bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống Thực dân Pháp
xâm lược kết thúc 1953-1954 Người dạy Đỗ Thị Phương Thảo
Trước hết nhóm chuyên môn cùng nhau xác định được mục tiêu bài học cầnđạt được đó là:
1 Kiến thức
- Nắm được hoàn cảnh và nội dung của kế hoạch quân sự Na-va Nắm đượchoàn cảnh và nội dung của hiệp định Giơ-ne-vơ về kết thúc chiến tranh lập lại hoàbình ở Việt Nam và Đông Dương
- Tích hợp Việt Nam trong những năm 1945-1954
+ Thứ nhất: Bài Cuộc kháng chiến toàn quốc chống Thực dân Pháp xâm lược
kết thúc 1953-1954 đây là loại bài học cung cấp kiến thức mới, giáo viên giới thiệu
cho học sinh về Cuộc kháng chiến toàn quốc chống Thực dân Pháp xâm lược kếtthúc 1953-1954 Trong đó có kế hoạch Na-Va của Pháp - Mỹ Cuộc tiến côngchiến lược Đông Xuân 1953-1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ
+ Thứ hai: Về cách giới thiệu bài, bài học này giới thiệu vào bài theo cách
gián tiếp như sau: Giáo viên chiếu hình ảnh Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ kếthợp giới thiệu Sau 8 năm tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam
thực dân Pháp suy yếu nghiêm trọng và bế tắc, để tìm cách đưa cuộc chiến ra khỏithế bế tác, Pháp cử Na-va sang làm tổng chỉ huy quân đội Pháp tại Đông Dương vàmột kế hoạch mang tên Na-va ra đời Chiến thắng Điên Biên Phủ đã
buộc Pháp phải chấp nhận đàm phán với ta trên bàn thương lượng Hoàn cảnh nàodẫn đến cuộc đàm phán giữa ta và Pháp? Kết quả và nội dung của hiệp Giơ-ne-vơnhư thế nào, cô và trò cùng nhau tìm hiểu bài Cách vào bài như trên ta thấy rất tựnhiên đã đem lại hiệu quả, thu hút sự chú ý của học sinh trong tiếp thu kiến thức bài