Mục đích nghiên cứu: Thông qua việc làm rõ thực trạng và đặc trưng văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa, luận án tập trung diễn giải sự tiếp biến văn hóa Việt - Chăm và
Trang 1VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận án này, nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn:
Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam là cơ sở đào tạo Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang - Trường Đại học Khánh Hòa hiện nay, là cơ quan công tác của nghiên cứu sinh
Đặc biệt là GS TS Ngô Đức Thịnh, người hướng dẫn khoa học cho luận án Bên cạnh đó là các nhà khoa học đã nhiệt tình đóng góp nhiều ý tưởng hay cho bản thảo của luận án như GS TS Lê Hồng Lý, PGS TS Nguyễn Thị Phương Châm, PGS TS Phạm Quỳnh Phương, PGS TS Nguyễn Thị Hiền, PGS TS Phạm Lan Oanh, PGS TS Trần Thị An và TS Đỗ Lan Phương
Trung tâm Quản lý Di tích tỉnh Khánh Hòa, bà đồng, ông đồng, thủ nhang, cung văn, hầu dâng, cộng đồng không chỉ giúp đỡ, mà còn chia sẻ thông tin và tư liệu quý cho nghiên cứu sinh trong quá trình thực hiện luận án
Bên cạnh đó, gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp thường xuyên động viên, giúp đỡ nghiên cứu sinh trong quá trình học tập và viết hoàn thành luận án
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học riêng của nghiên cứu
sinh và dưới sự hướng dẫn khoa học là GS TS Ngô Đức Thịnh Công trình nghiên
cứu này đảm bảo các nguyên tắc và đạo đức khoa học Nghiên cứu sinh chịu trách
nhiệm trước pháp luật về công trình nghiên cứu này
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Văn Bốn
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTG: Ban Tuyên giáo TP Thành phố
Cb: Chủ biên TP HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
CNH: Công nghiệp hóa TS: Tiến sỹ
CTQG: Chính trị quốc gia TT&TT: Thông tin và truyền thông
ĐHQG: Đại học quốc gia T.tr: Thị trấn
HĐH: Hiện đại hóa UBND: Ủy ban Nhân dân
HN: Hà Nội UNESCO: Tổ chức Văn hóa, Giáo dục, Khoa học Liên hợp quốc KHXH: Khoa học xã hội VHDT: Văn hóa dân tộc
LĐXH: Lao động xã hội VHLKHXH: Viện Hàn lâm Khoa học xã hội NCS: Nghiên cứu sinh VHNT: Văn hóa nghệ thuật
Nnk: Những người khác VHTT: Văn hóa - Thông tin
Nxb Nhà xuất bản VHTT&DL: Văn hóa, Thể thao và Du lịch
PGS: Phó giáo sư VNĐ: Việt Nam đồng
Trang 6Mục lục
Mở đầu 1
1 Tính cấp thiết của luận án 1
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3
4 Phương pháp nghiên cứu của luận án 3
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án 6
6 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án 6
7 Cấu trúc của luận án 7
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận 8
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 8
1.1.1 Tình hình nghiên cứu thờ Mẫu ở Việt Nam nói chung 8
1.1.2 Nghiên cứu tiếp biến văn hóa qua tín ngưỡng thờ Mẫu 15
1.2.3 Tình hình nghiên cứu tín ngưỡng thờ Mẫu ở Khánh Hòa 20
1.2 Cơ sở lý luận 25
1.2.1 Lý thuyết vùng văn hóa 25
1.2.2 Tiếp biến văn hóa 26
1.2.3 Văn hóa tín ngưỡng 28
1.3.4 Văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu 30
Tiểu kết chương 1 32
Chương 2: Vùng đất, con người, lịch sử và văn hóa Khánh Hòa 33
2.1 Không gian địa lý 33
2.2 Cộng cư tộc người và sinh kế 35
2.3 Lược sử vùng đất 38
2.4 Tiếp biến văn hóa Việt - Chăm trong lịch sử 42
2.5 Tín ngưỡng 45
2.6 Tôn giáo 52
2.7 Điện thần tiêu biểu 57
Tiểu kết chương 2 62
Chương 3: Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu 64
3.1 Nghi lễ hầu bóng 64
3.1.1 Nguyên tắc chung 64
3.1.2 Hầu cá nhân 70
3.1.3 Hầu tập thể 75
3.2 Lễ hội 78
3.2.1 Lễ hội am Chúa 79
3.2.2 Lễ hội tháp Bà 84
Tiểu kết chương 3 97
Trang 7Chương 4: Tiếp biến văn hóa và giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu 99
4.1 Tiếp biến văn hóa 99
