1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển tiểu thủ công nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới ở thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế

81 859 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 633,51 KB

Nội dung

Vì vậy, việc nghiên cứu và tìm ra giải pháp pháttriển TTCN là hết sức cần thiết đối với kinh tế nông nghiệp nông thôn nước ta hiện nay.Hương Thủy được nâng cấp lên thành thị xã theo ngh

Trang 1

Lời Cảm Ơn

Để thực hiện và hoàn thành tốt khóa luận thực tập tốt nghiệp này em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy (cô) cùng với sự giúp đỡ của các anh (chị) phòng kinh tế thị xã Hương Thủy

Trước hết em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn Th.s Nguyễn Thị Hóa đã tận tình dành nhiều thời gian, công sức trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình xây dựng và thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.

-Em xin chân thành cám ơn thầy cô giáo trong khoa Kinh tế Chính trị, trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã truyền đạt và trang bị cho em những kiến thức quý báu trong quá trình học tập tại trường.

Em xin chân thành cám ơn đến các anh (chị) phòng kinh tế Thị xã Hương Thủy đã giúp đỡ em hoàn thành tốt đề tài này.

Tuy em đã cố gắng hoàn thiện khóa luận thực tập với nội dung khá đầy đủ, song do thời gian thực tập và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót.

Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý, đánh giá của quý thầy (cô) để khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn.

Để tỏ lòng biết ơn, em xin gửi lời đến Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế cùng với các thầy (cô) giáo trong khoa Kinh tế Chính trị luôn mạnh khỏe và hoàn thành tốt sự nghiệp trồng người của mình Chúc anh (chị) phòng kinh tế TX Hương Thủy công tác tốt và gặt hái được nhiều thành công trong công việc cũng như cuộc sống.

Em xin chân thành cám ơn!

Huế, tháng 05 năm 2015 Sinh viên thực hiện

TRƯƠNG HIẾU HẠNH

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ vii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu và nhiệm vụ 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Tình hình nghiên cứu đề tài 3

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Đóng góp của đề tài 4

7 Kết cấu đề tài 4

NỘI DUNG 5

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN TIỂU, THỦ CÔNG NGHIỆP GẮN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 5

1.1 Lý luận chung về Phát triển tiểu, thủ công nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới 5 1.1.1 Một số khái niệm niệm 5

1.1.2.Đặc điểm của ngành tiểu, thủ công nghiệp tại Việt Nam 10

1.1.3.Vai trò của phát triển tiểu, thủ công nghiệp 10

1.1.4 Nhân tố tác động đến sự phát triển tiểu, thủ công nghiệp 13

1.1.5 Phát triển tiểu thủ công nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới là yêu cầu trong giai đoạn hiện nay 15

1.2.Cơ sở thực tiễn 16

1.2.1.Kinh nghiệm một số nước trên thế giới 16

1.2.1.1 Nhật Bản 16

Trang 3

1.2.1.2 Thái Lan 16

1.2.2.Kinh nghiệm một số địa phương trong nước 17

1.2.2.1 Kinh nghiệm tỉnh Bắc Ninh 17

1.2.2.2 Kinh nghiệm tỉnh Lào Cai 18

1.2.3.Bài học rút ra cho thị xã Hương Thủy 19

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TIỂU, THỦ CÔNG NGHIỆP GẮN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 21

2.1.Đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của thị xã Hương Thủy 21

2.1.1.Đặc điểm tự nhiên 21

2.1.1.1 Vị trí địa lý 21

2.1.1.2 Khí hậu, thời tiết 21

2.1.1.3 Địa hình 22

2.1.1.4 Tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản 22

2.1.2.Điều kiện kinh tế - xã hội 25

2.1.2.1 Về dân số và lao động 25

2.1.2.2 Về cơ sở hạ tầng 27

2.1.2.3 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 28

2.1.2.4 Về giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục - thể thao 30

2.1.3.Đánh giá địa bàn nghiên cứu 32

2.1.3.1 Thuận lợi 32

2.1.3.2 Khó khăn 33

2.2.Thực trạng phát triển Tiểu thủ công nghiệp gắn với xây dưng nông thôn mới tại thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế 34

2.2.1 Tình hình phát triển Tiểu thủ công nghiệp ở thị xã Hương Thủy giai đoạn 2011 - 2013 34

2.2.2.Cơ cấu ngành nghề sản xuất và sản phẩm tiểu thủ công nghiệp ở thị xã Hương Thủy 38

2.2.3 Tình hình tổ chức sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp ở thị xã Hương Thủy 44

2.2.4.Tình hình tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp 46

Trang 4

2.2.5.Tình hình lao động trên địa bàn thị xã Hương Thủy 47

2.2.6.Tình hình ứng dụng kĩ thuật và công nghệ vào sản xuất tiểu thủ công nghiệp 49 2.2.7.Vấn đề môi trường trong phát triển tiểu thủ công nghiệp 49

2.2.8.Kết quả điều tra thực tế của tác giả 51

2.3.Đánh giá chung 55

2.3.1.Thành tựu 55

2.3.2.Những tồn tại và khó khăn 56

Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP GẮN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 58

3.1.Phương hướng 58

3.2.Mục tiêu 59

3.2.1.Mục tiêu tổng quát 59

3.2.2.Mục tiêu cụ thể 59

3.3 Giải pháp 60

3.3.1.Công tác quy hoạch, thu hút đầu tư phát triển các ngành nghề TTCN truyền thống 60

3.3.2.Giải pháp về huy động nguồn vốn 61

3.3.3.Giải pháp khoa học - công nghệ 61

3.3.4.Giải pháp về đào tạo và nâng cao tay nghề cho người lao động 62

3.3.5.Giải pháp về thị trường tiêu thụ 63

3.3.6.Giải pháp về nguồn nguyên liệu 63

3.3.7.Phát triển nghề TTCN gắn với bảo vệ môi trường 64

3.3.8.Hoàn chỉnh một số chính sách kinh tế và công tác quản lý của Nhà nước, chính quyền địa phương 65

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66

1 Kết luận 66

2 Kiến nghị 67

2.1 Đối với Nhà nước 67

2.2 Đối với chính quyền địa phương 67

Trang 5

2.3 Đối với các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp 68

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

CN - TTCN : Công nghiệp - Tiểu, thủ công nghiệpKTNT : Kinh tế nông thôn

KT - XH : Kinh tế - xã hộiTTCN : Tiểu, thủ công nghiệp

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Cơ cấu đất đai của thị xã Hương Thủy năm 2013 23Bảng 2.2: Tình hình dân số và lao động của thị xã Hương Thủy năm 2013 26Bảng 2.3: Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế thị xã Hương Trà 2010 - 2013 (theo

giá hiện hành) 29Bảng 2.4: Giá trị sản xuất công nghiệp thị xã Hương Thủy theo giá hiện hành

trong giai đoạn 2010 - 2013 34Bảng 2.5: Giá trị sản xuất CN - TTCN theo giá hiện hành thị xã Hương Thủy giai

đoạn 2010 - 2013 39Bảng 2.6: Sản phẩm CN - TTCN chủ yếu phân theo loại hình kinh tế thị xã

Hương Thủy giai đoạn 2010 - 2013 41Bảng 2.7: Tình hình tổ chức sản xuất CN -TTCN ở thị xã Hương Thủy 45Bảng 2.8: Thị trường tiêu thụ sản phẩm TTCN chủ yếu 46Bảng 2.9: Tình hình lao động đang tham gia hoạt động kinh tế trên địa bàn thị xã

Hương Thủy năm 2013 48Bảng 2.10: Tổng hợp các tác nhân gây ô nhiễm môi trường trong các ngành nghề

TTCN ở thị xã Hương Thủy 50Bảng 2.11: Tình hình sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất được điều tra 53

Trang 7

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Trang

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế thị xã Hương

Thủy năm 2013 27Biểu đồ 2.2: Cơ cấu kinh tế thị xã Hương Thủy năm 2013 30Biểu đồ 2.3: Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh thị xã Hương Thủy

năm 2010 36 Biểu đồ 2.4: Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh thị xã Hương Thủy

năm 2013 35Biểu đồ 2.5: Giá trị sản xuất CN - TTCN ở thị xã Hương Thủy giai đoạn 2010 - 2013 40

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Phát triển Tiểu thủ công nghiệp (TTCN) hoàn toàn phù hợp với đường lối đổimới của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay Một mặt, TTCN giúp chúng takhôi phục được các làng nghề, nhất là các làng nghề truyền thống Mặt khác giải quyếtviệc làm, thu hút được nguồn lao động dư thừa trong nông thôn, sự dụng được nhữnglao động già cả, khuyến tật, trẻ em, tăng thu nhập cho người lao động, ổn định về mặtchính trị - xã hội, góp phần xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội Không những thế,việc phát triển TTCN còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấukinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong khu vực nôngthôn, tăng tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp và dịch vụ, tạo tiền đề quantrọng thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, từngbước công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, xây dựng nông thôn mớitheo tiêu chí của Chính phủ đề ra

Tuy nhiên, phát triển ngành nghề TTCN vẫn còn gặp không ít khó khăn, nhất làvấn đề thiếu vốn, công cụ thì lạc hậu, một số ngành nghề phát triển còn cầm chừng,thậm chí có nguy cơ bị mai một dần Vì vậy, việc nghiên cứu và tìm ra giải pháp pháttriển TTCN là hết sức cần thiết đối với kinh tế nông nghiệp nông thôn nước ta hiện nay.Hương Thủy được nâng cấp lên thành thị xã theo nghị quyết 08/NQ-CP ngày09/02/2012 của Chính phủ với diện tích 45.817,49 ha, bao gồm 5 phường 7 xã.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã tuy đang đi đúng hướng nhưng còn chậm, ngườidân thu nhập vẫn thấp, thói quen của người dân vẫn mang tính thụ động nhưng bù lại

họ là những người lao động cần cù chịu khó và có tính sáng tạo trong sản xuất làmnghề Ngoài ra, thị xã Hương Thủy lại có vị trí địa lý khá thuận lợi, phía Bắc giápthành phố Huế, cách Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô 30 km về phía Đông - Nam,nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc -Nam chạy dọc xuyên suốt qua chiều dài của thị xã; có sân bay quốc tế Phú Bài, cónhiều di tích văn hóa lịch sử, nhiều điểm du lịch sinh thái khá phong phú; là một vùngbán sơn địa rộng lớn và tương đối bằng phẳng, có khu công nghiệp Phú Bài và hai cụm

Trang 9

làng nghề tiểu thủ công nghiệp là Thủy Lương và Thuỷ Phương đã thu hút một sốlượng lớn các doanh nghiệp đến đầu tư kinh doanh, giải quyết việc làm cho hàng ngànlao động tại địa phương, trong và ngoải tỉnh Đó là điều kiện để trao đổi hàng hóa giữacác vùng trong địa phương, trong huyện và các tỉnh thành trong cả nước

Đó là lý do tôi đã chọn đề:“Phát triển tiểu thủ công nghiệp gắn với xây dựng

nông thôn mới ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế” để làm đề tài khóa luận

tốt nghiệp niên khóa 2011 - 2015 của mình

2 Mục tiêu và nhiệm vụ

Mục tiêu: Nghiên cứu thực trạng Phát triển Tiểu, thủ công nghiệp và xây dựng

nông thôn mới của thị xã Hương Thủy từ đó tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng và đề

ra một số giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục phát triển Tiểu, thủ công nghiệp tại thị xãcho phù hợp

