Phát triển vùng nguyên liệu chè gắn với phát triển nông nghiệp nông thôn

59 470 0
Phát triển vùng nguyên liệu chè gắn với phát triển nông nghiệp nông thôn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Việt nam đang trong quá trình hội nhập và phát triển; tiến tới một sự phát triển bền vững thì phát triển nông nghiệp nông thôn là một trong những nhiệm vụ chủ chốt. Một trong những nội dung quan trọng của phát triển nông nghiệp, nông thôn mới là chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp có lợi thế và giá trị kinh tế cao.

Chuyên đề tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Việt nam đang trong quá trình hội nhập và phát triển; tiến tới một sự phát triển bền vững thì phát triển nông nghiệp nông thôn là một trong những nhiệm vụ chủ chốt. Một trong những nội dung quan trọng của phát triển nông nghiệp, nông thôn mới là chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp có lợi thế và giá trị kinh tế cao. Trong đó cây chè luôn có vị trí hàng đầu bởi vì cây chè không chỉ phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu của các vùng núi trung du nước ta mà cây chè còn có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao. Sản phẩm từ chè là thức uống quen thuộc hàng ngày của đại đa số người dân châu á và Việt Nam nói riêng. Ngành chè Việt Nam có những lợi thế và tiềm lực phát triển lớn. Trong những năm vừa qua đã không ngừng phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay Việt Nam có ba vùng nguyên liệu chè chủ đạo là vùng núi và trung du bắc bộ, vùng duyên hải miền trung và tây nguyên. Song song với việc phát triển giống và kỹ thuật canh tác ngành chè còn đầu tư mạnh mẽ để mở rộng sản xuất nâng cao năng suất và xuất khẩu. Sản xuất không chỉ dừng lại ở các nhà máy, nông trường quốc doanh mà đã đến từng hộ gia đình từng bước làm đổi thay diện mạo nông thôn mới. Tuy nhiên vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để phát triển ngành chè một cách đúng hướng và có hiệu quả, dần nâng cao vị thế, năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè Việt. Để thực hiện được thì trước tiên chúng ta phải nhanh chóng giải quyết các vấn đề tồn tại chưa được khắc phục triệt để trong những năm qua, đó là : Thứ nhất, giống chè cho năng suất thấp vẫn chưa được thay thế hoàn toàn, tỷ lệ này vẫn còn cao chiếm gần 50% diện tích canh tác. Năng suất bình quân thấp và việc tăng sản lượng vẫn chủ yếu do tăng diện tích trồng chè. Thứ hai, Việc phát triển trồng và sản xuất chè vẫn mang tính tự phát và chưa có quy hoạch, quản lý dẫn đến tình trạng trồng và sản xuất tràn lan trong khi các nhà máy vẫn thiếu nguyên liệu trầm trọng. Thứ ba, công nghệ chế biến chủ yếu là thủ công và tiểu thủ công nghiệp đã làm cho chất lượng chè thành phẩm thấp, giá trị hàng hóa giảm, ngành chè trở nên manh mún, nhỏ lẻ. Từ đó làm giảm sức hút đầu tư cho phát triển ngành chè. Một khía cạnh nữa là ngành chè luôn có sự gắn kết chặt chẽ, quan hệ tương hỗ với nông nghiệp nông thôn vì vậy việc phát triển nông nghiệp nông thôn có tác động to Nguyễn Đức Quỳnh Lớp kinh tế phát triển 48b 1 Chuyên đề tốt nghiệp lớn đến phát triển ngành chè và ngược lại. Trong thời gian thực tập vừa qua em đã tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề này và nhận thấy rằng để giải được bài toán cho phát triển vùng nguyên liệu chè thì việc gắn kết với phát triển nông nghiệp nông thôn là một mắt xích quan trọng. Do vậy, em đã chọn đề tài : “ Phát triển vùng nguyên liệu chè gắn với phát triển nông nghiệp nông thôn” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng vùng nguyên liệu chè trong những năm qua từ đó tìm hiểu và phân tích các thành tựu, các vấn đề tồn tại và nguyên nhân của vấn đề. Trên cơ sở những phân tích đó kết hợp với việc phân tích mối quan hệ giữa ngành chènông nghiệp nông thôn , từ đó đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết, khắc phục những hạn chế và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển toàn diện vùng nguyên liệu chè trong thời gian tới, đặc biệt trong giai đoạn “phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân” của bộ chính trị. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Nội dung và những vấn đề của vùng nguyên liệu chè nước ta và mối quan hệ giữa phát triển ngành chèphát triển nông nghiệp nông thôn. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung : các vùng nguyên liệu chè của Việt Nam và các chính sách. - Phạm vi không gian : cây chè và sản phẩm chế biến từ cây chè tại ba vùng nguyên liệu lớn ở Việt Nam - Phạm vi thời gian : từ năm 2000 đến năm 2015 4. Phương pháp nghiên cứu : đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu : các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp số liệu, phương pháp diễn giải, quy nạp. 5. Kết cấu và nội dung của đề tài Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài gồm 3 phần chính sau: PHẦN I : Sự cần thiết phải phát triển vùng nguyên liệu chè. PHẦN II : Thực trạng phát triển vùng nguyên liệu chè ở Việt Nam. PHẦN III : Định hướng và giải pháp phát triển vùng nguyên liệu chè gắn với phát triển nông nghiệp nông thôn. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tâm của Ths. Bùi Trung Hải và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú tại tổng công ty chè Việt Nam ( vinatea) trong quá trình em thực hiện chuyên đề tốt nghiệp của mình. Nguyễn Đức Quỳnh Lớp kinh tế phát triển 48b 2 Chuyên đề tốt nghiệp Em rất mong được sự ủng hộ, giúp đỡ, góp ý của các thầy cô giáo để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Nguyễn Đức Quỳnh Lớp kinh tế phát triển 48b 3 Chuyên đề tốt nghiệp PHẦN I : Sự cần thiết phải phát triển vùng nguyên liệu chè. 1) Vai trò của ngành chè đối với nền kinh tế _ xã hội. 1.1 Vai trò của ngành chè đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn 1.1.1 Nội dung của phát triển nông nghiệp nông thôn mới Ngày 05/08/2008, tại Hội nghị thứ IIIX ban chấp hành trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã xác định rõ nhiệm vụ và mục tiêu của xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn mới, trong đó có những mục tiêu và giải pháp quan trọng có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của vùng nguyên liệu chè. a) Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, đồng thời phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Đẩy mạnh tiến độ quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên cơ sở nhu cầu thị trường và lợi thế vùng, sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả, tiết kiệm, duy trì diện tích lúa đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài. Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gắn sản xuất với chế biến và thị trường. Phát triển sản xuất với quy mô hợp lý các loại nông sản hàng hóa có lợi thế, nông sản thay thế nhập khẩu.Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, công nghệ sinh học. thủy lợi hóa, cơ giới hóa, thông tin hóa, thay thế lao động thủ công, thay đổi tập quán canh tác lạc hậu để sử dụng có hiệu quả đất đai, tài nguyên, lao động, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp. Phát triển ngành trồng trọt, hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển các vùng sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả, rau, hoa, hàng hóa tập trung, trước hết là vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ ở các vùng nông thôn theo quy hoạch, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghệ chế biến tinh, chế biến sâu gắn với vùng nguyên liệu và thị trường; đẩy mạnh sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Phát triển nhanh và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống của dân cư nông thôn. b) Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hộ nông thôn gắn với phát triển các đô thị. Nguyễn Đức Quỳnh Lớp kinh tế phát triển 48b 4 Chuyên đề tốt nghiệp Tiếp tục đầu tư các công tình thủy lợi theo hướng đa mục tiêu, nâng cao năng lực tưới tiêu chủ động cho các loại cây trồng giá trị kinh tế cao, cấp nước sinh hoạt cho dân cư, công nghiệp và dịch vụ. Phát triển giao thông nông thôn bền vững gắn với mạng lưới giao thông quốc gia, bảo đảm thông suốt bốn mùa tới các xã và cơ bản có đường ô tô đến thôn, bản. Ưu tiên phát triển giao thông ở các vùng khó khăn để có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội nhanh. Quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống đường đề các vùng trung du, miền núi và ven biển để phát triển công nghiệp và đô thị. c) Phát triển nhanh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, tạo đột phá để hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn. Nội dung này chủ yếu là tăng cường đầu tư cho nghiên cứu phát triển giống, công nghệ sinh học, kỹ thuật canh tác và tăng cường đầu tư đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ chuyên môn và người lao động. Các nội dung của phát triển nông nghiệp nông thôn mới đã và đang được triển khai sâu rộng trên toàn quốc góp phần đẩy mạnh phát triển trồng chè và sản xuất chè thành phẩm. Chất lượng giống,kỹ thuật canh tác được cải thiện rõ rệt. Việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn đã tạo đà cho ngành chè có những phát triển vượt bậc, thu ngắn khâu thu mua, bảo quản chè, phát triển sản xuất cơ giới hóa đến tận hộ gia đình giúp nâng cao chất lượng chè thành phẩm. Ngành chè phát triển cũng mang lại những biến đổi to lớn trong phát triển nông nghiệp nông thôn và có vai trò nhất định. 1.1.2 Ngành chè góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng và sản phẩm ngành nông nghiệp. Cây chè có những đặc tính phù hợp với khí hậu và điều kiện tự nhiên ở hầu hết các vùng núi và trung du nước ta, cây chè nước ta có lịch sử phát triển lâu dài nhưng những năm trở lại đây đã có những bước phát triển vượt bậc góp phần không nhỏ đối với chuyển dịch cơ cấu cây trồng và sản phẩm ngành nông nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng là nhiệm vụ trọng tâm của nông nghiệp dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên và nhu cầu thị trường. Xu hướng chuyển dịch hiện nay bao gồm 2 hướng chính: Nguyễn Đức Quỳnh Lớp kinh tế phát triển 48b 5 Chuyên đề tốt nghiệp +) Tăng tỷ trọng cây trồng công nghiệp có giá trị kinh tế cao phục vụ cho sản xuất công nghiệp chế biến và giảm dần tỷ trọng cây nông nghiệp có giá trị kinh tế thấp. +) Trồng mới và thay thế các diện tích cây trồng hiện có năng suất chất lượng kém bằng các giống mới năng suất chất lượng cao. Phát triển theo chiều sâu nhằm tận dụng tối đa diện tích canh tác và lợi thế hiện có. Việc phát triển cây chè đã tận dụng tối đa lợi thế về tự nhiên nước ta giúp người dân vươn lên xóa đói, giảm nghèo, tạo công ăn việc làm và nâng cao đời sống nhân dân. Cây chè đã dần thay thế độc canh cây lúa ở bắc bộ và cây cà phê ở Tây nguyên, tạo ra hướng đi mới hiệu quả khi mà các cây này không còn lợi thế. Hiện nay ngành chè đang phát triển vùng nguyên liệu chè đúng hướng trên cả hai mặt chất và lượng. Quá trình tăng trưởng trên cả hai hướng mở rộng diện tích và trồng mới, thay thế các diện tích chè già bằng những giống chè cho năng suất chất lượng cao. Việc phát triển này đã đưa ngành chè có những bước đi vững chắc và trong tương lai sẽ trở thành ngành mũi nhọn trong xuất khẩu của Việt Nam. 1.1.3 Ngành chè góp phần thúc đẩy tăng trưởng sản lượng ngành nông nghiệp. Chè là loại cây cho năng suất và chất lượng khá ổn định, trong khi nhu cầu thị trường và giá luôn ở mức cao. Năm 2005 Việt Nam có hơn 120 nghìn ha chè, sản lượng là 140 nghìn tấn đến năm 2006 diện tích là 125 nghìn ha đạt sản lượng 577 nghìn tấn và năm 2007 là gần 705 nghìn tấn. mặt khác cây chè lại có giá trị kinh tế cao hơn hẳn các loại cây công nghiệp khác như lúa và một số loại cây ăn quả khác,… đã đóng góp không nhỏ vào việc tăng trưởng sản lượng ngành nông nghiệp. Hiện nay năng suất bình quân của cây chè khoảng 6,8 tấn/ha gấp 1,5 lần so với năm 2000 (4,8 tấn/ha) đã cho thấy tốc độ tăng trưởng không ngừng của ngành chè và sẽ ngày càng làm sản lượng ngành nông nghiệp tăng mà còn tạo ra biến đổi về chất trong cơ cấu sản phẩm toàn ngành. 1.1.4 Ngành chè góp phần đổi mới nông thôn, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Ngành chè phát triển đã tạo ra diện mạo mới cho nông thôn đặc biệt là tại các vùng núi, trung du nơi mà trước kia chỉ biết đến cây lúa và một vài cây ngũ cốc khác. Trồng chè đã tạo ra việc làm liên tục cho người nông dân do đặc tính thường xuyên chăm sóc và thu hoạch nhiều lần một năm giúp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người trồng chè. Cây chè đã thu hút nguồn đầu tư lớn vào phát triển cơ sở hạ Nguyễn Đức Quỳnh Lớp kinh tế phát triển 48b 6 Chuyên đề tốt nghiệp tầng kỹ thuật nông thôn : đường giao thông, hệ thống thủy lợi, mạng lưới điện và nhiều cơ sở khác làm thay đổi hoàn toàn đời sống của nhân dân. Các nhà máy chế biến chè cũng liên tục được đầu tư mở rộng và nâng cấp; cùng với đó là việc tự đầu tư máy móc, thiết bị chế biến chè trong dân đã tạo ra hướng phát triển mới cho công nghiệp hóa nông thôn. Góp phần tăng dần tỷ trọng đóng góp của công nghiệp trong cơ cấu thu nhập của vùng nông thôn. Cùng với việc mở rộng sản xuất đã hình thành nên những vùng nguyên liệu lớn thu hút lao động ở nhiều nơi tạo nên những vùng dân cư mới, thị trấn, thị xã mới được hình thành. Vì vậy phát triển vùng nguyên liệu chè là nhu cầu tất yếu không chỉ của ngành chè mà còn của quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. 