Vùng chè Tây Nguyên.

Một phần của tài liệu Phát triển vùng nguyên liệu chè gắn với phát triển nông nghiệp nông thôn (Trang 32 - 34)

2) Thực trạng phát triển tại các vùng nguyên liệu chè chủ đạo 2.1 Đặc điểm chung của các vùng nguyên liệu chè

2.2.2Vùng chè Tây Nguyên.

2.2.2.1 Đặc điểm tự nhiên.

Tây nguyên là vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang theo đặc tính cao nguyên phân hóa theo độ cao, có sự phân hóa sâu sắc 2 mùa mưa và khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 với lượng mưa từ 1500 – 3000 mm và chiếm 90% lượng mưa trong năm. Mùa khô kéo dài từ giữa tháng 10 đến cuối tháng 3. Hiện nay do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên lượng mưa vào mùa mưa đã giảm và mùa khô kéo dài hơn. Chế độ mưa theo mùa là một hạn chế đối với phát triển sản xuất nông sản hàng hoá. Khí hậu khác nhau giữa các dạng địa hình và giảm dần theo độ cao: vùng dưới 300 m

Điều kiện đất đai : Toàn vùng có 8 nhóm đất, trong đó có 2 nhóm chiếm ưu thế cả

về diện tích và ý nghĩa sử dụng là nhóm đất xám chiếm khoảng gần 50% diện tích tự nhiên và nhóm đất đỏ chiếm khoảng hơn 30% DT.

Điều kiện sinh vật : Tây Nguyên cũng giống như vùng núi và trung du Bắc bộ là

đều có một thảm thực vât, động vật phong phú. Diện tích rừng lớn và có độ che phủ cao có tác dụng lớn trong việc ngăn chặn và hạn chế cách ảnh hưởng không tốt đến các vùng đất canh tác như lũ lut, xói mòn đất.

2.2.2.2. Tình hình sản xuất.

Đây là vùng nguyên liệu chè có tiềm năng phát triển nhất cả nước, với nhiều ưư thế về tự nhiên đặc biệt là tiềm năng mở rộng diện tích canh tác. Vùng này bao gồm 4 tỉnh : Lâm Đồng, Gia Lai, Đắc Lắc và Kon Tum; với tổng diện tích canh tác khoảng 27,7 nghìn ha năm 2007. Các giống chè chủ yếu trong vùng là TB14, LD97 có năng suất rất cao 22 -27 tấn/ha và nhiều giống chè thơm nổi tiếng như : Thúy Ngọc trên 800ha, Kim Tuyến hơn 200ha, …

Bảng 9 :Tổng diện tích trồng chè và sản lượng chè của vùng Tây Nguyên năm 2007. Tỉnh Tổng diện tích (1000ha) Diện tích cho sản phẩm (1000ha) Năng suất ( tấn/ha) Sản lượng (1000 tấn) Diện tích trồng mới (1000ha) Lâm Đồng 26,692 24,385 7,0 170,695 3,3 Gia Lai 0,85 0,85 5,0 4,25 Đắc Lắc 0,112 0,92 5,0 0,46 Kon Tum 0,05 0,5 5,0 0,25 Tổng 27,704 25,377 2,327 6,9 3,3

( Nguồn tổng hợp và tính toán theo số liệu của tổng cục thống kê)

Diện tích trồng chè của vùng chủ yếu tập trung tại Lâm Đồng với 26.692 ha chiếm hơn 95% diện tích trồng chè của cả vùng. Lâm Đồng cũng là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước, kết thúc năm 2009 diện tích trồng chè của tỉnh là 25.929 ha giảm hơn 1000 ha so với năm 2008 nhưng vẫn đứng đầu cả nước. Trong đó diện tích đang cho sản phẩm là 23.791 ha với sản lượng đạt 183.571 tấn. Tính ra cây chè tỉnh Lâm Đồng đã chiếm tỷ lệ 25% về diện tích và 27% về sản lượng chè của cả nước. Chè Lâm Đồng đã thành danh từ rất lâu với những thương hiệu nổi tiếng như: Tâm Châu, Lễ Ký, Quốc Thái… Trong số các danh trà, Lâm Đồng cũng đã góp

những sản phẩm có giá trị cao, được nhiều người sành điệu về trà chấp nhận như: Trà Ô Long, trà xanh, trà đen…

Tại Lâm Đồng cây chè được trồng tập trung chủ yếu ở Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh. Do cây chè đã được trồng từ những năm 20 của thế kỷ trước nên nhiều diện tích chè nơi đây nay đã già cỗi, năng suất thấp. Trong những năm qua, nhất là từ năm 2002 đến nay trong các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển cây chè, tỉnh đã tập trung mở rộng diện tích vừa đẩy mạnh “cuộc cách mạng giống”, cải tạo vườn chè đạt năng suất, chất lượng cao và từng bước xây dựng vùng nguyên liệu chè an toàn, chè sạch. Đến nay diện tích chè giống mới trong toàn tỉnh chiếm tỷ lệ 32%, với 6.340 ha chè cành năng suất cao và 2.075 ha chè cành Ô Long chất lượng cao của Đài Loan. Và theo Đề án phát triển vùng nguyên liệu chè đến năm 2020 nâng tổng diện tích chè lên 28.000 ha, trong đó các giống chè năng suất, chất lượng cao chiếm 55%, đồng thời triển khai nhiều dự án cải tạo vườn chè.

Thế nhưng trên thực tế năng suất chè bình quân trong năm 2008 mới chỉ đạt 7,5 tấn, còn chất lượng thì không có gì thay đổi, chất lượng chè xuất khẩu thấp, sản phẩm chưa có chỗ đứng vững trên thị trường quốc tế. Với khoảng 26.000 ha chè ở khu vực Bảo Lộc, Bảo Lâm và Di Linh, gắn với cuộc sống của khoảng 130.000 lao động (chiếm trên 10% dân số của tỉnh), phụ thuộc vào cây chè. Đời sống người trồng chè, sự phát triển của cây chè luôn găn chặt với thương hiệu và thế đứng của sản phẩm chè trên thị trường. Việc phát triển các vùng nguyên liệu chè có năng suất, chất lượng cao, việc thúc đẩy các doanh nghiệp chế biến áp dụng nghiêm ngặt các quy trình quản lý chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu sản phẩm cho cây chè là điều kiện không thể thiếu và cần hoàn thiện trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Phát triển vùng nguyên liệu chè gắn với phát triển nông nghiệp nông thôn (Trang 32 - 34)