Trong môt hai năm trở lại nhiều vi phạm liên quan đến hoạt động kiểm toán độc lập đã khiến nhiều người đã đặt câu hỏi là liệu ý kiến của kiểm toán viên có thực sự đảm bảo độ tin cậy hay không.
Trang 1Lời mở đầu
Trong mười năm qua Viêt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kinhngạc trong phát triển kinh tế Đi kèm với sự phát triển đó quy mô thị trườngngày càng được mở rộng, các quan hệ kinh tế ngày càng đa dang và phức tạp.Vấn đề đặt là làm thế nào để đảm bảo lợi ích của các chủ thể kinh tế và tăng cườngtính minh bạch của các thông tin tài chính trong nền kinh tế Hoạt động kiểm toánđộc lập ra đời ở Viêt Nam như một xu thế tất yếu của quá trình này Mặc dù mớichỉ chính thức hiện diên ở Việt Nam từ năm 1991 và phát triển mạnh mẽ trong vàinăm trở lại đây nhưng các công ty kiểm toán đã chứng minh được vai trò và tầmquan trọng của mình trong sự phát triển của nền kinh tế
Trong môt hai năm trở lại nhiều vi phạm liên quan đến hoạt động kiểmtoán độc lập đã khiến nhiều người đã đặt câu hỏi là liệu ý kiến của kiểm toánviên có thực sự đảm bảo độ tin cậy hay không Một trong những nguyên nhân
có thể giải thích cho thực trạng này đó là sự thờ ơ đối với đạo đức nghềnghiệp của kiểm toán viên Cần phải nhắc đến rằng hai yếu tố quan trọng nhấtcủa toán viên đó là đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn nghiệp vụ.Nếu như đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên không được đảm bảo thì ýkiến kiếm toán viên đưa ra sẽ thiếu tính chính xác Chuẩn mực đạo đức nghềnghiệp đã được ban hành từ khá sớm nhưng cho đến nay việc áp dụng chuẩnmực này vào hoạt đông kiểm toán độc lập vẫn còn gặp nhiều hạn chế Đó là lý
do em chọn đề án “Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với hoạt động kiểmtoán độc lập ở Việt Nam hiện nay”
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyến Thị Thanh Diệp đã tận tìnhhướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện đề án kiểm toán!
Sinh viên Tăng Văn Thuận
Trang 2Chương 1: Khái quát lý luận chung về vấn đề cần nghiên cứu
1.1 Vai trò của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với hoạt động kiểm toán độc lập
Đạo đức nghề nghiệp là khái niệm nhạy cảm đối với bất cứ ngành nghềnào trong xã hội được pháp luât thừa nhận Khái niệm này càng đặc biệt quantrọng đối với nghề nghiệp đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao và liên quan mậtthiết tới hoạt động kinh tế như kế toán, kiểm toán Chính vì tầm quan trọngcủa đạo đức nghề trong hoạt động kiểm toán độc nói riêng và kiểm toán nóichung ngày 01/12/2005 Bộ tài chính đã ban hành chuẩn mực đạo đức nghiệp
kế toán kiểm toán Việt Nam Sự ra đời của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp
và một số chuẩn mực được xem là bước chuyển lớn trong việc thúc đẩy quátrình minh bạch hóa thông tin tài chính trong nền kinh tế và đưa hoạt độngkiểm toán đi theo thông lệ chung của thế giới Mặc dù vẫn chưa phát huy hếthiệu quả trong thực tế nhưng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đã chứng tỏđược vai trò quan trọng của mình trong hoạt động kiểm toán độc lập Sau đây
là một số vai trò nổi bật của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp
Thứ nhất, Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp là văn bản hướng dẫn hànhnghề giúp kiểm toán viên duy trì thái độ độ độc lập, thận trọng, tính chínhtrực và khách quan trong quá trình thực hiện kiểm toán Như chúng ta đã biếthai yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc kiểm toán làđạo đức nghề nghiệp và trinh độ chuyên môn nghiệp vụ Nếu như các chuẩnmực kiểm toán khác hướng tới điều chỉnh tác đông của yếu tố thứ hai thichuẩn mực đạo đức nghề nghiệp hướng tới điều chỉnh tác động của yếu tố thứnhất Khi một trong hai yếu tố không được đảm bảo thì kết luận của kiểm toánviên đưa ra khó có thể đảm được tính hợp lý, trung thực và khách quan Đạođức nghề nghiệp là tài sản quý báu của kiểm toán viên và chuẩn mực đạo đứcnghề nghiệp là công cụ giữ gìn tài sản đó
Trang 3Thứ hai, Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp góp phần bảo vệ lợi ích củacác bên trong các quan hệ kinh tế và tăng cường niềm tin công chúng vào cácthông tin niêm yết trên thị trường chứng khoán Các đối tượng trong nền kinh
tế luôn hoạt động với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận Xét trên quan điểm cánhân thì đây là một tác động tích cực nhưng trên thực tế có rất nhiều trườnghợp mà khi một bên tối đa hóa lợi ích của họ sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọnglợi ích của các chủ thể khác trong nền kinh tế Chuẩn mực đạo đức nghềnghiệp hướng dẫn một cách cụ thể cách ứng xử và thái độ của kiểm toán viêntrong trường hợp các xung đột lợi ích diễn ra
1.2 Những nguyên tắc cơ bản của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp
Nguyên tắc cơ bản của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểmtoán bao gồm: Độc lập; chính trực; khách quan; năng lực chuyên môn và tínhthận trọng; tính bảo mật; tư cách nghề nghiệp; tuân thủ đạo đức chuyên môn
a Độc lập: Độc lập là nguyên tắc hành nghề cơ bản của kiểm toán viênhành nghề và người hành nghề kế toán
Trong quá trình kiểm toán hoặc cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán viênhành nghề và người hành nghề kế toán phải thực sự không bị chi phối bởi bất
kỳ lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào làm ảnh hưởng đến sự trung thực, kháchquan và độc lập nghề nghiệp của mình
b Tính chính trực: Người làm kế toán và người làm kiểm toán phảithẳng thắn, trung thực và có quan điểm rõ rang
c Khách quan: Người làm kế toán và người làm kiểm toán phải côngbằng, tôn trọng sự thật và không được thành kiến, thiên vị
d Năng lực chuyên môn và tính thận trọng: Người làm kế toán và ngườilàm kiểm toán phải thực hiện công việc kiểm toán, kế toán với đầy đủ nănglực chuyên môn cần thiết, với sự thận trọng cao nhất và tinh thần làm việcchuyên cần Kiểm toán viên có nhiệm vụ duy trì, cập nhật và nâng cao kiến
Trang 4thức trong hoạt động thực tiễn, trong môi trường pháp lý và các tiến bộ kỹthuật để đáp ứng nhu cầu công việc.
d Tính bảo mật: Người làm kế toán và kiểm toán phải bảo mật các thôngtin có được trong quá trình kiểm toán; không được tiết lộ bất cứ thông tin nàokhi chưa được phép của người có thẩm quyền, trừ khi có nghĩa vụ phải côngkhai theo yêu cầu của pháp luật trong phạm vi, quyền hạn nghề nghiệp của mình
e Tư cách nghề nghiệp: Người làm kế toán kiểm toán phải trau dồi bảo
vệ uy tín nghề nghiệp, không được gây ra những hành vi làm giảm uy tínnghề nghiệp
f Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn: Người làm kế toán và người làmkiểm toán phải thực hiện công việc kế toán, kiểm toán theo những kỹ thuật vàchuẩn mực chuyên môn đã quy định trong chuẩn mực kế toán, chuẩn mựckiểm toán Việt Nam, quy định của Hội nghề nghiệp và các quy định pháp luậthiện hành
1.3 Những nguy cơ ảnh hưởng tới đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đã phân loại nguy cơ theo các nhóm sau:
a Nguy cơ do tư lợi: Nguy cơ này có thể xảy ra khi người làm kế toán vàngười làm kiểm toán hoặc thành viên trong quan hệ gia đình ruột thịt hayquan hệ gia đình trực tiếp của người làm kế toán kiểm toán và người làmkiểm toán có các lợi ích tài chính hay lợi ích khác
b Nguy cơ tự kiểm tra: Nguy cơ này có thể xảy ra khi người làm kế toán
và người làm kiểm toán phải xem xét lại các đánh giá trước đây do mình chịutrách nhiệm
c Nguy cơ về sự bào chữa: Nguy cơ này có thể xảy ra khi người làm kếtoán và người làm kiểm toán ủng hộ một quan điểm hay ý kiến tới mức độ màtính khách quan có thể bị ảnh hưởng
Trang 5d Nguy cơ từ sự quen thuộc: Nguy cơ này có thể xảy ra khi, do các mốiquan hệ quen thuộc mà người làm kế toán và người làm kiểm toán trở nên quáđồng tình đối với lợi ích của những người khác
e Nguy cơ bị đe dọa: Nguy cơ này có thể xảy ra khi người làm kế toán vàngười làm kiểm toán có thể bị ngăn cản không được hành động một cách kháchquan do các đe dọa (các đe dọa này có thể có thực hoặc do cảm nhận thấy)
1.4 Tính độc lập đối với hoạt động kiểm toán độc lập
1.4.1 Khái niệm và cách tiếp cận tính độc lập
Đôc lập về mặt tư tưởng: là trạng thái suy nghĩ cho phép đưa ra ý kiến
mà không chịu sự ảnh hưởng của những tác động trái với những đánh giánghề nghiệp, cho phép một cá nhân hành động một cách chính trực kháchquan và có sự thận trọng nghề nghiệp
Độc lập về hình thức: là không có quan các quan hệ thực tế và hoàn cảnh
có ảnh hưởng đáng kể làm cho bên thứ ba hiểu là không độc lập, hoặc là hiểutính chính trực khách quan và thận trong nghề nghiệp của nhân viên công tyhay thành viên của nhóm dịch vụ đảm bảo không được duy trì
Tính độc lập không đòi hỏi người đưa ra ý kiến đánh giá nghề nghiệpphải hoàn toàn độc lập về các quan hệ kinh tế, tài chính và các mối quan hệkhác vì các thành viên trong xã hội đều có mối quan hệ với nhau Các mối
Trang 6xem ảnh hưởng đến tính độc lập hay không Khi tin nhận được xét thấy cóảnh hưởng đến tính độc lập thì các mối quan hệ đó không chấp nhận được.
1.4.2 Nguy cơ ảnh hưởng tới tính độc lập
Tính độc lập có nguy cơ bị ảnh hưởng do tư lợi, tự kiểm tra, sự bào chữa,quan hệ ruột thịt, quan hệ khác và sự đe dọa
Nguy cơ do tư lợi diễn ra khi công ty kiểm toán hoặc một số thành viên
nhóm kiểm toán có thể thu được lợi ích tài chính hoặc các xung đột lợi ích cánhân khác với khách hang sử dụng dịch vụ đảm bảo
Ví du: - Công ty kiểm toán quá phụ thuộc vào phí dịch vụ của kháchhàng sử dụng dịch vụ kiểm toán hoặc lo lắng khả năng mất hợp đồng
- Nhân viên của công ty kiểm toán có khả năng trở thành nhân viêncủa khách hàng sử dụng dịch vụ kiểm toán trong tương lại
Nguy cơ tự kiểm tra diễn ra khi:
- Bất kỳ sản phẩm hay đánh giá từ một hợp đồng cung cấp dịch vụ đảmbảo hoặc phi đảm bảo nào trước đây cần được đánh giá lại để có được kếtluận của hợp đồng cung cấp dịch vụ đảm bảo
- Khi một thành viên của nhóm kiểm toán trước đây đã từng là giám đốccủa khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo, hoặc là nhân viên có chức vụ ảnhhưởng đáng kể và trực tiếp đối với vấn đề trọng yếu của hợp đồng cung cấpdịch vụ đảm bảo
Ví dụ: - Một thành viên của nhóm kiểm toán gần đây là đã hoặc đang làGiám đốc hoặc nhân viên có ảnh hưởng đáng kể của khách hàng sử dụng dịch
vụ đảm bảo
- Ghi sổ kế toán hoặc lập báo cáo tài chính là đối tượng của hợp đồngcung cấp dịch vụ đảm bảo
Nguy cơ về sự bào chữa xảy ra khi công ty kiểm toán hoặc một thành
viên nhóm kiểm toán xúc tiến, hoặc nhận thức được việc xúc tiến các giaodịch của một khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo hoặc ý kiến có thể được
Trang 7hiểu là vi phạm tính khách quan Đây là trường hợp công ty kiểm toán hoặcmột thành viên của nhóm kiểm toán bị phụ thuộc vào khách hàng trong việcđưa ra ý kiến.
Ví dụ trường hợp có thể tạo ra “Nguy cơ về sự bào chữa”:
a Là người trung gian giao dịch hoặc xúc tiến bán các loại cổ phiếu, cácchứng khoán khác của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo;
b Đóng vai trò là người bào chữa đại diện cho khách hàng sử dụng dịch
vụ đảm bảo trong vụ kiện hoặc khi giải quyết các tranh chấp với bên thứ ba
Nguy cơ về quan hệ ruột thịt xảy ra khi công ty kiểm toán hoặc thành
viên của nhóm kiểm toán thông cảm với lợi ích của khách hàng vì có quan hệruột thịt với khách hàng (như thành viên Ban Giám đốc, thành viên hội đồngquản trị, kế toán trưởng và tương đương của khách hàng) sử dụng dịch vụđảm bảo
Ví dụ về các trường hợp có thể tạo ra “Nguy cơ về quan hệ ruôt thịt”
a Một thành viên nhóm kiểm toán có quan hệ gia đình ruột thịt vớiGiám đốc hoặc thành viên Ban giám đốc của khách hàng sử dụng dịch vụđảm bảo;
b Một thành viên của nhóm kiểm toán có quan hệ gia đình ruột thịt vớinhân viên giữ chức vụ có ảnh hưởng đáng kể và trực tiếp đối với vấn đề trọngyếu của hợp đồng cung cấp dịch vụ đảm bảo của khách hàng sử dụng dịch vụđảm bảo
Nguy cơ bị đe dọa xảy ra khi một thành viên của nhóm kiểm toán bị de
dọa (đe dọa thật hoặc cảm thấy bị de dọa) nhằm ngăn cản hành động theođúng nguyên tắc khách quan và hoài nghi nghề nghiệp cần thiết từ phía Giámđốc, thành viên Ban Giám đốc hoặc nhân viên giữ chức vụ có ảnh hưởng đáng
kể của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo
Ví dụ về các trường hợp có thể tạo ra “Nguy cơ bị đe dọa”:
Trang 8a Đe dọa sẽ thay thế khi có bất đồng về việc áp dụng một nguyên tắc kếtoán kế toán.
b Áp lực làm giảm phạm vi của dịch vụ đã cam kết nhằm giảm phí
1.4.3 Các biện pháp bảo vệ có thể loại bỏ hoặc giảm thiểu các nguy
cơ xuống mức có thể chấp nhận
Công ty kiểm toán và nhóm kiểm toán có trách nhiệm giữ gìn tính độclập bằng cách xem xét hoàn cảnh thực tế của các quy định ảnh hưởng đến tìnhđộc lập và áp dụng các biện pháp bảo vệ để loại bỏ hoặc làm giảm các nguy
cơ xuống mức có thể chấp nhận được
Các biện pháp bảo vệ bao gồm các biện pháp bảo vệ do pháp luật vàchuẩn mực đạo đức nghề nghiệp quy định và các biện pháp do môi trườnglàm việc tạo ra
1.4.3.1 Các biện pháp bảo vệ do pháp luật và chuẩn mực đạo đức nghềnghiệp quy định
+ Các yêu cầu về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp nghềnghiệp của kiểm toán viên
Hiện tại những yêu cầu về trình độ chuyên môn nghề nghiệp được quyđịnh trong Nghị định của chính phủ số105/2004/NĐ-CP (Sắp tới nghị địnhnày sẽ được thay thế bởi luật kiểm toán độc lập) Trong nghị định105/2004/NĐ-CP tiêu chuẩn đối với trình độ chuyên môn nghề nghiệp baogồm: Có bằng cử nhân chuyên ngành Kinh tế Tài chính - Ngân hàng hoặcchuyên ngành Kế toán - Kiểm toán và thời gian công tác thực tế về tài chính,
kế toán từ 5 năm trở lên hoặc thời gian thực tế làm trợ lý kiểm toán ở doanhnghiệp kiểm toán từ 4 năm trở lên; Có khả năng sử dụng tiếng nước ngoàithông dụng và sử dụng thành thạo máy vi tính; Có Chứng chỉ kiểm toán viên
do Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp
+ Các yêu cầu về việc liên tục cập nhật, bổ sung kiến thức, kinh nghiệmcho kiểm toán viên
Trang 9Tại Điều 17 khoản 5 nghị định 105/2004/NĐ-CP có quy định: Kiểm toánviên hành nghề có trách nhiệm thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn
và kinh nghiệm nghề nghiệp, thực hiện chương trình cập nhật kiến thức hàngnăm theo quy định của Bộ Tài chính Chương trình cập nhật kiến thức nghềnghiệp hàng năm được Bộ tài chính tổ chức và do Hội Kế toán và Kiểm toánViêt Nam thực hiện áp dụng cho kiểm toán viên và kế toán viên hành nghề.+ Các chuẩn mực nghề nghiệp và quy định về thủ tục soát xét
Hiện tại Việt Nam đã có chuẩn mực 910 quy định và hướng dẫn thựchiện công tác soát xét báo cáo tài chính của các công ty Việt Nam Soát xétbáo cáo tài chính được xem là loại hình dịch vụ đang còn khá mới mẻ đối vớicác công ty kiểm toán độc lập đặc biệt là công ty kiểm toán Việt Nam
+ Luật pháp liên quan đến việc kiểm tra các yêu cầu về tính độc lập củakiểm toán viên và của các công ty kiểm toán
+ Kiểm soát từ bên ngoài do một bên thứ ba được ủy quyền hợp pháp đốivới hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán của công ty kiểm toán
1.4.3.2 Các biện pháp bảo vệ do môi trường làm việc tạo ra
a Các biện pháp bảo vệ của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo
- Khi một nhà quản lý của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo đề xuấtcông ty kiểm toán thì người đề xuất đó không thể là người phê chuẩn sự đềxuất này
- Khi nhà quản lý của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo phải có đủtrình độ đưa ra quyết định quản lý
- Phải có chính sách và các thủ tục nội bộ để đảm bảo không lựa chọncác dịch vụ phi kiểm toán có ảnh hưởng đến tính độc lập với dịch vụ kiểmtoán
- Phải có cơ cấu bộ máy quản lý điều hành (Ví dụ tổ chức kiểm toán nộibộ) và năng lực quản lý đủ để kiểm soát và trao đổi về các dịch vụ với công ty
Trang 10Tổ chức kiểm toán nội bộ (Ban kiểm soát hoặc tổ chức tương đương) cóvai trò quan trọng trong bộ máy quản lý điều hành vì nó độc lập với BanGiám đốc khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo và có thể là hỗ trợ Ban Giámđốc trong việc đảm bảo là công ty kiểm toán giữ vai trò kiểm toán độc lập.Cần có sự trao đổi thông tin thường xuyên giữa công ty kiểm toán với tổ chức
tổ chức kiểm toán nội bộ (hoặc tổ chức kiểm soát khác nếu không có tổ chứckiểm toán nội bộ) của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán nóiriêng và doanh nghiệp nói chung về các quan hệ hoặc vấn đề khác mà theo ýkiến của kiểm toán là có thể ảnh hưởng đến tính độc lập
Các công ty kiểm toán cần thiết lập chính sách và thủ tục về trao đổithông tin về tính độc lập với tổ chức kiểm toán nội bộ, hoặc các tổ chức quản
lý khác Trường hợp kiểm toán các công ty niêm yết trên thị trường chứngkhoán, công ty kiểm toán cần trao đổi ít nhât mỗi năm một lần về các mốiquan hệ hoặc vấn đề giữa công ty, mạng lưới công ty và khách hàng kiểmtoán mà theo đánh giá nghề nghiệp của công ty, có sự vi phạm tính độc lập
b Các biện pháp bảo vệ trong các quy định và thủ tục của công ty kiểmtoán
- Lãnh đạo công ty kiểm toán nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tínhđộc lập và yêu cầu thành viên nhóm kiểm toán phải ký cam kết và hành độngphù hợp với cam kết và sự quan tâm của công chúng
- Chính sách và thủ tục thực hiện giám sát chất lượng hợp đồng kiểmtoán
- Chính sách về tính độc lập được quy định trong tài liệu về cách xácđịnh nguy cơ ảnh hưởng đến tính độc lập, cách đánh giá tầm quan trọng củacác nguy cơ này và việc xác định và áp dụng các biện pháp bảo vệ để loại bỏhoặc làm giảm các nguy cơ trọng yếu ảnh hưởng đến tính độc lập xuống mức
có thể chấp nhận được
Trang 11- Chính sách và thủ tục nội bộ để giám sát việc tuân thủ các chính sách
và thủ tục công ty có liên quan đến tính độc lập
- Chính sách và thủ tục tạo điều kiện cho việc xác địn các lợi ích, cácmối quan hệ giữa công ty kiểm toán hoặc giữa các thành viên của nhóm kiểmtoán và các khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo
- Chính sách và thủ tục để quản lý và giám sát sự phụ thuộc vào doanhthu thu nhận được từ khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo
- Sử dụng thành viên Ban Giám đốc và các nhóm cung cấp dịch vụ khácnhau và đảm bảo các tuyến báo cáo độc lập khi cung cấp dịch vụ phi đảm bảocho khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo
- Chính sách và thủ tục cấm các thành viên không phải là thành viênnhóm kiểm toán gây ảnh hưởng đến kết quả của hợp đồng cung cấp dịch vụđảm bảo
- Trao đổi thông tin kịp thời về các chính sách và thủ tục của công tykiểm toán cũng như bats kỳ sự thay đổi nào, kể cả vấn đề giáo dục và và đạotạo tiếp theo cho Ban Giám đốc và nhân viên chuyên nghiệp
- Phân công một thành viên Ban Giám đốc chịu trách nhiệm xem xéttổng thể sự phân công trong bộ máy quản lý và các biện pháp bảo vệ
- Các phương thức thông báo cho Ban Giám đốc và nhân viên chuyênnghiệp về các khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo và các đơn vị liên quan
mà họ cần phải giữ tính độc lập;
- Cơ chế kỷ luật nhằm nâng cao sự tuân thủ các chính sách và thủ tục;
- Chính sách và thủ tục khuyến khích nhân viên trao đổi thông tin vớicác cấp quản lý trong công ty về các vấn đề về tính độc lập và tính kháchquan có liên quan đến họ; bao gồm cả việc thông báo cho nhân viên cácquyền và nhiệm vụ của họ liên quan đến tính độc lập
Trang 121.4.4 Việc vận dụng tính động lập trong một số các mối quan hệ và trường hợp cụ thể
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đã đưa ra những quy định tương đối cụthể với mục đích hướng dẫn kiểm toán viên cách thức duy được tính độc lậpcủa mình trong quá trình tiến hành một cuộc kiểm toán Sau đây là một sốtrường hợp cụ thể mang tính tiêu biểu cho những quy định này
1.4.4.1 Áp dụng nguyên tắc độc lập khi xuất hiện các lợi ích tài chínhCác lợi ích tài chính ở khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo có thể tạo racác nguy cơ tư lợi Khi đánh giá tầm quan trọng của nguy cơ, các biện phápbảo vệ cần áp dụng để loại bỏ hoặc làm giảm các nguy cơ xuống mức có thểchấp nhận được, cần kiểm tra bản chất và quy mô của lợi ích tài chính Việcnày bao gồm đánh giá vai trò của người nắm giữ lợi ích tài chính, tầm quantrọng của lợi ích tài chính và loại lợi ích tài chính (là trực tiếp hoặc gián tiếp).Một số điều khoản áp dụng đối với tất cả khách hàng sử dụng dịch vụđảm bảo:
Nếu thành viên của nhóm cung cấp dịch vụ đảm bảo hoặc thành viên giađình trực tiếp (có quan hệ ruột thịt) của họ có các lợi ích tài chính trực tiếp,hoặc lợi ích tài chính gián tiếp đáng kể trong khách hàng sử dụng dịch vụ đảmbảo, nguy cơ tư lợi trở nên đáng kể Do đó, biện pháp bảo vệ duy nhất ápdụng để loại bỏ hoặc làm giảm các nguy cơ xuống mức có thể chấp nhậnđược có thể là:
a) Chuyển nhượng toàn bộ lợi ích tài chính trực tiếp trước khi
cá nhân đó trở thành thành viên của nhóm cung cấp dịch vụ đảm bảo;b) Chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần đáng kể các lợi íchtài chính gián tiếp sao cho lợi ích còn lại không còn đáng kể trước khi
cá nhân đó trở thành thành viên của nhóm cung cấp dịch vụ đảm bảo;c) Tách cá nhân đó ra khỏi nhóm cung cấp dịch vụ đảm bảo
Trang 131.4.4.2 Áp dụng nguyên tắc độc lâp khi xuất hiện các quan hệ cá nhân vàgia đình.
Khi một thành viên trong quan hệ gia đình trực tiếp của thành viên thuộcnhóm cung cấp dịch vụ đảm bảo là Giám đốc, nhân viên quản lý cấp cao hoặcnhân viên của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo có ảnh hưởng trực tiếp vàđáng kể đối với đối tượng của hợp đồng cung cấp dịch vụ đảm bảo, nguy cơảnh hưởng đến tính độc lập có thể phát sinh Tầm quan trọng của các nguy cơnày phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Chức vụ của thành viên trong quan hệ gia đình trực tiếp đang giữ tạicông ty khách hàng; và
+ Vai trò của thành viên trong nhóm cung cấp dịch vụ đảm bảo
Tầm quan trọng của nguy cơ này cần được thẩm định và, nếu nguy cơnày rõ ràng là đáng kể, thì các biện pháp bảo vệ cần được xem xét và áp dụng
để làm giảm nguy cơ xuống mức có thể chấp nhận được Các biện pháp bảo
vệ có thể bao gồm:
- Rút cá nhân đó ra khỏi nhóm cung cấp dịch vụ đảm bảo;
- Nếu có thể, cơ cấu lại trách nhiệm của nhóm cung cấp dịch vụ đảm bảo
để thành viên đó không phải làm các việc liên quan đến trách nhiệm của thànhviên trong quan hệ gia đình trực tiếp; hoặc
- Các chính sách và thủ tục để trao quyền cho nhân viên trao đổi thôngtin với các cấp quản lý cấp cao trong công ty về các vấn đề về tính độc lập vàtính khách quan có liên quan đến họ
1.4.4.3 Áp dụng nguyên tắc độc lập khi hiện vấn đề liên quan đến phíkiểm toán
a Mức phí khá lớn
Khi tổng mức phí từ một khách hàng sử dụng dịch vụ bảo đảm chiếmmột phần lớn trong tổng doanh thu của công ty kiểm toán, sự phụ thuộc vào
Trang 14khách hàng hay lo ngại về khả năng mất khách hàng có thể tạo ra nguy cơ tưlợi Mức độ của nguy cơ này phụ thuộc vào các yếu tố như:
+ Cấu trúc của công ty; và
+ Công ty đã hoạt động quy củ hay mới thành lập
Cần đánh giá khả năng xảy ra nguy cơ này và nếu nguy cơ này thật sự làđáng kể thì cần xem xét và áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết để giảmbớt nguy cơ đến mức có thể chấp nhận được Các biện pháp bảo vệ có thể là:
- Thảo luận với Ban Giám đốc, kế toán trưởng hoặc tổ chức kiểm toánnội bộ về mức độ và bản chất của phí;
- Tiến hành các bước để giảm sự phụ thuộc vào khách hàng đó;
- Rà soát hệ thống quản lý chất lượng do bên ngoài thực hiện; và
- Tham khảo ý kiến của bên thứ ba, ví dụ Hội nghề nghiệp, cơ quan quản
lý chuyên ngành hoặc một kiểm toán viên hành nghề khác
b Phí quá hạn
Nguy cơ tư lợi có thể nảy sinh khi số phí đến hạn cho các dịch vụ chuyênnghiệp của một khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo không được thanh toántrong một thời gian dài, đặc biệt là phần lớn mức phí không được thanh toántrước khi phát hành báo cáo kiểm toán của năm tiếp theo Thông thường phídịch vụ phải được thanh toán trước hoặc ngay sau khi phát hành báo cáo kếtquả dịch vụ Có thể áp dụng các biện pháp bảo vệ sau:
+ Thảo luận về mức phí chưa thanh toán với Ban Giám đốc, kế toántrưởng của khách hàng; và
+ Yêu cầu thêm một kiểm toán viên hành nghề không phải thành viêncủa nhóm cung cấp dịch vụ đảm bảo để tư vấn hoặc soát xét công việc đãthực hiện
Công ty nên xem xét liệu số phí quá hạn có được coi là một khoản chokhách hàng vay và do độ lớn của khoản phí quá hạn, liệu có hợp lý khi công
ty kiểm toán được tái bổ nhiệm cung cấp dịch vụ kiểm toán một lần nữa
Trang 15+ Công ty đó có thể chứng minh là họ đã cử kiểm toán viên hành nghề
đủ khả năng thực hiện công việc trong một thời gian hợp lý; và
+ Tất cả các chuẩn mực kiểm toán (thủ tục kiểm toán) sẽ được áp dụng,các hướng dẫn và quy trình quản lý chất lượng dịch vụ sẽ được tuân thủ
Trang 16Chương 2: Thực trạng áp dụng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam hiện nay
2.1 Thực trạng thiết lập các quy định và giám sát sự tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề tại các công ty kiểm toán ở Việt Nam
Mặc dù chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp được ban hành và áp dụngchung cho tất cả kế toán viên và kiểm toán viên hành nghề nhưng mức độtuân thủ chuẩn mực này ở từng nhóm công ty kiểm toán lại cho thấy sự khácbiệt Điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: phạm vi kháchhàng của công ty kiểm toán, sự cạnh tranh về giá phí của cuộc kiểm toán, sựchuyên nghiệp trong cách thức hoạt động, Các công ty kiểm toán ở ViệtNam hiện nay có thể phân thành 3 nhóm chính: các ty kiểm toán thuộc nhómBig Four, các công ty kiểm toán có quy mô trung bình ( trên 50 nhân viên),các công ty kiểm toán có quy mô nhỏ Sau đây chúng ta sẽ phân tích thựctrạng thiết lập quy đinh và giám sát sự tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghềnghiệp cho từng nhóm công ty:
2.1.1 Đối với các công ty kiểm toán thuộc nhóm Big Four tại Việt Nam
Big Four là 4 công ty kiểm toán hàng đầu thế giới hiện nay, có mặt tạiViệt Nam khi thị trường kiểm toán độc lập mới bắt đầu hình thành Nhữngcông ty này có ưu thế áp đảo so với các công ty kiểm toán trong nước về tiềmlực tài chính, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên và tính chuyênnghiệp hóa trong hoạt động Khách hàng của họ chủ yếu là các công ty nướcngoài có trụ sở tại Việt Nam, các ngân hàng lớn và nhiều tập đoàn kinh tế.Những khách hàng này đặt ra yêu cầu khắt khe đối với tính trung thực hợp lýcủa các thông tin trên bảng khai tài chính và cần một sự đảm bảo chắc chắn từmột bên thứ ba độc lập và có uy tín Với mục đích duy trì niềm tin của công
Trang 17chúng vào hình ảnh công ty và tính chuyên nghiệp trong môi trường làm việc,Big Four luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với việc thiết lập các quy định vàgiám sát tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong công ty Các công tynày đều xây dựng chính sách đạo đức nghề nghiệp riêng nhằm mục đích cụthể chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp thành các quy định chi tiết hơn Cáchướng dẫn chi tiết này tập trung vào các chủ đề là chấp nhận khách hàng, xemxét khả năng thực hiện hợp đồng kiểm toán, phí kiểm toán, nhận diện xungđột lợi ích, Một số ví dụ về các hướng dẫn chi tiết mà các công ty này đãthiết lập:
a Về phí kiểm toán
Kiểm toán độc lập thực hiện một cuộc kiểm toán dựa trên nguyên tắc giáphí được thể hiện trong hợp đồn kiểm toán Phí kiểm toán có tác động rất lớntới chất lượng của cuộc kiểm toán và có khả năng ảnh hưởng tới tính độc lậpcủa kiểm toán viên Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cho rằng khi tổng mứcphí thu được từ một khách hàng chiếm phần lớn trong tổng doanh thu củacông ty kiểm toán sẽ khiến họ phụ thuộc vào khách hàng và có thể dẫn đếnnguy cơ tư lợi Chính vì thế mà một số công ty đã có những quy định chi tiết
về hướng dẫn mức phí như sau:
Tỷ lệ phí kiểm toán của một khách hàng so với doanh thu của công tykiểm toán không được vượt quá 15% đối với khách hàng là công ty khôngniêm yết và không được vượt quá 10% đối với khách hàng là công ty niêmyết Nếu phí kiểm toán của một khách hàng vượt quá 15% có thể sẽ ảnhhưởng đến tính độc lập của công ty kiểm toán
b Xem xét khả năng phát sinh xung đột lợi ích và phương pháp giảiquyết
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp chỉ đưa ra các nguy cơ có thể ảnhhưởng tới tính độc lập và biện pháp bảo vệ nhưng không đề cập cũng như
Trang 18đích cụ thể hóa hơn, Big Four đã đưa ra các hướng dẫn chi tiết về việc nhậndiện xung đột lợi ích và phương pháp giải quyết.
Có ba loại xung đột lợi ích là xung đột lợi ích do đối lập lợi ích, xung đột
do cạnh tranh và xung đột lơi ích kinh doanh
* Xung đột do đối lập lợi ích
Loại xung đột này phát sinh khi công ty kiểm toán thực hiện cung cấpdịch vụ đảm bảo và phi đảm bảo cho các khách hàng mà giữa họ có tranhchấp với nhau hoặc có những lợi ích đối lập nhau Chẳng hạn, các khách hàngnày có liên quan với nhau trong các vụ sát nhập, kiện tụng, định giá để mualại công ty
Phương pháp giải quyết của các công ty kiểm toán là:
- Nếu nhận được đề nghị cung cấp dịch vụ của khách hàng mà lợi íchcủa khách hàng này đối lập với lợi ích của một khách hàng khác mà công tyđang cung cấp dịch vụ, lúc này thông thường công ty phải từ chối đề nghịcung cấp dịch vụ
- Công ty kiểm toán chỉ được phép cung cấp dịch vụ cho hai hoặc nhiềukhách hàng có lợi ích đối lập nhau khi mà các khách hàng này đều phải kícam kết chấp nhận bằng văn bản để chính thức cho phép công ty kiểm toáncung cấp dịch vụ
Ngoài ra trước khi cung cấp dịch vụ, công ty phải thiết lập chính sáchphân chia để đảm bảo tuân thủ nguyên tắc đạo đức để kiểm soát các trườnghợp có xung đột lợi ích Nếu không được sự cho phép chính thức bằng vănbản của các bên liên quan công ty chỉ được phép cung cấp dịch vụ cho mộtbên
+ Để được phép cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhân viên có tráchnhiệm (chủ phần hùn, giám đốc kiểm toán) có nhiệm vụ cung cấp cho kháchhàng này đầy đủ thông tin cần thiết về khách hàng kia Việc cung cấp thôngtin nhằm giúp khách hàng này đánh giá đầy đủ các khả năng phát sinh xung
Trang 19đột lợi ích, có thể dẫn đến làm thiệt hại lợi ích của công ty mình Nhân viêncông ty kiểm toán cũng phải thận trọng trong bảo mật thông tin của kháchhàng
+ Nếu trong quá trình đánh giá khách hàng, công ty kiểm toán khôngphát hiện được xung đột lợi ích và đã kí kết hợp đồng Sau đó, trong quá trìnhcung cấp dich vụ mới phát hiện được xung đột lợi ích lúc này công ty kiểmtoán cần cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định:
- Nếu nhận thấy không thể kiểm soát được tình hình cần rút lui khỏi hợpđồng cung cấp dịch vụ cho một trong hai bên
- Thực hiện các biện pháp theo chính sách thủ tục chính sách phân chia
để đảm bảo tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của công ty kiểm toán,
và xin được sự chấp thuận chính thức bằng văn bản của các khách hàng cóliên quan
Ngoài ra, để đề phòng trường hợp trên, trong hợp đồng phải có điềukhoản cho phép công ty kiểm toán thực hiện các quyết định trên
* Xung đột lợi ích do cạnh tranh
Xung đột này nảy sinh khi công ty kiểm toán thực hiện cung cấp dịch vụcho khách hàng là đối thủ cạnh tranh chủ yếu của nhau Khi có xung đột lợiích này kiểm toán viên cần bảo mật thông tin cho khách hàng, để tránh tiết lộthông tin cho một khách hàng là đối thủ cạnh tranh Như vậy, lúc này, vấn đềcần quan tâm của kiểm toán viên là bảo mật thông tin của khách hàng hơn làxung đột lợi ích
Khi được yêu cầu tư vấn về một vấn đề nào đó mà kết quả tư vấn có thểtác động đến một khách hàng khác, lúc này kiểm, lúc này dù có thể không cóxung đột lợi ích, công ty kiểm toán cũng phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khiquyết định kí hợp đồng
Trang 20Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải luôn luôn thận trọng đối vớicác trường hợp mà xung đột lợi ích do cạnh tranh có thể trở thành xung đột dođối lập lợi ích.
Ví dụ, khi tư vấn cho hai khách hàng trong cùng một ngành nghề, lúcnày kết quả tư vấn cho khách hàng A có thể tác động đến khách hàng B Sau
đó, công ty lại tư vấn cho khách hàng B giải quyết một vấn đề lợi ích sẽ cóthể đối lập với lợi ích của khách hàng A Lúc này, xung đột lợi ích sẽ là xungđột do đối lập lợi ích Chính vì thế, khả năng xảy ra trường hợp này cần xemxét cẩn thận trước khi ký kết hợp đồng
* Xung đột lợi ích kinh doanh
Xung đột này xảy ra khi công ty kiểm toán cung cấp dịch vụ cho mộtkhách hàng mà lợi ích của chính bản thân công ty kiểm toán gắn liền với lợiích của họ, hoặc do cả hai có lợi ích gắn bó chặt chẽ với nhau, nên điều này
có thể tạo ra nghi vấn về tính khách quan của công ty kiểm toán Ví dụ về tínhxung đột trong lợi ích kinh doanh:
Công ty kiểm toán A có quan hệ với khách hàng A nên thu được lợi ích
từ khách hàng này Công ty kiểm toán nhận được đề nghị cung cấp dịch vụcho khách hàng B làm tư vấn cho họ về phát triển một sản phẩm/ dịch vụthuộc ngành nghề của A Điều này có thể dẫn đến công ty kiểm toán tư vấntheo hướng có lợi cho A
Trong các trường hợp trên, trước khi ký hợp đồng, công ty kiểm toán cầnthông báo cho khách hàng muốn được cung cấp dịch vụ đầy đủ thông tin vềcác mối quan hệ có thể dẫn đến xung đột về lợi ích Để xác định xung đột lợiích cần phải xây dựng ngân hàng dữ liệu về khách hàng hiện tại để làm cơ sở
so sánh, đối chiếu với khách hàng tiềm năng
c Yêu cầu về tính bảo mật
Ngoài những yêu cầu theo chuẩn mực, như kiểm toán viên phải bảo mậtthông tin của khách hàng, nếu không được phép thì không được tiết lộ thông
Trang 21tin cho bên thứ ba, chỉ được sử dụng và công bố thông tin theo mục đích đượcphép Một số công ty kiểm toán còn đưa ra các quy định chi tiết hơn, chẳnghạn như:
- Kiểm toán viên không được thảo luận thông tin về khách hàng vớinhóm nhân viên khác (đang thực hiện hợp đồng kiểm toán) hoặc với ngườibên ngoài công ty, trừ trường hợp cần thảo luận để được tư vấn thêm về mặt
kỹ thuât cho công việc của mình Trong trường hợp cần thảo luận về thông tincủa khách hàng kiểm toán viên phải thận trọng và cảnh giác cao để bảo mậtthông tin của khách hàng Điều cần lưu ý là vấn đề bảo mật thông tin củakhách hàng vẫn được duy trì ngay cả khi đã kết thúc quan hệ với khách hàngnày
- Trong trường hợp sử dụng và công bố thông tin khách hàng là mộtphần của công việc đang thực hiện chủ phần hùn cao cấp nhất có trách nhiệmđạt được sự chấp thuận bằng văn bản của khách hàng đó đồng ý cho phép sửdụng và công bố thông tin theo đúng luật pháp hiện hành và các chuẩn mựcchuyên môn có liên quan
- Trong một số trường hợp nhất định nếu khách hàng hoặc một bên thứ
ba yêu cầu công ty kiểm toán phải kí một thỏa thuận về việc bảo mật thông tincủa mình Lúc này, sau khi đã được tư vấn bởi bộ phận tư vấn pháp lý (hoặcdịch vụ tư vấn pháp lý bên ngoài), chỉ chủ phần hùn mới được phép ký thỏathuận bảo mật thông tin cho họ
- Trong một số trường hợp nhất định (ví dụ, hai khách hàng của công tykiểm toán đang cạnh tranh với nhau để mua lại một công ty khác) hoặc dotính nhạy cảm (ví dụ, công ty kiểm toán đang thưc hiện cung cấp dịch vụ chohai khách hàng là đối thủ cạnh tranh chủ yếu của nhau), công ty phải cónhững biện pháp phụ trợ để đảm bảo tuân thủ nguyên tắc đạo đức