Nhiệm vụ:

Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp,

về vị trí, vai trò, sự cần thiết và những xu hướng phát triển của các ngành nghề tiểu thủcông nghiệp ở thị xã Hương Thủy

Đánh giá thực trạng sự phát triển tiểu, thủ công nghiệp tại thị xã Hương Thủy

trong giai đoạn 2010 - 2013, những kết quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng và tìm ra thế mạnh để phát triển các ngành nghề tiểu,thủ công nghiệp

Đề xuất phương hướng, các giải pháp nhằm phát triển một số ngành tiểu thủcông nghiệp tại thị xã Hương Thủy trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu tình hình phát triển, sản xuất và

kinh doanh của các ngành Tiểu, thủ công nghiệp tại thị xã Hương Thủy như nghềmộc mĩ nghệ, làm chổi đót,… Đối tượng trực tiếp là các chủ thể tham gia sản xuấtngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong một số hộ và làng nghề truyền thống ở thị xãHương Thủy

Trang 10

Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian: Nghiên cứu phát triển tiểu thủ công nghiệp thuộc thị xã Hương

Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế

Về thời gian: Nghiên cứu phát triển tiểu thủ công nghiệp thuộc thị xã HươngThủy, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010 - 2013 và những giải pháp đến năm 2020

4 Tình hình nghiên cứu đề tài

Phát triển Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống Việt Nam đã được cácnhà khoa học, kinh tế quan tâm, nghiên cứu trên nhiều phương diện Có thể nêu ra một

số đề tài như sau:

Đề tài Nghiên cứu Khoa học do cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Bộ

Nông nghiệp phát triển nông thôn (MARD) Việt Nam chủ trì: “Nghiên cứu quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo hướng CNH - HĐH nông thôn Việt Nam”, tháng

9/2003

Đề tài NCKH cấp bộ: “Phát triển thị trường làng nghề Tiểu, thủ công nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng”, do PGS.TS Trần Văn Chử là Chủ nhiệm đề tài, năm

2004 - 2005

Luận án tiến sĩ: “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình CNH, HĐH

ở vùng ven thủ đô Hà Nội”, Mai Thế Hởn, năm 2003

Luận văn thạc sĩ: “Phát triển ngành nghề Tiểu thủ công nghiệp nông thôn ở huyện Lập Trạch - Vĩnh Phúc”, Bùi Văn Dương, năm 2008

Một số bài viết khác như: “Phát triển làng nghề truyền thống với sự nghiệp CNH

- HĐH nông nghiệp nông thôn” của PGS.TS Nguyễn Huy Oánh, “Phát triển các nghề Tiểu thủ công nghiệp ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” của Đỗ Xuân Luận, “Làng nghề trong quá trình phát triển nông thôn theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn” của TS Vũ Thị Hoa,

Đã có nhiều công trình nghiên cứu và các bài báo, tạp chí khoa học viết về pháttriển TTCN ở nhiều khía cạnh, cấp độ khác nhau Nhưng ở thị xã Hương Thủy chưa có

dề tài nghiên cứu chuyên sâu về phát triển TTCN gắn với nông thôn mới trong giaiđoạn hiện nay Vì vậy, khóa luận này, hy vọng đóng góp một phần nhỏ vào việc giảiquyết vấn đề phát triển Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, góp phần vào việc phát

Trang 11

triển kinh tế - xã hội (KT - XH) trên địa bàn Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huếtrong giai đoạn hiện nay.

5 Phương pháp nghiên cứu

Để làm rõ đối tượng nghiên cứu, đề tài này được trình bày dựa trên cơ sở sự dụngcác phương pháp sau:

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủnghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về khoa học kinh tế, phép duy vật biệnchứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử

Các phương pháp khoa học: Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: thu thập sốliệu từ sách, báo, tài liệu, niên giám thống kê, báo cáo… từ các phòng, ban liên quancủa thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế; phương pháp thu thập số liệu sơ cấp,chọn mẫu; phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu; phương pháp diễn dịch, quy nạp

6 Đóng góp của đề tài

Cung cấp tư liệu cho Thị xã Hương Thủy cũng như những địa phương khác xácđịnh phương hướng, hoạch định các chiến lược, chính sách để đẩy mạnh phát triểnTiểu thủ công nghiệp gắn liền với việc phát triển nông thôn mới, qua đó góp phần pháttriển kinh tế - xã hội của địa phương Đề tài còn là nguồn tài liệu tham khảo có giá trịcho những người quan tâm đến vấn đề này, nhất là sinh viên chuyên ngành KTCT

7 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệutham khảo, nội dung đề tài nghiên cứu khoa học này gồm kết cấu thành 3 chươngnhư sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về Phát triển tiểu, thủ công nghiệp gắn với

xây dựng nông thôn mới

Chương 2: Thực trạng phát triển Tiểu, thủ công nghiệp gắn với xây dựng nông

thôn mới tại thị xã Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên Huế

Chương 3: Phương hướng, mục tiêu và giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp

gắn với xây dựng nông thôn mới ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế

Trang 12

NỘI DUNG Chương 1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN

TIỂU, THỦ CÔNG NGHIỆP GẮN VỚI XÂY DỰNG

NÔNG THÔN MỚI

1.1 Lý luận chung về Phát triển tiểu, thủ công nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

1.1.1 Một số khái niệm niệm

1.1.1.1 Khái niệm Tiểu, thủ công nghiệp và Tiểu, thủ công nghiệp truyền thống

Tiểu thủ công nghiệp (TTCN) là một lĩnh vực sản xuất có quan hệ với sản xuấtcông nghiệp Xét về trình độ kỹ thuật và hình thức tổ chức sản xuất, thì TTCN chính làhình thức phát triển sơ khai của công nghiệp Trong quá trình phát triển lịch, ngànhcông nghiệp đã trải qua hình thái tiểu thủ công nghiệp, ở đây tiểu thủ công nghiệp cóthể là: Thủ công nghiệp và Tiểu công nghiệp

a Khái niệm thủ công nghiệp:

Thủ công nghiệp hay nghề thủ công được hiểu là hình thức sản xuất công nghiệp

sử dụng công cụ cầm tay, với hình thức sản xuất nguyên thủy, con người làm chứcnăng phát lực, truyền lực, điều khiển công cụ; sản xuất mang tính chất gia đình, quy

mô nhỏ lẻ, có rất nhiều hạn chế, nhất là khâu kỹ thuật; cơ cấu sản phẩm đa dạng; tínhchất sản xuất: tự sản tự tiêu, tự cung tự cấp và kết hợp sản xuất hàng hóa

b Khái niệm Tiểu công nghiệp:

Thuật ngữ tiểu công nghiệp xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX, chỉ một nền sản xuấtcông nghiệp có quy mô nhỏ, không dùng máy móc hoặc dùng máy móc có công suấtthấp ở một số công đoạn sản xuất đã có từ trước Mỗi quốc gia, trong các thời kỳ khácnhau, có những khái niệm về tiểu thủ khác nhau:

Ở Nhật Bản, luật ban hành năm 1957 quy định: Các xí nghiệp sử dụng dưới 300công nhân, mức vốn dưới 10 triệu yên, được thừa nhận hợp pháp là “tiểu côngnghiệp”, được hưởng những chính sách tài trợ về tiểu công nghiệp

Trang 13

Ở Ấn Độ trước năm 1960 quy định TCN là những cơ sở có dưới 100 công nhânnếu không dùng năng lượng, hay dưới 50 công nhân nếu có sử dụng năng lượng Đến

1960 đã có sự thay đổi và căn cứ vào mức vốn không quá 500.000 Rupi hay 1.000.000Rupi trong một số trường hợp đặc biệt

Do có sự xác định khác nhau, năm 1952, Ủy ban kinh tế của Liên hiệp quốc đãđưa ra định nghĩa để chuẩn hóa các thuật ngữ được sử dụng Theo đó, công nghiệp sảnxuất quy mô nhỏ là loại xí nghiệp chủ yếu sử dụng nhân công được trả lương, số lượngkhông quá 50 người ở mọi cơ sở sản xuất không dùng động lực hay dùng không quá

20 người trong một xí nghiệp có dùng động lực

Ở nước ta, theo nghị định số 90/2001/NĐ - CP, tiểu công nghiệp là “doanh nghiệp vừa và nhỏ, là các cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo phát luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người, và là doanh nghiệp được xếp hạng III tùy theo ngành nghề nghề Điểm xếp hạng, danh giới giữa doanh nghiệp hạng III với các hạng khác quy định theo đặc điểm của các ngành đó”[4].

Trong Từ điển bách khoa Việt Nam (1995) thì Tiểu công nghiệp được định nghĩalà: Tiểu công nghiệp, gồm những cơ sở sản xuất nhỏ, có trình độ trang bị kỹ thuật cơkhí, nữa cơ khí, hoặc kỹ thuật tinh xảo; đa dạng hình thức sở hữu, với đa số quy mônhỏ và trình độ khác nhau; xu hướng tồn tại và phát triển lâu dài trong nền kinh tế hiệnđại; đặc điểm của mô hình này là: vốn ít, máy móc thiết bị và mặt bằng sản xuất nhỏ;

cơ cấu sản xuất đa dạng và linh hoạt; khả năng quản lý gọn nhẹ Có thể kết hợp vừasản xuất thủ công vừa cơ giới; cơ cấu sản xuất rất đa dạng, bao gồm các ngành: khaithác và chế biến tài nguyên, gia công cơ khí, điện tử, may mặc, giày da và một sốngành truyền thống như gốm, mỹ nghệ, nữ trang, đồ gỗ Nó hoàn toàn phù hợp vớiđiều kiện của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, có thể sử dụng được nguồn lao độngtrình độ khác nhau mà vẫn hiệu quả

Tiểu công nghiệp là những đơn vị sản xuất công nghiệp có trang bị kĩ thuật caohơn thủ công nghiệp Ở một số khâu, hay bộ phận trong dây chuyền sản xuất có thểtrang bị máy móc hiện đại, được chuyên môn hóa trong sản xuất

Trang 14

Vậy điểm khác nhau của tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp là trình độ kĩ thuậtcủa tư liệu sản xuất nhưng chúng có điểm giống nhau đều dựa trên quy mô sản xuấtnhỏ, tồn tại trong nền đại công nghiệp, chúng là một bộ phần của công nghiệp hỗ trợ.

c Khái niệm Tiểu, thủ công nghiệp

Ở mỗi thời kì khác nhau, quan điểm về TTCN là khác nhau với những cách tiếpcận khác nhau: Ngành nghề TTCN là ngành sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào đôi bàntay khéo léo của con người, các sản phẩm thủ công được sản xuất theo tính chấtphường hội, mang bản sắc truyền thống và có những bí quyết công nghệ riêng củatừng nghề, từng vùng Quan điểm này mang tính cổ điển vì trong điều kiện ngày này,

do trình độ khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng, việc đưa máy móc thiết bị vàotrong sản xuất TTCN là tất yếu, một số công đoạn sản xuất đã được đưa máy móc thiết

bị vào thay cho lao động thủ công để nâng cao năng suất lao động

PGS Vũ Huy Phúc trong công trình nghiên cứu “Tiểu, thủ công nghiệp Việt

Nam giai đoạn 1858 - 1945” đã đưa ra khái niệm TTCN như sau: “Tiểu, thủ công nghiệp thời cận đại bao gồm toàn bộ nền sản xuất các mặt hàng tiêu dùng phi nông nghiệp truyền thống hoặc mới du nhập do người Việt Nam tiến hành ở nông thôn, ở các làng nghề và các đô thị, thị trấn, không loại trừ một bộ phận sản xuất của tư sản công nghiệp nhỏ dân tộc”.[7]

Từ những định nghĩa trên, có thể hiểu khái niệm TTCN là toàn bộ cơ sở sản xuất

có quy mô nhỏ, được tiến hành bằng các kỹ thuật thủ công kết hợp với máy móc cơkhí, chuyên sản xuất các mặt hàng tiêu dùng phi nông nghiệp truyền thống được tiếnhành sản xuất ở nông thôn, ở làng nghề, thị trấn, thị tứ và đô thị

d Khái niệm về Tiểu, thủ công nghiệp truyền thống:

Nghề TTCN ở Việt Nam thường được phát triển trong các thôn, làng xã và đượcgọi là làng nghề Làng nghề ở nông thôn Việt Nam có bề dày lịch sử lâu đời, nhưngnhìn chung thì quy mô sản xuất nhỏ, lao động thủ công là chủ yếu và lực lượng laođộng trông làng nghề thường mang tính chất gia đình, không được đào tạo mà chủ yếudựa vào kinh nghiệm, cha truyền con nối tại quê nhà

Làng nghề truyền thống là làng cổ truyền làm nghề thủ công Về cơ bản có hoạtđộng sản xuất cùng ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở từng hộ gia đình

Trang 15

và các cơ sở sản xuất trong làng; có sử dụng lao động trong và ngoài địa phương, pháttriển tới mức trở thành nguồn sống chính hoặc thu nhập chủ yếu của người dân tronglàng; có ít nhất một sản phẩm đặc trưng của làng đó [5] Đặc trưng cơ bản của nghềthủ công truyền thống là sử dụng công cụ, kĩ thuật và công nghệ sản xuất truyền thốngđộc đáo với đội ngũ nghệ nhân và thợ lành nghề

Nghề TTCN truyền thống: Nghề TTCN truyền thống là những ngành nghề phinông nghiệp phát triển tới mức trở thành nguồn thu nhập chính, nuôi sống một bộ phậndân cư cộng đồng; là những ngành nghề thủ công ra đời trong lịch sử được truyền từđời này sang đời khác, tồn tại đến ngày nay, trong đó bao gồm cả những nghề được cảitiến hoặc sử dụng những máy móc hiện đại để hỗ trợ sản xuất nhưng vẫn tuân thủnhững công nghệ truyền thống Và đặc biệt sản phẩm của nó thể hiện được nét văn hóađặc sắc của dân tộc, có giá trị và chất lượng cao, vừa là hàng hóa vừa là sản phẩm vănhóa nghệ thuật, mỹ thuật, thậm chí trở thành các di sản văn hóa của dân tộc [3]

1.1.1.2 Khái niệm Nông thôn, Nông thôn mới, kinh tế nông thôn

a Nông thôn:

Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nông nghiệpchiếm tỷ trọng lớn Nông thôn có thể được xem xét trên nhiều góc độ: kinh tế, chínhtrị, văn hoá, xã hội

Nông thôn là một hệ thống xã hội, một cộng đồng xã hội có những đặc trưngriêng biệt như một xã hội nhỏ, trong đó có đầy đủ các yếu tố, các vấn đề xã hội và cácthiết chế xã hội Nông thôn được xem xét như một cơ cấu xã hội, trong đó có hàng loạtcác yếu tố, các lĩnh vực nằm trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau

Đến nay, khái niêm nông thôn được thống nhất với quy định tại Theo Thông tư

số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn, cụ thể: “Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã”.

b Nông thôn mới:

Theo tinh thần Nghị quyết 26-NQ/TW ngày5/8/2008 của Ban chấp hành Trungương khóa X về nông nghiệp, nông thôn: Nông thôn mới là khu vực nông thôn có kếtcấu hạ tầng KT - XH từng bước hiện đại; có cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức

Trang 16

sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn pháttriển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bảnsắc văn hóa dân tộc; đảm bảo môi trường sinh thái; bảo vệ an ninh quốc phòng vữngmạnh; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, giảmdần sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn Củng cố lòng tin của Đảng và nhà nướcđối với nông dân và mang tính quyết định xây dựng thành công của Chủ nghĩa xã hội.

Về xây dựng nông thôn mới: Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn,

xã, gia đình và quê hương của mình ngày càng khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện trên các lĩnh vực văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị và tư tưởng; xây dựng nếp sống văn minh, môi trường sạch đẹp và an ninh quốc phòng vững mạnh; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao Điều đó có ý nghĩa rất lớn đối với sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị Nông thôn mới không chỉ là vấn đề KT - XH, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp Ngoài ra, xây dựng nông thôn mới còn giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh.

c Kinh tế nông thôn:

Theo Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin, kinh tế nông thôn (KTNT) là mộtkhu vực của nền kinh tế gắn liền với địa bàn nông thôn KTNT vừa mang những đặctrưng chung của nền kinh tế về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, về cơ chế kinhtế vừa có những đặc điểm riêng gắn liền với nông nghiệp, nông thôn Vậy KTNT làmột phức hợp những nhân tố cấu thành của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuấttrong nông - lâm - ngư nghiệp cùng với các ngành thủ công nghiệp truyền thống, cácngành tiểu thủ công nghiệp chế biến và phục vụ nông nghiệp, các ngành thươngnghiệp và dịch vụ… tất cả có quan hệ hữu cơ với nhau trong kinh tế vùng và lãnh thổ

và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân

Trang 17

Nếu xét về mặt kinh tế - kỹ thuật, kinh tế nông thôn có thể bao gồm nhiều ngànhkinh tế như: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, TTCN, dịch vụ trong đó nôngnghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu Nếu xét về mặt KT - XH,kinh tế nông thôn cũng bao gồm nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tếtập thể, kinh tế cá thể Xét về không gian và lãnh thổ, kinh tế nông thôn bao gồm cácvùng như: vùng trồng lúa, vùng trồng rau, vùng trồng cây ăn quả [1].

Vậy KTNT là tổng thể các hoạt động diễn ra trên địa bàn nông thôn, có quan hệchặt chẽ với nông nghiệp

1.1.2 Đặc điểm của ngành tiểu, thủ công nghiệp tại Việt Nam

Thứ nhất, sản phẩm làm ra chủ yếu bằng đôi bàn tay và trí óc của các nghệ nhân,

kinh nghiệm làm nghề được truyền từ đời này sang đời khác chủ yếu theo hình thứccha truyền con nối Vốn ít, không cần máy móc, trang thiết bị hiện đại hay mặt bằngsản xuất lớn như các doanh nghiệp trong lĩnh vực khác

Thứ 2, sản phẩm làm ra chủ yếu là đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, đáp ứng được

nhu cầu của xã hội, ở địa phương, trong tỉnh và trong cả nước Nguyên liệu cung cấpcho sản xuất TTCN chủ yếu khai thác tại địa phương và các tỉnh trong cả nước, đó làcác sản phẩm của ngành nông nghiệp, ngành lâm nghiệp và ngành khai thác

Thứ 3, Ngành TTCN có cơ cấu đa dạng và linh hoạt, dễ thích ứng với sự biến

động của thị trường, dễ thay đổi mẫu mã, giá thành sản phẩm cho phù hợp với nhucầu, thị hiếu của người tiêu dùng

1.1.3 Vai trò của phát triển tiểu, thủ công nghiệp

1.1.3.1 Phát triển tiểu thủ công nghiệp là góp phần phát triển công nghiệp nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Phát triển TTCN sẽ làm nâng tỷ trọng của công nghiệp trong cơ cấu kinh tế ởnông thôn và tăng tốc độ phát triển kinh tế nông thôn Đồng thời với thúc đẩy pháttriển công nghiệp, phát triển các làng nghề sẽ kéo theo phát triển nông nghiệp để cungcấp nguyên liệu cho công nghiệp và tiêu thụ sản phẩm của công nghiệp, thúc đẩy sựphát triển cở sở hạ tầng kỹ thuật Việc tạo ra sản phẩm TTCN sẽ kích thích trao đổigiữa các địa bàn, khu vực trong và ngoài nước, thị trường mở rộng tạo sự phát triểncác nghề dịch vụ, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động,… Do vậy, phát

Trang 18

triển các nghề TTCN sẽ góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩyCNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn.

1.1.3.2 Tiểu thủ công nghiệp góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân ở nông thôn

Với đặc điểm sản xuất nông nghiệp là theo mùa vụ chỉ tập trung vào một sốtháng trong năm và diện tích đất canh tác bình quân đầu người vào loại thấp, nên đãdẫn đến tình trạng thất nghiệp thời vụ ở khu vực nông thôn ngày càng cao Do vậy,vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho lao động ở nông thôn hết sức khó khăn, đòi hỏi

sự hỗ trợ nhiều mặt của các ngành nghề và khu vực Việc mở mang, đầu tư phát triểnngành nghề ở các làng nghề TTCN là một trong những biện pháp tốt nhất để huy độngnguồn lao động dư thừa ngày càng tăng ở khu vực nông thôn Bởi vì, sản xuất TTCNchủ yếu thực hiện bằng thủ công, không đòi hỏi cao về chuyên môn, kỹ thuật như đốivới các lĩnh vực khác Người nông dân có thể xen kẽ phát triển TTCN trong thời giannhàn rỗi trong sản xuất nông nghiệp quanh năm Theo kết quả điều tra của Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn, bình quân một cơ sở sản xuất chuyên ngành nghề tạo

ra việc làm ổn định trên 20 người, mỗi hộ gia đình tạo việc làm ổn định trên 6 người,nhiều làng nghề tạo việc làm trên 50 lao động và sử dụng phần lớn lao động nôngnhàn Thu nhập từ TTCN cao gấp 4 lần so với thu nhập bình quân trong nông nghiệp.Điều này khẳng định vai trò rất lớn của các ngành TTCN trong việc cải thiện đời sốngngày càng cao cho dân chúng

Mặc khác, sự phát triển của các làng nghề đóng vai trò tích cực trong việc hạnchế di dân tự do từ nông thôn ra thành thị Người dân nông thôn khi có việc làm và thunhập ổn định, mà nguồn thu nhập này lại cao hơn thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thì

họ sẽ không muốn đi tìm việc làm nơi khác Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất thủ côngtrong làng nghè còn là nơi thu hút được một lực lượng đông đảo, già trẻ, người tàn tậttham gia sản xuất ở những công đoạn đơn giản Qua đó, góp phần tạo công ăn việc làmcho người lao động, tăng thu thập, cải thiện đời sống nhân dân, giảm tỷ lệ nghèo, gópphần ổn định về chính trị vã xã hội Đây cũng là một trong những chính sách của Đảng

và Nhà nước ta trong vấn đề quốc kế dân sinh Vì vậy, việc phát triển TTCN là hết sứccần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay

Trang 19

1.1.3.3 Phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp sẽ góp phần phát triển kinh tế địa phương.

TTCN góp phần quan trọng và bền vững vào tích lũy của nền kinh tế trên cácmặt: vốn, khoa học - công nghệ, nguồn nhân lực và những nhân tố cơ bản khác Côngnghiệp - tiểu thủ công nghiệp là nghành có năng suất lao động và giá trị gia tăng caocho nên TTCN phát triển sẽ góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tăngtích lũy cho các doanh nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động, tạo điều kiện tăngđầu tư, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế Mặt khác sự phát triển TTCN tácđộng tích cực đối với nông nghiệp, như trong chế biến sản phẩm, điều đó cho thấy sựphát triển TTCN nông thôn sẽ tạo ra tác động kép trong sự tăng trưởng và phát triểnkinh tế cho địa phương, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Tạo thị trườngnông thôn rộng và sâu, cung cấp hàng hóa cho thị trường nông thôn, tạo nên cầu vềhàng hóa ở làng nghề, khu công nghiệp ở nông thôn

1.1.3.4 Hoạt động sản xuất kinh doanh của các nghề TTCN góp phần làm tăng giá trị tổng sản phẩm hành hóa cho nền kinh tế, phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương

Phát triển TTCN có ý nghĩa quan trọng với phát triển kinh tế, xã hội nông thôn.Hàng năm, các làng nghề ở khắp các vùng nông thôn luôn sản xuất ra một khối lượngsản phẩm hàng hóa khá lớn phục vụ cho tiêu dùng trong nước và cho xuất khẩu, đónggóp đáng kể cho nền kinh tế quốc dân nói chung và cho từng địa phương nói riêng.Năng lực sản xuất, kinh doanh của các làng nghề là yếu tố quan trọng thúc đẩy pháttriển sản xuất hàng hóa nông thôn Thực tế cho thấy, ở địa phương nào có nhiều làngnghề thì ở đó kinh tế hàng hóa phát triển Mặc khác, các nghề thủ công còn khai tháctriệt để hơn các nguồn lực địa phương về sức lao động, nguyên vật liêu, vốn Một khicác nghề TTCN phát triển mạnh, nó sẽ tạo ra một đội ngũ lao động có tay nghề caocùng với những kỹ thuật và công nghệ tiến bộ được áp dụng vào sản xuất, làm cho sảnphẩm có chất lượng cao, giá thành giảm, khả năng cạnh tranh trên thị trường lớn Nhưvậy nghề TTCN càng phát triển mạnh, càng tạo ra điều kiện để góp phần phát huy tiềmnăng, lợi thế của địa phương

Trang 20

1.1.3.5 Phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp sẽ góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương

Làng nghề là một môi trường kinh tế, xã hội và văn hóa thu nhỏ Lịch sử pháttriển kinh tế cũng như phát triển nền văn hóa Việt Nam luôn gắn liền với lịch sử pháttriển của các làng nghề truyền thống Làng nghề là nơi bảo lưu những tinh hoa nghệthuật và kỹ năng từ đời này sang đời khác, được hun đúc từ bàn tay các thế hệ nghệnhân tài ba và những sản phẩm độc đáo mang bản sắc riêng Bởi vậy, các làng nghềtruyền thống cần được coi trọng, bảo tồn và phát triển Bảo tồn và phát triển các làngnghề là tăng thêm sức mạng nguồn cội, gieo vào lòng mỗi người Việt Nam tình cảmdân tộc, yêu quý, giữ gìn di sản và bản sắc dân tộc

1.1.4 Nhân tố tác động đến sự phát triển tiểu, thủ công nghiệp

Quá trình hình thành và phát triển các ngành nghề TTCN chịu ảnh hưởng củanhiền nhân tố tự nhiên, kinh tế, xã hội Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự pháttriển gồm có:

1.1.4.1 Cơ chế chính sách về phát triển các nghề TTCN

Để phát triển các nghề TTCN thì vai trò của Nhà nước là hết sức quan trọng Cơchế và chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng đến sự phát triển nghề TTCN Nhànước phải tạo ra hành lang phát lý và môi trường kinh doanh thuận lợi, hệ thống chínhsách phải đồng bộ và phù hợp với thực trạng nền kinh tế trong từng thời kỳ, là độnglực thúc đẩy, kích thích ngành nghề TTCN phát triển, góp phần khai thác một cách tốtnhất các tiềm năng của địa phương, bảo tồn và phát triển các giá trị truyền thống vănhóa của dân tộc Nếu chính sách đề ra tốt, phù hợp sẽ thúc đẩy TTCN và ngược lại nếuchính sách không sát thực, không phù hợp thì sẽ kìm hãm sự phát triển của các ngànhnghề TTCN nông thôn

1.1.4.2 Vốn cho phát triển kinh doanh

Vốn có vai trò quan trong trong việc thay đổi trang thiết bị máy móc, công nghệhiện đại, thuê mặt bằng để sản xuất, thuê nhân công có tay nghề cao để nâng cao năngsuất lao động, chất lượng sản phẩm Tuy nhiên vốn đầu tư cho nông nghiệp nông thôncòn thiếu, đa phần là vốn tự có hoặc vốn vay mượn của anh em, họ hàng thân thíchtrong nhà, một số cơ sở còn vay phải đi vay vốn bên ngoài với lãi suất rất cao Tỷ lệ

Trang 21

được vay vốn của các cơ sở sản xuất ngành nghề còn chưa cao Theo Hiệp hội Doanhnghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, hiện nay chỉ có 32,38% doanh nghiệp có khả năng tiếpcận và được vay vốn Nhà nước thường xuyên, 35,24% doanh nghiệp khó tiếp cận, sốcòn lại không thể tiếp cận vốn.

1.1.4.3 Nguồn nguyên vật liệu

Nguồn nguyên liệu có ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất TTCN Khối lượng,chất lượng của nguồn nguyên liệu có ảnh hưởng tới chất lượng và giá thành sản phẩmcủa các đơn vị sản xuất Cho nên, phải chú ý nhiều đến yếu tố nguyên vật liệu Trướcđây, phần lớn các làng nghề được hình thành do có nguồn nguyên vật liệu tại chỗ, cósẵn tại địa phương Ngày nay, nguồn nguyên liệu tại chỗ của nhiều làng nghề đang dần

bị cạn kiệt, phải vận chuyển từ những nơi khác về Điều kiện khai thác, vận chuyển,bảo quản có ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nguyên liệu cho các làng nghề Trongđiều kiện khoa học và công nghệ phát triển như hiện nay, nguyên vật liệu cho các làngnghề đã có sự phong phú và đa dạng Vấn đề chọn lựa và sử dụng nguyên vật liệu hợp

lý theo hướng đa dạng hóa, giá rẻ, bảo đảm quy trình sản xuất, đảm bảo sản phẩm cóchất lượng cao, giá thành ổn định là điều cần được quan tâm

1.1.4.4 Trình độ kỹ thuật và công nghệ

Trình độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất laođộng, chất lượng và giá thành sản phẩm, đến năng lực cạnh tranh của các sản phẩmhàng hóa trên thị trường Hiện nay, phần lớn các cơ sở sản xuất TTCN vẫn sử dụng laođộng thủ công, bán cơ khí là chủ yếu nên sản phẩm làm ra chất lượng sản phẩm cònthấp, không đồng bộ, giá thành còn cao, khả năng cạnh tranh trên thị trường còn kém

Vì vậy, để có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nâng caonăng suất, chất lượng sản phẩm cần phải đổi mới trang thiết bị, khoa học công nghệvào các lĩnh vực sản xuất

1.1.4.5 Nhu cầu người tiêu dùng

Tất cả các sản phẩm khi mang ra thị trường đều phải tuân thủ theo quy luật cungcầu của thị trường Sản phẩm phải đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùngthì mới có thể tiêu thụ được như chất lượng sản phẩm tốt, mẫu mã đa dạng Tuy nhiên,sản phẩm của ngành TTCN của Việt Nam nhìn chung còn đơn điệu, chất lượng chưa

Trang 22

cao, kiểu dáng, mẫu mã chưa phong phú, chưa đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng củangười tiêu nên đa số chỉ tiêu thụ trong nước, chỉ có một số ít mặt hàng được xuất khẩu rabên ngoài Vì vậy, việc nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng và đáp ứng được nhữngthay đổi thị hiếu đó sẽ là vấn đề hết sức cần thiết cho quá trình tiêu thụ sản phẩm.

1.1.4.6 Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là nhân tố có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy sản xuấtphát triển Giao thông vận tải là yếu tố quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa từnơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, vận chuyển các đầu vào cho quá trình sản xuất Do vậy,

hệ thống đường xá và các phương tiện giao thông vận tải phát triển sẽ bảo đảm choquá trình lưu thông hàng hóa được thông suốt, kịp thời

Sự phát triển của các nghề TTCN cũng chịu ảnh hưởng bởi hệ thống cung cấpđiện, nước, và thoát nước Vì chúng ảnh hưởng trực tiếp tới việc đưa thiết bị, côngnghệ, máy móc hiện đại để đổi mới công nghệ cổ truyền, làm tăng năng suất lao động,tăng sức cạnh tranh của sản phẩm và làm giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường

Bên cạnh đó, hệ thống cửa hàng, nhà trưng bày, giới thiệu sản phẩm, cũng lànhân tố tích cực giúp cho việc quảng cáo, tiêu thụ sản phẩm Trường học, bệnh viện lànơi giúp phát triển trình độ, tri thức, sức khỏe cũng như kỹ thuật tay nghề của ngườilao động được phát triển cao

1.1.5.Phát triển tiểu thủ công nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới là yêu cầu trong giai đoạn hiện nay

Phát triển TTCN góp phần tăng thu nhập của người dân, đồng thời tạo ra nguồnvốn tích lũy khá lớn và ổn định cho các hộ gia đình cũng nhu cho ngân sách địaphương Đó là nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn Ở những địaphương có TTCN phát triển, cơ sở hạ tầng được đầu tư, nâng cấp, đường làng, ngõxóm gần như 100% được bê tông hóa, phục vụ cho giao thông đi lại Hệ thống điệnnước được cải tạo và nâng cấp để phục vụ cho đời sống người dân cũng như phục vụcho việc sản xuất, kinh doanh Đời sống văn hóa và tinh thần của người dân được từngbước cải thiện và nâng cao Các trường dạy nghề, đào tạo văn hóa được quan tâm đầu

tư, cải tạo cơ sơ khang trang đảm bảo cho người dân được học tập, nâng cao trình độvăn hóa, tay nghề

Trang 23

Nhìn một cách tổng thể vào kinh tế, TTCN có vai trò không kém phần quan trọngtrong việc xóa đói giảm ngèo thông qua việc tăng năng xuất, sản lượng trong ngànhmình cũng như các ngành liên quan Qua đó, thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch giữathành thị và nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ nông nghiệp, nông thôn theo hướnghiện đại hóa, công nghiệp hóa Vì vậy, việc phát triển TTCN gắn với xây dựng nôngthôn mới là yêu cầu trong giai đoạn hiện nay.

cụ Nhũng năm 70 của thế kỉ XX, ở tỉnh OITA có phong trào “Mỗi nông thôn một sảnphẩm” nhằm phát triển nghề cổ truyền trong nông thôn, và ngay những năm đầu tiêncủa phong trào họ đã có được 143 loại sản phẩm với doanh thu 1,2 tỷ USD Phong tràonày đã nhanh chóng lan rộng khắp nước Nhật

Biện pháp hàng đầu mà Nhật Bản áp dụng để hiện đại hóa ngành TTCN là đầu tư

để đào tạo các nhà cố vấn dưới sự hỗ trợ của trên 300 viện đào tạo nghề Biện pháp tiếptheo là chú trọng tài trợ vốn cho phát triển TTCN thông qua việc thành lập nhiều ngânhàng phục vụ TTCN phát triển Năm 1974, “Luật nghề truyền thống” đã được ra đời Như vậy cho dù là một đất nước công nghiệp hiện đại và phát triển rất mạnh như

ở Nhật Bản thì ngành nghề TTCN vẫn được quan tâm, phát triển Hiện nay, Nhật Bảnvẫn đang có nhiều mặt hàng dân dụng được sản xuất bằng phương pháp kỹ thuậttruyền thống, góp phần làm phong phú sản phẩm hàng hóa và phát triển kinh tế của đấtnước, của khu vực [2]

1.2.1.2 Thái Lan

Trong những năm 60 của thế kỷ XX, Thái Lan vẫn còn là nước lạc hậu, yếu kém vềnông nghiệp và công nghiệp nên họ đã lựa chọn con đường công nghiệp hóa - hiện đạihoá, để nâng cao mức sống của người dân nông thôn, đi đôi với việc khuyến khích pháttriển nông nghiệp theo hướng xuất khẩu Chính phủ Thái Lan chủ động phát triển các làng

Trang 24

nghề tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nông thôn, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh

tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa

Các ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống như chế tác vàng bạc, đá quý, đồtrang sức được duy trì và phát triển tạo ra nhiều hàng hóa xuất khẩu, xếp vào hàng thứhai trên thế giới, do kết hợp được tay nghề của các nghệ nhân lành nghề với côngnghệ, kỹ thuật, thiết bị hiện đại Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm mỹ nghệ vàng bạc đáquý năm 1990 đạt 2 tỷ USD

Nghề gốm sứ cổ truyền ở Thái Lan trước đây chỉ sản xuất để đáp ứng nhu cầutrong nước Gần đây ngành này phát triển theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa

và trở thành mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ lớn thứ hai sau gạo Cho đến nay 95%hàng gốm xuất khẩu của Thái Lan là đồ trang trí nội thất và lưu niệm Nhưng khủnghoảng tài chính năm 1997 đã đẩy Thái Lan vào tình trạng nợ nước ngoài lớn, người bịtác động nhiều nhất là những người nghèo, những cư dân sống ở nông thôn Vậy đểgiải quyết khó khăn và vực dậy nền kinh tế, Thái Lan đã thực hiện dự án quốc gia

“mỗi làng một sản phẩm” (mô hình tổ chức này bắt nguồn từ phong trào mỗi làng một

sản phẩm của Nhật Bản như đã trình bày ở mục 1.2.1.1 và được Thái Lan vận dụng cókết quả)

Dự án này có sáu mục tiêu cụ thể: Thứ nhất, tạo ra những đặc điểm riêng biệt chosản phẩm của địa phương để tăng doanh số bán; thứ hai, phục hồi những kiến thức củađịa phương để nâng cao hiệu quả kinh doanh; thứ ba, phát huy những tri thức truyềnthống để tạo ra sản phẩm có tính đặc thù; thứ tư, kết hợp giữa phát triển du lịch sinhthái với du lịch thăm quan các làng nghề để tăng thu nhập; thứ năm, xây dựng lòng tựhào dân tộc của nhân dân với các sản phẩm làng nghề; thứ sáu, hỗ trợ các doanh nghiệpđịa phương phát triển và cạnh tranh trên thị trường quốc tế [2]

1.2.2.Kinh nghiệm một số địa phương trong nước

1.2.2.1 Kinh nghiệm tỉnh Bắc Ninh

Tỉnh Bắc Ninh được cả nước biết đến không chỉ bởi những làn điệu quan họmượt mà, mà còn là địa phương có nhiều nghề tiểu thủ công nghiệp cổ truyền BắcNinh có một hệ thống với 64 làng nghề, sự tồn tại và phát triển của các làng nghề đãgóp phần quan trọng vào phát triển KT - XH của Tỉnh, tính từ năm 1997 - 2011, giá trị

Trang 25

sản xuất của khu vực làng nghề tiểu thủ công nghiệp chiếm 75 - 80% giá trị sản xuấtcông nghiệp ngoài quốc doanh và trên 30% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh; giảiquyết việc làm cho lao động nông thôn, tăng thu nhập, nâng cao mức sống và bảo đảm

an sinh xã hội Trong những năm gần đây, với chính sách phát triển kinh tế nhiềuthành phần, các làng nghề và ngành nghề truyền thống được khôi phục và phát triểnmạnh mẽ

Để có được kết quả như trên, tỉnh Bắc Ninh đã và đang thực hiện nhiều giải phápquan trọng như xây dựng và quản lý các cụm công nghiệp làng nghề, đa dạnh hóa cáchình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, mở rộng và phát triển đồng bộ thị trường, nângcao chất lượng sản phẩm, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, Trong đó, nổi bậtnhất là chủ trương xây dựng các khu và cụm làng nghề tiểu thủ công nghiệp với cácchính sách ưu đãi để khuyến khích nhiều doanh nghiệp tham gia Tỉnh Bắc Ninh đãchủ trương phát triển làng nghề theo hướng đa dạng hóa hình thức sở hữ, mô hình tổchức sản xuất, ưu tiên áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, kết hợp với công nghệ cổtruyền trong các làng nghề Song song với phát triển làng nghề tiểu, thủ công nghiệp,còn đặc biệt quan tâm tới vấn đề môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững nhưquy hoạch hạ tầng cho các làng nghề, di dời các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp gây ô nhiễm nằm xen kẽ trong khu dân cư đến các khu sản xuất tập trung [5]

1.2.2.2 Kinh nghiệm tỉnh Lào Cai

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, sảnxuất TTCN tỉnh Lào Cai đã có bước phát triển vượt bậc và đúng hướng, khai thác tốtcác tiềm năng, thế mạnh trên địa bàn về vùng nguyên liệu, nguồn lao động, và nghềtruyền thống , tốc độ tăng trưởng bình quân tăng cao Đầu tư cho sản xuất TTCN tăngmạnh, số cơ sở sản xuất TTCN tăng nhanh, quy mô được mở rộng, chất lượng hiệuquả được nâng cao Đến nay trên địa bàn toàn tỉnh có 6.810 cơ sở sản xuất TTCN, tạoviệc làm cho 15.380 lao động, với thu nhập bình quân trên 20 triệu đồng/người/năm.Giá trị sản xuất TTCN năm 2010 đạt 281 tỷ đồng, bằng 2,83 lần so với năm 2005, tốc

độ tăng trưởng bình quân đạt 23%

Để có được sự tăng trưởng như trên, tỉnh Lào Cai đã đề ra các giải pháp quantrọng về cơ chế, chính sách: điều chỉnh, bổ sung các chính sách khuyến khích phát

Trang 26

triển TTCN, bổ sung các cơ chế chính sách, quy đinh hiện hành theo hướng mở rộngthêm các nội dung và hình thức hỗ trợ, tăng thêm mức hỗ trợ và đơn giản hóa thủ tụccho các đối tượng được thụ hưởng; tạo điều kiện vay vốn cho các cơ sở làm nghềTTCN, hình thành và phát triển Quỹ bảo lãnh tính dụng đối với các dự án sản xuấtTTCN; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, có chính sách thỏađánh để thu hút nhân tài, người có tay nghề cao, nghệ nhân tham gia hoạt động tronglĩnh vực TTCN; phối hợp với các trường đại học, học viện nghiên cứu xây dựngchương trình đào tạo nghề, nâng cao kiến thức về quản lý, quản trị kinh doanh đối vớicông nghiệp nông thôn, nhất là làng nghề, nghề thủ công đáp ứng được nhu cầu trongthời kỳ hội nhập kinh tế, có chính sách quan tâm đến đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi tronglĩnh vực sản xuât TTCN; tăng cường công tác tư vấn, hỗ trợ việc xúc tiến thương mạicho các đơn vị sản xuất TTCN, làng nghề thông qua quảng cáo, tham gia hội chợ, cungcấp thông tin về thị trường [5].

1.2.3 Bài học rút ra cho thị xã Hương Thủy

Từ thực tiễn phát triển các nghề TTCN ở một số nước trên thế giới và ở ViệtNam, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho thị xã Hương Thủy như sau:

Một là, muốn phát triển các nghề TTCN thực sự có hiệu quả trước hết cần phải

có sự quan tâm hỗ trợ một cách toàn diện của Chính quyền địa phương, Đảng và Nhànước, như: ban hành những quy định, pháp chế, tạo môi trường pháp lý thuận lợi choviệc sản xuất kinh doanh; hỗ trợ giúp đỡ cho người lao động, làm nghề tiếp cận đượcnguồn vốn (vay vốn không cần thế chấp hoặc vay vốn với lãi suất thấp); tạo nền tảng

và động lực cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ gia đình trong ngành TTCN pháttriển Chính quyền địa phương phải đảm bảo nguồn nguyên liệu, nâng cấp cơ sở hạtầng, tăng cường mở thêm các trung tâm, trường dạy nghề để đào tạo lao động, quảng

bá sản phẩm của thị xã ra thị trường,

Hai là, việc sản xuất các loại hàng hóa phải xuất phát từ nhu cầu thị trường Các

doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cần phải nghiên cứu, tìm tòi cải tiến mẫu mã; áp dụngcác công nghệ kỹ thuật mới, hiện đại nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩmđáp ứng được các yêu cầu cơ bản của thị trường và hạn chế ô nhiễm môi trường Qua

đó, mới có thể cạnh tranh với những sản phẩm cùng loại trong và ngoài tỉnh

Trang 27

Ba là, tăng cường việc đào tạo nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn

cho người lao động thông qua việc mở ra các trung tâm đào tạo, trường dạy nghề, việnnghiên cứu trên địa bàn thị xã Việc dạy nghề cho người lao động phải phù hợp vớiđịnh hướng phát triển các ngành nhề của địa phương, đảm bảo sau khi học xong ngườilao động có việc làm ngay Bên cạnh đó, cần tôn vinh những nghệ nhân, người trựctiếp làm nên các sản phẩm thủ công độc đáo; quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ để họ cóthể vững tâm tiếp tục làm nghề

Bốn là, thành lập các tổ chức, hiệp hội, liên doanh hợp tác xã ngành nghề TTCN

và phát huy vai trò của nó trong việc hỗ trợ các vấn đề về vốn, thị trường tiêu thụ, đàotạo, nguồn nguyên liệu,

Năm là, phát triển các nghề TTCN, đặc biệt là các làng nghề phải xuất phát từ

những chính sách bảo tồn và phát triển truyền thống Những làng nghề mang nhữngnét đặc sắc riêng biệt, tạo nên một quần thể văn hóa đặc trưng riêng của từng vùngthường là nơi thu hút nhiều sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước Vì vậy,cần phát triển làng nghề truyền thống với phát triển du lịch làng nghề

Trang 28

Chương 2.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TIỂU, THỦ CÔNG NGHIỆP GẮN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI THỊ XÃ

HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1 Đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của thị xã Hương Thủy

Thị xã Hương Thủy có vị trí tự nhiên thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với cáchuyện trong và ngoài tỉnh Hệ thống giao thông với các tuyến giao thông chính là quốc

lộ 1A, đường chánh phía Tây và tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua suốt chiều dài củathị xã, nối liền thành phố Huế với các tỉnh phía Bắc và đường Hồ Chí Minh Đặc biệt,

có cảng hàng không Phú Bài, khu công nghiệp Phú Bài, góp phần trong việc mở rộng

và trao đổi hàng hóa giữa các vùng của địa phương, trong và ngoại tỉnh

2.1.1.2 Khí hậu, thời tiết

Thị xã Hương Thủy nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nhiệt độ quanhnăm ở mức cao và có lượng mưa nhiều Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 250C đến 270C,nhiệt độ trung bình năm cao nhất vào tháng 7 khoảng 29,90C, nhiệt độ trung bình nămthấp nhất vào tháng 1 khoảng 19,90C Lượng mưa trung bình là 2844mm/năm và phân

bố không đồng đều Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12, chiếm khoảng 60%lượng mưa cả năm Độ ẩm trung bình là 85% - 90% Thời kì khô từ tháng 5 đến tháng 9,thời kì ẩm từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau Thị xã Hương Thủy có 2 mùa gió chính làgió mùa Tây Nam khô và nóng và gió mùa Đông Bắc gây mưa kéo dài, ảnh hưởng nhiềuđến sản xuất của địa phương, đặc biệt là sản xuất trong ngành nông nghiệp

Trang 29

2.1.1.3 Địa hình

Hương Thủy có chiều dài dọc Quốc lộ 1A, từ thành phố Huế đến huyện Phú Lộc.Địa hình của Thị xã khá phức tạp và đa dạng, bị cắt bởi nhiều sông suối, thác ghềnh.Địa hình thị xã có thể chia thành ba vùng chính:

Vùng núi: Nằm ở phía tây nam gồm 2 xã (Phú Sơn, Dương Hòa), chiếm 75%

diện tích toàn thị xã Phần địa giới xã Dương Hòa phía tây sông Tả Trạch có nhiều đồinúi cao (gần 800m) nên rất khó khăn cho việc giao thông đi lại và phát triển KT - XH

Vùng đồng bằng: là một dải đất hẹp, từ phía đông quốc lộ 1A đến sông Như

Ý, sông Đại Giang được bù đắp bởi phù sa sông Hương và các nhánh của nó, gồm

ba xã (Thủy Thanh, Thủy Vân, Thủy Tân) và phường Thủy Lương Vùng nàychiếm 10% diện tích tự nhiên của thị xã, đất khá bằng phẳng thuận lợi cho việc pháttriển cây lúa nước

Vùng bán sơn địa: là vùng tiếp giáp hai vùng núi cao, bao gồm ba phường (Thủy

Dương, Thủy Phương và Thủy Châu), hai xã (Thủy Bằng và Thủy Phù) Đây là vùngchiếm 15% diện tích tự nhiên của toàn thị xã, vừa có đất đồng bằng, vừa lợi cho việctrồng cây ăn quả, cây công nghiệp, có nhiều thắng cảnh đẹp tạo điều kiện phát triển dulịch và nghỉ dưỡng

Tóm lại, địa hình thị xã Hương Thủy tuy có một số mặt thuận lợi cho việc pháttriển kinh tế nhưng vẫn còn khó khăn ở chỗ đồi núi nhiều nhưng bị bạc màu, không cóbiển và đầm phá, diện tích đất nông nghiệp nhỏ, đồng ruộng thấp, rất khó cho việccanh tác và quy hoạch tổng thể

2.1.1.4 Tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản.

a Tài nguyên đất:

Qua bảng 1, tác giả cho thấy, tổng diện tích đất tự nhiên toàn thị xã năm 2013 là45.602,07 ha được chia thành các loại đất chính sau: Đất nông ngiệp (chiếm 73,96%,trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 10,97%, đất lâm nghiệp chiếm 62,20%), đấtphi nông nghiệp (chiếm 25,05%) và đất chưa sử dụng (chiếm 0,99%).Diện tích đấtnông nghiệp của thị xã có xu hướng giảm dần do đất đai được chuyển sang xây dựngcác công trình công cộng, đường giao thông

Trang 30

Bảng 2.1: Cơ cấu đất đai của thị xã Hương Thủy năm 2013

73,96

10,9762,200,760,032

25,05

3,6418,153,26

(Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Hương Thủy năm 2013)

Do địa hình thị xã Hương Thủy khá phức tạp vừa có đồng bằng, miền núi, vừa làvùng bán sơn địa nên có nhiều loại đất khác nhau Đất vùng đồi núi hầu hết thuộc hệFeralit như đất đỏ vàng trên đá sét (Fs), đất nâu tím trên phiến thạch, đất nâu vàng trênphù sa cổ (Fp) Các loại đất này thường có tầng đất nông, nghèo mùn, nếu giữ được độ

ẩm thì có thể cải tạo thành loại đất khá màu mỡ Hệ đất phù sa phân bố toàn bộ vùngđồng bằng phía đông và một số nơi rải rác thuộc thung lũng Tả Trạch

b Tài nguyên rừng:

Hiện nay, tổng diện tích đất lâm nghiệp là 28.365,86 ha chiếm 62,20% diện tích đất

tự nhiên toàn thị xã Trong đó, rừng tự nhiên là 11.692,48 ha chiếm 41,22%, rừng trồng là16.673,38 ha chiếm 58,78%.Rừng tự nhiên với các loại cây làm nguyên liệu như lá nón,mây, tre, nứa… là nguồn nguyên liệu cho các ngành tiểu thủ công nghiệp Từ 2011 đếnnay, bình quân hàng năm khai thác và trồng lại hơn 1.000 ha rừng kinh tế so với kế hoạch

500 ha/năm, rừng trồng chủ yếu là các loại keo lai phục vụ đồ gỗ gia dụng và nguyên liệugiấy, một số loại cây khác như cao su, thông nhựa, bạch đàn,… Bình quân hàng năm khaithác gỗ từ rừng trồng khoảng 23.900 m3 so với kế hoạch 19.580 m3

c Tài nguyên nước:

Trang 31

Hương Thủy có nguồn tài nguyên nước dồi dào với hệ thống sông ngòi phân bốđều trên địa bàn hàng năm đem đến phù sa bồi đắp đất đai màu mỡ, thuận lợi cho việcphát triển nền nông nghiệp ven đô hiện đại, thâm canh theo chiều sâu Tài nguyênnước Hương Thủy bao gồm 2 nguồn chính là nguồn nước mặt và nước ngầm.

Hệ thống nước trên mặt: Ngoài hệ thống sông ngòi, khe suối dày đặc thì tại

Hương thủy có nhiều hồ tự nhiên và hồ nhân tạo Hồ tự nhiên nhỏ, cạn và tập trungchủ yếu ở đồng bằng hoặc vùng ven như các hồ ở phía bắc sân bay Phú Bài Do ítnước và dao động mạnh theo mùa, nên giá trị sử dụng nhỏ; chỉ góp phần điều tiết nướccho sông hoặc khe suối như hồ ở điểm sét Phú Bài

Hồ nhân tạo ở thị xã bao gồm hồ Châu Sơn, hồ Phú Bài Hồ châu sơn cách sởUBND thị xã khoảng 1km về phía tây nam Hồ được tạo thành ở giữa một trũng sâugiữa các ngọn đồi và núi Châu Sơn, có dung tích 1.000.000m3, dùng để tưới nước chocác cánh đồng Thủy Phương, Thủy Châu Hồ Phú Bài là hồ chứa nước lớn của thị xã,nằm ở đồi núi phía Tây Nam làng Phú Bài Hồ này có 4 mặt đều là đồi núi thấp, thu hútnguồn nước ở các nhánh sông cùng tên ở phía nam Hồ rộng, tương đối sâu, có dungtích 5.000.000 m3, dùng để tưới cho các cánh đồng ở Thủy Phù, cả phía đông và phía tâyđường quốc lộ 1A, tuy lượng nước thay đổi theo mùa Là nơi có lượng mưa khá lớnnhưng địa hình dốc, và lớp phủ rừng bị tàn phá, nên nước ngầm để cung cấp trong mùakhô cho hồ không lớn, khả năng sử dụng nước hồ và mùa này có thể bị hạn chế

Hệ thống nước ngầm: Nằm ở rìa đồi và vùng đồng bằng, nhất là vùng Phú Bài

và các khu vực rìa đồi phía Nam như Thủy Tân, Thủy Lương có mạch nước ngầmkhá phong phú với trữ lượng lớn có ý nghĩa cao trong việc cung cấp nước cho sản xuất

và đảm bảo nhu cầu cuộc sống cho người dân một cách thường xuyên Tuy nhiên, cáctầng chứa nước thường ở độ sâu khá lớn, từ 20m trở xuống

d Khoáng sản:

Tài nguyên khoáng sản thị xã Hương Thủy đến nay chưa được điều tra thăm dòđầy đủ, nhất là vùng đồi núi Hầu hết các loại đã biết đều nằm ở đồng bằng và vùng rìaphía Tây, gồm nhóm khoáng sản kim loại, nhóm khoáng sản phi kim loại và nhómkhoáng sản nước dưới đất

Trang 32

Vàng sa khoáng khá phổ biến ở các lưu vực sông, chủ yếu là dọc thung lũng và khesuối Nhưng hàm lượng không giống nhau Vàng được tìm thấy dọc thung lũng sông HữuTrạch,từ khe Trà Vệ đến Bình Điền, ở sông Tả Trạch từ khe Vàng đến khe Trâu và nhiềukhe khác Đối tượng chứa vàng ở đây là bãi cát bồi ven sông, ven các hốc đá dọc bờ,hàm lượng vàng trong cát dao động khoảng 0,1 - 0,4 g/m3cát Bề dày cát sỏi chứa vàng cóthể từ 0,5 - 1,5m Vàng còn có ở trong bãi cuội, đá dăm ở ven sông, ở đây hàm lượngvàng có thể đạt từ 0,5 - 1g/m3 Trong sản phẩm phong hóa đá gốc tại chỗ, trong các sườntích và các bãi đá ven chân sườn đồi núi với hàm lượng có thể đạt từ 1 - 2 g/m3 đá

Sắt được phát hiện nhiều nơi tại vùng đồi núi, sông Tả Trạch về phía Đông Một

là dải đồi núi dọc bờ Đông sông này, từ núi Mỏ Tàu giáp Phú Lộc đến quá Khe Lau,kéo dài đến hơn 7km và rộng 500 - 1.000m Quặng sắt ở đây có nguồn gốc ngoại sinh,bao gồm sắt nâu và sắt đỏ

Nguồn khoáng sản sét ở Hương Thủy tương đối đa dạng gồm sét phong hóa từ đáphiến sét, sét bột kết và sét trầm tích, phổ biến hơn cả là sét phong hóa Về màu sắc, cósét trắng, sét vàng, sét màu tím, màu xanh, màu vàng chanh,… Sét ở Hương Thủy cóchất lượng và giá trị sử dụng tốt trong công nghệ đồ gốm sứ, sản xuất vật liệu xâydựng và trong công nghệ sản xuất xà phòng Sét nằm chủ yếu ở khu vực hồ Châu Sơnphường Thủy Châu, phường Phú Bài, xã Thủy Phù, xã Thủy Tân

Ngoài ra, trong nhóm khoáng sản kim loại, còn có nhiều loại khác được phân bốrộng và trữ lượng lớn như cao lanh, đá cát kết, đá granit, cuội sỏi, sạn, cát…được dùnglàm nguyên liệu cho công nghiệp và vật liệu xây dựng

2.1.2.Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.2.1 Về dân số và lao động

a Về dân số:

Năm 2013, dân số trung bình toàn thị xã Hương Thủy là 101.584 người, mật độdân số trung bình là 223 người/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,53% Trong đó, sốdân sống ở thành thị có 58.641 người (chiếm 57,72%), còn dân cư nông thôn là 42.943người (chiếm 42,28%) Dân cư phân bố không đồng đều giữ các vùng: Vùng đồngbằng có mật độ dân cư cao như xã Thủy Vân là 1.351 người/km2, Thủy Thanh 1006người/km2, Ở vùng đồi núi thì mật độ dân cư là rất thấp, điển hình như xã DươngHòa chỉ có 7 người/km2

Trang 33

Bảng 2.2: Tình hình dân số và lao động của thị xã Hương Thủy năm 2013

Đơn vị: Người,%

Số lượng (Người)

Cơ cấu (%)

58.64142.943

100

50,8049,20

57,7242,28

3 Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế

- Lao động trong ngành nông - lâm - thủy sản

- Lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng

- Lao động trong ngành thương mại - dịch vụ

50.648

13.84518.81117.992

100

27,3437,1435,52

(Nguồn: Chi cục thống kê thị xã Hương Thủy năm 2013)

b Về nguồn lao động:

Năm 2013, toàn thị xã Hương Thủy có 62.952 người trong độ tuổi lao động(chiếm 61,97% tổng dân số của toàn thị xã) Trong đó lao động đang làm việc trongcác ngành kinh tế là 50.648 người Đây là nguồn lao động khá dồi dào cho sự pháttriển KT - XH của thị xã

Trong tổng số lao động đang làm việc, lao động trong lĩnh vực nông - lâm - ngưnghiệp là 13.845 người chiếm tỷ lệ 27,34%, lao động trong lĩnh vực công nghiệp - xâydựng là 18.811 người chiếm tỷ lệ 37,14%, lao động trong lĩnh vực thương mại - dịch

vụ là 17.992 người chiếm tỷ lệ 35,52%

Trang 34

37.13%

35.53%

Lao động trong ngành nông - lâm - ngư nghiệpLao động trong ngành công nghiệp – xây dựngLao động trong ngành thương mại – dịch vụ

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế

thị xã Hương Thủy năm 2013

Lao động của Hương Thủy dồi dào nhưng phần lớn là lao động phổ thông, trình

độ chuyên môn kỹ thuật chưa cao, thu nhập và năng suất lao động đều thấp Cơ cấulao động có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần lao động trong khu vực sản xuấtnông, lâm nghiệp, tăng dần lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ

2.1.2.2 Về cơ sở hạ tầng

a Về giao thông vận tải:

Đường bộ: Hệ thống hạ tầng giao thông được phát triển, một số tuyến đường mở

ra đã hình thành các tuyến dân cư khang trang, các tuyến phố đô thị được nâng cấp, cónhiều đường liên thôn, liên xã đảm bảo đi lại thuận lợi như đường Tân Trào, đườngliên tổ 1, 2, 3 Thủy Phương, đường Nguyễn Thái Bình ở Thủy Lương, các tuyếnđường trung tâm tại các xã Thủy Thanh, Thủy Bằng, Thủy Phù, Dương Hòa góp phầnhình thành các khu trung tâm các xã nông thôn mới sau này Mạng lưới giao thông đãđược đầu tư hơn 51,9 km đường giao thông từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, hơn17,5 km bê tông nông thôn tại các xã từ nguồn vốn hỗ trợ xi măng năm 2013, năm

2014 góp phần cải thiện hệ thống hạ tầng giao thông tại các phường và các xã nôngthôn mới

Trang 35

Đường thủy: Trên địa bàn thị xã có tổng cộng 42,2km đường sông chủ yếu phục

vụ cho các tàu bè có trọng tải từ 50 tấn trở xuống do địa hình nơi đây hầu hết là đấtđồng bằng và đồi núi

b Hệ thống điện, thông tin liên lạc:

Hiện nay, 100% số xã, phường trong thị xã đã được sử dụng điện lưới quốc gia,

số hộ sử dụng điện là 100% Hệ thống điện chiếu sáng đô thị được nâng cấp, đầu tưthêm hơn 40,8 km trên toàn địa bàn thị xã, góp phần đảm bảo an toàn giao thông vềđêm, tăng tính hiện đại cho các khu trung tâm tại địa phương Mạng lưới điện tuy đượcluôn được quan tâm bảo dưỡng, nâng cấp nhưng còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng đủnhu cầu ngày càng cao của sản xuất và sinh hoạt

Hệ thống thông tin liên lạc và viễn thông của thị xã khá hoàn chỉnh Đến naymạng điện thoại cố định đã phủ sóng 100% trên địa bàn toàn thị xã Thông tin liên lạcđược đảm bảo trong nước và quốc tế

c Cụm CN - TTCN làng nghề

Cụm công nghiệp Thủy Phương: được thành lập với diện tích 74,8ha Đến nay,

đã bố trí mặt bằng cho 45 doanh nghiệp là 43,46ha, chiếm tỷ lệ 58,1%; đất rừng sảnxuất và đất ở là 26,8ha, chiếm tỷ lệ 35,83%; đất vùng trũng và mặt nước là 2,14ha,chiếm tỉ lệ 2,86%; đất nghĩa địa là 1,48ha, chiếm tỉ lệ 1,98%; đất giao thông và hạ tầngkỹ thuật khác là 0,92ha, chiếm tỉ lệ 1,23%

Cụm làng nghề thủ công mỹ nghệ Thủy Lương: Quy hoạch khu Làng nghề

thủ công mỹ nghệ Thủy Lương với mục đích phát triển một số ngành nghề TTCN vàthủ công mỹ nghệ Khu quy hoạch làng nghề được xác lập trên địa điểm thuộc thônLương Mỹ, Thủy Lương, có vị trí nằm dọc theo tuyến đường giao thông Lương Mỹvới diện tích là 15ha

2.1.2.3 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

a Về kinh tế:

Trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, cùng với sự nỗ lực của cấp Ủy,chính quyền và toàn thể nhân dân, nền kinh tế của thị xã đã đạt được nhiều chuyểnbiến tích cực Giá trị sản xuất của các ngành nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp -xây dựng và dịch vụ - thương mại có mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế có sựchuyển dịch, đời sống đại bộ phận dân cư được cải thiện

Trang 36

Tổng giá trị sản xuất của huyện tăng từ 7.280.474 triệu đồng năm 2010 lên13.862.012 triệu đồng năm 2013 (theo giá hiện hành) Tốc độ tăng giá trị sản xuất bìnhquân giai đoạn 2010 - 2013 là 24,89% Cụ thể ngành nông nghiệp tăng bình quân10,44%/năm, ngành công nghiệp - xây dựng tăng bình quân mỗi năm là 26,75%; vàngành thương mại - dịch vụ có bước tăng trưởng cao, đạt bình quân 16,77%/năm.Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế trên địa bàn thị xã Hương Thủytrong thời gian qua có sự chuyển dịch tích cực và đúng hướng, cơ cấu nội bộ ngànhcũng có sự chuyển dịch theo hướng khai thác có hiệu quả, tiềm năng và thế mạng củađịa phương.

Bảng 2.3: Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế thị xã Hương Trà 2010 - 2013

(theo giá hiện hành)

7,32 636.735

537.000 54.218 45.517

5,94 714.741

603.158 60.983 50.600

5,93 712.318

591.910 69.683 50.725

4.943.67 5 1.105.49 7

83,09 9.207.761

7.312.392 1.895.369

85,92 10.299.962

8.626.422 1.673.504

85,5 12.045.091

9.984.496 2.060.590

9,59 872.411

727.39 145.021

8,14 1.032.909

869.788 163.121

8,57 1.104.603

925.170 179.433

7,97

(Nguồn: Tổng hợp Niên giám thống kê thị xã Hương Thủy năm 2013)

Tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp tăng dần và giảm bền vững tỷ trọng ngànhnông nghiệp trong tổng giá trị sản xuất (về giá trị vẫn tăng) Năm 2010, tỷ trọng nôngnghiệp trong tổng giá trị sản xuất là 7,32%, công nghiệp - xây dựng là 83,09% vàthương mại - dịch vụ là 9,59% Đến năm 2013, tỷ trọng nông nghiệp chỉ còn 5,14%,

Trang 37

công nghiệp - xây dựng tăng lên 86,89% và thương mại - dịch vụ giảm còn 7,97%(xem Bảng 2.3)

5.14%

86.89%

7.97%

Nông - lâm - ngư nghiệp Công nghiệp - xây dựng Thương mại - dịch vụ

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu kinh tế thị xã Hương Thủy năm 2013

b.Về xã hội:

Các hoạt động hỗ trợ vốn, tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện các chính sách

“Xóa đói giảm nghèo” được quan tâm chỉ đạo Đời sống nhân dân ổn định, từng bướcđược cải thiện và nâng lên rõ rệt; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 6,78% năm 2011 xuống còn4,07% năm 2014 Hoạt động giải quyết việc làm có những chuyển biến tích cực, thị xã

đã tích cực tạo điều kiện giúp cho các đơn vị tiếp cận với người lao động tốt hơn.Không những thế, thị xã còn phối hợp với các trường dạy nghề trên địa bàn xây dựng

kế hoạch đào tạo nghề cho các đối tượng có nhu cầu

Nhiệm vụ đảm bảo an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội luôn được quan tâmchỉ đạo Đã tổ chức thực hiện tốt công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an ninh vănhóa tư tưởng, an ninh kinh tế, an ninh tôn giáo và an ninh nông thôn Chủ động có kếhoạch bảo vệ an toàn các ngày lễ lớn, các sự kiến chính trị của địa phương

2.1.2.4 Về giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục - thể thao

a.Về giáo dục:

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã có bước phát triển tích cực và khá toàn diện.Quy mô trường lớp phát triển đáp ứng nhu cầu học tập của con em và nhân dân với: 18trường mần non công lập, 17 trường tiểu học, 11 trường THCS, 2 trường THPT, 1trung tâm GDTX, 1 Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp Tất cả các xã,

Trang 38

phường đã hình thành trung tâm học tập cộng đồng Các cơ sở đào tạo nghề của tỉnh,trung ương đã hình thành và phát triển trên địa bàn như Trường Cao đẳng nghề ThừaThiên Huế, trung tâm dạy nghề lái xe ô tô - mô tô MASCO Thừa Thiên Huế Đến nay,

đã có 27/48 trường đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ 56,25% (3/18 trường mần non, 14/17trường tiểu học, 7/9 trường THCS, 2/2 trường tiểu học và THCS, 1/2 trường THPT) Công tác phổ cập giáo dục được chú trọng, đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiể họcđúng độ tuổi mức độ 2 (năm 2012); đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi(năm 2013) Tỉ lệ học sinh tiểu học hàng năm được công nhận hoàn thành chươngtrình tiểu học đạt trên 98%, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt 97%, THPT đạt trên95% Tỉ lệ HS xếp loại học lực giỏi, khá được duy trì và có tăng lên Số lượng học sinhgiỏi đạt giải cấp tỉnh tăng đều qua các năm

Đội ngũ cán bộ quán lý, giáo viên nhân viên trường học cơ bản đủ về số lượng

và chất lượng ngày càng được chuẩn hóa và nâng cao Đến nay, 100% giáo viên đã đạtchuẩn đào tạo, tron đó trên chuẩn: cấp mầm non 74,66%, cấp tiểu học 96,13%, cấpTHCS 87,43% Cơ sở vật chất, sân chơi bãi tập, cảnh quan trường học, thiết bị học tậpđược quan tâm đầu tư và hoạt động có hiệu quả

b Về mạng lưới y tế:

Đến nay, có 11/12 trạm y tế xã, phường được tầng hóa Trung tâm y tế thị xãđược xây dựng mới khang trang, trang thiết bị được đầu tư hiện đại; cán bộ, y bác sĩ cótrình độ tốt được cử đi đào tạo theonhiều hình thức; 100% trạm y tế xã, phường đều cóbác sĩ, nữ hộ sinh, điều dưỡng, dược; 100% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế cơ

sở giai đoạn 2010 - 2020 Trung tâm y tế thị xã từng bước thực hiện chủ trương xã hộihóa, đa dạng hóa các dịch vụ khám, chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh củanhân dân trên địa bàn thị xã và một số huyện lân cận

Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân được tăng cường; các chươngtrình y tế Quốc gia và chương trình y tế địa phương phát huy hiệu quả.Mạng lưới y tế

dự phòng được tổ chức từ thị xã đến cơ sở, đảm đương nhiệm vụ phòng chống dịchbệnh, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân toàn thị xã Trong nhiều năm qua, không códịch lớn xảy ra trên địa bàn thị xã Tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng đầy đủ đạt trên 98%,phụ nữ có thai được tiêm phòng uốn ván và theo dõi thai sản, tỷ lệ phụ nữ có thai được

Trang 39

khám 3 lần trở lên đạt 100% Thực hiện các chương trình dinh dưỡng ngay tại cộngđồng tốt, tỷ lệ trẻ em <5 tuổi suy dinh dưỡng đã giảm từ 8,53% năm 2010 xuống6,86% năm 2014 An toàn vệ sinh thực phẩm đã được quan tâm, giảm số vụ ngộ độcthực phẩm, không để xảy ra tử vong do ngộ độc thực phẩm.

Tổng số cán bộ ngành y tế thị xã là 216 người, bao gồm: 170 cán bộ chuyên môn

y và dược, trong đó 148 người có chuyên môn y, 22 người có chuyên môn dược, sốcòn lại là các chuyên môn khác Phân bố nhân lực y tế tại tuyến thị xã là 63,5%; tạituyến xã, phường là 36,5% Số cán bộ có chuyên môn y, dược ở các tuyến là: 170, ởtuyến thị xã là 108 người, 62 người ở tuyến xã Về trình độ chuyên môn, cao đẳng trởlên là 41 người (24,1%), có trình độ trên đại học là 21 người chiếm 12,3%, có trình độtrung học là 121 ngườ chiếm 12,3%, có trình độ trung học là 121 người chiếm 71,2%,còn lại là điều dưỡng sơ học, nữ hộ sinh, sơ học, dược tá

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình thu được những kết quả đáng kể, tạo sựchuyển biến tích cực về quy mô và chất lượng dân số Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm

từ 1 - 1,1% Tỷ suất sinh thô giảm tử 15,21% năm 2010 xuống còn 14,1% năm 2014 Tỷ

lệ con thứ 3 trở lên giảm mạnh từ 19,9% năm 2010 xuống còn 15,93% năm 2014 Hệthống cán bộ làm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình từ thị xã đến cơ sở từng bướcđược củng cố, được đào tạo, bồi dưỡng hàng năm để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ

c Về văn hóa, thể dục - thể thao:

Các hoạt động văn hóa, thể dục - thể thao đều tiếp tục có nhiều chuyển biến tíchcực Các hoạt động thông tin tuyên truyền được gắn kết với các chương trình, mục tiêu

và các kỷ niệm chào mừng các ngày lễ lớn của quê hương, đất nước, phục vụ nhiệm vụchính trị, chuyên môn của các ngành và địa phương Duy trì được các hoạt động vănhóa, văn nghệ, thể dục, thể thao với nhiều loại hình đang dạng, phong phú, lôi cuốnđược sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân Các công trình nhà văn hóatrung tâm tại các xã, phường, nhà sinh hoạt cộng đồng tại các thôn, tổ dân phố, khu thểthao, sân vận động, bể bơi được xây dựng mới góp phần tạo nên các khu vui chơi, hoạtđộng thể thao, sinh hoạt văn hóa tại địa phương

Trang 40

2.1.3 Đánh giá địa bàn nghiên cứu

2.1.3.1 Thuận lợi

Thị xã Hương Thủy có vị trí tự nhiên, là cửa ngõ phía Nam của thành phố Huế,nằm trên trục đường Huế - Đà Nẵng nên thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế với cáchuyện trong và ngoài tỉnh.Thị xã có hệ thống giao thông khá phát triển và thuận lợi(đường bộ, đườn sắt, đường thủy, cảng hàng không Phú Bài), được đầu tư nâng cấp tạođiều kiện cho việc lưu thông, mua bán hàng hóa từ thị xã đến các vùng lân cận Đó lànhững điều kiện tốt để phát triển kinh tế, mở rộng thị trường sản xuất và tiêu thụ sảnphẩm, dễ dàng hội nhập với thị trường trong vùng và cả nước

Trong thời gian qua, thị xã Hương Thủy luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo,đầu tư của Trung Uơng, của tỉnh; sự giúp đỡ của các sở ban ngành, Đảng bộ và sựđoàn kết của nhân dân thị xã Hương Thủy Qua đó, thị xã đã từng bước khắc phục,vượt qua những khó khăn thách thức, tập trung huy động các nguồn lực khai thác và

sử dụng có hiệu quả các tiềm năng của địa phương, từng bước xây dựng và phát triển

KT - XH theo hướng CNH - HĐH và đô thị hóa, mang lại nhiều thành quả quan trọng.Kinh tế - xã hội của thị xã dã đạt được kết quả tích cực trên nhiều mặt Đời sống nhândân được ổn định, người lao động được tạo công ăn việc làm

2.1.3.2 Khó khăn

Điều kiện KT - XH cũng còn nhiều mặt chưa thuận lợi cho việc việc phát triểnkinh tế nói chung, cũng như phát triển tiểu, thủ công nghiệp nói riêng.Tốc độ tăngtrưởng kinh tế còn chậm chưa xứng đáng với tiềm năng và lợi thế của thị xã

Cơ sở hạ tầng nông thôn tương đối còn thấp, các đường giao thông liên xã, liênthôn tuy đã được đầu tư xây dưng nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu vận tại của địaphương Hệ thống xử lý nước thải trong khu vực còn thiếu và lạc hậu nên tình trạng ônhiễm môi trường còn diễn ra phổ biến Điện áp không ổn định, thường xuyên mấtđiện trong mùa mưa bão

Chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế Theo số liệu thống kê năm 2013,

số lao động qua đào của thị xã Hương Thủy là 31.962 người chỉ chiếm 63% trong tổng

số lao động đang làm việc Nhiều lao động tuy đã qua đào tạo nhưng lại thiếu nhữngkỹ năng cần thiết nên khi được tuyển dụng phải đào tạo lại Nguồn nhân lực chấtlượng cao rất ít, trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật còn thấp

Ngày đăng: 21/04/2016, 11:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. “Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác - Lênin”, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội năm 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác - Lênin”
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
2. Bộ Công nghiệp (2005), Chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020
Tác giả: Bộ Công nghiệp
Năm: 2005
3. Bùi Văn Vượng (2002), Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam
Tác giả: Bùi Văn Vượng
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2002
4. Nghị định số 90/2001/NĐ-CP về “Trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ”
5. TS. Dương Đình Giám (2013), “Phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp tại Việt Nam - định hướng và phát triển”, Thông tin chiến lược, chính sách công nghiệp số 03/2013, Viện nghiên cứu chiến lước, chính sách công nghiệp Bộ công thương Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp tại Việt Nam - định hướng và phát triển”
Tác giả: TS. Dương Đình Giám
Năm: 2013
6. PGS. Vũ Huy Phúc (1996), Công trình khoa học “Tiểu, thủ công nghiệp Việt Nam giai đoạn 1858 - 1945", NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu, thủ công nghiệp Việt Nam giai đoạn 1858 - 1945
Tác giả: PGS. Vũ Huy Phúc
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1996
7. Trần Minh Huân, Phạm Thanh Tùng (2007), “Kinh nghiệm phát triển làng nghề truyền thống ở một số nước châu Á”, Tạp chí Công nghiệp, 6(1), tr.53 - 54 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Kinh nghiệm phát triển làng nghề truyền thống ở một số nước châu Á”
Tác giả: Trần Minh Huân, Phạm Thanh Tùng
Năm: 2007
8. Phòng kinh tế thị xã Hương Thủy (2011), “Chương trình phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, và xây dựng các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và làng nghề huyện Hương Thủy giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến 2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, và xây dựng các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và làng nghề huyện Hương Thủy giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến 2020
Tác giả: Phòng kinh tế thị xã Hương Thủy
Năm: 2011
9. Phòng kinh tế thị xã Hương Thủy (11/2011), “Báo cáo đánh giá sơ kết chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp xây dựng các cụm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề của Huyện (nay là Thị xã) giai đoạn 2006 - 2010” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đánh giá sơ kết chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp xây dựng các cụm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề của Huyện (nay là Thị xã) giai đoạn 2006 - 2010
10. Phòng kinh tế thị xã Hương Thủy (12/2014), “Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ Kinh tế - Xã hội năm 2014, một số chỉ tiêu kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2011 - 2015 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ Kinh tế - Xã hội năm 2014, một số chỉ tiêu kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2011 - 2015 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015
11. Phòng kinh tế thị xã Hương Thủy (2015), “Báo cáo chương trình công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 5 năm 2010- 2015, giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2015 - 2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Báo cáo chương trình công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 5 năm 2010- 2015, giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2015 - 2020
Tác giả: Phòng kinh tế thị xã Hương Thủy
Năm: 2015
12. Phòng kinh tế thị xã Hương Thủy (2014),“ Báo cáo chính trị của ban chấp hành Đảng bộ thị xã Hương Thủy khóa XIV trình đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã lần thứ XV” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Báo cáo chính trị của ban chấp hành Đảng bộ thị xã Hương Thủy khóa XIV trình đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã lần thứ XV
Tác giả: Phòng kinh tế thị xã Hương Thủy
Năm: 2014
14. Phòng Lao động thương binh xã hội thị xã Hương Thủy (2014), “Dữ liệu lao động thị xã Hương Thủy năm 2013” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thủy (2014), “Dữ liệu lao động thị xã Hương Thủy năm 2013
Tác giả: Phòng Lao động thương binh xã hội thị xã Hương Thủy
Năm: 2014
13. Chi cục thống kê thị xã Hương Thủy (6/2014), Niêm giám thống kê thị xã Hương Thủy năm 2013 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w