1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức ngành tài nguyên và môi trường huyện nam sách, tỉnh hải dương giai đoạn 2016 2020

53 313 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 286 KB

Nội dung

đầu, có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng g

Trang 1

ĐỀ ÁN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HUYỆN NAM SÁCH, TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Người thực hiện: Vương Văn Giang

Đơn vị công tác: Phòng Tài Nguyên và môi trường

huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương

HÀ NỘI, THÁNG 5 NĂM 2016

Trang 2

Để hoàn thành Đề án, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới côgiáo cố vấn thực hiện đề án Cô đã rất nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ trongsuốt quá trình nghiên cứu và thực hiện Đề án Đồng thời, em cũng hết sứcchân thành cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong khoa Triết học - Học việnChính trị Khu vực I, đã tạo điều kiện, giúp đỡ em hoàn thành đề án cũng nhưtất cả các thầy, cô giáo thuộc các Khoa, phòng, ban - Học viện Chính trị Khuvực I đã giúp đỡ em hoàn thành chương trình học tập Cao cấp Lý luận Chínhtrị hệ tập trung, khóa học 2015-2016

Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo cơ quan Huyện ủy, UBND huyện NamSách, các cơ quan, đơn vị ở huyện Nam Sách; UBND các xã, thị trấn; cán bộTrung tâm Thông tin tư liệu thư viện Học viện Chính trị Khu vực I đã cungcấp những tư liệu hết sức quý báu để em hoàn thành Đề án này

Quá trình thực hiện đề án do năng lực bản thân còn nhiều hạn chế,không tránh khỏi những thiếu sót rất mong sự góp ý chân thành của thầy, côgiáo và bạn bè để đề án được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cám ơn!

Hà Nội, ngày tháng 4 năm 2016

Học viên

Vương Văn Giang

Trang 3

1 Công nghiệp hóa - CNH

2 Hiện đại hóa - HĐH

3 Bảo hiểm xã hội - BHXH

4 Đảng Cộng sản - ĐCS

5 Hội đồng nhân dân - HĐND

6 Ủy ban nhân dân - UBND

7 Chủ nghĩa xã hội - CNXH

8 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - GCN QSDĐ

9 Giải phóng mặt bằng - GPMB

Trang 4

A MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề án 1

2 Mục tiêu của đề án 3

3 Giới hạn của đề án 4

B NỘI DUNG 5

1 Căn cứ xây dựng đề án 5

1.1 Cơ sở khoa học 5

1.2 Cơ sở chính trị, pháp lý 8

1.3 Cơ sở thực tiễn của đề án 10

2 Nội dung thực hiện của đề án 11

2.1 Bối cảnh thực hiện đề án 11

2.2 Thực trạng chất lượng cán bộ công chức ngành Tài nguyên và môi trường hiện nay của huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương 12

2.3 Nội dung cụ thể đề án cần thực hiện trong giai đoạn 2016- 2020 22

2.4 Các giải pháp thực hiện đề án 26

3 Tổ chức thực hiện đề án 29

3.1 Phân công trách nhiệm thực hiện đề án 29

3.2 Tiến độ thực hiện đề án 32

3.3 Kinh phí thực hiện các hoạt động của đề án 33

4 Dự kiến hiệu quả của đề án 35

4.1 Ý nghĩa thực tiễn của đề án 35

4.2 Đối tượng hưởng lợi của đề án 35

4.3 Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện và tính khả thi của đề án 36

C KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN 39

1 Kiến nghị 39

2 Kết luận 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

Trang 5

A MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề án

Từ thực tiễn lịch sử của xã hội loài người và chính trong quá trình truyền

bá lý luận khoa học vào phong trào công nhân C Mác đã kết luận: Bất cứ một tưtưởng nào, dẫu cao siêu vĩ đại đến đâu thì tư tưởng vẫn mãi mãi là tư tưởng nếu

tư tưởng đó không có con người truyền bá, vận dụng nó trong đời sống xã hội

Từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cụ thể hoá tư tưởng

của C Mác qua nhận định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc…Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”.

Cán bộ và công tác cán bộ luôn giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong

hệ thống tổ chức bộ máy là một trong những yếu tố quyết định sự thành bạicủa cách mạng Đảng ta đã khẳng định: Trong giai đoạn cách mạng hiện nay,phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ thenchốt Trong xây dựng Đảng thì vấn đề cán bộ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, làkhâu then chốt của nhiệm vụ then chốt Khi đã có đường lối, chính sách đúng,thì cán bộ là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của đường lối đó

Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã thuđược những thành tựu rất to lớn và vô cùng quan trọng trên tất cả các lĩnh vựckinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh Những kết quả đạt được tronghơn 20 năm qua đã khẳng định đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn,sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh của đất nước Cùng với đường lối đúng đắn

ấy, Đảng ta đã luôn chú trọng xây dựng được một đội ngũ cán bộ, công chức

có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, có trình độ

và năng lực thực tiễn, có tinh thần trách nhiệm trước sự nghiệp đổi mới, trướcnhân dân, quyết tâm thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới đất nước

Nghị quyết Trung ương 3 Khoá VIII về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy

mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã xác định: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cấp từ trung ương đến cơ sở, đặc biệt là cán bộ đứng

Trang 6

đầu, có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ cán bộ nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giữ vững độc lập tự chủ, đi lên chủ nghĩa xã hội.

Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nam Sách là cơ quan chuyênmôn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nam Sách thực hiện chức năng tham mưu,giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trườnggồm: đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, môi trường, biến đổi khí hậu

Phòng Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu vàtài khoản; chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của Ủy ban nhân dân cấphuyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp

vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường; là cơ quan trực tiếp quản lý hoạt độngcủa Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện và là cấp trên chuyên môncủa cán bộ địa chính- xây dựng các xã, thị trấn trên địa bàn huyện

Trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của huyện, yêu cầu mà thựctiễn đặt ra đối với phòng Tài nguyên và môi trường nói chung và đội ngũ cán

bộ công chức ngành Tài nguyên và môi trường là rất cao, song thực trạng ởhuyện Nam Sách còn nhiều hạn chế và bất cập Một bộ phận cán bộ chưađược đào tạo bài bản hoặc đào tạo chắp vá, thiếu sự quy hoạch tổng thể trongmột thời gian dài; việc bố trí, sắp xếp cán bộ còn chưa sát với thực tiễn, nănglực công tác và yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn Mặt khác, cơ chế thị trườngcũng tác động nhất định đối với đạo đức, phong cách, lối sống của đội ngũcán bộ trong ngành, đòi hỏi phải quan tâm rèn luyện tư cách đạo đức đối vớicán bộ một cách thường xuyên

Xuất phát từ yêu cầu lý luận và thực tế, tôi chọn vấn đề “Nâng cao chất

lượng đội ngũ công chức ngành Tài nguyên và Môi trường huyện Nam Sách,

Trang 7

tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016 - 2020” để làm đề án tốt nghiệp lớp Cao cấp lý

2.2 Mục tiêu cụ thể

Phấn đấu đến năm 2020 đội ngũ cán bộ công chức ngành tài nguyên vàmôi trường huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương đạt một số chỉ tiêu sau:

2.2.1 Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: 100% cán bộ trong ngành

đạt trình độ đại học và trên đại học chuyên môn về lĩnh vực tài nguyên và môitrường, trong đó: trình độ Thạc sỹ là 15/34; trình độ Đại học là 19/34; tất cảcác cán bộ trong ngành tài nguyên và môi trường thông thạo nghiệp vụchuyên môn

2.2.2 Về kỹ năng làm việc: phần lớn cán bộ công chức trong ngành tài

nguyên và môi trường có kỹ năng xử lý các công việc đạt hiệu quả cao (trên 3/4 tổng số cán bộ trong ngành); cơ bản người dân hài lòng khi giao tiếp, trực

tiếp làm việc tại cơ quan công quyền

2.2.3 Về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp: số lượng đảng

viên đạt 34/34 cán bộ; Công chức ngành tài nguyên và môi trường phấn đấuthực hiện các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp theo quyết định số117-QĐ/BCSĐ-BTNMT ngày 11/4/2014 của Ban cán sự Đảng Bộ Tài nguyên

và môi trường (Phụ lục số 01).

2.2.4 Về sức khỏe: 100% cán bộ lãnh đạo, chuyên môn có đủ năng lực

thể chất để đảm đương được các nhiệm vụ chuyên môn trong ngành

Trang 8

3 Giới hạn của đề án

3.1 Đối tượng của đề án

Chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ngành tài nguyên và môi trường

huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương (cán bộ công chức ngành tài nguyên và môi trường cấp huyện gồm cán bộ công chức xã, thị trấn và cán bộ công chức phòng Tài nguyên và môi trường huyện, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương- tổng số là 34 người).

3.2 Không gian của đề án

Đề án nghiên cứu trong phạm vi huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương

3.3 Thời gian thực hiện đề án

Đề án được thực hiện trong giai đoạn 2016-2020

Trang 9

B NỘI DUNG

1 Căn cứ xây dựng đề án

1.1 Cơ sở khoa học

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản được sử dụng trong đề án

- Khái niệm cán bộ công chức

Qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung, ngày 9/12/2008 Quốc hội ban hànhLuật cán bộ, công chức có hiệu lực thực hiện từ ngày 1/1/2010 quy định cụthể hơn về công chức, phân biệt và giải thích rõ cán bộ và công chức

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạchchức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chứcchính trị-xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vịthuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà khôngphải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lýcủa đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chứcchính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biênchế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máylãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được đảm bảo từ quỹlương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật

Để hướng dẫn thi hành Luật cán bộ, công chức, ngày 25/1/2010, Chínhphủ ban hành Nghị định 06/2010/NĐ-CP quy định những người là công chức.Theo Nghị định này, căn cứ để xác định công chức gồm: là công dân ViệtNam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh, trong biênchế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc được bảo đảm từ quỹ lươngcủa đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật, làm việc trong các

cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, của tổ chức chính trị - xã hội, trongVăn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, trong

Trang 10

các cơ quan Bộ và các tổ chức khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủthành lập, trong cơ quan hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, trong hệ thống Tòa

án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, trong cơ quan, đơn vị của Quân độinhân dân và Công an nhân dân, trong bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự

nghiệp công lập.

- Chất lượng cán bộ công chức

Theo Từ điển bách khoa Việt Nam: Chất lượng là một phạm trù triếthọc biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổnđịnh tương đối của sự vật và phân biệt nó với sự vật khác Chất lượng là đặctính khách quan của sự vật, biểu thị ra bên ngoài qua các thuộc tính Chất lượngcủa sự vật, hiện tượng biểu thị trình độ phát triển của nó, chất lượng càng caothì mức độ phát triển của sự vật càng lớn

Theo Từ điển tiếng Việt, chất lượng được xem là “Cái tạo nên phẩm chất,giá trị của mỗi con người, một sự vật, sự việc” Đây là cách đánh giá một conngười, một sự việc, một sự vật trong cái đơn nhất, trong tính độc lập của nó

Chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức được tạo nên bởi nhiều nhân

tố, bao gồm số lượng cán bộ, cấu trúc bộ máy, cơ chế tổ chức, điều hành,phương thức quản lý và lãnh đạo… Chất lượng của đội ngũ cán bộ được cấuthành từ phẩm chất và năng lực của mỗi người cán bộ

Chất lượng cán bộ công chức là tổng hợp các yếu tố: trình độ được đào tạo về chuyên môn bậc cao, có phẩm chất chính trị tư tưởng vững vàng, đạo đức cách mạng và lối sống lành mạnh, trong sáng, kinh nghiệm hoạt động thực tiễn dày dạn, thể chất tốt tạo nên năng lực và phẩm chất của cán

bộ trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, tổ chức và điều hành, v.v…

Chất lượng của mỗi người cán bộ, công chức trước hết được biểu hiện

ở bản lĩnh chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, ở trình độ được đào tạo vềchuyên môn, lý luận chính trị, kiến thức văn hóa và giao tiếp, thể hiện ở kinhnghiệm và năng lực lãnh đạo, quản lý, tổ chức, điều hành bộ máy và năng lực tổ