4.1.1 Hỗn dung qua điện thần 100
4.1.2 Hỗn dung qua truyền thuyết và tên gọi 113
4.1.3 Hỗn dung qua tín ngưỡng, tôn giáo 116
4.1.4 Hỗn dung qua lễ hội 121
4.2 Giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu 130
4.2.1 Giá trị tâm linh 130
4.2.2 Giá trị sáng tạo và bảo tồn văn hóa nghệ thuật 132
4.2.3 Giá trị gắn kết cộng đồng 134
4.2.4 Giá trị phát triển du lịch văn hóa 135
Tiểu kết chương 4 137
Kết luận 139
Danh mục bài báo liên quan luận án 143
Tài liệu tham khảo 144
Phụ lục 155
Phụ lục 1: Thống kê quan sát tham dự nghi lễ hầu bóng 155
Phụ lục 2: Danh sách phỏng vấn thông tín viên 156
Phụ lục 3: Danh mục khảo sát điện thần 157
3.1 Điện thần tư gia 157
3.2 Điện thần nhà nước quản lý 158
Phụ lục 4: Truyền thuyết 159
4.1 Truyền thuyết Pô Inư Nưgar của người Chăm 159
4.2 Truyền thuyết Thiên Y A Na Thánh Mẫu của người Việt 163
Phụ lục 5: Kinh Thiên Y A Na 165
Phụ lục 6: Văn tế Thiên Y A Na Thánh Mẫu 185
6.1 Văn tế Thiên Y A Na Thánh Mẫu tại lễ hội am Chúa 185
6.2 Văn tế Thiên Y A Na Thánh Mẫu tại lễ hội tháp Bà 186
Phụ lục 7: Văn chầu Tiên Thiên Thánh giáo 189
Phụ lục 8: Sơ đồ điện thần 243
8.1 Tháp Bà 243
8.2 Am Chúa 244
8.3 Điện Định Phước 245
Phụ lục 9: Ảnh minh họa 245
Trang 81
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của luận án
Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ nói riêng, tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt nói chung vừa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cho thấy vai trò và giá trị của nó không chỉ đối với Việt Nam mà cả nhân loại Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt đã nảy sinh, tích hợp và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Theo thời gian, tín ngưỡng này đã theo chân người Việt lan tỏa khắp mọi vùng miền trong cả nước và gần đây được mang ra cả nước ngoài
Điều thú vị là, đi đến bất cứ vùng miền nào, tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt luôn có xu thế hòa nhập, hỗn dung với các tín ngưỡng bản địa để phù hợp với điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử, xã hội và thỏa mãn nhu cầu của chính họ ở nơi ấy Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa là một trường hợp điển hình cho quy luật đó Từ giữa thế kỷ XVII, người Việt theo bước chân của chúa Nguyễn đến khai hoang mở cõi trên vùng đất Khánh Hòa Khi di cư, người Việt đã mang theo những truyền thống văn hóa của mình, như phương thức canh tác nông nghiệp lúa nước, lễ hội, ẩm thực, tín ngưỡng, tôn giáo vào Khánh Hòa
Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa là một hình thức đặc biệt, phản ánh quá trình tiếp biến văn hóa Việt - Chăm từ điện thần, truyền thuyết và tên gọi, nghi lễ hầu bóng, đến lễ hội Người Việt và người Chăm có điều kiện tự nhiên
và phương thức sản xuất tương đồng, đó là canh tác nông nghiệp lúa nước, họ cùng
có quan niệm vạn vật hữu linh, tín ngưỡng đa thần, đặc biệt là cùng có phong tục thờ Mẫu Ở đây, đặc tính cơ bản nhất về tình thương của Mẫu, về tính thiêng của tín ngưỡng dường như còn được nâng cao hơn Trong quá trình cộng cư, người Việt dung hội tín ngưỡng thờ Mẫu của người Chăm, nhưng vẫn giữ nét văn hóa truyền thống của mình, nhất là trong việc thực hành tín ngưỡng này Chính vì vậy, bức tranh tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa vừa có màu sắc cội nguồn vừa có sự hỗn dung và biến đổi cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh lịch
sử - xã hội và thỏa mãn nhu cầu tâm linh của cộng đồng trên vùng đất mới Nghiên cứu về một hiện tượng văn hóa vừa được khuếch tán theo bước chân di dân, vừa
Trang 92
hỗn dung, biến đổi và nhận thức vai trò của tín ngưỡng này trong đời sống tâm linh của người Việt ở Khánh Hòa là một việc làm cần thiết và là động lực cho nghiên cứu sinh thực hiện luận án này
