đã tìm hiểu về môi trường đối với phát triển công nghiệp ở Việt Nam hiện nay

39 533 1
đã tìm hiểu về môi trường đối với phát triển công nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Với quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước trong những năm qua Việt Nam đã đạt được những thành tựu kinh tế đáng kể , tỉ lệ tăng trưởng cao từ 7% đến hơn 8% trong những năm gần đây . Kinh tế mở cửa , các hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra nhộn nhịp và có những bước tiến nhanh, các nhà máy và khu công nghiệp được xây dựng ngày càng nhiều thay thế dần đất nông nghiệp. Công nghiệp là ngành sản xuất vật chất to lớn đóng vai trò quyết định sự phát triển của các ngành khác và của toàn bộ nền kinh tế . Đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộ, hoạt động sản xuất công nghiệp sử dụng các thành tựu của khoa học công nghệ với những phương tiện kĩ thuật ngày càng hiện đại, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên làm yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Chuyển hoá chúng thành của cải vật chất nhằm phục vụ đời sống sinh hoạt của con người. Trong thời đại ngày nay phát triển bền vững là yêu cầu đặt ra cho tất cả các quốc gia. Phát triển công nghiệp dù ở mức độ nào cũng đều gây nên tình trạng ô nhiễm và ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện yêu cầu phát triển bền vững. Ở Việt Nam hiện nay hàng loạt vấn đề đang đặt ra cấp thiết, ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.Công tác quản lí môi trường trong phát triển công nghiệp còn nhiều yếu kém, phương hướng khắc phục gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, em đã tìm hiểu về môi trường đối với phát triển công nghiệp ở Việt Nam hiện nay, từ đó nêu ra thực trạng và giải pháp cùng với sự cấp thiết của vấn đề này. Em xin chân thành cảm ơn cô Lương Thu Hà đã hướng dẫn và giúp em hoàn thành đề án này I. Quan hệ giữa phát triển công nghiệp với môi trường sinh thái: 1.Hệ thống sản xuất công nhiệp và môi trường Quá trình phát triển công nghiệp đã tạo nên mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, hình thành hệ thống sản xuất công nghiệp môi trường.

Lời mở đầu Với quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước trong những năm qua Việt Nam đã đạt được những thành tựu kinh tế đáng kể , tỉ lệ tăng trưởng cao từ 7% đến hơn 8% trong những năm gần đây . Kinh tế mở cửa , các hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra nhộn nhịp và có những bước tiến nhanh, các nhà máy và khu công nghiệp được xây dựng ngày càng nhiều thay thế dần đất nông nghiệp. Công nghiệp là ngành sản xuất vật chất to lớn đóng vai trò quyết định sự phát triển của các ngành khác và của toàn bộ nền kinh tế . Đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộ, hoạt động sản xuất công nghiệp sử dụng các thành tựu của khoa học công nghệ với những phương tiện kĩ thuật ngày càng hiện đại, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên làm yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Chuyển hoá chúng thành của cải vật chất nhằm phục vụ đời sống sinh hoạt của con người. Trong thời đại ngày nay phát triển bền vững là yêu cầu đặt ra cho tất cả các quốc gia. Phát triển công nghiệp mức độ nào cũng đều gây nên tình trạng ô nhiễm và ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện yêu cầu phát triển bền vững. Việt Nam hiện nay hàng loạt vấn đề đang đặt ra cấp thiết, ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, đặc biệt các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.Công tác quản lí môi trường trong phát triển công nghiệp còn nhiều yếu kém, phương hướng khắc phục gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, em đã tìm hiểu về môi trường đối với phát triển công nghiệp Việt Nam hiện nay, từ đó nêu ra thực trạng và giải pháp cùng với sự cấp thiết của vấn đề này. Em xin chân thành cảm ơn cô Lương Thu Hà đã hướng dẫn và giúp em hoàn thành đề án này I. Quan hệ giữa phát triển công nghiệp với môi trường sinh thái: 1.Hệ thống sản xuất công nhiệp và môi trường Quá trình phát triển công nghiệp đã tạo nên mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, hình thành hệ thống sản xuất công nghiệp môi trường. sản xuất công nghiệp lao động công nghệ đầu vào môi trưòng tài nguyên tự nhiên chất thải chất thải công nghiệp đầu ra sản phâm Tiêu dùng sinh hoạt Ti chất thải tiêu dùng Trong hệ thống sản xuất công nghiệp-môi trường, đầu vào là các yếu tố của môi trường sinh thái được hình thành một cách tự nhiên qua những quy luật vận động biến đổi của tự nhiên, còn đầu ra cũng là những yếu tố vật chất nhưng dưới dạng nhân tạo đã qua sự chế biến công nghiệp và sử dụng của con người hình thành dưới những tác động chủ đích của con người, phục vụ lợi ích của con người Môi trường sinh thái là khởi nguồn và nền tảng cần thiết của hoạt động sản xuất công nghiệp. Đầu vào của hoạt động sản xuất công nghiệp là các yếu tố của môi trường sinh thái. Môi trường sinh thái cung cấp và đảm bảo không gian cần thiết cho sự phát triển sản xuất công nghiệp. Những yếu tố môi trường như đất đai, địa hình, khí hậu vốn còn xa lạ chưa được sử dụng trở thành không gian cần thiết cho con người sử dụng trực tiếp trong sản xuất công nghiệp. Khi sản xuất công nghiệp phát triển và không ngừng mở rộng làm cho các yếu tố của môi trường bị thu hẹp lại nhường chỗ cho môi trường nhân tạo phục vụ trực tiếp nhu cầu của sản xuất và đơì sống sinh hoạt của con người.Môi trường sinh thái còn cung cấp cơ sở nguyên liệu, năng lượng cho hoạt động sản xuất công nghiệp.Các nguồn tài nguyên thiên nhiên tồn tại dưới các hình thức khác nhau như đất, nước, không khí, khoáng sản hóa thạch . được sử dụng như những đầu vào của hoạt động sản xuất công nghiệp.Quá trình sản xuất công nghiệp đã biến những tài nguyên đó thành những sản phẩm hữu ích phục vụ trực tiếp đời sống con người. Với tư cách là các yếu tố đầu vào của sản xuất công nghiệp, các nguồn tài nguyên thuộc môi trường sinh thái có thể chia thành những nhóm khác nhau với những đặc trưng riêng biệt: nhóm tài nguyên tự nhiên có khả năng tái sinh và phát triển, nguồn tài nguyên không tái sinh, nguồn tài nguyên môi trường bao quanh như không khí, nước, đất. Đầu ra của hoạt động sản xuất công nghiệp thể hiện kết quả của quá trình sản xuất hình thành sản phẩm vật chất phục vụ đời sống sinh hoạt của con người.Những tài nguyên môi trường được sử dụng qua quá trình chế biến công nghiệp thay đổi trạng thái tự nhiên của chúng,nâng cao giá trị sử dụng, biến thành sản phẩm nhân tạo phục vụ con người. Đầu ra của sản xuất công nghiệp tồn tại dưới hai dạng chủ yếu: các sản phẩm vật chất hữu ích cho con người và chất thải công nghiệp do không sử dụng, khai thác hết các yếu tố đầu vào.Trong nhóm đầu ra, phần chiếm tỷ trọng giá trị lớn nhất, ảnh hưởng quyết định đến phát triển công nghiệp là các sản phẩm hữu ích.những sản phẩm này, qua hệ thống kênh phân phối, được chuyển đến người tiêu dùng.cuối cùng, chúng cũng trở lại với môi trường sinh thái, bởi vì qua quá trình tiêu dùng, sản phẩm bị hao mòn, hỏng hóc, mất dần giá trị sử dụng và quay trở lại môi trường dưới dạng chất thải tiêu dùng. Mặt khác, do những giới hạn về trình độ công nghệ sử dụng trong công nghiệp,nên không phải tất cả tài nguyên đầu vào đều được sử dụng triệt để tạo ra những sản phẩm có ích.ngòai những sản phẩm có ích , một phần tài nguyên không sử dụng hết trong quá trình sản xuất cũng được trở lại môi trường dưới dạng phế thải công nghiệp. Như vậy xét cho cùng, các yếu tố của môi trường dưới các dạng tài nguyên khác nhau qua quá trình sản xuất công nghiệp và phục vụ đời sống sinh hoạt của con người cuối cùng lại quay trở lại môi trường nhưng dưới dạng khác là phế thải công nghiệp hoặc rác thải sinh hoạt sẽ dẫn đến hình thành hệ thống” sản xuất công nghiệp-môi trường”theo một vòng khép kín.trong hệ thống này, sự phát triển quá nhanh của công nghiệp nếu không tính đến những hậu quả về môi trường sẽ làm thay đổi hình thái môi trường.chất thải tích tụ ngày càng nhiều trong môi trường,với tốc độ phân hủy chậm làm đảo lộn những dạng cân bằng tổng thể vốn có của môi trường sinh thái. Hệ thống sản xuất công nghiệp-môi trường,thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa công nghiệpmôi trường. để hệ thống sản xuất công nghiệp phát triển, các nguồn đầu vào phải được duy trì và phát triển. Việc phát triển công nghiệp, hực hiện những mục tiêu và lợi ích kinh tế phục vụ con người không tính đến lợi ích của môi trường đã làm gián đoạn các quá trình tự nhiên và hệ quả chắc chắn là làm thay đổi trạng thái môi trường trong tương lai. 2. Quá trình phát triển công nghiệp và những tác động đến môi trường sinh thái a. Các giai đoạn phát triển của công nghiệp và những biến động môi trường Quá trình phát triển công nghiệp dẫn đến những thay đổi của môi trường sinh thái với quy mô, cường độ và tốc độ ngày càng lớn.công nghiệp là một trong những nghành có tác động làm biến đổi nhanh chóng môi trường sinh thái.xét trong quá trình phát triển của lòai người những tác động của hoạt động sản xuất công nghiệp đến môi trường sinh thái có thể chia thành các giai đọan sau: Giai đoạn 1,trước nền văn minh công nghiệp, loài người sống chủ yếu dựa vào nền văn minh nông nghiệp.tác động của hoạt động sản xuất công nghiệp đến môi trường là rất ít do đó quy mô và hình thức tổ chức họat động sản xuất công nghiệp cũng như khả năng nghiên cứu ứng dụng trong sản xuất công nghiệp rất nhỏ bé. Sản xuất kiểu thủ công gia đình phân tán nhỏ lẻ mới chỉ sử dụng một lượng nhỏ các nguồn tài nguyên môi trường làm đầu vào cho hoạt động sản xuất công nghiệp. Đầu ra dưới dạng phê thải quy mô nhỏ,sự tích tụ vào môi trường chưa vượt quá khả năng tự tái tạo của môi trường sinh thái.sự biến đổi của môi trường tự nhiên diễn ra gần như dưới tác động của những quy luật tự nhiên. Mối cân bằng tự nhiên được duy trì trong suốt thời kỳ dài.con người với tư cách là một bộ phận nhỏ bé trong tự nhiên sống chủ yếu dựa vào tự nhiên và phụ thuộc vào tự nhiên.Quan hệ giữa tự nhiên với môi trường là quan hệ tự nhiên. Giai đoạn 2, bắt đầu từ cuộc cách mạng công nghiệp, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ mới ứng dụng vào sản xuất công nghiệp. Thời kỳ này là sự phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất với đại diện là nền sản xuất công nghiệp hiện đại ứng dụng những công nghệ tiên tiến và mới nhất. nhiều quốc gia, quá trình phát triển công nghiệp trong giai đoạn này đồng nghĩa với quá trình phát triển công nghiệp hóa.kết quả là đưa công nghiệp trở thành một nghành chủ đạo trong nền kinh tế với quy mô và tốc độ phát triển vượt bậc so với giai đoạn trước.Con người vượt qua được những lệ thuộc vào tự nhiên,nhưng đồng thời cũng là quá trình thông qua phát triển công nghiệp con người tăng cả về quy mô, cường độ và tốc độ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên vào phát triển của cải vật chất phục vụ đời sống của con người.xét về khía cạnh môi trường,thời kỳ này là thời kỳ làm suy giảm nhanh nhất khả năng tái tạo của tự nhiên. Hệ quả tất yếu của một thời gian dài con người khai thác tài nguyên phát triển công nghiệp phục vụ các mục tiêu kinh tế không tính tới những đòi hỏi bảo vệ và gìn giữ môi trường nên nguồn tài nguyên bị suy kiệt, nguồn rác thải lớn tích tụ nhiều gây hậu quả nghiêm trọng đến những biến đổi của các quy luật cân bằng tự phá vỡ hệ cân bằng tự nhiên gây hậu quả nghiêm trọng cho chính con người.trong giai đoạn này,nhiều khi con người đã tự luận giải cho khả năng”chinh phục tự nhiên của mình”.con người đã phải trả giá cho hành động phát triển công nghiệp Giai đoan 3, với đặc chưng cơ bản là quá trình toàn cầu hóa diễn ra toàn diện rộng rãi trong mọi lĩnh vực, mà trước tiên là trong các hoạt động sản xuất thương mại. Giai đoạn phát triển cao của lực lượng sản xuất với nền công nghiệp hiện đại được trang bị công nghệ tiên tiến nhất vượt xa các giai đoạn trứoc đây, nâng cao khả năng khai thác tự nhiên cả tốc độ ứng dụng công nghệ mới chưa từng có. Sự phát triển của văn minh nhân loại đến một giai đoạn mới, nhìn nhận đầy đủ hơn về vai trò của môi trường sinh thái đối với sự tồn tại và phát triển của chính loại người Sự phát triển công nghiệp đã bước đầu được hoạch định với những chiến lược và chính sách có tính toàn cầu với những rằng buộc chung để đảm bảo vừa phát triển kinh tế vừa góp phần tái tạo gìn giữ và phát triển môi trường sinh thái phục vụ lợi ích của chính con người trong tương lai.giai đoạn này vói những đặc trưng cơ bản là phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường tạo sự phát triển bền vững và được hợp tác của nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế trong bảo vệ và tái tạo môi trường sinh thái nhặm duy trì sự cân bằng sinh thái tạo cơ sở cho sự phát triển lâu dài bền vững trong tương lai. Con người không đánh đổi sự thiệt hại của môi trường lấy những lợi ích kinh tế trước mắt. Tuy nhiên trong giai đoạn này, do quy luật phát triển không đồng đều ,những nước đang phát triển còn nằm trong thời kỳ công nghiệp hóa còn không tránh khỏi cạm bẫy,tập trung ưu tiên các chiến lược phát triển sản xuất, tăng tốc độ phát triển kinh tế trong khi môi trường được coi là thứ yếu, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa với sự gia tăng tốc độ phát triển công nghiệp cũng đồng nghĩa với khai thác ạt tài nguyên tự nhiên và phát triển kinh tế. hậu quả từ công nghiệp đến môi trường là bóp méo các quan hệ tự nhiên vốn có. Nếu chính phủ các nước không có sự quan tâm thích đáng đến môi trường, chủ động thực hiện các giải pháp để phát triển tạo nguồn tài nguyên, thì ảnh hưởng của công nghiệp hóa đến môi trường rất lớn b.Những tác động của phát triển sản xuất công nghiệp đến môi trường sinh thái. Bắt đầu từ cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất, những phát minh công nghệ mới ứng dụng cho công nghiệp đã đẩy mạnh quá trình khai thác biến đổi nguồn tài nguyên thành của cải vật chất. lượng sản phẩm sản xuất ra tăng nhanh cả vể tốc độ quy mô và chủng loại. con người đang được hưởng những lợi ích to lớn từ phát triển công nghiệp. tuy nhiên những hệ quả do phát triển công nghiệp quá nhanh không tính tới đầy đủ những yêu cầu duy trì khả năng tái tạo của môi trường đang đặt con người trước những thách thức to lớn. bảo vệ môi trường trở thành vấn đề mang tính toàn cầu. Ngoài những lợi ích và tiến bộ to lớn về kinh tế thu được, sự phát triển công nghiệp trong những giai đoạn vừa qua còn kèm theo cả những hệ quả không lành mạnh về môi trường sinh thái. Trước hết sự phát triển công nghiệp là nhân tố quan trọng gây cạn kiệt nguồn tài nguyên tự nhiên. Sự cạn kiệt suy giảm các nguồn tài nguyên tự nhiên trong đó kể cả nguồn tài nguyên tưởng như vô tận sẵn có xung quanh rất thiết yếu cho đời sống hàng ngày như không khí nước sạch cũng trở nên khan hiếm. những tài nguyên có khả năng tái sinh theo quy luật sinh học của tự nhiên đã không theo kịp tốc độ khai thác sử dụng chúng dẫn đến tuyệt chủng của nhiều loại động vật trên trái đất. nguồn gen quý hiếm đại diện cho sự sống trên trái đất ngày càng suy giảm đến mức báo động, hệ thống rừng bị khai thác thái quá dẫn đến đất trống đồi trọc xa mạc hóa. Các nguồn tài nguyên suy giảm nhanh chóng về trữ lượng nhiều loại còn rất ít và nguy cơ còn không còn trong tương lai không xa nếu cứ duy trì tốc độ khai thác như hiện nay. Ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sức khỏe con người. chất thải công nghiệp đang là một trong những nguồn chính gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống con người làm ô nhiễm đất nguồn nước không khí. Lượng oxy và nguồn nước sạch giảm các loại khí độc như SO 2, CO 2 , NH 4, CF 2 tăng nhanh dẫn đến hủy diệt môi trường sống của sinh vật. nhiều loại vật liệu tự nhiên qua hoạt động sản xuất công nghiệp chế biến làm tăng tính năng tác dụng và độ bền của chúng nhưng khả năng phân hủy thấp. lượng phế thải công nghiệp và phế thải sinh họat khó bị phân hủy, độc hại tích tụ dồn nén ngày càng nhiều là một nhân tố gây nên tình trạng quá tải so với sức chịu đựng của môi trường sinh thái và trở thành nguồn ô nhiễm nặng nề huỷ diệt chất hữu cơ, đe dọa sự phát triển của con người, làm giảm năng lực tái tạo sự phục hồi của môi trường sinh thái. Việc khái thác, sử dụng thiếu ý thức môi trường và lạm dụng tài nguyên tự nhiên trong sản xuất công nghiệp đã gây ra mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng. Những thảm họa môi trường như bão lụt, động đất, sóng thần, lốc xoáy, mưa axit… Thường xuyên xảy ra, gây thiệt hại lớn cho con người. Sự mất cân bằng sinh thái là nguy cơ lớn nhất đe dọa môi trường sống của con người. Tầng ozon suy giảm nghiêm trọng dẫn đến hiệu ứng nhà kính làm tăng nhiệt độ của trái đất, khí hậu thay đổi, nước biển dâng cao, dẫn đến nguy cơ hủy diệt dần môi trường sống. Những quy luật của tự nhiên bị phá vỡ, biến dạng. Môi trường sinh thái phát triển với những bất trắc, không bền vững. Sự phát triển công nghiệp còn dẫn đến diện tích đất tự nhiên, cây xanh, thảm thực vật bị thu hẹp. Cảnh quan môi trường sinh thái bị phá vỡ, biến dạng môi trường và thay đổi những quy luật của tự nhiên. Những hoạt động công nghiệp làm gián đoạn các quá trình sinh thái có những ảnh hưởng lan rộng. Ví dụ , trường hợp phá hủy tầng ozon của tầng bình lưu hoặc các trận mưa axit đã tiêu diệt thực vật cách xa cản mưa hàng nghìn km, hay sự ô nhiễm kim loại nặng làm giảm năng suốt của nước hạ lưu cách xa thượng nguồn đến hàng nghìn km. Phát triển sản xuất công nghiệp để gia tăng của cải phục vụ nhu cầu của con người, nâng cao mức sống vật chất thông qua thiêt bị tiện nghi trang bị cho con người trong cuộc sống ngày càng nhiều, đồng thời cũng dẫn đến nguy cơ hủy diện môi trường sống làm cho chất lượng cuộc sống có thể giảm đi. Những tác động tiêu cực do ưu tiên phát triển sản xuất công nghiệp, khai thác thái quá tài nguyên môi trường mà không tính đến những yêu cầu duy trì và tái tạo môi trường sinh thái sẽ là thảm họa đối với hành tinh. II. Thực trạng ô nhiễm môi trường và quản lý môi trường trong phát triển công nghiệp. 1. Thực trạng ô nhiễm môi trường Việt Nam hiện nay. Nước ta thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá và đương nhiên là kéo theo đô thị hoá. Theo kinh nghiêm của nhiều nước, tình hình ô nhiễm môi trường cũng gia tăng nhanh chóng. Nếu tốc độ tăng trưởng GDP trong vòng 10 năm tới tăng bình quân khoảng 7%/năm, trong đó GDP công nghiệp khoảng 8-9%/năm, mức đô thị hoá từ 23% năm lên 33% năm 2000, thì đến năm 2010 lượng ô nhiễm do công nghiệp có thể tăng lên gấp 2,4 lần so với bây giờ.Trong quá trình phát triển, nhất là trong thập kỷ vừa qua, các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, đã gặp phải nhiều vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng, do các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải và sinh hoạt gây ra. Tại thành phố Hồ Chí Minh có 25 khu công nghiệp tập trung hoạt động với tổng số 611 nhà máy trên diện tích 2298 ha đất. Theo kết quả tính toán, hoạt động của các khu công nghiệp này cùng với 195 cơ sở trọng điểm bên ngoài khu công nghiệp, thì mỗi ngày thải vào hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai tổng cộng 1.740.000 m3 nước thải công nghiệp, trong đó có khoảng 671 tấn cặn lơ lửng, 1.130 tấn BOD5 (làm giảm nhu cầu ôxy sinh hoá), 1789 tấn COD (làm giảm nhu cầu ôxy hoá học), 104 tấn Nitơ, 15 tấn photpho và kim loại nặng.

Ngày đăng: 07/08/2013, 12:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan