Đánh giá về thực trạng phát triển vùng nguyên liệu chè trên toàn quốc 3.1 Thành tựu và bài học kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu Phát triển vùng nguyên liệu chè gắn với phát triển nông nghiệp nông thôn (Trang 36 - 41)

3.1. Thành tựu và bài học kinh nghiệm.

3.1.1. Các vùng nguyên liệu chè đã hình thành và phát triển tương đối ổn định và làm thay đổi diện mạo nông thôn mới. làm thay đổi diện mạo nông thôn mới.

Năm 2009 Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới và dẫn đầu khu vực về kim ngạch và sản lượng xuất khẩu chè. Đây chính là sự khẳng định sự phát triển nhanh chóng của ngành chè nước ta. Qua những phân tích từ thực trạng có thể thấy rõ nét diện tích, năng suất chè của nước ta không ngừng tăng lên từ năm 1995 đến nay. Năm 2009 diện tích trồng chè của nước ta đạt 131,5 nghìn ha và sẽ hoàn thành mục tiêu 150 nghìn ha chè vào năm 2010. Các cùng nguyên liệu chè được hình thành trên việc khai thác lợi thế vùng. Những lợi thế về tự nhiên và lao động đã tạo đà cho ngành chè phát triển nhanh chóng. Cây chè đã không chỉ khẳng định được giá trị kinh tế cao mà còn nhiều giá trị khác về môi trường và phát triển nông nghiệp nông thôn. Trồng chè, đặc biệt là trồng chè năng suất, chất lượng cao là hướng đi mới tất yếu hình thành đưa người nông dân vươn lên thoát nghèo và làm giàu. Trong nhiều năm qua cây chè đã mang lại thu nhập ổn định cho người trồng và sản xuất chè, tạo ra hàng triệu việc làm, thu hút đầu tư từ nhiều nguồn góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn.

3.1.2. Năng suất và chất lượng chè ngày càng nâng cao, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho thương hiệu chè Việt Nam. lực cạnh tranh cho thương hiệu chè Việt Nam.

nghiên cứu phát triển và nhập khẩu giống chè năng suất cao đã tạo ra những diện tích chè có năng suất và chất lượng cao. Các giống chè năng suất cao như : Shan tuyết, Bát Tiên, LDP1, TRI777,… đã được đưa vào trồng đại trà và dần thay thế cho các giống chè gia cỗi, năng suất thấp. Trong vòng gần 10 năm lại đây năng suất chè đã tăng gần 1,5 lần từ 4,8 tấn/ha năm 2000 tăng lên 6,8 tấn/ha. Song song với việc phát triển giống việc đổi mới dây chuyền thiết bị sản xuất đã tạo ra những dòng sản phẩm chất lượng cao. Mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng đó cũng là thành tựu đáng mừng tạo đà cho những năm tiếp theo. Năng suất và diện tích chè không ngừng tăng đã tạo ra sản lượng chè nguyên liệu và thành phẩm lớn phục vụ xuất khẩu. Hiện nay sản phẩm chè của Việt Nam đã được xuất khẩu tới 110 nước trên thế giới với tổng kim ngạch đạt 179,5 triệu đô năm 2009. Sản phẩm chè nước ta đã được đăng ký bảo hộ ở 70 quốc gia với thương hiệu “cheviet” tạo lợi thế cân bằng khi cạnh tranh với các nước khác.

3.1.3. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân. sống nhân dân.

Ngành chè phát triển đã tạo ra những hướng đi mới trong phát triển nông nghiệp. Với giá trị kinh tế hơn hẳn cây lúa và một số cây nông nghiệp, cây công nghiệp khác cây chè đã dần thay thế cây lúa ở các vùng nông thôn, miền núi. Làm tăng tỷ trọng và giá trị cây công nghiệp trong cơ cấu cây trồng của nước ta. Việc trồng và sản xuất chè tạo ra việc làm liên tục cho người nông dân, tỷ lệ nông nhàn thấp; có thu hoạch là có thu nhập. Nhiều năm qua thu nhập của người trồng, sản xuất chè tăng lên nhanh chóng, đóng góp GDP cũng ngày càng tăng. Đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt, nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo và có thu nhập khá.

3.1.4 Bài học kinh nghiệm từ những thành tựu đạt được.

Những thành tựu của ngành chè là một thực tế không thể phủ nhận được. Để có được những thành tựu đó ngành chè nước ta đã phải nỗ lực rất nhiều đặc biệt là trong điều kiện kinh tế nước ta còn nghèo và chậm phát triển. Mỗi vùng có những hướng và cách thức phát triển khác nhau nhưng khái quát lại là những bài học kinh nghiệp sau.

Thứ nhất, trong những thành tựu đó thì của bộ, sở NN&PTNN và chính quyền địa

phương có vai trò cốt cán. Việc nhận thức đúng đắn giá trị , vị trí của cây chè đã giúp các địa phương tìm ra hướng đi đúng đắn. Các chính sách về hỗ trợ vốn đầu tư sản

xuất, phát triển cây giống, phổ biến kỹ thuật canh tác cho người dân đã phát huy hiệu quả rõ rệt tạo điều kiện thuận lợi cho ngành chè phát triển.

Thứ hai, ngành chè đã xây dựng được quy trình sản xuất phù hợp, tận dụng tốt

lợi thế về tự nhiên và lao động. Cây chè có những đặc tính sinh trưởng rất phù hợp với khí hậu và tự nhiên nước ta. Tuy nhiên để khai thác tốt lợi thế này thì cần phải có một quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến khoa học, hợp lý. Trong nhiều năm phát triển và nghiên cứu ngành chè nước ta và đặc biệt là hiệp hội chè Việt Nam đã xây dựng được một quy trình sản xuất khoa học từ khâu chọn, phát triển giống, chăc sóc, thu hoạch, bảo quản và chế biến; tạo thành một quy trình liên hoàn. Hiện nay diện tích trồng giống chè trung du cho năng suất, chất lượng trung bình đã giảm xuống chỉ còn dưới 50% tổng diện tích. Thay vào đó là các diện tích chè có năng suất chất lượng cao, chè Tuyết Shan 22% tổng DT, còn lại 29% là diện tích trồng các giống chè cao sản LDP1, TRI777,…Từ năm 2005 về đây 100% diện tích trồng mới đều sử dụng kỹ thuật giâm cành. Song song với phát triển và phổ biến giống, bộ NN&PTNN và Hiệp hội chè Việt Nam cũng đã đào tạo, phổ biến kỹ thuật canh tác, thu hoạch, bảo quản tới tất cả các xã trồng chè. Ngoài các xã được chọn thí điểm do bộ trực tiếp triển khai, các xã còn lại đều cử cán bộ đi học tập và phổ biến lại cho người dân sản xuất. Cùng với đó việc đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ sản xuất tiến tiến không chỉ diễn ra ở các nhà máy, xí nghiệp sản xuất chè mà còn mở rộng tới các hộ trồng và chế biến chè. Việc nghiên cứu phát triển máy chế biến chè mini VC300 1 pha và 3 pha đưa tới các hộ dân là một thành công lớn giúp làm giảm chi phí nhân công nguyên liệu sơ chế ban đầu, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Thứ ba, thành công lớn nhất của ngành chè là đã tìm được chỗ đứng trên thị

trường thế giới, đẩy nhanh xuất khẩu. Việc liên kết các doanh nghiệp và quản lý chất lượng đã tạo ra mặt bằng, khung quy định chất lượng và giá sản phẩm chung cho xuất khẩu. Nhờ công tác liên kết và quản lý hoạt động sản xuất, xuất khẩu tốt đã tạo ra một hiệp hội chè Việt manh có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp xuất khẩu lớn của nước ngoài.

