Tổ trưởng chuyên môn có các chức năng quản lý như một người đứng đầumột đơn vị sản xuất, được hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ đầu năm học; dựthảo kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn,
Trang 1Phần I: PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Để đáp ứng nguồn nhân lực cho sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa(CNH-HĐH) đất nước đòi hỏi Giáo dục(GD) phải thực hiện tốt mục tiêu là đào tạocon người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức khoa học, có sứckhỏe, thẩm mỹ, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực của côngdân Muốn thực hiện tốt mục tiêu trên thì cần phải có một đội ngũ nhà giáo vừa cótâm, có đức lại vừa có chuyên môn vững vàng
Vì thế trong nhà trường nói chung và trường Tiểu học nói riêng ngoài việcxây dựng đội ngũ đảm bảo số lượng, đồng bộ về cơ cấu và trình độ đào tạo theoquy định thì công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên( GV)
có tầm chiến lược hết sức quan trọng Vì đội ngũ GV là người quyết định chấtlượng dạy học, chất lượng giáo dục( CLGD) Luật giáo dục Điều 15, chương I nêu
rõ “ Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục Nhàgiáo phải không ngừng học tập, rèn luyện, nêu gương tốt cho người học” Vì vậycác nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng thường xuyên tổ chức bồidưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ GV vớinhiều hình thức khác nhau Một trong những hình thức thường được sử dụng và cóhiệu quả nhất là sinh hoạt chuyên môn
Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động trong đó GV học tập lẫn nhau, học tậptrong thực tế, là nơi thử nghiệm và trải nghiệm những cái mới, là nơi kết nối lýthuyết với thực hành, giữa ý định và thực tiễn
Trong giai đoạn hiện nay, Bộ giáo dục chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) về "Đổi mới căn bản
29-và toàn diện giáo dục 29-và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế"
Trang 2Những đổi mới mạnh mẽ của giáo dục (GD) nói chung và Giáo dục tiểu học(GDTH) nói riêng là thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo Mô hình trườnghọc mới Việt Nam; đổi mới cách đánh giá học sinh theo thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ GD&ĐT về ban hành quy định đánh giá học sinhtiểu học.
và đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học (NCBH)
Sinh hoạt chuyên môn ( SHCM) là hoạt động được thực hiện thường xuyêntheo định kì nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho GVtheo chuẩn nghề nghiệp thông qua việc dự giờ, phân tích bài học Thuật ngữ nghiêncứu bài học” (tiếng Anh là Lesson Study hoặc Lesson Research) theo tiếng Nhật(jugyo kenkyu) có nghĩa là nghiên cứu và cải tiến bài học cho đến khi nó hoàn hảo(theo Catherine Lewis, 2006) Thuật ngữ “Nghiên cứu bài học”có nguồn gốc tronglịch sử giáo dục Nhật Bản, từ thời Meiji (1868 -1912), như một biện pháp để nângcao năng lực nghề nghiệp của GV thông qua nghiên cứu cải tiến các hoạt động dạyhọc ở từng bài học cụ thể
Để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức lớp học và đ¸nh giá họcsinh (HS) theo hướng của giáo dục hiện đại thì chúng ta phải thực hiện đổi mớiSHCM theo NCBH
Sinh hoạt chuyên môn theo NCBH đặt trọng tâm vào việc phân tích các vấn
đề liên quan đến người học như: HS học như thế nào? HS đang gặp khó khăn gìtrong học tập? Nội dung và phương pháp dạy học có phù hợp, có gây hứng thú cho
HS không? Kết quả học tập của HS có được cải thiện không? Cần điều chỉnh nộidung, phương pháp và kỹ thuật dạy học như thế nào?
Sinh hoạt chuyên môn theo NCBH không tập trung vào việc đánh giá giờhọc, xếp loại GV mà nhằm khuyến khích giáo viên học tập lẫn nhau, cùng nhau tìm
ra nguyên nhân tại sao HS học chưa đạt kết quả như mong muốn và có biện pháp
để nâng cao chất lượng dạy học, tạo cơ hội cho mọi HS được tham gia vào quá
Trang 3trình học tập; giúp GV có khả năng chủ động điều chỉnh nội dung, phương phápdạy học cho phù hợp với đối tượng HS của lớp, trường mình.
Hoạt động chuyên môn trong trường tiểu học chiếm vị trí đặc biệt quantrọng, trong đó tổ chuyên môn là một tổ chức đảm nhận chức năng thực thi nhiệm
vụ chuyên môn Điều lệ trường tiểu học được ban hành tại Thông tư BGD-ĐT ngày 30/12/2010 cũng đã nêu rõ: “Tổ chuyên môn bao gồm GV, viênchức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục Mỗi tổ có ít nhất 3 thành viên Tổchuyên môn có một tổ trưởng, nếu có 7 thành viên trở lên thì có 1 tổ phó Tổchuyên môn có nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần,tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáodục; thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra đánh giá chất lượng,hiệu quả giảng dạy, giáo dục ; tham gia đánh giá, xếp loại GV theo Chuẩn nghềnghiệp GVTH và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó” Từ đó cho thấy tổ chuyên môn đóngvai trò hết sức quan trọng trong việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GVtrong tổ
41/2010/TT-Tổ trưởng chuyên môn là người đứng đầu tổ chuyên môn có vai trò rất quantrọng: là người trực tiếp quản lí nhiều mặt hoạt động của GV và cả khối lớp, làngười chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về chất lượng giảng dạy của GV và kếtquả học tập của HS trong tổ của mình
Tổ trưởng chuyên môn có các chức năng quản lý như một người đứng đầumột đơn vị sản xuất, được hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ đầu năm học; dựthảo kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn, hướng dẫn thành viên trong tổ lập kếhoạch năm học của cá nhân; kiểm tra đánh giá toàn bộ hoạt động chuyên môn củacác thành viên thuộc quyền theo kế hoạch nhiệm vụ năm học của tổ và của nhàtrường
Tổ trưởng chuyên môn được hiệu trưởng giao nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo cáchoạt động tổ chuyên môn trong việc thực hiện chương trình giảng dạy các môn học,
Trang 4bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kiểm tra đánh giá theo quy định của các cấpquản lý giáo dục và kế hoạch năm học của nhà trường
Tổ trưởng chuyên môn thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường, tậphợp, đoàn kết các thành viên trong tổ thực hiện tốt chủ trương đường lối chính sáchpháp luật của Đảng và Nhà nước, các chủ trương chính sách về giáo dục đào tạocũng như các quy định, nếp sống văn hoá ở địa phương nơi cư trú
Tổ trưởng chuyên môn cùng với thành viên trong tổ xây dựng bầu không khítâm lý, môi trường sư phạm thân thiện, cộng tác hoàn thành tốt các nhiệm vụ đượcgiao
Tổ trưởng chuyên môn giúp Ban giám hiệu nhà trường điều hành các hoạtđộng sư phạm, trực tiếp quản lý lao động của GV trong tổ
Với vai trò, nhiệm vụ trên nên tổ trưởng tổ chuyên môn ở các trường nóichung và Tiểu học nói riêng được lãnh đạo các nhà trường quan tâm, hướng dẫn,chỉ đạo sát sao trong mọi hoạt động Đồng thời mỗi một tổ trưởng cũng có rất nhiều
nổ lực, cố gắng, có nhiều biện pháp nhằm tổ chức, quản lý tổ mình thật tốt Đểhoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học đòi hỏi các giáo viên trong tổ mình phụtrách phải đáp ứng được nhu cầu học tập của HS và thực hiện được nhiệm vụ đổimới đã đặt ra Vì vậy việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV trong tổ là một trongnhững nhiệm vụ quan trọng, cần thiết đóng góp cho việc thực hiện thắng lợi nhiệm
