1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Từ láy trong thơ nữ Việt Nam đương đại

95 467 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

Không nằm ngoài quy luật ấy, các tác giả nữ của thơ đương đại Việt Nam cũng sử dụng một loạt các từ láy trong các bài thơ của mình để biểu đạt tâm trạng, tình cảm, cảm xúc, miêu tả thế g

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN -

Trang 2

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017

Tác giả

Cao Thị Hằng

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi

sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả

Cao Thị Hằng

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Mục đích,nhiệm vụ nghiên cứu 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Đóng góp của khóa luận 5

7 Bố cục của khóa luận 5

NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7

1.1 Khái quát về từ láy trong tiếng Việt 7

1.1.1 Khái niệm từ láy 7

1.1.2 Phân loại từ láy 8

1.1.2.1 Từ láy đôi 10

1.1.2.2 Từ láy ba 13

1.1.2.3 Từ láy tư 13

1.1.3 Vai trò của từ láy đối với tác phẩm nghệ thuật văn chương 15

1.2 Thơ nữ Việt Nam đương đại 16

1.2.1 Khái niệm Văn chương đương đại 16

1.2.2 Một số gương mặt tiêu biểu của thơ nữ Việt Nam đương đại 17

1.2.3 Những đặc điểm nổi bật trong thơ nữ Việt Nam đương đại 20

CHƯƠNG 2 TỪ LÁY TRONG THƠ NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 25

2.1 Vấn đề sử dụng từ láy trong thơ nữ Việt Nam đương đại 25

2.1.1 Kiểu láy 27

2.1.2 Về vị trí 28

2.2 Hiệu quả sử dụng từ láy trong thơ nữ Việt Nam đương đại 32

Trang 5

2.2.1 Từ láy góp phần miêu tả hành động, trạng thái tâm lý, tình cảm của con người 32 2.2.2 Từ láy góp phần miêu tả thiên nhiên, âm thanh, cảnh vật 39

KẾT LUẬN 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Từ láy là loại từ đặc biệt xuất hiện rất nhiều trong hệ thống từ vựng tiếng Việt Từ láy có khả năng biểu cảm cao, có khả năng làm cho người đọc người nghe có thể hình dung được một cách cụ thể, tinh tế và sống động màu sắc,

âm thanh, hình ảnh của sự vật mà từ biểu thị Vì thế nó được sử dụng phổ biến trong nghệ thuật thi ca Không nằm ngoài quy luật ấy, các tác giả nữ của thơ đương đại Việt Nam cũng sử dụng một loạt các từ láy trong các bài thơ của mình

để biểu đạt tâm trạng, tình cảm, cảm xúc, miêu tả thế giới xung quanh…

1.2 Văn học Việt Nam đương đại là một mảnh đất mới trù phú và đầy tiềm năng để các nhà nghiên cứu, nhà phê bình và bạn đọc say mê khám phá Làm nên mảnh đất màu mỡ ấy có sự đóng góp không nhỏ của thơ nữ Việt Nam đương đại

Trong chế độ phong kiến, người phụ nữ đã phải chịu nhiều thiệt thòi do quan niệm trọng nam khinh nữ, chính vì vậy họ đã tự đứng lên cất cao tiếng nói của mình tố cáo những bất công trong xã hội, bênh vực quyền lợi cho những người phụ nữ Bước sang thời kỳ hiện đại giới nữ tiếp tục tham gia vào hoạt động sáng tác thơ ca, góp phần không nhỏ tạo nên sự đa dạng và phong phú cho nền văn học nước nhà Những gương mặt tiêu biểu cho thơ nữ Việt Nam đương đại có thể kể đến như: Ly Hoàng Ly, Vi Thùy Linh, Trần Hoàng Thiên Kim, Bình Nguyên Trang Thơ của họ là tiếng nói của thế hệ trẻ với nhiệt huyết say mê cống hiến và tận hưởng triệt để cuộc sống Bên cạnh những đề tài quen thuộc như tình yêu, lòng thủy chung, thân phận người phụ nữ, tình mẫu tử, các nhà thơ nữ trẻ còn đi sâu khai thác nhiều khía cạnh mới mẻ của đời sống xã hội Có thể thấy thơ nữ Việt Nam đương đại đang có những cách tân đổi mới

về cả nội dung và hình thức để bắt kịp những vấn đề của thi ca thế giới, tuy nhiên nó vẫn giữ cho mình những nét thuần Việt vốn có Một trong những cái

Trang 7

tạo nên giá trị Việt trong thơ nữ đương đại Việt Nam đó chính là hệ thống từ láy được sử dụng trong các bài thơ của các tác giả nữ trẻ

Để bản thân cũng như độc giả có thể hiểu được những giá trị mà từ láy mang lại trong việc đọc và cảm nhận về thơ nữ Việt Nam đương đại chúng tôi

lựa chọn đề tài: Từ láy trong thơ nữ Việt Nam đương đại

2 Lịch sử vấn đề

Từ lâu đề tài về từ láy đã thu hút được sự quan tâm của các nhà Việt ngữ học Mỗi nhà nghiên cứu lại quan tâm đến một khía cạnh của từ láy với những đặc điểm khác nhau

Đỗ Hữu Châu trong cuốn Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt cho rằng “Từ láy

là những từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương thức lặp lại toàn

bộ hay bộ phận hình thức âm tiết với thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh, tức là quy tắc thanh điệu biến đổi theo hai nhóm: nhóm cao: thanh hỏi, thanh sắc, thanh ngang và nhóm thấp: thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng - của một hình vị hay đơn vị có nghĩa” [2; 38] Ở cuốn sách này,

theo tác giả Đỗ Hữu Châu khi xem xét ý nghĩa của từ láy cần phải xem xét ý nghĩa của nó trong mối quan hệ với ý nghĩa của hình vị cơ sở Bởi từ láy được hình thành dựa vào phương thức láy tác động vào hình vị cơ sở cho nên ý nghĩa của từ láy cũng được hình thành dựa trên ý nghĩa của hình vị cơ sở

Từ điển từ láy tiếng Việt do Hoàng Văn Hành chủ biên “là công trình đầu tiên thu thập và giải thích hầu hết các từ láy được dùng trong tiếng Việt bao gồm các từ láy thường dùng, các từ láy cổ có tính chất phương ngữ và tất

cả các từ láy mới xuất hiện gần đây” [4; 6] Các tác giả trong cuốn sách này cũng cho rằng láy là phương thức tạo từ đặc sắc trong tiếng Việt “Đó là phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình vị cơ sở theo những quy tắc nhất định Từ láy là sự hòa phối ngữ âm giữa các yếu tố tương ứng của các

âm tiết và có tác dụng biểu trưng hóa Vì thế, bên cạnh những đặc điểm vốn

có như bao từ khác, còn có những đặc điểm rất riêng” [4; 6]

Trang 8

Trong cuốn Từ láy trong tiếng Việt Hoàng Văn Hành đã tổng kết những

kết quả nghiên cứu về từ láy trong tiếng Việt để đưa ra những ưu điểm cũng như những hạn chế, bổ sung những phần còn thiếu sót, tiếp tục nghiên cứu những vấn đề xung quanh hiện tượng từ láy trong tiếng Việt Trong cuốn sách này, tác giả coi láy là một cơ chế hòa phối ngữ âm, cơ chế “đối” và “điệp” Từ việc coi láy là một cơ chế tác giả đi sâu nghiên cứu về cấu tạo của từ láy, các kiểu cơ cấu nghĩa của từ láy từ đó rút ra hiệu quả nghệ thuật của từ láy Các đặc điểm, phân loại và ý nghĩa của từ láy đều được tác giả trình bày một cách

có hệ thống

Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt, Nguyễn Hữu Quỳnh phân tích ý nghĩa

của từ láy xét ở góc độ từ loại: danh từ, động từ, tính từ

Từ láy là một trong những loại từ mang tính biểu cảm cao nhất, chính vì vậy nó cũng được sử dụng phổ biến trong các tác phẩm văn học Cũng từ đó nhiều công trình nghiên cứu về từ láy trong tác phẩm văn chương xuất hiện

Luận án tiến sĩ Ngữ văn của Nguyễn Thị Thanh Hà, 2002 nghiên cứu

về Giá trị nghệ thuật và các phương thức sử dụng hiện tượng từ láy trong thơ

Khóa luận Giá trị sử dụng từ láy trong thơ Xuân Diệu của Trương Thị

Thu Thảo - K31A Văn xem xét bức tranh thiên nhiên cùng tâm trạng của nhân vật trữ tình

Khóa luận Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ láy trong thơ Tố Hữu của Trần Thị Hồng Tuyết - K32B Văn đã chỉ ra cho bạn đọc thấy hiệu

quả biểu đạt về nội dung tư tưởng mà từ láy đem lại

Trang 9

Từ láy trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, khóa luận

tốt nghiệp của Vũ Thị Hoài - K36 Văn đã miêu tả hiện thực khốc liệt về chiến tranh thông qua sự biểu hiện của từ láy

Khóa luận tốt nghiệp đại học Từ láy trong văn xuôi Thạch Lam của Trần

Thị Hương - K37 Văn chứng minh hiệu quả biểu đạt thế giới nội tâm phong phú cùng bức tranh thiên nhiên sinh động trong văn văn xuôi Thạch Lam

Trong khóa luận này, chúng tôi xem xét, tìm hiểu Từ láy trong thơ nữ Việt Nam đương đại nhằm khẳng định giá trị biểu đạt của từ láy, đồng thời

định hướng tìm hiểu nội dung tư tưởng của các tác phẩm thơ nữ trẻ đương đại Việt Nam thông qua một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Thực hiện đề tài này chúng tôi hướng đến việc làm rõ bản chất của từ láy và giá trị sử dụng của từ láy trong các tác phẩm của một số nhà thơ nữ đương đại Việt Nam Trên cơ sở đó tìm ra được những nét đặc sắc trong cách thể hiện thế giới quan của một số nhà thơ nữ Việt Nam đương đại

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nắm được những cơ sở lý thuyết về từ láy Khảo sát từ láy trong 150 bài thơ nữ của ba nhà thơ nữ Việt Nam đương đại là Bình Nguyên Trang, Phan Huyền Thư và Trần Hoàng Thiên Kim Phát hiện việc tạo từ láy mới trong thơ nữ Việt Nam đương đại Tìm hiểu hiệu quả sử dụng từ láy trong các bài thơ của ba nhà thơ nữ Việt Nam là Bình Nguyên Trang, Phan Huyền Thư

và Trần Hoàng Thiên Kim

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là từ láy trong thơ nữ Việt Nam đương đại

Trang 10

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Với đề tài này, chúng tôi khảo sát từ láy qua một số bài thơ của ba tác giả thơ nữ Việt Nam đương đại là Bình Nguyên Trang, Phan Huyền Thư, Trần Hoàng Thiên Kim Đây là ba nữ tác giả tiêu biểu của thơ nữ đương đại Việt Nam với số lượng tác phẩm phong phú và đa dạng Bằng nhiệt huyết, sự say mê cống hiến cho nghệ thuật họ đã đạt được khá nhiều những thành tựu trong lĩnh vực văn chương nghệ thuật Thơ của họ có sự cách tân, thể nghiệm, phá vỡ thi pháp tạo ra sự độc đáo mới lạ trong nội dung và cả ngôn ngữ thơ Tài năng và chất lượng tác phẩm của họ đã được kiểm nghiệm bởi nhiều nhà nghiên cứu và chính bạn đọc Chính vì vậy, trong khóa luận này chúng tôi quyết định khảo sát một số bài thơ của họ để thấy được hiệu quả sử dụng từ láy trong thơ nữ Việt Nam đương đại

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây:

- Phương pháp miêu tả

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp phân tích ngôn ngữ

- Thủ pháp đối chiếu, so sánh

6 Đóng góp của khóa luận

- Về mặt lí luận, đề tài làm rõ bản chất của từ láy tiếng Việt cũng như

từ láy trong các sáng tác thơ nữ Việt Nam đương đại

- Về mặt thực tiễn, thông qua hệ thống các từ láy trong các sáng tác thơ nữ Việt Nam đương đại, đề tài giúp người đọc thấy được giá trị nghệ thuật của các sáng tác thơ nữ Việt Nam đương đại Từ đó định hướng cho người đọc về nội dung tư tưởng của của các tác phẩm này

Trang 11

7 Cấu trúc của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần phụ lục, khóa luận được cấu trúc làm hai chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết

Chương 2: Từ láy trong thơ nữ Việt Nam đương đại

Trang 12

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Khái quát về từ láy trong tiếng Việt

1.1.1 Khái niệm từ láy

Láy là một phương thức tạo từ đặc sắc trong tiếng Việt Từ láy chiếm một số lượng khá lớn trong từ loại tiếng Việt Tính tới thời điểm hiện tại đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về từ láy trong tiếng Việt của các tác giả trong

và ngoài nước Các công trình này đã đề cập tới nhiều khía cạnh khác nhau của từ láy và đều đem lại những ý nghĩa thiết thực Tuy nhiên, xoay quanh vấn đề này vẫn còn những ý kiến chưa thống nhất

Một số nhà nghiên cứu cho rằng láy là ghép Nguyễn Thiện Giáp quan niệm láy là một hiện tượng ghép đặc biệt, một đơn vị được ghép với chính nó

để tạo ra một đơn vị mới Cùng quan điểm với Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Tài Cẩn cho rằng: “Từ láy âm là loại từ ghép trong đó, theo con mắt nhìn của người Việt hiện nay, các thành tố kết hợp lại với nhau theo quan hệ ngữ âm Quan hệ ngữ âm được thể hiện ra ở chỗ là các thành tố trực tiếp phải có sự tương ứng với nhau về hai mặt: mặt yếu tố siêu âm đoạn tính (thanh điệu) và mặt yếu tố

âm đoạn tính (phụ âm đầu, âm chính giữa vần và âm cuối vần) [1; 109] Với cách

nhìn nhận này chúng ta không thấy được sự độc đáo về mặt ngữ nghĩa của kiểu cấu tạo từ láy, không thấy được sự sáng tạo từ ngữ của nhân dân ta

Một số nhà nghiên cứu khác lại quan niệm láy là sự hòa phối ngữ âm Quan niệm này được nhiều nhà nghiên cứu tán đồng Hoàng Văn Hành cho

rằng: “Từ láy là từ đa tiết (thường gồm hai âm tiết) được tạo ra bằng phương thức hòa phối ngữ âm giữa các âm tiết với hiệu ứng tạo ra nghĩa biểu trưng”,

“Đối với từ láy, việc các thành tố (các tiếng) tạo nên nó tự thân có nghĩa hay

vô nghĩa không quan trọng Cái quan trọng là hình thức ngữ âm đặc thù cho

Trang 13

sự cho sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng, cái quyết định cái diện mạo của

từ láy Hơn nữa, ý nghĩa của từ láy là ý nghĩa biểu trưng do sự hòa phối ngữ

âm tạo ra chứ không phải là phép cộng giản đơn nghĩa của từng thành tố có nghĩa tự thân và có khả năng hoạt động độc lập như một từ” Đỗ Hữu Châu cũng tán thành quan điểm này, ông cho rằng “Từ láy là những từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức

âm tiết với thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh, tức là quy tắc thanh điệu biến đổi theo hai nhóm: nhóm cao: thanh hỏi, thanh sắc, thanh ngang và nhóm thấp: thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng - của một hình

vị hay đơn vị có nghĩa” [2;38] Ở trong phạm vi khóa luận này chúng tôi lựa

chọn quan điểm coi láy là sự hòa phối ngữ âm của Đỗ Hữu Châu

1.1.2 Phân loại từ láy

Có nhiều cách phân loại từ láy trong tiếng Việt tùy theo cách nhìn nhận của mỗi tác giả Mỗi cách phân loại lại có những ưu, nhược điểm của riêng nó Hiện nay người ta thường phân loại từ láy dựa vào sự đồng nhất hay khác biệt trong thành phần cấu tạo của các thành tố trong từ láy do cách phối hợp ngữ

âm tạo nên và dựa vào số lượng âm tiết trong từ láy Theo Đỗ Hữu Châu:

“Các từ láy có thể phân thành từng kiểu khác nhau căn cứ vào cách hòa phối ngữ âm có thể phân biệt hai kiểu từ láy: từ láy bộ phận (chúm chím, đủng đỉnh, bập bồng), từ láy toàn bộ (oe oe, ầm ầm, lăm lăm) Từ láy bộ phận chia làm hai loại: lặp lại phụ âm đầu (chắc chắn, chí chóe, mát mẻ), lặp lại phần vần (lênh đênh, chót vót, lè tè) Căn cứ vào số lần tác động của phương thức

từ láy có thể phân biệt thành các kiểu từ láy: từ láy đôi hay từ láy 2 âm tiết (gọn gàng, vững vàng, vuông vắn), từ láy 3 hay từ láy 3 âm tiết (sạch sành sanh, tẻo tèo teo, dửng dừng dưng), từ láy bốn hay từ láy bốn âm tiết (nhí nha nhí nhảnh, vội vội vàng vàng, lam nham lở nhở, tẩn ngẩn tần ngần)”

Phương thức láy tác động lần đầu vào một hình vị gốc một âm tiết sẽ cho các từ láy hai âm tiết

Trang 14

Ví dụ: Bực → Bực bội

Lo → Lo lắng Dắt → Dắt díu Phương thức láy tác động lần thứ hai vào một từ láy đôi để cho ta các

từ láy bốn âm tiết

Ví dụ: Khểnh → khấp khểnh → khấp kha khấp khểnh

Nham → lam nham → lam nham lở nhở Lẩn → lẩn thẩn → lẩn thà lẩn thẩn Phương thức láy cũng có thể tác động một lần vào một hình vị âm tiết cho ta một từ láy ba âm tiết

Ví dụ: Sát → sát sàn sạt

Dưng → dửng dừng dưng Phương thức láy cũng có thể tác động một lần vào một đơn vị âm tiết cho ra các từ láy tư Nhưng các từ láy tư này khác các từ láy tư nói trên ở chỗ

nó chỉ chịu tác động láy một lần

Ví dụ: Nhà cửa → nhà nhà cửa cửa

Quần áo → quần quần áo áo Ngày tháng → ngày ngày tháng tháng

Để phân chia các từ láy đôi trước hết dựa vào cái được giữ lại của hình

vị cơ sở: nếu toàn bộ âm tiết được giữ nguyên thì ta có láy toàn bộ

Ví dụ: Trắng → trắng trắng

Xanh → xanh xanh Tím → tím tím Nếu bộ phận âm tiết được giữ lại thì ta có từ láy bộ phận Từ láy bộ phận

có thể là từ láy âm tức là láy mà phụ âm đầu được giữ lại, còn vần thì khác

Ví dụ: Rung → rung rinh

Vỗ → vỗ về

Trang 15

Từ láy bộ phận có thể là láy vần, nếu vần được giữ lại còn phụ âm thì khác

Ví dụ: Làu → làu bàu

Vặt → vặt vãnh Như vậy, theo cách phân loại của Đỗ Hữu Châu thì có các kiểu từ láy sau:

a Từ láy toàn bộ (từ láy hoàn toàn)

Từ láy hoàn toàn giữa hai tiếng giống nhau về cấu tạo, chỉ khác nhau về trọng âm thể hiện ở độ nhấn và độ kéo dài khi phát âm (còn gọi là từ điệp âm, điệp thanh, điệp vần)

Ví dụ: nao nao, xanh xanh, vàng vàng, ầm ầm, đỏ đỏ, mờ mờ, ảo ảo… Các từ láy trên đều được nhấn ở âm tiết thứ hai của từ láy và so với từ

tố gốc nghĩa của từ tố thứ hai giảm về mức độ

Từ láy hoàn toàn giữa từ tố có sự khác nhau về thanh điệu hay còn gọi

là từ láy điệp âm, điệp vần, khác thanh

Ví dụ: văng vẳng, châu chấu, dửng dưng, tàm tạm, cỏn con, trăng trắng,

Trang 16

thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã và thanh nặng), âm vực cao - âm vực thấp (âm vực cao là thanh ngang, thanh hỏi thanh sắc; âm vực thấp là thanh ngã, thanh huyền, thanh nặng)

Ví dụ: tí tì tị → tí tị

rát ràn rạt → rát rạt lép lèm lẹp → lép lẹp mướt mườn mượt → mướt mượt

Từ láy hoàn toàn có sự khác biệt nhau về phụ âm cuối: Tiếng độc lập của phụ âm cuối tận cùng là phụ âm tắc-vô thanh sẽ biến thành phụ âm mũi hữu thanh ở tiếng không độc lập Dạng biến đổi này bị chi phối bởi quy luật

dị hóa, xảy ra trong trường hợp các tiếng gốc có phụ âm cuối là: /-p/, /-t/, /-c/

Phụ âm tắc - vô thanh: p/t/k

Phụ âm mũi - hữu thanh: m/n/ŋ

Phụ âm tắc - vô thanh có âm /k/ gồm: “ch” và “c”

Trang 17

Phụ âm mũi - hữu thanh có âm /ŋ/ gồm: “nh” và “ng”

Từ láy vần: là từ láy có phần vần khác nhau và có phụ âm đầu khác biệt nhau

Ví dụ: sướt mướt, lênh đênh, âm thầm, triền miên, chênh vênh, trầm ngâm, lang thang, gian nan, bơ vơ…

Sự khác biệt về phụ âm đầu, về cấu tạo rất đa dạng, phải phù hợp với

luật cùng âm vực, và cặp phụ âm đầu có “l” đi trước, “l” có thể kết hợp với

hầu hết các phụ âm khác trong kiểu láy này

Ví dụ về các kiểu láy l, b, c, ch, h, kh…

L - b /c /ch /d /đ /h /k /m /: lạch bạch, lập cập, cheo leo, lai dai, lục đục, lịch kịch, lơ mơ…

B - h /l /r /nh /ng /v /: bồi hồi, bảng lảng, bịn rịn, bạc nhạc, bát ngát, bơ vơ,…

C - d /nh /r /: căn dặn, càu nhàu, cập rập,…

Ch - nh / b /l /: chòm nhòm, chành bành, lanh chanh,…

H - đ /t /m /: hồ đồ, hấp tấp, hoang mang,…

Kh - l /r /n /: khéo léo, khọm rọm, khép nép,

Trang 18

1.1.2.2 Từ láy ba

Từ láy ba là từ gồm ba âm tiết có sự hòa phối ngữ âm với nhau Trong

hệ thống từ tiếng Việt, từ láy ba không nhiều, có nhiều từ láy ba khi bỏ âm tiết ở giữa sẽ cho một từ láy đôi tương ứng Quy tắc biến đổi thanh điệu thường gặp như sau:

Từ láy ba có âm tiết thứ hai thường mang thanh bằng

Ví dụ: Sốt sình sịch

Rát ràn rạt Tất tần tật

Từ láy ba có âm tiết thứ nhất và âm tiết thứ ba đối lập nhau về bằng - trắc hoặc đối lập nhau về âm vực cao - thấp

Ví dụ: Sát sàn sạt

Sạch sành sanh Tỏng tòng tong

Từ láy ba dạng láy bộ phận chiếm số lượng rất ít

Ví dụ: Liêu tiêu xiêu

Lơ tơ mơ

Lù tù mù

1.1.2.3 Từ láy tư

Từ láy tư là từ láy chứa bốn âm tiết trong thành phần cấu tạo của nó Phần lớn từ láy tư dựa trên cơ sở từ láy đôi, còn lại một số ít có phần gốc là từ ghép Có thể phân từ láy tư làm hai loại:

a Từ láy tư được tạo thành trên cơ sở láy đôi bộ phận

Lặp lại hai lần từ láy đôi cơ sở, kết hợp đổi vần của âm tiết thứ hai cho phù hợp với thanh điệu và âm vực vần bị thay thế

Ví dụ: Nhí nhảnh → Nhí nha nhí nhảnh

Khấp khểnh → Khấp kha khấp khểnh

Trang 19

Lúng túng → Lúng ta lúng túng Lanh chanh → Lanh cha lanh chanh

Lò dò → Lò dà lò dò Bắng nhắng → Bắng nha bắng nhắng Chộn rộn → Chộn rà chộn rộn Hai âm tiết ở phần gốc và hai âm tiết của phần láy tách xen nhau theo thế cặp đôi cài răng lược

Ví dụ: Xăng xít → Lăng xăng lít xít

Nhồm nhoàm → Lồm nhồm loàm nhoàm

Hỉ hả → Hi hỉ ha hả Lặp lại toàn bộ từ láy đôi cơ sở, kết hợp biến đổi thanh điệu sao cho hai

âm tiết đầu mang thanh điệu thuộc âm vực cao, hai âm tiết sau mang thanh điệu thuộc âm vực thấp

Ví dụ: Bổi hổi bồi hồi

Cảu nhảu càu nhàu Lảm nhảm làm nhàm Bẳn hẳn bằn hằn Láy trực tiếp từng tiếng một của từ láy đôi cơ sở theo đúng thứ tự trong

từ cơ sở

Ví dụ: Rộn ràng → Rộn rộn ràng rang

Ríu rít → Ríu ríu rít rít Vội vàng → Vội vội vàng vàng Hùng hổ → Hùng hùng hổ hổ Hối hả → Hối hối hả hả Lầm lì → Lầm lầm lì lì

b Từ láy tư được tạo thành không trên cơ sở láy đôi bộ phận

Kiểu abac

Trang 20

Trong kiểu láy này, a là một từ đơn có nghĩa, bc là một khuôn láy Khi

ab, ac đứng riêng lẻ thường thì không có nghĩa, nhưng khi abac kết hợp lại với nhau tạo thành nghĩa riêng biệt Trong đó, a có nghĩa còn b và c góp phần tạo nên sắc thái về nghĩa

Ví dụ: Xanh → Xanh ngơ xanh ngắt

Khuya → Khuya lơ khuya lắc Buồn → Buồn thỉu buồn thui

Xa → Xa lắc xa lơ Kiểu abab

Trong kiểu láy này, ab là một từ ghép hoặc một tổ hợp từ

Ví dụ: Quần áo → Quần quần áo áo

Từng lớp → Từng từng lớp lớp Cười nói → Cười cười nói nói Trùng điệp → Trùng trùng điệp điệp

1.1.3 Vai trò của từ láy đối với tác phẩm nghệ thuật văn chương

Nghệ thuật nói chung đều bắt nguồn từ đời sống để phản ánh hiện thực cuộc sống Mỗi loại hình nghệ thuật khác nhau lại sử dụng phương tiện, chất liệu thể hiện riêng Hội họa sử dụng màu sắc, đường nét làm phương tiện thể hiện Điêu khắc sử dụng phương tiện là hình khối Văn chương là nghệ thuật ngôn từ Không giống như những loại hình nghệ thuật khác, văn học sử dụng chất liệu ngôn từ nên nó không thể tái hiện sự vật, sự việc, hiện tượng một cách đồng thời nhưng nó có khả năng tái hiện sự vật, sự việc, hiện tượng trong toàn bộ quá trình của nó Ngôn từ cũng có khả năng đi sâu vào miêu tả những trạng thái tính chất, những diễn biến tinh vi nhất trong đời sống nội tâm của con người Văn chương sử dụng chất liệu ngôn từ, phản ánh hiện thực cuộc sống thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ bằng cách xây dựng những hình tượng nghệ thuật Ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm

Trang 21

văn chương, bản thân nó mang tính hình tượng Tính hình tượng trong tác phẩm văn chương được biểu hiện qua nhiều phương diện, một trong số đó là việc sử dụng các từ láy

Từ láy được xem là chất liệu để xây dựng văn bản nghệ thuật, làm phương tiện cho tư duy nghệ thuật Sở dĩ như thế vì từ láy là lớp từ giàu giá trị biểu cảm Các văn bản nghệ thuật bao giờ cũng rất cần những phương tiện ngôn ngữ như thế để xây dựng các hình tượng độc đáo Vì thế trong các tác phẩm của mình, các nhà văn, nhà thơ rất chú ý sử dụng từ láy

Theo Đỗ Hữu Châu: “láy là một phương thức cấu tạo từ đặc sắc của tiếng Việt Mỗi từ láy là một “nốt nhạc” về âm thanh, chứa đựng trong một

“bức tranh” cụ thể của giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác khứu giác… và kèm theo những ấn tượng về sự cảm thụ chủ quan của những cách đánh giá, những thái độ của người nói trước sự việc, hiện tượng, đủ sức thông qua các giác quan hướng ngoại và hướng nội của người nghe, người đọc mà tác động mạnh mẽ đến họ Cho nên các từ láy là những công cụ tạo hình rất đắc lực của nghệ thuật văn học nhất là của thơ ca” [2; 51]

1.2 Thơ nữ Việt Nam đương đại

1.2.1 Khái niệm văn chương đương đại

Nói tới thơ nữ Việt Nam đương đại trước hết chúng ta cần phải biết tới

khái niệm văn chương đương đại Cụm từ đương đại bản thân nó không chặt

chẽ, chỉ cái đang diễn ra của văn học, chủ yếu dùng để phân biệt với cái đã diễn ra (quá khứ của văn học) Văn học đương đại là đối tượng chủ yếu của Phê bình văn học, văn học quá khứ là đối tượng chủ yếu của Lịch sử văn học Cụm từ đương đại luôn dịch chuyển Trước là mốc sau 1975; hiện thường dùng với mốc từ sau 1986

Thơ nữ được hiểu là thơ của người phụ nữ, thơ viết về phụ nữ Người phụ nữ tự cảm nhận và tự làm thơ về giới của mình Thơ nữ đương đại hiểu một cách đơn giản là thế hệ phụ nữ đương đại làm thơ về giới của mình Chỉ

Trang 22

có người phụ nữ mới có thể viết một cách trung thực nhất, chân thành nhất về thế giới nội tâm của chính mình

1.2.2 Một số gương mặt tiêu biểu của thơ nữ Việt Nam đương đại

Các gương mặt tiêu biểu cho thơ nữ Việt Nam đương đại phải kể đến như: Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Trần Hoàng Thiên Kim, Bình Nguyên Trang… Trong phạm vi khóa luận này chúng tôi xin phép chỉ khảo sát thơ của ba nhà thơ nữ tiêu biểu là Bình Nguyên Trang, Trần Hoàng Thiên Kim, Phan Huyền Thư

Phan Huyền Thư sinh năm 1972, tại Hà Nội Tốt nghiệp đại học Tổng hợp khoa Văn năm 1993, Phan Huyền Thư được biết đến với tư cách là nhà

thơ trẻ có các tập thơ hay như Nằm nghiêng (2002), Rỗng ngực (2005) Bên

cạnh sáng tác thơ, Phan Huyền Thư còn được biết đến với vai trò nhà báo, biên kịch tài năng Hiện Phan Huyền Thư là nhà biên kịch của hãng phim tài liệu và khoa học trung ương Chị cũng rất thành công khi đảm nhận vai trò

đạo diễn phim tài liệu Chương trình Một phút có trong sự thật của chị nhận

được sự phản hồi tốt đẹp từ phía dư luận Thơ Phan Huyền Thư nhiều triết luận về những bức bối thời cuộc, cưỡng lại sự giả dối, hời hợt, dung tục nảy sinh trong quá trình đô thị hóa vật chất và “đô thị hóa tâm hồn” Có lẽ chính

vì vậy mà thơ chị sử dụng ngôn ngữ đời sống một cách đầy chủ ý, bỏ qua sự mài giũa, quyết liệt từ chối sự đèm đẹp của ngôn từ Chị đã tạo ra những cấu trúc lạ, để rồi sáng tạo ra những câu thơ độc đáo, bất ngờ Sự tách biệt hẳn thơ chị với những nhà thơ đương thời trên một góc độ nào đó còn là sự giễu nhại, giễu nhại truyền thống, giễu nhại những cái đã sáng tạo trước chị, khiến câu thơ thường hay đặt bẫy người đọc, nhịp thơ có vẻ rời rạc, rất khó nắm bắt Thêm nữa, thơ Phan Huyền Thư có chút gì đó rất táo bạo, công khai nói những điều mà các thế hệ trước hoặc không dám hoặc chỉ làm lén lút Người đàn bà trong thơ Phan Huyền Thư đầy nữ tính, thứ nữ tính có chút hoang dại,

Trang 23

vừa ra lệnh đồng thời vừa hạ mình, cất giấu từ những dịu ngọt nhất cho tới liều độc dược mạnh nhất Phan Huyền Thư là một gương mặt ấn tượng trong thơ nữ đương đại

Ngày mười chín tháng hai năm nhâm

tý tôi được độc lập với mẹ

bằng sợi dây rốn

cắt đứt cơ thể vết

sẹo làm người

Vết sẹo tôi cái rốn độc lập Phan Huyền

…Thơ

(Sẹo độc lập - Phan Huyền Thư)

Bình Nguyên Trang tên thật là Vũ Thị Quỳnh Trang, sinh ngày 17/5/1977 tại Phú Thọ, quê gốc ở Hải Hậu, Nam Định Tốt nghiệp Học viện Báo chí - Tuyên truyền Hà Nội, hiện chị đang làm việc tại chuyên đề Văn nghệ công an của báo Công an nhân dân ở Hà Nội Chị từng là một thành viên trong hội bút Hương đầu mùa của báo Hoa học trò Chị là hội viên Hội nhà

Trang 24

văn Việt Nam năm 2013 Bình Nguyên Trang được biết tới với vai trò là một

nhà báo, nhà văn, nhưng có lẽ thành công nhất vẫn là thơ với các tập: Lối về (1995), Những bông hoa đang thiền (2012), Những người đàn bà trở về (2016) Chị từng đạt giải nhất tác phẩm Tuổi xanh báo Tiền phong năm 1997,

giải A của liên hiệp các Hội văn hóa nghệ thuật Việt Nam năm 2012 cho tập

thơ Những bông hoa đang thiền Bình Nguyên Trang được bạn đọc nhớ đến

bởi chị đã làm thơ từ thưở còn ngồi trên ghế nhà trường Ban đầu thơ chị là những tình cảm tuổi học trò, những đớn đau thuở tình yêu chớm nở và cả những hoài niệm tuổi thơ, những tình cảm thắm thiết với quê hương với gia đình Bình Nguyên Trang ngay từ đầu đã có giọng thơ riêng, thủ thỉ, tâm tình, chân chất, hài hòa giữa cảm xúc và lý tưởng

Ta ngỡ lòng đã quên Chút tình xưa khờ dại Thế mà dằng dặc đêm Thế mà lòng tê tái Thế mà chân đi mãi Không qua mối tình đầu

(Mối tình đầu - Bình Nguyên Trang)

Sau quãng lùi của thời gian, Bình Nguyên Trang trở lại với sự từng trải trong từng câu chữ, xác lập một tư duy thơ mới cho mình, với giọng thơ điềm tĩnh, những ý nghĩ sâu sắc, tinh tế trong từng cảm nhận, từng hình ảnh

Và buổi sáng Chính là bắt đầu từ buổi tối Giấc mơ đêm qua

Thực ra đã mơ từ rất lâu rồi (Buổi sáng - Bình Nguyên Trang)

Trần Hoàng Thiên Kim sinh ngày 04/3/1981 ở Đô Lương, Nghệ An Chị tốt nghiệp khóa 6 trường viết văn Nguyễn Du ở Hà Nội Chị bắt đầu sáng

Trang 25

tác từ thuở học sinh Hiện chị đang là phóng viên ban chuyên đề Văn nghệ công an báo Nhân dân tại Hà Nội Năm 2011, chị trở thành hội viên Hội nhà văn Việt Nam Trần Hoàng Thiên Kim vừa là phóng viên vừa là nhà văn nhà

thơ Thơ của chị hiện có các tập đã được xuất bản: Vọng mùa (2001), Những trò đùa có lỗi (2004), Mưa tượng hình (2011) Chị nhận được một số giải

thưởng thơ: giải thưởng thơ Tầm nhìn thế kỉ do báo Tiền phong tổ chức năm

2001, giải thưởng Hồ Xuân Hương năm 2001, giải thưởng thơ tạp chí Văn Nghệ Quân Đội năm 2004 Chị là một cây bút trẻ triển vọng và đầy nhiệt huyết với thơ ca Chị từng chia sẻ “Một vài người trẻ coi văn chương chỉ là chiếc áo màu mè, khoác lên như một cái mốt thời thượng, còn lại, những ai đã trót mang nặng như đó là cái nghiệp của đời mình thì có muốn cũng không dễ dàng giũ bỏ được.”

Đây là một thế hệ thơ táo bạo và đầy tài năng Điểm nổi bật nhất trong những sáng tạo của họ là ở sự trẻ trung, tươi mới và giàu chất trí tuệ Trong sáng tác của các nhà thơ nữ, cảm hứng tìm về với đời sống cá nhân, nhu cầu khắc họa chân dung tinh thần cái tôi là một nhu cầu rất mạnh mẽ Chính nhu cầu thẩm mỹ này đã tạo nên trong thơ họ chân dung một cái tôi với rất nhiều sắc thái thẩm mỹ riêng biệt, độc đáo

1.2.3 Những đặc điểm nổi bật trong thơ nữ Việt Nam đương đại

Tiếp nối mạnh nguồn truyền thống, thơ nữ Việt Nam đương đại vẫn tiếp tục khai thác những đề tài cũ: quê hương, đất nước, gia đình, tình yêu,… nhưng đã được thổi vào đó cái nhìn mới mẻ cùng ngôn từ mới lạ độc đáo làm nổi bật lên những nét riêng của thơ nữ Việt Nam đương đại

Thơ nữ Việt Nam đương đại nổi bật lên ở sự khát khao khẳng định nữ quyền Nếu như người phụ nữ trong chế độ phong kiến hoàn toàn bị lệ thuộc vào đàn ông, thì trong xã hội dân chủ ngày nay họ đã có quyền đứng lên giành lại quyền lợi cho chính mình.Cùng với những thay đổi lớn lao trong đời sống

Trang 26

tư tưởng của nhân loại, Phê bình nữ quyền, với tư cách là một trường phái phê bình chính trị, xã hội, đã xuất hiện, mở rộng, chia thành nhiều nhánh và mang nhiều sắc thái khác nhau Cũng từ đó, âm hưởng nữ quyền ngấm sâu vào văn học, tạo thành một tiếng nói, một bản sắc độc đáo trong văn học hiện đại và hậu hiện đại Sự phát triển mạnh mẽ của đất nước và những nỗ lực tạo nên sự bình đẳng về giới kể từ 1986 đến nay đã tạo nên những tiền đề cơ bản để giúp người đàn bà thoát khỏi sự áp chế của đàn ông, khiến cho họ có khả năng tồn tại độc lập và có khả năng tự quyết định số phận của mình Người đàn bà không còn quanh quẩn nơi xó bếp mà đã tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xã hội Quan trọng hơn, ý thức về giới, một cách tự giác, đã ăn sâu vào tâm thức của đội ngũ cầm bút và tạo nên âm hưởng nữ quyền trong văn học, buộc nam giới phải thừa nhận tài năng của họ Khát khao khẳng định nữ quyền cũng là khát khao khẳng định một cái tôi tự do không cam chịu không chấp nhận sự gò bó, áp đặt Ý thức nữ quyền trong thơ là ý thức của người phụ nữ về chính bản thân mình như một sự sống có ý nghĩa Vì lẽ đó, trong thơ nữ đương đại có thể dễ dàng bắt gặp niềm khao khát được sống trọn vẹn với thiên tính và phẩm giá của mình, trung thực với những khát khao, ham muốn của những người phụ nữ

Nhiều khi đơn độc muốn thức dậy ở cõi khác hình dung một nụ cười đưa sợi tóc lên ngậm miệng cũng đỡ nhớ niềm vui

(Buổi sáng - Phan Huyền Thư)

Công khai chống lại sự lệ thuộc vào nam giới, những người phụ nữ làm thơ thế hệ mới không ngần ngại hướng ngòi bút vào những vùng nhạy cảm, cấm kỵ ví như vấn đề tính dục trong thơ

Trang 27

Nằm nghiêng ở trần thương kiếp nàng Bân ngón tay rỉ máu Nằm nghiêng

khe cửa ùa ra một dòng ấm

cô đơn Nằm nghiêng cùng sương triền đê đôi bờ

ỡm ờ nước lũ

Nằm nghiêng lạnh hơi lạnh cũ Ngoài đường khô tiếng tiếng ngáy

Nằm nghiêng Mùa đông nằm nghiêng trên thảm gió mùa Nằm nghiêng nứt nẻ khóe môi

đã lâu không vồ vập răng lưỡi

(Nằm nghiêng - Phan Huyền Thư)

Đi cùng khát khao khẳng định nữ quyền là sự khẳng định quyền được riêng trong sáng tạo nghệ thuật Xã hội hiện đại, cùng với sự thay đổi tư duy

và sự mở rộng của tinh thần dân chủ xã khiến cho nữ giới có điều kiện cất cao tiếng nói của mình với tư cách là chủ thể độc lập Bản thân nữ giới đã có những thay đổi lớn về nhận thức, học vấn, điều kiện tự chủ về kinh tế, khả năng am hiểu luật pháp… tức là có đủ các yếu tố để trở thành một chủ thể độc lập, thoát khỏi tình trạng bị “nó, anh ấy, ông ấy hóa” Trong thực tế, với những đặc điểm riêng về giới, có nhiều lĩnh vực phụ nữ có thể làm tốt hơn đàn ông Đó là những cơ sở vững chắc để người phụ nữ có thể tự tin khẳng định quyền được riêng trong sáng tạo nghệ thuật Từ vị trí ngoại biên, người phụ nữ lặng lẽ chiếm một khoảng trời riêng trong sáng tạo nghệ thuật, không

bị bó buộc trong bất cứ khuôn khổ nào Những nhà thơ nữ đương đại đã cho thấy “quyền lực riêng” của giới nữ Họ tự do khai phá các kênh hình của đời sống, tự do thể hiện những cách cảm nhận riêng biệt

Trang 28

Trong đêm đen con kiến đen lang thang đen phiến huyền cẩm thạch

Khi thức dậy Thượng đế nhìn con kiến Phiến cẩm thạch thấy Người con kiến thấy đêm

(Danh ngôn - Phan Huyền Thư)

Thơ nữ đương đại tràn ngập cảm hứng đối thoại Thơ vốn là tiếng vọng sâu thẳm từ tâm hồn con người, được nuôi lớn trong mỗi con người qua năm tháng cuộc đời để rồi thoát thai với nhu cầu được cảm thông, chia sẻ Vì lẽ đó, bản thân câu thơ ra đời đã hàm chứa tư duy và tinh thần đối thoại Đối thoại trong thơ, trước hết là đối thoại với chính mình, là sự thể hiện những tâm tư với khát khao được giải tỏa Khát khao ấy là nỗi niềm muôn thuở của con người nhưng không phải lúc nào cũng có cơ hội được bày tỏ Nay trong thơ

nữ đương đại cảm hứng đối thoại được mở rộng mạnh mẽ Đối thoại với người, với đời và với chính mình

(Thị Mầu 97 - Phan Huyền Thư)

Mặc dù có thêm những mặt nội dung mới lạ, cách thể hiện tư tưởng, sắp xếp câu chữ có nhiều điểm độc đáo, khác thường xong thơ nữ đương đại

Trang 29

cũng không thể thiếu đi những yếu tố ngôn ngữ truyền thống Biểu hiện của yếu tố ngôn ngữ truyền thống trong thơ nữ đương đại chính là ở hệ thống từ láy được sử dụng Thơ nữ đương đại có rất nhiều những sự cách tân và đổi mới xong việc sử dụng từ láy trong thơ là không thể thiếu để xây dựng hình tượng và tạo ra nhạc tính cho lời thơ Ở khóa luận này chúng tôi khảo sát số lượng từ láy trong 150 bài thơ của ba tác giả Phan Huyền Thư, Bình Nguyên Trang và Trần Hoàng Thiên Kim để làm rõ phần nào hiệu quả của việc sử dụng từ láy trong thơ nữ đương đại Việt Nam

Trang 30

CHƯƠNG 2

TỪ LÁY TRONG THƠ NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

2.1 Vấn đề sử dụng từ láy trong thơ nữ Việt Nam đương đại

Từ láy là lớp từ giàu giá trị biểu cảm trong ngôn ngữ dân tộc Chính vì thế mà nó được sử dụng một cách thường xuyên trong lời ăn tiếng nói hằng ngày cũng như trong văn chương nghệ thuật đặc biệt là trong thơ ca Hiểu được những tác dụng tích cực đối với việc sử dụng từ láy trong sáng tác thơ ca, các nhà thơ nữ đương đại Việt Nam đã sử dụng từ láy như một công cụ đắc lực để gửi gắm những tư tưởng, tình cảm của mình vào thơ Thông qua việc khảo sát

150 bài thơ của ba nhà thơ Phan Huyền Thư, Bình Nguyên Trang và Trần Hoàng Thiên Kim chúng tôi thấy từ láy được sử dụng tương đối phong phú và

đa dạng ở cả kiểu láy và vị trí xuất hiện từ láy trong câu thơ Tổng số từ láy khảo sát được trong 150 bài thơ là 763 từ trong đó có 14 từ láy mới

Bảng 1: Từ láy trong thơ nữ Việt Nam đương đại

Số bài thơ khảo sát Số lượng từ láy thu được

Bảng 2: Từ láy mới trong thơ nữ Việt Nam đương đại

Bình Nguyên Trang

Trang 31

3 Bời bời Bời bời hát chỉ đôi lời

Bình Nguyên Trang

4 Rùng rùng Rùng rùng trên phố

một dòng chảy

Ghi ở một góc đường

Bình Nguyên Trang

5 Lần khân Bước không hề lần

khân

Một mình đi trên phố

Bình Nguyên Trang

6 Xênh xang Bỏ cả ước mơ xênh

xang áo mũ

Tản mạn ngày

ra trường

Bình Nguyên Trang

7 Võ vàng Đèn đã thắp lên thành

phố võ vàng

Tháng năm về phố cũ

Bình Nguyên Trang

8 Ngút ngát Trước mặt đường ơi

ngút ngát dài

Hát về đôi chân mỏi

Bình Nguyên Trang

9 Đầm đầm Đầm đầm một vạt áo

thưa

Một giọt huê tình

Bình Nguyên Trang

10 Ngây ngây Chào buổi sáng những

nông cạn ngây ngây Địa đàng Phan Huyền

Thư

11 Lóe xóe

Những cô nàng chân cong váy ngắn

lóe xóe tiếng địa phương

Tôi đi trên đường đầy bụi thành phố của tôi

Phan Huyền Thư

12 Giăng giăng

Rồi cũng phải về nhà thiền định trên chiếc giường

quá giang căn phòng giăng giăng khoảng trống

Khoảng trống Phan Huyền

Thư

Trang 32

13 Lắc thắc

Mưa lắc thắc rơi giữa lòng thành phố ngập ánh điện

2.1.1 Kiểu láy

Từ láy có rất nhiều kiểu khác nhau tùy vào từng kiểu láy mà nhà thơ lại

sử dụng với những mục đích khác nhau Việc lựa chọn kiểu láy cũng phần nào tạo nên hiệu quả diễn đạt và giá trị nghệ thuật của tác phẩm Qua việc khảo sát và thống kê từ láy trong 150 bài thơ của ba nhà thơ, chúng tôi thấy theo kiểu láy thì láy đôi là kiểu láy xuất hiện nhiều nhất, trong đó, từ láy âm được sử dụng nhiều hơn cả là 554 từ chiếm 72,61%, từ láy hoàn toàn là 107

từ chiếm 14,02%, từ láy vần là 101 từ chiếm 13,24%, không có từ láy ba và chỉ có 1 từ láy tư chiếm 0,13%

Bảng 3: Các kiểu láy trong từ láy thơ nữ Việt Nam đương đại

Trang 33

Trong bài thơ Mối tình đầu nhà thơ Bình Nguyên Trang đã mở đầu bài

thơ bằng một loạt các từ láy để diễn tả tâm trạng

Ngày quắt quay nỗi nhớ Đêm dằng dặc niềm mong

Trăng mười lăm đang vỡ

Tan vào ta âm thầm

(Mối tình đầu - Bình Nguyên Trang)

Chỉ trong bốn câu thơ, Bình Nguyên Trang đã sử dụng tới ba từ láy đôi,

trong đó có một từ láy âm quắt quay, một từ láy hoàn toàn dằng dặc và một từ láy vần âm thầm Tất cả những từ láy trên đều diễn tả tâm trạng nhớ nhung,

đau khổ, vật vã của cô gái hay chàng trai sau khi phải chia ly với mối tình đầu Nhớ đến cồn cào ruột gan đấy, vẫn còn thương còn yêu đấy nhưng chỉ có thể

âm thầm thế thôi Chính việc sử dụng hàng loạt những từ láy như thế đã giúp

nhà thơ diễn tả chính xác những cảm xúc của một người sau khi tan vỡ trong tình yêu

Từ láy xuất hiện ở vị trí giữa câu sẽ làm cho câu thơ hài hòa, mềm mại, uyển chuyển hơn

Từ láy xuất hiện ở cuối câu thơ sẽ có tác dụng tạo độ âm vang làm cho câu thơ thêm giàu nhạc tính

Trang 34

Tuy nhiên cũng có những trường hợp từ láy xuất hiện ở những vị trí bất thường trong câu thơ, đoạn thơ, bài thơ gây cho người đọc, người nghe ấn tượng mạnh mẽ

Qua kết quả khảo sát thống kê, chúng tôi thấy rằng trong thơ nữ đương đại Việt Nam từ láy được phân bố hết sức linh hoạt: đầu câu, giữa câu, cuối câu và không ít những trường hợp từ láy xuất hiên một cách bất thường trong một câu thơ, đoạn thơ, bài thơ

Bảng 4: Vị trí xuất hiện của từ láy trong thơ nữ đương đại

Vị trí Đầu câu Giữa câu Cuối câu Trường hợp đặc biệt

Dựa vào bảng thống kê có thể thấy vị trí xuất hiện thường xuyên của từ láy trong thơ nữ đương đại là ở giữa chiếm tỉ lệ cao nhất (48,1%)

Ta lại bồi hồi khi trở lại tháng ba

Trời xanh nõn và lá xanh như cỏ

Cây gạo xù xì phập phồng hơi thở

Hôn lên trời những sắc trắng như son

(Mơ mãi tháng ba - Bình Nguyên Trang)

Từ láy xuất hiện nhiều thứ hai là ở vị trí cuối câu thơ (29,88%)

Những con dã tràng xuôi ngược phân vân

Đâu biết mình xe mảnh cát tròn nhầm chỗ Đâu biết mình đi trên hoài công sóng vỗ Chẳng có dấu yêu nào nguyên vẹn trước triều lên

(Biển chiều - Trần Hoàng Thiên Kim)

Từ láy xuất hiện ít nhất là ở đầu câu thơ với 19,53%

Yên bình một tiếng võng đưa

Dịu dàng cơn gió thổi trưa mùa hè

Trang 35

Bà ơi năm tháng nằm nghe Con cò vỗ cánh bay về ca dao

Chênh vênh mấy nhịp cầu ao

Cây tre xõa tóc cào cào đánh đu

(Tiếng võng - Bình Nguyên Trang)

Cũng qua kết quả thống kê, chúng tôi nhận thấy, từ láy không chỉ xuất hiện ở đầu, ở giữa, ở cuối câu thơ mà nó còn xuất hiện ở những vị trí hết sức đặc biệt trong các bài thơ nữ đương đại Nó phá vỡ cấu trúc thông thường của một câu thơ, bài thơ

Nó có thể đứng một mình trong một dòng thơ để tạo nên một câu thơ chỉ

với một từ láy như trong bài Lối về của nhà thơ Bình Nguyên Trang có đoạn:

Lối về đêm bỗng ngập tràn lời yêu thương thả trên bàn

vu vơ

(Lối về - Bình Nguyên Trang) Trong đoạn thơ trên từ láy vu vơ được xuống dòng một cách bất thường, tạo ra nhịp thơ mới lạ, độc đáo Tiếng vu vơ như được thả về phía sau khoảng

trống làm cho ta có cảm giác day dứt, tiếc nuối và cảm giác ấy còn ngân nga mãi trong lòng

Qua việc khảo khát 150 bài thơ chúng tôi thống kê được 14 trường hợp tương tự như ví dụ trên

Chúng tôi cũng nhận thấy, từ láy cũng có thể xuất hiện trước dấu chấm

giữa dòng thơ như trong trường hợp bài thơ Địa đàng

Thức dậy Trong vũng mơ của mình Mở mắt giữa đầm lầy nắng Nỗi buồn

Trang 36

kiêu hãnh Chào buổi sáng những nông cạn

ngây ngây Mùi học đòi

Thức dậy Bên nhau trong vườn địa đàng hai bông hoa si tình giả vờ

trao nhau ham muốn Đồ hàng Gió

thuốc những lời yêu đương Độc dược

Lang loáng lưỡi dao

Adam hăng hái Chia Quả táo ra nhiều phần nhỏ.”

(Địa đàng - Phan Huyền Thư)

Có thể nói, đây là một trường hợp sử dụng từ hết sức khác thường, lạ lẫm Trong quá trình khảo sát, chúng tôi còn phát hiện thấy cách sắp xếp từ láy rất đặc biệt Tác giả đã tách từ láy đôi thành hai hình vị đặt trên hai dòng thơ liền kề, hình vị đầu tiên của từ láy đặt ở cuối dòng thơ này còn hình vị thứ hai được đặt ở đầu dòng thơ tiếp theo

Em là con ngựa đau chẳng khiến tàu thèm bỏ cỏ bờm rối tung vó ức căng đầy trong màn đêm

côn trùng rên rỉ ngất ngây ngựa non em cứ liếm mãi

vết thù trên lưng nhỏ giọt

(Ngựa đêm - Phan Huyền Thư)

Việc phân bố vị trí từ láy một cách đặc biệt tạo ra sự mới mẻ cho bài thơ, gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc, làm cho nhịp điệu của câu thơ cũng trở nên mới lạ không giống với nhịp thông thường

Có sự khác thường trong việc sử dụng ngôn ngữ, đặc biệt trong việc sử dụng từ láy như vậy có lẽ bắt nguồn từ quan niệm mới mẻ của các nhà thơ đương đại Việt Nam Họ muốn thoát ra khỏi những quan niệm và thi pháp thơ

Trang 37

truyền thống Làm thơ không phải là đi tìm ý nghĩa đằng sau những con chữ

mà làm thơ chính là làm chữ Thơ đương đại Việt Nam trong đó có thơ nữ chịu sự ảnh hưởng của nhiều xu hướng thơ nên thường xuyên có những thể nghiệm cách tân thơ quyết liệt, táo bạo, được biểu hiện một cách cực đoan nhằm rũ bỏ những ảnh hưởng của thi pháp truyền thống, không tuân thủ những cấu trúc cú pháp thông thường, kiểu kí tự ngôn ngữ cũng biến tướng khác so với từ ngữ quen dùng, khước từ lý trí và tư duy logic trong thơ Chính những điều này đã tạo ra những cách phân bố ở những vị trí đặc biệt như trên cho từ láy trong thơ nữ đương đại

2.2 Hiệu quả sử dụng từ láy trong thơ nữ Việt Nam đương đại

Từ láy là lớp từ giàu giá trị biểu cảm, gợi hình ảnh, tạo nhạc điệu Hiểu được đặc trưng này của từ láy, các nhà văn nhà thơ đã khai thác triệt để hiệu quả của từ láy tiếng Việt trong tác phẩm của mình Từ láy được các nhà thơ

nữ đương đại sử dụng thường xuyên để miêu tả những hình ảnh, trạng thái tâm lý, tình cảm của con người và miêu tả thiên nhiên, âm thanh, cảnh vật

2.2.1 Từ láy góp phần miêu tả hành động, trạng thái tâm lý, tình cảm của con người

Con người trong thơ nữ Việt Nam đương đại là con người bình thường trong tổng thể các mối quan hệ xã hội thường ngày với những tình cảm, cảm xúc rất đời thường, rất con người Những tình cảm ấy đã được các nhà thơ nữ khắc họa thông qua việc sử dụng từ láy Các từ láy được sử dụng để miêu tả hành động, trạng thái tâm lý, tình cảm của con người trong thơ nữ đương đại hết sức phong phú, đa dạng và phù hợp với từng hoàn cảnh tâm trạng, cảm xúc

Đó là tình cảm nhớ nhung quê hương nơi chôn rau cắt rốn của những người con xa quê trong một khoảnh khắc bỗng nhớ về quê hương mình với những gì bình dị mà tha thiết nhất

Canh cánh lòng con tất tưởi một vùng quê

Gương mặt mẹ là cánh đồng bão tố

Trang 38

Hạt mẩy rời quê hạt lép nằm trong ổ

Có rơm vàng tay ấm mẹ chở che

Người ta nói con đã quên đường về

Và câu thơ đã tắt mùi cỏ dại

Cơn mưa chiều không làm con tê tái

Về một con đường trơn trượt bấm chân đi

(Chiều mưa nhớ mẹ - Bình Nguyên Trang) Tác giả mở đầu đoạn thơ bằng từ láy hoàn toàn canh cánh để nói về

tâm trạng nhớ nhà nhớ quê hương của người con xa xứ Nơi ấy là vùng quê

nghèo với cánh đồng bão tố, con đường làng trơn trượt bấm chân đi là nơi có

mẹ, có gia đình và những gì thân thuộc nhất Từ láy chở che gợi ra cảm giác

được bảo bọc, yêu thương, nâng đỡ, bình yên khi có mẹ Chỉ trong một câu

thơ mà tác giả sử dụng tới hai từ láy canh cánh, tất tưởi để diễn tả nỗi nhớ thường trực trong lòng Từ láy chở che gợi ra cảm giác được bảo bọc, yêu

thương, nâng đỡ, bình yên khi có mẹ Nỗi nhớ quê nhà cũng mang theo nỗi

buồn thấm thía, nỗi đau tê tái

Mưa ngoài trời mà sao con ướt mi Con đã khóc vì con đang nhớ mẹ Dẫu không thể, dẫu mưa nhiều mờ lối Triền đê xưa cũng đã nhói hoa vàng

(Chiều mưa nhớ mẹ - Bình Nguyên Trang) Chỉ bằng một từ láy hoàn toàn canh cánh, ba từ láy âm tất tưởi, chở che,

tê tái Bình Nguyên Trang đã nói được rất nhiều những cung bậc cảm xúc

trong nỗi nhớ mẹ, nhớ nhà, nhớ quê hương Nhờ việc lựa chọn và sử dụng chính xác các từ láy này mà nỗi nhớ hiện ra một cách rõ ràng, gây xúc động mạnh đối với người đọc

Trang 39

Không chỉ đề cập tới tình cảm gia đình, quê hương, đất nước thơ nữ đương đại Việt Nam còn dành một khoảng đất rộng lớn để viết về tình yêu đôi lứa, về khát khao hạnh phúc gia đình, về nỗi cô đơn trống trải trong tình yêu

Người phụ nữ trong thơ nữ đương đại viết nhiều, viết say mê về tình yêu mọi cung bậc cảm xúc của tình yêu đều được đưa vào thơ Họ không ngần ngại bộc lộ tình yêu của mình một cách quyết liệt, trực tiếp và không hề che giấu tâm trạng mình

Ngày không anh ngày không mưa nắng Không buồn vui

Tâm hồn đau ốm

Em ngồi một mình trong căn phòng trống

Kỉ niệm cũng ra đi Bốn bề hiu quạnh Một bông hoa đã ngả xuống bàn

Những đớn đau thầm lặng

Người phụ nữ trong đoạn thơ trên không hề che giấu tâm trạng mình,

cô trực tiếp nói lên những cảm xúc của lòng mình khi chia xa người yêu Đó

là những bộc bạch rất chân thật ngày không mưa nắng, không buồn vui và tâm hồn đau ốm, bốn bề hiu quạnh, đớn đau thầm lặng Từ láy trong đoạn thơ trên được sử dụng không nhiều, chỉ một từ đớn đau nhưng lại có tác dụng gói gọn

và đẩy những cảm xúc lên tới đỉnh điểm

Em đã nghĩ về anh Như dòng sông nghĩ mãi về biển Như mặt trời nghĩ mãi về ánh sáng

Em nghĩ mãi về cách xa

Về con thuyền lênh đênh không bờ bến

(Ngày không anh - Bình Nguyên Trang)

Trang 40

Từ láy lênh đênh được sử dụng với khuôn vần ênh gợi ra sự bấp bênh

không chắc chắn để nói về nỗi lo sợ phải chia xa, sợ tan vỡ của người con gái trong tình yêu Họ không biết phải làm sao để đối mặt với nỗi buồn, nỗi lo sợ

tình yêu không có hồi kết như con thuyền lênh đênh không bờ bến

Người phụ nữ trong thơ đương đại yêu nồng nàn, tha thiết, chung thủy một lòng một dạ với tình yêu

Vẫn để dành nụ hôn thời thiếu nữ

cho một ngày anh đến cùng em […]

Em lại xỏ chân vào đôi hài thiếu nữ

tuổi hai mươi chầm chậm quay về

những khổ nạn trên đời mất dấu

lồng lộng chân trời nhấp nháy kí tự Yêu

(Em đã đợi - Bình Nguyên Trang)

Cô gái trong bài thơ Em đã đợi đợi chờ người yêu hết cả tuổi thanh xuân

và mong một ngày người cô mong nhớ sẽ trở lại Đó cũng là lúc cô được trở lại

với thời gian, trở lại với thanh xuân tuổi hai mươi chầm chậm quay về Từ láy chầm chậm được dùng để diễn tả bước đi của thời gian đồng thời nói lên tình yêu chung thủy, chân thành của cô gái Từ láy lồng lộng, nhấp nháy vốn được

dùng để miêu tả sự vật hiện tượng nhưng đã được Bình Nguyên Trang thổi vào

đó niềm vui sướng, hạnh phúc tràn đầy của người con gái yêu và được yêu

Người phụ nữ trong thơ đương đại không ngại ngần bày tỏ tình yêu và yêu nồng thắm yêu cháy bỏng chính vì vậy mà cũng thường rơi vào trạng thái

cô đơn, đau khổ

Ngày đăng: 07/09/2017, 14:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w