Quan điểm về phát triển vùng nguyên liệu chè gắn với phát triển nông nghiệp nông thôn.

Một phần của tài liệu Phát triển vùng nguyên liệu chè gắn với phát triển nông nghiệp nông thôn (Trang 41 - 44)

1) Phương hướng phát triển vùng nguyên liệu chè.

1.1.Quan điểm về phát triển vùng nguyên liệu chè gắn với phát triển nông nghiệp nông thôn.

chè gắn với gắn với phát triển nông nghiệp nông thôn.

1) Phương hướng phát triển vùng nguyên liệu chè.

1.1. Quan điểm về phát triển vùng nguyên liệu chè gắn với phát triển nông nghiệp nông thôn. nghiệp nông thôn.

Phát triển vùng nguyên liệu chè có ý nghĩa quyết định tới sự tồn tại của ngành chè và có vai trò quan trọng với phát triển nông nghiệp nông thôn. Cây chè nước ta đã được xác định là cây trồng mũi nhọn trong ngành nông nghiệp, phục vụ sản xuất và xuất khẩu chè và nâng cao thu nhập cho người lao động từng bước đẩy lùi đói nghèo. Nhiều địa phương trong nước đã xác định trồng và sản xuất chè là hướng đi thoát nghèo và phát triển kinh tế. Bộ NN&PTNN đã xác định phát triển vùng nguyên liệu chè là hướng đi đúng và bền vững trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp; tận dụng tốt lợi thế về nguồn lực để phát triển một nền nông nghiệp hiện đại tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh cao. Phát triển vùng nguyên liệu chè và phát triển nông nghiệp nông thôn có sự gắn kết tương hỗ với nhau. Cây chè là cây trồng trong nông nghiệp tại các vùng nông thôn miền núi, các huyện xã nông thôn miền núi lại nằm trong vùng nguyên liệu chè. Vì vậy mà các chính sách phát triển vùng nguyên liệu chè và chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn luôn có tác động ngoại ứng với nhau. Nhiệm vụ đặt ra đối với các cấp ban hành chính sách cần nghiên cứu kết hợp hài hòa 2 chính sách này để tạo ra hiệu ứng tích cực nhắm phát huy tốt nhất hiệu quả đạt được. Trong nhiều năm qua nhà nước, bộ, sở NN&PTNN cùng với chính quyền địa phương đã có nhiều chính sách, chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn và vùng nguyên liệu chè nhằm đưa ngành chè trở thành ngành sản xuất mũi nhọn của nông nghiệp. Các chính sách về phát triển nghiệp, nông thôn mới đã có những ngoại ứng tích cực đem lại lợi thế cho ngành chè phát triển.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có chương trình hiện đại hóa ngành chè với kinh phí đầu tư trên 420 tỷ đồng tập trung đầu tư cho giống chè, xây dựng các mô hình chế biến chè chất lượng cao. Hiện nay chương trình đang được triển khai thí điểm tại Mộc Châu, Thái Nguyên, Yên Bái,… và tiến tới nhân rộng ra toàn quốc.

Chương trình “mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo” đã được triển khai từ

năm 2001, trải qua 2 giai đoạn áp dụng ở 61 huyện nghèo tại 20 tỉnh trên toàn quốc trong đó có tới 36 huyện nghèo thuộc 14 tỉnh nằm trong vùng nguyên liệu chè. Các dự án : dự án khuyến nông – lâm – ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành

được hỗ trợ đất sản xuất để trồng chè. “Điển hình nhất là tại Hoàng Su Phì một trong 6 xã nghèo của Hà Giang. Nhờ có nguồn vốn hỗ trợ huyện đã cho các hộ trồng chè vay vốn với diện tích trồng mới là 2 triệu đ/ha, diện tích trồng dặm là 1 triệu đ/ha, huyện hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay trong thời hạn 3 năm, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vốn xây dựng xưởng chế biến chè tại các xã.” Tính đến năm 2007 huyện đã có 3.148,2 ha chè tăng 12,53% so với năm 2004 với năng suất trung bình 28ta/ha và sản lượng 7.381,36 tấn, tổng giá trị gần 20 tỷ đ. Với thu nhập ổn định đến nay huyện đã cơ bản thoát nghèo.

