Vậy muốn bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đạt hiệu quả nhằm thực hiện tốtnhiệm vụ các hoạt động ở trường học nói chung và trường Tiểu học – bậc họcnền tảng thì việc nâng cao chất lượng sinh h
Trang 1I PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, tiểu học là bậc học có ý nghĩa vô cùngquan trọng, là bậc học nền tảng, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện củahọc sinh Những năm gần đây, sự nghiệp giáo dục đào tạo ở Việt nam là vấn đềđược xã hội rất quan tâm Nghị quyết Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ XI chỉ rõ,mục tiêu giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay là đổi mới căn bản và toàndiện giáo dục, đào tạo Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng caochất lượng giáo dục Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học,phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng giáo dụctoàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sửcách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phongcông nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội Như vậy để thực hiện đổi mới căn bảntoàn diện giáo dục đào tạo phải nói đến vai trò rất quan trọng, có ý nghĩa quyếtđịnh chính là đội ngũ giáo viên
Vậy muốn bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đạt hiệu quả nhằm thực hiện tốtnhiệm vụ các hoạt động ở trường học nói chung và trường Tiểu học – bậc họcnền tảng thì việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn là tất yếu Công tácbồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên có tầm quan trọng chiến lược, cótính chất quyết định chất lượng giáo dục và dạy học trong nhà trường, bởi lẽ laođộng sư phạm là lao động sáng tạo, đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thứcchuyên sâu và toàn diện, luôn bổ sung cái mới nhằm hoàn thiện nghệ thuật sưphạm Tính đa dạng, phức tạp của hoạt động giảng dạy - giáo dục đòi hỏi ngườilãnh đạo nhà trường phải thường xuyên chú ý đến việc bồi dưỡng nâng cao trình
độ lý luận và nghiệp vụ của giáo viên Một trong những hình thức bồi dưỡng độingũ giáo viên thì hình thức bồi dưỡng thông qua sinh hoạt chuyên môn là hìnhthức bồi dưỡng hiệu quả nhất Thực tiễn cho thấy, trường nào mà công tác quản
lý, chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn có hiệu quả thì thúc đẩy được phong trào thiđua dạy tốt – học tốt, chất lượng học tập của học sinh được nâng lên Ngược lại,
Trang 2trường nào công tác quản lý thiếu khoa học, buông lỏng quản lý việc sinh hoạtchuyên môn, sinh hoạt không đảm bảo thời gian, thời lượng, nội dung sơ sài,không thu hút được giáo viên thì nề nếp và chất lượng trường đó không cao.Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động thường xuyên của nhà trường và là mộttrong những hình thức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm chogiáo viên, hình thành các mối quan hệ đồng nghiệp tốt đẹp, xây dựng môitrường học tập và tự học suốt đời Từ đó, góp phần không nhỏ vào việc nâng caochất lượng giáo dục của nhà trường Vì vậy, để nâng cao chất lượng giáo dụckhông thể không chú trọng đến việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn Sinh hoạtchuyên môn (SHCM) theo nghiên cứu bài học (NCBH) là một nội dung quantrọng trong SHCM ở trường phổ thông trong các năm học gần đây Mục tiêuhướng tới của SHCM theo NCBH thể hiện sự thay đổi căn bản trong đổi mớidạy học Tất cả các khâu soạn bài, lên lớp, dự giờ, đánh giá tiết dạy đều có sựthay đổi về quy trình, nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức Sự thay đổi cơbản nhất là: thay vì nghiên cứu, phân tích và đánh giá hoạt động dạy của giáoviên, SHCM theo NCBH tập trung nghiên cứu, phân tích hoạt động học của họcsinh Từ đó, giáo viên điều chỉnh, thay đổi nội dung, phương