0
Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Giải pháp về huy động và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU CHÈ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN (Trang 52 -54 )

2) Giải pháp phát triển vùng nguyên liệu chè trong giai đoạn tới.

2.3. Giải pháp về huy động và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư.

Để đạt hiệu quả cao trong sản xuất và tiêu thụ thì vốn đầu tư có vai trò quan trọng đối với ngành chè. Vốn tạo điều kiện cho phát triển giống, đổi mới dây chuyền, công nghệ sản xuất, xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất. Hiện nay ngành chè đang sử dụng vốn từ 4 nguồn cơ bản là : vốn tự có, vốn vay tín dụng, vốn đầu tư nước ngoài, và vốn huy động trong dân. Trong đó nguồn vốn vay tín dụng chiềm tỷ lệ cao nhất, khoảng 65%.

Bảng 11. Nguồn vốn đầu tư vào ngành chè giai đoạn 2006 – 2010.

Nguồn vốn đầu tư Số tiền (tỷ đồng) cơ cấu (%)

Vốn ngân sách 371.4 10

Vốn vay tín dụng 884 23.8

Vốn tự có 2414.23 65

( Nguồn tổng công ty chè Việt Nam) Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn huy động trong dân và vốn ngân sách nhà nước còn quá nhỏ bé so với vốn vay tín dụng. Vốn ngân sách nhà nước chủ yếu để sử dụng hỗ trợ xây dựng các công trình thủy lợi và nghiên cứu ứng dụng giống, kỹ thuật canh tác. Nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp cũng mới chỉ chiếm chưa đầy 25% tổng vốn đầu tư, như vậy là ngành chè đang phụ thuộc lớn vào nguồn vốn vay ưu đãi. Vì vậy việc phân bổ và sử dụng vốn hiệu quả có tính chất quyết định đến sự tồn tại của ngành chè và cần có những giải pháp thích hợp.

a) Giải pháp tăng cường huy động vốn đầu tư :

+) Tiếp cận và tận dụng tốt các nguồn vốn từ ngân sách đầu tư cho phát triển nông nghiệp và nông thôn. Vì nguồn vốn ngân sách đầu tư cho ngành chè thấp trong khi có rất nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư cho phát triển nông nghiệp nông thôn có nằm trong vùng nguyên liệu chè.

+ ) Cần tăng cường các chính sách và hoạt động tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào ngành chè. Hiện nay các hội nghị xúc tiến thương mại ngành chè đang phát huy hiệu quả tốt thu hút các doanh nghiệp chú ý và đầu tư vào ngành chè nhưng cũng cần có thêm nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp khi đầu tu vào ngành chè.

+) Hiện nay tiềm lực về vốn trong dân còn rất lớn vì vậy cần có tăng cường và cải thiện các chính sách hỗ trợ vay vốn và khuyến khích người dân bỏ vốn đầu tư sản

xuất. Cụ thể là các chính sách hỗ trợ lãi suất, đất canh tác và vật tư cho trồng và chế biến chè.

b) Giải pháp phân bổ và sử dụng vốn :

+) Ngành chè phải có kế hoạch phân bổ vốn hợp lý dựa trên việc nghiên cứu khảo sát đặc điểm vùng nguyên liệu, quy mô sản xuất và nhu cầu tiêu thụ. Cần ưu tiên đầu tư phát triển giống vì như đã nêu ở mục 1, giống chính là gốc rễ của sự phát triển. Tập trung vốn để đầu tư đổi mới công nghệ chế biến, điều này sẽ quyết định năng suất, chất lượng và chủng loại sản phẩm đáp ứng mọi nhu cầu tiêu dùng. Việc phân bổ và sử dụng vốn phải được giao cho các cơ quan chuyên trách và có trách nhiệm. Đầu tư có trọng tâm trọng điểm để vốn phát huy hiệu quả nhanh nhất và giúp quay vòng vốn nhanh, tránh tình trạng đầu tư dàn trải đẫn đến sự phát triển manh mún, nhỏ lẻ.

+) Việc phân bổ vốn đầu tư phải dựa trên quy hoạch của ngành chè để có sự đầu tư đúng hướng, đúng chỗ.

+) Xây dựng các doanh nghiệp chè có quy mô hợp lý trên cơ sở phát huy tốt các lợi thế so sánh về vùng nguyên liệu và nguồn lao động,… phù hợp với quy mô về vốn nhằm sử dụng có hiệu quả nhất vốn đầu tư mang lại lợi nhuận cao và hoạt động ổn định.

+) Việc phân bổ và sử dụng vốn cần có sự giám sát, chỉ đạo thường xuyên và kết hợp với dự báo thị trường cung, cầu tốt. Nắm vững và tuân thủ các nguyên tắc quản lý, sử dụng vốn đầu tư.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU CHÈ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN (Trang 52 -54 )

×