Hiện nay, tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam nói chung và tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa nói riêng đang từng ngày biến đổi theo những nhu cầu khác nhau của đời sống xã hội, của tâm thức người dân, trong bối cảnh kinh tế và chính trị Chính vì vậy, có một nghiên cứu cập nhật và chuyên sâu về tín ngưỡng thờ Mẫu ở Khánh Hòa trong bức tranh chung của tín ngưỡng ở Việt Nam là cần thiết Tuy nhiên, chủ đề nghiên cứu có nội hàm và ngoại diên rất rộng, trong khuôn khổ một luận án, chúng tôi chỉ tập trung diễn giải sự hỗn dung văn hóa Việt - Chăm qua tín ngưỡng này mà thôi Đồng thời chúng tôi luận bàn những giá trị văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa đặt trong bối cảnh phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội ở địa phương hiện nay
Với những lý do khoa học và thực tiễn như vậy, chúng tôi cho rằng việc thực hiện luận án này thực sự là cấp thiết và có tính khả thi cao trong bối cảnh nghiên cứu của ngành văn hóa học hiện nay
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục đích nghiên cứu: Thông qua việc làm rõ thực trạng và đặc trưng
văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa, luận án tập trung diễn giải sự tiếp biến văn hóa Việt - Chăm và bàn luận những giá trị của tín ngưỡng này trong bối cảnh kinh tế, văn hóa - xã hội của địa phương hiện nay
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: Khái quát tình hình nghiên cứu về tín ngưỡng thờ
Mẫu của người Việt nói chung và tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa nói riêng; Chỉ ra cơ sở lý luận cần thiết cho việc nghiên cứu của luận án; Phác dựng bức tranh khái quát về thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa; Diễn giải quá trình tiếp biến văn hóa trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa và những vấn đề đặt ra từ đó
Trang 103
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Những biểu hiện đa dạng trong tín ngưỡng thờ
Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa, từ điện thần đến truyền thuyết, nghi lễ, lễ hội, tên gọi, từ người thực hành nghi lễ đến bối cảnh chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội
3.2 Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu tín ngưỡng thờ Mẫu
của người Việt trong không gian văn hóa Khánh Hòa Tuy nhiên để phục vụ cho những diễn giải của mình, chúng tôi cũng quan tâm tới thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở một số khu vực khác như Bắc bộ và Bắc Trung bộ
3.3.Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu tín ngưỡng thờ Mẫu của
người Việt ở Khánh Hòa từ năm 1990 đến nay Bởi vì sau khi Nhà nước thực hiện chính sách Đổi mới năm 1986, xã hội Việt Nam có nhiều chuyển biến mạnh mẽ trên hai phương diện kinh tế và văn hóa Trong đó, sự phục hồi, trùng tu, tôn tạo di tích
và phục dựng tín ngưỡng, lễ hội truyền thống của dân tộc được phát triển khắp mọi miền của đất nước Bên cạnh đó, chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo và chính sách hòa hợp dân tộc cũng được Đảng và Nhà nước quan tâm Đây là những tiền đề cho tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam nói chung và tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt
ở Khánh Hòa được phục hưng, phát triển và biến đổi
4 Phương pháp nghiên cứu của luận án
Đề tài luận án được tiếp cận từ góc độ liên ngành, ứng dụng kết quả và phương pháp nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn khác như dân tộc học, nhân học, tôn giáo học, sử học, văn hóa dân gian… Chẳng hạn, tiếp cận lịch sử nghiên cứu sự hình thành, phát triển, hỗn dung và biến đổi trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa Tiếp cận tâm lý học để hiểu sâu hơn những tâm tư, tình cảm, niềm tin và mối quan hệ giữa người Việt và người Chăm trong thực hành văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu ở Khánh Hòa Tiếp cận văn hóa dân gian để có cái nhìn hệ thống về tín ngưỡng, nghi lễ và lễ hội tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa là một thể thống nhất Tiếp cận dân tộc học, nhân học
có cái nhìn từ người trong cuộc như những chủ thể đang thực hành tín ngưỡng này Một số phương pháp chính được sử dụng trong luận án:
Trang 114
Điền dã dân tộc học, nhân học là phương pháp nghiên cứu chính trong luận
án này Điền dã trong nghiên cứu, dân tộc học, nhân học gồm nhiều phương pháp như mô tả, quan sát tham dự và phỏng vấn Những phương pháp này giúp tác giả luận án thu thập những thông tin quan trọng phục vụ cho quá trình diễn giải đề tài
Trong thời gian thực hiện đề tài này, tác giả luận án đã khảo sát 65 điện thần nhằm thu thập thông tin về sự hình thành, phát triển và những thực hành văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa(1) Bên cạnh đó, nghiên cứu sinh còn khảo sát điện thần ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ: thành phố Hà Nội là điện thờ Mẫu trong chùa Trấn Quốc, Phủ Tây Hồ (Tây Hồ), điện thờ Mẫu trong khuôn viên đình đền Đông Thiên (Hoàng Mai); tỉnh Bắc Ninh là điện thờ Mẫu trong chùa Phật Tích (Tiên Du, Bắc Ninh); tỉnh Nam Định là Phủ Dày (Vụ Bản, Nam Định); tỉnh Thanh Hóa là đền Khe Rồng, đền Phủ Sung (Như Thanh), điện Phật Địa Mẫu trong khuôn viên đền Độc Cước (Tx Sầm Sơn); tỉnh Nghệ An là đền Ông Hoàng Mười (Hưng Nguyên); tỉnh Hải Dương là đền Sinh, đền Hóa, chùa Côn Sơn và đền Kiếp Bạc (Chí Linh); tỉnh Thừa Thiên Huế là điện Hòn Chén (Hương Trà) Việc khảo sát này giúp cho tác giả luận án có cái nhìn đa chiều và có thêm cơ sở khoa học khi so sánh giữa điện thần Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa với những vùng văn hóa trên
Ngoài ra, nghiên cứu sinh nhiều lần được quan sát tham dự thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa, đó là những ngày sóc, ngày vọng hàng tháng, Tết Nguyên đán, dịp lễ hội Thiên Y Thánh Mẫu tại tháp Bà, am Chúa, Thiên Y điện, Định Phước điện, chùa Suối Đổ, miếu Thiên Y, miếu Ngũ hành thần nữ Đặc biệt là nghiên cứu sinh nhiều lần được quan sát tham dự thực hành nghi lễ hầu bóng Tứ phủ Bắc và Tứ phủ Huế còn gọi là Tiên Thiên Thánh giáo của người Việt ở Khánh Hòa như lễ khai Xuân, tiệc Mẫu Liễu Hạnh, tiệc Quan Đệ Ngũ, tiệc Quan Đệ Tam Thoải phủ, tiệc ông Hoàng Bơ, tiệc cô Bơ Thoải, tiệc Đức Thánh Trần, tiệc Mẫu Cửu Trùng, tiệc Mẫu Sòng Sơn, tiệc Chầu Lục, tiệc Chầu Bé Bắc
Lệ, tiệc ông Hoàng Mười và lễ hội am Chúa, lễ hội tháp Bà, lễ hội chùa Suối Đổ…
(1)
Xem phụ lục 3: Danh mục khảo sát điện thần, tr.156
Trang 125
Không những thế, tác giả luận án còn được quan sát nghi lễ hầu bóng tại đền Khe Rồng (Như Thanh, Thanh Hóa), đền ông Hoàng Mười (Hưng Nguyên, Nghệ An), đền Sinh (Chí Linh, Hải Dương), phủ Dầy (Vụ Bản, Nam Định) và nghi thức đội bát nhang tại đình đền Đông Thiên (Hoàng Mai, Hà Nội)
Quan sát tham dự là phương pháp được sử dụng trong điền dã để thực hiện
đề tài của luận án Trong thời gian thực hiện đề tài, nghiên cứu sinh đã quan sát tham dự 42 nghi lễ hầu bóng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa Theo đó, người nghiên cứu thâm nhập vào nhóm, cộng đồng là đối tượng nghiên cứu và như là một thành viên của nhóm hay cộng đồng Bằng quan sát tham
dự, tác giả luận án có được cái nhìn của người trong cuộc về những chủ thể đang thực hành văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa
Quan sát tham dự kết hợp với chụp hình, phỏng vấn giúp tác giả hiểu được ý nghĩa của những thực hành văn hóa trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa Đồng thời tác giả thiết lập được mối quan hệ thân thiết với các ông đồng, bà đồng, thủ nhang, đồng đền và cộng đồng phục vụ cho quá trình thu thập những thông tin và tư liệu liên quan đến đề tài của luận án Khi người quan sát như một thành viên của nhóm thì dễ dàng nhận biết phong tục tập quán theo thói quen cá nhân trong nhóm cũng như những quy tắc của nhóm, nghĩa là hiểu được những thực hành của cá nhân trong nhóm hoặc cộng đồng Thêm vào đó, việc tham dự giúp cho nghiên cứu sinh đi sâu, cảm nhận, thâm nhập vào thế giới nội tâm của chủ thể, hiểu được tình cảm, nguyên nhân và động cơ của những hành động mà chủ thể đang thực hành văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa
Phỏng vấn sâu cũng là phương pháp được nghiên cứu sinh thường xuyên sử dụng trong điền dã Qua đó, người được phỏng vấn sẽ trả lời những câu hỏi mở do người nghiên cứu đặt ra nhằm thu thập thông tin phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài của luận án Phương pháp này được tác giả thực hiện trong quá trình khảo sát điện thần, quan sát tham dự nghi lễ và lễ hội thờ Mẫu của người Việt
ở Khánh Hòa Do vậy, người nghiên cứu thu thập thông tin về câu chuyện cuộc đời
Trang 13Phương pháp so sánh: Được nghiên cứu sinh sử dụng làm rõ tính tương đồng
và khác biệt giữa tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa so với các vùng miền khác
Phương pháp phân tích và tổng hợp: Ứng dụng trong xử lý, phân tích các tài liệu, phân tích và khái quát hóa các vấn đề đặt ra cho luận án Phương pháp này giúp chúng tôi tham khảo, chọn lọc, kế thừa và vận dụng trong chứng minh những luận điểm khoa học mới của luận án
Tác giả luận án đã thu thập, tổng hợp và hệ thống tài liệu, báo cáo các thông tin liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam nói chung và tín ngưỡng thờ Mẫu ở Khánh Hòa nói riêng Đó là những công trình, tạp chí, giáo trình… liên quan đến phạm vi nghiên cứu của luận án Việc nghiên cứu, phân tích tài liệu thứ cấp giúp tác giả luận án có cái nhìn tổng quan, khái quát về vấn đề đang nghiên cứu
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án khái quát được diện mạo tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa, từ đó nhìn ra quá trình tiếp biến văn hóa trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa Luận án góp phần bổ sung nguồn tư liệu cập nhật và chân thực về tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa
6 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án
6.1.Về mặt lý luận: Luận án góp phần làm sáng tỏ hơn về hướng tiếp cận văn
hóa học trong nghiên cứu tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam; Chỉ ra các chiều cạnh văn hóa của thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu ở Khánh Hòa; Khẳng định giao lưu, tiếp biến văn hóa như một đặc trưng quan trọng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người
Trang 147
Việt ở Khánh Hòa; Qua đó, bàn luận về mối quan hệ tộc người, tính đa dạng của thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu trong xã hội Việt Nam đương đại
6.2.Về mặt thực tiễn: Luận án đóng góp thêm nguồn tư liệu tham khảo cho
công tác nghiên cứu, giảng dạy về tín ngưỡng và văn hóa ở nước ta Mặt khác, luận
án cung cấp thêm cơ sở khoa học cho những nhà quản lý trong hoạch định chiến lược phát triển kinh tế và xã hội trên cơ sở nguồn lực quan trọng của văn hóa
7 Cấu trúc của luận án
Ngoài mở đầu, nội dung, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bài báo và phụ lục, luận án được cấu trúc 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận
Chương 2: Vùng đất, con người, lịch sử và văn hóa Khánh Hòa
Chương 3: Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu
Chương 4: Tiếp biến văn hóa và giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu
Trang 158
