Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Giá trị của từ láy trong các bài tập đọc lớp 2,3” với mong muốn tìm hiểu sâu về vốn từ láy Việt cũng như sự vận dụng từ láy của mỗi tác g
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
HÀ NỘI, 2016
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ to lớn và quý báu
Tôi xin chân thành cảm ơn Ts Hoàng Thị Thanh Huyền – Khoa Ngữ
văn đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện khóa luận
Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành khóa luận
Hà Nội, tháng 05 năm 2016
Tác giả
Đỗ Thị Hài
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, công trình nghiên cứu này là thực sự của cá nhân , được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức kinh điển, nghiên cứu, khảo sát các bài thơ trong sách giáo khoa lớp 2, lớp 3 của các tác giả
dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Hoàng Thị Thanh Huyền
Các số liệu và khẳng định trong khóa luận là trung thực, do tôi tự nghiên cứu, khảo sát và thực hiện
Hà Nội, tháng 05 năm 2016
Tác giả
Đỗ Thị Hài
Trang 5MỤC ỤC Contents
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Đóng góp của khóa luận 4
7 Cấu trúc khóa luận 5
NỘI DUNG 6
C n 1 LÝ THUYẾT CHUNG VỀ TỪ LÁY Error! Bookmark not defined 1.1 Khái quát về từ láy 6
1.1.1 Khái niệm về từ láy 6
1.1.1.1 Quan niệm coi từ láy là từ ghép 6
1.1.1.2 Quan niệm coi láy là sự hòa phối ngữ âm 6
1.1.2 Đặc điểm của từ láy tiếng việt 7
1.1.2.1 Đặc điểm về kiểu cấu tạo 7
1.1.2.2 Đặc điểm về ngữ nghĩa 8
1.1.3 Phân biệt từ láy và từ ghép 10
1.1.4 Phân loại từ láy 11
1.1.4.1 Từ láy đôi 11
1.1.4.2 Từ láy ba 13
1.1.4.3 Từ láy tư 14
1.1.5 Sự vận dụng của từ láy trong đời sống và văn học 15
1.3 Tiểu kết 16
C n 2 CÁCH SỬ DỤNG TỪ ÁY TRONG CÁC BÀI THƠ ỚP 2, LỚP 3 17
Trang 62.1 Đặc điểm từ láy trong các bài thơ lớp 2, lớp 3 17
2.1.1 Đặc điểm về kiểu cấu tạo 17
2.1.2 Đặc điểm về ngữu nghĩa 18
2.2 Vị trí của từ láy trong câu thơ 20
2.2.1 Vị trí đầu câu 20
2.2.2 Vị trí giữa câu 20
2.2.3 Vị trí cuối câu 21
2.3 Sự sáng tạo trong cách dùng từ láy 22
2.3.1 Sự sáng tạo trong cách kết hợp và cách tạo ra từ mới 22
2.3.2 Sáng tạo trong cách gieo vần, điệp vần 23
2.4 Tiểu kết 24
C n 3.GIÁ TRỊ SỬ DỤNG, NGỮ NGHĨA CỦA TỪ LÁY TRONG
CÁC BÀI THƠ ỚP 2, 3 25
3.1 Giá trị sử dụng 25
3.1.1 Giá trị gợi tả 25
3.1.1.1 Giá trị tượng thanh 25
3.1.1.2 Giá trị tượng hình 27
3.1.1.3 Giá trị gợi ý 27
3.1.2 Giá trị biểu cảm 28
3.1.3 Giá trị phong cách 29
3.2 Giá trị ngữ nghĩa 30
3.2.1 Từ láy trong việc miêu tả trạng thái tâm lý, tình cảm của con người 31
3.2.1.1 Từ láy hoàn toàn……… 31
3.2.1.2 Từ láy bộ phận ……… 34
3.2.2 Từ láy trong việc miêu tả thiên nhiên, âm thanh và cảnh vật 39
3.2.2.1 Từ láy hoàn toàn 39
3.2.2.2 Từ láy bộ phận 40
3.3 Tiểu kết 45
PHẦN KẾT LUẬN 46
Trang 7TÀI IỆU THAM HẢO
Trang 8MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài
Láy là một phương thức cấu tạo từ quan trọng của tiếng Việt, giúp sản sinh ra khối lượng từ khá lớn bổ sung vào kho từ vựng tiếng Việt Đây có thể coi là mảng từ vựng thể hiện rõ nhất đóng góp vào hình thức ngữ âm tiếng Việt trong việc biểu lộ tư tưởng tình cảm của người sử dụng ngôn ngữ Sự hòa phối âm thanh trong nội bộ cấu trúc từ đã tạo ra những hiệu quả ngữ nghĩa bất ngờ cũng như tạo điểm nhấn cho sự diễn đạt mà khi ta đọc lên mới cảm thụ hết được Chính vì vậy, từ láy đã và đang là đề tài nghiên cứu hấp dẫn với những người nghiên cứu về từ tiếng Việt
