Nếu Cát trắng là tập thơ đầu tay đã giúp nhà thơ đạt giải nhất cuộc thi thơ trên báo văn nghệ với ba bài thơ: Hơi ấm ổ rơm, Tre Việt Nam, Bầu trời vuông, là bước khởi đầu đầy thuận lợi l
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
===o0o==
ĐỖ THỊ THỦY
TỪ LÁY TRONG THƠ NGUYỄN DUY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ
Người hướng dẫn khoa học:
TS Lê Thị Thùy Vinh
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp này Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc tới TS Lê Thị Thùy Vinh đã tận tình hướng dẫn em trong suốt
thời gian vừa qua
Do thời gian có hạn và bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học đề tài của em không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót Vì vậy em rất mong nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung của thầy cô và bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Sinh viên
Đỗ Thị Thủy
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Từ láy trong thơ Nguyễn Duy” được
hoàn thành do sự cố gắng của bản thân, dưới sự hướng dẫn tận tình của
TS Lê Thị Thùy Vinh
Tôi xin cam đoan đề tài này là kết quả nghiên cứu của tôi và không trùng với kết quả nghiên cứu của tác giả nào khác Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Sinh viên
Đỗ Thị Thủy
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 3
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
4 Phương pháp nghiên cứu 6
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
6 Đóng góp của khóa luận 6
7 Bố cục của khóa luận 6
NỘI DUNG 7
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 7
1.1 Khái niệm 7
1.2 Đặc điểm của từ láy tiếng Việt 7
1.2.1 Đặc điểm về cấu tạo 7
1.2.2 Đặc điểm về ngữ nghĩa 8
1.3 Phân loại từ láy 10
1.3.1 Từ láy đôi 10
1.3.2 Từ láy ba 12
1.3.3 Từ láy tư 13
1.4 Phân biệt từ láy với từ ghép 13
1.5 Giá trị của từ láy trong tác phẩm văn chương 14
1.5.1 Tính nghệ thuật trong tác phẩm văn chương 14
1.5.2 Vai trò của từ láy trong việc thể hiện tính nghệ thuật của tác phẩm văn chương 15
Chương 2 GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA TỪ LÁY TRONG THƠ NGUYỄN DUY 16
Trang 52.1 Tình hình khảo sát, thống kê tư liệu 16
2.2 Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ láy trong thơ Nguyễn Duy 17
2.2.1 Từ láy miêu tả thiên nhiên 17
2.2.2 Từ láy miêu tả con người 32
2.2.2.1 Từ láy khắc họa ngoại hình, dáng vẻ của con người 32
2.2.2.2 Từ láy diễn tả hành động, trạng thái của con người 39
2.2.2.3 Từ láy miêu tả tâm trạng của con người 45
KẾT LUẬN 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Láy là một phương thức tạo từ quan trọng của tiếng Việt, giúp sản sinh khối lượng từ khá lớn bổ sung vào kho từ vựng tiếng Việt Sản phẩm của phương thức láy là từ láy Từ láy được coi là mảng từ vựng thể hiện rõ nhất hình thức ngữ âm tiếng Việt trong việc biểu lộ tư tưởng tình cảm của người sử dụng ngôn ngữ Sự hòa phối âm thanh trong nội bộ cấu trúc từ tạo nên những hiệu quả ngữ nghĩa bất ngờ cũng như tạo điểm nhấn cho sự diễn đạt mà chỉ khi đọc lên ta mới cảm thụ hết được Chính vì vậy từ láy đã và đang là đề tài được nhiều nhà nghiên cứu, nhiều học giả chú ý
1.2 Văn học là một ngành nghệ thuật đặc biệt - nghệ thuật ngôn từ, không một ngành nghệ thuật nào có thể tái hiện hoàn chỉnh bức tranh hiện thực đời sống phong phú, nhiều màu vẻ như văn học Điều đó có được là nhờ chức năng thi ca của ngôn ngữ Bản thân vỏ âm thanh của ngôn ngữ khi được lựa chọn, đặt vào đúng chỗ sẽ góp phần khơi gợi cảm xúc của người đọc, người nghe Đây là nơi để từ láy có cơ hội phát huy vai trò của mình nhờ những đặc điểm hài âm, hài thanh khác biệt
Mỗi tác phẩm nghệ thuật là một bức thông điệp thẩm mĩ mà nhà văn, nhà thơ muốn chia sẻ, gửi gắm tới người đọc… Nội dung của tác phẩm không hiển hiện rõ ràng mà nó được người đọc nhận thức thông qua quá trình tiếp nhận tác phẩm Một nguyên tắc cơ bản khi tiếp nhận tác phẩm văn học là phải xuất phát từ chính ngôn từ mà người sáng tác đã dày công lựa chọn Trong đó những từ mang sức nặng nghệ thuật, đặc điểm nổi bật về hình thức luôn được chú ý hơn Từ láy là một điểm nhấn như vậy
1.3 Là một cây bút xuất sắc, Nguyễn Duy bước vào làng thơ đã góp phần tạo nên diện mạo cho thế hệ thơ trẻ kháng chiến chống Mĩ Nguyễn Duy
Trang 7cũng là một nhà thơ có phong cách nghệ thuật rất riêng, không trộn lẫn với bất kì nhà thơ nào Thơ ông vừa chân thật, thẳng thắn mà cũng hết sức đôn hậu và tình tứ; vừa gai góc mà cũng hết sức dung dị, đằm thắm, luôn trăn trở nghĩ suy để cho ra đời những hình ảnh độc đáo, qua đó nhìn nhận thẩm định cuộc sống
Nếu Cát trắng là tập thơ đầu tay đã giúp nhà thơ đạt giải nhất cuộc thi thơ trên báo văn nghệ với ba bài thơ: Hơi ấm ổ rơm, Tre Việt Nam, Bầu trời vuông, là bước khởi đầu đầy thuận lợi làm nền móng vững chắc cho
những giai đoạn sáng tác sau này, là tập thơ mà tác giả tập trung chủ yếu vào mảng hiện thực về cuộc sống chiến đấu và tâm hồn người lính thì đến tập
Ánh trăng - tập thơ được sáng tác sau khi đất nước thống nhất đề tài đã được
mở rộng theo chiều của không gian đất nước và cũng được khơi sâu trong tâm thức của một cá nhân, thơ mang tính thời sự rõ rệt Và từ năm 1987, với bút lực dồi dào thơ Nguyễn Duy lúc này thu hút được sự chú ý đặc biệt đối với độc giả, thể hiện rõ phong cách sáng tác của tác giả
Thơ Nguyễn Duy khá đặc biệt, thơ ông được đánh dấu bằng những chặng
đường: Đường làng - Đường nước - Đường xa - Đường về Những chặng
đường ấy dường như cũng trùng khớp với nhũng chặng đường đời của nhà thơ
Nếu như Đường làng đưa người đọc về với kí ức tuổi thơ “mang dấu ấn ruộng
vườn” với cánh đồng, với cỏ, hoa, bờ ruộng lấm tấm dấu chân cua, với khoai
sắn, với canh cua ngọt thì Đường nước in hằn dấu chân người lính trên mỗi
bước đường hành quân dọc theo chiều dài đất nước, thấm đẫm nghĩa tình quân
dân, nghĩa tình đồng đội Đường xa giống như cuốn băng đậm chất du kí với
những thước phim thơ dàn trải từ Á sang Âu, sang Mĩ, từ vùng đất cổ kính này sang thành phố hiện đại khác, từ miền hồi ức sang thế giới hiện đại Đường về -
sự trở lại với mảnh đất quê hương, phần nhiều là trở về với hương đồng gió nội
để tìm ra cái quý giá nhất còn đọng lại, bởi cuối cùng:
Trang 8Đâu biết những gì chờ ta đằng kia Chỉ biết ta khởi đầu từ nơi ấy Nhìn khái quát trong 30 năm làm thơ của tác giả, dễ nhận thấy rằng dù ở thời điểm nào thì thơ ông cũng đều bám chặt vào cuộc sống ở hai thời: một là quá khứ với cội nguồn quê hương ông bà cha me, đồng đội trong chiến tranh; một là hiện tại ngổn ngang bề bộn Thơ ông luôn thể hiện một chiều sâu chiêm nghiệm về nhân thế từ những gì đơn giản nhất Thơ Nguyễn Duy hiện đại nhưng vẫn đậm đà bản sắc dân tộc
Nguyễn Duy là một trong số những tác giả được lựa chọn giảng dạy trong cả chương trình THCS và THPT Thơ Nguyễn Duy thu hút sự chú ý của nhiều độc giả yêu thơ và giới phê bình
Để giúp bản thân cũng như người đọc có thể hiểu những giá trị mà từ láy