Trang 11

chức thực tiễn, đồng thời được biểu hiện ở hiệu quả hoạt động lãnh đạo, quản

lý, ở uy tín của họ trước tập thể và nhân dân, ở sức khỏe bảo đảm để làm việc

Tuy nhiên, mỗi chức danh, mỗi cương vị và mỗi loại cán bộ, công chứckhác nhau có yêu cầu chất lượng ở mức độ chuyên sâu khác nhau Nhưng nhìnchung ở bất cứ cương vị và lĩnh vực nào thì yêu cầu về tố chất chính trị phảiđược đặt lên hàng đầu Tố chất đạo đức là cái gốc và trình độ, kiến thức nănglực, sức khỏe là nhân tố quyết định đến hiệu quả công tác Chất lượng hoạt độnglãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, hoạt động tuyên truyền, vận động, hướng dẫncủa MTTQ và các đoàn thể, hoạt động quản lý hành chính nhà nước của UBNDsuy cho cùng chính là chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức làm việctrong các cơ quan đó Do vậy, khi nói đến chất lượng cán bộ, công chức là nóiđến tổng thể những phẩm chất, năng lực của người cán bộ, công chức đanglàm việc tại các cơ quan nhà nước, Đảng và đoàn thể những phẩm chất vànăng lực này thể hiện khả năng và kết quả thực hiện công việc của họ, cụ thểhơn là thực hiện những nhiệm vụ của các cơ quan mà họ được cấp có thẩmquyền phân công

Từ những phân tích trên, có thể hiểu: Chất lượng cán bộ công chức là tổng hợp những phẩm chất, những giá trị về chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực, thể chất và kết quả hoàn thành nhiệm vụ được phân công của mỗi cán bộ, công chức trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị.

Công tác đánh giá cán bộ, công chức là công tác vô cùng phức tạp,nhạy cảm, là cơ sở cho việc xây dựng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí

sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thựchiện chính sách đối với cán bộ, công chức

1.1.2 Tiêu chí cán bộ công chức ngành tài nguyên và môi trường

- Tiêu chuẩn chung cho cán bộ trong thời kỳ mới theo Nghị quyết

Trung ương 3 khoá VIII (Phụ lục 2).

Trang 12

- Riêng đối với ngành tài nguyên và môi trường tôi xin đưa ra các tiêuchí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ công chức dựa vào 04 tiêu chí sau:

+ Về chuyên môn nghiệp vụ: các cán bộ công chức ngành đòi hỏi phảiqua đào tạo tại các trường học với đúng chuyên ngành về đất đai và môitrường, trình độ học vấn đạt từ đại học trở lên Không chỉ biết và giỏi kiếnthức chuyên môn mà phải có nghiệp vụ vững vàng, sẵn sàng ứng phó với cácthay đổi của quy định về đất đai

+ Về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp: phải đảm bảo theođúng quy định tại Quyết định số 117-QĐ/BCSĐ- BTNMT ngày 11/4/2014của Ban cán sự Đảng Bộ Tài nguyên và môi trường

+ Về kỹ năng làm việc: là khả năng thích ứng, tiếp cận nhanh với sựthay đổi đối với các quy định của Nhà nước; khả năng phân tích, làm chủ cáctình huống trong khi giải quyết các công việc chuyên môn, đặc biệt khi trực

tiếp làm việc với người dân (kỹ năng mềm).

+ Về sức khỏe: là khả năng đáp ứng về năng lực thể chất, tinh thần; khảnăng chịu được sức ép về tâm lý khi xử lý các công việc chuyên ngành

Như vậy, việc đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng đội ngũcán bộ, công chức là một trong những nội dung cơ bản của công cuộc cải cáchhành chính được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và đã thực hiệnnhiều hoạt động cải cách trong công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức.Song, thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ ngành tài nguyên và môi trường ởhuyện Nam Sách còn nhiều hạn chế và bất cập cần phải có đề xuất kịp thời đểkhác phục hạn chế đang tồn tại

1.2 Cơ sở chính trị, pháp lý

Trang 13

C.Mác và Ph.Ăngghen là những người đặt nền móng cho vấn đề cán bộ

và xây dựng đội ngũ cán bộ của giai cấp vô sản Từ kinh nghiệm rút ra tronglịch sử phát triển của xã hội loài người và qua quá trình truyền bá lý luận khoahọc vào phong trào vô sản, hai ông khẳng định: “Tư tưởng căn bản khôngthực hiện được gì hết, muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sửdụng lực lượng thực tiễn” Kế thừa, phát triển tư tưởng của C.Mác vàPh.Ăngghen về vấn đề cán bộ, V.I.Lênin cho rằng: “Trong lịch sử, chưa hề cómột giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra đượctrong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong

có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào”

Về vị trí của cán bộ, Hồ Chí Minh cho rằng, cán bộ là dây chuyền của

bộ máy Đảng, Nhà nước, đoàn thể nhân dân, cán bộ là cái gốc của mọi côngviệc; muôn việc thành công hay thất bại đều là do cán bộ tốt hay kém Với ýnghĩa như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng, cán bộ là lực lượng tinh tuý nhất của

xã hội, có vị trí vừa tiên phong vừa là trung tâm của xã hội và có vai trò cực

kỳ quan trọng của hệ thống chính trị nước ta

Đảng ta luôn coi cán bộ là khâu then chốt trong toàn bộ hoạt động lãnhđạo của Đảng, là nguyên nhân thành bại của cách mạng Hội nghị Trung ương

3 (khóa VIII) đã có Nghị quyết về “Chiến lược cán bộ của thời kỳ đẩy mạnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” Đại hội IX của Đảng đã đề cậpnhiều về vấn đề tổ chức và cán bộ, nhất là tổ chức bộ máy Đảng, Nhà nước vàcán bộ lãnh đạo của Đảng, cán bộ quản lý và công chức của Nhà nước Vănkiện Đại hội đã nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ Xây dựng đội ngũcán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo và quản lý ở các cấp, vững vàng về chínhtrị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ và kiến thức vềnăng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân” và “Xây dựng đội ngũ cán

bộ, công chức trong sạch có năng lực Hoàn thiện chế độ công vụ, quy chếcán bộ, công chức, coi trọng cả năng lực và đạo đức… Đào tạo, bồi dưỡng

Trang 14

cán bộ công chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, về đường lối,chính sách, về kiến thức và kỹ năng quản lý hành chính nhà nước Sắp xếp lạiđội ngũ cán bộ, công chức theo đúng chức danh, tiêu chuẩn”.