pháp dạy học chophù hợp với đối tượng học sinh theo định hướng phát triển năng lực người học.SHCM theo NCBH vì thế sẽ phát huy hiệu quả tích cực, tạo môi trường tốt đểgiáo viên nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là việc đổi mới phương phápdạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh Chính từ sự thay đổi cănbản trên mà khi tổ chức SHCM theo NCBH, các tổ chuyên môn ở các trườngphổ thông đã và đang gặp phải những khó khăn nhất định trong quá trình thựchiện Cách thức tổ chức chưa bài bản, chưa đúng quy trình; khi thực hiện chưađảm bảo tuân thủ các nguyên tắc của SHCM theo NCBH; giáo viên chưa nắmvững các kĩ thuật trong dự giờ và đánh giá tiết dạy theo hướng phân tíchhoạt động học tập của học sinh… Trong những năm gần đây mà đặc biệt nămhọc 2018 -2019 này, cùng với các trường tiểu học trong toàn tỉnh, trường chúngtôi đã thực hiện tổ chức SHCM theo NCBH và đạt được một số kết quả nhất
Trang 3định Tuy nhiên, SHCM theo NCBH là một nội dung khá mới mẻ và chưa cóđơn vị nào phổ biến sáng kiến kinh nghiệm về đề tài này để các đơn vị học hỏilẫn nhau, hơn nữa trên thực tế ở nhiều trường chưa thực hiện đúng các khâutrong từng bước sinh hoạt nên chưa mang lại hiệu quả Vậy tổ chức sinh hoạtchuyên môn theo NCBH như thế nào để đạt hiệu quả? Ở đơn vị, để thực thinhiệm vụ của người cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn, tôi nhận thấy việctăng cường công tác quản lý, chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn trong trường học làviệc làm hết sức quan trọng và thiết thực Bởi vậy, tôi quyết định chọn đề tài
sáng kiến kinh nghiệm “Giải pháp tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở trường Tiểu học” góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong
nhà trường
2 Điểm mới của SKKN.
Qua quá trình chỉ đạo thực hiện SHCM theo NCBH tại đơn vị, bản thân đãrút ra các giải pháp nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạmcho đội ngũ, tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giảng dạy và thực hiệnnhiệm vụ năm học Những biện pháp khả thi để vận dụng vào thực tiễn, từ đónâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên nhằm góp phần bồidưỡng năng lực, kĩ năng nghề nghiệp cho giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệpgiáo viên phổ thông Mặt khác, tuy đã được thực hiện nhưng SHCM theo NCBHvẫn là một nội dung khá mới mẻ, chưa có sáng kiến kinh nghiệm nào phổ biến
để các trường trong địa bàn học hỏi lẫn nhau, vì vậy sáng kiến kinh nghiệm nêu
ra một số nội dung cụ thể nhằm nâng cao chất lượng SHCM trong trường tiểuhọc như sau:
- Đưa ra những giải pháp nhằm giúp đỡ cán bộ quản lý, giáo viên tin tưởngvào sinh hoạt chuyên môn và biết cách tổ chức sinh hoạt chuyên môn hiệu quả,
từ đó có thể nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên
- Hiểu từ mục đích của sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học làtừng bước xây dựng văn hóa trong nhà trường, trong đó mọi thành viên đều tôntrọng, tin tưởng và mở rộng tâm hồn học hỏi đồng nghiệp, giúp cho giáo viên
Trang 4hiểu biết sâu sắc hơn về học sinh Tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao nănglực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc ápdụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảoluận, chia sẻ sau khi dự giờ
- Thiết lập được quy trình để từng bước xây dựng cách thức sinh hoạtchuyên môn mới đáp ứng đòi hỏi của yêu cầu đổi mới giáo dục và sự phát triểnbền vững của nhà trường
- Góp phần làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường: cải thiện mốiquan hệ giữa Ban giám hiệu với giáo viên, giáo viên với giáo viên, giáo viên vớihọc sinh và học sinh với học sinh; tạo môi trường làm việc, dạy và học dân chủ,thân thiện cho tất cả mọi người
3 Phạm vi sử dụng của SKKN.
Sáng kiến kinh nghiệm áp dụng cho tất cả các trường tiểu học trong lĩnhvực đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học
Trang 5II PHẦN NỘI DUNG
1 Thực trạng của nhà trường
Trường tiểu học bản thân công tác đóng trên địa bàn mà nghề nghiệp chủyếu của người dân là sản xuất nông nghiệp, đời sống kinh tế của địa phương cònnghèo nhưng bù lại đây là một vùng quê hiếu học Người dân cần cù, chịu khótrong lao động sản xuất Tập thể trường Tiểu học nhiều năm liền được UBNDtỉnh công nhận là tập thể Lao động xuất sắc Trường đạt cơ quan văn hóa, đạttrường chuẩn Quốc gia mức 2
1.1 Thuận lợi:
Đội ngũ giáo viên nhà trường đảm bảo đủ số lượng theo cơ cấu, có 100%
số giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo, trong đó có 96,3% số giáo viên đạttrên chuẩn Nhiều giáo viên đã sáng tạo, sử dụng linh hoạt các phương pháp dạyhọc, đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy
Lãnh đạo nhà trường quan tâm, chăm lo cơ sở vật chất Coi việc đổi mớisinh hoạt chuyên môn là vấn đề cốt lõi để nâng cao năng lực của đội ngũ trongnhà trường
1.2 Khó khăn:
Một số giáo viên còn hạn chế về chuyên môn, chưa mạnh dạn trong đổimới phương pháp dạy học Dẫn đến chất lượng giáo dục của học sinh chưa cao,
tỷ lệ học sinh đạt giải hội thi các cấp còn thấp
Đội ngũ có nhiều giáo viên trẻ mới ra trường, tuổi trẻ năng động song cònthiếu kinh nghiệm trong giảng dạy và giáo dục học sinh
1.3 Kết quả khảo sát:
1.3.1 Công tác sinh hoạt các tổ chuyên môn ở trường
* Những việc đã làm được:
Trang 6- Hoạt động của tổ chuyên môn từng bước đi vào nền nếp (xây dựng kếhoạch cả năm, tháng, tuần cụ thể trên cơ sở nắm được mặt mạnh, mặt yếu củatừng GV, CSVC, thiết bị, chất lượng HS …)
- Tổ chức dự giờ, thao giảng được thực hiện thường xuyên
- Tổ chức học tập bồi dưỡng thường xuyên, tự bồi dưỡng; tổ chức cácchuyên đề đã được các tổ chuyên môn chú trọng
*Những hạn chế:
- Một số giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng, cũng như tácdụng của buổi sinh hoạt tổ chuyên môn
- Nội dung sinh hoạt nghèo nàn
- Thời gian sinh hoạt không đảm bảo
- Các tổ trưởng chuyên môn chưa kịp thời đề xuất với Hiệu trưởng nhàtrường những khó khăn, vướng mắc, …
- Thực tế vẫn còn GV chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học, sửdụng thiết bị còn mang tính đối phó (có dự giờ hoặc có kiểm tra mới sử dụng)
- Một số tổ trưởng năng lực chuyên môn, năng lực tổ chức còn hạn chếnên hiệu quả hoạt động của tổ chưa cao
- Kế hoạch năm học, biên bản sinh hoạt tổ ghi sơ sài không thể hiện rõ nộidung hoạt động của tổ
- Trong dự giờ đồng nghiệp, chỉ chú ý quan sát việc dạy của giáo viênxem giáo viên đó dạy có đủ, đúng kiến thức không, giáo viên dạy như thế nào,ngôn ngữ ra sao, có đảm bảo các khâu các bước lên lớp hay không, phân phốithời gian giờ dạy có hợp lý hay không Họ không quan tâm việc học của họcsinh được học như thế nào trong giờ học ấy
- Trong sinh hoạt, các ý kiến trao đổi thường mang tính áp đặt một chiềunên giáo viên dạy không tránh khỏi áp lực về tâm lý Đồng thời các ý kiến cùngđưa ra cách dạy đặc trưng cứng nhắc cho một loại bài hay một môn học nào đó.Việc này khiến tất cả các giáo viên dạy theo một quy trình mà dạy theo quy trình