Văn học là một ngành nghệ thuật đặc biệt, nghệ thuật ngôn từ Không một ngành nghệ thuật nào có thể tái hiện hoàn chỉnh bức tranh hiện thực đời sống phong phú, đa dạng, nhiều màu nhiều vẻ như văn học Bản thân vỏ âm thanh của ngôn ngữ khi được chọn lựa, đặt vào đúng chỗ sẽ góp phần khơi gợi xúc cảm nơi người đọc, người nghe Đây chính là nơi để từ láy có cơ hội phát huy vai trò của mình nhờ những đặc điểm hài âm, hài thanh khác biệt
Mỗi tác phẩm nghệ thuật là một bức thông điệp thẩm mỹ mà nhà văn, nhà thơ muốn chia sẻ, gửi gắm tới người đọc Nội dung của tác phẩm không thể hiện rõ ràng mà nó được người đọc nhận thức thông qua quá trình tiếp nhận tác phẩm Một nguyên tắc cơ bản khi tiếp nhận tác phẩm văn học phải xuất phát từ chính ngôn từ mà người sáng tác đã dày công chọn lựa Trong đó, những từ mang sức nặng nội dung, đặc điểm nổi bật về hình thức luôn được chú ý hơn Từ láy là một điểm nhấn như vậy
Trong kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều tác giả đã coi từ láy là một phương tiện ngôn ngữ đắc lực trong tác phẩm thơ ca, văn chương của mình Mỗi bài thơ của mỗi tác giả lại chứa đựng những thăng trầm, cảm xúc khác nhau trong cuộc sống, tình yêu hay những trăn trở về cuộc đời… Những cảm xúc đó được bộc lộ thông qua những từ láy
Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Giá trị của từ láy trong các bài tập đọc lớp 2,3” với mong muốn tìm hiểu sâu về vốn từ láy Việt cũng như sự vận dụng từ láy của mỗi tác giả trong những tác phẩm thơ ca của mình
Trang 92.Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu từ láy vốn là một đề tài quen thuộc, từ lâu đã được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Các công trình được các nhà nghiên cứu với nhiều hướng khác nhau, nhưng về cơ bản những đặc điểm cũng như cách phân loại về từ láy đều được các nhà nghiên cứu phân tích khá kĩ Có thể thấy
rõ điều này qua nững công trình của các tác giả: Nguyễn Tài Cẩn[1], Đỗ Hữu Châu[3], Hoàng Văn Hành[6] …
Trong cuốn “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt”, Đỗ Hữu Châu đã đi sâu vào phân tích mặt ngữ nghĩa của từ láy Theo tác giả “Láy là những từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương thức lặp lại toàn bộ bộ phận âm tiết, với thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh, tức là quy tắc thanh điệu biến đổi theo hai nhóm: nhóm cao(thanh hỏi, thanh sắc, thanh ngang); nhóm thấp(thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng)- của một hình
vị hay đơn vị có nghĩa”[3, tr.34]
Cũng theo tác giả, ý nghĩa của các từ láy được hình thành từ ý nghĩa hình vị cơ sở Để chứng minh điều này, tác giả đã đi sâu phân tích về phương diện cấu tạo, phân loại, và đặc điểm ý nghĩa của các từ láy Từ láy được hình thành do phương thức láy tác động vào các hình vị cơ sở, cho nên ý nghĩa của các từ láy cũng hình thành ý nghĩa của hình vị cơ sở Do đó, khi xem xét ý nghĩa ý nghĩa của các từ láy cần phải đối chiếu ý nghĩa của nó với hình vị cơ
tư duy nghệ thuật Sở dĩ như thế là vì từ láy là từ giàu giá trị gợi tả, giá trị biểu cảm Mà văn bản nghệ thuật rất cần những phương tiện ngôn ngữ như thế để xây dựng hình tượng Cho nên, các nhà văn, các nhà thơ rất chú ý sử dụng từ láy Và lịch sử văn học Việt Nam đã từng quen biết những nhà thơ, nhà văn có tài trong việc sử dụng ngôn ngữ, trong đó có từ láy, như: Nguyễn
Trang 10Du, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Thi, Tố Hữu, Nguyễn Tuân…”[3,tr.142]
Trong cuốn “Từ láy trong tiếng Việt”, tác giả Hoàng Văn Hành đã tiến
hành tổng kết thành quả nghiên cứu vể từ láy tiếng việt từ trước đến nay Trên
cơ sở đó, ông đã đưa ra những mặt còn tồn tại và những mặt có thể kế thừa, phát huy và bổ sung, tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu những vấn đề còn chưa được giải đáp chung quanh hiện từ láy trong tiếng Việt Các đăc điểm, phân loại và ý nghĩa của từ láy đều được các tác giả trình bày một cách hệ thống
Về mặt ý nghĩa, tác giả đã quan tâm phân tích khá kĩ cơ chế hình thành và giá trị biểu đạt của ba nhóm từ láy là: nhóm từ láy phỏng thanh, nhóm từ láy sắc thái hóa và nhóm từ láy âm cách điệu
Tác giả Nguyễn Hữu Quỳnh trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” cũng phân tích ý nghĩa của từ láy Đó là ý nghĩa của một số từ láy xét ở góc độ từ loại như: danh từ, động từ, tính từ Đây là những công trình nghiên cứu tiêu biểu về từ láy
3.Đố t ợng và ph m vi nghiên cứu
3.1.Đố t ợng nghiên cứu
Trong khóa luận này đối tượng nghiên cứu là toàn bộ các từ láy được
sử dụng trong các bài thơ lớp 2, lớp 3
3.2.Ph m vi nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi chỉ nghiên cứu giá trị sử dụng từ láy trong các bài thơ lớp 2, lớp 3
4.Nhi m vụ và mục đíc n ên cứu
4.1.Nhi m vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết về từ láy: khái niệm, phân loại từ láy, ý nghĩa của từ láy
-Điều tra, khảo sát, thống kê, phân loại từ láy trong các bài thơ lớp 2, lớp 3
- Nghiên cứu đặc điểm của từ láy trong các bài thơ lớp 2, lớp 3 về các phương diện cấu tạo, đặc trưng ngữ nghĩa, vị trí và phạm vi sử dụng
Trang 114.2.Mục đíc n ên cứu
Bước đầu phân tích làm sáng tỏ vai trò, giá trị nghệ thuật của từ láy được sử dụng trong các bài thơ lớp 2, lớp 3 trong việc xây dựng khắc hoạ các hình tượng nhân vật trong thơ ca, gợi tả được cái tâm trạng, cái thái độ của các nhà thơ trước thời cuộc, từ láy với các biện pháp tu từ Trên cơ sở đó rút
ra một số nhận xét về nghệ thuật đặc sắc của từ láy trong thơ ca của các nhà thơ trong chương trình lớp 2, lớp 3
Từ láy là lớp từ đặc biệt và phổ biến trong ngôn ngữ dân tộc Nó được
sử dụng trong nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau.Đặc biệt sử dụng trong phong cách khẩu ngữ và phong cách khẩu ngữ văn chương Tuy có nhiều cách lý giải khác nhau về từ láy, nhưng các nhà nghiên cứu đều thống nhất coi
từ láy là từ được cấu tạo phương thức láy, lấy nguyên tắc hòa phối ngữ âm làm cơ sở
Nghiên cứu đề tài này , tôi hướng đến yêu cầu là phải thống kê số lượng từ láy trong các bài thơ lớp 2, lớp 3 Qua đó phân tích làm rõ dụng ý của các tác giả thông qua việc sử dụng từ láy Từ đó ta cũng có thể thấy được nét độc đáo của từ láy trong thơ ca Điều này có tác dụng thiết thực, giúp chúng ta có thể nhận ra tài năng sử dụng ngôn từ điêu luyện của các nhà thơ Việt Nam
Trang 12- Thông qua khóa luận này có thể đánh giá được giá trị sử dụng và giá trị biểu trưng của các bài thơ lớp 2, lớp 3.Qua đó giúp người đọc hiểu nội dung tư tưởng của các bài thơ và phong cách của các nhà thơ
7.Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Cách sử dụng từ láy trong các bài thơ lớp 2, lớp 3
Chương 3: Giá trị sử dụng, ngữ nghĩa của từ láy trong các bài thơ lớp 2, lớp 3
Trang 131.1.1.1.Quan niệm coi từ láy là từ ghép
Theo tác giả Nguyễn thiện Giáp: “Có thể coi láy là một hiện tượng ghép đặc biệt, một đơn vị với chính nó để tạo ra một đơn vị mới”[1; tr.88]
Theo tác giả Nguyễn Tài Cẩn: “Từ láy là một loại từ ghép Trong đó, theo con mắt nhìn của người Việt Nam hiện nay, các thành tố trực tiếp kết hợp lại với nhau theo quan hệ ngữ âm được thể hiện ra các thành tố phải có sự tương ứng với nhau hvề hai mặt Mặt yếu tố siêu đoạn tính(thanh điệu) và về mặt yếu tố âm đoạn tính(phụ âm đầu, âm giữa và âm cuối vần)”[7; tr.109]