+) Chất lượng cây chè và sản phẩm chè tăng chậm và không đồng bộ giữa các vùng. Đó là một thực tế kéo dài nhiều năm qua của ngành chè nước ta. Hai mươi năm

trở lại đây diện tích và sản lượng chè không ngừng gia tăng nhưng chất lượng chè lại thay đổi không đáng kể. Hiện nay, trên 70% diện tích chè Việt Nam hiện nay chỉ phù hợp cho chế biến chè đen, tỷ lệ giống cho chế biến chè xanh và các chè khác chỉ chiếm dưới 30%. Trong khi cơ cấu giống chè của thế giới thì ngược lại: giống chế biến chè đen chỉ chiếm khoảng 10%, giống cho chế biến chè cao cấp chiếm gần 25%, còn lại là giống chế biến được cả chè đen và chè xanh. Các giống chè mới cho năng suất chất lượng cao đã được triển khai ở nhiều vùng nhưng quá trình này diễn ra chậm và nhiều nơi chỉ coi đây là hình thức thử nghiệm. Các giống mới chủ yếu được áp dụng trồng ở các diện tích mới canh tác, chưa mạnh dạn trồng thay thế cây chè cũ trên quy mô rộng.

Giống chè có chất lượng thấp là căn nguyên nhân chính làm giảm chất lượng sản

phẩm chè Việt.

Nguyên nhân thứ hai : Ngành chè và chính quyền địa phương vẫn chưa theo sát,

quán triệt chặt chẽ quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến chè. Nhiều địa phương chỉ phổ biến kỹ thuật xong là bỏ đó, mà không liên tục theo sát kiểm tra giám sát quá trình thực hiện. Người dân do hám lợi đã sử dụng thuốc sâu tràn lan, hái chè không đúng lứa, đúng cách làm cho sản phẩm kém chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao. Cùng với đó việc thu mua nguyên liệu cũng diễn ra ồ ạt, không có phân loại chè, chè tốt chè xuất đều đánh đồng cho vào sản xuất. Việc xử lý các nhà máy, cơ sở sản xuất vi phạm vệ sinh thực phẩm cũng không nghiêm. Nhìn chung công tác quản lý của ngành chè còn mang tính chủ quan và chưa sâu sát.

+) Quy hoạch trồng và sản xuất chè kém dẫn đến trồng và tự sản xuất tràn lan làm giảm giá trị sản phẩm. Thực tế đã bộc lộ rõ yếu điểm này của ngành chè và các

địa phương có vùng chè. Cây chè có giá trị kinh tế cao, mang lại thu nhập hơn hẳn các cây trồng khác là điều mà bất kỳ người nông dân nào cũng nhận ra. Họ sẵn sàng đầu tư để trồng và sản xuất chè với mục đích thu được lợi nhuận cao nhất. Nhưng việc thiếu quy hoạch và kế hoạch phát triển cùng với việc thả nổi sản xuất đã tạo ra tình trạng trồng và sản xuất chè tràn lan tại các địa phương thuộc vùng nguyên liệu chè. Sản xuất chè trong dân lên tới 60 % tổng sản lượng chè, cứ bình quân 3,1 hộ thì

có 1 máy chế biến chè loại nhỏ, riêng ở Thái Nguyên tỷ lệ này còn thấp hơn 1,5 hộ 1 máy và tổng số máy lên tới 29.353 máy năm 2007.

Theo Hiệp hội chè Việt Nam, ở tỉnh Phú Thọ điển hình nhất về sự bất cập giữa vùng nguyên liệu và hệ thống chế biến là vùng Thanh Ba - Hạ Hòa. Trên 1 vùng có tổng diện tích 6.419 ha, sản lượng 31.000 tấn chè búp(tương đương 6.800 tấn thành phẩm) mà có tới 49 cơ sở chế biến với công suất 544 tấn/ngày tương đương 16.300 tấn sản phẩm/năm. Như vậy, số cơ sở sản xuất toàn địa bàn với tổng công suất vượt quá 2,4 lần năng lực sản xuất nguyên liệu trong vùng.

Hà Giang có sản lượng chỉ bằng 50% Phú Thọ nhưng có tới 400 hộ chế biến chè với quy mô nhỏ, bên cạnh 13 doanh nghiệp và 31 hợp tác xã chế biến.

Ở Thái Nguyên trong 12.000 ha chè kinh doanh có gần 10.000 ha rải rác trong các hộ gia đình. Cả tỉnh có 9 doanh nghiệp chế biến chè công nghiệp nhưng có đến 3.000 máy vò sào mini. Hầu hết các nhà máy đều không có vùng nguyên liệu riêng. Vì vậy, hiện tượng đẩy giá nguyên liệu lên cao đã thành "cuộc chiến" giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với hàng nghìn lò vò chè. Cuộc chiến này không chỉ làm cho doanh nghiệp lao đao mà còn khiến cho người trồng chè tới đây sẽ khó khăn nhiều, do cây chè bị kiệt sức vì khai thác quá mức.

Nguyên nhân chính của hạn chế này là sự phát triển thiếu quy hoạch và kế hoạch

của ngành chè và các địa phương có vùng chè.

Nguyên nhân thứ hai : Thiếu tiếng nói chung giữa doanh nghiệp và người trồng chè. Nông dân thì cứ tự phát mở rộng diện tích chè, tự chọn giống, còn doanh nghiệp

thì không ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho người nông dân ngay khi xuống giống mà thực hiện chiêu “kê ghế canh bà hàng xóm” - thu mua chè bằng những cái giá rả mạt vào cuối mùa thu hoạch vì biết rằng người dân biết bán cho ai. Người nông dân là người trực tiếp làm ra nguyên liệu, nhà doanh nghiệp là người đứng ra thu mua nguyên liệu và làm ra thành phẩm nên 2 nhà này gặp nhau được thì mới tránh được tình trạng lúc chè được mùa thì không biết bán ở đâu, khi chè có giá thì không tìm đâu ra sản phẩm để bán.

chuyền sản xuất chè hiện đại. Còn lại hầu hết các nhà máy sử dụng dây chuyền, máy móc sản xuất công nghệ OTD của Liên Xô và Trung Quốc cũ và chủ yếu để sản xuất chè đen. Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp đã ít lại giàng trải nên không hiệu quả. Còn khâu đầu tư nghiên cứu phát triển giống và kỹ thuật canh tác lại phụ thuộc chủ yếu vào ngân sách, bộ NN&PTNN, các viện nghiên cứu trung ương. Nên quá trình huy động và sử dụng vốn càng kém hiệu quả và không có trọng tâm. Hiện nay nước ta có nhiều chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp nhưng dành riêng cho ngành chè lại rất ít và khó tiếp cận.

Nguyên nhân chủ yếu của bất cập này ngoài việc ngân sách nhà nước dành cho

nông nghiệp nhỏ lại dàn trải thì phải kể đến những chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài kém hiệu quả. Quá trình cổ phần hóa diễn ra chậm. Chúng ta chưa có một chính sách định hướng, mở cửa, ưu đãi cho các doanh nghiệp đi sâu vào phát triển sản xuất chè đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài. Hiện mới có duy nhất công ty chè Phú Bền – Phú Thọ là công ty 100% vốn nước ngoài có công nghệ sản xuất hiện đại và vùng nguyên liệu riêng.

+) Sự phát triển vùng nguyên liệu chưa tương xứng với tiềm năng. Mặc dù

nước ta có nhiều lợi thế về tự nhiên, đất đai và lao động nhưng hiện nay cây chè vẫn chưa tận dụng hiệu quả những lợi thế này. Chúng ta đang lãng phí những diện tích đất màu mỡ vào những cây nông nghiệp có giá trị kinh tế thấp và những diện tích chè già cỗi năng suất thấp. Hàng năm diện tích trồng mới của ngành chè còn thấp; bình quân cả nước đạt 4000 ha trong 3 năm 2006 – 2008 trong đó có 1500ha mới là diện tích mở rộng. Nước ta vẫn còn hàng vạn ha đất đồi núi chưa được khai thác đặc biệt là ở Việt Bắc, Thái Nguyên, Lâm Đồng.

Nguyên Nhân chủ yếu của hạn chế này chủ yếu là do nguyên nhân chủ quan thuộc về phía chính quyền và ngành chè. Nguyên nhân do địa hình khó khăn nên khó khai thác chỉ là thứ yếu nếu chúng ta quyết tâm đạt được.

Một phần của tài liệu Phát triển vùng nguyên liệu chè gắn với phát triển nông nghiệp nông thôn (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w