Trang 7sẽ không phù hợp với tất cả giáo viên và các lớp học, không phát huy được tínhlinh hoạt, sáng tạo của giáo viên
- Trong các buổi sinh hoạt những vấn đề mới và khó ít được mang ra bànbạc, thảo luận Không khí buổi sinh hoạt chuyên môn thường trầm lắng hoặccăng thẳng khiến giáo viên bị ức chế hoặc không học được những kinh nghiệmchia sẻ từ đồng nghiệp
1.3.2 Kết quả thống kê vào cuối năm học 2016-2017 và 2017-2018
Các nội dung
Năm học 2016-2017
Năm học 2017-2018
* Về học sinh
Học sinh được khen cấp trường 300 76,1% 305 77,4%
HS đạt giải Hội thi cấp Quốc gia 01 0,3% 01 0,3%
* Về giáo viên
59,1%
40,9%
0%
14080
63,6%36,4%0%
2 Giải pháp thực hiện
Từ những thuận lợi, khó khăn trên, làm thế nào để phát huy mặt mạnh,khắc phục khó khăn để chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn có chất lượng Sau mỗibuổi sinh hoạt giáo viên thấy được những gì mình thu được, những gì mình cònthiếu, còn yếu để từ đó có nhu cầu tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụcủa mình nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường Trước thực trạng
Trang 8như vậy, bằng kinh nghiệm thực tế tôi đã thực hiện các giải pháp quản lý, chỉđạo sau:
2.1 Giải pháp 1: Bồi dưỡng giúp giáo viên nhận thức được về ý nghĩa, tầm quan trọng của sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
Để giúp giáo viên nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của SHCM theoNCBH, cán bộ quản lý phải là người chia sẻ tầm nhìn để giúp người tham gianhận thức đầy đủ về sinh hoạt chuyên môn lấy học sinh làm trung tâm Sinhhoạt chuyên môn là một quá trình mà giáo viên tham gia vào các khâu từ chuẩn
bị, thiết kế bài học sáng tạo, dạy thể nghiệm, dự giờ suy ngẫm và chia sẻ các ýkiến sâu sắc về những gì đã diễn ra trong việc học của học sinh Đây là hoạtđộng học tập lẫn nhau, học tập trong thực tế, là nơi thử nghiệm và trải nghiệmnhững cái mới, là nơi kết nối lý thuyết với thực hành, giữa ý định và thực tế.Trong quá trình học tập đó, giáo viên sẽ học được nhiều điều để phát triển nănglực chuyên môn mới Cần tránh để giáo viên có suy nghĩ coi đó chỉ là việc sinhhoạt chuyên môn thông thường mà họ đã và đang thực hiện từ trước đến nay vàkhông học tập được nhiều Cần tạo cho họ có động lực tham gia sinh hoạtchuyên môn để học tập lẫn nhau, nâng cao năng lực chuyên môn Cần cho giáoviên thấy được sinh hoạt chuyên môn mục đích chính là nâng cao chất lượng cácbài học của học sinh Để đạt mục đích đó giáo viên cần biết:
- Học cách quan sát tinh tế, nhạy cảm của học sinh Hình thành khả năngquan sát, phán đoán và phản ứng trước thông tin thu được về học sinh, đây làmột năng lực mới đặc biệt quan trọng đối với giáo viên Đào sâu hiểu biết vềcông việc của mỗi giáo viên, làm cho họ hiểu sâu, rộng hơn về học sinh, đồngnghiệp, về bản thân trước các yêu cầu luôn thay đổi trong hoạt động dạy học.Hình thành sự chấp nhận lẫn nhau giữa các giáo viên và giữa giáo viên với họcsinh
- Cùng nhau xây dựng và tạo nên văn hóa nhà trường: cộng tác giải quyếtcác vấn đề đặt ra (ví dụ: các thắc mắc về chương trình - sách giáo khoa, về việchọc tập của học sinh) giữa các giáo viên; xây dựng tình đồng nghiệp, mối quan
Trang 9hệ nhà trường thân thiện, học tập lẫn nhau Tạo động lực sư phạm tích cực, sựquan tâm, niềm say mê chuyên môn của tất cả các giáo viên.