mang lại trong thơ ca của Nguyễn Duy, tôi lựa chọn đề tài: “Từ láy trong thơ Nguyễn Duy”
2 Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu từ láy từ lâu đã được các nhà Việt ngữ học quan tâm Các công trình nghiên cứu triển khai theo nhiều hướng khác nhau, nhưng về cơ bản đặc điểm của từ láy cũng như cách phân loại từ láy đều được phân tích khá kĩ Tất nhiên, tùy từng mức độ nghiên cứu khái quát hay tổng hợp nên không phải công trình nào cũng đề cập đến một vấn đề giống nhau
Trong cuốn “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt”, tác giả Đỗ Hữu Châu đã xem xét từ láy trên phương diện cấu tạo, phân loại và đặc điểm ý nghĩa của
từ láy
Theo ông: “Láy là những từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết với thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh, tức là quy tắc thanh điệu biến đổi theo hai nhóm: nhóm cao và nhóm thấp”
Trang 9Từ láy được hình thành do phương thức láy tác động vào hình vị cơ sở, cho nên ý nghĩa của từ láy cũng hình thành ý nghĩa của hình vị cơ sở Do đó, khi xem xét ý nghĩa của từ láy cần phải đối chiếu nghĩa của nó với hình vị
Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa trong “Phong cách học tiếng Việt” lại nhìn nhận từ láy từ phương diện màu sắc biểu cảm mà giá trị của chúng dựa trên sự đối lập với những từ đồng nghĩa hoặc tương đồng về ý nghĩa Tác giả Nguyễn Hữu Quỳnh trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” phân tích
ý nghĩa của từ láy Đó là ý nghĩa của một số từ láy xét ở góc độ từ loại như: danh từ, động từ, tính từ Đây là một công trình tiêu biểu nghiên cứu về từ láy Đặc biệt hiện nay việc nghiên cứu về hiệu quả sử dụng từ láy trong các tác phẩm văn học là một hướng nghiên cứu khả thi Đã có rất nhiều luận án,
Trang 10luận văn, khóa luận, bài tạp chí đề cập đến vấn đề này
Trong khóa luận “Từ láy và giá trị của từ láy trong Truyện Kiều –Nguyễn Du”, Nguyễn Thị Nhu - k29H Văn đã tiến hành phân tích giá trị từ láy trong việc miêu tả thiên nhiên và xây dựng thế giới nhân vật, qua đó thấy được tài năng sử dụng ngôn ngữ bậc thầy của Nguyễn Du
Khóa luận “Giá trị sử dụng từ láy trong thơ Xuân Diệu” của Trương Thị Thu Thảo - k31 Văn đã xem xét bức tranh thiên nhiên cùng tâm trạng của nhân vật trữ tình qua những gì mà từ láy biểu hiện
Trong khóa luận “Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ láy trong thơ
Tố Hữu”, Trần Thị Hồng Tuyết - k32B Văn đã chỉ ra những giá trị của từ láy trong việc biểu đạt nội dung tư tưởng và hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng
từ láy trong thơ Tố Hữu
Ở đề tài này, tôi đặt vấn đề nghiên cứu từ láy trong thơ của Nguyễn Duy
để hướng đến làm rõ bản chất của từ láy tiếng Việt cũng như giá trị sử dụng của từ láy trong thơ của nhà thơ Nguyễn Duy
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi hướng đến làm rõ bản chất của từ láy và giá trị sử dụng của từ láy trong thơ Nguyễn Duy Trên cơ sở đó góp phần làm
rõ phong cách nghệ thuật của Nguyễn Duy
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nắm được lí thuyết về từ láy: khái niệm, phân loại và phân biệt được từ láy với từ ghép
- Thống kê từ láy trong tuyển tập thơ Nguyễn Duy sau đó tiến hành phân loại
- Hiểu và chỉ ra được giá trị của từ láy trong tác phẩm
Trang 114 Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp và thủ pháp sau:
- Phương pháp miêu tả
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ học
- Phương pháp phân tích phong cách học
- Thủ pháp thống kê
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là từ láy trong thơ Nguyễn Duy
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi khảo sát việc sử dụng từ láy trong cuốn “Thơ Nguyễn Duy” - Nhà xuất bản hội nhà văn
6 Đóng góp của khóa luận
Về mặt lí luận, khóa luận góp phần làm rõ bản chất của từ láy nói chung đồng thời khẳng định giá trị của từ láy trong thơ Nguyễn Duy nói riêng
Về mặt thực tiễn, khóa luận cung cấp những ngữ liệu cần thiết cho việc giảng dạy tác phẩm văn chương của Nguyễn Duy trong chương trình THCS
và THPT
7 Bố cục của khóa luận
Ngoài mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, khóa luận gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Giá trị sử dụng từ láy trong thơ Nguyễn Duy
Trang 12NỘI DUNG Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Khái niệm
Xoay quanh vấn đề từ láy tiếng Việt từ trước đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và đề cập tới Do đó, cũng có nhiều cách định nghĩa khác nhau về từ láy
Trong khóa luận này, chúng tôi lựa chọn khái niệm của Đỗ Hữu Châu làm cơ sở: “Từ láy là những từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương thức láy lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (với thanh điệu giữ nguyên hoặc biến đổi theo quy tắc biến thanh tức là quy tắc thanh điệu biến đổi theo hai nhóm gồm nhóm cao: thanh hỏi, thanh sắc, thanh ngang và nhóm thấp: thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng) của một hình vị hay một đơn vị có nghĩa” [1;14]
1.2 Đặc điểm của từ láy tiếng Việt
1.2.1 Đặc điểm về cấu tạo
Sau khi loại ra ngoài những từ có những âm tiết GS Phan Ngọc đã chứng minh không phải là âm tiết láy, thì những từ láy là những từ phức do phương thức láy tác động vào một hình vị cơ sở (kí hiệu C) làm xuất hiện một hình vị thứ sinh được gọi là hình vị láy (kí hiệu L) Hình vị láy có đặc điểm như sau:
Về hình thức ngữ âm, cũng là một âm tiết như hình vị cơ sở, có hình thức ngữ âm và ngữ nghĩa giống toàn bộ hay bộ phận với hình vị cơ sở
Hình vị láy cũng có thể giống hình vị cơ sở về toàn bộ âm tiết, hoặc về phụ âm đầu hoặc phần vần
Về thanh điệu, nếu từ láy hai âm tiết thì hai âm tiết có thanh điệu đi với nhau theo hai nhóm thanh: nhóm cao “hỏi, sắc, không”; nhóm thấp “huyền, ngã, nặng”
Trang 13Cả hai hình vị cơ sở và hình vị láy hợp lại thành từ láy
Để nhận biết một từ láy, cần xem xét hai âm tiết trong một từ phức hai
âm tiết xem có đáp ứng đầy đủ những đặc điểm kể trên không Thí dụ:
Nằng nặng: Từ này hai âm tiết, hình vị cơ sở nặng ở sau, hình vị nằng ở trước, thanh điệu thuộc nhóm thấp Đây đúng là một từ láy
Gọn gàng: Hình vị cơ sở gọn ở trước, gàng có phụ âm đầu lặp lại phụ âm đầu của gọn (/g/), thanh điệu thuộc nhóm thấp
Lấm tấm: hình vị cơ sở tấm ở sau, hình vị lấm ở trước, vần cả hai hình vị giống nhau (vần /âm/), thanh điệu thuộc nhóm cao
Những từ láy hai âm tiết mà hình vị cơ sở có nghĩa theo đúng quy tắc thanh điệu trên là những từ láy điển hình, tạo nên trung tâm của các từ láy tiếng Việt Những trường hợp mà những đặc điểm trên không đảm bảo đầy đủ
sẽ được xét sau
1.2.2 Đặc điểm về ngữ nghĩa
Các từ láy tiếng Việt thường có các nghĩa sau:
1.2.2.1 Nghĩa tổng hợp khái quát
Các nghĩa này lại có hai dạng: thứ nhất là nghĩa lặp đi lặp lại cùng với một trạng thái, hoạt động, tính chất Đó là nghĩa của các từ láy toàn bộ như: Ngày ngày, tháng tháng, người người, nhà nhà…