Kết luận của Đảng tại Hội nghị Trung ương 9 (khóa X) và nghị quyếtĐại hội XI của Đảng tiếp tục xác định: cán bộ là nhân tố quyết định sự thànhbại của cách mạng, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng Trướcyêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới đòi hỏi ngày càng cao hơn,đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, phức tạp hơn,cần phải có một đội ngũ cán bộngang tầm thì mới đáp ứng được Do đó Đảng phải tiếp tục thực hiện chiếnlược cán bộ với quyết tâm và yêu cầu mới cao hơn, đạt kết quả tốt hơn trên cơ

sở bổ sung, hoàn thiện các quan điểm, xác định rõ hơn các mục tiêu, nhiệm vụ

và giải pháp

Cùng với quan điểm chỉ đạo trên, Chính phủ, Bộ tài nguyên và môitrường cũng ban hành các văn bản pháp lý như:

- Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/03/2010 của Chính phủ vềđào tạo, bồi dưỡng công chức

- Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ quyđịnh những người là công chức

- Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003

- Luật Cán bộ, công chức nãm 2008 của Quốc hội

- Hiến pháp Việt Nam năm 1946, 1959, 1980 và 1992, 2013 của Quốchội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013

- Quyết định số 117-QÐ/BCSÐ- BTNMT ngày 11/4/2014 của Ban cán

sự Ðảng Bộ Tài nguyên và môi trýờng ban hành quy định chuẩn mực đạo đứcnghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức, ngýời lao động ngành tàinguyên và môi trường

- Chỉ thị số 02/CT-BTNMT ngày 29/03/2013 của Bộ Tài nguyên và

Trang 15

môi trường về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính của cán bộ, côngchức, viên chức, người lao động thuộc ngành tài nguyên và môi trường.

1.3 Cơ sở thực tiễn của đề án

Thực tiễn chất lượng đội ngũ cán bộ ngành tài nguyên và môi trường ởhuyện Nam Sách còn nhiều hạn chế bất cập Nhiều xã chưa có đủ cán bộ theođúng tiêu chuẩn, chức danh, cơ cấu chưa hợp lý Một số cán bộ trình độ, nănglực chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, chưa được đào tạo cơ bản về chuyênmôn, lý luận chính trị; một số cán bộ tuổi cao chưa kịp thời thay thế; một sốcòn thụ động, bảo thủ, quan liêu, làm việc theo kiểu kinh nghiệm, một bộphận không nhỏ cán bộ do tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, đã có biểuhiện suy thoái về phẩm chất, đạo đức sống xa dân, quan liêu, hách dịch, cục

bộ, cơ hội có tham vọng cá nhân…làm ảnh hưởng tới uy tín, vị thế của Đảng,chính quyền với nhân dân và hiệu quả công việc

Từ thực tiễn nêu trên đòi hỏi nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngànhtài nguyên và môi trường là nhiệm vụ cấp bách đặt ra đối với huyện NamSách để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nôngthôn trong giai đoạn hiện nay: phải có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín trướcnhân dân, có năng lực công tác, có đạo đức cách mạng, về tinh thần phục vụnhân dân, về trình độ kiến thức pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội Sự amhiểu và nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhànước, thành thạo nghiệp vụ chuyên môn, kỹ thuật xử lý thông tin để giảiquyết các vấn đề đặt ra trong quản lý Nhà nước một cách khôn khéo, minhbạch, dứt khoát, hợp lòng dân và không trái pháp luật, hoàn thành tốtnhiệm vụ được giao trên cương vị công tác của mình

Nguồn số liệu sử dụng trong đề án được lấy từ: Dự thảo văn kiện đạihội đảng bộ huyện Nam Sách lần thứ XXI; báo cáo thống kê chất lượng độingũ cán bộ chủ chốt các xã, thị trấn của Ban Tổ chức Huyện uỷ Nam Sách;Báo cáo công tác đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm Bồi dưỡng chính trịhuyện, phòng Nội vụ huyện Nam Sách

Trang 16

2 Nội dung thực hiện của đề án

- Đảng bộ và chính quyền huyện Nam Sách luôn quan tâm, chăm lo xâydựng đội ngũ cán bộ huyện, đặc biệt đội ngũ cán bộ ngành tài nguyên môitrường để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, hoàn thành các chỉ tiêu mà đạihội đảng bộ huyện Nam Sách lần thứ XX đã đặt ra

- Đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt đội ngũ cán bộ ngành tài nguyênmôi trường ở các xã, thị trấn ngày càng nhận thức sâu sắc vai trò, trách nhiệmcủa mình trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương, có ý thứcvươn lên, không ngưng phấn đấu học tập, bồi dưỡng, tự rèn luyện, khắc phụckhó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao

- Kết quả công tác quản lý đất đai, tài nguyên và môi trường trong thời

gian qua (Phụ lục 03).

2.2 Thực trạng chất lượng cán bộ công chức ngành Tài nguyên và môi trường hiện nay của huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương

2.2.1 Thực trạng chất lượng cán bộ ngành Tài nguyên và môi trường

Ngành Tài nguyên và môi trường huyện được giao nhiệm vụ hiện nay

có 03 bộ phận chính nằm ở phòng Tài nguyên và môi trường huyện, Vănphòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện và bộ phận thuộc xã, thị trấn quản lý.Tổng số cán bộ công chức và lao động hợp đồng năm 2015 là 34 người, trongđó: Phòng Tài nguyên và môi trường huyện: 09 biên chế; Văn phòng đăng kýQSDĐ huyện: 02 biên chế và 04 cán bộ hợp đồng; Cán bộ địa chính và môitrường cấp xã, thị trấn: 19 biên chế, cụ thể:

Trang 17

+ Tổng số nam: 27; tổng số nữ: 07;

+ Tổng số biên chế công chức: 30; lao động hợp đồng: 04

+ Trình độ Thạc sỹ: 07; Đại học: 13; Trung cấp: 14 (số cán bộ đào tạo đúng chuyên ngành tài nguyên và môi trường là 28 người; số còn lại đào tạo không đúng chuyên ngành).