- Giúp giáo viên giải quyết những vấn đề khó khăn gặp phải từ thực tiễntrong việc giảng dạy của chính bản thân họ Ở đó, giáo viên giữ vai trò là ngườicải cách, nhà quan sát, tự đánh giá thực tiễn công việc của mình
Cần cho giáo viên thấy được sinh hoạt chuyên môn có mục đích chính lànâng cao chất lượng các bài học của học sinh Vì vậy người quản lý phải làmthay đổi nhận thức, hành vi, giữ vai trò chủ động trong việc tạo niềm tin chogiáo viên về những thay đổi tích cực của bản thân họ trong các buổi dự giờ sinhhoạt chuyên môn Thực sự coi sinh hoạt chuyên môn là cơ sở, là biện pháp quantrọng để thay đổi chất lượng học tập của học sinh và văn hóa nhà trường.Lên kế hoạch tổ chức tập huấn, cử giáo viên cốt cán giới thiệu về tổ chức sinhhoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, nêu sự cần thiết và những lợi ích màsinh hoạt chuyên môn lấy học sinh làm trung tâm đem lại
Qua việc bồi dưỡng nhận thức về tầm quan trọng của sinh hoạt tổ chuyênmôn chúng tôi thấy rằng giáo viên đã nhận thức sâu sắc hơn về sinh hoạt chuyênmôn theo nghiên cứu bài học, làm tăng thêm vốn kinh nghiệm dạy học cho giáoviên để từng bước cải tiến cách dạy, nâng cao chất lượng học tập của học sinh
Tạo cơ hội cho cán bộ quản lý, giáo viên hiểu biết về mối quan hệ giữacác quy định, chính sách của ngành (đổi mới nội dung chương trình, sách giáokhoa, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá ) và công việchàng ngày của mỗi cá nhân
2.2 Giải pháp 2: Nắm vững nguyên tắc của sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học
Nguyên tắc của SHCM theo NCBH được đặt ra cho tất cả các yếu tố,nhân tố có liên quan đến SHCM theo NCBH như: mục đích hướng tới, thiết kếbài dạy, giáo viên dạy minh họa, giáo viên dự giờ, thảo luận bài dạy minh họa…
2.2.1 Mục đích của SHCM theo NCBH
Trang 10- Là hoạt động sinh hoạt chuyên môn mà ở đó GV tập trung nghiên cứu,phân tích các vấn đề liên quan đến người học (học sinh)
- Là hoạt động chuyên môn GV tập trung giải quyết các câu hỏi, ví dụ:
“Học sinh học bài này gặp khó khăn gì? Kết quả HS đạt được qua bài học có cảithiện không? Học sinh có tích cực, tự giác học tập (cá nhân, tương tác nhóm)xây dựng bài học không? Nội dung bài học có phù hợp không? Cách sắp xếp, tổchức dạy học đã phù hợp với sự phát triển năng lực của học sinh chưa? Cần đềxuất điều chỉnh như thế nào?”
- Trong SHCM theo NCBH, mục đích hướng tới là nhằm nâng cao nănglực chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên trong việc đổi mới phương pháp dạyhọc, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Không được sử dụng tiết dạy minh họa
để đánh giá, xếp loại giờ dạy theo tiêu chí, quy định
- Thông qua SHCM theo NCBH nhằm nâng cao chất lượng dạy - học vàvăn hóa ứng xử trong nhà trường
* Nguyên tắc về quản lý
- Coi sinh hoạt chuyên môn là trụ cột, là thiết yếu nhất
- Hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng và cùng nhau nhất trí quyết tâm thựchiện
- Cùng được tham gia và thực hiện đúng kỹ thuật
- Có sự hỗ trợ cụ thể, thường xuyên từ các cấp quản lý
- Vận dụng, trải nghiệm những ý tưởng sáng tạo, những hiểu biết mới
- Thực hiện theo 2 giai đoạn và thực hiện liên tục đó là: Thứ nhất là hìnhthành cách dự giờ, suy ngẫm mới, xây dựng quan hệ đồng nghiệp mới Thứ hai
là tập trung phân tích các nguyên nhân, các mối quan hệ trong giờ học và tìm rabiện pháp cải tiến và nâng cao chất lượng bài học
* Nguyên tắc về kỹ thuật
- Khuyến khích sự chủ động tìm tòi, sáng tạo của tất cả các giáo viên khichuẩn bị bài dạy minh họa và áp dụng vào việc dạy học hàng ngày
Trang 11- Chỉ quan sát suy ngẫm về việc học và các vấn đề liên quan đến việc họccủa học sinh: Thái độ của học sinh khi tham gia học (thích thú, chán nản…), họcsinh có hiểu lời của giáo viên không, sự tương tác giữa các học sinh, hoạt độngtheo nhóm…
- Ai cũng phải có ý kiến riêng; ý kiến phải cụ thể, tỉ mỉ Lắng nghe và tôntrọng các ý kiến của nhau; không xếp loại giờ dạy; không phê bình, chỉ trích(giáo viên và học sinh)
2.2.2 Thiết kế bài dạy minh họa
- Bài dạy minh họa được các giáo viên trong tổ thiết kế chủ động linhhoạt không phụ thuộc máy móc vào quy trình, các bước dạy học trong SáchGiáo viên hiện hành Nội dung bài học vẫn đảm bảo chuẩn kiến thức – kĩ năngnhưng được thiết kế linh hoạt phù hợp với từng đối tượng học sinh Thiết kế bàidạy là các hoạt động sao cho thông qua tham gia các hoạt động nhằm phát triểnnăng lực cho học sinh chứ không phải các bước lên lớp như giáo án thôngthường trước đây Bảng so sánh: Giáo án: (5 bước lên lớp)
Thiết kế bài học: (5 hoạt động chính) Thiết kế các bước Thiết kế hoạt động
Bước 1: Kiểm tra bài cũ
Bước 2: Bài mới
Hoạt động 4: Vận dụng Hoạt động 5: Bổ sung
- Giáo viên và tổ/nhóm chuyên môn khi thiết kế bài dạy cần sáng tạotrong việc sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, đảm bảo cácphương pháp và kĩ thuật dạy học phải phát huy được các năng lực học sinh baogồm năng lực chung và năng lực đặc thù theo môn học Các phương pháp dạyhọc nêu vấn đáp, đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, đóng vai…, các kĩthuật mảnh ghép, khăn trải bàn, động não, bể cá,… thường phát huy được tínhtích cực chủ động của học sinh, từ đó giúp các em hình thành được các năng lựctheo mục tiêu bài dạy
Trang 122.2.3 Giáo viên dạy minh họa
- Giáo viên dạy minh họa là một thành viên trong tổ/nhóm, được tổ/nhómphân công hoặc tự nguyện đảm nhận vai trò chính trong việc soạn bài và làngười thực hiện bài dạy trên lớp Giáo viên dạy minh họa chính là người thaymặt tổ/nhóm thể hiện các ý tưởng đã thiết kế trong bài học Ghi nhớ nguyên tắcnày sẽ giúp tổ/nhóm chuyên môn tránh được tình trạng khi thảo luận, nghiêncứu bài học không sa vào việc góp ý, nhận xét các hạn chế thuộc về khâu thiết
kế bài dạy (vì đó là sản phẩm của cả tổ/nhóm trong đó có chính mình) mà tậptrung phân tích các hoạt động dạy và học Khuyến khích tự nguyện nhưng đảmbảo tính luân phiên trong việc phân công giáo viên dạy minh họa vì như thế giáoviên nào trong tổ/nhóm cũng được trải nghiệm, được "đóng nhiều vai" tronghoạt động chuyên môn này
- Giả sử lớp được chọn để NCBH có 30 học sinh thì khi giáo viên lên lớpthực hiện bài dạy minh họa phải luôn xác định mình đang dạy 30 học sinh trong
1 lớp chứ không phải dạy 1 lớp 30 học sinh Dạy 30 học sinh thì trách nhiệm củangười giáo viên sẽ nặng nề hơn nhiều, đòi hỏi người dạy phải thực sự có nănglực Học sinh gặp khó khăn trong học tập được giáo viên giúp đỡ, tiếp sức kịpthời, đảm bảo tất cả học sinh trong lớp đều có cơ hội học tập, không có học sinhnào bị "bỏ quên"
2.2.4 Giáo viên dự giờ
- Giáo viên chọn vị trí thích hợp để quan sát tốt nhất hoạt động của họcsinh trong giờ học Vì vậy, khác với kiểu dự giờ truyền thống, giáo viên dự giờ
có thể đứng, ngồi ở nhiều vị trí khác nhau trong lớp
- Các giáo viên dự giờ được phân công nhiệm vụ cụ thể trước đó, thựchiện quan sát, ghi chép, chụp hình, quay phim… những hành vi, tâm lí, thái độcủa học sinh để có dữ liệu phân tích việc học tập của học sinh
- Tác nghiệp của các giáo viên dự giờ đảm bảo không làm ảnh hưởng đếnviệc học tập của học sinh
2.2.5 Tổ chức nghiên cứu bài dạy
Trang 13- Trên cơ sở thực tế bài dạy và kết quả quan sát, ghi chép, thu nhận củanhững người dự, các giáo viên cùng nhau phân tích tìm ra những chỗ bài dạychưa đáp ứng được mục tiêu đề ra Từ đó, đề xuất điều chỉnh nội dung bài dạy,thay thế phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp
- Không khí sinh hoạt phải thân thiện cởi mở, theo tinh thần trao đổi, chia
sẻ, tập trung vào phân tích các hoạt động của học sinh và tìm ra các nguyên nhân
và giải pháp khắc phục
- Người chủ trì tôn trọng và lắng nghe tất cả ý kiến của giáo viên, không
áp đặt ý kiến của mình hoặc của một nhóm người Mỗi giáo viên phải tự rút rabài học và áp dụng vào thực tế giảng dạy của mình