Ở quan điểm này, không cho chúng ta thấy được sự độc đáo về mặt ngữ nghĩa của kiểu cấu tạo của từ láy, không thấy được sự sáng tạo từ ngữ của nhân dân ta
1.1.1.2.Quan niệm coi láy là sự hòa phối ngữ âm
Theo Đỗ Hữu Châu: “Từ láy là những từ cấu tạo theo phương thức láy,
đó là phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết, với thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh, tức là quy tắc thanh
Trang 14điệu biến đổi theo hai nhóm: Nhóm cao (thanh hỏi, thanh sắc và thanh ngang), nhóm thấp ( thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng)của hình vị hay đơn
vị có nghĩa.[3, tr.34]
Tác giả Hoàng Văn Hành thì lại cho rằng: “Từ láy là từ đa tiết (thường gồm hai âm tiết) được tạo ra bằng phương thức hòa phối ngữ âm giữa các âm tiết với hiệu ứng tạo ra ngữ nghĩa biểu trưng” [7, tr.73]
Tác giả nhấn mạnh: “Đối với từ láy, việc các thành tố( các tiếng) tạo nên nó tự thân có nghĩa hay vô nghĩa không quan trọng Cái quan trọng là hình thức ngữ âm đặc thù cho sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng, cái quyết định cái diện mạo của từ láy Hơn nữa, ý nghĩa của từ láy là ý nghĩa biểu trưng do sự hòa phối ngữ âm tạo ra, chứ không phải là phép cộng giản đơn nghĩa của từng thành tố trong các từ láy có thành tố có nghĩa tự than và có khả năng hoạt động độc lập như một từ”[7, tr.73]
Quan điểm này được sự ủng hộ, tán đồng của nhiều nhà nghiên cứu khi khảo sát hiện tượng láy trong tiếng Việt.Theo quan sát của chúng tôi, các nhà nghiên cứu đều gặp gỡ nhau ở quan điểm: nếu coi láy là sự hòa phối ngữ âm thì sản phẩm sản sinh sẽ là cả hệ thống từ láy trong tiếng Việt Từ những vấn
đề đã trình bày trên đây trong phạm vi đề tài này, chúng tôi quan niệm về từ láy như sau: từ láy là những từ gồm hai tiếng, ba tiếng, bốn tiếng, giữa các tiếng trong một từ có quan hệ về ngữ âm và có tác dụng tạo nghĩa, tạo sắc thái
1.1.2 Đặc đ ểm của từ láy ti ng vi t
1.1.2.1.Đặc điểm về kiểu cấu tạo
Từ láy là những từ phức do phương thức láy tác động vào một hình vị
cơ sở (kí hiệu C) làm xuất hiện một hình vị thứ sinh được gọi là hình vị láy (kí hiệu là L) Hình vị láy có đặc điểm như sau:
Về hình thức ngữ âm, cũng là một âm tiết như hình vị cơ sở, có hình thức ngữ âm và nghĩa giống toàn bộ hay bộ phận với hình vị cơ sở
Hình vị láy có thể giống hình vị cơ sở về toàn bộ âm tiết, hoặc về phụ
âm đầu hay phần vần
Trang 15Về thanh điệu, nếu từ láy hai âm tiết thì hai âm tiết thì hai âm tiết có thanh điệu đi với nhau theo hai nhóm thanh: nhóm cao “hỏi, sắc, không”, nhóm thấp “huyền, ngã, nặng”
Cả hình vị cơ sở và hình vị láy hợp lại thành từ láy
Để nhận biết một từ láy, cần xem xét hai âm tiết trong một từ phức hai
âm tiết xem có đáp ứng đầy đủ những đặc điểm kể trên không
Những từ láy hai âm tiết mà hình vị cơ sở có nghĩa theo đúng quy tắc thanh điệu trên là những từ láy điển hình, tạo nên trung tâm của các từ láy tiếng Việt
1.1.2.2 Đặc điểm về ngữ nghĩa
Mỗi từ láy đều mang trong mình một ý nghĩa, một sắc thái riêng biệt Tuy nhiên, các từ láy tiếng Việt thường có nghĩa sau:nghĩa tổng hợp, khái quát; nghĩa sắc thái hóa;nghĩa của các khuôn vần láy
a) N ĩa tổng hợp, khái quát
Các nghĩa này lại có hai dạng:
+ Thứ nhất là nghĩa lặp đi lặp lại với cùng một trạng thái, hoạt động, tính chất Đó là nghĩa của các từ láy toàn bộ như: ngày ngày, tháng tháng, người người, nhà nhà…
+ Thứ hai là nghĩa khái quát như nghĩa các từ: máy móc, mùa màng, da dẻ…
Các từ láy có nghĩa tổng hợp, khái quát thương có thêm sắc thái mỉa mai, chê bai, đánh giá thấp Tất cả các từ láy mà hình vị láy có vần /-iêc/, /ung/ đều có nghĩa như vậy Ví dụ: sách siếc, nhà nhiếc, học hiếc…báo bủng, tiệc tùng… Một số từ láy khác : người ngợm, ngựa nghẽo… cũng có nghĩa như vậy
b)N ĩa sắc thái hóa
Sắc thái hóa là làm thay đổi nghĩa của hình vị cơ sở bằng cách thêm cho nó những sắc thái khác nhau Các sắc thái thêm vào có thể là: trạng thái hóa, nghĩa là chuyển một tính chất, một vận động thành một trạng thái diễn ra trong một thời gian nhất định;
Ví dụ: Xa xa xôi
Trang 16Xanh xanh xao
từ láy mang lại cho nghĩa của hình vị cơ sở
c)N ĩa c c k uôn vần láy
Nghĩa tổng hợp, khái quát, nghĩa sắc thái hóa là nghĩa chung của các từ láy Nhiều nhà nghiên cứu đã nói đến nghĩa của các từ láy do các khuôn vần của hình vị láy biểu thị
Ví dụ:
Các từ hoàn toàn mà hình vị láy có thanh bằng cũng đều biểu thị nghĩa giảm nhẹ(do sự trải rộng trong không gian và sự lặp lại nhiều lần) tính chất, vận động mà hình vị cơ sở biểu thị: khe khẽ, nhè nhẹ, văng vắng, gật gù…Nếu hình vị láy ở trước có thanh trắc thì nghĩa của từ láy hoàn toàn lại là tăng cường: dửng dưng, cỏn con…
Khuôn vần –iêc của từ điệp âm biểu thị nghĩa: các sự vật, hoạt động, tính chất cùng loại với sự vật, hoạt động, tính chất do hình vị cơ sở biểu thị
Ví dụ: sách siếc, nhà nhiếc, đen điếc, nhảy nhiếc…Nghĩa khái quát này đi kèm theo sắc thái biểu cảm coi thường, khinh rẻ đối với sự vật, tính chất, hoạt động được từ láy đề cập đến
Khuôn vần-âp của các hình vị láy ở trước trong các điệp âm biểu thị sự vận động lặp đi lặp lại nhiều lần theo chiều thẳng đứng: nhấp nhô, bập bùng, trập trùng…
Khuôn vần –uc của các hình vị láy ở trước trong các điệp âm biểu thị vận động lặp đi lặp lại nhiều từng quãng ngắn theo chiều ngang: xục xịch, nhúc nhích, rục rịch…
Trang 17Khuôn vần –ung của các hình vị điệp âm ở sau cũng biểu thị khái quát như ý nghĩa do khuôn vần –iêc biểu thị những sắc thái coi thường, khinh rẻ nhẹ hơn: báo bung, tiệc tùng, nhớ nhung…
Khuôn vần –ăn của các điệp âm ở sau biểu thị nghĩa hợp với mức độ được mọi người xem là chuẩn mực không qua tốt cũng không thiên về xấu: đầy đặn, thẳng thẳn, nhọc nhằn…
Trên đây là một số khuôn vần của một số hình vị láy đã xác định được nghĩa Phương thức láy tiếng Việt sử dụng gần một trăm khuôn vần để tạo hình vị láy nên việc tìm ra nghĩa của khuôn vần còn rất khó khăn Láy là phương thức tạo từ đặc sắc của tiếng Việt Mỗi từ láy là một nốt nhạc về âm, gợi ra một bức tranh cụ thẻ về đặc tính cảm quan: thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, khứu giác và vận động kèm theo những ấn tượng về cảm thụ cảm quan, những cách đánh giá, những thái độ của người nói, người viết trước sự vật, hiện tượng, đủ sức thông qua các giác quan hướng ngoại và hướng nội của người nghe, người đọc mà tác động đến họ Cho nên từ láy là những công cụ “tạo hình” rất đặc lực cho nghệ thuật văn học, nhất là nghệ thuật thơ
1.1.3 Phân bi t từ láy và từ ghép
- Nếu các hình vị trong từ có cả quan hệ về nghĩa và quan hệ về âm (âm thanh) thì ta xếp vào nhóm từ ghép
Ví dụ: thúng mủng, tươi tốt, đi đứng, mặt mũi, mơ mộng
-Nếu các từ chỉ một số hình vị có nghĩa, còn một đơn vị đã mất nghĩa nhưng haii hình vị không có quan hệ về âm thì ta xếp vào nhóm từ ghép
Ví dụ: xe cộ, đường xá, gà qué, chợ búa…
-Các từ không xác định được hình vị gốc(tiếng gốc) nhưng có quan hệ
về âm thì đều xếp vào từ láy
Ví dụ: nhí nhảnh, bâng khuâng, dí dỏm, chôm chom, thằn lằn,…
-Các từ có một hình vị có nghĩa và một hình vị không có nghĩa có phụ
âm đầu được biểu hiện trên chữ viết không có phụ âm đầu thì cũng xếp vào nhóm từ láy
(láy vắng khuyết phụ âm đầu)
Ví dụ: ồn ào, ầm ĩ, ấm áp, im ắng, yếu ớt…
Trang 18-Các từ có một hình vị có nghĩa và một hình vị không có nghĩa có phụ
âm đầu được ghi bằng những con chữ khác nhau nhưng có cùng cách đọc(c/k/q; ng/ngh; g/gh) cũng được xếp vào nhóm từ láy
Ví dụ: cuống quýt, cũ kĩ, ngốc nghếch, gồ ghề…
Trong thực tế, có nhiều từ ghép (gốc Hán) có hình thức ngữ âm giống
từ láy, song thực tế các tiếng đều có nghĩa nhưng rất khó phân biệt
Ví dụ: bình minh, chính chuyên, tham lam, căn cơ, chuyên chính, khắc khổ, thành thực, hảo hạng…
1.1.4.Phân lo i từ láy
1.1.4.1.Từ láy đôi
Từ láy đôi là từ láy gồm hai âm tiết, có sự hòa phối ngữ âm với nhau Căn cứ vào sự đồng nhất hay khác biệt trong các thành phần tạo nên các thành tố do sự hòa phối ngữ âm mà có, khi xem xét từ láy đôi, dựa vào yếu tố ngôn ngữ có sự hòa phối ngữ âm, ta có thể phân từ láy đôi thành các kiểu sau:
Từ láy toàn bộ
Từ láy bộ phận, gồm: láy âm và láy vần
a)Từ láy toàn bộ (từ láy hoàn toàn)
Từ láy hoàn toàn giữa hai ti ng giống nhau về cấu t o, chỉ khác nhau về trọng âm thể hi n ở độ nhấn và độ kéo dài khi phát âm (còn gọi
Từ láy hoàn toàn giữa từ tố (hai ti ng) có sự khác nhau về thanh
đ u hay còn gọi là từ l đ p âm, đ p vần, khác thanh
Ví dụ: đo đỏ, tim tím, trăng trắng, lành lạnh, phơi phới…
Theo Diệp Quang Ban, sự khác nhau về thanh điệu giữa hai tiếng được phân biệt theo hai đặc trưng
Trang 19Từ láy hoàn toàn có sự khác nhau về phụ âm cuối
Tiếng độc lập của phụ âm cuối tận cùng là phụ âm tắc – vô thanh, sẽ biến thành phụ âm mũi – hữu thanh ở tiếng không độc lập Dạng biến đổi này
bị biến đổi bởi quy luật dị hóa
Phụ âm mũi – hữu thanh: m/n/ng
Phụ âm tắc – vô thanh có âm /k/ gồm: “ch” và “c”
Phụ âm tắc - vô thanh: p/t/k
Phụ âm mũi – hữu thanh có âm ng gồm: “nh” và “ng”
Ví dụ: P – m: đèm đẹp, bìm bịp, chiêm chiếp …
T – n: san sát, tôn tốt, cun cút, ngơn ngớt…
Trang 20 Từ láy ba có âm tiết thứ hai thường mang thanh bằng
Ví dụ: Tuốt tuồn tuột, Tẻo tèo teo Tửng từng tưng Dửng dừng dưng
Từ láy ba có âm tiết thứ nhất và âm tiết thứ ba đối lập nhau về bằng – trắc hoặc đối lập nhau về âm vực cao – thấp
Ví dụ: Tỉ tì ti Mảy mày may
Trang 21Sạch sành sanh Tỏng tòng tong
Từ láy ba dạng láy bộ phận chiếm số lượng rất ít
Ví dụ: Tơ lơ mơ
Tù lù mù
1.1.4.3 Từ láy tư
Từ láy tư là từ láy chứa bốn âm tiết trong thành phần cấu tạo của nó Phần lớn từ láy tư dựa trên cơ sở từ láy đôi, còn lại một số ít có phần gốc là từ ghép Có thể phân từ láy tư thành hai loại:
Từ láy tư được tạo thành trên cơ sở từ láy đôi bộ phận
Từ láy tư được tạo thành không trên cơ sở từ láy đôi bộ phận
Một số kiểu l t ờng gặp của lo i từ láy thứ nhất
Lặp l i hai lần từ l đô c sở, k t hợp đổi vần của âm ti t thứ hai cho phù hợp vớ t an đ u và âm vực vần bị thay
th
Ví dụ: Hấp tấp hấp ta hấp tấp
Long lanh long la long lanh Bập bõm Bập bà bập bõm Đủng đỉnh đủng đà đủng đỉnh
Ví dụ: Bổi hổi bồi hồi Cảu nhảu càu nhàu Lảm nhảm làm nhàm Bẳn hẳn bằn hằn
Trang 22 Láy trực ti p từng ti ng một của từ l đô c sở t eo đún thứ tự trong từ c sở
Ví dụ: Hùng hổ hùng hùng hổ hổ Vội vàng vội vội vàng vàng Hối hả hối hối hả hả
Lầm lì lầm lầm lì lì
Một số kiểu l t ờng gặp của lo i từ láy thứ hai
Kiểu abac
Trong kiểu láy này, a là đơn vị có nghĩa, bc là một khuôn láy Khi ab,
ac đứng riêng lẻ thường thì không có nghĩa, nhưng khi abac kết hợp với nhau tạo thành nghĩa riêng biệt Trong đó, a có nghĩa còn a và b góp phần tạo nên sắc thái về nghĩa
Ví dụ: Xa xa lắc xa lư
Buồn buồn thỉu buồn thiu
Khuya khuya lắc khuya lơ
Kiểu aabb: Trong kiểu láy này, ab là một từ ghép hoặc là một tổ hợp
từ
Ví dụ: Trùng điệp trùng trùng điệp điệp
Tầng lớp tầng tầng lớp lớp
Cười nói cười cười nói nói
1.1.5.Sự vận dụng của từ l tron đời sống và văn ọc
Như đã nói ở trên, từ láy là một phương tiện biểu đạt quan trọng, chứa đựng nhiều giá trị biểu hiện, biểu cảm cao, chính vì thế, nó không chỉ được sử dụng nhiều trong văn học mà còn trong đời sống hằng ngày
Trong sinh hoạt hằng ngày, nhân dân ta cũng sử dụng từ láy một cách rộng rãi và phổ biến từ láy được sử dụng có vai trò làm tăng hình ảnh và tạo
sự sịnh động trong lời ăn tiếng nói của con người trong giao tiếp Khi sử dụng
từ láy người sử dụng không những cần phải hiểu sắc thái biểu cảm của từ đó trong lời nói cụ thể.Chẳng hạn, khi dùng từ “đẹp” để chỉ nhận xét một vật thì người nói thể hiện thái độ độ trung hòa, còn khi dùng từ “đèm đẹp” thì thể hiện nhận xét về vật có đẹp nhưng không đẹp lắm, còn khi dùng từ “đẹp đẽ” thì khẳng định vật ấy rất đẹp Vậy mỗi từ láy mang laị một sắc thái biểu cảm khác nhau dù nó có chung một hình vị cơ sở
Trang 23Còn đối với trong văn học, từ láy được xem là chất liệu để xây dựng văn bản nghệ thuật, làm phương tiện cho tư duy nghệ thuật Sở dĩ như vậy vì
từ láy là lớp từ giàu giá trị biểu cảm Và trong văn chương thì không thể thiếu một phương tiện ngôn ngữ đắc lực như vậy Vì thế,các nhà thơ, nhà văn luôn coi từ láy như một vũ khí đắc lực, một người bạn đồng hành trong suốt qua trình thơ ca
Như vậy, từ láy suất hiện nhiều trong cuộc sống hằng ngày và trong văn học Chính vì vậy , so với các chức năng khác thì phong cách sinh hoạt và phong cách nghệ thuật từ láy được sử dụng nhiều hơn cả
1.3 Tiểu k t
Từ láy là lớp từ đặc sắc, có giá trị biểu hiện, biểu cảm cao Nó được xem là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng hình tượng nghệ thuật, tạo hình ảnh và sự sinh động trong hoạt động giao tiếp nói chung và văn bản nghệ thuật nói riêng Từ láy luôn được các nhà văn nhà thơ Việt Nam tìm tòi và đưa vào trong văn thơ một cách sáng tạo, gợi hình, gợi tả và giàu chất biểu cảm.Và trong mỗi bài thơ có sử dụng từ láy lại chứa đựng một tình cảm thiết tha với thiên nhiên, đất nước, con người Và từ láy luôn xuất hiện trong thơ ca Việt Nam Trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2, lớp 3 đã có rất nhiều bài thơ của nhiều tác giả sử dụng từ láy trong thơ ca của mình
Trang 24C n 2 CÁCH SỬ DỤNG TỪ ÁY TRONG CÁC BÀI THƠ ỚP 2, LỚP 3
2.1.Đặc đ ểm từ l tron c c bà t lớp 2, lớp 3
Với văn học, ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất, yếu tố quyết định tới sự thành công hay thất bại của một tác phẩm văn chương Ngôn ngữ trong văn thơ cũng giống như màu sắc đối với hội họa, âm thanh đối với âm nhạc, hình khối đối với kiến trúc Hay nói cách khác, văn học chính là nghệ thuật của ngôn từ.Những nghệ sĩ lớn đều là những nhà văn trác tuyệt Các nhà văn Việt Nam giàu tình cảm vả tâm huyết cho nền văn học nước nhà, đặc biệt lưu tâm đến vấn đề này.Trong sách giáo khoa lớp 2, lớp 3 các tác giả đã sử dụng từ láy như một phương tiện biểu đạt hữu hiệu
Các từ láy được các tác giả vận dụng trong từng câu thơ ở từng thời điểm và hoàn cảnh cụ thể tạo nên giá trị nội dung phong phú cho các bài thơ
Ví dụ: Phương thức láy tác động vào hình vị “xanh” cho ta hình vị láy
“xanh” Hình vị cơ sở và hình vị láy làm thành từ láy “xanh xanh”
Quả cầu xanh xanh
Qua chân tôi, chân anh Bay lên rồi lặn xuống
Đi từng vòng quanh quanh
(Cùng vui chơi, tập đọc 3, 1980, Tiếng Việt 3, tập 2, trang 84)
Từ láy được các tác giả sử dụng trong các bài thơ lớp 2, lớp 3 không chỉ có từ láy hoàn toàn mà từ láy bộ phận xuất hiện nhiều hơn cả
Trang 25Cũng thấy lòng bổi hổi.”
