ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TÂY TỰU, QUẬN BẮC TỪ LIÊM, T
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TÂY TỰU, QUẬN BẮC TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2015
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TÂY TỰU, QUẬN BẮC TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 01 14
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS DƯƠNG THỊ HOÀNG YẾN
HÀ NỘI - 2015
Trang 3MỤC LỤC
Lời cảm ơn Error! Bookmark not defined.
Danh mục các chữ viết tắt Error! Bookmark not defined.
Danh mục bảng số liệu Error! Bookmark not defined.
Danh mục biểu đồ Error! Bookmark not defined.
MỞ ĐẦU 5
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 5
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 7
3 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 7
4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 7
5 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 7
6 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 7
7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
8 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ
CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC CỦA
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞError! Bookmark not defined.
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề Error! Bookmark not defined.
1.1.1 Các công trình nghiên cứu ngoài nước Error! Bookmark not defined.
1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước Error! Bookmark not defined.
1.2 Lý luận về hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học
ở trường THCS Error! Bookmark not defined.
1.2.1 Hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCSError! Bookmark not defined.
1.2.2 Hoạt động nghiên cứu bài học Error! Bookmark not defined.
1.2.3 Hoạt động tổ chuyên môn theo hướng NCBH ở trường THCSError! Bookmark not defined.
1.3 Quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng NCBH của Hiệu
trưởng trường THCS Error! Bookmark not defined.
1.3.1 Chức năng quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng NCBH
của Hiệu trưởng trường THCS Error! Bookmark not defined.
1.3.2 Hiệu trưởng trường THCS và quản lý hoạt động tổ chuyên môn
theo hướng NCBH Error! Bookmark not defined.
Trang 41.3.3 Nội dung quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo định hướng
nghiên cứu bài học của Hiệu trưởng trường THCSError! Bookmark not defined.
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo
hướng nghiên cứu bài học ở trường THCS Error! Bookmark not defined.
1.4.1 Nhóm yếu tố thuộc về chủ thể quản lý Error! Bookmark not defined.
1.4.2 Nhóm yếu tố thuộc về đối tượng quản lýError! Bookmark not defined.
1.4.3 Nhóm yếu tố thuộc về môi trường quản lýError! Bookmark not defined.
Kết luận chương 1 Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ
CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC CỦA
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS TÂY TỰU, QUẬN BẮC TỪ
LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Error! Bookmark not defined.
2.1 Đặc điểm tình hình giáo dục quận Bắc Từ LiêmError! Bookmark not defined.
2.1.1 Mạng lưới trường lớp và quy mô học sinh THCS quận Bắc Từ LiêmError! Bookmark not defined 2.1.2 Hoạt động tổ chuyên môn trên địa bàn quận Bắc Từ LiêmError! Bookmark not defined.
2.2 Đặc điểm tình hình trường THCS Tây Tựu, quận Bắc Từ liêm, thành
phố Hà Nội Error! Bookmark not defined.
2.2.1 Quy mô phát triển trường lớp của trường THCS Tây TựuError! Bookmark not defined.
2.2.2 Tình hình giáo dục của trường THCS Tây Tựu, quận Bắc Từ
Liêm, thành phố Hà Nội Error! Bookmark not defined.
2.2.3 Tổ chuyên môn của trường THCS Tây TựuError! Bookmark not defined.
2.3 Thực trạng hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học
ở trường THCS Tây Tựu, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà NộiError! Bookmark not defined.
2.3.1 Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về hoạt động NCBH của tổ
chuyên môn đối với công tác dạy và học Error! Bookmark not defined.
2.3.2 Thực trạng xây dựng kế hoạch NCBH của tổ chuyên môn trường
THCS Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà NộiError! Bookmark not defined.
2.3.3 Thực trạng thảo luận về mục tiêu, nội dung bài dạy tại tổ chuyên
môn theo hướng NCBH tại trường THCS Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm,
thành phố Hà Nội Error! Bookmark not defined.
2.3.4 Thực trạng các cá nhân nghiên cứu bài dạy và soạn bài theo nhiệm
vụ phân công ở tổ chuyên môn của trường THCS Tây TựuError! Bookmark not defined.
Trang 52.3.5 Thực trạng việc thực hiện giờ dạy minh họa trên lớp của giáo viên
ở trường THCS Tây Tựu Error! Bookmark not defined.
2.3.6 Thực trạng việc thảo luận, chia sẻ về bài học sau dự giờ mẫu ở tổ
chuyên môn của trường THCS Tây Tựu Error! Bookmark not defined.
2.3.7 Thực trạng việc áp dụng bài học cho thực tế dạy học hàng ngày
của giáo viên của trường THCS Tây Tựu Error! Bookmark not defined.
2.3.8 Thực trạng đánh giá của CBQL, GV về kết quả thực hiện hoạt
động NCBH ở trường THCS Tây Tựu Error! Bookmark not defined.
2.3.9 Đánh giá hoạt động NCBH ở trường THCS Tây TựuError! Bookmark not defined.
2.4 Thực trạng quản lý hoạt động NCBH tại tổ chuyên môn của Hiệu
trưởng trường THCS Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà NộiError! Bookmark not defined.
2.4.1 Thực trạng nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng của
quản lý hoạt động NCBH đối với phát triển nghề nghiệp của giáo viênError! Bookmark not defined.
2.4.2 Thực trạng xây dựng kế hoạch NCBH tại tổ chuyên môn của Hiệu
trưởng trường THCS Tây Tựu Error! Bookmark not defined.
2.4.3 Thực trạng tổ chức cho các tổ chuyên môn triển khai hoạt động
NCBH của Hiệu trưởng trường THCS Tây TựuError! Bookmark not defined.
2.4.4 Thực trạng chỉ đạo tổ chuyên môn triển khai hoạt động NCBH tại
tổ chuyên môn của Hiệu trưởng trường THCS Tây TựuError! Bookmark not defined.
2.4.5 Thực trạng đánh giá kết quả hoạt động tổ chuyên môn theo hướng
NCBH của Hiệu trưởng trường THCS Tây TựuError! Bookmark not defined.
2.4.6 Thực trạng tạo động lực cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, cho
giáo viên và học sinh, phát huy tính sáng tạo, tư duy của mỗi thành viên
của Hiệu trưởng trường THCS Tây Tựu Error! Bookmark not defined.
2.4.7 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn
theo hướng NCBH của Hiệu trưởng trường THCS Tây TựuError! Bookmark not defined.
Kết luận chương 2 Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN
MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC CỦA HIỆU
TRƯỞNG TRƯỜNG THCS TÂY TỰU, QUẬN BẮC TỪ LIÊM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI Error! Bookmark not defined.
3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lí hoạt động NCBH tại tổ
chuyên môn Error! Bookmark not defined.
Trang 63.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu Error! Bookmark not defined.
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ Error! Bookmark not defined.
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn Error! Bookmark not defined.
3.2 Đề xuất biện pháp quản lí hoạt động NCBH tổ chuyên môn theo
hướng NCBH của hiệu trưởng trường THCS Tây Tựu, quận Bắc Từ
Liêm, thành phố Hà Nội Error! Bookmark not defined.
3.2.1 Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về tính tích cực, chủ
động, sáng tạo, thay đổi tích cực trong phát triển nghề nghiệp khi tham
gia hoạt động NCBH Error! Bookmark not defined.
3.2.2 Đổi mới lập kế hoạch sinh hoạt chuyên môn trong hoạt động
NCBH của nhà trường Error! Bookmark not defined.
3.2.3 Tăng cường công tác tổ chức, chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện
đúng kỹ thuật sinh hoạt chuyên môn theo NCBHError! Bookmark not defined.
3.2.4 Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá tổ chuyên môn thực hiện hoạt
động NCBH Error! Bookmark not defined.
3.2.5 Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng kiến thức phát triển kĩ năng NCBH
cho GV thông qua hình thức nhóm chuyên gia tư vấn cho tổ chuyên mônError! Bookmark not defined.
3.2.6 Tổ chức các điều kiện hỗ trợ, tạo môi trường, động lực phát triển
cho đội ngũ TTCM và GV tích cực thực hiện hoạt động NCBHError! Bookmark not defined.
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp Error! Bookmark not defined.
3.4 Khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và tính thực tiễn của các
biện pháp đề xuất Error! Bookmark not defined.
3.4.1 Mục đích khảo nghiệm Error! Bookmark not defined.
3.4.2 Các bước tiến hành khảo nghiệm Error! Bookmark not defined.
3.4.3 Kết quả khảo nghiệm Error! Bookmark not defined.
Kết luận chương 3 Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 9
PHỤ LỤC 10
Trang 7MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
"Ai làm chủ giáo dục có thể thay đổi thế giới." (Leibniz)
Một trong những nhân lực chủ chốt, quyết định chất lượng dạy học là người giáo viên, yếu tố then chốt để nâng cao chất lượng giáo dục chính là hoạt động của giáo viên Sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn là hoạt động nền tảng, cơ bản và quan trọng nhất phát huy năng lực nghề nghiệp của giáo viên trong quá trình dạy học Quản lí sinh hoạt tổ chuyên môn là con đường tối ưu giúp hiệu trưởng quản lí các hoạt động giáo dục của nhà trường không chỉ ở bề rộng mà còn ở chiều sâu Qua đó nâng cao chất lượng giáo viên, tạo nên “thương hiệu” của nhà trường nói riêng và nền giáo dục nói chung
Ý thức về vai trò vô cùng to lớn của sự nghiệp trồng người, Đảng và Nhà nước ta đã coi “giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu” Và những năm gần đây, giáo dục Việt Nam đã có sự chuyển mình nhanh chóng, toàn diện để đáp ứng “đơn đặt hàng” của cuộc sống hiện đại Vấn đề chất lượng giáo dục không chỉ được đặt ra trong các hội thảo mà còn là mối quan tâm chung của toàn xã hội Chưa bao giờ câu hỏi: “Làm sao để nâng cao chất lượng giáo dục?” lại trở thành vấn đề “nóng” và cấp thiết như hiện nay Đi tìm câu trả lời cho vấn đề này là nhiệm vụ của toàn xã hội,
của ngành giáo dục mà trong đó cán bộ quản lí giáo dục đóng vai trò quan trọng
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
GD&ĐT đã đưa ra mục tiêu định hướng “ Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát
triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời ” [1] và quan điểm chỉ đạo:
“…Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc Đổi mới phải đảm bảo tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, thực tiễn, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp…” [8]
Trang 8Tuy nhiên, thực tế hiện nay, vấn đề quản lí sinh hoạt tổ chuyên môn của các trường phổ thông vẫn còn nhiều bất cập chưa mang lại hiệu quả cao cũng như đáp ứng nhu cầu của đổi mới giáo dục Hoạt động của các tổ chuyên môn có lúc, có nơi còn nặng về quản lí hành chính hơn là sinh hoạt chuyên môn và nhiều khi mang tính hình thức, đối phó mà chưa đi vào thực chất Sinh hoạt chuyên môn của tổ chuyên môn chưa được thường xuyên, thường chỉ mới tập trung vào các đợt hội giảng, thao giảng hay các đợt thi giáo viên giỏi Đó là nguyên nhân khiến cho các giáo viên trong cùng chuyên môn chưa thực sự gắn kết được với nhau một cách chặt chẽ để tạo ra sự thống nhất trong hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, đồng thời qua
đó nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện nền giáo dục việt Nam, hoạt động sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn cũng cần có sự “phá bỏ khuôn thước” Từ yêu cầu bức thiết đó, mô hình nghiên cứu bài học đã ra đời Nghiên cứu bài học trong sinh hoạt
tổ chuyên môn nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp của giáo viên thông qua nghiên cứu để cải tiến các hoạt động dạy học các bài học cụ thể, qua đó cải tiến chất lượng học của học sinh Vì vậy, quản lý có hiệu quả sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học là một trong những nhiệm vụ của Hiệu trưởng để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, từ đó nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục, đáp ứng yêu cầu của Bộ GD&ĐT và yêu cầu Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục
phổ thông hiện nay
Trường THCS Tây Tựu thuộc quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội cũng nằm trong hiện trạng đó Thực tế trên đòi hỏi phải tăng cường các biện pháp quản lí thiết thực, hiệu quả của Hiệu trưởng nhà trường trong quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học Đây cũng được coi là một nhiệm vụ trong công tác chuyên môn của Nhà trường trên con đường hướng tới mục tiêu đạt trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2 Vấn đề này tuy đã được triển khai ở nhiều nơi nhưng việc nghiên cứu công tác quản lí hoạt động NCBH tại tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường THCS còn chưa được đề cập đến
Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nói trên , đề tài: “Quản lý hoạt động tổ
chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở trường THCS Tây Tựu, quận Bắc
Từ Liêm, thành phố Hà Nội” được lựa chọn nghiên cứu
Trang 92 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng, đề xuất biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ của giáo viên trong tổ chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở
trường THCS Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
3 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động tổ chuyên môn trong trường THCS
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở trường THCS Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Chủ thể quản lý: Đề tài nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên
môn theo hướng nghiên cứu bài học của Hiệu trưởng trường THCS Tây Tựu, quận
Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
- Thời gian nghiên cứu: Các số liệu thực tế được lấy trong 3 năm 2013-2015
5 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Sinh hoạt Tổ chuyên môn ở trường THCS Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội đã có những đổi mới nhất định nhưng vẫn còn mang nhiều tính hành chính Nếu đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học một cách phù hợp với thực tế thực hiện đổi mới sinh hoạt
tổ chuyên môn hiện nay thì sẽ nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường trường THCS Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
6 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
6.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở trường THCS
6.2 Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở trường THCS Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
và yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng
6.3 Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở trường THCS Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Trang 107 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Bao gồm các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hoá, khái quát hoá các tài liệu lý luận, các công trình nghiên cứu có liên quan để xây dựng
cơ sở lý luận của quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Gồm các phương pháp:
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Phát phiếu trưng cầu ý kiến về
những vấn đề liên quan đến quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở một số trường THCS thuộc quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia về nội dung quản lý, yếu
tố ảnh hưởng, biện pháp quản lý, đề xuất
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Trao đổi, toạ đàm; tổ chức các hội thảo,
hội nghị tổng kết rút kinh nghiệm về quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học của các trường phổ thông trong nước và nghiên cứu quốc tế
- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng một số công thức thống kê toán
học để xử lý số liệu thu được
8 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận - Khuyến nghị, nội dung của Luận văn được thực hiện trong 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng
nghiên cứu bài học ở trường THCS
Chương 2 Thực trạng quản lí hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên
cứu bài học ở trường THCS Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Chương 3 Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên
cứu bài học ở trường THCS Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội