Các động lực thúc đẩy phát triển vùng nguyên liệu chè.

Một phần của tài liệu Phát triển vùng nguyên liệu chè gắn với phát triển nông nghiệp nông thôn (Trang 47 - 49)

1) Phương hướng phát triển vùng nguyên liệu chè.

1.2.3.Các động lực thúc đẩy phát triển vùng nguyên liệu chè.

Hiện nay ngành chè Việt Nam sau nhiều năm hình thành và phát triển đã đạt được những thành tựu đáng kể về thị trường, phát triển quy mô sản xuất, dây chuyền công nghệ và nguồn vốn đầu tư. Đây là những tiềm lực lớn đã và đang được tích lũy trở thành nguồn nội lực cho quá trình phát triển. Động lực lớn nhất để phát triển ngành chè đó chính là một thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước.

a) Thị trường và nhu cầu tiêu thụ.

+) Thị trường trong nước : đang là thị trường tiềm năng chưa được đầu tư khai thác đúng mức. Hiện tiêu thụ trong nước mới đạt khoảng 20% sản lượng sản xuất hàng năm và chủ yếu là chè đen. Nhưng với tốc độ phát triển kinh tế nhanh (Bình quân tăng trưởng GDP 7%/năm) đã làm cho thu nhập bình quân/người của nước ta tăng đáng kể và đạt 1000USD năm 2009. Thu nhập tăng đồng nghĩa với nhu cầu tiêu dùng sản phẩm tăng. Hiện nay người tiêu dùng đã dần nhận thức được lợi ích của chè nên xu hướng chuyển sang uống chè thay thế các sản phẩm nước uống đắt đỏ khác

ngày càng tăng. Lượng tiêu thụ trong nước không chỉ tăng về số lượng mà cơ cấu tiêu dùng cũng dần chuyển sang các sản phẩm cao cấp hơn. Tiêu thụ chè trong nước đang giữ được mức tăng 5% năm và dự kiến đến năm 2015 đạt 45 nghìn tấn, tăng 10 nghìn tấn so với hiện nay.

+) Thị trường xuất khẩu : chính là động lực chính cho sự phát triển. Với việc đạt được ví trí thứ 5 thế giới về xuất khẩu về kim ngạch và số lượng, với hơn 110 quốc gia trong đó đã đăng ký thương hiệu tại 70 quốc gia; đã dánh dấu bước đi vượt bậc của ngành chè Việt Nam. Điều đó đã mở ra cơ hội lớn cho ngành chè khi mà nhu cầu thế giới ngày càng gia tăng đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2007 – 2008. Tiêu thụ chè thế giới luôn tăng vượt sản lượng thu hoạch trong giai đoạn 2005- 2009. Theo dự báo của FAO, trong giai đoạn 2009 - 2010, nhập khẩu chè đen thế giới ước tính khoảng 1,15 triệu tấn, mức tăng trung bình khoảng 0,6%/năm. Trong khi đó, tổng kim ngạch của 10 nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới đạt gần 3,5 tỉ đô la Mỹ, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm 2007. Tình trạng thiếu cung chè sẽ càng thêm trầm trọng trong năm 2010 do sản lượng ở châu Phi, Sri Lanka và Ấn Độ tăng không theo kịp nhu cầu.

Thị trường Ai Cập là một trong những nước tiêu thụ chè đen lớn trên thế giới. Mỗi năm Ai Cập nhập khẩu khoảng 75 nghìn tấn chè. Hiện nay, Ai Cập chủ yếu nhập chè từ các nước Kenya, Malawi, Tanzania, Sri Lanka... Với Việt Nam đây là một thị trường mới được các doanh nghiệp quan tâm và khảo sát. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu 2008/2007 của Ai Cập cũng ở mức tương đối cao, đạt 66,79%. Như vậy, thị trường Ai Cập cũng là một trong những thị trường được đánh giá là thị trường tiềm năng cho xuất khẩu chè của Việt Nam trong thời gian tới.

Thị trường chè thế giới đang rộng cửa chào đón chè Việt nam. Tuy nhiên, đàng hoàng bước vào thị trường hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào cách thức ứng xử của ngành chè Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu chè nói riêng. Để làm được điều này không dễ nhưng cần làm ngay để ngành chè thực sự chiếm lĩnh được thị trường thế giới.

toàn quốc. Hiện nay nước ta có tới 10 giống chè tốt cho năng suất chất lượng cao có thể canh tranh với các loại chè khác của các nước trên thế giới như : Shan Tuyết, Bát Tiên, PH1,…và đã đượng nhân rộng ra cơ bản 60% tổng diện tích chè. Song song với cải tạo giống chúng ta cũng hoàn thiện quy trình sản xuất và đầu tư đổi mới dây chuyền máy móc sản xuất. Sản phẩm làm ra cơ bản đạt yêu cầu chất lượng quốc tế cho phép sản phẩm chè Việt Nam có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Hiện nay ngành chè nước ta đã hội đủ mọi điều kiện để có thể phát huy tốt nhất lợi thế nguồn lực cho phát triển, việc quan trọng là phải làm như thế nào để khắc phục những nhược điểm và xây dựng kế hoạch phát triển lâu dài. Đây cũng chính là mục tiêu chính của đề án là tìm ra giải pháp khắc phục hạn chế, phát huy lợi thế đưa ngành chè phát triển bền vững trong tương lai; sẽ được đề cập trong phần tiếp theo.

Một phần của tài liệu Phát triển vùng nguyên liệu chè gắn với phát triển nông nghiệp nông thôn (Trang 47 - 49)