1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Thực trạng hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP vietcombank – CN bình dương

56 234 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 559,5 KB

Nội dung

SƠ LƯỢC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2012 VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂM 2012 TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIETCOMBANK – CN BÌNH DƯƠNG. 2.1.1. Sơ lược hoạt động kinh doanh năm 2012 Trong năm 2012, nền kinh tế nước ta không những phải đối mặt với những khó khăn do lạm phát tăng mạnh, thâm hụt cán cân thương mại cao, thị trường chứng khoán liên tục sụt giảm….Ngoài ra việc các Ngân hàng trong nước thi đua mở rộng mạng lưới và một số Ngân hàng nước ngoài được cấp phép thành lập Ngân hàng 100% vốn tại Việt Nam theo lộ trình cam kết gia nhập WTO làm cho mức cạnh tranh giành thị phần trở nên gay gắt, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại so với dự kiến. Dưới đây là các số liệu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012 và các điểm cần khắc phục nhằm xây dựng kế hoạch năm 2012 để phù hợp với tình hình thực tế của VIETCOMBANK – CN BÌNH DƯƠNG trong giai đoạn mới này.

Trang 1

hàng TMCP Vietcombank – CN Bình Dương

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

 Lý do chọn đề tài

Vào những năm trở lại đây, Việt Nam đang thực sự chuyển mình và được thếgiới biết đến như môt quốc gia có nền kinh tế năng động và phát triển nhanh trongkhu vực và thế giới, mức tăng trưởng GDP hàng năm đều khá cao (>8%), và nhất làkhi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thếgiới (WTO) vào năm 2007, đây là cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnhđầu tư và phát triển Tuy nhiên vẫn có những khó khăn, thách thức đối với cácdoanh nghiệp Việt Nam khi thị trường mở cửa hoàn toàn Vì thế, các doanh nghiệpViệt Nam cần có nguồn tài chính mạnh để bổ sung vốn nâng cao hiệu quả kinhdoanh, năng lực cạnh tranh của mình trước vận hội mới Do đó, họ phải tìm đến cácTCTD để vay vốn Và Ngân hàng là lựa chọn đầu tiên

Ngoài ra, khi xã hội phát triển, ngày càng nhiều gia đình, cá nhân có cuộcsống tốt hơn, có nhiều tài sản và tiền bạc giữ trong nhà, không an toàn Vì thế, họcũng tìm đến các Ngân hàng để gửi, vừa an toàn vừa sinh lợi Từ đó, Ngân hàng giữ

vị trí rất quan trọng

Trong năm 2012, tình hình kinh tế xã hội đất nước nói chung đều bị ảnhhưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu những năm trở lại đây Nguyênnhân dẫn đến tình trạng trên có lúc là do sự điều hành từ chính sách vĩ mô củaChính phủ (điều hành chính sách tiền tệ) và cũng có lúc là do sự đình trệ trong sảnxuất của các doanh nghiệp vì sản phẩm đầu ra không tiêu thụ được, gây ảnh hưởnglớn đến hoạt động tín dụng tại các Ngân hàng

Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Vietcombank – CN Bình Dương, em

đã có cơ hội tiếp xúc thực tế với mảng hỗ trợ vốn vay nên đã quyết định chọn đề tài

“Thực trạng hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Vietcombank – CN Bình Dương” làm chuyên đề báo cáo tốt nghiệp, với mục đích góp phần cùng Ngân hàng

TMCP Vietcombank - CN Bình Dương tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạtđộng kinh doanh trong giai đoạn khó khăn hiện nay, đó cũng là lý do em chọn đề tàinày

Trang 3

Mục đích nghiên cứu

- Đề tài sẽ tập trung đi vào tìm hiểu những vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay;pháp lý và quy trình cấp hạn mức tín dụng đang áp dụng tại Ngân hàngTMCP Vietcombank - CN Bình Dương

- Đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại Ngân hàngTMCP Vietcombank - CN Bình Dương

Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Hoạt động tín dụng tại Vietcombank - CN Bình Dương

- Về thời gian: Đề tài giới hạn trong 3 năm 2012 - 2012

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tổng hợp và đánh giá những lý luận cơ bản về hỗ trợ vốn vaydựa trên thực tiễn hoạt động của NH Vietcombank - CN Bình Dương

- Phương pháp thống kê so sánh và khái quát hoá vấn đề cần nghiên cứu, phântích số liệu thực tế

Kết cấu đề tài:

Chuyên đề bao gồm ba chương:

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NH VIETCOMBANK – CN BÌNH DƯƠNG

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG

ĐI MỚI

Trang 4

CHƯƠNG 1:

“CƠ SỞ LÝ LUẬN”

Trang 5

1.1 TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG

1.1.1 Khái niệm

Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sở hữu một lượng giá trị(bằng tiền hay hiện vật) của người đang sở hữu sang cho người khác sử dụng và sẽhoàn trả người sở hữu nó sau một thời gian nhất định với một lượng giá trị lớn hơn.Tín dụng là một quan hệ vay mượn tài sản (tiền tệ hoặc hàng hóa) được dựa trênnguyên tắc có hoàn trả cả vốn lẫn lãi sau một thời gian nhất định

1.1.2 Vai trò của tín dụng

Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, khi đề cập đến tín dụng, các nhà kinh

tế thường đề cập đến vai trò to lớn của nó, vai trò của tín dụng chính là ở chỗ nó tạomột kênh dẫn vốn từ người tạm thời thừa sang người tạm thời thiếu vốn, với tư cách

là người sử dụng cuối cùng Kênh dẫn vốn đó được thông thoáng chắc chắn sẽ tạo

ra được 4 hệ quả quan trọng: Người cho vay sẽ thu lợi tức, người sử dụng cuối cùng

số vốn đó sẽ tạo ra lợi nhuận, nền kinh tế có thêm được sản phẩm mới và cuối cùng

là sẽ tạo ra được nhiều việc làm Các hệ quả đó, suy cho cùng chính là tạo cho nềnkinh tế ổn định, bền vững và được ví như là mạch máu trong một cơ thể vậy

1.1.3 Quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả công việc của Ngân hàng từ khitiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giảingân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng Quy trình tín dụng thường được tiếnhành qua các bước sau:

