Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại.

Một phần của tài liệu . Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại SGD ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 26 - 32)

Những hạn chế còn tồn tại.

Bên cạnh sự hiệu qua và an toàn mà công tác thẩm định dự án tại SGD dịch đạt được trong thời gian qua thì công tác thẩm định dự án của SGD vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần tập trung giải quyết và khắc phục kịp thời trong thời gian tới:

- Công tác thẩm định các dự án đôi khi vẫn chưa tốt: nhiều tờ trình thẩm định còn mang tính chất hình thức, thủ tục, chưa đi sâu, chưa đánh giá được dự án một cách khách quan, toàn diện dự án. Nội dung thẩm định còn sơ sài, chưa đầy đủ, chưa kết hợp được các phương pháp và các chỉ tiêu phân tích phù hợp vơi đặc điểm của dự án.

- Việc thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả còn chưa đầy đủ và chính xác: SGD cần quan tâm tới tính chính xác, hợp lý, đầy đủ của cơ cấu tổng chi phí. Thực tế khi thực hiện rất nhiều dự án có chi phí đầu tư cao hơn tổng mức đầu tư đã được duyêt hoặc đã dự kiến ban đầu do phát sinh nhiều hạng mục chi phí hoặc là chủ đầu tư cố làm giảm tổng vốn đầu tư để dễ nhận được sự chấp thuận của Ngân hàng và các cán bộ thẩm định của SGD vẫn chưa dự tính và phát hiện được điều này làm cho việc cho vay kém hiệu quả.

- Phương pháp thẩm định các dự án còn chưa hợp lý:

Về nội dung xác định dòng tiền của dự án: khi xác định dòng tiền ròng của dứ án để tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tổng thể dự án, không nên đưa chi phí lãi vay vào dòng tiền mặt như hiện nay nếu như tính theo phương pháp trực tiếp hay nói cách khác nếu tính theo phương pháp gián tiếp, dòng tiền ròng phải bao gồm lợi nhuận sau thuế, khấu hao và lãi vay. Bởi vì, khi chiết khấu đã tính đến giá trị theo thời gian của tiền cho nên không cần thiết phải trừ chi phí lãi vay ra khỏi dòng tiền mặt. Nếu trừ chi phí trả lãi vay thì số chi phí này được tính hai lần mà không tính đến lợi ích vay vốn mang lại.

Việc chọn tỉ lệ chiết khấu cũng chưa hợp lý và chưa thống nhất nên mỗi cán bộ thẩm định lại chọn tỷ lệ chiết khấu theo một cách khác nhau. Một số chọn tỷ lệ chiết khấu là mức chi phí sử dụng vốn bình quân theo cơ cấu vốn nhưng một số chọn tỷ lệ chiết khấu là lãi vay ngân hàng, một số khác chọn một tỷ lệ cố định để dễ tính toán và thông dụng…

Mặc dù hầu hết các chỉ tiêu và phương pháp thẩm định tiên tiến đã được áp dụng nhưng việc tính toán hiệu quả kinh tế hầu hế chỉ dừng lại ở những chỉ tiêu cơ bản như thời gian hòa vốn, IRR, NPV, điểm hòa vốn.

Để tiện tính toán với nhiều dự án, một số cán bộ thẩm định tại SGD đã áp đặt một cách chủ quan thời gian cho vay, lịch trả nợ mà không căn cứ vào luồng tiền phát sinh của dự án dẫn đến khả năng trả nợ .

Mặt khác do ảnh hưởng của yếu tố tâm lý, với nhiều dự án cán bộ tín dụng vẫn đặt bài toán giá trị tài sản bảo đảm lên trên bài toán tính hiệu quả tài chính của dự án. Điều này ngược với logic lý thuyết nhưng thực tế vẫn thường xuyên xảy ra.

- Tính toán các chi tiêu doanh thu và chỉ tiêu chi phí chính xác:

Việc xác định sản lượng để tính doanh thu và chi phí hàng năm của dự án tuy đã xem xét đến các yếu tố thị trường, tính cạnh tranh của sản phẩm và so sánh với các sản phẩm tương tự nhưng vẫn còn mang tính chất ước lượng chủ quan, chưa có một phương pháp phân tích định lượng hay một phương pháp toán học thống kê nào để xác định một cách chính xác, khoa học.

Về việc xác định chỉ tiêu doanh thu: chỉ tiêu này phụ thuộc rất lớn vào công suất thực của dự án và giá bán sản phẩm, một khi những thông số này không được giả định một chính xác thì ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án đầu tư

Hiện nay, có những dự án mà doanh thu được xác định theo phương pháp tính doanh thu kỳ vọng. Cả ngân hàng và khách hàng đều xác định doanh thu theo các phương án tốt, trung bình, xấu, đồng thời vẫn chưa xác định được xác suất xảy ra từng trường hợp cụ thể, nên việc xác định doanh thu còn chưa chính xác. Việc tính toán doanh thu hàng năm của dự án vẫn dựa trên phương pháp đối chiếu, so sánh, phương pháp đơn đặt hàng, phương pháp dự báo từ những kih nghiệm hoặc so sánh từ những dự án tương tụ của doanh nghiệp, hoặc nhận định chủ quan của cán bộ thẩm định mà vẫn chưa có một phương pháp khoa học để xác định cung cầu và phân tích thị trường.

