Giải pháp gắn kết giữa phát triển vùng nguyên liệu chè và phát triển nông nghiệp nông thôn.

Một phần của tài liệu Phát triển vùng nguyên liệu chè gắn với phát triển nông nghiệp nông thôn (Trang 54 - 57)

2) Giải pháp phát triển vùng nguyên liệu chè trong giai đoạn tới.

2.4.Giải pháp gắn kết giữa phát triển vùng nguyên liệu chè và phát triển nông nghiệp nông thôn.

nghiệp nông thôn.

Qua những phân tích ở các phần trước chúng ta đã thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa vùng nguyên liệu chè và nông nghiệp nông thôn. Việc có những giải pháp kết hợp hài hòa sự phát triển của hai khu vực này có ý nghĩa rất to lớn cho phát triển đất nước.

xứng. Để thực hiện điều này thì khi hoạch định chính sách thì cần ra soát xem ở địa phương đó đã áp dụng chính sách gì để có thể tận dụng và hỗ trợ chính sách đã đưa ra phát huy hiệu quả cao nhất.

+) Các địa phương nằm trong vùng nguyên liệu chè cần nắm bắt, tận dụng và chuyển đổi tốt các chính sách về phát triển nông nghiệp nông thôn để phát triển vùng nguyên liệu chè. Áp dụng đúng đối tượng, nhu cầu cho sự phát triển.

+) Phải có kế hoạch, quy hoạch phát triển hài hòa nông nghiệp nông thôn và vùng nguyên liệu. Phải có sự tương xứng về quy mô và chất lượng phát triển. Tránh tình trạng phát triển vùng nguyên liệu quá lớn không tương xứng với cung lao động, hoặc bỏ qua phát triển các ngành nghề khác của nông nghiệp nông thôn. Và ngược lại.

+) Việc phát triển vùng nguyên liệu chè phải gắn chặt với an ninh lượng thực và đảm bảo cơ cấu cây trồng nông nghiệp. Tại các vùng chuyên canh cây chè phải chú trọng đầu tư hệ thống giao thông nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu thụ và trao đổi hàng hóa tiêu dùng, lương thực.

+) Không qua lạm dụng mở rộng diện tích, tăng sản lượng chè mà tàn phá rừng và các tài nguyên khác, gây ô nhiềm đất, nước; sẽ gây nên những hậu họa khôn lường hủy hoạt môi trường sống và ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động và người dân sinh sống trong vùng nguyên liệu.

+) Kinh tế chè chỉ là một phần trong kinh tế nông thôn, việc phát triển ngành chè phải tiến hành song song với công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và ngược lại quá trình hiện đại hóa cũng có ảnh hưởng tích cực giúp ngành chè phát triển.

KẾT LUẬN

Cây chè Việt Nam đã có một bề dày lịch sử phát triển. Mặc dù có nhiều thăng trầm, thay đổi nhưng cây chè vẫn giữ được vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp. Tạo ra việc làm và thu hút hàng triệu lao động nông nghiệp, cây chè không chỉ nâng cao thu nhập cho người trồng và sản xuất chè mà còn đóng góp không nhỏ vào phát triển nông nghiệp, nông thôn. Từng bước làm thay đổi diện mạo nông thôn mới. Trong nhiều năm qua ngành chè nước ta đã có được những thành tựu đáng kể đặc biệt là trong việc phát triển thị trường xuất khẩu. Nhưng nhiệm vụ đặt ra hiện nay

là phải giữ vững được thị trường và dần nâng cao giá trị của sản phẩm chè Việt Nam. Nước ta có những điều kiện tự nhiên và xã hội rất phù hợp với việc phát triển cây chè vì vậy để nâng cao giá trị sản phẩm chè cần tận dụng tốt các lợi thế này. Hiện nay, ngành chè nước ta tuy đã đạt được sự phát triển mạnh nhưng vẫn bộc lộ nhiều yếu kém đặc biệt là chất lượng chè. Chất lượng chè kém là do hệ quả của một chuỗi các tác động; bắt đầu từ giống, công nghệ sản xuất, quy hoạch và quản lý chất lượng. Chất lượng chè kém đang làm cho xuất khẩu chè của nước ta mất dần giá trị do giá mua thấp. Để khắc phục được nhược điểm này thì cần phải có những cải cách mang tính hệ thống, toàn diện trên tất cả các vấn đề: quy hoạch, phát triển giống, huy động và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư,….Hiện nay cây chè nước ta đã được xác định là cây trồng chủ đạo giúp xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống nhân dân. Đảng và nhà nước ta đang tạo những điều kiện thuận lợi để ngành chè phát triển. Song song với đó việc phát triển nông nghiệp nông thôn cũng được coi là nhiệm vụ trọng tâm. Vì vậy khi thực hiện các giải pháp phát triển vùng nguyên liệu chè cần chú trọng đến mối quan hệ giữa vùng nguyên liệu và nông nghiệp nông thôn để có thể tận dụng và gắn kết các chính sách liên quan hướng đến mục tiêu cao nhất. Phát triển vùng nguyên liệu chè là tất yếu trong quá trình phát triển của ngành chè nói riêng và nông nghiệp nói chung. Đặt trong bối cảnh hội nhập việc phát triển này sẽ có nhiều cơ hội nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Nhưng với những gì đa làm được chung ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào một tương lai tươi sáng của ngành chè, để thương hiệu

Một phần của tài liệu Phát triển vùng nguyên liệu chè gắn với phát triển nông nghiệp nông thôn (Trang 54 - 57)