Bước 1: Tiếp xúc, tìm hiểu và hướng dẫn khách hàng làm thủ tục vay

Bước 2: Thẩm định điều kiện về kinh tế tài chính của khách hàng

Bước 3: Lập tờ trình về hồ sơ vay vốn của khách hàng

Bước 4: Xét duyệt cho vay

Bước 5: Tiến hành thủ tục công chứng và ký HĐTD

Bước 6: Giải ngân và kiểm tra sử dụng vốn vay

Bước 7: Thu nợ - Tính lãi – Thu lãi

Bước 8: Thanh lý hợp đồng tín dụng – Lưu trữ hồ sơ tín dụng

Trang 6

1.1.4 Thời hạn cho vay và lãi suất cho vay

1.1.4.1 Thời hạn cho vay

Thời hạn cho vay tùy thuộc vào chu kỳ SXKD, hoặc thời hạn thu hồi vốn củ,thương vụ của phương án kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng

1.1.4.2 Lãi suất cho vay

- Do Ngân hàng cho vay và khách hàng vay vốn thỏa thuận và ghi vào HĐTD

- Tổng giám đốc (Giám đốc) Ngân hàng cho vay xác định và công bố, côngkhai lãi suất cho vay theo từng loại khách hàng, từng đối tượng cho vay

1.1.5 Phân loại các nhóm nợ tín dụng theo quy định của NHNN Việt Nam Theo Quyết Định 493 của Chính phủ, NHNN phân loại nợ như sau:

- Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ trong hạn được đánh giá có khả năngthu hồi đủ gốc và lãi đúng hạn và các khoản nợ có thể phát sinh trong tươnglai như các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay, chấp nhận thanh toán

- Nhóm 2: Nợ cần chú ý, bao gồm nợ quá hạ dưới 90 ngày và nợ cơ cấu lại thờihạn trả nợ

- Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày

và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày

- Nhóm 4: Nợ nghi ngờ, bao gồm nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày và nợ

cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá 90 ngày đến 180 ngày

- Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn, bao gồm nợ quá hạn trên 360 ngày, nợ cơcấu lại thời gian trả nợ trên 180 ngày và nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý

1.1.6 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng

Tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của NHTM Do đó, đo lường chất lượng tín dụng là một nội dụng quan trọng trong việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Tuỳ theo mục đích phân tích mà người ta đưa ra nhiều chỉ tiêu khác nhau, tuy mỗi chỉ tiêu có nội dung khác nhau nhưng giữa chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau Trong phạm vi bảng báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh, ta có thể áp dụng các chỉ tiêu sau để đánh giá tình hình chất lượng tín dụng của ngân hàng

Trang 7

Huy động

Hệ số sử dụng vốn =  Χ 100%

Sử dụngĐây là chỉ tiêu hiệu quả phản ánh chất lượng tín dụng, cho phép đánh giá tính hiệu quả trong hoạt động tín dụng của một ngân hàng Chỉ tiêu này càng lớn thìcàng chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn huy động được

* Chỉ tiêu dư nợ: Dư nợ ngắn hạn (hoặc trung-dài hạn) / Tổng dư nợ

Đây là một chỉ tiêu định lượng, xác định cơ cấu tín dụng trong trường hợp dư

nợ được phân theo thời hạn cho vay (ngắn, trung, dài hạn) Chỉ tiêu này còn cho thấy biến động của tỷ trọng giữa các loại dư nợ tín dụng của một ngân hàng qua cácthời kỳ khác nhau Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ mức độ phát triển của nghiệp vụ tín dụng càng lớn, mối quan hệ với khách hàng càng có uy tín

* Chỉ tiêu nợ quá hạn Nợ quá hạn / Tổng dư nợ

Nợ quá hạn khó đòi / Tổng dư nợ

Nợ quá hạn khó đòi / Tổng nợ quá hạnChỉ tiêu nợ quá hạn là một chỉ số quan trọng để đo lường chất lượng nghiệp

vụ tín dụng Các ngân hàng có chỉ số này thấp đã chứng minh được chất lượng tín dụng cao của mình và ngược lại

Thông thường thì tỷ lệ nợ quá hạn tốt nhất là ở mức <= 5% Tuy nhiên, chỉ tiêu này đôi khi cũng chưa phản ánh hết chất lượng tín dụng của một ngân hàng Bởi vì bên cạnh những ngân hàng có được tỷ lệ nợ quá hạn hợp lý do đã thực hiện tốt các khâu trong qui trình tín dụng, còn có những ngân hàng có được tỷ lệ nợ quá hạn thấp thông qua việc cho vay đảo nợ, không chuyển nợ quá hạn theo đúng qui định,…

* Chỉ tiêu về tốc độ chu chuyển vốn tín dụng (vòng quay vốn tín dụng)

Trang 8

Doanh số thu trong năm

Dư nợ bình quân trong nămChỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn của ngân hàng được sử dụng cho vaymất lần trong một năm Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, nó chứng tỏ nguồn vốn củangân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh

* Lãi treo: là khoản lãi tính trên nợ quá hạn mà ngân hàng chưa thu được và như

vậy chỉ số này càng thấp càng tốt

Ngoài việc sử dụng các chỉ tiêu định lượng trên, hiện nay nhiều ngân hàngcũng đã sử dụng các chỉ tiêu định tính để đánh giá chất lượng tín dụng như việctuân thủ các quy chế, chế độ thể lệ tín dụng, lập hồ sơ cho vay, phương án sản xuấtkinh doanh có hiệu quả,…

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng

Chất lượng tín dụng là kết quả của cả một quá trình tính từ khi khoản tíndụng được ngân hàng xét duyệt, phát ra cho đến khi được thu hồi Trong quá trình

đó có rất nhiều những tác động gây rủi ro dẫn đến việc ngân hàng không thu hồiđược vốn và phải chịu thua thiệt Để quản lý chất lượng tín dụng đòi hỏi phải hiểurõ về các nhân tố gây ảnh hưởng tới nó

1.2.1 Các yếu tố chủ quan (hay nhóm nhân tố từ phía ngân hàng)

* Chính sách tín dụng: chính sách tín dụng phản ánh định hướng cơ bản cho hoạtđộng tín dụng, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của ngânhàng Để đảm bảo và nâng cao chất lượng tín dụng, ngân hàng cần phải có chínhsách tín dụng phù hợp với đường lối phát triển kinh tế, đồng thời kết hợp được lợiích của người gửi tiền, của ngân hàng và người vay tiền