Giá bán sản phẩm được cố định trong suốt thời gian hoạt động của dự án là chưa hợp lý mà cần phải dự báo được cung cầu trên thi trường trong thời gian dự án hoạt động để dự tính giá bán sát với thị trường. Một số dự án đã tính đến yếu tố trượt giá, lạm phát nhưng nhiều dự án chưa tính đến các yếu tố này.

Về các khoản mục chi phí: thực tế việc xác định chỉ tiêu này hết sức khó khăn, đặc biệt với một số chi phí chưa được quy định cụ thể hoặc khó so sánh giữa các dự án như chi phí tiêu thụ, chi pí quản lý,…vì vậy cán bộ thẩm định thường xuyên phải sử dụng các thông số mà dự án đưa ra. Việc tính toán nhiều khi mơi đảm bảo đầy đủ các khoản mục nhưng chưa đảm bảo tính chính xác, hợp lý của các khoản mục, chưa thực sự gắn với các đặc thù của từng lĩnh vực, từng dự án cụ thể.

Việc xác định các loại chi phí như chi phí sản xuất chính, chi phí lao động, chi phí quản lý… trong nhiều dự án mang tính áng chừng hoặc theo số liệu của khách hàng, nhiều khoản còn chưa gắn với thực tế đặc thù hoạt động của từng loại dự án cụ thể trên từng lĩnh vực mà còn dựa nhiều vào khung quy định hoặc một số định mức còn chưa sát với thực tê.

- Các bảng dự trù tài chính của dự án được lập chưa đầy đủ

Hầu hết các dự án mới chỉ có báo cáo kết quả kinh doanh và cân đói khả năng trả nợ,bảng tính khấu hao lãi vay. .. chưa xây dựng được các bảng cân đối kế toán dự kiến, báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự kiến cho suốt thời gian vay. Do đó, chưa đánh giá được toàn diện tình hinh tài chính của chủ đầu tư khi dự án đi vào hoạt động mà đây là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ ngân hàng.

- Tiến độ thẩm định dự án xây còn chậm trễ:

Các dự án có quy mô lớn, tính chất phức tạp, yêu cầu nhiều hồ sơ, tài liệu cần được xem xét cẩn trọng, thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Qua nhiều khâu, lấy nhiều ý kiến tham gia của nhiều bộ phận chức năng. Do vậy, thời gian thẩm định dài không đảm bảo tiến độ như quy định, gây khó khăn cho doanh nghiệp và ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.

. Nguyên nhân của những hạn chế.

Những hạn chế còn tồn tại trong công tác thẩm định dự án đầu tư tai SGD ngân hàng Ngoại thương Việt Nam do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

Nguyên nhân chủ quan

- Thiếu cơ sở dữ liệu về thị trường, ngành nghề và lĩnh vực.

Do tính bất cập về cơ sở dữ liệu nên việc SGD nắm bắt thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án còn thiếu và chưa thống nhất làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của công tác thẩm định dự án bởi nó ảnh hưởng đến việc tính toán các chỉ tiêu trong thẩm định dự án. Ttong thực tế, các cán bộ thẩm định tại SGD tuy đã quan tâm đánh giá thị trường của dự án nhưng chưa đủ chưa thực sự đánh giá được các rủi ro và lượng hóa rủi ro có thể xảy ra dẫn tới những đánh giá sai lầm hoặc chưa có tính thuyết phục cao.

- Nhận thức chưa đúng về vai trò của công tác thẩm định dự án đầu tư.

Trong thực tế vai trò của công tác thẩm định dự án vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại của ngân hàng, tuy nhiên một số lãnh đạo và cán bộ ngân hàng chưa nhận thức

- Số lượng và chất lượng cán bộ thẩm định chưa theo kịp yêu cầu.

Thực tế cho thấy số lượng cán bộ thẩm định tại SGD vẫn còn thấp, chưa đủ đối với yêu cầu của khối lượng cộng việc tại SGD, theo đó thì cường độ là việc của cán bộ thẩm định là khá cao, sức ép công việc lớn nên nhiều dự án không được thực hiện đầy đủ, toàn diện tất cả các nôi dụng quy định trong báo cáo thẩm định mà chỉ lựa chọn những chỉ tiêu và phương pháp thẩm định cơ bản nhất phù hợp với dự án. Kinh nghiệm của các cán bộ thẩm định cũng là một điểm còn yếu của SGD, do số lượng còn thiếu và cán bộ thẩm định còn khá trẻ nên kinh nghiệm làm việc chưa nhiều, các mối quan hệ xã hội cùng kiến thức kih tế xã hội tổng hợp còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công tác thẩm định dự án.

- Công tác tổ chức điều hành của SGD cong chưa thực sự tối ưu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc bố trí sắp xếp quy định trách nhiệm, quyền hạn của các cá nhân, bộ phận tham gia thẩm định, trình tự tiến hành cũng như mối quan hệ giữa các cá nhân, bộ phận còn chưa thực sự khoa học hợp lý. Còn chưa có sự phân công nhiệm vụ cụ thể, khoa học và còn chưa tạo ra được cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong khâu thực hiện. Vẫn còn có sự cứng nhắc, gò bó trong việc bố trí, sắp xếp nên tính khách quan chưa đạt đượcvà việc thẩm đinh do đó chưa được tiến hành một cách nhanh chóng, thuận tiện,vẫn chưa đảm bảo tính chính xác trong công tác thẩm định.

- Do trang thiết bị, công nghệ còn thiếu.

Trang thiết bị, máy móc còn thiếu thể hiện ở tốc độ làm việc của các máy móc, thiết bị còn chậm, tốc đọ trang bi máy móc thiết bị còn chưa theo kịp với tốc độ tăng trưởng của số lượng cán bộ.Về công nghệ, hiện tại các chương trình phần mềm hiện đại phục vụ cho công tác thẩm định còn chưa có. Mảng thẩm định chủ yếu sử dụng chương trình EXCEL trên máy tính để tự tính toán nên hiệu quả cả về mặt thời gian và chất lượng chưa cao.

Nguyên nhân khách quan.

- Sự chưa hoàn thiện của cơ chế chính sách.

Các văn bản pháp lý, chế độ, chính sách quy định về nghiệp vụ ngân hàng, về thống kê kế toán, về quản lý đầu tư… mặc dù trong thời gian qua đã được xây dựng và cải thiện liên tục nhưng vẫn chưa theo kịp thực tế tình hình phát triển kinh tê, xã hội, Nhiều văn bản còn chưa bao quát được hết những tình huống có thể xảy ra nên đôi khi trong thực tế làm cán bộ thẩm định rất khó áp dụng, lung túng.

Ngoài ra, các quy định vẫn đang trong quá trình hình thánh, phát triển, vừa thiết lập, vừa sửa chữa nên nhưng văn bản pháp lý, chế độ, chính sách được ban hành nhiều và thay đổi thường xuyên… Điều này gây khó khăn rất nhiều cho cán bộ thẩm định, khó có thể cập nhật hết các văn bản pháp quy.

- Thông tin không đầy đủ và thiếu chính xác.

Thông tin là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định dự án đầu tư nhưng hiện tại nguồn thông tin phục vu công tác thẩm định của SGD còn thiếu cả về số lượng và chất lượng.

Hiện nay, nguồn thông tin ngân hàng thu thập được chủ yếu vẫn dựa và nguông thông tin do khách hàng cung cấp mà nguồn thông tin này thường xuyên không đầy đủ, không thống nhất, phụ thuộc chủ yếu vào chủ đầu tư và đôi khi tính chính xác không cao…Mặc dù cán bộ thẩm định đã có nhiều cố gắng thu thập thêm thông tin từ bên ngoài nhưng chất lương thông tin vẫn không cao và mang tính chắp vá. Từ đó dẫn đến việc phân tích, dự báo thông tin là không đầy đủ, không chính xác nên việc thẩm định các chỉ tiêu trở nên khá khó khăn, thiếu chính xác, ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm đinh dự án.

Sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng với nhau trên thị trường cũng là nguyên nhân dẫn đến việc trao đổi thông tin giữa các ngân hàng là hạn chế, đặc biệt hạn chế trong công tác thẩm định dự án đầu tư. Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn thông tin thu thập được và do đó ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định dự án đầu tư.

- Năng lực và tư cách đạo đức của chủ đầu tư chưa cao.

Nhìn chung, hiện nay trình độ lập và thẩm định dự án của chủ đầu tư chưa cao, nhiều dự án được lập một cách sơ sài, thiếu căn cứ khoa học, chưa đảm bảo đầy đủ các nội dung theo quy định của Nhà nước nên cán bộ thẩm định khó xác định chính xác, đầy đủ các nội dung phân tích.

Bên cạnh đó, năng lực tài chính và quản lý tài chính của nhiều chủ đầu tư còn rất yếu kém, nguồn vốn chủ sở hữu rất hạn chế, hoạt động chủ yếu vào vay vốn ngân hàng. Các báo cáo tài chính còn làm chưa chính xác, có thể thiếu trung thực, không phản ánh đúng tình hình tài chính của doanh nghiệp nên sẽ gây những khó khăn nhất định cho công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư trong ngân hàng. Đôi khi, chủ đầu tư còn sử dụng các tài liệu, giấy tờ giả để xin vay vốn ngân hàng đã gây thiệt hại nhiều cho SGD cả về tiền vốn và cán bộ làm việc trong SGD.

Một phần của tài liệu . Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại SGD ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 26 - 32)