. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại SGD ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

37 352 0
. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại SGD ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lịch sử 44 năm xây dựng, trưởng thành của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là một chặng đường đầy gian an thử thách nhưng cũng rất đỗi hào hùng và gắn với từng thời kỳ lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã góp phần vào việc khôi phục, phục hồi kinh tế sau chiến tranh, thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1957-1965

Báo cáo thực tập tổng hợp MỤC LỤC I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ SGD NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM. I.1. Tổng quan về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Lịch sử 44 năm xây dựng, trưởng thành của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là một chặng đường đầy gian an thử thách nhưng cũng rất đỗi hào hùng và gắn với từng thời kỳ lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã góp phần vào việc khôi phục, phục hồi kinh tế sau chiến tranh, thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1957-1965); thực hiện hai SV: Phạm Thị Hảo Lớp: KTĐT - 48D Báo cáo thực tập tổng hợp nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH, chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc, chi viện cho miền Nam, đấu tranh thống nhất đất nước (1965-1975); xây dựng và phát triển kinh tế đất nước (1975-1989) và thực hiện công cuộc đổi mới hoạt động ngân hàng phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước (1990-nay). ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, các thế hệ nhân viên Vietcombank cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình- là người xung kích của Đảng trên mặt trận tài chính tiền tệ, phục vụ đầu phát triển của đất nước. Ngày 01 tháng 04 năm 1963, Ngân hàng Ngoại thương chính thức được thành lập theo quyết định số 115/CP do hội đồng Chính Phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương ( nay là NHNN). Theo quyết định nói trên, NHNT đóng vai trò là ngân hàng chuyên đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác ( vận tải, bảo hiểm…), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ)…Ngoài ra, NHNT còn tham mưu cho ban lãnh đạo NHNN về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính quốc tiền tệ quốc tế. Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sử ủy quyền của Thủ tướng chính phủ, Thống đốc NHNN đã kí quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHNT theo mô hình tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ . Trải qua gần 45 năm xây dựng và trưởn thành, tính đến thời điểm cuối năm 2006, NHNT đã phát triển lớn mạnh theo mô hình ngân hàng đa năng với 58 chi nhánh, 1 sở giao dịch, 87 Phòng giao dịch và 4 công ty con trực thuộc trên toàn quốc; 2 văn phòng đại diện và 1 công ty con tại nước ngoài, với đội ngũ cán bộ gần 6.500 người. Ngoài ra, NHNT còn tham gia góp vốn, lien doanh lien kết với các đơn vị trong và ngoại nước trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như kinh doanh bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư… Tổng tài sản của NHNT tại thời điểm cuối năm 2006 lên tới xấp xỉ 170 nghìn tỷ VND ( tương đương 10,4 tỷ USD) tổng nợ đạt gần 68 nghìn tỷ VND (4,25 tỷ USD), vốn chủ sở hữu đạt 11,127, tỷ VND, đáp ứng tỷ lệ an toàn tối thiểu 8% theo chuẩn quốc tế. Với thế mạnh hàng đầu trong thanh toán quốc tế và mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp toàn cầu, mặc phải đương đầu với sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng từ các ngân hàng thương mại khác, Vietcombank tiếp tục duy trì vị trí số 1 vững chắc trong thanh toán xuất nhập khẩu với doanh số 22,8 tỷ USD, tăng 8,6% so với năm 2005, SV: Phạm Thị Hảo Lớp: KTĐT - 48D 2 Báo cáo thực tập tổng hợp chiếm 27% thị phần cả nước. Đặc biệt, doanh số thanh toán hàng xuất khẩu đạt 12,7 tỷ USD, tăng 35% so với năm trước, cao hơn nhiều mức tăng kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước là 22% và chiếm tới 32% thị phần xuất khẩu cả nước. Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu năm 2006 ở mức 10,1 tỷ USD, giảm 8,2% so với năm 2005 và chiếm 22,8% thị phần nhập khẩu cả nước. Cho đến nay,mạng lưới của Ngân hàng Ngoại thương đã vươn rộng ra nhiều địa bàn và lĩnh vực, bao gồm: 01 Sở giao dịch, 58 chi nhánh và 87 Phòng giao dịch trên toàn quốc; 4 Công ty con ở trong nước: Công ty Cho thuê Tài chính Vietcombank (VCB Leasing) Công ty TNHH Chứng khoán Vietcombank (VCBS) Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản Vietcombank (VCB AMC) Công ty TNHH Cao ốc Vietcombank 198 (VCB Tower) 1 Công ty con ở nước ngoài: Công ty Tài chính Việt Nam – Vinafico Hongkong 2 Văn phòng đại diện tại Singapore và Paris 3 Công ty liên doanh: Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank (VCBF) Ngân hàng Liên doanh ShinhanVina Công ty Liên doanh TNHH Vietcombank – Bonday - Bến Thành 1.2 Quá trình hình thành của sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thành lập vào 1/4/1991 theo quyết định số 125/NQ-NHNT.HĐQT. Sở giao dịch thực chất là một chi nhánh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, là đơn vị hạch toán phụ thuộc của NHNT. Sở giao dịch không có cách pháp nhân , không có tài sản riêng, tài sản của sở giao dịch do Hội sở chính cung cấp, hoạt động theo ủy quyền của Hội sở chính, tuy nhiên vẫn có con dấu riêng và bảng cân đối kế toán riêng. Theo quyết định số 1215/QĐ-NHNT.TCCB-ĐT của Hội đồng quản trị NHNT việt Nam, ngày 28/12/2005 SGD NHNT Việt Nam tách ra hoạt động độc lập. Ngày 30/12/2008, Sở Giao Dịch ngân hàng thương mại cổ phần (NHCP) Ngoại Thương Việt Nam Vietcombank đã chính thức khai trương trụ sở hoạt động mới đặt tại địa chỉ 31-33 Ngô Quyền, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Điểm giao dịch mới của sở giao dịch nằm ngay giữa trung tâm thủ đô , thuận lợi về giao thong, với mật độ dân cư lớn, hệ thống doanh nghiệp và cơ quan dày đặc, cùng với sự xuất hiện của rất nhiều ngân hàng, sẽ tạo ra sự cạng tranh mạnh mẽ và là một lợi thế để Sở giao dịch Vietcombank phát huy tốt hiệu quả hoạt động với thế mạnh về vốn và các nghiệp vụ chuyên biệt của một ngân hàng đối ngoại, cũng như các dịch vụ ngân hàng bán lẻ và nhiều sản phẩm mới hướng đến khách hàng cá nhân mà Sở giao dịch đang triển khai. 1.3.Cơ cấu tổ chức của Sở giao dich Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. SV: Phạm Thị Hảo Lớp: KTĐT - 48D 3 Báo cáo thực tập tổng hợp SGD Vietcombank đã xây dựng được một