* Quy trình tín dụng: quy trình tín dụng là trình tự tổ chức thực hiện các bước kythuật nghiệp vụ cơ bản, chỉ rõ cách làm, trình tự các bước từ khi bắt đầu đến khi kếtthúc một giao dịch thuộc chức năng, nhiệm vụ của cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngânhàng có liên quan Quy trình tín dụng là yếu tố quan trọng, nếu nó được tổ chức

Trang 9

* Kiểm soát nội bộ: đây là hoạt động mang tính thường xuyên và cần thiết đối vớimọi ngân hàng Công tác kiểm tra nội bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng càngthường xuyên, chặt chẽ sẽ càng làm cho hoạt động tín dụng đúng hướng, thực hiệnđúng các nguyên tắc, yêu cầu thể lệ trong qui chế tín dụng cũng như qui trình tíndụng Kiểm soát nội bộ là biện pháp mang tính chất ngăn ngừa, hạn chế những saisót của cán bộ tín dụng, giúp cho hoạt động tín dụng kịp thời sửa chữa, tạo điềukiện thuận lợi nâng cao chất lượng tín dụng.

* Tổ chức nhân sự: con người luôn là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong mọihoạt động kinh doanh nói chung và tất nhiên nó cũng không loại trừ khỏi hoạt độngcủa một ngân hàng Muốn nâng cao được hiệu quả trong kinh doanh, chất lượngtrong hoạt động tín dụng, ngân hàng cần phải có một đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi,được đào tạo có hệ thống, am hiểu và có kiến thức phong phú về thị trường đặc biệttrong lĩnh vực tham gia đầu tư vốn, nắm vững những văn bản pháp luật có liên quanđến hoạt động tín dụng Trong bố trí sử dụng, người cán bộ tín dụng cần phải đượcsàng lọc ky càng và phải có kế hoạch thường xuyên bồi dưỡng những kiến thức cầnthiết để bắt kịp với nhịp độ phát triển và biến đổi của nền kinh tế thị trường Ngoài

ra, họ còn phải có tiêu chuẩn về đạo đức và sự liêm khiết, bởi lẽ nếu người cán bộtín dụng thiếu trách nhiệm hay cố tình vi phạm có thể sẽ gây tổn thất rất lớn chongân hàng

* Thông tin tín dụng: hoạt động tín dụng muốn đạt được hiệu quả cao, an toàn cầnphải có hệ thống thông tin hữu hiệu phục vụ cho công tác này Vai trò và yêu cầuthông tin phục vụ công tác tín dụng và kinh doanh ngân hàng là hết sức quan trọng.Muốn nâng cao chất lượng tín dụng, ngân hàng cần xây dựng được hệ thống thôngtin đầy đủ và linh hoạt, nhờ đó cung cấp các thông tin chính xác, kịp thời, tăngcường khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng

1.2.2.Các yếu tố khách quan

1.2.2.1 Nhóm nhân tố từ phía khách hàng

Trang 10

* Uy tín, đạo đức của người vay

Trong qui trình tín dụng các ngân hàng thường chỉ đưa ra quyết định cho vaysau khi đã phân tích cẩn thận các yếu tố có liên quan đến uy tín và khả năng trả nợcủa người vay nhằm hạn chế thấp nhất các rủi ro do chủ quan của người vay có thểgây nên

Đạo đức của người vay là một yếu tố quan trọng của qui trình thẩm định, tínhcách của người vay không chỉ được đánh giá bằng phẩm chất đạo đức chung mà cònphải kiểm nghiệm qua những kết quả hoạt động trong quá khứ, hiện tại và chiếnlược phát triển trong tương lai Thực tế kinh doanh đã cho thấy, tính chân thật vàkhả năng chi trả của người vay có thể thay đổi sau khi món vay được thực hiện.Khách hàng có thể lừa đảo ngân hàng thông qua việc gian lận về số liệu, giấy tờ,quyền sở hữu tài sản, sử dụng vốn vay không đúng mục đích, không đúng đối tượngkinh doanh, phương án kinh doanh,…Việc khách hàng gian lận tất yếu sẽ dẫn đếnnhững rủi ro cho ngân hàng

Uy tín của khách hàng cũng là một yếu tố đáng quan tâm, uy tín của kháchhàng là tiêu chí để đáng giá sự sẵn sàng trả nợ và kiên quyết thực hiện các nghĩa vụcam kết trong hợp đồng từ phía khách hàng Uy tín của khách hàng được thể hiệndưới nhiều khía cạnh đa dạng như: chất lượng, giá cả hàng hoá, dịch vụ, sản phẩm,mức độ chiếm lĩnh thị trường, chu kỳ sống của sản phẩm, các quan hệ kinh tế tàichính, vay vốn, trả nợ với khách hàng, bạn hàng và ngân hàng Uy tín được khẳngđịnh và kiểm nghiệm bằng kết quả thực tế trên thị trường qua thời gian càng dàicàng chính xác Do đó, ngân hàng cần phân tích các số liệu và tình hình trong suốtquá trình phát triển của khách hàng với những thời gian khác nhau mới có kết luậnchính xác

* Năng lực, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của khách hàng

Chất lượng tín dụng phụ thuộc rất lớn vào năng lực tổ chức, kinh nghiệmquản lý kinh doanh của người vay Đây chính là tiền đề tạo ra khả năng kinh doanh

có hiệu quả của khách hàng, là cơ sở cho khách hàng thực hiện cam kết hoàn trảđúng hạn nợ ngân hàng cả gốc lẫn lãi Nếu trình độ của người quản lý còn bị hạnchế về nhiều mặt như học vấn, kinh nghiệm thực tế,…thì doanh nghiệp rất dễ bị

Trang 11

thua lỗ, dẫn đến khả năng trả nợ kém, ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng củangân hàng.

