Vùng núi và trung du Bắc bộ.

Một phần của tài liệu Phát triển vùng nguyên liệu chè gắn với phát triển nông nghiệp nông thôn (Trang 28 - 32)

2) Thực trạng phát triển tại các vùng nguyên liệu chè chủ đạo 2.1 Đặc điểm chung của các vùng nguyên liệu chè

2.2.1Vùng núi và trung du Bắc bộ.

2.2.1.1 Đặc điểm tự nhiên.

Vùng núi và trung du phía bắc mang đậm đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân hóa theo độ cao. Một năm có 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa thường từ tháng 4 đến tháng 9, nhiệt độ trung dao động từ 13 đến 30 độ C, lượng mua khá lớn trung bình hàng năm 1200 – 2500 mm; riêng vùng tây bắc vào mùa này còn phải chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam (gió Lào) nên nhiệt độ cao hơn và lượng mưa ít hơn các khu vực khác. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3, do hoạt động của gió mùa đông bắc nên mùa đông đến sớm và nhiệt độ hạ thấp có nơi lạnh tới 0 độ c và có tuyết rơi. Nhiệt độ trung bình thấp phổ biến từ 8 đến 20 độ, lượng mưa ít từ 100 – 450 mm và có xuất hiện sương muối có tác hại lớn đến sinh trưởng của cây chè. Ngoài ra vùng núi trung du phía bắc còn tồn tại kiểu khí hậu phân theo độ cao, càng lên cao nhiệt độ càng giảm nhưng độ ẩm lại tăng dần. Đây là vùng núi cao của Việt Nam nên độ ẩm khá lớn thường từ 70 đến 90% là điều kiện sinh trưởng lý tưởng của cây chè.

Điều kiện đất đai : Đất đai của vùng này chủ yếu là đất Feralit hình thành trên

phiến thạch sét biến chất, đá nai biến chất, phiến thạch mica biến chất. Đất có màu nâu đỏ hoặc đỏ vàng tơi xốp , tầng canh tác mỏng và thường xuyên bị xói mòn do mưa lũ. Tuy nhiên nếu cải tạo tốt sẽ thành loại đất rất phú hợp với cây chè. Tại vùng này diện tích đất canh tác có thể mở rộng lớn đặc biệt là về phía Tây Bắc.

Điều kiện sinh vật : Vùng núi và trung du Bắc Bộ có một thảm thực vật phong

phú, đa dang; nhiều cánh rừng lớn với hàng trăm các loài động thực vật quý hiếm. Tuy nhiên trong nhiều năm qua do việc khai thác quá mức tài nguyên rừng và việc chặt phá rừng bừa bãi đã gây ảnh hưởng lớn đến khí hậu. Tình hình mưa lũ, xói mòn đấy đang diễn ra khá nghiêm trọng gây hạt lớn đến các vùng nguyên liệu chè, làm

2.2.1.2 Tình hình sản xuất.

Vùng núi và trung du bắc bộ là vựa chè lớn nhất cả nước bao gồm 22 tỉnh, thành trồng chè với tổng diện tích canh tác gần 100 ngàn ha, chiếm 75% diện tích chè của toàn quốc.

Bảng 8 : Tổng diện tích trồng chè và sản lượng chè của vùng núi và trung du Bắc bộ năm 2007. Tỉnh Tổng diện tích (1000ha) Diện tích cho sản phẩm (1000ha) Năng suất ( tấn/ha) Sản lượng (1000 tấn) Diện tích trồng mới (1000ha) Sơn La 4,58 3,91 7,5 29,325 8,4 Lai Châu 4,27 3,394 5,0 16,97 7,2 Điện Biên 0,237 0,187 6,0 1,122 2,0 Hà Giang 15,56 12,5 4,0 50,0 Yên Bái 12,392 10,588 6,5 68,82 1,6 Tuyên Quang 6,509 5,548 6,5 36,062 1,5 Lào Cai 4,472 3,510 4,5 15,795 3,5 Bắc Cạn 1,86 1,792 4,0 7,168 0,95 Cao Bằng 0,612 0,524 5,5 2,882 0,54 Quảng Ninh 1,272 0,654 8,0 5,232 2,50 Lạng Sơn 0,518 0,510 5,0 2,550 2,0 Bắc Giang 0,588 0,588 4,0 2,352 1,0 Thái Nguyên 16,641 14,662 8,8 129,025 0,860 Phú Thọ 12,760 10,809 6,8 73,501 1,24 Hòa Bình 3,458 3,294 4,5 14,823 1,60 Hà Tây 2,078 2,015 5,0 10,075 1,90 Hà Nội 0,578 0,578 5,0 2,890 Vĩnh Phúc 0,136 0,136 5,0 0,680 Thanh Hóa 1,100 0,967 4,0 3,868 Nghệ An 8,320 6,340 7,0 44,380 Hà Tĩnh 1,124 0,724 7,3 5,285 Tổng 99,065 83,23 6,28 522,805 36,79

( Nguồn tổng hợp và tính toán theo số liệu của tổng cục thống kê)

Năm 2007 mặc dù thị trường chè thế giới có biến động bất lợi do cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng vùng chè Bắc bộ vẫn duy trì được diện tích canh tác và còn mở rộng trồng mới được 36,79 nghìn ha. Theo thống kê sơ bộ năm 2009 tổng diện tích của vùng đã đạt gần 120 nghìn ha với năng suất bình quân đạt gần 7 tấn/ha. Do địa hình và tự nhiên của mỗi phân vùng, mỗi tỉnh có khác nhau nên các giống chè được trồng cũng khác nhau và mang những hương vị riêng biệt. Tại khu vực Tây bắc gồm

3 tỉnh Sơn La, Lai Châu và Điện Biên giống chè chủ yếu là chè Shan Tuyết, trồng chủ yếu ở độ cao là 500m – 1000m, cho năng suất cao nhất trong các giống chè hiện nay 16 tấn/ha. Đây là một loại chè nổi tiếng thơm ngon và đã có thương hiệu với 2 dòng sản phẩm là chè ÔLong và chè Shan Tuyết. Hiện tại đây có khoảng 20 đơn vị sản xuất chè có quy mô công nghiệp với công suất trên 15 tấn búp tươi/ngày và hàng trăm hộ trồng và chế biến thủ công. Tổng công suất của cả tiểu vùng Tây Bắc khoảng 350 tấn/ngày. Với lợi thế về diện tích đất đồi núi nên khả năng mở rộng diện tích của vùng là rất lớn. Năm 2007 diện tích mở rộng đạt trên 8 nghìn ha tuy nhiên do dự án chè cao sản của Nhật do bộ NN&PTNT triển khai tại Mộc Châu - Sơn La thất bại nên diện tích trồng mới đã giảm rõ rệt và gây lãng phí hàng chục tỷ tiền cây giống và chi phí chăm sóc. Đây cũng là một hậu quả để lại do việc đầu tư ồ ạt không có kế hoạch và nghiên cứu kỹ lưỡng.

Khu vực Việt Bắc Hoàng Liên bao gồm 6 tỉnh Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang, Lào Cai, Bắc Cạn, Cao Bằng. Tại đây chè được trồng đại trà là giống chè trung du với năng suất trung bình, ước đạt 5,8 – 10 tấn/ha. Hiện nay các tỉnh đang triển khai khai thác vùng đất trên núi cao để trồng giống chè Tuyết Shan có năng xuất, chất lượng cao và dần hướng tới thay thế giống chè cũ cho năng suất thấp; đi đầu là 2 tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái với hơn 3000 ha chè mới. Ngoài diện tích chè đồi công nghiệp ở đây còn có chè rừng dân tộc do đồng bào dân tộc tự trồng, tự chế biến đã rất nổi tiếng từ xưa như chè Lũng Phì, Suối Giàng,…Tuy nhiện diện tích và sản lượng khá nhỏ. Trên địa bàn có hàng trăm cơ sở sản xuất chè lớn nhỏ nhưng có 2 doanh nghiệp lớn là công ty chè Trần Phú (Yên Bái) và công ty chè Sông Lô – Tuyên Quang. Đây là 2 doanh nghiệp lớn có vùng nguyên liệu chè rộng và hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. Công ty chè Trần Phú có 507ha chè nguyên liệu với năng suất 4,5tấn/ha cùng với một nhà máy chè đen công Nghệ OTD công suất 50 tấn búp tươi/ngày. Công ty chè Sông Lô – Tuyên Quang có vùng nguyên liệu rộng 1.258 ha, sản lượng 11 nghìn tấn/năm. Công ty hiện đang trồng và phát triển các giống chè cao sản cho năng suất, chất lượng cao như Bát Tiên, Đại Bạch Trà, Shan Tuyết Lai 1 và Lai 2 cùng với quy trình sản sản xuất hiện đại, đảm bảo yêu cầu quốc tế. Công ty sử

Khu vực Đông bắc gồm 3 tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang. Mặc dù chỉ có hơn 3000 ha chè nhưng chủ yếu là giống chè chất lượng cao : Kim Tuyên, Bát Tiên, Thúy Ngọc của Đài Loan để sản xuất ra dòng sản phẩm chè cao câp Ôlong. Đặc biệt tại Lạng Sơn có rừng chè cổ thụ Mẫu Sơn không chỉ có giá trị sản xuất chè mà còn có giá trị du lịch, là điểm đến lý tưởng trong khu du lịch Mẫu Sơn. Trong hàng trăm cơ sở sản xuất ở khu vực này thì công ty chè Thái Bình là công ty đi đầu trong sản xuất và đưa các giống chè chất lượng cao vào trồng đại trà. Công ty có 385ha chè năng suất cao trong đó có 250ha chè chất lượng cao của Đài Loan với năng suất trung bình 9 tấn/ha. Các sản phẩm chè ÔLong và Bát Tiên của công ty luôn được ưa chuộng ở các thị trường chè khó tính ở Nga, EU. Công ty có 2 nhà máy sử dụng dây chuyền hiện đại của Nga với công suất 13 tấn/ngày.

Khu vực trung du Bắc bộ bao gồm 6 tỉnh, thành là Thái Nguyên, Phú Thọ, Hòa Bình, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hà Nội. Chè thuộc khu vực này được trồng chủ yếu tại 2 tỉnh Thái Nguyên và Phú Thọ. Giống chè chủ yếu là chè Hạt trung du gieo thẳng và chè cành PH – 1. Đây là vùng trồng chè phát triển sớm nên có nhiều nông trường quốc doanh : Vân Lĩnh, Vân Hùng, Phú Sơn (Phú Thọ); Sông Cầu, Quân Chu (Thái Nguyên); Cửu Long (Hòa Bình). Khu vực này cũng là nơi tập trùng nhiều đơn vị, doanh nghiệp sản xuất chè lớn :

Công ty chè Sông Cầu – Thái Nguyên Công ty chè Quân Chu – Thái Nguyên Công ty chè Phú Đa – Phú Thọ

Công ty cổ phần chè Phú Thọ Công ty chè Phú Bền – Phú Thọ Viện nghiên cứu chè Phú Thọ

Trong đó, công ty chè Phú Bền là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chuyên sản xuất chè CTC có chất lượng tương đương với dòng sản phẩm cao cấp CTC của Kenya. Công ty hiện đang 1.600ha chè cho năng suất, chất lượng cao trung bình đạt 12 tấn/ha. Quy trình sản xuất đảm bảo yêu cầu chất lượng châu âu với dây chuyền sản xuất hiện đại CTC có công suất trên 10 tấn búp tươi/ngày. Các doanh nghiệp còn lại đều sử dụng công nghệ OTD của Nga hoặc của Trung Quốc với sản phẩm chủ yếu là chè xanh đen xuất khẩu sang thị trường châu á.

Ngoài các công ty lớn thì mấy năm gần đây các hộ trồng chè cũng đã tự đầu tư mua máy chế biến chè các loại với công suất và chất lượng khác nhau giúp làm giảm thời gian chế biến, giảm chi phí nhân công, chất đốt và nâng cao năng suất nhưng do thiếu quản lý và quá trình đầu tư ồ ạt gây nên tình trạng cung cầu bất đối xứng mà điển hình là tại Thái Nguyên; có 63,7% so với tổng số hộ trồng chè sử dụng 29.353 máy chế biến chè các loại, bình quân cứ 1, 5 hộ có 1 máy chế biến chè. Trung bình, với một cơ sở chế biến công nghiệp có công suất thiết kế là 4.680 tấn /năm sẽ cần tương ứng 6.205 tấn chè búp tươi. Nếu sử dụng 100% công suất thiết kế thì với 39 cơ sở chế biến công nghiệp, tổng khối lượng nguyên liệu chè mà các cơ sở này cần là 91.467 tấn nguyên liệu chè. Tuy nhiên, trên thực tế, các cơ sở chế biến chè chỉ sử dụng khoảng 50% công suất thiết kế, cụ thể là chế biến 46.036 tấn nguyên liệu chè, trong khi, như đã đề cập ở trên, sản lượng chè búp tươi cung ra thị trường năm 2007 là 125.450 tấn. Từ phân tích thực trạng này cho thấy, cầu về nguyên liệu chè cho công nghiệp chế biến của tỉnh Thái Nguyên còn rất thấp và chưa tương ứng với nguồn cung, dẫn đến một thực tế là rất nhiều nông dân trồng chè vẫn có nhu cầu bán chè nguyên liệu, công suất máy vẫn còn mà chế biến công nghiệp lại đạt tỷ lệ thấp.

Trên đây là những khái quát chung nhất tình hình sản xuất chè tại vùng núi và trung du Bắc bộ là vùng chè lâu đời và lớn nhất cả nước. Song song với quá trình phát triển trồng và sản xuất chè cũng xuất hiện nhiều bất cập cần phải giải quyết trong thời gian tới để vùng có thể đạt được những thành tựu tương xứng với tiềm lực.

Một phần của tài liệu Phát triển vùng nguyên liệu chè gắn với phát triển nông nghiệp nông thôn (Trang 28 - 32)