Giải pháp về quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu chè.

Một phần của tài liệu Phát triển vùng nguyên liệu chè gắn với phát triển nông nghiệp nông thôn (Trang 51 - 52)

2) Giải pháp phát triển vùng nguyên liệu chè trong giai đoạn tới.

2.2.Giải pháp về quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu chè.

Việc quy hoạch vùng nguyên liệu chè cần phải dựa trên các yếu tố sau : rà soát các quy hoạch đã có, khả năng mở rộng diện tích, công suất của các nhà máy, cơ sở chế biến, khả năng về vốn và lao động. Điều này sẽ giúp cho việc quy hoạch sát với thực tế và có hiệu quả lâu dài. Giải pháp cụ thể :

+) Xây dựng chính sách hợp lý nhằm khai thác tốt vốn đất. Tránh việc quá đi sâu vào mở rộng diện tích sẽ lấn sang các diện tích cây trồng có hiệu quả khác phá vỡ cân bằng từ nhiên và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp hoặc tốn qua nhiều chi phí vào những diện tích đất không phù hợp, khó khăn trong cải tạo và sử dụng.

+ Xây dựng quy hoạch tổng thể và các quy hoạch nhỏ và ngắn hạn để phù hợp với nguồn lực hiện có. Hiện nay nhiều địa phương đang xây dựng quy hoạch vùng nguyên liệu quá lớn trong khi các nguồn lực về giống, vốn và lao động không đảm bảo.

+) Xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung, chuyên canh và thâm canh nhằm phát huy tốt nhất lợi thế nguồn lực và gắn với việc bảo vệ môi trường phủ xanh đất trống

đồi núi trọc. Quy hoạch vùng nguyên liệu cũng cần gắn với quy hoạch cơ sở, nhà máy sản xuất phù hợp; khắc phục tình trạng đầu tư co sở sản xuất tràn lan dẫn đến khó kiểm soát chất lượng sản phẩm và mất cân bằng cung cầu và phá giá sản phẩm.

+) Quy hoạch vùng nguyên liệu phải luôn đi đôi với quy hoạch sản xuất và khu dân cư. Việc uy hoạch này phátlà tổng thể từ vùng nguyên liệu, cơ sở sản xuất và vùng dân cư vì tất các đều nằm trong vùng nông thôn. Việc quy hoạch, bố trí hợp lý sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới phát triển nông thôn. Nếu như phân bổ không tốt sã phát sinh chi phí đi lại, vận chuyển. Nó cũng có ảnh hưởng tới việc xây dựng và đặt các hệ thống điện, giao thông, các cơ sở phục vụ dân sinh( trường học, trạm y tế, …). Chúng ta nên sử dụng mô hình cụm dân cư, khu sản xuất là trung tâm và vùng nguyên liệu bao quanh như vậy sẽ hình thành nên các huyện, thị xã, thành phố với đầy đủ hệ thông cơ sở hạ tầng mà vẫn đảm bảo phát triển vùng nguyên liệu mà thị xã Mộc Châu là một điển hình.

Một phần của tài liệu Phát triển vùng nguyên liệu chè gắn với phát triển nông nghiệp nông thôn (Trang 51 - 52)