1.2.2.2 Nhóm nhân tố thuộc môi trường

* Mối trường kinh tế

Tính ổn định hay bất ổn định về kinh tế và chính sách kinh tế của mỗi quốcgia luôn có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp trên thị trường Tính ổn định về kinh tế mà trước hết và chủ yếu là ổnđịnh về tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, khống chế lạm phát là những điều mà cácdoanh nghiệp kinh doanh rất quan tâm và ái ngại vì nó liên quan trực tiếp đến kếtquả kinh doanh của doanh nghiệp Nền kinh tế ổn định sẽ là điều kiện, môi trườngthuận lợi để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh và thu được lợi nhuậncao, từ đó góp phần tạo nên sự thành công trong kinh doanh của ngân hàng Trongtrường hợp ngược lại, sự bất ổn tất nhiên cũng bao chùm đến các hoạt động củangân hàng, làm ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng, gây tổn thất cho ngân hàng

* Môi trường chính trị

Môi trường chính trị đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong kinhdoanh, đặc biệt đối với các hoạt động kinh doanh ngân hàng Tính ổn định về chínhtrị trong nước sẽ là một trong những nhân tố thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạtđộng kinh doanh có hiệu quả Nếu xẩy ra các diễn biến gây bất ổn chính trị như:chiến tranh, xung đột đảng phái, cấm vận, bạo động, biểu tình, bãi công,…có thểdẫn đến những thiệt hại cho doanh nghiệp và cả nền kinh tế nói chung (làm tê liệtsản xuất, lưu thông hàng hoá đình trệ,…) Và như vậy, những món tiền doanhnghiệp vay ngân hàng sẽ khó được hoàn trả đầy đủ và đúng hạn, ảnh hưởng xấu đếnchất lượng tín dụng

* Môi trường pháp lý

Một trong những bộ phận của môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng là hệ thống pháp

Trang 12

luật Với một môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh, thiếu tính đồng bộ, thống nhấtgiữa các luật, văn bản dưới luật, đồng thời với nó là sự sắc nhiễu của các có quanhành chính có liên quan sẽ khiến cho doanh nghiệp gặp phải những khó khăn, thiếu

đi tính linh hoạt cần thiết, vốn đưa vào kinh doanh dễ bị rủi ro Do đó, xây dựngmôi trường pháp lý lành mạnh sẽ tạo thuận lợi trong việc nâng cao hiệu quả kinhdoanh của các doanh nghiệp trong đó có các NHTM

* Môi trường cạnh tranh

Có thể nói đây là yếu tố tác động mạnh mẽ đến chất lượng tín dụng nói riêng

và hoạt động kinh doanh chung của NHTM Sự tác động đó diễn ra theo hai chiềuhướng: thứ nhất, để chiếm ưu thế trong cạnh tranh ngân hàng luôn phải quan tâm tớiđầu tư trang thiết bị tốt, tăng cường đội ngũ nhân viên có trình độ, củng cố vàkhuyếch trương uy tín và thế mạnh của ngân hàng Hướng tác động này đã tạo điềukiện nâng cao chất lượng tín dụng Tuy nhiên, ở hướng thứ hai, dưới áp lực củacạnh tranh gay gắt các ngân hàng có thể bỏ qua những điều kiện tín dụng cần thiếtkhiến cho độ rủi ro tăng lên, làm giảm chất lượng tín dụng

* Môi trường tự nhiên

Các yếu tố rủi ro do thiên nhiên gây ra như lũ lụt, hoả hoạn, động đất, dịchbệnh,… có thể gây ra những thiệt hại không lường trước được cho cả người vay vàngân hàng Mặc dù những rủi ro này là khó dự đoán nhưng bù lại nó chiếm tỷ lệkhông lớn, mặt khác ngân hàng thường được chia sẻ thiệt hại với các Công ty Bảohiểm hoặc được Nhà nước hỗ trợ

1.3 Hiệu quả của việc nâng cao chất lượng tín dụng

Trong tổng thể các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, hoạt động tín dụngluôn giữ vai trò quan trọng, thường chiếm khoảng 2/3 tổng số các tài sản có và tạo

ra phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng yếu tố rủi

ro luôn thường trực và ở mức tỷ lệ khá cao, do đó mà tại các ngân hàng người taluôn dành sự chú ý đặc biệt đến việc kiểm soát cũng như những biện pháp để chốngđỡ, hạn chế rủi ro tín dụng Một trong những biện pháp hữu hiệu là việc đảm bảo vàkhông ngừng nâng cao chất lượng của các khoản tín dụng Đảm bảo chất lượng tín

Trang 13

dụng đem đến lợi ích cho cả các NHTM, các doanh nghiệp nói riêng và tổng thểnền kinh tế nói chung Xét riêng về phía ngân hàng, nâng cao chất lượng tín dụng

có thể đem lại một số kết quả tích cực sau:

- Việc nâng cao chất lượng tín dụng sẽ góp phần đảm bảo và làm gia tăng lợinhuận cho ngân hàng, bởi tín dụng là nghiệp vụ mang lại doanh lợi chủ yếu chongân hàng

- Nâng cao chất lượng tín dụng đồng nghĩa với việc ngân hàng có khả năngthu hồi nợ đầy đủ và đúng hạn Nhờ đó, ngân hàng có điều kiện mở rộng khả năngcung cấp tín dụng cũng như các dịch vụ ngân hàng khác do tạo được thêm nguồnvốn từ việc tăng vòng quay vốn tín dụng

- Nâng cao chất lượng tín dụng sẽ giúp cho ngân hàng thu hút được nhiềukhách hàng hơn bằng các hình thức và chất lượng của sản phẩm, dịch vụ, qua đó tạo

ra một hình ảnh tốt về biểu tượng và uy tín của ngân hàng, nâng cao khả năng cạnhtranh của ngân hàng trên thị trường

- Nâng cao chất lượng tín dụng cũng sẽ làm tăng khả năng sinh lợi của cácsản phẩm, dịch vụ ngân hàng do giảm được sự chậm trễ, giảm chi phí nghiệp vụ, chiphí quản lý và các chi phí thiệt hại do không thu hồi được vốn đã cho vay

Các kết quả thu được từ việc nâng cao chất lượng tín dụng kể trên sẽ gópphần cải thiện tình hình tài chính của ngân hàng, tạo thế mạnh cho ngân hàng trongquá trình cạnh tranh Vì vậy, việc nâng cao chất lượng tín dụng là một tất yếu kháchquan vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của bản thân các NHTM