Các chương trình trong nội dung của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới bao gồm : “ chương trình kiên cố kênh mương, chương trình điện

nông thôn” đã đưa điện lưới quốc gia tới 100% các xã và xây dựng hàng nghìn km kênh mương phục vụ tưới tiêu cho hàng vạn ha chè thuộc vùng nguyên liệu chè. Cũng nằm trong nội dung này “chương trình xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi và chương trình phát triển giống cây trồng nông nghiệp” đã hỗ trợ kinh phí nghiên cứu và ứng dụng nhiều giống chè có năng suất chất lượng cao và giúp đào tạo hàng trăm cán bộ của các xã đưa kỹ thuật trồng chè mới đến nhiều vùng nguyên liệu. Hiện nay 100% diện tích trồng mới đều sử dụng cây giống tốt và trồng bằng kỹ thuật giâm cành.

Ngoài việc tận dụng tốt các nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước, các địa phương thuộc vùng nguyên liệu chè cũng tự xây dựng các chương trình – dự án và chính sách thích hợp để phát triển cây chè ở địa phương. Thực tế đã cho thấy rất nhiều địa phương đã thành công trong việc phát triển vùng nguyên liệu chè. Các đề án phát triển vùng nguyên liệu chè cùng với các chính sách và nguồn vốn đầu tư đi kèm do các tỉnh xây dựng và triển khai đều bước đầu cho hiệu quả tích cực như tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Lâm Đồng, Yên Bái, Hà Giang,… Đặc Biệt là tại huyện Ba Vì : “ huyện Ba Vì đã và đang nỗ lực xây dựng nhãn hiệu “chè Ba Vì” và xác định cây chè đóng vai trò chủ lực tạo việc làm và nâng cao mức sống cho người dân. Huyện đã kết hợp tốt chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn và chính sách phát triển cây chè, tao ra hiệu ứng mạnh mẽ đưa cây chè trở thành cây trồng mũi nhọn của huyện. Huyện Ba Vì ưu tiên hàng đầu cho phát triển cây chè và đầu tư hệ thống thủy lợi để đảm bảo nước tưới và đường giao thông tạo thuận lợi cho giao thương. Song song

với đó huyện đã hỗ trợ kinh phí cho công tác xây dựng các mô hình trình diễn, tập huấn về kỹ thuật bón phân, thu hái, phòng trừ sâu bệnh, chế biến. Ngoài ra huyện còn khuyến khích các doanh nghiệp liên kết đầu tư tạo nguồn vốn cho các hộ dân đẩy mạnh sản xuất. Các chính sách này đã phát huy tốt hiệu quả, đến năm 2009 toàn huyện đã có khoảng 1700ha chè với tổng sản lượng gần 13 nghìn tấn với doanh thu gần 90 tỷ, ước tính trung bình giá trị canh tác đạt trên 50 triệu đ/ha”.

Các chính sách của nhà nước về phát triển nông nghiệp nông thôn sẽ không chỉ phát huy hiệu quả đối với nông nghiệp nông thôn mà sẽ có tác động tích cực phát triển ngành chè nếu địa phương nhận thức đúng và triển khai đúng cách, đúng chỗ các chương trình dự án của nhà nước. Hiện nay đảng và nhà nước đã xác định vị trí quan trọng của cây chè. Cây chè không chỉ tạo ra việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động mà còn có tác động bảo vệ môi trường to lớn. Để có thể phát triển các vùng nguyên liệu chè nhà nước cũng rất qua tâm đến vấn đề sử dụng đất, sử dụng lao động và ứng dụng khoa học công nghệ nhằm hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại.

Một phần của tài liệu Phát triển vùng nguyên liệu chè gắn với phát triển nông nghiệp nông thôn (Trang 41 - 44)