vụ năm học
Trong những năm qua, nhà trường đang thực hiện đổi mới phương pháp dạyhọc theo Mô hình trường học mới ở Việt Nam gọi tắt VNEN Với mô hình này đãchuyển đổi từ cách dạy truyền thụ kiến thức, GV là trung tâm sang cách dạy lấyhọc sinh (HS) làm trung tâm; HS tự khám phá, trải nghiệm, chia sẻ, hợp tác để tựchiếm lĩnh kiến thức, rèn kỹ năng Vào học kỳ II năm học 2013-2014, các trườngthực hiện dạy học theo VNEN đã được hướng dẫn thực hiện SHCM theo NCBHnên chúng tôi đã bước đầu nắm bắt được nội dung, cách thức thực hiện Năm học2014-2015 Bộ GD-ĐT tiếp tục đổi mới đánh giá HS và chủ trương đổi mới sinh
Trang 5hoạt chuyên môn theo NCBH được mở rộng trên tất cả các trường tiểu học trong cảnước Đây chính là bước đột phá nhằm đồng bộ quá trình đổi mới phương phápday-học Là năm học đầu tiên đối với các trường và là học kỳ thứ hai đối vớitrường chúng tôi thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo NCBH nên hầu hết
GV đều rất lúng túng vì đã quen với cách sinh hoạt cũ, GV đã quen cách dự giờhướng vào người dạy, nhận xét, đánh giá người dạy vì vậy khi thực hiện sinh hoạtchuyên môn theo NCBH, hướng vào HS thì hết sức lúng túng, không biết bắt đầuthế nào? Không biết nhận xét ra sao? Đây chính là vấn đề mà nhà trường nói chung
và bản thân tôi là một tổ trưởng chuyên môn nói riêng hết sức băn khoăn, trăn trở!Làm thế nào để giúp GV có được kỹ năng quan sát, nhận xét, suy ngẫm, trảinghiệm và chia sẻ kinh nghiệm theo NCBH ! Chính vì những lí do trên mà tôi chọn
đề tài:
Một số giải pháp của tổ trưởng chuyên môn nhằm thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
II ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI:
Để đảm bảo cho tất cả HS có cơ hội tham gia vào quá trình học tập, GVquan tâm đến khả năng học tập của HS đặc biệt là HS có khó khăn về học tập Tạo
cơ hội cho tất cả GV nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và khả năngsáng tạo trong dạy học Nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường thì ngành
GD trên cả nước nói chung và trường tôi đang công tác nói riêng đã có nhiều nổ lực
cố gắng trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học Có nhiều cách thức đểbồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho đội ngũ Một trong những cách bồi dưỡngthường dùng và có hiệu quả trực tiếp nhất là SHCM, tăng cường thao giảng, dự giờthăm lớp hay nói theo cách đổi mới là SHCM theo NCBH Việc đổi mới SHCMtheo NCBH đã có nhiều trường ở tỉnh Bắc Giang thực hiện và được nhà trườngtriển khai thực hiện vào cuối năm học 2013-2014 cùng các trường thực hiện dạy thíđiểm theo Mô hình trường học mới VNEN theo công văn số 86/GPE-VNEN ngày18/3/2014 ít nhiều đã có kinh nghiệm
Trang 6Điểm mới của đề tài này là một số giải pháp tổ chức, thực hiện đổi mớiSHCM theo NCBH nhằm nâng cao năng lực GV và HS trong việc đổi mới phươngpháp dạy, phương pháp học của một trường tiểu học ở nông thôn trong đó đi sâu vềvai trò của tổ trưởng với việc tổ chức thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn theonghiên cứu bài học
III PHẠM VI ĐỀ TÀI:
Sinh hoạt chuyên môn ở tổ chuyên môn trong trường tiểu học nói chung vàtheo hướng dẫn tại công văn số 86/GPE-VNEN ngày 18/3/2014 tại các trườngVNEN nói riêng nó bao gồm nhiều nội dung liên quan đến nhiệm vụ chuyên mônnhư nội dung phương pháp dạy học; xây dựng chương trình, kế hoạch, kiểm traviệc thực hiện các quy định về chuyên môn, về Đánh giá HS; về tổ chức lớp học;bồi dưỡng GV, HS; về phụ huynh và cộng đồng;
Trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ đề cập đến nhiệm vụ bồi dưỡng nâng taynghề GV trong tổ, cụ thể ở đề tài này tôi tập trung chủ yếu vào vấn đề: Tổ chứcthực hiện đổi mới SHCM theo NCBH nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ ở tổchuyên môn, vì theo tôi nếu thực hiện tốt nhiệm vụ này sẽ giúp các thành viêntrong tổ chúng tôi nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và khả năngsáng tạo trong dạy học, hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục mà nhà trường, ngànhgiao cho
Phần II: PHẦN NỘI DUNG
I.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC THỰC HIỆN SINH HOẠT CHUYÊN MÔN CỦA TỔ 4,5 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC B, HUYỆN L, TỈNH QUẢNG BÌNH:
Trường tiểu học B nằm trên địa bàn xã C, huyện L, tỉnh Quảng Bình, là mộttrường thuộc xã vùng ven quốc lộ 1A Trong những năm qua, nhà trường luôn coitrọng công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV vì GV có tầmquan trọng mang tính chiến lược, có tính chất quyết định chất lượng giáo dục Vìvậy, nhà trường đã thường xuyên tổ chức cho đội ngũ GV tham gia tập huấn, bồidưỡng dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó bồi dưỡng tại trường được coi là
Trang 7hình thức dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao Một trong những hoạt động bồidưỡng tại trường được chú trọng là việc tổ chức các buổi SHCM Lấy đơn vị tổ làm
cơ sở, nồng cốt cơ bản trong việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ.Nhờ vậy mà phong trào đổi mới phương pháp dạy học theo Mô hình trường họcmới Việt Nam được thực hiện một cách đồng bộ, mạnh mẽ, trong đó đã đổi mớicách tổ chức lớp học, lấy HS làm trung tâm vì vậy rất thuận tiện cho việc đổi mớiSHCM theo hướng dẫn tại công văn 86/GPE-VNEN ngày 18/3/2014 và Đổi mớiSHCM theo NCBH
Bên cạnh những ưu điểm trên, việc SHCM ở trường nói chung và tổ 4,5 tôiphụ trách nói riêng còn bộc lộ một số hạn chế nhất định:
Về phía tổ chuyên môn:
Thiếu sự chuẩn bị chu đáo bài dạy thực hành, còn giao khoán cho GV minhhọa nên bài dạy chưa phải là tâm huyết, trí tuệ, ý tưởng của tập thể; tổ chỉ tham giachuẩn bị khi SHCM cấp Cụm trường hoặc liên trường
Kinh nghiệm tổ chức thực hiện SHCM theo NCBH của tổ trưởng còn hạnchế
Về phía giáo viên:
Vẫn còn giữ thói quen, tư tưởng theo cách SHCM cũ trước đây, vẫn cứ nặng
về quan sát GV, hướng vào người dạy để thảo luận nhằm thống nhất cách dạy cácmôn học hoặc để đánh giá và xếp loại GV
Kỹ năng quan sát, chọn lọc chi tiết để quan sát hướng vào vấn đề trọng tâm,cốt lõi còn hạn chế
Việc thảo luận chia sẻ còn mang tính hình thức, chưa sâu
Một số GV còn rụt rè, kỹ năng diễn đạt vấn đề còn hạn chế, thường là đồng ývới ý kiến trước cho xong
Hầu hết GV không thích dạy minh họa, còn đùn đẩy, né tránh, thường tựchuẩn bị bài dạy nên chưa được chu đáo
Trang 8Khảo sát năng lực chyên môn của giáo viên tổ 4,5
Năm học
Số lượng GV
Năng lực chuyên môn
Năm học 2014-2015, tôi được giao nhiệm vụ tổ trưởng chuyên môn tổ 4,5.Trước tình hình tổ như vậy, tôi hết sức băn khoăn, trăn trở Làm thế nào để tổ chức
và nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên trong tổ? Làm thế nào để nâng cao chấtlượng dạy-học, chất lượng toàn diện của tổ mình phụ trách? Với lí do đó, tôichuyên tâm nghiên cứu thực hiện một số giải pháp tổ chức thực hiện đổi mới sinhhoạt chuyên môn theo NCBH nhằm bồi dưỡng và nâng cao năng lực cho đội ngũ ở
tổ chuyên môn
II MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỦA TỔ TRƯỞNG NHẰM TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NCBH ĐỂ BỒI DƯỠNG VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO ĐỘI NGŨ GV TỔ 4,5, TRƯỜNG TIỂU HỌC B, HUYỆN L, TỈNH QUẢNG BÌNH.
I.Nhóm giải pháp đối với tổ trưởng:
Để tổ chức thực hiện SHCM theo NCBH ở tổ có hiệu quả, với tư cách là một
tổ trưởng chuyên môn, tôi đã tự xác định mình phải thực hiện tốt các việc sau:
Trang 91 Nắm chắc các bước nghiên cứu bài học.
Để thực hiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho GV trong tổ nhận thức tốt
về đổi mới SHCM theo NCBH, phổ biến để các GV trong tổ cùng nắm rõ các bướctiến hành SHCM theo NCBH thì hơn ai hết là người tổ trưởng chuyên môn tôi đãnghiên cứu nắm chắc quy trình các bước SHCM theo NCBH được quy định baogồm các bước:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch bài dạy bao gồm: xác đinh mục tiêu; xây dựnggiáo án bài học.;
Bước 2: Tiến hành bài học và dự giờ;
Bước 3: Suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu;
Bước 4: Áp dụng vào thực tiễn dạy học hàng ngày
Để nắm vững và hiểu cặn kẽ, sâu sắc kỹ thuật từng bước tôi đã tham gia tíchcực tập huấn tại tuyến phòng, tại trường, tự bồi dưỡng và tự thực hành trước Đểthực hiện giải pháp này, tôi đã dựa vào Ban giám hiệu (BGH) nhà trường, đề xuất,tham mưu để BGH dự giờ của chính bản thân trực tiếp dạy, tranh thủ sự tư vấn,bồi dưỡng của BGH để tự bồi dưỡng cho mình những kỹ năng cần thiết như kỹnăng thiết kế bài dạy, kỹ năng quan sát hướng vào người học, kỹ năng suy ngẫmvấn đề quan sát được để thảo luận và đặc biệt là kỹ năng tổ chức, điều hành tổ thảoluận tất cả những kỹ năng trên người tổ trưởng có được từ việc chính bản thân trảinghiệm
2 Có kỹ năng điều hành GV trong tổ tiến hành các bước SHCM theo NCBH.
* Bước 1 Giúp GV xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu:
Việc xác định mục tiêu kiến thức và kĩ năng mà HS cần đạt được khi tiếnhành nghiên cứu là việc làm đầu tiên khi tiến hành thiết kế bài học Mục tiêu bàihọc được nghiên cứu, được đề xuất bởi một thành viên trong tổ chuyên môn (tốtnhất là thành viên được cử dạy thực hành), sau đó được góp ý, hoàn thiện quaSHCM
Trang 10Tổ chức cho giáo viên thảo luận chi tiết, cụ thể bài học tiến hành nghiên cứuthông qua hệ thống câu hỏi những vấn đề gợi mở như:
-Mục tiêu cần đạt của bài học gồm những vấn đề gì về kiến thức? Kỹ năng?
Về năng lực? Phẩm chất gì?
- Đặt câu hỏi xem đây là loại bài học gì?
- Cách giới thiệu bài học như thế nào? Thông qua hình thức khởi động nào?
- Sử dụng các phương pháp và phương tiện dạy học thế nào cho đạt hiệu quảcao?
- Nội dung bài học chia ra những đơn vị kiến thức nào? Đơn vị kiến thức, kỹnăng cơ bản, trọng tâm cần được củng cố, khắc sâu?
- Dự kiến tổ chức hoạt động dạy học nào tương ứng cho từng hoạt động họccủa HS?
- Dự kiến tích hợp nội dung giáo dục nào là phù hợp? Dự kiến phương án hỗtrợ cho HS khi HS cần cứu trợ?
-Dự kiến phương án mở rộng, nâng cao để giao việc cho các HS khi đã hoànthành trước phần bài tập ?
-Cần thay đổi Lô gô nào trong tài liệu học của HS ?
- Sau khi kết thúc cuộc họp này, một GV trong nhóm sẽ nhận nhiệm vụ pháttriển đề cương đầu tiên của giáo án bài học nghiên cứu
* Bước 2 Tổ chức tiến hành bài học và dự giờ
Sau khi hoàn thành kế hoạch dạy học chi tiết, một GV sẽ dạy minh hoạ bài họcnghiên cứu ở một lớp cụ thể
- Các yêu cầu cụ thể của việc dự giờ như sau:
+ Chuẩn bị lớp dạy minh hoạ, bố trí lớp có đủ chỗ ngồi quan sát thuận lợicho người dự
+ Điều chỉnh số lượng người dự ở mức vừa phải, không quá đông
+ Việc dự giờ đảm bảo không ảnh hưởng đến việc học của HS, không gâykhó khăn cho người dạy minh hoạ
Trang 11-Định hướng cho GV cách quan sát:
Giáo viên quan sát học sinh học, cách phản ứng của học sinh trong giờ học,cách làm việc nhóm, những sai lầm HS mắc phải Quan sát tất cả đối tượng HS,không được “bỏ rơi” một HS nào
- Từ bỏ thói quen đánh giá giờ dạy của GV, người dự học tập, hiểu và thôngcảm với khó khăn của người dạy Đặt mình vào vị trí của người dạy để phát hiệnnhững khó khăn trong việc học của HS để tìm cách giải quyết
- Sử dụng máy quay phim để quay lại toàn bộ tiến trình bài học:
+ Chọn vị trí quay phim để quay được toàn bộ tiến trình, hoạt động màkhông làm ảnh hưởng đến việc học của HS
+ Chọn một GV sử dụng tốt máy quay để phim quay có chất lượng
Bước 3 Định hướng để GV suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu
- Suy ngẫm và chia sẻ các ý kiến của giáo viên về bài học sau khi dự giờ.Các ý kiến đưa ra nhiều hay ít, tinh tế và sâu sắc hay hời hợt và nông cạn sẽ quyếtđịnh hiệu quả học tập, phát triển năng lực của tất cả giáo viên tham gia vào sinhhoạt chuyên môn vì vậy tôi đã sử dụng phương pháp động não để mỗi GV suyngẫm, tư duy và đưa ra ý kiến của bản thân để chia sẻ với đồng nghiệp và cùngnhau suy ngẫm, thảo luận tìm cách hay nhất, giúp HS đạt được hiệu quả học tập tốtnhất
- Người dự tập trung quan sát việc học của học sinh, đưa ra bằng chứng vềnhững gì họ nhìn thấy được về cách học, suy nghĩ, giải quyết vấn đề của HS trênlớp học, để rút kinh nghiệm, bổ sung, đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quả
- Mọi người phải lắng nghe, tôn trọng ý kiến của nhau khi thảo luận, khôngnên quan tâm đến các tiêu chuẩn truyền thống của một giờ dạy
- Tuyệt đối không xếp loại giờ dạy minh hoạ trong SHCM Bởi giờ dạy làsản phẩm chung của mọi người khi tham gia SHCM Giờ dạy là cái cớ để mọingười mổ xẻ, suy ngẫm, thảo luận tìm ra phương pháp tổ chức tốt nhất, hiệu quả