+ Sơ cấp chính trị: 12; Trung cấp chính trị: 10; Cao cấp chính trị: 01.+ Đảng viên: 23; Đoàn viên: 11

+ Trình độ ngoại ngữ và tin học: đa số cán bộ không sử dụng đượcngoại ngữ, có khoảng 90% số lượng cán bộ sử dụng thành thạo máy vi tínhtrong công việc chuyên môn

Có thể nói cán bộ ngành tài nguyên và môi trường của huyện Nam Sách

về cơ bản đã đáp ứng được về mặt số lượng, tuy nhiên về chất lượng vẫn chưađược đồng đều và chưa thực sự đáp ứng được các yêu cầu cũng như các tiêuchí mà ngành Tài nguyên và môi trường đã đưa ra

* Về cơ cấu giới tính và trình độ chuyên môn

- Ưu điểm

Đội ngũ công ngành Tài nguyên và môi trường huyện Nam Sách ngàycàng được trẻ hoá, đa số ở độ tuổi dưới 40 (28/34 người, tương ứng 82,4%),đây là độ tuổi trẻ, có trình độ chuyên môn tốt, có sức khỏe, nhiệt tình công táccống hiến đáp ứng tốt với đòi hỏi của công việc chuyên môn Tỷ lệ cán bộcông chức ngành có trình độ và chuyên môn có khả năng đáp ứng tốt yêu cầu

công tác đạt tương đối cao (13 người có bằng đại học, 07 người có bằng Thạc

sỹ và cơ bản đều phù hợp với chuyên ngành công tác).

Do xác định được một cách đúng đắn tính chiến lược và cấp thiết củacũng như tầm quan trọng của công tác cán bộ, UBND huyện đã chỉ đạo cácphòng ban chức năng phối hợp với phòng Nội vụ huyện trong việc lập kếhoạch, triển khai thực hiện công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ

- Hạn chế

Trang 18

+ Công tác đào tạo đội ngũ công chức ngành Tài nguyên và môi trườnghuyện Nam Sách còn bộc lộ những thiếu sót, hạn chế Việc đào tạo, đào tạolại đôi khi không được tiến hành thường xuyên do đó kết quả công tác đào tạotrở thành vấn đề bất cập nhất trong toàn bộ các khâu của quá trình đào tạo cán

bộ của huyện Việc mở các lớp tập huấn chuyên ngành để trang bị, bổ sungkiến thức còn hạn chế, kinh phí hỗ trợ cho công tác đào tạo chưa thoả đáng,chưa động viên kịp thời được đội ngũ cán bộ công chức tham gia các lớp học

để nâng cao trình độ phục vụ trực tiếp cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội

ở địa phương

+ Công tác tuyên truyền và nhận thức của cán bộ địa chính, cán bộ môitrường một số xã, thị trấn còn hạn chế, việc tham mưu chỉ đạo thực hiệnkhông phù hợp với chỉ đạo của cấp trên

+ Do đặc thù công việc của ngành tài nguyên và môi trường là chủ yếulàm việc tại thực địa, đo đạc, lập hồ sơ địa chính… nên đòi hỏi cán bộ phải cósức khỏe phải tốt, thời gian nhiều, do vậy số lượng cán bộ nữ trong ngànhhiện tại là 07 đồng chí là nhiều, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thực tế

+ Công tác phối hợp giữa Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND các

xã, thị trấn còn chưa tốt, chưa hợp lý Chuyên môn của một số cán bộ địachính xã, thị trấn còn rất hạn chế, trách nhiệm thực hiện công việc rất thấp,chưa nắm bắt và hiểu hết các văn bản quy định về quản lý đất đai của Nhànước Một số cán bộ tham gia công tác lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất cho người sử dụng đất trình độ chuyên môn còn yếu, chưa đápứng nhu cầu trong quá trình thực hiện

* Về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng

- Ưu điểm

Hầu hết đội ngũ công chức ngành Tài nguyên và môi trường huyệnNam Sách có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng, cótinh thần trách nhiệm độc lập tự chủ và có uy tín với Đảng, với dân, được thực

Trang 19

tế khẳng định mặc dù trong điều kiện nào, hoàn cảnh sống còn gặp nhiều khókhăn nhưng vẫn giữ vững được lập trường tư tưởng vững vàng, phẩm chất đạođức và lối sống lành mạnh, ý trí vươn lên hoàn thành nhiệm vụ chung Nội bộcán bộ, công chức đoàn kết nhất trí và có ý thức chăm lo đời sống nhân dânđịa phương Số đông tích cực học tập đã có bước tiến bộ về kiến thức chuyênmôn, một số năng động sáng tạo, thích ứng dần với cơ chế quản lý mới.

về chủ nghĩa Mác- Lênin và chủ nghĩa xã hội, hoài nghi đường lối của Đảng,thiếu tinh thần bảo vệ quan điểm đường lối của Đảng chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước

+ Bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân trong một bộ phận công chức cóchiều hướng gia tăng; vẫn còn tình trạng “chạy chức”, “chạy bằng cấp” Thoáihóa, biến chất về đạo đức, lối sống, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sáchnhiễu nhân dân chưa được đẩy lùi Những biểu hiện này đã làm xói mòn bảnchất cách mạng của cán bộ, công chức, làm giảm lòng tin của nhân dân đốivới Đảng, với chính quyền

* Kỹ năng làm việc, năng lực công tác tổ chức thực hiện nhiệm vụ, chủtrương, chính sách

- Ưu điểm

Sau nhiều năm phấn đấu theo tiến trình đổi mới của đất nước, hoạt độngcủa đội ngũ công chức ngành đã có nhiều đổi mới, thích ứng dần dần vớinhững vận động và đòi hỏi của cuộc sống hiện đại Kỹ năng làm việc, nănglực tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được

Trang 20

nâng lên rõ rệt; nhiều cán bộ trong ngành có tư duy tổng hợp, biết vận dụngsáng tạo các quy định của pháp luật và trong công việc chuyên môn để xử lýnhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chinh đáng cho người dân; việc cập nhậtchính sách mới, tham mưu tổ chức triển khai các chế độ, chính sách của cán

bộ ngành đã thể hiện sự năng động, sáng tạo hơn Đặc biệt, tính chủ quan, tùytiện, thụ động, ỷ lại trong giải quyết công việc từng bước được khắc phục

Đội ngũ công chức ngành Tài nguyên và môi trường huyện Nam Sáchhầu hết đều thực hiện tốt những yêu cầu của công chức trong thực hiện cácchức trách công vụ, giữ mối liên hệ tốt giữa Nhà nước với Nhân dân, phảnánh kịp thời những khó khăn vướng mắc trong thực hiện chinh sách quy địnhcủa Nhà nước và cấp trên Tích cực nghiên cứu văn bản nên xử lý công việcđạt hiệu quả tốt, được nhân dân tin tưởng và quý mến

Do công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng được chuẩn hóa, được quantâm nên nhiều cán bộ đã có kinh nghiệm và chuyên môn công tác đáp ứng tốtyêu cầu đòi hỏi của tình hình mới

Mặc dù khối lượng công việc nhiều, tính chất công việc phức tạp nhưngnhiều đồng chí đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực sự tâm huyết với côngviệc, gương mẫu trong mọi lĩnh vực công tác, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm

vụ được Đảng, nhà nước và nhân dân giao phó

- Hạn chế:

+ Nhìn chung năng lực hoạt động thực tiễn chưa thực sự tốt, khả năngđáp ứng kịp với nhu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH là hạn chế Nhiều chủtrương chính sách của cấp uỷ, chính quyền cấp trên triển khai chậm chạp, thiếu

sự chủ động tích cực, thiếu tinh thần năng động, sáng tạo nên ít mang lại hiệuquả thiết thực và chưa có nhiều sáng kiến tạo ra được những sự bứt phá cầnthiết trong thời kỳ đổi mới

+ Nhiều công chức cơ sở chưa có năng lực làm việc tập thể phối kếthợp giữa các ban ngành, đoàn thể trong việc tham mưu tuyên truyền, triển

Trang 21

khai các chương trình, kế hoạch, chính sách mới nhằm vận động, tập hợp vàphát huy vai trò của quần chúng nhân, chưa tạo ra sự đồng thuận cần thiết và

có ý nghĩa ngay trong nội bộ ban lãnh đạo địa phương và giữa cán bộ vớinhân dân để tạo ra sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chínhtrị của địa phương

+ Một số công chức chưa thực sự trung thành với mục đích, lý tưởngcủa Đảng, còn đề cao lợi ích cá nhân, dẫn đến lối quan liêu, tham nhũng, lãngphí

+ Chưa tích cực tham gia xây dựng chính sách, đường lối của Đảng.Một số công chức chưa thẳng thắn trong đấu tranh tự phê bình và phê bình,còn hiện tượng né tránh, ngại va chạm

+ Về kỹ năng làm việc: một trong những tiêu chuẩn của cán bộ, côngchức là “gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm” Tuy nhiên,

sự gắn kết này đôi khi còn tỏ ra hình thức, còn biểu hiện bè phái, cục bộ Viêcquan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đángcho nhân dân chưa thường xuyên Nhiều công chức chưa nhận thức được quanđiểm “lấy dân làm gốc” và tác dụng của sự thành tâm, nhẫn nại, khéo khơi gợiquần chúng là những vấn đề có ý nghĩa quyết định Năng lực khái quát hóa,tập hợp ý kiến của nhân dân còn hạn chế nên chưa tìm ra nhu cầu phổ biến vàchính đáng của họ, dẫn đến tình trạng xa rời quần chúng Một số cán bộ chưathể hiện được tính quyết đoán, chưa mềm dẻo trong ứng xử; giải quyết côngviệc thiếu công tâm, khách quan, nóng vội, xử lý công việc mang tính áp đặtđôi khi gây bức xúc trong nhân dân, làm suy giảm lòng tin của dân vào cácchủ chương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước

+ Nhiều công chức hạn chế kiến thức chuyên môn, giải quyết công việctheo chủ quan, cảm tính, sự vụ, không hiểu được chủ trương chính sách củaĐảng và Nhà nước dẫn đến sai sót trong giải quyết công việc

* Công tác kiểm tra, đánh giá

Trang 22

- Ưu điểm:

Trong những năm qua, UBND huyện Nam Sách đã coi trọng và chỉ đạothực hiện có hiệu quả công tác nhận xét, đánh giá cán bộ hàng năm Trongđánh giá đã nêu cao tinh thần đấu tranh phê và tự phê bình, giúp cán bộ hoànthiện bản thân Thực hiện chủ trương chỉ đạo của UBND huyện là “đánh giáxếp loại đảm bảo đúng thực chất, không nặng về thành tích” nên đã tổ chứcviệc đánh giá, xếp loại khá nghiêm túc, đảm bảo đúng quy trình, thủ tục, chấtlượng từng bước được nâng lên Qua đánh giá, đa số công chức có lập trường

tư tưởng vững vàng, đoàn kết tốt, tạo được sự đồng thuận trong lãnh đạo; cótinh thần trách nhiệm trong công tác Nhiều đồng chí có sự đổi mới về tư duy,sáng tạo trong chỉ đạo thực hiện các chức trách chuyên môn; chủ trương chínhsách pháp luật của Đảng và Nhà nước, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xãhội của địa phương

Kết quả phân loại cán bộ năm 2015:

Hoàn thành xuất sắc: 14,7 %

Hoàn thành tốt: 61,7 %Hoàn thành: 23,6 %

Không hoàn thành: 0 %

- Hạn chế:

+ Việc nhận xét đánh giá công chức ngành có lúc, có nơi chưa toàndiện, còn nể nang, kết quả xếp loại chưa sát thực tế Tình trạng nể nang, nétránh, ngại va chạm, không nói thẳng, nói thật vẫn còn tồn tại Chưa đánh giáđúng với chất lượng và hiệu quả công việc, chưa thực sự coi trọng tiêu chuẩn

và nhu cầu công việc

+ Việc bố trí, giải quyết chế độ đối với một số cán bộ, công chức khôngđáp ứng tiêu chuẩn chuyên môn, năng lực công tác còn yếu, không hiệu quả.Còn bố trí cán bộ, công chức không theo đúng chuyên môn được đào tạo, dẫnđến công việc, hiệu quả quản lý kém

Trang 23

+ Việc giao chỉ tiêu biên chế cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đấtcòn ít (02 chỉ tiêu), mặt khác số lượng cán bộ hợp đồng nhiều (04 cán bộ);trong khi đó yêu cầu trách nhiệm công việc cao, dẫn đến tư tưởng cán bộ bịdao động, thiếu ý thức trách nhiệm, không tâm huyết với nghề; ảnh hưởngtrực tiếp đến kết quả công tác quản lý lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

2.2.2 Đánh giá chung

2.2.2.1 Ưu điểm

- Chính sách pháp luật về công chức đã ngày càng hoàn thiện, việc banhành các văn bản tổ chức thực hiện từ các khâu tuyển dụng, bố trí sử dụngcông chức đến đào tạo, chế độ tiền lương – BHXH đối với công chức rõ ràng,nhất quán, khoa học

- Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, Nghịquyết Trung ương 7 (khoá VIII) và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện NamSách lần thứ XXVI (nhiệm kỳ 2010-2015), Huyện uỷ đã tập trung chỉ đạo xâydựng đội ngũ cán bộ, công chức gắn liền với kiện toàn hệ thống tổ chức bộmáy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị từ huyệnđến cơ sở

- Cấp uỷ, chính quyền của huyện Nam Sách luôn quán triệt quan điểmcoi công tác nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức nói chung vàcông chức ngành Tài nguyên và môi trường nói riêng là nhiệm vụ mấu chốtcủa công tác xây dựng Đảng, công tác tổ chức và có ý nghĩa quyết định trựctiếp tới việc triển khai các chủ trương, chính sách phát triển toàn diện kinh tế -

xã hội ở địa phương trong thời kỳ đổi mới

- Có sự chỉ đạo của UBND huyện, sự chủ động phối hợp chặt chẽ vàhiệu quả giữa ngành Tài nguyên và môi trường, Nội vụ, các xã, thị trấn vớicác ngành liên quan đối với công tác đào tạo, nâng cao năng lực và quản lýđội ngũ công chức từ xây dựng chỉ tiêu tuyển dụng, đào tạo, bố trí, sử dụngđội ngũ cán bộ đến việc đề xuất hỗ trợ các chế độ chính sách khuyến khích

Trang 24

đối với đội ngũ công chức có năng lực và phát huy vai trò tích cực trong sựnghiệp đổi mới của địa phương; đồng thời hết sức coi trọng công tác kiểm tra,

xử lý nghiêm minh đối với những viên không đủ năng lực và suy thoái về đạođức lối sống, ảnh hưởng đến tình hình chung và việc thực hiện các mục tiêucủa sự nghiệp CNH, HĐH ở địa phương

- Bản thân đội ngũ công chức ngành Tài nguyên và môi trường luôn ýthức được vị trí, trách nhiệm đối với sự ổn định, phát triển của địa phương ;thường xuyên có ý thức trau dồi kiến thức chuyên môn, nâng cao trình độ mọimặt để đáp ứng kịp thời yêu cầu của sự nghiệp đổi mới

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, phẩm chất đạo đứccách mạng đã và đang trở thành nhiệm vụ không chỉ của của các ban, ngànhchức năng mà còn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và của nhân dân địaphương Các đoàn thể chính trị xã hội, các tổ hội ở địa phương tham gia đónggóp ý kiến đối với công tác quy hoạch cán bộ, phát hiện và đề xuất phươnghướng đào tạo cán bộ có khả năng phục vụ tốt sự nghiệp cách mạng Đồngthời việc giám sát, kiểm tra đối với đội ngũ cán bộ, công chức không chỉ lànhiệm vụ chuyên biệt mà đã phát huy được tinh thần dân chủ của nhân đối vớicông tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở

2.2.2.2 Những hạn chế, bất cập

- Một là, về nhận thức công tác xây dựng cán bộ

Đi đôi với đổi mới tư duy một cách toàn diện, công tác xây dựng độingũ cán bộ cũng được đổi mới Tuy vậy, còn một số cán bộ công chức ngànhtài nguyên và môi trường, kể cả cán bộ lãnh đạo quản lý ngành vẫn chưa thực

sự nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc xây dựng chất lượng đội ngũcông chức ngành trong giai đoạn hiện nay Vì vậy, nhiều vấn đề về công tácxây dựng chất lượng đội ngũ công chức ngành chưa được cụ thể hóa thànhnhững hướng dẫn chỉ đạo thực hiện

- Hai là, về đội ngũ cán bộ, công chức

Trang 25

Đội ngũ cán bộ công chức ngành tài nguyên và môi trường còn chưathực sự đủ về số lượng so với khối lượng công việc thực tế, đặc biệt ở Vănphòng đăng ký quyền sử dụng đất; một số bộ phận cán bộ chưa đáp ứng vềtrình độ và năng lực nghiệp vụ chuyên môn; số chỉ tiêu giao biên chế cho Vănphòng đăng ký quyền sử dụng đất còn ít, số cán bộ hợp đồng dài hạn tại cònnhiều, điều đó ảnh hưởng lớn đến hiệu quả, chất lượng công việc

Một số cán bộ công chức ngành chưa thực sự yên tâm công tác, cònngại khó, ngại khổ, có cán bộ, công chức chưa sẵn sàng tự giác nhận sự phâncông của lãnh đạo, nêu lý do từ chối nhiệm vụ mà tổ chức dự kiến Một sốkhác, có tư tưởng “an phận thủ thường”, chưa có ý thức học tập cao, không cóchí tiến thủ, nghiệp vụ chưa thực sự tinh thông, lý luận cơ bản thiếu, làm việctheo chủ nghĩa kinh nghiệm, gặp công việc khó khăn sẽ bộc lộ sự yếu kém,chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ đổi mới Tỷ lệ cán bộ công chứcngành chưa có trình độ lý luận chính trị còn cao

Đội ngũ lãnh đạo ngành có lúc, có nơi chưa phát huy đầy đủ tinh thầntrách nhiệm; năng lực quản lý và điều hành, thiếu kiểm tra đôn đốc việc thựcthi nhiệm vụ của cán bộ công chức

- Ba là, về công tác tuyển dụng, đánh giá cán bộ

Công tác quy hoạch cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý, tuyển dụngcán bộ chuyên môn ngành vẫn còn nhiều bất cập; tiêu chuẩn để lựa chọn cònquá chung chung, chưa được cụ thể hóa, chưa thực sự quyết liệt

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ngành chưa được quantâm đúng mức; nhiều cán bộ địa chính- xây dựng xã, thị trấn không được tạođiều kiện để tham gia bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ sửdụng máy vi tính Đội ngũ cán bộ trẻ còn thiếu kinh nghiệm thực tế, khả năng

áp dụng lý thuyết vào thực tế còn chậm

Công tác đánh giá cán bộ công chức ngành chưa thực sự coi trọng, ởmột số xã, thị trấn còn thiếu quan tâm; chưa đánh giá đúng với chất lượng và

Trang 26

hiệu quả công việc, chưa thực sự coi trọng tiêu chuẩn và nhu cầu công việccủa cán bộ công chức Việc sử dụng, phân công công tác cho cán bộ côngchức vẫn còn hạn chế, chưa phát huy hết những tiềm năng của đội ngũ cán bộcông chức hiện có Vẫn còn tình trạng phân công thực hiện công việc trái vớikhả năng, trình độ, sở trường

2.2.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập

- Chưa có sự quan tâm đúng mức của các cấp đối với vai trò công chứccủa ngành Tài nguyên và môi trường, một ngành độc lập, khối lượng côngviệc rất lớn, có vai trò quan trọng đối với sự ổn định của xã hội nhưng không

có chế độ đãi ngộ phù hợp

- Tuy công tác nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chứcngành Tài nguyên và môi trường trong huyện luôn được coi trọng nhưng côngtác đào tạo lại không được tiến hành thường xuyên, nội dung đào tạo khôngsát với yêu cầu của thực tế cơ sở, chất lượng đào tạo chưa cao

- Một số công chức cơ sở không vượt qua được sức ì của bản thân, đôikhi có xu hướng bảo thủ, thiếu tính tự chủ, năng động sáng tạo (đôi khi khôngtôn trọng quy luật khách quan) nên giáo điều, dập khuôn khi áp dụng các chủtrương chính sách một cách cứng nhắc, không tính đến yếu tố thực tiễn nênhiệu quả công tác không cao, không tạo ra sự bứt phá cần thiết của quá trìnhphát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH nôngnghiệp, nông thôn

- Công tác kiểm tra, giám sát còn chưa làm thường xuyên, chưa có cơchế trong việc tiếp nhận những ý kiến đóng góp của người dân phục vụ choviệc kiểm tra thực hiện chính sách đối với công chức ngành Tài nguyên và môitrường

2.3 Nội dung cụ thể đề án cần thực hiện trong giai đoạn 2016- 2020

2.3.1 Đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và công tác cán bộ

Ngày đăng: 25/10/2017, 18:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. C. Mác. Ănghen (1995), C.Mác. Ănghen toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: C.Mác. Ănghen toàn tập
Tác giả: C. Mác. Ănghen
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốcgia
Năm: 1995
8. Đảng cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 BanChấp hành Trung ương khoá VIII
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1999
9. Đảng cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương khoá X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 BanChấp hành Trung ương khoá X
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2007
10. Đảng cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương khoá X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 9 BanChấp hành Trung ương khoá X
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2009
11. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại Hội đại biểu toànquốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
12. Đảng cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương khoá XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 BanChấp hành Trung ương khoá XI
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2012
13. Hồ Chí Minh (1995, 2000, 2002, 2005), Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh Toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
15. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật tổ chức HĐND và UBND, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luậttổ chức HĐND và UBND
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003
17. Quốc hội nước CHXHCNVN (2013): Hiến pháp Việt Nam năm 1946, 1959, 1980 và 1992, 2013 Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiến pháp Việt Nam năm1946, 1959, 1980 và 1992
Tác giả: Quốc hội nước CHXHCNVN
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2013
1. Bộ Chính trị, Quyết định số 286-QĐ/TW ngày 8/2/2010 ban hành Quy chế đánh giá cán bộ Khác
2. Ban cán sự Ðảng Bộ Tài nguyên và môi trýờng (2014): Quyết định số 117-QÐ/BCSÐBTNMT ngày 11/4/2014 ban hành quy định chuẩn mực ðạo ðức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành tài nguyên và môi trường Khác
3. Bộ Tài chính (2010): Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 9 năm 2010 Quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Khác
4. Bộ Tài nguyên và môi trường (2013): Chỉ thị số 02/CT-BTNMT ngày 29/03/2013 về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính của cán bộ, công chức, viên chức, ngýời lao động thuộc ngành tài nguyên và môi trường Khác
6. Chính phủ nước CHXHCNVN (2010): Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/03/2010 về đào tạo, bồi dưỡng công chức Khác
7. Chính phủ nước CHXHCNVN (2010): Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 quy định những người là công chức Khác
14. Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (2013) Luật đất đai năm 2013 Khác
18. UBND huyện Nam Sách (2015): Báo cáo kết quả công tác quản lý đất đai, tài nguyên và môi trường năm 2015, phương hướng, nhiệm vụ năm 2016 Khác
19. UBND huyện Nam Sách (2015): Báo cáo Cải cách hành chính huyện Nam Sách năm 2015 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w