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trang 14

Từ nhu cầu chuyển giao vốn lẫn nhau giữa các chủ thể trong nền kinh tế đểphục vụ quá trình SXKD nhằm nâng cao lợi nhuận, đã làm xuất hiện hai kênh phânphối vốn với ưu và nhược điểm riêng Sự lựa chọn kênh chuyển giao vốn nào làhoàn toàn tuỳ thuộc vào quyết định của từng nhà đầu tư trên cơ sở định lượng của

họ Việc ra đời của hoạt động cho vay đầu tư, kinh doanh, tiêu dung… của Ngânhàng, các TCTD cũng xuất phát từ nhu cầu đầu tư trực tiếp của các chủ thể trongnền kinh tế, những người muốn tham gia thị trường nhưng không có đủ lượng vốn.Hoạt động này không trái với quy định về lĩnh vực hoạt động của các Ngân hàng,TCTD nhưng phải thừa nhận rằng nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro vì hoạt động củacác Ngân hàng, TCTD thường mang tính dây chuyền, có thể ảnh hưởng đến cáchoạt động khác, gây nguy cơ phá sản Ngân hàng, các TCTD là rất cao Do đó, đòihỏi việc cho vay này phải được kiểm soát một cách chặt chẽ và có một quy trìnhchung hướng dẫn các Ngân hàng, TCTD để có thể hạn chế rủi ro về mức thấp nhất

và mang lại lợi nhuận trong kinh doanh cho Ngân hàng và các TCTD

Trang 15

CHƯƠNG 2:

“THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO

VAY TẠI NGÂN HÀNG VIETCOMBANK – CN BÌNH DƯƠNG”

Trang 16

2.1 SƠ LƯỢC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2012 VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂM 2012 TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIETCOMBANK – CN BÌNH DƯƠNG.

2.1.1 Sơ lược hoạt động kinh doanh năm 2012

Trong năm 2012, nền kinh tế nước ta không những phải đối mặt với nhữngkhó khăn do lạm phát tăng mạnh, thâm hụt cán cân thương mại cao, thị trườngchứng khoán liên tục sụt giảm….Ngoài ra việc các Ngân hàng trong nước thi đua

mở rộng mạng lưới và một số Ngân hàng nước ngoài được cấp phép thành lập Ngânhàng 100% vốn tại Việt Nam theo lộ trình cam kết gia nhập WTO làm cho mứccạnh tranh giành thị phần trở nên gay gắt, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế chậmlại so với dự kiến Dưới đây là các số liệu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanhnăm 2012 và các điểm cần khắc phục nhằm xây dựng kế hoạch năm 2012 để phùhợp với tình hình thực tế của VIETCOMBANK – CN BÌNH DƯƠNG trong giaiđoạn mới này

Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh năm 2012

Trang 17

doanh trước chi phí

9. Lợi nhuận sau thuế 49.407 161.750 -69%

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012

- Thu nhập dịch vụ: tăng trưởng 290%, một phần nhờ hoạt động thu phí tíndụng, phí ngoại hối tăng trưởng gấp 3 lần năm trước, bảo lãnh tăng trưởng 4 lầnnăm trước

- Thu nhập đầu tư giảm 54% so với năm trước do tình hình khó khăn chung củathị trường

- Chi phí hoạt động tăng 68% so với năm 2011:

+ Do chiến lược phát triển mạng lưới tập trung vào cuối năm 2011 làm chochi phí hoạt động năm 2012 tăng so với năm 2011

+ Do chính sách tiền tệ thắt chặt của NHNN nên lượng tiền huy động khanhiếm; các doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh do ảnh hưởng củalạm phát khiến lượng tiền gửi thanh toán (khoản tiền gửi trả lãi không kỳhạn) giảm mạnh Để bù đắp lượng tiền thiếu hụt, Ngân hàng phải tăngcường huy động tiền gửi có kỳ hạn từ các tổ chức và cá nhân khiến chi phítrả lãi tăng nhanh, riêng chi phí bảo hiểm tiền gửi tăng 233%

- Lợi nhuận trước thuế năm 2012 là 65,4 tỉ đồng, đạt 88% kế hoạch điều chỉnh

2.1.2 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh cho năm 2012

2.1.2.1 Hoạt động tín dụng

- Tập trung đẩy mạnh tài trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) có TSĐBđồng thời mở rộng có chọn lọc danh mục chấp nhận cầm cố các khoản phải

Trang 18

thu từ các bên mua hàng có uy tín để tăng cường khả năng cạnh tranh củaVIETCOMBANK trong thị phần này.

- Tiếp tục đẩy mạnh tài trợ nhà thầu điện lực, tăng cường tiếp thị gói sản phẩm

ưu đãi dành cho nhà thầu điện lực, chú trọng cung cấp các bảo lãnh thầu, tăngkhả năng thu phí bảo lãnh Ngân hàng

- Ưu tiên tài trợ tín dụng đối với các khách hàng có hoạt động xuất nhập khẩu,thông qua đó tăng cường doanh số TTQT và phí dịch vụ

- Xây dựng, chuẩn hóa và đẩy mạnh tiếp thị các sản phẩm mới: Tài trợ cầm cốhàng tại kho thứ ba như: Sắt, thép, hạt nhựa nhập khẩu, nông sản, hàng hóaxuất khẩu…, thấu chi cho doanh nghiệp và cá nhân, cho vay du học, thẻ tíndụng

- Tổ chức các hội nghị khách hàng, hội thảo tài trợ/sản phẩm, tham gia triểnlãm, hiệp hội nhằm quảng bá thương hiệu và thu hút khách hàng tốt Tổ chứcđội ngũ Marketing tại Hội sở chuyên tiếp thị các doanh nghiệp xuất khẩu tạicác khu công nghiệp, khu tứ giác kinh tế miền Đông Nam Bộ và Tây Nam

Bộ, thâm nhập vào các doanh nghiệp FDI

- Duy trì biểu lãi suất cho vay cao nhưng vẫn giữ tính cạnh tranh và linh hoạtđối với các khách hàng mục tiêu tốt, tăng cường tỷ trọng thu phí dịch vụ trongtổng doanh thu

2.1.2.2 Huy động vốn

- Chủ trương mở rộng các dịch vụ, sản phẩm tài khoản, lấy tài khoản thanhtoán của doanh nghiệp và cá nhân làm trung tâm Xây dựng và vận hành 3trung tâm thanh toán tại TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng để tăng cường chất lượngdịch vụ thanh toán

- Xây dựng và đa dạng hóa các sản phẩm huy động dân cư: Tiết kiệm tích lũybậc cao - có lãi cao và có kèm bảo hiểm nhân thọ và/ hoặc phi nhân thọ, nhằmgia tăng nguồn tiền nhàn rỗi từ khu vực dân cư, sử dụng công cụ lãi suất cao,kết hợp với các chương trình khuyến mãi lớn, nâng cao chất lượng phục vụchuyên nghiệp

Trang 19

- Đẩy mạnh các hoạt động thu hút nhận chuyển tiền kiều hối qua hệ thống WUtại các đơn vị kinh doanh toàn hệ thống Triển khai mạnh các chương trìnhtiếp thị tài khoản thanh toán lương nhân viên qua VIETCOMBANK.

- Xây dựng toàn bộ các CN/PGD trong hệ thống trở thành các điểm thu tiềnđiện đối với KHCN Tận dụng tất cả các kênh văn phòng của EVN để bán sảnphẩm đã chuẩn hóa của VIETCOMBANK (Thẻ)

2.1.2.4 Tái cơ cấu nguồn vốn huy động:

Năm 2012 VIETCOMBANK sẽ tăng vốn điều lệ theo 2 đợt như sau:

- Tháng 5/2012 (tăng đợt 1): Phát hành 32.238.979 cổ phiếu bao gồm:

+ Phát hành 12.261.771 cổ phiếu, trị giá 122.617.710.000 đồng từ chia quythặng dư vốn cổ phần hình thành sau đợt tăng vốn ngày 24/10/2009 và quy

dự trữ bổ sung vốn điều lệ cho danh sách cổ đông chốt ngày 15/4/2012 (làdanh sách hưởng cổ tức và thặng dư 2011 với tỉ lệ 5,39%)

+ Phát hành cho Maybank 2.163.842 cổ phiếu, trị giá 21.638.420.000 đồng

để cổ đông này duy trì tỉ lệ sở hữu 15% vốn điều lệ Giá bán 20.000đồng/cổ phiếu

+ Phát hành cho Maybank 17.813.366 cổ phiếu trị giá 178.133.660.000 đồngcho Maybank để cổ đông này sở hữu 20% vốn điều lệ Thủ tục trìnhNHNN và Thủ tướng Chính phủ Giá bán 20.000 đồng/cổ phiếu

 Sau đợt phát hành này, vốn điều lệ đạt 3.028.272.140.000 đồng

- Tháng 10/2012 (tăng đợt 2): Phát hành 45.424.082 cổ phiếu trị giá

454.240.820.000 đồng từ nguồn thặng dư vốn cổ phần hình thành từ đợt tăng vốn

Trang 20

tháng 9/2012 Tỉ lệ chia cho cổ đông là 15% theo danh sách do HĐQT quyết địnhngày chốt và công bố cho cổ đông trước ngày phát hành ít nhất 15 ngày

Sau đợt phát hành này, đến cuối năm 2012 vốn điều lệ đạt 3.482.512.960.000

đồng

 Kế hoạch sử dụng vốn tăng thêm

- Tăng trưởng tín dụng: Nhằm mục tiêu tăng doanh thu và lợi nhuận vào quíIV/2012 với số vốn tăng thêm 777 tỉ đồng so với đầu năm (vốn điều lệ bìnhquân năm 2012 là khoảng 3.072 tỉ đồng), Ngân hàng xây dựng kế hoạch tăng

dư nợ

- Đầu tư hạ tầng và công nghệ: nâng cấp hạ tầng CNTT, xây dựng cở sở dữ liệu

dự phòng, mua sắm bản quyền phần mềm cho toàn hệ thống

- Đầu tư mua sắm tài sản cố định: Mua thêm trụ sở cho một số chi nhánh lớntại các địa bàn trọng điểm

Bảng 2.2 Kế hoạch sử dụng vốn năm 2012

STT Sử dụng vốn tăng Số tiền (triệu đồng) Tỉ lệ

Trang 21

Bảng 2.3 Chỉ tiêu tài chính năm 2012

Trang 22

Thu nhập thuần đầu tư

Net Income from

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012

Vài năm trở lại đây, hoạt động tín dụng của khối Ngân hàng đều bị ảnhhưởng và giảm so với trước đây do thực hiện chủ trương thắt chặt tiền tệ của Chínhphủ; NHNN điều chỉnh lãi suất bất thường, các doanh nghiệp đều bị đình trệ SXKDnên các Ngân hàng đều gặp khó khăn về nguồn vốn và giải ngân Tuy nhiên, Ngânhàng TMCP VIETCOMBANK - CN BÌNH DƯƠNG vẫn phát triển theo chiềuhướng tăng hàng năm, năm sau cao hơn năm trước VIETCOMBANK cấp tín dụngcho tất cả các tổ chức, cá nhân dưới các hình thức như: Cho vay, chiếc khấu thươngphiếu và giấy tờ có giá, bảo lãnh và các hình thức khác theo quy định của NHNN.Trong đó, hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất Để hiểu rõ hơn về vấn đề nay,sau đây em xin đi phân tích thực trạng hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCPVIETCOMBANK - CN BÌNH DƯƠNG

2.2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIETCOMBANK - CN BÌNH DƯƠNG ( 2010 – 2012)

2.2.1 Tình hình nguồn nhân lực phòng QHKH (tín dụng)

- Nguồn nhân lực được chia thành 2 khối khác nhau, tạo thuận lợi cho việc quảnlý: Khối khách hàng doanh nghiệp và Khối khách hàng cá nhân

Trang 23

+ Khối KHDN: VIETCOMBANK sẽ cung ứng sản phẩm, dịch vụ Tài chính Ngân hàng trọn gói như: sản phẩm cho vay, sản phẩm bao thanh toán, sảnphẩm bảo lãnh, sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu, sản phẩm tài khoản, dịch vụTTQT

-+ Khối KHCN: VIETCOMBANK cung cấp nhanh chóng và đầy đủ chuỗi sảnphẩm tín dụng tiêu dùng và các sản phẩm tiết kiệm linh hoạt

- Hiện nay tại tất cả các CN/PGD của VIETCOMBANK dù quy mô nhỏ hay lớnđều có bộ phận tín dụng hoạt động theo thẩm quyền được cấp cho từng CN/PGDđó