( Đi hội chùa Hương, Chu Huy – TV3, tập 2, trang 69)
“Mây đen lũ lượt
Kéo về chiều nay
2.1.2.Đặc đ ểm về ngữ n ĩa
“Vì các từ láy hình thành do phương thức láy tác động vào các hình vị
cơ sở, cho nên ý nghĩ của các từ láy cũng hình thành ý nghĩa của các hình vcơ sở Do đó, khi xét ý nghĩa của các từ láy cần phải đối chiếu ý nghĩa của
nó với ý nghĩa của hình vị cơ sở” [1, tr.48].Chẳng hạn để biết ý nghĩa của từ láy “nhè nhẹ” cần phải đối chiếu nó đối với ý nghĩa củ hình vị gốc “nhẹ” Từ
“nhẹ” chỉ vật có khối lượng dưới mức trung bình, mà còn từ láy “nhè nhẹ” không chỉ dùng để chỉ những vật dưới mức trung bình mà còn thể hiện thái độ cẩn trọng, kính trọng của người dùng từ
“Em vẽ tóc nâu
Trang 26Chỉ vờn nhè nhẹ”
(Em vẽ Bác Hồ,Thy Ngọc -Tiếng Việt 3 tập 2, trang 43) Phương thức láy tạo ra những từ láy mà ý nghĩa hoặc đột biến hoặc sắc thái hóa ý nghĩa của các hình vị cơ sở
Ví dụ: “vắng vẻ, ngẩn ngơ, tí teo”sắc thái hóa ý nghĩa của hình vị cơ sở
“vắng, ngơ, tí”
Từ láy trong Tiếng Việt chủ yếu là từ láy động từ và từ láy tính từ, tuy được sản sinh từ các hình vị cơ sở khác nhau song chúng cũng có hiệu quả ngữ nghĩa chung:
Từ láy diễn đạt sự lặp đi lặp lại, kéo dài, trải rộng của tính chất hoặc hoạt động tác động: mênh mông, dập dờn, bát ngát, dằng dặc, nườm nượp, xanh xanh…
“Nườm nượp người, xe đi
Mùa xuân về trẩy hội”
(Đi hội chùa Hương, Chu Huy- Tiếng Việt 3, tập 2, trang 69)
Từ láy biểu thị trạng thái động của sự vật, hiện tượng: rộn ràng, êm, đềm, phe phẩy, la đà, thong thả, phơ phất,…
Kẽo cà kẽo kẹt
Bé Giang ngủ rồi
Tóc bay phơ phất
(Tiếng võng kêu, Trần Đăng Khoa – Tiếng Việt 2, tập 1, trang 117)
Từ láy có khả năng gợi các ấn tượng cụ thể, có hình ảnh đậm nét: nhấp nhô,
Trang 272.2.Vị trí của từ l tron câu t
Từ láy được sử dụng linh hoạt trong các loại văn bản nhất là văn bản nghệ thuật mà đặc biệt là thơ Trong thơ, ta thấy từ láy xuất hiện với những vị trí: đầu câu, giữa câu và cuối câu
Rộn ràng xóm nhỏ
Các anh về
Tưng bừng trước ngõ, Lớp lớp đàn em hớn hở chạy theo sau
… Các anh về ,
Xôn xao làng bé nhỏ.”
(Bộ đội về làng, Hoàng Đình Thông- Tiếng Việt 3, tập 2, trang 8)
Các từ láy “Rộn ràng, Tưng bừng, Xôn xao” đứng ở đầu mỗi câu thơ
tạo nên một không khí vui mừng, hào hứng và náo nhiệt Đồng thời có tác dụng nhấn mạnh sự vui mừng, chờ đợi của người dân nơi đây đối với các anh
bộ đội Kết hợp với các từ láy trên thì “ lớp lớp” ở đầu câu đã tạo nên sự ngập
tràn hạnh phúc vui mừng của những đứa em thơ, niềm khát khao hòa bình và
sự tiếp nối đàn anh cụ Hồ Không những vậy, những từ láy này đứng đầu câu thơ tạo nên sự nhip nhàng, dễ đọc và dễ đi vào lòng người đọc
2.2.2.Vị trí giữa câu
Từ láy được đặt ở vị trí giữa câu thì từ láy đó thường dùng làm vị ngữ Với cách dùng như vậy, ta có thể giảm bớt những động từ và tính từ, đồng thời cũng có tác dụng gây ấn tượng mạnh với người đọc