2.3 Giải pháp 3: Xây dựng kế hoạch SHCM theo NCBH cụ thể, chi tiết.
Để đảm bảo mục đích của sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bàihọc thực sự hiệu quả, khác với sinh hoạt chuyên môn truyền thống trước đây,trong quá trình thực hiện 4 bước sinh hoạt cần lưu ý:
* Bước 1: Thiết kế bài dạy minh họa
Giáo viên tự nguyện đăng ký hoặc cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên mônphân công người dạy, chuẩn bị bài dạy Bài dạy minh họa cần được thể hiện linhhoạt, sáng tạo và căn cứ vào tình hình thực tế của học sinh mà lựa chọn nộidung, phương pháp…để đạt được mục tiêu Bài dạy minh họa được một nhómgiáo viên và Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn cùng thiết kế Nhóm thiết
kế được khuyến khích linh hoạt, sáng tạo, chủ động, không lệ thuộc máy mócvào quy trình, các bước dạy trong sách giáo khoa, điều chỉnh hay sách hướngdẫn giáo viên Nhóm thiết kế có thể điều chỉnh mục tiêu bài học, nội dung/ngữliệu trong sách giáo khoa, điều chỉnh thời lượng, lựa chọn các phương pháp, kỹthuật dạy học, đồ dùng dạy học cho phù hợp với đối tượng
Khi thực hiện thiết kế bài dạy minh họa phải tôn trọng sự tự chủ của GV,xây dựng nội dung phương pháp dạy học, đặt ra mục tiêu mới về kiến thức, kĩ
Trang 14năng, thái độ, năng lực phù hợp với đối tượng HS Phát huy sự sáng tạo, đột phácủa GV.
Các hoạt động đưa ra trong thiết kế bài học cần đảm bảo mục tiêu bài học,tạo cơ hội cho tất cả học sinh được tham gia vào quá trình học và cải thiện đượckết quả học tập của học sinh
* Bước 2: Dạy minh họa – Dự giờ
Tiến hành bài học và dự giờ: Đây là khâu quan trọng trong buổi sinh hoạtchuyên môn
Người dạy minh họa có thể là một giáo viên tự nguyện hoặc một ngườiđược nhóm thiết kế lựa chọn Người dạy minh họa thay mặt cho nhóm thiết kếthể hiện các ý tưởng đã thiết kế trong bài học và có thể linh hoạt điều chỉnh kếhoạch bài học phù hợp với đối tượng học sinh Tuy nhiên, trong quá trình dạyminh họa nếu có tình huống mới xảy ra không đúng với dự kiến thiết kế thìngười dạy minh họa vẫn có thể linh hoạt thay đổi ngữ liệu, phương pháp chophù hợp với tình huống xảy ra nhưng phải đảm bảo mục tiêu và kiến thức bàihọc Quan tâm đến những khó khăn của học sinh, lựa chọn, sử dụng ngôn ngữđơn giản, gần gũi, dễ hiểu phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh Kếtquả dự giờ học là kết quả chung của nhóm thiết kế Giáo viên dạy minh họanhằm kiểm định những giả thuyết về nội dung, phương pháp dạy học của nhómthiết kế có phù hợp học sinh không, do đó họ không cần dạy trước, luyện tậptrước cho học sinh
Người dự giờ cần học tập, hiểu và thông cảm với khó khăn của người dạy
và luôn đặt mình vào vị trí của người dạy để phát hiện những khó khăn trongviệc học của HS để tìm cách giải quyết Trong quá trình dự giờ, cần luyện tậpcách quan sát và suy nghĩ về việc học của HS, phán đoán nhanh nhạy, chính xác
để điều chỉnh việc dạy cho phù hợp với việc học của HS; hình thành thói quenlắng nghe, rèn luyện cách chia sẻ ý kiến để thiết lập mối quan hệ đồng nghiệpthân thiện, cộng tác và học tập lẫn nhau