2.2.2 Quy trình cho vay tại Ngân hàng TMCP VIETCOMBANK - CN BÌNH DƯƠNG

Trong các hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm

tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động tín dụng toàn hàng VIETCOMBANK Ngân hàng

TMCP VIETCOMBANK - CN BÌNH DƯƠNG đã ban hành những quy định về quytrình cho vay làm mẫu chung cho toàn hệ thống, giúp khách hàng có nhiều thuậntiện khi tiếp xúc vốn vay tại Ngân hàng, cũng như nhân viên phòng QHKH có thểnắm bắt được chính xác những công việc của mỗi người nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động và trách nhiệm của mỗi người

Trường hợp hồ sơ vay trong thẩm quyền phán quyết tại các CN/PGD có bất

kỳ điều kiện mà không phù hợp với các quy định trong quy trình này phải chuyển

về Phòng quản lý rủi ro Hội sở/Hội đồng tín dụng theo thẩm quyền xem xét phêduyệt Quy trình tín dụng được thực hiện theo trình tự và trách nhiệm của từng nhânviên có liên quan như sau:

Hình 2.2 Lưu đồ quy trình cho vay

Trang 24

Bước 1: Tiếp xúc, tìm hiểu và hướng dẫn khách hàng làm thủ tục vay

(Chuyên viên QHKH tiếp xúc với khách hàng tối đa 3 lần).

- Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay: Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương ántrả nợ theo mẫu có sẵn

- Tìm hiểu tình hình hoạt động SXKD của khách hàng (doanh thu, danh sốmua, doanh số bán, năng lực SXKD, thị trường tiêu thụ, mạng lưới phân phốisản phẩm)

- Xem xét năng lực tài chính của khách hàng (vốn pháp định, vốn tự có, nguồntài trợ chủ yếu, tiền lương, khả năng sinh lợi )

- Kiểm tra thực tế tài sản thế chấp của khách hàng có đủ điều kiện vay vốn

- Đề nghị khách hàng cung cấp hồ sơ pháp lý và tài liệu liên quan đến phương

án vay vốn

Bước 2: Thẩm định hồ sơ khách hàng, lập tờ trình thẩm định

(Chuyên viên QHKH xử lý tối đa là 1 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ)

- Kiểm tra các thông tin nhân thân, nơi cư ngụ và nơi công tác, SXKD và thunhập của khách hàng (nếu cần thiết phải xét minh rõ)

- Lập tờ trình thẩm định khách hàng trình cấp phê duyệt có thẩm quyền theomẫu tờ trình của VIETCOMBANK

- Kiểm tra thông tin CIC và thông tin tín dụng của khách hàng từ Trung tâm

thông tin tín dụng NHNN

Bước 3: Tái thẩm định và phê duyệt

(Bộ phận quản lý rủi ro, tối đa là 1 ngày làm việc kể từ lúc nhận hồ sơ vay)

KHÁCH

HÀNG NHẬN HỒ SƠ THẨM ĐỊNH & LẬP TỜ TRÌNH XÉT DUYỆTTRÌNH &

THỦ TỤC CÔNG CHỨNG, ĐKGDĐB

GIẢI NGÂN

THEO DÕI NỢ THANH LÝ

CHUYỂN NỢ QUÁ HẠN

9

8

a

a 8

b

8

c

4 4

Trang 25

- Nếu hồ sơ vượt mức phán quyết thì đưa ra Hội đồng tín dụng Lúc đó thờigian tối đa là 2 ngày làm việc Sau khi nghiên cứu, thẩm định tỷ mỉ và toàn diện vềkhách hàng và hồ sơ vay, nhân viên QHKH (hoặc tổ thẩm định) lập tờ trình thẩmđịnh Tờ trình phải đầy đủ các yếu tố sau:

+ Giới thiệu khách hàng

+ Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh

+ Nhu cầu vay của khách hàng

+ Tình hình tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh

+ Nhận xét, đánh giá của nhân viên QHKH về những vấn đề đã nghiên cứu

- Phần đề xuất của nhân viên QHKH trên tờ trình gồm:

+ Phương thức cho vay, hạn mức cho vay, thời gian cho vay

+ Tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, lãi suất cho vay

+ Các đề nghị khác

+ Tư cách pháp lý: Đơn xin vay vốn, quyết định thành lập, giấy phép kinhdoanh, CMND, quyết định bổ nhiệm giám đốc, Kế toán trưởng….Phương

án SXKD, dự án đầu tư, giấy phép xuất khẩu, các hợp đồng kinh tế…

+ Tình hình tài chính: Bảng cân đối kế toán, Bảng cân đối tài khoản, báo cáokết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo kiểm toán của hai năm gần nhất

- Tờ trình đánh giá tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh trong đó nêu rõ căn cứ,

cơ sở định giá, phương pháp tính giá tài sản thế chấp, cầm cố Việc đánh giá tài sảnthế chấp, cầm cố phải do bộ phận thẩm định tiến hành

Bước 4: Lập HĐTD hoặc trả hồ sơ cho khách hàng nếu không cho vay

- Sau khi Hội đồng tín dụng hoặc ban tín dụng quyết định cho vay, NVQLTDthực hiện tối đa là 1 ngày làm việc phải hoàn tất việc lập hợp đồng, bảo lãnhhoặc giấy cam kết thế chấp cầm cố, bảo lãnh và tiến hành thủ tục công chứng

về việc thế chấp cầm cố hoặc bảo lãnh đảm bảo nợ vay theo đúng quy định

- Nếu khách hàng không hội đủ các điều kiện của Ngân hàng thì nhân viênQHKH có nhiệm vụ thông báo không cho vay tới khách hàng

Bước 5: Tiến hành thủ tục công chứng và ký HĐTD

Trang 26

- Hướng dẫn khách hàng ký tên trên các giấy tờ liên quan tại phòng côngchứng gần CN/PGD nhất để thụ lý.

- NVQLTD phải xác nhận phong tỏa và đăng ký giao dịch đảm bảo sau khi cókết quả phê duyệt

Bước 6: Giải ngân

(NVQLTD thực hiện công việc tối đa 1 ngày từ khi nhận được xác nhận phong

tỏa bản chính)

NVQLTD giải ngân một lần theo từng món vay hoặc từng hợp đồng rút vốnvay cụ thể theo phương thức vay của khách hàng

Bước 7: Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay

Chuyên viên QHKH thu thập các giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốncủa khách hàng trong vòng 1 tháng kể từ khi giải ngân

Bước 8: Thu nợ - Tính lãi

- Giao dịch viên theo dõi thông tin do Phòng đầu tư tài chính cung cấp trên filetheo dõi hồ sơ

- Trước khi đến hạn thu nợ, NVQLTD cần làm việc với khách hàng, thông báođến hạn trả lãi và gốc

- Nhân viên giao dịch (Phòng giao dịch ngân quy) tính lãi phát sinh, lập phiếutính lãi và thu lãi, lập phiếu thu vốn Sau 7 ngày khách hàng không đến trả lãiđúng hạn, NVQLTD phải nhắc nhở khách hàng đóng lãi và tiến hành thu lãicùng với tiền phạt quá hạn Sau đó khách hàng đến trả số tiền lãi chậm trảnày, nhân viên giao dịch phải hạch toán ghi xuất ngoài bảng chưa thu

- 8.a, b, c: Chuyển và xử lý nợ quá hạn

Bước 9: Thanh lý HĐTD – Lưu trữ hồ sơ tín dụng

Sau khi thanh lý HĐTD (Người vay trả hết vốn vay, lãi phát sinh và các chiphí khác) nhân viên giao dịch phối hợp với NVQLTD kiểm tra ky lại số nợ cònthiếu trước khi thanh lý, tránh thu sót, thu dư và sau đó thực hiện thu vốn thu lãinhư trên NVQLTD trình lãnh đạo ký thanh lý sau khi HĐTD hoặc khế ước vay,kèm chứng từ thu vốn thu lãi sau cùng, đồng thời thực hiện việc giải tỏa tài sản thếchấp, cầm cố cho khách hàng theo đúng qui định về thế chấp, cầm cố tài sản doNHNN ban hành, lưu trữ hồ sơ làm tài liệu tham khảo

Trang 27

2.2.3 Các Quy định về vốn vay tại Ngân hàng VIETCOMBANK - CN BÌNH DƯƠNG

2.2.3.1 Những điều kiện được tiếp xúc vốn vay

- Khách hàng vay phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự

và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật

- Ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng phải có mức vốn nhất định để tham giavào phương án/dự án xin vay vốn của mình

2.2.3.2 Các phương thức cho vay

2.2.3.2.1 Cho vay theo hạn mức tín dụng

Là số dư nợ cho vay cao nhất mà Ngân hàng cam kết sẽ thực hiện cho mộtkhách hàng có hiệu lực trong thời gian nhất định HMTD được xác định trên cơ sởnhu cầu vay vốn của khách hàng và khả năng đáp ứng của Ngân hàng Khi đã đượcNgân hàng ấn định HMTD thì khách hàng được quyền vay vốn với số dư trongphạm vi của HMTD đó Nếu khách hàng trả nhiều đợt trong kỳ thì doanh số chovay sẽ vượt quá HMTD nhiều lần và làm cho vòng quay vốn tín dụng của Ngânhàng gia tăng

Việc giải ngân được thực hiện hoàn toàn theo tiến độ thực hiện SXKD củadoanh nghiệp và được thực hiện trong nhiều đợt trong một thời gian nhất định,không kể nợ vay của đợt trước được hoàn trả hay chưa, miễn là số dư trên tài khoảncho vay không vượt quá HMTD đã quy định Trường hợp khi HMTD đã vay hết màđơn vị vẫn còn phát sinh nhu cầu vay vốn thì Ngân hàng co thể cho vay theo hạnmức bổ sung Gốc và lãi được thu căn cứ vào HĐTD ký kết giữa Ngân hàng vàkhách hàng vay

2.2.3.2.2 Cho vay từng lần (Cho vay theo món)

Áp dụng cho các đơn vị vay vốn không thường xuyên

Trang 28

- Mỗi lần vay doanh nghiệp phải làm đơn, nói rõ số lượng vốn cần vay, mụcđích sử dụng vốn vay và thời hạn vay kèm theo các chứng từ hóa đơn có liênquan để chứng minh Sau đó nhân viên QHKH thẩm định hồ sơ, nếu hồ sơ đủđiều kiện thì nhân viên QHKH đề nghị giải quyết cho vay, sau khi được lãnhđạo duyệt tiến hành lập khế ước và chuyển sang bộ phận kế toán để giải ngân.

- Việc thu nợ được thực hiện theo mức tiền và kỳ hạn đã quy định trong khếước, có thể thu 1 lần hay thu thành nhiều lần

2.2.3.2.3 Cho vay SXKD trả góp

Khách hàng vay là các doanh nghiệp nhỏ, hộ gia đình, cá nhân, những ngườibuôn bán nhỏ, thợ thủ công không cần nhiều vốn Theo phương thức này Ngân hàng

và người đi vay có thỏa thuận mức cho vay, thời gian vay vốn, lãi suất cho vay và

số kỳ hạn trả góp để xác định mức trả góp trong suốt thời hạn trả vay Cho vay trảgóp có thể áp dụng một trong hai cách tính lãi sau:

- Thứ nhất: Trả góp, tiền lãi được tính theo số dư ban đầu

- Thứ hai: Trả góp, tiền lãi tính theo số dư giảm dần

2.2.3.2.4 Cho vay hợp vốn

Phương thức này được áp dụng khi số tiền cho vay tối đa củaVIETCOMBANK chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vốn của khách hàng để thựchiện dự án đầu tư, phát triển SXKD hay khi VIETCOMBANK muốn phân tán rủi rokhi cho vay một dự án

2.2.3.3 Lãi suất cho vay

- Lãi suất cho vay do Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận phù hợp với quyđịnh của NHNN và VIETCOMBANK về lãi suất cho vay tại thời điểm ký kếtHĐTD

- Lãi suất cho vay ưu đãi được áp dụng đối với các khách hàng được ưu đãi vềlãi suất theo quy định của Chính phủ, NHNN và hướng dẫn củaVIETCOMBANK từng thời kỳ

- Trường hợp khoảng vay bị chuyển sang nợ quá hạn, phải áp dụng lãi suất nợquá hạn theo quy định của Thống đốc NHNN và hướng dẫn củaVIETCOMBANK tại thời điểm ký kết HĐTD

Ngày đăng: 26/10/2017, 13:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w