1.2. Vai trò của ngành chè đối với công nghiệp chế biến và xuất khẩu. 1.2.1 Cây chènguyên liệu đầu vào cho công nghiệp chế biến chè, thúc đẩy tăng trưởng và góp phần đổi mới công nghệ, trang thiết bị của ngành công nghiệp chế biến. Trong những năm qua ngành công nghiệp chế biến chè không ngừng phát triển và mở rộng đã có những đóng góp không nhỏ trong tổng giá trị sản phẩm ngành công nghiệp. Sự phát triển chuyên môn hóa cây chè đã tận dụng được những lợi thế mà tự nhiên mang lại hình thành những vùng nguyên liệu rộng lớn và ổn định với sản lượng ngày càng tăng; đã là nguồn cung cấp đầu vào cho công nghiệp chế biến chè và nhu cầu phát triển của ngành này. Hiện nay thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng chè ngày cành tăng đã kích thích ngành công nghiệp chế biến chè ngày càng phát triển với những công nghệ mới, tạo ra những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Những công nghệ mới hiện đại được đưa vào sử dụng đã tạo ra diện mạo mới cho ngành chè và góp phần đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ toàn ngành công nghiệp chế biến. Sự phát triển của vùng nguyên liệu chè đã và đang tạo ra những hiệu ứng tích cực thúc đẩy sự phát triển không của riêng ngành chè mà còn của toàn nền kinh tế. 1.2.2 Sản phẩm chè xuất khẩu đóng góp không nhỏ vào tổng kim ngạch xuất khẩu và làm chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam. Trong những năm vừa qua, sự phát triển nhanh chóng của ngành trồng và chế chè đã tạo cho sản phẩm chè xuất khẩu của Việt Nam có được những lợi thế nhất định. Hiện sản phẩm chè của Việt Nam đã có mặt trên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó thương hiệu “CheViet” đã được đăng ký và bảo hộ tại 70 thị trường Nguyễn Đức Quỳnh Lớp kinh tế phát triển 48b 7 Chuyên đề tốt nghiệp quốc gia và khu vực như Mỹ, EU và Nga. Đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu chè. Ngoài các thị trường truyền thống là Pakistan, Đài Loan, Ấn Độ và Nga thì xuất khẩu chè đã không ngừng mở rộng và tìm kiếm các thị trường mới và duy trì con số dẫn đầu ở 19 thị trường lớn : Trung Quốc, Đức, Inđônêsia, Ba Lan, Mỹ, Malaysia, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất,…xuất khẩu sang các thị trường chủ chốt này chiểm tới 80% tổng khối lượng chè xuất khẩu của Việt Nam. Bảng 1 : Kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam từ năm 2001 đến nay. Năm Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) Tăng so với năm trước(%) 2001 79,4 2002 84,5 6.42 2003 62,9 -25,56 2004 99,4 58,03 2005 106,9 7,55 2006 126,6 18,43 2007 146,7 15,58 2008 147 0,2 2009 179,5 22,1 (Nguồn hiệp hội chè và tổng công ty chè việt nam) Qua bảng số liệu ta thấy mặc dù năm 2003 có biến động giảm nhưng nhìn chung kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam tăng liên tục qua các năm. Với mốc 179, 5 triệu USD năm 2009 ngành chè đã chứng minh vai trò và đóng góp đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Nâng cao tỷ lệ xuất khẩu hàng hóa đã qua chế biến trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam. 1.2.3 Xuất khẩu chè giúp quảng bá hình ảnh của Việt Nam trên thế giới, tạo dựng thương hiệu chè Việt nâng cao năng lực cạnh tranh Sản phẩm chè của Việt Nam đã có mặt ở 110 quốc gia trên thế giới và thương hiệu “chè Việt” đã được đăng ký bảo hộ tại 70 quốc gia. Đây chính là lợi thế lớn mà ngành chè đã tạo ra giúp đưa hình ảnh của Việt Nam tới bạn bè thế giới. Thương hiệu chè Việt đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng các nước này. Trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh ngày càng gay gắt thì việc bảo hộ và quảng bá thương hiệu ngày càng có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Hiện