Những đổi thay ở nông thôn mới đến từ cây chè.

Một phần của tài liệu Phát triển vùng nguyên liệu chè gắn với phát triển nông nghiệp nông thôn (Trang 34 - 36)

2) Thực trạng phát triển tại các vùng nguyên liệu chè chủ đạo 2.1 Đặc điểm chung của các vùng nguyên liệu chè

2.2.3 Những đổi thay ở nông thôn mới đến từ cây chè.

Những đồi chè xanh trải rộng hàng trăm ha bên những con đường mới mở và những thị trấn, thị xã mới là những gì có thể nhận thấy ngay ở những vùng nguyên liệu chè. Hai mươi năm trở lại đây cây chè đã khẳng định được giá trị và vị thế trong ngành nông nghiệp và mang lại những thay đổi sâu sắc cho các vùng nông thôn, miền núi. Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, đất đai và giá trị cao hơn hẳn các cây

nguồn thu nhập cao và ổn định cho các hộ trồng chè và dần đẩy lùi đói nghèo tại các vùng nông thôn và miền núi. Điển hình cho việc đẩy lùi đói nghèo là tại Chợ mới (Bắc cạn), Hoàng Su Phì (Tuyên Quang), Tân Cương (Thái Nguyên), Ba Vì (Hà Tây) và đặc biệt là tại Định Hóa – Thái Nguyên. Ở các huyện này trước năm 2000 có tới hơn 30% số hộ đói nghèo, còn lại là các hộ trung bình khá có thu nhập thấp. Nguồn thu nhập chủ yếu vẫn là từ cây lúa và nghề thủ công, cây chè được trồng nhưng chỉ với diện tích nhỏ và năng suất thấp. Từ năm 2000 , do nhận thức đúng đắn về giá trị và lợi thế của cây chè; chính quyền các địa phương này đã xác định cây chè là cây trồng mũi nhọn giúp xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập. Cùng với sự hỗ trợ từ phía nhà nước và sở NN&PTNN các địa phương này đã có những cách làm và chính sách phù hợp nhằm phát triển cây chè. Tận dụng tốt nguồn vốn xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện cho người dân vay vốn, thành lập những liên hội chè nhỏ, phổ biến kỹ thuật canh tác mới và tăng cường đầu tư ứng dụng các giống chè mới năng suất là những cách làm thiết thực và hiệu quả. Qua đó diện tích chè không ngừng tăng lên nhanh chóng qua nhiều năm đặc biệt là diện tích chè có năng suất cao. Đến hết năm 2009 tại Chợ mới diện tích chè đạt 622 ha, Hoàng Su Phì là 3148ha, tại Ba vì là 1700ha,… với năng suất trung bình từ 1 - 3 tấn/ha và cho thu nhập từ 20 – 50 triệu/ha. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 10% và nhiều hộ vươn lên thành triệu phú. Cây chè tạo ra việc làm cho hàng triệu lao động không chỉ tại các vùng nguyên liệu mà còn ở các vùng lân cận hình thành nên những cụm dân cư mới. Nhờ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất chè, các công trình giao thông , hệ thống thủy lợi, mạng lưới điện, các công trình phục vụ dân sinh được xây mới, nâng câp, mở rộng đến từng thôn bản. Hiện nay tại các vùng nguyên liệu chè 100% có điện lưới quốc gia, 90% có đường giao thông đến tận thôn bản và 95% các xã có trạm y tế và nhà văn hóa. Nhiều xã, huyện ở các vùng nguyên liệu chè đã vươn lên trở thành thị trấn, thị xã như : thị xã Mộc Châu(Sơn La), thành phố Điện Biên phủ(tỉnh Điện Biên), Tp Thái Nguyên(tỉnh Thái Nguyên), Tp Việt Trì(Phú Thọ),...

Hiện nay Bộ NN&PTNN và nhiều doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài đã đầu tư và triển khai các dự án tại nhiều vùng nguyên liệu chè nhằm tận dụng lợi thế của vùng. Chương trình cho vay vốn từ nguồn vốn xóa đói giảm nghèo, Đề án cải tạo và thay thế giống chè già của bộ NN&PTNN hay dự án “ nâng cao năng lực về sản xuất và tiêu thụ chè an toàn” của Hà Lan đang được triển khai ở xã Tân Cương – Thái

Nguyên và nhiều dự án liên quan khác. Đây chính là cơ hội nắm bắt vốn đầu tư để phát triển ngành chè và nông thôn mới.

Giá trị của cây chè trong việc phát triển nông nghiệp nông thôn đã được khẳng định trên thực tế. Cây chè đã mang đến sự trù phú trên những vùng nông thôn, miền núi đó là điều mà bất kỳ ai cũng nhận thức được. Tuy nhiên cây chè chỉ có thể phát huy giá trị khi được nhận thức đúng và phát triển đúng hướng, đúng cách.

Một phần của tài liệu Phát triển vùng nguyên liệu chè gắn với phát triển nông nghiệp nông thôn (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w