1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp Kê khai thường xuyên và Kiểm kê định kỳ. Ưu - nhược điểm và điều kiện vận dụng.doc

41 9,9K 39
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 281 KB

Nội dung

Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp Kê khai thường xuyên và Kiểm kê định kỳ. Ưu - nhược điểm và điều kiện vận dụng

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Hàng tồn kho là một yếu tố rất quan trọng của phần lớn doanh nghiệp Vìvậy việc hạch toán đúng hàng tồn kho không chỉ giúp cho doanh nghiệp cómột lượng vật tư, hàng hóa dự trữ đúng mức, không dự trữ quá nhiều gây ứđọng vốn, mặt khác không dự trữ quá ít để đảm bảo cho quá trình sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, không bị gián đoạn Như ta đã biết có hai phương pháp hạch toán hàng tồn kho đó là phươngpháp Kê khai thường xuyên (KKTX) và phương pháp Kiểm kê định kỳ(KKĐK) Hai phương pháp này có sự khác nhau về nội dung, về việc hạchtoán… và mỗi phương pháp đều có ưu - nhược điểm và điều kiện vận dụngriêng Do đó, việc lựa chọn phương pháp nào là tùy thuộc vào mỗi doanhnghiệp Việc lựa chọn phương pháp thích hợp sẽ giúp cho công tác kế toánđược hoạt động thuân lợi hơn, mang tính chính xác cao hơn và một phần quyếtđịnh đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên các báo cáo của kế

toán Hiểu được tầm quan trọng này và cùng với sự giúp đỡ tận tình của cô Lê Thị Mỹ Kim em đã chọn đề tài:

“ Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp Kê khai thường xuyên và Kiểm kê định kỳ Ưu - nhược điểm và điều kiện vận dụng”.

Kết cấu đề tài gồm có 4 phần:

Phần 1: Giới thiệu khái quát về hàng tồn kho

Phần 2: Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX & KKĐK Ưu –

nhược điểm và điều kiện vận dụng

Trang 2

Phần 3: Phân biệt hai phương pháp hạch toán hàng tồn kho: KKTX – KKĐK Phần 4: Vấn đề hàng tồn kho hiện nay ở Việt Nam và biện pháp khắc phục

Đây là lần đầu tiên em nghiên cứu và viết đề tài này nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình tìm hiểu, trình bày Nên em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn sinh viên để đề tài của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

DANH MỤC SƠ - ĐỒ BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Bảng so sánh sự khác nhau giữa phương pháp KKTX và KKĐK về

phương pháp hạch toán

PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HÀNG TỒN KHO

Trang 4

1.1.KHÁI NIỆM HÀNG TỒN KHO

Có rất nhiều khái niệm liên quan đến hàng tồn kho khác nhau, tuy nhiên ta

có thể hiểu “Hàng tồn kho là một loại tài sản ngắn hạn vì nó thường bán đi trong vòng một năm hay trong một chu kỳ hoạt động kinh doanh Ở doanh nghiệp thương mại, hàng tồn kho chủ yếu là hàng hóa mua về để bán lại Ở đơn vị sản xuất, hàng tồn kho bao gồm: nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang vàthành phẩm Ngoài ra, hàng đã mua đang trên đường đi chưa về nhập kho và hàng đã xuất kho gửi đi bán, hàng để ở cửa hàng nhưng chưa bán cũng bao gồm trong hàng tồn kho của doanh nghiệp”

 Theo chuẩn mực số 02 thì hàng tồn kho bao gồm:

- Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến;

- Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán;

- Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm;

- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và

đã mua đang đi trên đường;

1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA HÀNG TỒN KHO

Từ khái niệm hàng tồn kho đã nêu ở trên, ta có thể thấy đặc điểm của hàng tồn kho chính là đặc điểm riêng của nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, thành phẩm, sản phẩm dở dang, hàng hóa Với mỗi loại chúng có những đặc điểm riêng sau:

Thứ nhất:

- Nguyên vật liệu (NVL) là những đối tượng lao động đã được thể hiện dưới dạng vật hóa như: sợi trong doanh nghiệp dêt, da trong công nghiệp đóng dày,

Trang 5

vải trong doanh nghiệp may mặc

- Khác với tư liệu lao động, NVL chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định và khi tham gia vào quá trình sản xuất, dưới tác đọng của lao động, chúng bị tiêu hao toàn bộ hoặc thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm

Thứ ba:

- Thành phẩm là sản phẩm đã được chế tạo xong ở giai đoạn chế biến cuối cùng của quy trình công nghệ trong doanh nghiệp, được kiểm nghiệm đủ tiêu chẩn kỹ thuật quy định và nhập kho Sản phẩm của các doanh nghiệp công nghiệp sản xuất ra chủ yếu là thành phẩm, ngoài ra có thể có bán thành phẩm Những sản phẩm hàng hóa xuất kho để tiêu thụ, đã thanh toán hay chấp nhận thanh toán gọi là snar lượng hàng hóa thực hiện

Thứ tư:

Sản phẩm dở dang là những sản phẩm đến cuối kỳ kinh doanh vẫn chưa hoàn thành nhập kho, chúng vẫn còn tồn tại ở các phân xưởng sản xuất Có những sản phẩm đã hoàn thành nhưng chưa nhập kho mà doanh nghiệp xuất bán trực

Trang 6

tiếp hoặc gửi bán thì được ghi giảm giá trị sản phẩm dở dang.

Thứ năm:

Hàng hóa (tại các doanh nghiệp thương mại) được phân theo từng nghành hàng, gồm có: Hàng vật tư thiết bị, hàng công nghệ phẩm tiêu dùng, hàng lương thực, thực phẩm chế biến… Kế toán phải ghi chép số lượng, chất lượng

và ghi chép chỉ tiêu mua hàng theo chứng từ đã lập trên hệ thống sổ thích hợp Phân bổ hơp lý chi phí mua hàng cho số hàng đã bán và tồn cuối kỳ

1.3 PHÂN LOẠI HÀNG TỒN KHO

Mỗi doanh nghiệp hay loại hình doanh nghiệp, do có đặc thù riêng nên

sử dụng các loại hàng tồn kho khác nhau Tùy thuộc vào tiêu thức mà doanhnghiệp lựa chọn, hàng tồn kho có thể chia làm nhiều loại khác nhau

Theo mục đích sử dụng: hàng tồn kho có thể chia thành hai loại

đó là: Hàng tồn kho sẽ được bán cho khách hàng và hàng tồn kho sẽ đượcdoanh nghiệp sử dụng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình

Theo quy định của chuẩn mực kế toán số 02 “Hàng tồn kho” thì

hàng tồn kho được chia thành 3 loại:

+ Hàng tồn kho giữ để bán trong kỳ hoạt động sản kinh doanh bìnhthường, bao gồm: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng hóagửi đi gia công chế biến, thành phẩm tồn kho, thành phẩm, hàng hóa gửi đibán

+ Hàng hóa đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang, baogồm: sản phẩm chưa hoàn thành (sản phẩm đang chế tạo), sản phẩm hòanthành nhưng chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm và chi phí dịch vụ dởdang

Trang 7

+ Hàng tồn kho để sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặccung cấp dịch vụ, bao gồm: Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho,gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi đường.

 Theo cách phân loại này, mỗi một thành phần của hàng tồn kho có mục đích sử dụng khác nhau hay có đặc điểm vận động và yêu cầu quản

lý khác nhau, sẽ được coi như một đối tượng kế toán riêng lẻ, được tổ chức theo dõi trên tài khoản kế toán riêng.

Ngoài ra, căn cứ vào vai trò, tác dụng và yêu cầu quản lý : theo cách

phân loại này, mỗi một đối tượng kế toán riêng lẽ sẽ được theo dõi trên một tàikhoản riêng Căn cứ vào vai trò quản lý để phân loại hàng tồn kho một cáchchi tiết hơn Theo cách phân loại này mỗi đối tượng cụ thể như: nguyên vậtliệu, hàng hóa, thành phẩm… sẽ được chia thành nhiều loại, mỗi loại bao gồmnhiều nhóm, mỗi nhóm bao gồm nhiều thứ khác nhau với những tên gọi, nhãnhiệu, quy cách Trong đó, mỗi nhóm, mỗi loại sẽ được ký hiệu riêng Ký hiệu

đó là một cách mã hóa để thuận tiện trong quản lý và sử dụng một cách thốngnhất trong doanh nghiệp

1.4 MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN

HÀNG TỒN KHO

Kế toán hàng tồn kho phản ánh trên các tài khoản thuộc nhóm hàng tồnkho phải được thực hiện theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 02 “Hàngtồn kho” về việc xác định giá gốc hàng tồn kho, phương pháp tính giá trị hàngtồn kho, xác định giá trị thuần có thể thực hiện được, lập dự phòng giảm giáhàng tồn kho và ghi nhận chi phí

Nguyên tắc xác định giá gốc hàng tồn kho được quy định cụ thể chotừng loại vật tư, hàng hoá, theo nguồn hình thành và thời điểm tính giá

Trang 8

 Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương phápkhấu trừ, giá trị vật tư, hàng hoá mua vào dùng cho hoạt động sản xuất, kinhdoanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phươngpháp khấu trừ được phản ánh theo giá mua chưa có thuế GTGT đầu vào.

 Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháptrực tiếp, hoặc hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT,hoặc dùng cho hoạt động sự nghiệp, phúc lợi, dự án, giá trị vật tư, hàng hoámua vào được phản ánh theo tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế GTGT đầuvào)

Khi xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ và xuất trong kỳ, doanhnghiệp áp dụng theo một trong các phương pháp sau:

 Phương pháp tính theo giá đích danh:

Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng dựa trên giá trị thực

tế của từng thứ hàng hoá mua vào, từng thứ sản phẩm sản xuất ra nên chỉ ápdụng cho các doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhậndiện được

 Phương pháp bình quân gia quyền:

Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồnkho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giátrị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ Giá trị trung bình

có thể được tính theo từng kỳ hoặc sau từng lô hàng nhập về, phụ thuộc vàođiều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp

 Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO):

Trang 9

Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là giá trịhàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất trước thì được xuất trước, và giátrị hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuấtgần thời điểm cuối kỳ Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho đượctính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trịcủa hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểmcuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.

 Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO):

Phương pháp nhập sau, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là giá trịhàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất sau thì được xuất trước và giá trịhàng tồn kho còn lại cuối kỳ là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuấttrước đó Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giácủa lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị hàng tồn kho được tính theogiá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho

Mỗi phương pháp tính giá trị hàng tồn kho đều có những

ưu điểm, nhược điểm nhất định Mức độ chính xác và độ tin cậy của mỗi phương pháp tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý, trình độ, năng lực nghiệp vụ

và trình độ trang bị công cụ tính toán, phương tiện xử lý thông tin của doanh nghiệp Đồng thời cũng tuỳ thuộc vào yêu cầu bảo quản, tính phức tạp về chủng loại, quy cách và sự biến động của vật tư, hàng hoá ở doanh nghiệp.

Đối với vật tư, hàng hoá mua vào bằng ngoại tệ phải căn cứ vào tỷ giágiao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liênNgân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh

Trang 10

nghiệp vụ kinh tế để quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam để ghi giá trị hàngtồn kho đã nhập kho.

Đến cuối niên kế toán, nếu xét thấy giá trị hàng tồn kho không thu hồi

đủ do bị hư hỏng, lỗi thời, giá bán bị giảm… thì phải ghi giảm giá gốc hàngtồn kho cho bằng giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho Giá trịthuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sảnxuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thiện sản phẩm

và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.Việc ghi giảm giá gốchàng tồn kho cho bằng giá trị thuần có thể thực hiện được được thực hiện bằngcách lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Số dự phòng giảm giá hàng tồn khođược lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần

có thể thực hiện được của chúng

Khi bán hàng tồn kho, giá gốc của hàng tồn kho đã bán được ghi nhận

là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với doanh thu liên quan đếnchúng được ghi nhận Tất cả các khoản chênh lệch giữa khoản dự phòng giảmgiá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn khoản dự phòng giảmgiá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán trước, các khoản hao hụt, mấtmát của hàng tồn kho, sau khi đã trừ (-) phần bồi thường do trách nhiệm cánhân gây ra, và chi phí sản xuất chung không phân bổ, được ghi nhận là chiphí sản xuất, kinh doanh trong kỳ Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàngtồn kho được lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giáhàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán trước, thì số chênh lệch nhỏ hơn phảiđược hoàn nhập ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh

Kế toán hàng tồn kho phải đồng thời chi tiết cả về giá trị và hiện vậttheo từng thứ, từng loại, quy cách vật tư, hàng hoá theo từng địa điểm quản lý

Trang 11

và sử dụng, luôn luôn phải đảm bảo sự khớp, đúng cả về giá trị và hiện vậtgiữa thực tế về vật tư, hàng hoá với sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.

Trong một doanh nghiệp (một đơn vị kế toán) chỉ được áp dụng mộttrong hai phương pháp kế toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thườngxuyên, hoặc phương pháp kiểm kê định kỳ Việc lựa chọn phương pháp kếtoán hàng tồn kho áp dụng tại doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm, tínhchất, số lượng, chủng loại vật tư, hàng hoá và yêu cầu quản lý để có sự vậndụng thích hợp và phải được thực hiện nhất quán trong niên độ kế toán

Trang 12

PHẦN 2: HẠCH TOÁN HÀNG TỒN KHO THEO PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN VÀ KIỂM KÊ ĐỊNH KỲ.

ƯU – NHƯỢC ĐIỂM VÀ ĐIỀU KIỆN VẬN DỤNG CỦA

Nợ TK 133 : Thuế trị giá gia tăng được khấu trừ

Có TK 111, 112, 331… : Tổng giá thanh toán

* Khi mua NVL, CCDC dùng vào hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụkhông chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kếtoán phản ánh giá trị NVL, CCDC mua ngoài bao gồm cả thuế GTGT

Nợ TK 152,153 : NVL, CCDC

Có TK 111,112, 331… : Tổng giá thanh toán

* Khi nhập khẩu NVL, CCDC:

Nợ TK 152, 153 :Nguyên vật liệu,CCDC

Trang 13

Có TK 3333 :Thuế nhập khẩu

Có TK 111, 112,331… :Tổng giá trị thanh toán

- Đối với thuế trị giá gia tăng hàng nhập khẩu :

+ Nếu hàng nhập khẩu dùng vào hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụchịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế thì sẽ được khấu trừ

Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu

+ Nếu hàng nhập khẩu dùng vào hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụkhông chịu thuế giá trị gia tăng hoặc nộp thuế trị giá gia tăng theo phươngpháp trực tiếp hoặc được trang trải bằng nguồn kinh phí khác thì thuế giá trịgia tăng phải nộp của hàng nhập khẩu được tính vào giá trị hàng mua vào, ghi:

Nợ TK 152, 153 : NVL, CCDC

Có TK 3331 : Thuế trị giá gia tăng phải nộp của hàng nhập khẩu

* Đối với NVL, CCDC mua về dùng đồng thời cho SXKD hàng hóa,dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT nhưng không thể tách riêng đượcthì kế toán ghi:

Nợ TK 152, 153 : NVL, CCDC

Nợ TK 133 : Thuế trị giá gia tăng được khấu trừ

Có TK 111,112,331 : Tổng giá thanh toán

Cuối kỳ kế toán tính và xác định thuế trị giá gia tăng đầu vào được khấutrừ, không được khấu trừ trên cơ sở phân bổ theo tỷ lệ doanh thu

- Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trong kỳ

Nợ TK 3331 : Thuế trị giá gia tăng phải nộp

Có TK 133 : Thuế trị giá gia tăng được khấu trừ

- Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ thì sẽ được tínhvào giá vốn hàng bán trong kỳ:

Trang 14

Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán

Có TK 133 : Thuế trị giá gia tăng được khấu trừ

* Khi mua NVL, CCDC mà hóa đơn về nhưng hàng chưa về thì kế toánlưu hóa đơn vào tệp hồ sơ “hàng chưa về”, nếu cuối tháng hàng về thì ghi sổbình thường,.Nếu cuối tháng hàng chưa về thì phản ánh ở tài khoản 151

- Nếu đơn vị tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ :

Nợ TK 151 : Hàng mua đang đi trên đường

Nợ TK 133 : Thuế trị giá gia tăng được khấu trừ

Có TK 111,112,331 : Tổng giá thanh toán

- Nếu đơn vị áp dụng phương pháp thuế trực tiếp :

Nợ TK 151 : Hàng mua đang đi trên đường

Có TK 111,112, 331 : Tổng giá thanh toán

* Nếu trường hợp NVL, CCDC về nhập kho thiếu so với hóa đơn màchưa xác định được nguyên nhân, phải chờ xử lý

- Nếu đơn vị áp dụng phương pháp thuế khấu trừ

Nợ TK 152, 153 : NVL, CCDC (giá thực tế thực nhập)

Nợ TK 1381 : Tài sản thiếu chờ xử lý (ghi phần thiếu)

Nợ TK 133 : Thuế trị giá gia tăng được khấu trừ

Có TK 331 : Phải trả cho người bán

 Nếu xác định được bồi thường thì thay TK 1381 bằng TK 1388:

Nợ TK 152, 153 : NVL, CCDC (giá thực tế nhập)

Nợ TK 133 : Thuế trị giá gia tăng được khấu trừ

Nợ TK 1388 :Phải thu khác (ghi phần thiếu)

Có TK 331 : Phải trả cho người bán

- Nếu đơn vị áp dụng phương pháp thuế trực tiếp:

Nợ TK 152, 153 : NVL,CCDC (giá trị nhập)

Trang 15

Nợ TK 1381 : Tài sản thiếu chờ xử lý (giá trị thiếu)

Có TK 331 : Phải trả cho người bán

 Nếu xác định được bồi thường thì thay TK 1381 bằng TK 1388

Nợ TK 152,153 : NVL, CCDC (giá trị nhập)

Nợ TK 1388 : Phải thu khác (giá trị thiếu)

Có TK 331 : Phải trả cho người bán

* Nếu NVL ,CCDC thừa so với hóa đơn

- Nếu nhập luôn số thừa :

+ Nếu đơn vị áp dụng phương pháp thuế khấu trừ

Nợ TK 152,153 : NVL,CCDC (Ghi giá trị nhập)

Nợ TK 133 : Thuế trị giá gia tăng được khấu trừ

Có TK 331 : Phải trả người bán (Theo hóa đơn )

Có TK 3381 : Giá trị thực tế của NVL, CCDC thừa + Nếu đơn vị áp dụng phương pháp thuế trực tiếp

Nợ TK 152,153 : NVL, CCDC (ghi giá trị nhập)

Có TK 331 : Phải trả người bán (Theo hóa đơn )

Có TK 3381 : Giá trị thực tế của NVL, CCDC thừa

- Nếu số thừa coi như giữ hộ thì phần thừa sẽ ghi vào tài khoản 002

* Trong kỳ nếu NVL,CCDC về nhưng chưa có hóa đơn thì nhập kho NVLtheo giá tạm tính

Nợ TK 152,153 : NVL, CCDC

Có TK 331 : Phải trả cho người bán

 Sang tháng sau khi nhận được hóa đơn thì kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh từgiá tạm tính sang giá thực tế theo hóa đơn bằng bút toán ghi bổ sung

* Đối với các chi phí thu mua NVL, CCDC thì kế toán

Nợ TK 152,153 : NVL, CCDC

Trang 16

Nợ TK 133 : Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ

Có TK 111, 112 ,331 : Tổng giá thanh toán

NVL, CCDC nhận góp vốn liên doanh:

- Giá trị NVL, CCDC nhận góp vốn liên doanh phải được hội đồng liêndoanh góp vốn liên doanh đánh giá, xác định là vốn góp

Nợ TK 152, 153 : NVL, CCDC

Có TK 411 : Nguồn vốn kinh doanh

Có 111,112,331 : Chi phí doanh nghiệp bỏ thêm

Có TK 334 : Phải trả công nhân viên

* Khi NVL, CCDC tự chế biến hoàn thành nhập kho kế toán căn cứ vào phiếunhập kho, ghi giá trị NVL, CCDC nhập kho theo giá tạm tính

Nợ TK 152,153 : NVL, CCDC

Có TK 154 : Chi phí sản xuất kinh doanh dở damgCuối tháng tính được giá thực tế NVL, CCDC tự chế biến nhập khotrong tháng, kế toán điều chỉnh số liệu đã ghi cho phù hợp với giá thực tế bằngbút toán ghi bổ sung hoặc bút toán đỏ

Kế toán biến động giảm NVL, CCDC

 Giảm NVL, CCDC do dùng vào sản xuất kinh doanh

Trang 17

Nợ TK 621, 627, 641,642 : Chi phí trong kỳ

Có TK 152,153 : NVL, CCDC

 Chú ý trường hợp xuất dung CCDC có giá trị tương đối cao, quy mô tươngđối lớn và bản thân CCDC tham gia vào hoạt động SXKD từ 2 năm tài chínhtrở lên, thì kế toán sẽ áp dụng phương pháp phân bổ CCDC như sau:

 Trường hợp 1: CCDC thuộc loại phân bổ 50%:

Bút toán 1: Phản ánh toàn bộ giá trị xuất dùng:

Nợ TK 242 : 100% giá trị xuất dung

Có TK 153 : Giảm giá trị CCDC xuất dùng

Bút toán 2: Phân bổ 50% giá trị xuất dùng cho các bộ phận sử

dụng:

Nợ TK 627, 641, 642 : Chi phí trong kỳ

Có TK 242 : 50% giá trị CCDC xuất dungKhi báo hỏng, mất hoặc hết thời gian sử dụng CCDC:

Nợ TK 138,334,111,152… : Phế liệu thu hồi hoặc bồi thường

Nợ TK 627, 641, 642 : Phân bổ nốt giá trị còn lại

Có TK 242 : Giá trị còn lại

Trường hợp 2: CCDC thuộc loại phân bổ nhiều lần:

Áp dụng trong các trường hợp xuất dùng CCDC có giá trị lớn không thểphân bổ theo kiểu 2 lần như trên Khi đó kế toán phản ánh các bút toán sau:

Bút toán 1: Phản ánh 100% giá trị CCDC xuất dùng

Nợ TK 242 : Chi phí trả trước dài hạn

Trang 18

Định kỳ tiến hành phân bổ đến khi phân bổ hết giá trị hoặc đến khi công cụdụng cụ mất hoặc báo hỏng.

 Lần phân bổ cuối cùng

Nợ TK 1528 : Phế liệu thu hồi

Nợ TK 1388 : Các khoản bồi thường

Nợ TK 627, 641, 642 : Mức phân bổ lần cuối

Có TK 242 : Giá trị còn lại

* Giảm NVL, CCDC do góp vốn liên doanh

Nợ TK 222 : Giá trị vốn góp được ghi nhận

Nợ TK 811 : CL giá trị vốn góp nhỏ hơn giá ghi sổ

* Giảm NVL, CCDC do xuất góp vốn liên kết:

Nợ TK 223 : Giá trị vốn góp được ghi nhận

Nợ TK 811 : CL giá trị vốn góp nhỏ hơn giá gốc ghi sổ

Có TK 711 : CL giá trị vốn góp lớn hơn giá gốc ghi sổ

Có TK 152 : Giá gốc NVL, CCDC xuất góp

NVL, CCDC xuất thuê ngoài gia công

* Khi xuất NVL, CCDC giao cho đơn vị nhận gia công kế toán ghi:

Nợ TK 154 : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có TK 152,153 : NVL, CCDC

* Đối với chi phí vận chuyển, bốc dở đến nơi gia công kế toán ghi:

Nợ TK 154 : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Trang 19

Nợ TK 133 : Thuế trị giá gia tăng được khấu trừ

Có TK 111,112,331 : Tổng giá than toán

* Căn cứ vào hợp đồng kinh tế về gia công, chế biến vật tư

Nợ TK 154 : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Nợ TK 133 : Thuế trị giá gia tăng được khấu trừ

Có TK 111,112,331 : Tổng giá thanh toán

* Căn cứ vào phiếu nhập vật tư

Nợ TK 152,153 : NVL, CCDC

Có TK 154 : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

 Các trường hợp giảm khác:

* Giảm do xuất cho vay tạm thời, không tính lãi:

Nợ TK 1388 : Xuất cho vay bên ngoài tạm thời

Nợ TK 1368 : Cho vay nội bộ tạm thời

Có TK 152, 153 : Giá thực tế NVL cho vay

* Giảm do xuất trả lương, trả thưởng, bên cạnh bút toán phản ánh giá chi trả,

kế toán còn phản ánh giá vốn của NVL, CCDC xuất trả:

Nợ TK 632 : Giá vốn hàng xuất trả lương, trả thưởng

Có TK 152,153 :Giảm giá vốn NVL, CCDC

* Giảm do đánh giá lại NVL, CCDC:

Nợ TK 412 : Phần chênh lệch giảm giá do đánh giá lại

Có TK 152,153 : Phần chênh lệch do đánh giá giảm NVL

*Giảm do xuất bán, kế toán phản ánh giá vốn:

Nợ TK 632 :Giá vốn hàng bán

Có TK 152,153 : NVL, CCDC

Trang 20

* NVL, CCDC mua về nếu không đúng qui cách, phẩm chất theo hợp đồng

đã ký Doanh nghiệp trả lại cho người bán hoặc được người bán giảm giá thìkhi đó kế toán tiến hanhg ghi sổ như sau:

- Nếu đơn vị áp dụng thuế khấu trừ

Nợ TK 331 : Phải trả người bán

Có TK 133 : Thuế trị giá gia tăng được khấu trừ

Có TK 152,153 : NVL, CCDC (phần trả lại, được giảm giá)

- Nếu đơn vị áp dụng thuế trực tiếp

Có TK 154 : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

- Nhập lại kho thành phẩm gửi bán bị khách hàng trả lại:

Ngày đăng: 13/10/2012, 17:06

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1: Bảng so sánh sự khác nhau giữa phương pháp KKTX và KKĐK về - Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp Kê khai thường xuyên và Kiểm kê định kỳ. Ưu - nhược điểm và điều kiện vận dụng.doc
Bảng 3.1 Bảng so sánh sự khác nhau giữa phương pháp KKTX và KKĐK về (Trang 3)
Bảng 3.1. So sánh sự khác nhau giũa phương pháp KKTX và KKĐK về việc - Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp Kê khai thường xuyên và Kiểm kê định kỳ. Ưu - nhược điểm và điều kiện vận dụng.doc
Bảng 3.1. So sánh sự khác nhau giũa phương pháp KKTX và KKĐK về việc (Trang 37)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w