nay ngành chè vẫn không ngừng thu hút đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ và tạo ra các sản phẩm mới với những đặc tính và hữu ích khác nhau hấp dẫn, kích thích Nguyễn Đức Quỳnh Lớp kinh tế phát triển 48b 8 Chuyên đề tốt nghiệp nhu cầu tiêu dùng. Đó là những tín hiệu đáng mừng mở ra bước tiến mới cho sản phẩm chè Việt đi sâu hơn nữa vào thị trường thế giới. 1.3. Vai trò của ngành chè trong giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động 1.3.1 Ngành chè tạo ra số lượng việc làm lớn, thu hút nhiều lao động Do những đặc tính phù hợp với điều kiện khí hậu nước ta nên cây chè Việt Nam đã có lịch sử phát triển lâu dài. Nhưng cây chè thực sự phát triển có quy mô và định hướng khoảng 50 năm trở lại đây. Giống như cây lúa, người nông dân Việt Nam đã rất quen với những đặc tính, cách trồng và chăm sóc cây chè. Hiện nay cây chè đang cây công nghiệp trọng điểm và việc sản xuất kinh doanh chè được coi là mặt hàng chiến lược trong sản xuất nông nghiệp. Với tốc độ phát triển nhanh, việc trồng và sản xuất chè đang tao ra hàng triệu việc làm hàng năm, thu hút hàng triệu lao động. Kết thúc năm 2009 nước ta có khoảng 270 Doanh nhiệp, 700 cơ sở chế biến nhỏ và 400.000 hộ làm chè tại 34 tỉnh thành trên toàn quốc và thu hút khoảng 3 triệu lao động tham gia vào hoạt động trồng trọt, chế biến kinh doanh chè chiếm 50% tổng số dân sống trong vùng chè, trong đó có khoảng gần 1,5 triệu lao động có việc làm thường xuyên. Do đặc tính khác với cây lúa là cần chăm sóc và thu hoạch thường xuyên nên thời gian lao động liên tục và kéo dài trong năm đã tao ra việc làm cho các lao động nông nhàn ở các ngành nghề khác chuyển sang. Cây chè không chỉ tạo ra việc làm, thu hút lao động tại chỗ mà còn thu hút lao động từ nhiều vùng lân cận giúp hình thành nên những vùng nguyên liệu rộng lớn cùng với đó là những cụm dân cư mới, thành phố, thị xã mới. 1.3.2 Ngành chè góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người lao động ở các vùng nguyên liệuvùng lân cận. Cùng với sự phát triển cây chè và sản phẩm chè Việt Nam ngày càng có chỗ đứng trên thị trường. Những giống chè mới, sản phẩm mới với chất lượng và năng suất ngày một cải thiện đã làm cho giá và lượng tiêu thụ chè tăng manh; từ đó tạo ra thu nhập ổn định và ngày càng tăng cho người trồng và sản xuất kinh doanh chè. Cây chè đã trở thành cây xóa đói giảm nghèo tại các vùng núi và trung du nước ta. So với những cây nông nghiệp khác cây chè có những đặc điểm lợi thế lớn : - Cây chè có khả năng tái sinh nhanh, không bị phụ thuộc lớn vào thời tiết nhu cây lúa nên việc mất trắng là không có, nếu có bất thường thì chỉ bị thất thu lứa hái. Nguyễn Đức Quỳnh Lớp kinh tế phát triển 48b 9 Chuyên đề tốt nghiệp - Cây chè cho thu hoạch nhiều lần trong năm, bình quân 1 tuần đến 10 ngày 1 lần hái, có thu hoạch là có tiền không chỉ người trồng mà còn nhân công được thuê chăm sóc, hái chè. Cùng với đó giao thông và thủy lợi ở các cùng chè ngày càng được đầu tư làm mới, nâng cấp nên việc tiêu thụ, trao đổi hàng hóa nhanh chóng, thuận tiện. Theo thống kê mới nhất năm 2008 thì lợi nhuận bình quân tính trên diện tích đất canh tác thì khoảng 30 – 35 triệuđ/ ha/ một năm. Cây chè đã thực sự mang lại đổi thay trên các vùng đất nghèo, tạo ra diện mạo mới cho nông thôn, miền núi. 2) Cơ sở phát triển vùng nguyên liệu chè 2.1. Phát huy lợi thế của Việt Nam trong việc phát triển cây chè. Với diện tích tự nhiên 23,9 triệu hecta bằng 72,4% diện tích toàn quốc là núi đồi nước ta đã có săn nguồn lực dồi dào về đất canh tác mà hiếm có một nước nào có được. Mặt khác nước ta lại nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều rất phù hợp cho sinh trưởng và phát triển. Đây chính là hai lợi thế nguồn lực lớn tạo đà cho ngành chè nước ta phát triển. Thực tế đã cho thấy diện tích trồng chè nước ta không ngừng tăng lên với tốc độ nhanh. Trong vòng 10 năm (1995-2005) diện tích trồng chè đã tăng gấp 2 lần. (Nguồn : CIEM,2000) Đến năm 2009 nước ta có diện tích trồng chè vào khoảng 131,5 nghìn ha với sản lượng 854,8 nghìn tấn chè thô. Chúng ta không chỉ có lợi thế về điều kiện tự nhiên mà còn có điều kiện về giống chè và lao động. Ngoài những giống chè phổ biến cho năng suất chất lượng cao nước Nguyễn Đức Quỳnh Lớp kinh tế phát triển 48b 10

Ngày đăng: 19/07/2013, 07:53

Hình ảnh liên quan

Qua bảng số liệu ta thấy diện tích trồng chè của nước ta tăng liên tục từ năm 2000 trở về đây - Phát triển vùng nguyên liệu chè gắn với phát triển nông nghiệp nông thôn

ua.

bảng số liệu ta thấy diện tích trồng chè của nước ta tăng liên tục từ năm 2000 trở về đây Xem tại trang 13 của tài liệu.
Bảng 4. Diện tích, năng suất trung bình và sản lượng chè từ năm 2000 đến nay. - Phát triển vùng nguyên liệu chè gắn với phát triển nông nghiệp nông thôn

Bảng 4..

Diện tích, năng suất trung bình và sản lượng chè từ năm 2000 đến nay Xem tại trang 16 của tài liệu.
Bảng 5: Số lượng và giá trị xuất khẩu chè Việt Nam từ năm 2000 đến 2009. - Phát triển vùng nguyên liệu chè gắn với phát triển nông nghiệp nông thôn

Bảng 5.

Số lượng và giá trị xuất khẩu chè Việt Nam từ năm 2000 đến 2009 Xem tại trang 21 của tài liệu.
Bảng 6: Tổng hợp xuất khẩu một số sản phẩm chè VN 2005 – 2007. - Phát triển vùng nguyên liệu chè gắn với phát triển nông nghiệp nông thôn

Bảng 6.

Tổng hợp xuất khẩu một số sản phẩm chè VN 2005 – 2007 Xem tại trang 22 của tài liệu.
2.2.1.2 Tình hình sản xuất. - Phát triển vùng nguyên liệu chè gắn với phát triển nông nghiệp nông thôn

2.2.1.2.

Tình hình sản xuất Xem tại trang 29 của tài liệu.
Hiện nay ngành chè Việt Nam sau nhiều năm hình thành và phát triển đã đạt được những thành tựu đáng kể về thị trường, phát triển quy mô sản xuất, dây chuyền công  nghệ và nguồn vốn đầu tư - Phát triển vùng nguyên liệu chè gắn với phát triển nông nghiệp nông thôn

i.

ện nay ngành chè Việt Nam sau nhiều năm hình thành và phát triển đã đạt được những thành tựu đáng kể về thị trường, phát triển quy mô sản xuất, dây chuyền công nghệ và nguồn vốn đầu tư Xem tại trang 47 của tài liệu.
Bảng 11. Nguồn vốn đầu tư vào ngành chè giai đoạn 2006 – 2010. - Phát triển vùng nguyên liệu chè gắn với phát triển nông nghiệp nông thôn

Bảng 11..

Nguồn vốn đầu tư vào ngành chè giai đoạn 2006 – 2010 Xem tại trang 52 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan