Đánh giá những quy định về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam hiện nay (Trang 30 - 32)

Nhìn chung, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của Việt Nam ban hành năm 2005 là phù hợp với chuẩn mực quốc tế do liên đoàn kế toán quốc tế ban hành IFAC ban hành năm 2001 và chuẩn mực của một số quốc gia phát triển như Hoa Kỳ và Pháp. Tuy nhiên cấu trúc của chuẩn mực hiện hành vẫn chưa khoa học và một số nội dung vẫn chưa thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của dịch vụ đảm bảo.

Nguyên nhân là do chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của Việt Nam được soạn thảo dựa trên chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp quốc tế năm 2001. Trong khi đó đến nay chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp quốc tế đã được hiệu đính

vào năm 2005 và có nhiều thay đổi so với chuẩn mực năm 2001. Các tồn tại trong chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp hiện hành bao gồm:

a. Về hình thức ban hành chuẩn mực

Hình thức ban hành chưa phù hợp với đặc điểm nền kinh tế Việt Nam. Bởi lẽ, ở các quốc gia phát triển, mặc dù nghề nghiệp kế toán kiểm toán đã có lịch sử hàng trăm năm nhưng mà bên cạnh các quy định chung, họ vẫn đưa ra những hướng dẫn chi tiết. Trong khi ở Việt Nam lại chỉ ban hành chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp mà không ban hành có bất cứ hướng dẫn nào kèm theo. Do đó việc áp dụng vào thực tế gặp rất nhiều khó khăn.

b. Kết cấu của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp

Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của Việt Nam được chia thành 3 phần chính để trình bày ba vấn đề riêng biệt là phù hợp với chuẩn mực quốc tế năm 2001. Tuy nhiên, từng trong chuẩn mực lại có một số nội dung chưa hợp lý. Sau đây là một số nội dung chưa hợp lý của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với hoạt động kiểm toán độc lập (phần B của chuẩn mực đạo đức nghề nghiêp):

- Phần này tập trung quá nhiều vào tính độc lập trong khi các nguy cơ được trình bày trong phân này không những chỉ ảnh hưởng tới tính độc lập mà còn liên quan đến nhiều nguyên tắc đạo đức khác.

- Không có đề mục riêng vì vậy rất khó theo dõi nội dung trọng tâm. - Những nội dung khác liên quan đến người hành nghề và công ty kiểm toán không được chú trọng, chẳng hạn việc xem xét khả năng chấp nhận hợp đồng, phướng pháp giải quyết xung đột lợi ích.

- Trong phần áp dụng nguyên tắc độc lập trong các trường hợp cụ thể các trường hợp không được phân định rõ ràng gây khó khăn cho ngươi đọc.

c. Về nội dung chuẩn mực

nếu khách hàng kiểm toán không phải là công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, công ty kiểm toán có thể cung cấp các dịch vụ kế toán và ghi sổ kế toán theo thủ tục thỏa thuận trước với điều kiện các nguy cơ tự kiểm tra có thể giảm xuống mức có thể chấp nhận được (kèm theo các biện pháp bảo vệ). Trong khi đó điều 27 Nghị định 105 cho rằng: “Doanh nghiệp kiểm toán không được thực hiện kiểm toán trong trường hợp đang cung cấp dịch vụ ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, dịch vụ kiểm toán nội bộ, định giá tài cản, tư vấn quản lý, tư vấn tài chính hoặc thực hiện các dịch vụ trên trong năm trước cho khách hàng” (Bất kể là khách hàng niêm yết hay không niêm yết).

Như vậy, trong trường này, nếu tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, công ty vẫn có thể chấp nhận hợp đồng kiểm toán. Nhưng nếu chấp nhận hợp đồng kiểm toán, công ty sẽ vi phạm Nghị định 105.

Ngược lại, Nghị định 105 không cấm các công ty kiểm toán chấp nhận khách hàng có xung đột lợi ích (chẳng hạn như hai khách hàng là đối thủ cạnh tranh chủ yếu của nhau trong một ngành nghề), nhưng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp lại không cho phép.

Xét về giá trị pháp lý chuẩn mưc đạo đức nghề nghiệp do Bộ tài chính ban hành có giá trị pháp lý thấp hơn Nghị định 105 do Chính phủ ban hành, nên khi có khác biệt phải tuân theo Nghị định 105. Đây là vấn đề cần sớm khắc phục và cần có hướng dẫn để giúp kiểm toán viên và công ty kiểm toán thực thi.

Một phần của tài liệu Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam hiện nay (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w