hệ thống bộ máy tổ chức theo vấn của chuyên gia nước ngoài. Theo đó, bộ máy tổ chức được xây dựng theo mô hình ngành dọc, nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban được quy định rõ ràng hợp lý, không chồng chéo. Hiện tại Sở giao dịch Vietcombank gồm 1 giám đốc, 4 phó giám đốc, 19 phòng nghiệp vụ, 1 phòng kiểm tra nội bộ với hơn 500 nhân sự. Từ khi tách ra hoạt động độc lập, nhân sự và cơ sở vật chất của SGD được giữ nguyên trước khi tách và được tăng cường thêm. Sơ đồ 1.1: Bộ máy tổ chức của SGD 1.4. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. - Phòng bảo lãnh: cung cấp các sản phẩm về bảo lãnh, tái bảo lãnh của SGD cho khách hàng là các tổ chức. Các loại bảo lãnh mà phòng bảo lãnh cung cấp là: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh đối ứng, tái bảo lãnh. - Phòng đầu dự án: Cung cấp tín dụng trung, dài hạn cho các dự án đầu lớn như xây dựng công trình lớn, công trình thủy điện, nhà máy lớn… Bên cạnh đó phòng cũng có chức năng cung cấp tín dụng cho các dự án nhỏ như thành lập các siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ, các dự án xây dựng quán café, dự án xây dựng các nhà máy nhỏ lẻ… SV: Phạm Thị Hảo Lớp: KTĐT - 48D 4 Kiểm tra nội bộ Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Tổng giám đốc SGD Phòng bảo lãnh Phòng đầu dự án Phòng hành chính quản trị Phòng hối đoái Phòng kế toán giao dịch Phòng tài chính kế toán Phòng quản trị rủi ro Phòng kiểm tra nội bộ Phòng ngân quỹ Phòng quản lý nhân sự Phòng thanh toán XNK Phòng thanh toán thẻ Phòng quản lý nợ Phòng quan hệ khách hàng Phòng TD trả góp tiêu dùng Phòng tin học Phòng vốn và KINH DOANH ngoại hối Phòng vay nợ viện trợ Phòng tiết kiệm Hệ thống phòng giao dịch Tổ quản lý quỹ máy ATM Báo cáo thực tập tổng hợp - Phòng tài chính kế toán: phòng này có chức năng hạch toán kế toán các chi tiêu tài chính để quản lý tài sản cố định, các loại chi phí, một phần doanh thu, thanh toán bù trừ cũng như cân đối các tài khoản kế toán phục vụ cho các phòng nghiệp vụ, hạch toán các loại chi phí, tiền lương… -Kế toán giao dịch: phòng này có chức năng phục vụ khách hàng bao gồm các tổ chức cư trú, không cư trú có quan hệ với SGD ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Ngoài ra, phòng này có chức năng cung cấp các sản phẩm thanh toán cho đối tượng khách hàng là các tổ chức kinh tế, bao gồm các sản phẩm như dịch vụ tài khoản tiền gửi, phát hành séc, trả lương… Phòng này còn có chức năng là quản lý hạch toán các khoản vay theo dõi tình hình giải ngân, ké hoạch vay vốn của SGD như các nguồn vốn ODA, đồng thời theo dõi xem xét việc sử dụng các nguồn vốn này có hợp lý hay không. - Phòng kiểm tra nội bộ : phòng này có chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật, các quy định của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam của các phòng nghiệp vụ tại SGD. - Phòng hành chính quản trị: bao gồm 2 bộ phận: + Bộ phận hành chính bao gồm văn thư, lễ tân, đóng dấu, luân chuyển công văn trong và ngoài đơn vị. Bộ phận văn phòng đói với ban giám đốc như thư ký giám đốc, tổ chức các cuộc họp các buổi gặp mặt… + Bộ phận quản trị: có chức năng duy trì điện nước, đảm bảo cơ sở vật chất cho các phòng ban và cho toàn bộ SGD, quản lý đội ngũ lao công, bảo vệ, lái xe… - Phòng hối đoái: có chức năng cung cấp các sản phẩm dành cho khách hàng các nhân cư trú và không cư trú, các sản phẩm thanh toán như sản phẩm thanh toán trong nước, quốc tế ( đối, với khách hàng là các nhân), phát hành các Bankdrapt, bán các loại séc… - Phòng ngân quỹ : phòng này có chức năng thực hiện các hoạt động thu chi ngân quỹ và cân đối thu chi ngân quỹ tai SGD. - Phòng quản ký nhân sự: có chức năng sau: + Tham mưu cho ban giám đốc về tổ chức bộ máy trong việc thành lập, giải thể, sát nhập, chia tách, thành lập thêm các phòng ban của SGD. + Tham mưu cho ban giám đốc về quản lý nhân viên: chủ yếu ở đây là quản lý hợp đồng lao động, bố trí, điều động cán bộ, bổ nhiệm, miễn nhiễm cán bộ theo quy chế của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, thực hiện công tác bảo hiểm xã hội cho người lao động, đề xuất các chương trình đào tạo lại cán bộ nhân viên bao gồm đào tạo trong và ngoài nước, quản lý hồ sơ cán bộ, quản lý tiền lương đối với người lao động. SV: Phạm Thị Hảo Lớp: KTĐT - 48D 5 Báo cáo thực tập tổng hợp - Phòng thanh toán xuất nhập khẩu: phòng này có chức năng là cung cấp các sản phẩm của ngân hàng phục vụ cho hoạt động thanh toán nhập khẩu như mở L/C ( kí quỹ 100% hoặc một phần), các sản phẩm về chuyển tiền. - Phòng thanh toán xuất khẩu: cung cấp sản phẩm của ngân hàng phục vụ cho hoạt động thanh toán xuất khẩu như nhận L/C từ phía nước ngoài, kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của L/C để thông báo cho khách hàng, thực hiện chiết khấu chứng từ hàng xuất, kiểm tra các loại chứng từ hợp lệ cho ngân hàng. - Phòng thanh toán thẻ: bao gồm 2 nghiệp vụ: +Phát hành thẻ: bao gồm có hai loại thẻ là thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Thẻ ghi nợ có trong nước và nước ngoài. Thẻ tín dụng cung cấp cho khách hàng và cho khách hàng chi tiêu trong hạn mức tín dụng. + Thanh toán thể: đảm bảo cho hệ thống ATM và hệ thống chấp nhận thẻ hoạt động tốt đồng thời thực hiện thanh toán tiền mặt thẻ. -Phòng khách hàng: có chức năng cung cấp tín dụng ngắn hạn, tín dụng vốn lưu động cho khách hàng doanh nghiệp. Đồng thời bán cac sản phẩm ngân hàng khác cho khách hàng như tiếp thị sản phẩm, thu hút sản phẩm mới… - Phòng tín dụng trả góp tiêu dùng: cung cấp các sản phẩm tín dụng cho khách hàng cá nhân như mua nhà trả góp, mua ô tô trả góp, cho vay cầm cố. - Phòng tin học: đảm bảo cho hệ thống công nghệ thông tin, mạng nôi bộ, máy móc tin học hoạt động thông suốt. Đồng thời lập trình theo yêu cầu của các phòng ban. - Phòng tiết kiệm: có chức năng cung cấp các sản phẩm tiền gửi cho khách hàng là các cá nhân, tổ chức với tất cả các kì hạn. - Phòng vốn và ngoại tệ: có các chức năng: + Quản lý vốn của SGD theo quy chế vốn tập trung của ngaanh hàng TMCP Ngoai thương Việt Nam. +Chức năng kinh doanh ngoại tệ: mua và bán ngoại tệ đối với các khách hàng để thu về lợi nhuận, chủ yếu là thông qua chênh lệch tỷ giá theo nguyên tắc mua đứt bán đoạn nghĩa là trong ngày mua bao nhiêu thì phải bán hết hoặc gần hết mức ngoại tệ đã mua trong ngày nhằm tránh rủi ro tỷ giá. + Tham mưu cho ban giám đốc về lãi suất ngoại tệ. + Tham mưu cho ban giám đốc về chính sách ưu đãi về tỷ giá, mức phí… - Phòng quản lý quỹ ATM: có chức năng tiếp tiền cho các máy ATM và khắc phục các sự cố của máy ATM. - Phòng vay nợ và viện trợ: phòng này có chức năng quản lý, thực hiện các nghiệp vụ vay viện trợ, sử dụng nguồn vốn ODA, tham mưu cho việc tiếp nhân các nguồn vốn ODA và quản lý việc giải ngân nguồn vốn ODA theo hợp đồng đã kí kết. SV: Phạm Thị Hảo Lớp: KTĐT - 48D 6 Báo cáo thực tập tổng hợp - Phòng tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: cung cấp các tín dụng ngắn hạn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đồng thời thu hút khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hơn. - Phòng quản lý nợ: quản lý các hồ sơ vay vốn, theo dõi việc giải ngân thu lãi và các khoản nợ, - Các phòng giao dịch: có chức năng là huy động vốn từ các khách hàng cá nhân, tổ chức kinh tế, cung cấp các sản phẩm ngân hàng như tiết kiệm, giấy tờ có giá, đổi ngoại tệ, thanh toán tiền mặt, các loại thẻ tín dụng quốc tế, cho vay, cầm cố giấy tờ có giám nhà đất,…theo quy định của SGD. II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU VAY VỐN VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TẠI SGD NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM. 2.1.Tổng quan về hoạt động kinh doanh của sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. 2.1.1.Tình hình huy động. Tình hình kinh tế trong nước cũng như trên thế giới vẫn đang phải chịu những hậu quả của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng tình hình huy động vốn của sở giao dịch trong những năm qua vẫn tăng đều qua các năm và chiếm tỷ trọng khá lớn trong hệ thống ngân hàng Ngoại Thương. SV: Phạm Thị Hảo Lớp: KTĐT - 48D 7 Báo cáo thực tập tổng hợp Bảng 1.1. Huy động vốn từ nền kinh tế của SGD trong những năm gần đây Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng số huy động từ nền KT 31,055.43 33,452.22 39,922.96 39,600.00 1.TG của TCKT 19,109.9 22,931.88 30,084.34 26,983.25 1.1.TG không KH 13,605.02 14,071.9 9,582.97 9,688.91 1.2.TG có KH 5,504.88 8,858,18 20,501.37 17,294.34 2.Tkiệm& KP, TrP 11,945.53 10,520.34 9,838.62 12,616.75 2.1. Tiết kiệm 11,602.95 10,138,46 8,511.24 12,503.06 TK không KH 73,32 123.74 42.69 60.96 TK có KH< 12T 4,184.53 3,515.84 4,674.16 7,020.81 TK có KH >12T 7,340.1 6,298.79 3,794.39 5,431.29 2.2.Kì phiếu trái phiếu 342.58 382.67 1,327.38 1,113.69 Nguồn : Phòng tổng hợp SGD Năm 2006, nguồn vốn huy động từ nền kinh tế đạt 31,055.43 tỷ VNĐ trong đó tổng vốn huy động từ các tổ chức kinh tế là 19,109.0 tỷ VNĐ ( chiếm 61,5% tổng nguồn vốn huy động) và nguồn vốn huy động từ tiết kiệm dân cư kì phiếu và trái phiếu đạt 11,945.53 tỷ VNĐ ( chiếm 39.5% ) . Đến cuối năm 2007, nguồn vốn huy động của SGD đạt 33,452.22 tỷ đồng tăng 2,396.79 tỷ VNĐ ( 7.7%) trong đó nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế tăng 3,821.98 tỷ VNĐ (20%) nhưng nguồn vốn huy động từ tiết kiệm giảm 1,464.49 tỷ VNĐ ( 12.25%) Và năm 2008 con số huy động là 39,922.96 tỷ VNĐ tăng 6,470.74 tỷ VNĐ (19.34%) : tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng 7,152.46 tỷ VNĐ (31.2%) và huy động từ tiết kiệm giảm nhẹ 681.72 tỷ VNĐ (6.4%) Đến 31/12/2009, tổng huy động từ khách hàng quy đổi VNĐ của SGD đạt 39.600 tỷ đồng giảm 0.79% so với 31/12/2008 trong đó huy động bằng VNĐ giảm 12,82% và ngoại tệ quy đổi USD tăng 13,75% so với cuối năm 2008. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 29,983.25 tỷ đồng giảm 3,101.09 tỷ đồng (10.3%) so với năm 2008, tiền gửi của dân cư đạt 12,616.75 tỷ đồng tăng 2,778.13 tỷ đồng (29.6%). Tuy nhiên, tính đến ngày 31/12/2009, tổng huy động vốn từ khách hàng của SGD đạt 39.600 tỷ đồng giảm 0,79% so với 31/12/2008 không đạt kế hoạch huy động vốn do SV: Phạm Thị Hảo Lớp: KTĐT - 48D 8 Báo cáo thực tập tổng hợp HSC giao cho do các lý do sau: - Tình hình kinh tế khó khăn nên thu nhập của dân cư và doanh nghiệp giảm. - Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường đặc biệt trong 2 tháng cuối năm 2009, một số ngân hàng do thiếu vốn đã đưa ra các chương trình khuyến mại làm cho lãi suất huy động thực tế cho các kỳ hạn ngắn lên tới 15%/năm đói với VNĐ và 4,5% đến 6%/năm đối với USD và các ngoại tệ khác nên đã hút mất một phần khách hàng của SGD. Trong khi đó, lãi suất huy động của NHNT lại bị khống chế bởi mức dưới 10,5%/ năm đói với VNĐ, mức lãi suất huy động của SGD đá đưa lên khá cao so với trước đồng thời tích cực thỏa thuận lãi suất với khách hàng để giữ nguồn tiền cũng như huy động mới nhưng cũng không tăng được vốn huy động từ đối tượng này. - Do hạn chế về nguồn USD bán cho khách hàng nên một số khách hàng đã chuyển VNĐ sang ngân hàng khác để mua USD giá cao nên lượng tiền gửi của các TCKT giảm. - Ba khách hàng tiền gửi lớn nhất của SGD là SCIC,VMS,Qũy tích lũy chuyển tiền đầu và thanh toán, hỗ trợ ngân sách, trợ nợ trước hạn nên tiền gửi của khách hàng này giảm so với năm 2008 là khoảng 4.000 tỷ đồng. - Sản phẩm tiền gửi của NHTMCP NT VN đã đa dạng hơn nhưng trong năm 2009 lại không có nhiều đợt phát hành trái phiếu, kỳ phiếu gối đầu các đợt kỳ phiếu, trái phiếu các năm trước tới hạn mà tập trung vào phát triển các sản phẩm tiết kiệm có nhiều tiện ích mới. Tuy nhiên, ngoài sản phẩm tiết kiệm bậc thang lãi thưởng thì các sản phẩm khác chưa thực sự khác biệt với sản phẩm của các ngân hàng khác và tiên lợi cho khách hàng nên hiệu quả cua việc huy động vốn từ khách hàng thể nhân tại SGD chưa cao. - Ngoài ra, trong năm 2009 trên địa bàn Hà Nội có các đợt sốt về bất động sản, vàng và USD nên người dân rút tiền tiết kiệm để chuyển sang các kênh đầu này. 2.1.2. Tình hình sử dụng vốn. a. Hoạt động cho vay trực tiếp nền kinh tế. SV: Phạm Thị Hảo Lớp: KTĐT - 48D 9 Báo cáo thực tập tổng hợp Bảng 1.2. nợ cho vay của SGD. Đơn vị: tỷ VNĐ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 nợ cho vay 2,481.28 3,582.97 4,677.00 5,852.78 1. nợ CV NH 2,049.89 2,554,79 3,141.56 3,784.65 2. nợ CV TDH 365.95 698.48 924.24 1,129.74 3.Nợ quá hạn 63.77 36.4 36.4 42.1 Nguồn : phòng tổng hợp SGD. nợ cho vay trực tiếp nền kinh tế của SGD tăng đểu qua các năm, chiếm tỷ trọng cao trong mạng lưới ngân hàng TMCP NT Việt Nam. Năm 2006 nợ cho vay khoảng 2,481.28 tỷ đồng trong đó nợ cho vay ngắn hạn là 2,049.89 tỷ đồng chiếm 82.6% và nợ cho vay trung và dài hạn là 365.95 tỷ đồng chiếm 17.4% tổng nợ Năm 2007 nợ cho vay đạt 3,582.97 tỷ đồng tăng 1,101.69 tỷ đồng (44.4%) so với năm 2006; trong đó nợ cho vay ngắn hạn và nợ cho vay trung và dài hạn tăng tương ứng là 24.63% và 90% so với năm 2006. Nợ xấu giảm 27.27 tỷ đồng ( 42.9%) so với năn 2006. Năm 2008 nợ cho vay của SGD đạt 4,677.00 tỷ đồng tăng 1094.03 tỷ đồng (30.5%) so với năm 2007 ; trong đó nợ cho vay ngắn hạn và nợ cho vay trung dài hạn tăng tương ứng là: 22.96% và 32.3%. Đến 31/12/2009 cho vay của SGD đạt 5.852,78 tỷ đồng tăng 1175.78 tỷ đồng ( 25.13%) so với 31/12/2008 trong đó nơ VNĐ và ngoại tệ quy đổi USD đạt 2,856,91 tỷ đồng và 166,44 tr.USD. Trong năm 2009, Chính phủ có chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay VNĐ đối với các doanh nghiệp nên nợ VNĐ tăng mạnh so với năm 2008 là 81,47%. Ngược lại nợ bằng ngoại tệ lại giảm 9.87% do nguồn ngoại tệ bị hạn chế và tỷ giá biến động nên khách hàng hạn chế vay bằng ngoại tệ hoặc thực hiện mua ngoại tệ để trả nợ đến hạn và vay VND. Năm 2009 nợ cho vay ngắn hạn, trung dài hạn đều tăng tương ứng so vơi năm 2008 là 16.71% và 40,34%. nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt 1,995.31 tỷ VNĐ chiếm 18.71% tổng nợ của SGD và không đạt chỉ tiêu kế hoạch về tỷ trọng khách hàng trong SME trong tổng nơ. nợ cho vay khách hàng thể nhân đạt 507.45 tỷ VNĐ chiếm 8.67 % tổng nợ của SGD và cũng không đạt chỉ tiêu kế hoạch về tỷ trọng nợ khách hàng thể nhân trong tổng nợ. Tỷ lệ nợ xấu năm 2009 là 8.93% ( dự kiến theo kế hoạch là 3%) nhưng do trên thực tế tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam tiếp tục khó khăn nên công ty Container Vinashin không thể trả được một SV: Phạm Thị Hảo Lớp: KTĐT - 48D 10 . định dự án đầu tư tại SGD ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. 2.2.1. Mục đích và căn cứ thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại SGD. Thẩm định dự án đầu tư. quy định của SGD. II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI SGD NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.

Ngày đăng: 19/07/2013, 07:53

Hình ảnh liên quan

Bảng 1.1. Huy động vốn từ nền kinh tế của SGD trong những năm gần đây - . Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại SGD ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Bảng 1.1..

Huy động vốn từ nền kinh tế của SGD trong những năm gần đây Xem tại trang 8 của tài liệu.
Bảng 1.2. Dư nợ cho vay của SGD. - . Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại SGD ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Bảng 1.2..

Dư nợ cho vay của SGD Xem tại trang 10 của tài liệu.
Bảng 1.3. Dư nợ tiền gửi của SGD năm 2009. - . Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại SGD ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Bảng 1.3..

Dư nợ tiền gửi của SGD năm 2009 Xem tại trang 11 của tài liệu.
Bảng 1.5: Nhận và sử dụng viện trợ - . Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại SGD ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Bảng 1.5.

Nhận và sử dụng viện trợ Xem tại trang 12 của tài liệu.
Bảng 1.4: Vay Chính phủ và các tổ chức quốc tế. - . Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại SGD ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Bảng 1.4.

Vay Chính phủ và các tổ chức quốc tế Xem tại trang 12 của tài liệu.
Bảng 1.7: Bảng thanh toán nhập khẩu. - . Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại SGD ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Bảng 1.7.

Bảng thanh toán nhập khẩu Xem tại trang 14 của tài liệu.
Bảng 1.6: hoạt động bảo lãnh tại SGD. - . Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại SGD ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Bảng 1.6.

hoạt động bảo lãnh tại SGD Xem tại trang 15 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan