nghề nghiệp đối với hoạt động kiểm toán độc lập.
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp là cơ sở lý luận, là nền tảng của hoạt động nghề nghiệp. Vì vậy, để có thể áp dụng vào thực tế, chuẩn mực cần đạt được các yêu cầu sau:
- Phải có kết cấu hợp lý, dễ hiểu.
- Phải có các hướng dẫn cụ thể để giúp kiểm toán viên và công ty kiểm toán dễ áp dụng.
- Phải được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi cho người hành nghề và công chúng.
- Phải thường xuyên cập nhật các thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế.
Nói cách khác, như đã phân tích, tuy chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của Việt Nam đã tuân thủ phần lớn những nội dung của chuẩn mực quốc tế ban hành năm 2001, thế nhưng, chuẩn mực sẽ khoa học hơn nếu được tái cấu trúc, bổ sung và hoàn thiện một số nội dung sau:
a. Về bố cục
Phần B: Áp dụng cho kiểm toán viên hành nghề, nhóm kiểm toán và công ty kiểm toán.
- Phần lớn nội dung của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đã tập trung quá nhiều để trình bày về tính độc lập (gần 50% nội dung toàn chuẩn mực), trong khi các nguy cơ được trình bày trong phần này không phải chỉ ảnh hưởng đến tính độc lập mà còn liên quan đến nhiều nguyên tắc đạo đức khác.
- Không có đề mục riêng vì vậy rất khó theo dõi các nội dung trọng tâm. - Những nội dung khác có liên quan đến người hành nghề và công ty kiểm toán và công ty kiểm toán chưa được chú trọng, ví dụ như giải quyết xung đột lợi ích, bổ nhiệm kiểm toán viên…
Chuẩn mưc đạo đức nghề nghiệp nên sửa lại theo bố cục sau: * Chuyển các nội dung sau vào “mục 200- Những vấn đề chung”: - Cách tiếp cận nhận thức đối với tính độc lập
- Quan điểm quốc gia - Thời kỳ hợp đồng
- Khả năng chuyên và trách nhiệm khi sử dụng chuyên gia không phải là kiểm toán viên hành nghề.
Đề xuất trên căn cứ vào bố cục của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của quốc tế năm 2005 đã thay đổi như trên nhằm để nêu bật các nội dung quan trọng mà kiểm toán và công ty kiểm toán cần phải chú ý, như vấn đề bổ nhiệm kiểm toán viên, giải quyết xung lợi ích, phí và các thù lao, quảng cáo và giới thiệu, quà tặng và chiêu đãi, trông nom tài sản, tính khách quan và tính độc lập.
* Thêm nội dung giải quyết xung đột lợi ích
Chuẩn mực hiện hành tuy có đề cập đến chủ đề này nhưng nội dung khá sơ sài và được trình bày rải rác trong nhiều phần hành khác nhau. Trong khi đó, đây là vấn đề khá trọng yếu mà công ty kiểm toán cần phải quan tâm khi kí kết hợp đồng kiểm toán. Do vậy, nội dung này cần được bổ sung tương tự như chuẩn mực quốc tế 2005.
Mục này cần trình bày đầy đủ về việc chấp nhận các khách hàng mới, duyệt lại khách hàng cũ và các biện pháp bảo vệ. Có thể nói đây là một nội dung rất quan trọng và công ty kiểm toán cần phải chú ý nhằm giảm thiểu rủi ro kiểm toán.
* Tách nội dung chi phí và các thù lao khác trong nguyên tắc độc lập kết hợp với phần dịch vụ tư vấn, hoa hồng để trình bày chung trong mục 240: Phí và các thù lao khác. Việc sắp xếp chung về phương pháp tính phí và hoa hồng trong một phần sẽ giúp trình bày đầy đủ các vấn đề liên quan đến việc tính phí kiểm toán.
* Đối với một số nội dung hiện trình bày trong tính độc lập được tách thành các mục riêng, đó là các mục quà tặng và chiêu đãi (mục 260), trông nom tài sản (mục 270) và tính khách quan (mục 280). Bởi lẽ các nội dung này không chỉ ảnh hưởng đến các nguyên tắc khác như trung thực, khách quan, tư cách nghề nghiệp. Việc trình bày riêng còn nhằm giúp kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải lưu ý đến vấn đề trọng yếu.
Sau khi có các điều chỉnh nêu trên, nội dung còn lại của chuẩn mực hiện hành là tính độc lập (mục 290) sẽ có kết cấu ngắn gọn và giúp theo dõi dễ dàng hơn.
Tóm lại, để hợp lý hơn, đề nghị cần sắp xếp bố cục của chuẩn mực tương tự như chuẩn mực quốc tế năm 2005.
b. Về nội dung
Ngoài việc tái cấu trúc nên bổ sung một số nội dung mới trong chuẩn mực như sau:
* Giải quyết xung đột lợi ích
Như đã trình bày ở phần thực trạng, khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán, công ty kiểm toán thường gặp phải các loại xung đột lợi ích như: xung đột đối lập lợi ích, xung đột lợi ích do cạnh tranh, xung đột lợi ích kinh doanh.
Để đánh giá khả năng xảy ra xung đột lợi ích, công ty kiểm toán cần phải tiến hành đánh giá khách hàng, tìm hiểu về hoạt động khách hàng trước khi chấp nhận khách hàng.
Nếu xung đột lợi ích mà ảnh hưởng đến tính khách quan, bảo mật và tư cách nghề nghiệp mà không có biện pháp nào để có thể làm giảm thiểu nguy cơ, kiểm toán viên và công ty kiểm toán nên từ chối ký kết hợp đồng.
* Bổ sung thêm quy định để giải quyết các khác biệt giữa chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy định mang tính pháp lý
Giữa chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và Nghị định 105 có một số nội dung khác biệt. Khi có sự khác biệt này sẽ cần có thứ tự ưu tiên áp dụng. Hiện tại nghị định 105 là văn bản pháp lý cao hơn nhưng để tạo ra tính hợp lý nên cần bổ sung điều sau vào cả hai văn bản: “Khi áp dụng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, có thể nảy sinh một số khác biệt. Lúc này, nếu quy đinh của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp không chặt chẽ bằng quy định pháp lý, cần tuân thủ các quy định pháp lý có liên quan. Ngược lại, khi chuẩn mực đạo đức chặt chẽ hơn các quy định pháp lý, thì phải tuân thủ các quy định của chuẩn mực.
3.3.2 Ban hành hướng dẫn chi tiết về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp
Bộ tài chính nên giao trách nhiệm cho Hội nghề nghiệp kiểm toán viên hành nghề (VACPA) cụ thể là ủy ban đạo đức nghề nghiệp soạn thảo và ban hành các hướng dẫn chi tiết để giúp các công ty kiểm toán thiết lập chính sách đạo đức nghề nghiệp.
Để soạn thảo các hướng dẫn chi tiết, VACPA có thể tham khảo kinh nghiệm của Hoa Kỳ bao gồm 4 bậc: bậc 1: Nguyên tắc; bậc 2: Các quy tắc đạo đức nghề nghiệp; bậc 3: Các giải thích về đạo đức và bậc 4: Quy định về đạo đức.
Đề nghị hướng dẫn về đạo đức nghề nghiệp nên được soạn thảo chi tiết tương tự như bậc 3 và bậc 4 của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Hoa Kỳ. Khi soạn thảo cần nghiên cứu các tình huống cụ thể có thể phát sinh trong thực tế nhằm giúp công ty kiểm toán hiểu được cần phải ứng xử thế nào để có thể bảo vệ và nâng cao uy tín nghề nghiệp.
Trong khi chờ đợi việc nghiên cứu để có thể ban hành đầy đủ các hướng dẫn, trước mắt để chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp có thể áp dụng sớm, cần ban hành ngay những hướng dẫn chi tiết về một số nội dung quan trọng.
3.3.3 Thành lập các tổ chức giám sát tuân thủ đạo đức nghể nghiệp
Để bảo đảm các quy định đạo đức nghề nghiệp được áp dụng trong thực tế, cần thành lập các tổ chức sau đây:
a. Thành lập Ủy ban Đạo đức nghề nghiệp (thuộc VACPA)
Để hoàn thiện các quy định đạo đức nghề nghiệp và đưa ra những hướng dẫn chi tiết, cần thành lập một Ủy ban phụ trách về đạo đức nghề nghiệp, nhiệm vụ của Ủy ban là:
- Ban hành hướng dẫn chi tiết về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.
- Xem xét các quy định trong chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, các vấn đề phát sinh trong thực tế và các thay đổi của thế giới, để từ đó đưa ra các đề xuất nhằm cập nhật hay hiệu đính các chuẩn mực của Việt Nam.
Do nhiều nội dung của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp không phải là vấn đề của pháp luật, vì vậy việc ban hành và giám sát không nên giao phó cho các cơ quan chức năng mà nên giao phó cho VACPA đảm nhận. Nhưng trong giai đoạn đầu, Ủy ban này nên là bộ phận tư vấn cho Bộ tài chính để hiệu đính chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Khi VACPA đủ mạnh, vai trò cập nhật sửa đổi các quy định nên chuyển giao cho Hội nghề nghiệp và Ủy ban này sẽ trực thuộc VACPA.
Để giám sát việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và xử lý kỷ luật, cần thành lập Ủy ban phụ trách về kỷ luật. Về mô hình tổ chức, có thể học tập kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ và Pháp. Đối với Hoa Kỳ, Ủy ban này trực thuộc Ủy ban đạo đức nghề nghiệp, tức thuộc Hội nghề nghiệp. Còn ở Pháp, Ủy ban kỷ luật trực thuộc Hội đồng kiểm toán cấp cao. Nhiệm vụ của Ủy ban này là tạo ra kết nối giữa Bộ tư pháp và Hội nghề nghiệp,và có các chức năng sau:
- Giám sát hoạt động nghề nghiệp.
- Giám sát việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và tính độc lập của kiểm toán viên.
- Tổ chức các chương trình kiểm soát định kỳ về chất lượng hoạt động kiểm toán.
- Xử lý kỷ luật kiểm toán viên.
Đối với Việt Nam, do Bộ tài chính đã giao cho VACPA hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với người hành nghề, vì thế Ủy ban kỷ luật trực thuộc VACPA.
Ủy ban này có trách nhiệm điều tra về bất cứ trường hợp nào được cho là vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Các trường hợp này có thể được phát hiện thông qua các cuộc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán. Ngoài ra, Ủy ban này cũng sẽ mở các cuộc điều tra riêng nếu nhận được các thông tin về vấn đề được cho là vi phạm đạo đức nghề nghiệp, chẳng hạn thông qua đơn khiếu nại hay các phương tiện thông tin đại chúng. Ủy ban Kỷ luật nên bao gồm các thành viên là những kiểm toán viên hành nghề và các thành viên khác tuy không phải là người hành nghề nhưng là những người nổi bật về tính trung thực.
Trong trường hợp có bằng chứng về sự vi phạm đạo đức nghề nghiệp, Ủy ban sẽ đánh giá về mức độ nghiêm trọng của vi phạm này và ấn định các
- Nếu những vi phạm không trọng yếu, Ủy ban gửi một thư riêng chỉ rõ những hành động cần phải thực hiện để sửa sai cho kiểm toán viên có liên quan.
- Áp dụng các biện pháp kỷ luật như cảnh cáo (không cho hành nghề trong một khoảng thời gian nào đó) hay khai trừ khỏi VACPA đối với những sai phạm nghiêm trọng.
- Công bố các kết luận hay cách giải quyết của Ủy ban kỷ luật hay cách giải quyết của Ủy ban kỷ luật trên các tạp chí chuyên ngành hay trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Trong quá trình điều tra, công ty kiểm toán (nơi kiểm toán viên đăng kí hành nghề) cần áp dụng một trong các biện pháp đối với kiểm toán viên bị điều tra như sau:
- Không cho kiểm toán viên này tiếp tục thực hiện hợp đồng kiểm toán đối với khách hàng.
- Đình chỉ công việc đối với kiểm toán viên đang bị điều tra cho đến khi Ủy ban kỷ luật có kết luận chính thức.
- Cho thôi việc.
Để cho Ủy ban kỷ luật có thể phát huy được vai trò của mình thi cần có sự hỗ trợ từ các văn bản pháp có liên quan về chế tài xử phạt đối với hoạt động kiểm toán độc lập. Hiện tại thì Việt Nam mới chỉ có Nghị định 105/2004/NĐ-CP và Nghị định 85/2010/NĐ-CP có quy định về chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm của kiểm toán viên nhưng thực tế những quy định này chưa được chi tiết hóa thành các trường hợp cụ thể và mức độ xử phạt vẫn chưa đạt tạo được sự răng đe như mong muốn. Vì thế Bộ tài chính cần phối hợp với Hội nghề nghiệp để đưa ra những chế tài xử phạt phù hợp với thực tiễn hoạt động kiểm toán độc lập.
Kết luận
Nền kinh tế Việt Nam đang ở trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ. Càng ngày càng có nhiều chủ thể tham gia vào các quan hệ kinh tế với những lợi ích khác nhau. Các bên luôn hướng tới tối đa hóa và bảo vệ lợi ích kinh tế của mình trong các giao dich kinh tế. Chính vì thế nhu cầu về minh bạch hóa thông tin trong nền kinh tế càng ngày càng được xem trọng. Hoạt động kiểm toán độc lập là nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình minh bạch hóa thông tin tài chính trong nền kinh tế Việt Nam. Để đảm bảo được tính khách quan trong kết luận của kiểm toán viên về chất lượng thông tin trên các bảng khai tài chính đòi hỏi phải có sự chấp hành nghiêm chỉnh chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động kiểm toán độc lập.
Trong bài đề án em đã trình bày một số khái niệm lý thuyết về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp vào hoạt động kiểm toán độc lập. Qua lần thực hiện đề án này em đã thu lượm được nhiều kiến thức bổ ích đạo đức nghề nghiệp, cùng các văn bản pháp lý có liên quan đặc biệt là chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Thanh Diệp người đã tận tình hướng dẫn để em có thể hoàn thành đề án này!
MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu...1
Chương 1: Khái quát lý luận chung về vấn đề cần nghiên cứu...2
1.1 Vai trò của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với hoạt động kiểm toán độc lập. .2 1.2 Những nguyên tắc cơ bản của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp...3
1.3 Những nguy cơ ảnh hưởng tới đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên...4
1.4 Tính độc lập đối với hoạt động kiểm toán độc lập...5
1.4.1 Khái niệm và cách tiếp cận tính độc lập...5
1.4.2 Nguy cơ ảnh hưởng tới tính độc lập...6
1.4.3 Các biện pháp bảo vệ có thể loại bỏ hoặc giảm thiểu các nguy cơ xuống mức có thể chấp nhận...8
1.4.4 Việc vận dụng tính động lập trong một số các mối quan hệ và trường hợp cụ thể...12
2.1 Thực trạng thiết lập các quy định và giám sát sự tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề tại các công ty kiểm toán ở Việt Nam...16
2.1.1 Đối với các công ty kiểm toán thuộc nhóm Big Four tại Việt Nam...16
2.1.2 Đối với các công ty kiểm toán Việt Nam có quy mô trung bình trở lên (trên 50 nhân viên)...22
2.1.3 Đối với công ty kiểm toán Việt Nam quy mô nhỏ...24
2.2 Các quy định về xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp và việc áp dụng các quy định này trong thực tế...24
Chương 3: Nhận xét và các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp vào hoạt động kiểm toán độc lập...27
3.1 Những đánh giá về thực trạng áp dụng chuẩn mực đạo đức nghề trong hoạt động của các công ty kiểm toán...27
3.1.1 Ưu điểm...27
3.1.2 Nhược điểm...28
3.2 Đánh giá những quy định về đạo đức nghề nghiệp và việc giám sát sự tuân thủ đạo đức nghề nghiệp...30
3.2.1 Đánh giá những quy định về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp...30
3.2.2 Đánh giá về giám sát sự tuân thủ đạo đức nghề nghiệp...32
3.3 Giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp vào hoạt động kiểm toán độc lập...34
3.3.1 Giải pháp hoàn thiện các quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với