Mục tiêu phát triển của ngành chè đến năm 2015.

Một phần của tài liệu Phát triển vùng nguyên liệu chè gắn với phát triển nông nghiệp nông thôn (Trang 46 - 47)

1) Phương hướng phát triển vùng nguyên liệu chè.

1.2.2.Mục tiêu phát triển của ngành chè đến năm 2015.

Mục tiêu của ngành chè Việt Nam trong thời gian tới là phát triển một thương hiệu chè Việt Nam an toàn trên cơ sở những vùng nguyên liệu sạch, đảm bảo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của châu Âu, Nhật Bản. Hiện nay, đã có khoảng 70% nguyên liệu chè đạt được các tiêu chuẩn an toàn của châu Âu, song cần phải tiếp tục nâng cao tỷ lệ này. Mục tiêu đến giai đoạn 2010 - 2015, diện tích chè được trồng mới và thay thế đạt mức độ ổn định khoảng 140.000 ha, năng suất bình quân đạt 9 - 10 tấn búp/ha, cho tổng sản lượng 1,2 - 1,4 triệu tấn búp tươi, tương đương 240.000 - 280.000 tấn chè thành phẩm. Trong đó, khối lượng xuất khẩu khoảng 200.000 tấn với cơ cấu 50% chè đen, 20% sản phẩm chè mới có giá trị cao và 30% chè xanh chất lượng cao, đạt giá trị xấp xỉ 300 triệu USD. Song song với đó là tạo ra việc làm thường xuyên và thu nhập ổn định cho 2,5 triệu lao động, nâng mức thu nhập bình quân lên 50 triệu đ/ha.

Bảng 10: Mục tiêu định hướng phát triển sản xuất và tiêu thụ chè giai đoạn 2010 – 2015.

2010 975 195 155 209 40 53,92011 1005 201 160 225 41 65 2011 1005 201 160 225 41 65 2012 1035 207 165 243 42 62 2013 1065 213 170 262 43 66 2014 1095 219 175 282 44 71 2015 1125 225 180 304 45 76

(Nguồn : Dự báo và mục tiêu phát triển chè đến năm 2015 của hiệp hội chè VN))

Bình quân tốc độ tăng trưởng của sản xuất và xuất khẩu đạt 2,5%. Mục tiêu này hoàn toàn có thể thực hiện được nếu chúng ta xây dựng và thực hiện tốt quy hoạch vùng nguyên liệu và cải thiện chất lượng sản phẩm. Giải quyết được hai bài toán khó này cũng là một mục tiêu lớn của ngành chè, làm được có nghĩa là chúng ta đã thành công một nửa. Để có thể cải thiện về chất lượng sản phẩm ngành chè nước ta đã xác định phải bắt đầu từ giống vì giống chè là yếu tố quyết định chất lượng sản phẩm. Ngành chè đã xác định mục tiêu đến năm 2015 đạt trồng mới và thay thế 70% là giống chè năng suất, chất lượng cao và đảm bảo 100% nhu cầu về giống cho toàn bộ diện tích hiện có và mở rộng. Song song với đảm bảo giống ngành chè cũng tích cực thu hút đầu tư vào việc trồng và sản xuất cũng như nghiên cứu phát triển giống. Việc nhanh chóng cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả cũng là một mục tiêu cần phải chú trọng để ngành chè có được sự phát triển toàn diện.

Một phần của tài liệu Phát triển vùng nguyên liệu chè gắn với phát triển nông nghiệp nông thôn (Trang 46 - 47)