Thứ hai là nghĩa khái quát như nghĩa của các từ: máy móc, mùa màng,
da dẻ…Nghĩa này gần giống với nghĩa các từ ghép đẳng lập chuyên loại như: đường sá, chợ búa, bếp núc…
Các từ này có nghĩa tổng hợp khái quát thường có thêm sắc thái mỉa mai, chê bai, đánh giá thấp Tất cả những từ láy mà hình vị láy có vần / - iếc/,
/- ung/ đều có nghĩa như vậy: sách siếc, lớp iếc, trường triếc, học hiếc….cũng
có nghĩa như vậy
1.2.2.2 Nghĩa sắc thái hóa
Trang 14Sắc thái hóa tức là làm thay đổi nghĩa của hình vị cơ sở bằng cách thêm cho nó những sắc thái khác nhau Các sắc thái thêm vào có thể là: trạng thái hóa, nghĩa là chuyển một tính chất, một vận động thành một trạng thái diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định: Xa - > xa xôi, xịch - > xục xịch…; kéo dài, dàn trải tính chất, lặp đi lặp lại vận động trong một khoảng thời gian, như: gật - > gật gù, khểnh - > khấp khểnh… hạn chế về phạm vi sự vật, ví dụ: xấu
là hình vị cơ sở được dùng với rất nhiều sự vật khác nhau nhưng xấu xí chỉ dùng cho cái xấu về hình thức, còn xấu xa chủ yếu nói về cái xấu theo tiêu chuẩn đạo đức
Vì các từ láy sắc thái hóa có thêm nét nghĩa mới như vừa nói trên nên khi giảng những từ này cần chỉ ra rõ nét nghĩa đó Ví dụ khi giảng từ phất phơ, chúng ta dựa trên nghĩa của hình vi phất rồi nói thêm “đưa qua đưa lại theo chiều dọc, nhẹ nhàng, mềm mại, gây ấn tượng đẹp, đáng yêu…”
Nghĩa của các từ láy sắc thái hóa gần giống nghĩa của các từ ghép chính phụ sắc thái hóa như: đen sì, đen thui, đen xỉn Vì vậy, cách giải nghĩa của hai loại từ này cũng giống nhau, đó là giảng nghĩa theo lối miêu tả Miêu tả là lấy một vật làm chủ thể cho đặc điểm mà từ láy hay từ ghép sắc thái hóa biểu thị, rồi miêu tả tính chất hoặc vận động của vật đó theo nghĩa của từ láy hoặc từ ghép sắc thái hóa
1.2.2.3.Nghĩa của các khuôn vần láy
Nghĩa tổng hợp, khái quát, nghĩa sắc thái hóa là nghĩa chung của các từ láy Nhiều nhà nghiên cứu đã nói đến nghĩa của cá từ láy do các khuôn vần của hình vị láy biểu thị Thí dụ:
Các từ láy hoàn toàn mà hình vị láy có thanh bằng cũng đều biểu thị nghĩa giảm nhẹ (do sự trải rộng trong không gian và sự lặp đi lặp lại nhiều lần) tính chất, vận động mà hình vị cơ sở biểu thị: khe khẽ, nhè nhẹ, văng vẳng, gật gù, vây vẫy… Nếu hình vị láy ở trước có thanh trắc thì nghĩa của từ
Trang 15láy hoàn toàn lại là tăng cường: dửng dưng, cỏn con…
Khuôn vần –iếc của từ điệp âm biểu thị nghĩa: “ các sự vật, hoạt động, tính chất cùng loại với sự vật, hoạt động, tính chất do hình vị cơ sở biểu thị”: sách siếc, người nghiếc, đen điếc, học hiếc, nhảy nhiếc…Nghĩa khái quát này
đi kèm theo sắc thái biểu cảm coi thường, khinh rẻ đối với sự vật, tính chất, hoạt động được từ láy đề cập đến
Khuôn vần - ập của các hình vị láy ở trước trong các từ điệp âm biểu thị vận động lặp đi lặp lại nhiều lần theo chiều thẳng đứng: nhấp nhô, bập bùng, bập bềnh, phập phồng, trập trùng…
Khuôn vần – uc của các hình vị láy ở trước trong các từ điệp âm biểu thị
sự vận động lặp đi lặp lại từng quãng ngắn theo chiều ngang: xục xịch, nhúc nhích, rục rịch, phục phịch…
Khuôn vần – ung của các hình vị láy điệp âm ở sau cũng biểu thị ý nghĩa khái quát như ý nghĩa do khuôn vần –iếc biểu thị nhưng sắc thái coi thường, khinh rẻ nhẹ hơn: tiệc tùng, làm lụng, nhớ nhung, mịt mùng…
Khuôn vần – ăn của các hình vị láy điệp âm ở sau biểu thị nghĩa hợp vơi mức độ được mọi người xem là chuẩn mực, không quá tốt cũng không thiên
về xấu: đầy đặn, nhũn nhặn, thẳng thắng, ngay ngắn, nhọc nhằn, nhiều nhặn…
Trên đây là một số khuôn vần của hình vị láy đã xác định được nghĩa Phương thức láy tiếng Việt sử dụng gần một trăm khuôn vần để tạo các hình
vị láy nên việc tìm ra nghĩa của mỗi khuôn vần còn rất khó khăn Cần hết sức thận trọng để tránh những kết luận thiếu sức khái quát và mâu thuẫn
1.3 Phân loại từ láy
1.3.1 Từ láy đôi
Từ láy đôi gồm hai âm tiết, giữa các âm tiết có sự phối âm với nhau
1.3.1.1 Từ láy hoàn toàn
Trang 16Từ láy hoàn toàn là những từ láy có sự đồng nhất, tương ứng hoàn toàn giữa các thành phần cấu tạo của hai thành tố Tuy nhiện, láy không phải sự lặp lại âm thanh nguyên vẹn mà là sự lặp lại âm thanh có biến đổi theo những quy luật chặt chẽ và tác dụng tạo nghĩa Theo Nguyễn Hữu Quỳnh đó là những từ có hai thành tố hoàn toàn trùng nhau về vỏ ngữ âm, coi như thành
tố thứ hai láy lại hoàn toàn thành tố thứ nhất và cả hai tạo nên một nghĩa hoàn chỉnh Sự biến đổi ngữ âm ở từ láy hoàn toàn có thể biểu thị ở những mức độ sau:
(1)Từ láy hoàn toàn giữa hai tiếng giống hệt nhau về thành phần cấu tạo, chỉ khác nhau về trọng âm thể hiện ở độ nhấn mạnh và kép dài khi phát âm, còn gọi là điệp âm, điệp vần, điệp thanh
Ví dụ: Xanh xanh, ù ù, nao nao…
(2)Từ láy hoàn toàn giữa hai tiếng khác nhau về thanh điệu, hay còn gọi
là từ láy điệp âm, điệp vần, khác thanh
Ví dụ: đo đỏ, ngoan ngoãn, dửng dưng…
(3)Từ láy hoàn toàn giữa hai tiếng khác nhau về phụ âm cuối và thanh điệu theo quy tắc: các phụ âm tắc và vô thanh sẽ chuyển thành các phụ âm vang mũi cùng cặp là: p - m, t - n, ch - nh…
Ví dụ:
P - m: đèm đẹp, bìm bịp, nơm nớp…
T - n: phơn phớt, ngăn ngắt, tôn tốt…
K - ng: eng éc, quang quác, bình bịch, anh ách…
Sự biến đổi phụ âm cuối ở từ láy hoàn toàn cũng như sự biến đổi nêu trên chỉ nhằm khả năng hòa phối ngữ âm tạo nghĩa, tạo sự dễ đọc, dễ nghe; vì vậy về nguyên tắc là không có tính chất bắt buộc Trong từ láy hoàn toàn, sự biến vần chỉ xảy ra ở một số phụ âm cuối nhất định mà thôi
1.3.1.2 Từ láy bộ phận
Trang 17Từ láy bộ phận là những từ láy trong đó sự phối hợp ngữ âm của từng
bộ phận âm tiết theo những quy tắc nhất định Trong tiếng Việt, kiểu từ láy
bộ phận là kiểu chính cả về số lượng từ, cả về tính đa dạng, phong phú của quy tắc phối hợp âm thanh Căn cứ vào sự phối hợp các bộ phận khác nhau của âm tiết, có thể chia từ láy bộ phận thành hai nhóm nhỏ: từ láy âm và từ láy vần
(1)Từ láy âm
Từ láy âm là những từ láy trong đó âm đầu được láy lại, còn vần của hai
âm tiết trong từ láy âm khác biệt nhau
Ví dụ: rì rào, xào xạc, dịu dàng, líu lo…
(2)Từ láy vần
Từ láy vần là từ láy trong đó phần vần trùng lặp ở hai âm tiết còn phụ âm đầu khác biệt nhau Cả hai yếu tố trong từ láy phải giống nhau hoàn toàn về phần vần và thanh điệu phải phù hợp với quy luật “cùng âm vực”
Ví dụ: bồn chồn, lom khom, lác đác, lấm tấm…
1.3.2 Từ láy ba
Từ láy ba là những từ láy gồm ba âm tiết có sự hòa phối ngữ âm với nhau Tất cả các từ láy ba trong tiếng Việt đều có một đặc điểm chung: trong ba âm tiết tạo nên từ láy ba, luôn luôn có một âm tiết có chức năng sử dụng độc lập và
có ý nghĩa từ vựng, thường được gọi là yếu tố gốc Từ láy ba là kết quả lặp lại tiếng gốc bằng cách biến đổi thanh điệu theo những quy tắc nhất định
Quy tắc biến đổi thanh điệu ở từ láy ba thường gặp là như sau:
Tiếng thứ hai của từ láy ba thường mang thanh bằng (phổ biến là thanh huyền)
Ví dụ: Khít khìn khịt, Sạch sành sanh…
Tiếng thứ nhất và tiếng thứ ba đối lập với nhau về mặt B/T hoặc đối với nhau về âm vực cao/ thấp
Trang 18(1) Những từ láy được tạo thành trên cơ sở của từ láy đôi bộ phận với tư cách là đơn vị gốc
Ví dụ:
Hấp tấp - > hấp ta hấp tấp
Vất vưởng - > vất vơ vất vưởng
Bồi hồi - > bổi hổi bồi hồi
Thơ thẩn - >lơ thơ lẩn thẩn
Xăng xít - > lăng xăng lít xít
(2) Những từ láy được tạo thành không phải trên cơ sở của từ láy đôi
trùng điệp - > trùng trùng điệp điệp
1.4 Phân biệt từ láy với từ ghép
- Nếu các hình vị trong từ có cả quan hệ về nghĩa và quan hệ về âm(âm thanh) thì ta xếp vào nhóm từ ghép
Trang 19Ví dụ: thúng mủng, tươi tốt, đi đứng, mặt mũi, phẳng lặng, mơ mộng…
- Nếu các từ chỉ có một hình vị có nghĩa, còn một hình vị đã mất nghĩa nhưng cả hai hình vị không có quan hệ về âm thì ta xếp vào nhóm từ ghép
Ví dụ: xe cộ, tre pheo, gà qué, chợ búa…
- Các từ không xác định được hình vị gốc(tiếng gốc) nhưng có quan hệ
về âm thì đều xếp vào lớp từ láy
Ví dụ: nhí nhảnh, bâng khuâng, dí dỏm, chôm chôm, thằn lằn, chích chòe…
- Các từ có một hình vị co nghĩa và một hình vị không có nghĩa nhưng các hình vị trong từ được biểu hiện trên chữ viết không có phụ âm đầu thì cũng xếp vào nhóm từ láy (láy vắng khuyết phụ âm đầu)
Ví dụ: ồn ào, ầm ĩ, ấm áp, im ắng, ước ao, yếu ớt…
- Các từ có một hình vị có nghĩa và một hình vị không có nghĩa có phụ
âm đầu được ghi bằng các con chữ khác nhau nhưng có cùng cách đọc (c/k/q); ng/ngh; g/gh) cũng được xếp vào nhóm từ láy
Ví dụ: cuống quýt, cũ kĩ, gồ ghề…
Lưu ý: Trong thực tế, có nhiều từ ghép (gốc Hán) có hình thức ngữ âm giống từ láy, song thực tế các tiếng đều có nghĩa nhưng rất khó phân biệt Ví dụ: bình minh, cần mẫn, tham lam, bảo bối, chân chất, chân chính, hảo hạng, khắc khổ, thành thực, hoan hỉ……
1.5 Giá trị của từ láy trong tác phẩm văn chương
1.5.1 Tính nghệ thuật trong tác phẩm văn chương
Văn học là loại hình nghệ thuật ngôn từ Nếu chất liệu của các loại hình nghệ thuật khác là màu sắc, đường nét, hình khối thì văn học lại lấy ngôn từ làm chất liệu để xây dựng hình tượng nghệ thuật Không có ngôn từ thì không thể có tác phẩm văn học (phi ngôn ngữ bất thành văn) Trong tác phẩm, ngôn
từ là phương tiện để cụ thể hóa và vật chất hóa sự biểu hiện chủ đề và tư
Trang 20tưởng tác phẩm Nguyễn Tuân đã định nghĩa về nghề văn như sau: “Nghề văn
là nghề của chữ, chữ với tất cả mọi nghĩa mà mỗi chữ phải có được trong một câu, nhiều câu Nó là cái nghề dùng chữ nghĩa mà sinh sự để sự sinh” Bàn về ngôn ngữ văn học, M.Goorki cho rằng: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” Nói như vậy cũng có nghĩa là ngôn từ trong văn học không giống với ngôn ngữ, mà ngôn từ là ngôn ngữ được sử dụng với tất cả phẩm chất và khả năng thẩm mĩ của nó Và chính ngôn từ được tổ chức một cách nghệ thuật ấy
đã tạo nên tính nghệ thuật cho tác phẩm văn chương
1.5.2 Vai trò của từ láy trong việc thể hiện tính nghệ thuật của tác phẩm văn chương
Trong ngôn ngữ dân tộc, từ láy là một lớp từ đặc biệt Nó có cấu tạo rất độc đáo về hình thức ngữ âm và mang tính biểu cảm rất cao Nói như tác giả
Đỗ Hữu Châu thì “mỗi từ láy là một nốt nhạc về âm thanh và chưa đựng trong mình một bức tranh cụ thể của các giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác kèm theo sự ấn tượng về sự cảm thụ chủ quan, những cách đánh giá, những thái độ của người nói trước sự vật, hiện tượng,
đủ sức thông qua các giác quan hướng nội và hướng ngoại của người nghe
mà tác động mạnh mẽ vào họ” Cho nên từ láy là công cụ tạo hình đắc lực của văn học nghệ thuật, nhất là đối với thơ ca Nhận định này đã cho thấy rõ tác dụng, tầm quan trọng của từ láy đối với việc sáng tạo văn chương Vì thế, trong tác phẩm của mình, các nhà văn, nhà thơ rất chú ý đến việc sử dụng từ láy Trên thi đàn Việt Nam, có rất nhiều nhà văn nhà thơ đã vận dụng từ láy một cách sáng tạo, độc đáo để viết lên những vần thơ, trang văn hấp dẫn làm say lòng người
Trang 21Chương 2 GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA TỪ LÁY TRONG THƠ NGUYỄN DUY
2.1 Tình hình khảo sát, thống kê tư liệu
Ở tập thơ “Thơ Nguyễn Duy” được xuất bản bởi Nhà xuất bản hội nhà văn, chúng tôi thống kê được 524 từ láy Cụ thể như sau
Bảng 1: Từ láy phân loại theo cấu tạo
Theo cấu
Số lượng Láy hoàn toàn
Bảng 2: Từ láy phân loại theo ý nghĩa
Theo ý nghĩa Số lượng từ Tỉ lệ phần trăm
Từ láy miêu tả thiên nhiên 268 51.2%
Từ láy miêu tả con người 256 48,8%
Theo kết quả thống kê ở trên, chúng tôi nhận thấy từ láy đôi xuất hiên nhiều nhất và phổ biến nhất trong thơ của Nguyễn Duy Trong tổng số 525 phiếu thống kê từ láy, từ láy đôi chiếm tới 499 phiếu (95,3%) Trong đó, từ láy
âm chiếm số lượng lớn nhất (271 phiếu tương đương với 51,7%), sau đó đến từ láy hoàn toàn (121 phiếu tương ứng với 23,1%) rồi đến từ láy vần có số lượng gần bằng với số lượng từ láy hoàn toàn (với 107 phiếu tương ứng với 20,5%) Không chỉ có từ láy đôi, trong thơ Nguyễn Duy cũng xuất hiện cả
Trang 22những từ láy ba, từ láy tư Tuy xuất hiện không nhiều nhưng những từ láy này đã giúp nhà thơ thể hiện một cách rõ ràng nhất tâm tư tình cảm của mình.
Nếu xét theo cách phân chia theo ý nghĩa, thì ta nhận thấy số lượng từ láy được sử dụng để miêu tả thiên nhiên và số lượng từ láy miêu tả con người
có số lượng gần tương đương nhau Từ láy miêu tả thiên nhiên chiếm 268 phiếu (tương đương với 51,2%) và từ láy miêu tả con người chiếm 256 phiếu (tương ứng với 48,8%) Những từ láy miêu tả thiên nhiên sẽ giúp tác giả miêu
tả bức tranh thiên nhiên phong phú, đa dạng, nhiều màu vẻ mà bức tranh làng quê được khắc họa rõ nhất, đậm nhất Còn những từ láy miêu tả con người thì giúp tác giả khắc họa được cả ngoại hình đến hoạt động trạng thái và cả tâm trạng của biết bao con người
Qua việc khảo sát, chúng tôi nhận thấy Nguyễn Duy đã sử dụng linh hoạt
ca tiểu loại từ láy.Những từ láy được Nguyễn Duy sử dụng như một trong các phương tiện nghệ thuật đắc lực, thì đến lượt nó, nó không chỉ góp phần thể hiện các khía cạnh của nội dung các bài thơ, thành công của các tác phẩm mà còn góp phần tạo nên phong cách nghệ thuật của riêng nhà thơ
Trên đây là kết quả thống kê các từ láy trong tập “Thơ Nguyễn Duy” Qua đó ta cũng nhận thấy trong thơ Nguyễn Duy, từ láy được vận dụng trong những câu thơ và ngữ cảnh cụ thể để tạo nên giá trị nội dung phong phú của tác phẩm Điều này chúng tôi sẽ phân tích cụ thể ở những phần sau
2.2 Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ láy trong thơ Nguyễn Duy
2.2.1 Từ láy miêu tả thiên nhiên
Thi sĩ vốn đa tình Có lẽ vì vậy mà từ bao đời nay, thiên nhiên luôn luôn
là suối nguồn gợi ra biết bao cảm xúc đối với thi nhân Thiên nhiên đã khơi nguồn cảm xúc cho biết bao hồn thơ cất cánh Tuy nhiên, mỗi người lại cảm nhận thiên nhiên ở những góc độ khác nhau Chính vì vậy mà khi đi vào văn
Trang 23học nói chung và thơ ca nói riêng thì thiên nhiên luôn hiện lên sinh động, hấp dẫn bởi sự đa dạng, nhiều vẻ của nó Thơ viết về thiên nhiên không hiếm nhưng cái riêng, cái độc đáo của Nguyễn Duy là ông tìm thấy bên trong những gì quen thuộc, giản dị, mộc mạc, thậm chí khiêm nhường của tự nhiên
là những giá trị vĩnh cửu Và những từ láy được sử dụng rất đắc địa, nó có vai trò lớn trong việc giúp Nguyễn Duy tái hiện những bức tranh thiên nhiên mộc mạc, giản dị rất Việt Nam ấy
Từ ngàn đời nay, tre luôn là loại cây gắn bó thân thuộc với con người Việt Nam, đất nước Việt Nam, góp phần tạo nên “dáng đứng Việt Nam” Bằng chất giọng quen thuộc giống như đang kể lại một câu chuyện cổ tích, Nguyễn Duy đã xây dựng thành công hình ảnh cây tre với sức sống dẻo dai qua thời gian:
Thân gầy guộc lá mong manh
Mà sao lên lũy lên thành tre ơi
(Tre Việt Nam) Tác giả đã sử dụng từ láy “gầy guộc” để khắc họa vẻ ngoài của tre “Gầy guộc” vốn là từ để miêu tả thân hình gầy đến mức chỉ còn da bọc xương Từ láy này giúp Nguyễn Duy làm nổi bật sự đối lập giữa vẻ bên ngoài “thân gầy guộc lá mong manh” với sức mạnh đoàn kết bên trong “lên lũy lên thành” Sự gắn bó, tinh thần tương thân tương ái của tre gợi ta liên tưởng tới hình ảnh con người Việt Nam luôn đoàn kết bên nhau vượt qua mọi thử thách:
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm Thương nhau tre chẳng ở riêng Lũy thành từ đó mà nên hỡi người “Bão bùng” vốn là gió xoáy kèm theo mưa to, gió lớn, được sử dụng để tượng trưng cho những khó khăn, thử thách “Bão bùng” là thế nhưng tre luôn
Trang 24gắn bó, tương thân tương ái Từ hình ảnh cây tre, ta liên tưởng tới hình ảnh con người Việt Nam luôn đoàn kết bên nhau để vượt qua bao thử thách Có lẽ
ít dân tộc nào mà lịch sử lại trải qua nhiều biến cố thăng trầm như dân tộc Việt Nam Song, chính trong những khoảnh khắc “ngàn cân treo sợi tóc” ấy, sức mạnh đoàn kết lại được khẳng định để từ đó chúng ta lần lượt chiến thắng bao kẻ thù hung bạo nhất
Tre còn là biểu tượng cho sự cần cù, chịu thương chịu khó, lạc quan yêu đời của con người Việt Nam:
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
từ láy, Nguyễn Duy đã đem đến cho độc giả một hình ảnh biểu tượng đầy sinh động và giàu ý nghĩa nhân sinh sâu sắc Bài thơ được viết trong những ngày chống Mỹ cứu nước sôi động như một tiếng nói bình tĩnh, lạc quan, khẳng định tư thế chiến thắng của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trước mọi thử thách của kẻ thù
Hình ảnh thiên nhiên đi vào thơ Nguyễn Duy không chỉ có cây tre mà ta còn tìm thấy rất nhiều những hình ảnh thiên nhiên khác nữa Trăng là một hình ảnh như thế Trong thơ Nguyễn Duy, hình ảnh trăng xuất hiện nhiều lần
và để lại nhiều cảm xúc sâu sắc trong lòng người đọc Trăng gần gũi, trăng gắn bó với con người, là nơi để con người gửi gắm những nỗi niềm sâu kín,
Trang 25trăng hóa thân vào con người để biểu lộ nhiều cảm xúc, tâm trạng phức tạp của con người
Bài thơ “Trăng” được in trong tập “Sáu & Tám” là hình ảnh vầng trăng gắn bó với người lính trên những bước đường hành quân đầy gian khổ Giữa cái náo động, thô bạo và hiểm nguy của chiến trường, vẻ đẹp của trăng làm thanh lọc tâm hồn con người Người chiến sĩ cảm nhận rõ vẻ đẹp của ánh trăng:
Trăng đầy ăm ắp lòng thung Cành cong tí tách rơi từng giọt trăng
Thôi đừng che nữa mái tăng
Đêm nay ngả với ánh trăng đầm đìa
(Trăng) Trong một đoạn thơ ngắn mà Nguyễn Duy sử dụng khá nhiều từ láy để diễn tả vẻ đẹp của trăng, của thiên nhiên “Ăm ắp” - nhiều đến mức sắp tràn, không thể chứ thêm được nữa, nó cho thấy sự sáng soi, chiếu rọi của trăng
“Tí tách” là từ láy mô phỏng tiếng động nhỏ, nhanh liên tiếp nhưng không đều nhau mà ngắt quãng Thì ra, ánh trăng như bao trùm khắp không gian núi rừng Trong khoảnh khắc tạm bình yên của lòng mình, người chiến sĩ dường như nghe thấy, cảm nhận thấy từng giọt trăng như rơi xuống các cành cây phát ra tiếng động nhỏ tí tách Vậy là trăng trong cảm nhận của người lính trẻ trở nên hữu hình, hữu tình và hữu ý
Câu thơ cuối đoạn tác giả sử dụng hình ảnh “ánh trăng đầm đìa”, “đầm đìa” có nghĩa là nhiều đến mức chảy ròng ròng, thường dùng để chỉ nước mắt hoặc mồ hôi, nhưng ở đây, Nguyễn Duy đã khéo léo vận dụng để thêm một lần nữa khắc họa vẻ đẹp của trăng, cho ta thấy được vẻ đẹp tràn đầy của ánh trăng ban đêm Qua đó, ta cũng thấy được sự nhạy cảm của tâm hồn người lính Vẻ đẹp đó chỉ có những người có trái tim nhạy cảm mới nắm bắt được
Trang 26Chính vẻ đẹp của trăng lúc này giúp xoa dịu đi nỗi nhớ nhà trong tâm hồn người lính trẻ Trăng thắp sáng hơn những gì thiêng liêng bền chặt, giúp người chiến sĩ vượt lên trước những sợ hãi trước hiện thực táp lửa của chiến tranh, của đời sống chiến trường
Trăng còn được soi chiếu ở nhiều góc độ khác nhau, từ đó thể hiện nhiều khía cạnh của tâm tình:
Mặt trời là trái tim anh
Mặt trăng vành vạnh là tình của em
(Bầu trời vuông) Nguyễn Duy đã lấy cái vĩnh hằng của tự nhiên “mặt trời”, “mặt trăng” để thể hiện tình yêu bởi dường như chỉ có thiên nhiên mới đủ rộng lớn để lột tả hết những tình cảm ấy “Mặt trời” được so sánh với “trái tim anh” - tình yêu mãnh liệt của người con trai, còn “mặt trăng” chính là tình cảm của “em” Từ láy “vành vạnh” mô tả dáng vẻ tròn đều, trông rất thích mắt của trăng, đó cũng chính là tình cảm vẹn nguyên, đầy ắp của “em” Cái “vành vạnh” tròn đầy của trăng tình em kia phải chăng xuất phát từ sự yêu đời, niềm tin vào tình yêu son sắt và vĩnh cửu của người lính Nhờ có niềm tin ấy mà họ được tiếp thêm sức mạnh trên con đường chiến đấu còn nhiều gian nguy phía trước Bởi xét cho cùng, mọi sự hi sinh của họ cũng là để bảo vệ sự bình yên cho đất nước và những tình cảm thiêng liêng rất riêng tư ấy Cái riêng tư làm cho cái chung thêm bền vững và giàu ý nghĩa hơn bao giờ hết
Cũng với từ láy “vành vạnh” ấy, vẫn là vẻ đẹp tròn đầy ấy của trăng nhưng ở trong bài thơ “Ánh trăng” lại nhằm thể hiện một nỗi niềm khác:
Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình
Trang 27(Ánh trăng) Cái “tròn vành vạnh” của trăng lúc này như là hình ảnh tượng trưng cho những gì vẹn nguyện nhất, không bao giờ đổi thay “Phăng phắc” có nghĩa là
im lặng hoàn toàn, lắng chìm vào một khoảng không gian, không có tiếng động Sau chiến tranh, sau không khí tráng ca của lịch sử, con người trở về với cuộc sống đời thường, cũng có nghĩa là trở về với các quan hệ thế sự trong cuộc sống thường nhật với những bộn bề lo toan, với những khát vọng
về hạnh phúc cá nhân và cả những trăn trở để lựa chọn về cách sống Nguyễn Duy qua hình ảnh vầng trăng tròn “vành vạnh”, im “phăng phắc”giữa thành phố đầy “ánh điện”, “cửa gương” để từ đó nhắc nhở về sự thủy chung với nhân dân, với đất nước, với những năm tháng gian lao vừa đi qua
Có thể nói, người nghệ sĩ Nguyễn Duy luôn phát hiện ra vẻ đẹp ẩn tàng của thiên nhiên trong mỗi sự vật hiện tượng dù rất nhỏ bé Ngọn gió tự nhiên
sẽ để lại gì đối với những tâm hồn lãnh cảm, thờ ơ đối với cuộc sống này?!
Ấy vậy mà với Nguyễn Duy, trong rất nhiều bài thơ ông đã nhắc khá nhiều đến hình ảnh gió Có khi,, ngọn gió ấy là nỗi nhớ của một tâm hồn với những biến thái tinh tế, là tấm lòng của hậu phương dành cho tiền tuyến trên những bước đường hành quân:
Nhớ em khi đang lên đèo Nghe em là gió vờn reo lá rừng
(Nhớ) Nhưng Nguyễn Duy còn cảm nhận bằng nhiều giác quan để thấy được bản chất của gió:
Em ơi gió - gió ngang phè
Ỡm ờ gió thổi dồn ghe dạt bào
Rồi còn nữa là hình ảnh:
Em ơi gió - gió loang toàng
Trang 28Nhoằng tia máu chớp phun tràn cung mây
Em ơi gió - gió tuầy huầy
Phường ong bướm õng ẹo bay lòng thòng Một loạt các từ láy được sử dụng: “ỡm ờ”, “loang toàng”, “tuầy huầy” đã giúp Nguyễn Duy bộc lộ bản chất của gió Gió “loang toàng” để tia chớp tràn cung mây, gió cũng có lúc hờn dỗi như một cô nàng đỏng đảnh trong từ láy
“ỡm ờ”, “tuầy huầy”
Gió không chỉ vận động mà là sự vận động ở mức độ cao nhất Phải chăng ở trong mỗi con người luôn luôn có những ngọn gió như thế để cuộc đời mang nhiều sắc vẻ khác nhau Nguyễn Duy luôn gắn những quan niệm, cách nhìn đời của ông một cách kín đáo vào hình tượng đầy sinh động để tạo nên một thứ “gió” rất Nguyễn Duy
Bên cạnh những hình ảnh như cây tre, hay là trăng, là gió thì những mảnh đất cũng là hình ảnh thiên nhiên đi vào trong sáng tác của Nguyễn Duy Đến với miền Tây Quảng Bình những năm 70, ấn tượng của Nguyễn Duy là những cảnh bom đạn quân thù cày xới từng tấc đất:
Bom đào đào đất đỏ đỏ au
Chói chang trưa nắng một màu lửa nung
Phễu bom sâu hóa giếng hồng
Đất tuôn lặng lẽ một dòng nước xanh
“Lặng lẽ” – im lặng, không có một tiếng động, tiếng ồn ào nào cả Vượt
Trang 29lên trân sự tàn phá hủy diệt của bom đạn kẻ thù, đất âm thầm ôm ấp sự sống Đất như người nén đau thương biến thành sức mạnh chống lại sự hủy diệt của quân thù Màu xanh của dòng nước giữa cái nóng nung của buổi trưa thật thiêng liêng và quý giá biết bao.Vậy là sức sống đã được nảy sinh và tồn tại ngay ở những nơi tưởng chừng chỉ có sự hủy diệt Với từ láy “lặng lẽ” ta nhận ra”: đất trở thành nơi ấp ủ bao ước mơ của con người,nơi bù đắp những đau thương mất mát của con người trong chiến tranh Chỉ một sự thể hiện giản dị bằng một từ láy thôi cũng đủ để thấy mạch nguồn sự sống của dân tộc, của sự phục sinh đang trỗi dậy mạnh mẽ Một hình ảnh đất của tự nhiên thôi cũng thể hiện cái nhìn lạc quan của tác giả vào sức mạnh chiến thắng của dân tộc Việt Nam ta
Viết về đất bằng cảm hứng ngợi ca, Nguyễn Duy như có lúc hóa mình vào đất để lắng nghe từ trong sâu thẳm tiếng vọng ân tình:
Với bài thơ “Bài hát người làm gạch”, Nguyễn Duy cũng cho thấy một
vẻ đẹp nữa của đất quê hương:
Đất lặng im dưới chân ta Lặng nghe có tiếng phố nhà ngân vang
Xôn xao mái ngói tầng tầng
Lắng nghe có tiếng hát thầm đất thôi
(Bài hát người làm gạch)
Trang 30Từ láy “xôn xao” vốn có hai cách hiểu Cách hiểu thứ nhất: “xôn xao” là
âm thanh, tiếng động vọng lên từ nhiều phía và xen lẫn, kế tiếp nhau Còn cách hiểu thứ hai: “xôn xao” là xao xuyến, rung động trong lòng Dù hiểu theo nghĩa nào thì ta vẫn nhận ra chính đất đã tạo cho con người một cuộc sống tốt đẹp hơn Từ đất, những mái ngói nhà tầng mọc lên qua sức lao động của con người Sự hiện hữu của đất gắn chặt với sự đổi mới, đi lên xây dựng một cuộc sống ấm no Nhà thơ nói về đất gần gũi cụ thể mà gây được xúc động sâu sắc ở độc giả mọi thế hệ Chính mảnh đất, chính thiên nhiên đã đem đến cho cuộc sống con người những điều tốt đẹp nhất Từ những điều tưởng như giản dị ấy ta thêm yêu, thêm quý, thêm trân trọng và biết ơn đối với mảnh đất quê hương mình Sâu xa hơn, chưa đựng trong câu chữ là niềm tự hào của nhà thơ về dân mình, vào những con người luôn luôn lạc quan, tin tưởng vào sức mạnh đang sinh sôi nảy nở từ đất Mẹ, từ thiên nhiên
Thế giới thiên nhiên trong thơ Nguyễn Duy là những gì nhỏ bé nhất, thân thuộc và gần gũi nhất Nhiều hình ảnh thiên nhiên được nhắc đến đến ít nhiều mang tính khái quát về con người, về cuộc sống như hình ảnh cỏ dại trong bài thơ cùng tên Cây cỏ tưởng như yếu mềm, thậm chí yếu ớt nhưng lại có sức sống kì diệu, là nơi chứa đựng những âm thanh kì diệu của cuộc sống này:
Kèn đồng giun đất thân quen
Giọng chàng ca sĩ dế mèn du dương
(Cỏ dại)
“Du dương” - tiếng hát, tiếng nhạc lên bổng xuống trầm một cách êm ái
và dịu dàng Từ láy này được dùng để nói về giọng hát của chú dế mèn Thì ra nơi “cỏ dại” trên thảo nguyên hoang vu ấy, lại là nơi để sự sống tươi đẹp diễn
ra từng ngày, từng giờ
Nguyễn Duy gắn bó thân thiết với làng quê nên những hình ảnh thiên nhiên nơi miền quê hương ấy đều in rõ, nổi hình nổi sắc trên những trang thơ
Trang 31của “thi sĩ thảo dân” này Không khó để người đọc nhận ra rằng trong thơ Nguyễn Duy, hình ảnh con cò đã trở thành một thi liệu rất quen thuộc Ông từng khắc họa dáng điệu “bay lả bay la” của con cò:
Con cò bay lả bay la
Theo câu quan họ bay ra chiến trường
(Khúc dân ca)
Từ láy tư “bay lả bay la” giúp Nguyễn Duy khắc họa hình ảnh cánh cò đầy chất thơ Con cò cứ mải miết bay trên không gian rộng lớn Không gian
ấy không chỉ là sau lũy tre làng yên ả, thân quen mà còn là chiến trường - nơi
mà sự sống và cái chết chỉ là một ranh giới hết sức mong manh Không sợ hiểm nguy, cánh cò ấy vẫn mải miết bay không ngừng Phải chăng cánh cò ấy
là biểu trưng cho sự thủy chung bất chấp bão dông, là nhịp cầu nối liền hậu phương với tiền tuyến, là sức mạnh tinh thần tiếp thêm nhiệt huyết cho mỗi bước hành quân
Nguyễn Duy cũng rất tự hào thốt lên:
Nghìn năm trên dải đất này
Cũ sao được cánh cò bay la đà
(Khúc dân ca)
“La đà” là từ láy để chỉ hình ảnh cánh cò sà xuống thấp và đưa đi đưa lại theo chiều ngang một cách nhẹ nhàng Hình ảnh “cánh cò bay la đà” ấy đã in sâu vào tâm trí thi nhân Nguyễn Duy Hình ảnh bay “la đà” của cánh cò luôn
là một nét văn hóa đẹp trong tư duy của dân tộc Lịch sử dân tộc vẫn trường tồn cùng những bản sắc văn hóa của nó Giữ gìn và trân trọng những bản sắc riêng độc đáo ấy là một nét đẹp truyền thống của người Việt Nam Từ láy “la đà” đã giúp Nguyễn Duy thể hiện rõ lối suy cảm tinh tế mang đậm màu sắc dân tộc Việt
Nguyễn Duy từng đặt chân tới rất nhiều vùng quê của đất nước nhưng ấn
Trang 32tượng về mũi Cà Mau của Nguyễn Duy vẫn là hình ảnh con cò biển Vẫn là cánh cò bay giữa không gian rộng lớn, cùng với không gian ấy là hàng loạt những sự đổi thay:
Mênh mông không một cánh buồm
Toàn ghe gắn máy với xuồng đuôi tôm Mênh mông - rộng lớn đến mức dường như ta không thể nhìn thấy bờ bến, giới hạn Không gian rộng lớn là thế mà không có lấy một cánh buồm, cái hiện hữu chỉ toàn là “ghe gắn máy” với “xuồng đuôi tôm” Cái hiện hữu
ấy kèm theo bao nguy cơ đối với con cò, nhưng cò vẫn:
Bắt con tép giữa bãi sình
Cái chân đen đủi, cái mình trắng phau
Tác giả đã khắc họa rõ hình dáng con cò thật đáng thương Từ láy “đen đủi” có nghĩa là đen và trông có vẻ gầy yếu, xấu xí đến tội nghiệp Thông qua
từ láy “đen đủi”, ta thấy rõ sự cô đơn lạc lõng, nhỏ bé của cò Sẽ thấm thía hơn với những ai thấu hiểu rằng người Cà Mau cũng xuất thân từ phiêu dạt Phải chăng sự tương đồng này không đơn thuần chỉ là ngẫu nhiên Thoảng đâu đó là một cảm giác nơm nớp lo sợ trước những gì được coi là đổi mới, là hiện đại hơn của cuộc sống hôm nay đã và đang sẽ phá vỡ đi những gì vốn giản dị, bình yên của làng quê Có thể nói rằng thế giới những con vật trong thơ Nguyễn Duy luôn mang một nỗi day dứt, trăn trở về lối đi, cách sống của dân tộc Sự giao thoa giữa một bên là cái cũ, cái truyền thống với một bên là cái mới, cái hiện đại luôn luôn tồn tại nhiều vấn đề cần đặt ra những câu hỏi lớn và cần được giải đáp Sự sâu sắc trong ngòi bút Nguyễn Duy chính là ở chỗ đó
Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Duy không chỉ có những hình ảnh tươi đẹp mà cũng có những bức tranh thiên nhiên đượm nỗi buồn Thiên nhiên ấy cũng cho thấy tư duy của nhà thơ có sự đổi mới, nhìn nhận hiện thực một
Trang 33cách góc cạnh và thấu đáo trong mỗi bước đổi thay của đất nước
Trở về với hòa bình, Nguyễn Duy có sự nhận thức, định lại những giá trị cuộc sống bằng cái nhìn tỉnh táo và chân thực Bằng bản lĩnh của mình, Nguyễn Duy đã dám nhìn thẳng vào sự thật để nhận ra ở nhân dân trong chiều kích nỗi đau và sự mất mát Hiện thực cuộc sống đầy rẫy những khó khăn Những khó khăn ấy được thể hiện ở thiên nhiên nơi làng quê trong cơn mưa gắn với dự cảm của tác giả:
Năm nay lại lụt trắng đồng
Quê ta lại tỏng tòng tong mùa màng Làng ta lại lóp ngóp làng
Làng ta lại ếch nhái hoang cả làng
(Dân ơi) Hình ảnh làng quê trong cơn mưa được miêu tả rõ nhất qua các từ láy
“tỏng tòng tong” và “lóp ngóp” trong đoạn thơ trên “Tỏng tòng tong” theo nghĩa gốc của từ này là: biết quá rõ điều mà người khác giấu hoặc tưởng là không biết Nhưng trong trường hợp này nó mang nét nghĩa gần giống với
“sạch sành sanh” bởi câu thơ nói về sự mất trắng của mùa màng sau lụt lội, mất không còn gì cả Còn “lóp ngóp” là cố ngoi từ dưới nước hoặc dưới nước lên một cách chật vật, mệt nhọc Như vậy, những từ láy đã giúp Nguyễn Duy tái hiện một cách “thần” nhất, chân thực nhất hình ảnh về cánh đồng muối mất trắng vì lụt lội, hình ảnh của những ngôi làng nổi nênh vì nước quá lớn Bức tranh thiên nhiên ấy gợi cuộc sống nhân dân sẽ lầm than, chịu nhiều cơ cực Nguyễn Duy đã nói bằng tiếng nói riêng của mình, chân thực và cụ thể nhất những gì đáng nói nhất Nguyễn Duy viết về những làng quê còn nhiều khó khăn bằng tấm lòng tri ân với nguồn gốc, cội rễ của mình, thể hiện sự gắn
bó với nhân dân, với thiên nhiên của quê hương đất nước, cho dù thiên nhiên
ấy không nên thơ nên họa Khắc họa bức tranh quê chân thực trong những
Trang 34ngày lụt lội ấy cho thấy rõ sự cảm thương của nhà thơ đối với những người dân nghèo
Thiên nhiên trên trang thơ Nguyễn Duy cũng có những bức tranh rất sinh động Thiên nhiên ấy gắn với tuổi thơ, với một thời vui đùa hồn nhiên bên cánh đồng quê hương:
Tuổi thơ tôi bát ngát cánh đồng
Cỏ và lúa và hoa hoang cỏ dại
Vỏ ốc trắng những luống cày phơi ải
Bờ ruộng bùn lấm tấm dấu chân cua
(Tuổi thơ) Tuổi thơ của những đứa trẻ nơi làng quê đã quá quen thuộc với những cánh đồng bất tận Những cánh đồng ấy trong kí ức trẻ thơ là những cánh đồng bát ngát: “Bát ngát” là từ láy chỉ một khoảng không gian rộng lớn đến mức tầm bao quát không hết được Đó là không gian mà lũ trẻ thả diều, bắt bướm, có khi còn cưỡi trên lưng trâu mà thổi sáo Còn “lấm tấm” là từ láy chỉ trạng thái có nhiều điểm nhỏ, nhiều chấm trong rất rõ và đầu Cái dấu “lấm tấm” của vết chân cua ấy mang rõ đặc trưng của những cánh đồng, những bờ ruộng quê Viết về quê hương yêu dấu, Nguyễn Duy sử dụng những hình ảnh hết sức bình dị, dân dã, đó là: cánh đồng bát ngát, là cỏ, là hoa, là dấu chân cua Với những từ láy trên, Nguyễn Duy đã tạo dựng lại một gương mặt làng quê của riêng mình, gần gũi mà thiêng liêng, giản dị mà gơi thương gợi nhớ Phải gắn bó với quê hương nhường nào thì những cánh đồng “bát ngát” ấy, dấu chân cua “lấm tấm” ruộng ấy mới đi vào thơ ông tự nhiên đến vậy
Thi nhân của chúng ta cũng có những vần thơ tái hiện bức tranh thiên nhiên mùa thu với hình ảnh mẹ ru con:
Bồng bồng cái ngủ trên tay Nghe trong gió có gì say lạ lùng
Trang 35Chừng như cây lúa đơm bông
Chừng như trái bưởi vàng đung đưa cành
(Lời ru mùa thu)
“Đung đưa” là từ láy để diễn tả hình ảnh trái bưởi chao đi chao lại nhẹ nhàng trong khoảng không Chỉ một từ láy thôi Nguyễn Duy cũng đủ cho người đọc một hình dung về bức tranh thiên nhiên mùa thu nhẹ nhàng và nên thơ nên họa, nó gợi ra cái nhịp sống êm đềm đang chảy trôi Chính cái nhẹ nhàng “đung đưa” ấy tạo nên cái riêng của mùa thu mà không trôn lẫn với bất
kì một mùa nào khác
Thiên nhiên đồng quê Việt Nam còn là những hình ảnh, những cảnh sắc bước ra từ một thế giới hoài niệm:
Rơm rạ ơi ta trở về đây
Gió sùng sục mùi bùn nằng nặng ngấu Mộc mạc tím cánh hoa bìm bờ dậu Vắt vẻo cành tre sáo sậu gọi tên mình
Rơm rạ ơi ta trở về đây
ải Những cánh hoa bìm màu tím trong cảm nhận của tác giả hiện lên rất “mộc mạc” Từ “mộc mạc” có nghĩa là chân phương, giản dị, giữ nguyên bản chất chân phương Có lẽ chính cái “mộc mạc” ấy đã làm nên cái nét duyên riêng
Trang 36của một loài hoa có sắc hoa tím Tác giả còn sử dụng từ láy “vắt vẻo” cho con sáo đậu trên cành tre Tất cả những từ láy trên giúp Nguyễn Duy miêu tả bức tranh đồng quê thật thân thương và gần gũi, giúp tác giả tái hiện được cái hồn của cảnh vật – một cảnh đồng quê dân dã, mang đậm hồn quê kiểng để ta nhận ra “Về đồng” là một bài thơ đặc sắc, là dòng cảm xúc tuôn trào từ tâm hồn của một thi sĩ luôn mang trong mình một tình yêu quê hương chân thành sâu nặng
Vẻ đẹp của thiên nhiên trong thơ Nguyễn Duy còn được khắc họa qua vẻ đẹp của Đà Lạt:
Trăng ảo ảnh lập lờ trong sương trắng Ngọn gió nhà ai thấp thoáng bên đồi
Tiếng móng ngựa gõ giòn dốc vắng Nghe mơ hồ một chiếc lá thông rơi
(Đà Lạt một lần trăng)
Để miêu tả vẻ đẹp của trăng, tác giả đã sử dụng từ láy “lập lờ” - thuộc kiểu láy âm đầu /l/ Từ láy “lập lờ” vốn có nghĩa là ở trạng thái nửa chìm, nửa nổi, lúc ẩn lúc hiện trong nước, trong câu thơ này nó có ta dung nhấn mạnh vẻ đẹp huyền ảo, lúc ẩn lúc hiện của trăng “Thấp thoáng “là thoáng hiện rồi mất, lúc ẩn lúc hiên Thì ra những ngọn gió cứ thoang thoảng trong không gian đêm khuya ấy Cùng với các từ láy, những câu thơ trên đã tái hiện lại không gian mơ mộng của đời thường nhưng phảng phất màu sắc hư ảo làm nền cho những cảm xúc lãng mạn của nhân vật trữ tình Chỉ với mấy từ láy miêu tả thiên nhiên cũng đủ giúp Nguyễn Duy thâu tóm được sự mơ màng, huyền ảo của thành phố sương mù Đà Lạt
Thơ Nguyễn Duy gắn bó với “Hơi ấm ổ rơm”, với “Tre Việt Nam”, với
“Khúc dân ca”, với con cò trắng chở những ước mơ, tâm tình của con người quê hương Và từ láy đã giúp Nguyễn Duy tái hiện được những bức tranh
Trang 37thiên nhiên với tất cả đường nét, hình khối, màu sắc sống động nhờ vai trò quan trọng của từ láy mà những bài thơ viết về thiên nhiên, viết về quê hương đất nước của Nguyễn Duy luôn độc đáo và có sức hấp dẫn riêng
2.2.2 Từ láy miêu tả con người
“Văn học là nhân học” - đối tượng chủ yếu của văn học là con người, hướng tới con người Sẽ không thể lí giải được hệ thống thơ văn mà bỏ qua con người được thể hiện ở trong đó Ở bất cứ thời đại nào, dân tộc nào thì con người vẫn luôn là đối tượng chủ yếu của văn học Con người hiện lên trong văn học vừa là khách thể, vừa là chủ thể của sự phản ánh Xây dựng hình tượng con người, người nghệ sĩ không chỉ nhằm phản ánh hiện thực, bộc lộ tư tưởng mà qua đó còn thể hiện “cách tư duy về đời sống, một quan niệm thẩm
mĩ về con người, cuộc đời với những khám phá, tìm tòi mới mẻ, độc đáo trong chiều sâu của chủ thể”
Con người trong thơ Nguyễn Duy là những con người bình dị, mộc mạc, không tuổi, không tên Họ đơn thuần là những con người gắn bó với mảnh đất sau lũy tre làng Đó là những người dân, người bạn, người cha, người mẹ, người vợ và bên cạnh đó là những người lính nơi tiền tuyến Thành công nổi bật của Nguyễn Duy trong việc xây dựng hình tượng con người là ông đã tìm thấy ẩn sâu trong vẻ bề ngoài đầy mộc mạc ấy là những nét đằm thắm của tâm hồn Và từ láy có vai trò quan trọng trong việc giúp Nguyễn Duy miêu tả con người với tất cả các khía cạnh như: khắc họa ngoại hình dáng vẻ, tái hiện hoạt động trạng thái và đặc biệt là miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật trữ tình với những biến thái tinh vi nhất
2.2.2.1 Từ láy khắc họa ngoại hình, dáng vẻ của con người
Có thể nói, trong thơ, Nguyễn Duy đã dựng hẳn lên một bức tượng đài
về những người mẹ mà “Bát nước ngô” là một sự thể hiện góp phần tạo dựng nên bức tượng đài nghệ thuật ấy:
Trang 38Ít ngô mà lại nhiều con
Mẹ cười móm mém hãy còn nước đây
(Bát nước ngô )
Từ láy “móm mém” đã giúp Nguyễn Duy miêu tả ngoại hình của bà mẹ Cam Lộ “Móm mém” là móm do rụng gần hết răng, rất khó khăn trong việc nhai thức ăn Một từ thôi cũng đủ cho ta thấy tuổi mẹ đã già, thấy một cuộc đời đã đi qua biết bao vui buồn Nhưng tác giả dùng từ láy này còn nhằm làm nổi bật lên một sự đối lập Tuy đã có tuổi nhưng người mẹ ấy vẫn hiện lên như chiếc cầu nối tình quân dân trong máu lửa và bom đạn quân thù Đó là hình ảnh của những người mẹ Việt Nam với tình yêu thương vô bờ bến dành cho những đứa con ra đi vì Tổ quốc Có khi là một đêm lỡ đường nơi đồng chiêm trũng, với nụ cười “móm mém” đầy nhân hậu, mẹ đã chia cho các con chút quà đầy bình dị là bát nước ngô đồng Để từ đó ta nhận ra: mẹ là nơi hiện hữu trọn vẹn của lòng bao dung và sự hi sinh cao cả Thơ Nguyễn Duy luôn
có sự hòa quyện giữa cái chung và cái riêng, người mẹ trong thơ Nguyễn Duy cũng là sự kết hợp kì diệu ấy Người mẹ trong bài thơ này không phải là người mẹ ruột thịt mà là người mẹ nhân dân nhân hậu luôn che chở, đùm bọc những người con chung của đất nước, của quê hương xứ sở
Nguyễn Duy dành rất nhiều trang thơ viết về vợ và tấm lòng đối với vợ Trong đó, ông cũng nói đến lỗi lầm của một người chồng qua ham vui mà để
vợ phải mệt nhọc, vất vả với ghánh nặng cơm áo gạo tiền Ta hãy xem ngoại hình của một “đức lang quân”:
Khi trong túi có mấy đồng tiền
Ta chạy rông như gì nhỉ - quên đời
Lúc xơ xác bờm xơm từng cọng tóc
Đói lả mò về Cơm đâu
Trang 39Vợ ơi
(Vợ ơi)
Từ láy “xơ xác” có nghĩa là tan nát, tả tơi, không có cái gì còn nguyên vẹn Từ láy “bờm xơm” đặt bên cạnh từ xơ xác nó có tác dụng bổ sung nghĩa khi nói về ngoại hình của một người chồng qua ham chơi, ham vui Khi mà nhận thức được sự ham chơi, ham vui của mình cũng có nghĩa là người chồng ấy đang trên con đường hoàn thiện chính mình, sửa chữa những lỗi lầm của mình
Với Nguyễn Duy, hành trình sáng tạo cũng chính là hành trình đi tìm lẽ sống chân chính Trên hành trình đi tìm lẽ sống ấy, thi sĩ đã nhận thức hiện thực nghèo khó in hằn qua vẻ bề ngoài của những con người:
Mặc kệ áo quần thằng cu nhếch nhác Mặc kệ bàn tay mẹ nó xanh xao
Cuộc sống còn nhiều khó khăn thiếu thốn, lắm nỗi cơ cực ta có thể thấy
rõ qua ngoại hình của thằng cu và bàn tay của người mẹ “Nhếch nhác” là từ láy để chỉ sự lôi thôi, bẩn thỉu, không gọn gàng vì bị bỏ mặc cho ra sao thì sao “Xanh xao” là từ láy chỉ da có màu xanh, nhợt nhạt có vẻ ốm yếu Kết hợp với những câu thơ trước trong cùng bài thơ ta thấy tác giả đã tạo ra sự đối lập giữa bản thân với vợ con Đó cũng là giây phút tác giả tự vấn bản thân, là giây phút mà bản thân thức tỉnh Cũng vì đã thức tỉnh nên ở đoạn thơ sau ta thấy tác giả đã chấp nhận bán đi một ít “vàng ròng” của tâm hồn để bớt đi cái vất vả, cái “xanh xao” trên bàn tay người vợ trước cái đói của con Tình cảm
ấy không ồn ào sôi nổi mà lắng đọng qua thời gian, nó được thử thách qua bao sóng gió “ngọt ngào thì nổi, đắng cay thì chìm”
Hình ảnh người vợ trở đi trở lại trông nhiều sáng tác của Nguyễn Duy
Có khi cái lam lũ vất vả của người vợ được nhà thơ diễn tả bằng những hình ảnh đầy thô nhám, nguyên sơ nhưng hết sức chân thực – thực đến từng chi tiết
Trang 40và cũng rất xúc động:
Gót chân ăn vẹt bậc thềm
Quanh năm tất bật đi tìm ngày xuân
(Mời vợ uống rượu)
Từ láy “tất bật” miêu tả rất rõ nét ngoại hình của một người vợ chịu nhiều khổ cực trong cuộc đời Từ láy “tất bật” khắc họa dáng vẻ vội vàng và luôn tay, luôn chân vì qúa bận bịu và vất vả Chính vợ là người đã gánh vác hết sự đời giữa chốn trần gian Những nỗi lo, những gánh nặng cuộc sống in hằn lên cái dáng người “tất bật” ấy Nhà thơ đã thể hiện sự trân trọng, biết ơn, tình nghĩa ngọt nồng của một người chồng đầy lòng thành kính tri ân đối với
vợ của mình Người vợ trong thơ Nguyễn Khuyến: “Xắn váy quai cồng, thắt lưng bó que, hay lam hay làm”
Còn người vợ trong thơ Tú Xương thì:
Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng
Khi cuộc chiến tranh qua đi, cha trở về với ruộng đồng, sống một cuộc đời “lặng im như cỏ cây”, cống hiến hết tuổi thanh xuân cho đất nước nhưng không một đòi hỏi riêng cho mình, cha bằng lòng trở về gắn bó với mảnh đất vốn đã xơ xác nay lại càng xác xơ hơn bởi “những trận cháy làng” vừa đi qua Cuộc sống đầy những khó khăn cơ cực:
Lưng trần bạc nắng thâm mưa