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Tình hình nghiên cứu thờ Mẫu ở Việt Nam nói chung
Từ lâu, tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam là một chủ đề khoa học thú vị đã được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu Thông qua những công trình và bài viết, các học giả đã có nhiều diễn giải đa chiều về tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam Nghiên cứu sinh điểm qua các tác giả với những công trình và bài viết tiêu biểu sau:
Các Nữ thần Việt Nam của Đỗ Thị Hảo, Mai Thị Ngọc Chúc (1984) [35], Vân cát thần nữ của Vũ Ngọc Khánh, Phạm Văn Ty (1990) [49], Di tích lịch sử văn hóa Việt Nam do Ngô Đức Thọ chủ biên (1991 [131], Tứ bất tử của Ngô Đức Thịnh
và Vũ Ngọc Khánh (2015) [129], Hát văn do Ngô Đức Thịnh chủ biên (1992) [114], Đạo Mẫu ở Việt Nam (tập I) do Ngô Đức Thịnh chủ biên (1996) [115], Đạo
Mẫu ở Việt Nam do Ngô Đức Thịnh do chủ biên (2007) [122], Đạo Mẫu Việt Nam
của Ngô Đức Thịnh (2010) [124], Huyền tích thánh Mẫu Liễu Hạnh và di sản văn
hóa - lễ hội của Hồ Đức Thọ (2004) [130], Bản sắc văn hóa Việt Nam của Phan
Ngọc (1998) [77], Văn hóa Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm của Trần Quốc Vượng (2000) [155], Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng do Ngô Đức Thịnh chủ biên (2012) [126], Một con đường tiếp cận lịch sử của Trần Lâm Biền (2000) [9], Tín
ngưỡng thờ Mẫu ở miền Trung Việt Nam do Nguyễn Hữu Thông chủ biên (2001)
[132], Đạo Thánh ở Việt Nam của Vũ Ngọc Khánh (2001) [50], Lên đồng xuyên
quốc gia: những thay đổi trong thực hành nghi lễ đạo Mẫu ở California và vùng Kinh Bắc của Nguyễn Thị Hiền - Karen Fjelstad (2008) [38], Lên đồng ở Việt Nam, một sinh hoạt văn hóa tâm linh mang tính trị liệu của Nguyễn Kim Hiền (2004)
[37], Đạo Mẫu và các hình thức Shaman trong các tộc người ở Việt Nam và châu Á
do Ngô Đức Thịnh chủ biên (2004) [119], Thần nữ danh tiếng trong văn hóa Việt
Nam của Nguyễn Minh San (2009) [103], Đạo Mẫu và vấn đề trao quyền lực và cách thức sử dụng quyền lực của người phụ nữ Việt Nam của Vũ Thị Tú Anh
Trang 169
(2013) [1], Đạo Mẫu và bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay của Đỗ Thị Lan Phương (2013) [93], Tín ngưỡng thờ Mẫu và lễ hội phủ Giày của Nguyễn Duy Hùng (2013) [42], Văn hóa thờ Nữ thần - Mẫu ở Việt Nam và Châu Á bản sắc và
giá trị do Ngô Đức Thịnh chủ biên (2013) [127], Tín ngưỡng thờ Thiên Hậu ở Việt Nam của Phan Thị Hoa Lý (2014) [70], Những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam của Nguyễn Văn Ba - Hà Thị Thùy
Dương (2015) [3], Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam bộ, bản sắc và giá trị do Ngô Đức
Thịnh, Võ Văn Sen, Nguyễn Văn Lên đồng chủ biên (2014) [128]… Đây là những công trình và những bài viết tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau về tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam như truyền thuyết, điện thần, nghi lễ, lễ hội, diễn xướng dân gian
Bên cạnh đó, nhiều công trình và bài viết nghiên cứu sâu vào một khía cạnh
của tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam như âm nhạc, trang phục, ẩm thực, đồ mã… Chẳng hạn, Đồ mã trong điện thờ Mẫu ở Hà Nội của Giang Nguyệt Ánh - Trương Minh Hằng (2012) [2], Đạo Mẫu nhìn từ bản sắc văn hóa Việt Nam của Đặng Văn Bài - Nguyễn Thị Thu Trang (2012) [4], Lên đồng và hành trình nhận dạng di sản của Lê Thị Minh Lý (2013) [69], Nghi lễ lên đồng lịch sử và giá trị của Nguyễn Ngọc Mai (2013) [71], Các hình thức diễn xướng chầu văn ở Nam Định của Trần Hải Minh (2014) [73], Bốn nhóm làn điệu trong hát văn hầu của Hồ Thị Hồng Dung (2015) [25], Lên đồng hành trình của thần linh và thân phận của Ngô Đức
Thịnh (2010) [123]… Người viết lược qua một số công trình và bài viết của các tác giả tiêu biểu về tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam như sau:
Tác giả Ngô Đức Thọ và cộng sự trong Di tích lịch sử văn hóa Việt Nam
(1991), đã khái lược di tích lịch sử văn hóa Việt Nam qua các vùng miền Công trình này thống kê 1000 di tích lịch văn hóa ở Việt Nam, thì có 250 di tích thờ cúng các vị thần hay danh nhân là nữ Công trình điểm qua một số di tích, truyền thuyết Thiên Y A Na Thánh Mẫu của người Việt ở miền Trung và Khánh Hòa: “Đền Thiên
Y, Thiên Y Tiên Nữ, Cù Lao Sơn, Đền Tam Thanh” [131, tr 178, 595, 640, 641]
Công trình Hát văn do Ngô Đức Thịnh chủ biên (1992), nghiên cứu về hát
văn và hầu bóng trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ của người Việt Đây là một hiện
Trang 1710
tượng văn hóa dân gian tổng thể, là một loại hình tín ngưỡng - văn hóa cộng đồng Tác giả Ngô Đức Thịnh và cộng sự nhận định nghi thức hầu đồng là một diễn xướng dân gian tâm linh độc đáo của dân tộc Ông và cộng sự đã khảo sát, quan sát tham dự nhiều buổi hầu bóng đại diện cho ba miền Bắc, Trung và Nam Đó là những lần quan sát tham dự nghi lễ hầu bóng tại những điện thần Mẫu Tứ phủ ở Hà Nội, Huế và Sài Gòn Tác giả công trình này sưu tầm được 35 bài hát văn tiêu biểu trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ của người Việt Tác giả Ngô Đức Thịnh và cộng
sự viết: “Hát văn là một thể loại âm nhạc tín ngưỡng Hát văn là một thể loại âm nhạc được quy định chặt chẽ Sân khấu hát văn nhiều nhân vật múa khác nhau và những tính chất khác nhau Hát văn quy tụ nhiều yếu tố của các thể loại Hát văn có
sự kết hợp chặt chẽ với múa Cấu trúc hát văn gồm hai hình thức: nhắc lại, cân phương Hát văn không ngừng phát triển về làn điệu, đàn nhạc và phương thức trình diễn” [114, tr 76 - 78]
Đặc biệt, chuyên khảo Đạo Mẫu ở Việt Nam (1996//2007/2009) do Ngô Đức
Thịnh chủ biên được bổ sung và viết lại mang tên Đạo Mẫu Việt Nam (2010) [124] Tác giả Ngô Đức Thịnh và cộng sự đã tiếp cận, nhận thức tín ngưỡng thờ Mẫu Việt
Nam là một hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể, mang tính nguyên hợp Công trình này giải thích, phân tích và chứng minh các giá trị văn hóa được tích hợp xung quanh loại hình tín ngưỡng thờ Mẫu Mặt khác, học giả diễn giải tín ngưỡng này mang tính hệ thống từ các góc cạnh như điện thần, truyền thuyết, thần tích, thần phả, nghi lễ và lễ hội Theo ông, đạo Mẫu Việt Nam với ba cấp độ, lớp thờ Nữ thần, lớp thờ Mẫu thần, lớp thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ và chuyển hóa giữa chúng Bên cạnh đó, chuyên khảo khái quát ba dạng thức thờ Mẫu tiêu biểu cho Bắc bộ, Trung
bộ và Nam bộ, đồng thời khảo tả tổng quan tục thờ Mẫu tiêu biểu theo chiều dài đất nước và từ miền xuôi lên miền núi
Không những thế, chuyên khảo này đã có những đóng góp quan trọng trên hai phương diện lý luận và thực tiễn về đạo Mẫu Việt Nam Công trình đã cung cấp cho xã hội, giới nghiên cứu và những nhà quản lý hoạch định chính sách hiểu rõ hơn về các giá trị văn hóa độc đáo này của dân tộc Việt Nam Bởi vì, có thời điểm
Trang 1811
xã hội Việt Nam nhìn nhận tín ngưỡng thờ Mẫu như là một hiện tượng mê tín dị đoan và cần loại bỏ Tuy nhiên, có thể do điều kiện thời gian và vật chất, cho nên tác giả Ngô Đức Thịnh chưa khảo sát kỹ tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa và bỏ lại khoảng trống Do đó, tác giả Ngô Đức Thịnh viết: “Đặc trưng
cơ bản của dạng thức này là tín ngưỡng thờ Mẫu không có Mẫu Tam phủ, Tứ phủ,
mà chỉ có lớp thờ Nữ thần và Mẫu thần Tục thờ Mẫu ở Trung bộ tuy thiếu bóng
Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, nhưng lại hết sức phức tạp chúng ta có thể phân thờ Mẫu
ở đây thành hai lớp chính, đó là lớp thờ Nữ thần và lớp thờ Mẫu thần” [124, tr 45]
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Bốn cho biết: “Tín ngưỡng thờ Mẫu đã hội tụ cả ba lớp: thờ Nữ thần, Mẫu thần, Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, tương đồng với tín ngưỡng thờ Mẫu ở Bắc bộ và Nam bộ Thờ Mẫu ở Khánh Hòa không theo một diễn trình lịch sử như Bắc bộ, mà linh hoạt, đa dạng do môi trường tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử xã hội, sự giao lưu ảnh hưởng của văn hóa Việt - Chăm” [15, tr 23]
Tác giả Nguyễn Minh San trong Thần nữ danh tiếng trong văn hóa Việt Nam
(2009), đã giới thiệu về 25 thần Nữ danh tiếng theo trục thời gian và không gian văn hóa vùng miền ở Việt Nam Đó là các vị thần Nữ được thờ phụng gắn với công cuộc dựng nước, giữ nước, góp phần hình thành và bảo tồn những giá trị văn hóa của dân tộc Tác giả Nguyễn Minh San viết: “Có thể xem tín ngưỡng thờ thần thiên nhiên mang tính nữ - thần Nữ - thần Mẹ được “con người làm ra” (C.Mác) có lẽ là sớm nhất, từ thủa người mẹ giữ vai trò quan trọng đã tạo nên thời đại văn hóa Mẫu
hệ khá dài ở buổi bình minh của xã hội loài người” [123, tr 6] Đồng thời, tác giả bàn luận những giá trị văn hóa của các Nữ thần được lưu giữ, phản ánh thông qua
hệ thống điện thần, nghi lễ thờ cúng và các giá trị văn hóa nghệ thuật
Công trình Tín ngưỡng thờ Mẫu ở miền Trung Việt Nam do Nguyễn Hữu
Thông chủ biên (2001), là sự tiếp nối của những công trình nghiên cứu trước, bổ sung tư liệu về tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở miền Trung Tác giả Nguyễn Hữu Thông và cộng sự tiếp tục nghiên cứu, chứng minh và khẳng định tục thờ Mẫu
là tín ngưỡng bản địa Công trình dành nhiều trang diễn giải về quá trình hình thành, phát triển và thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Huế Tác giả Nguyễn
Trang 1912
Hữu Thông và cộng sự cho là tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ Huế khác biệt với Bắc bộ
về quan niệm Tứ phủ gồm: “Thiên phủ, Thoải phủ, Nhạc phủ và Phủ Trung Thiên Trung Thiên là một khoảng không bao phủ quanh cuộc sống của con người… Nếu miền Bắc, màu đỏ tượng trưng cho Mẫu Thượng Thiên thì ở Huế lại là màu vàng, còn màu đỏ lại giành cho Mẫu Trung Thiên” [132, tr.109-112]
Tuy nhiên, theo chúng tôi, có lẽ nhận định của tác giả Nguyễn Hữu Thông và cộng sự chủ yếu dựa trên kết quả nghiên cứu điện thần, tham dự nghi lễ hầu bóng tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ của người Việt ở Huế mà thôi Đây không thể là mẫu
số chung cho tín ngưỡng thờ Mẫu ở miền Trung như tên công trình đã xuất bản Mặt khác, miền Trung được nhiều nhà khoa học chia thành hai vùng gồm Bắc Trung bộ và Nam Trung bộ Theo đó, vùng Bắc Trung bộ là tỉnh Thanh Hóa, Nghệ
An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế Thêm vào đó, trong quá trình thực hiện luận án, nghiên cứu sinh đã khảo sát thực địa vùng này, đồng thời quan sát tham dự nghi lễ hầu đồng được biết nhiều điện thờ Mẫu Tứ phủ Bắc đã có
từ lâu Chẳng hạn, đền Khe Rồng và đền Phủ Sung, huyện Như Thanh và điện Phật Địa Mẫu trong đền Độc Cước, thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, đền Ông Hoàng Mười, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An Hơn thế nữa, kết quả nghiên cứu của tác giả Ngô Đức Thịnh nhận định: “Bắc Trung bộ, tục thờ Mẫu cơ bản thuộc dạng thức Bắc bộ” [124, tr.45]
Đặc biệt, trong quá trình thực hiện đề tài, nghiên cứu sinh khảo sát thực địa phát hiện nhiều điện thần và nhiều lần được quan sát tham dự nghi lễ hầu đồng thờ Mẫu Tứ phủ Bắc của người Việt ở Khánh Hòa Đây là những điện thần Mẫu Tứ phủ Bắc trong gia đình của người Việt ở Khánh Hòa Họ là người Việt di cư từ Hà Nội, Thanh Hóa, Nam Định, Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng, Hưng Yên, Nghệ An,
Hà Tĩnh, Hà Tây (cũ) Họ mang theo tín ngưỡng này vào Khánh Hòa từ năm 1954
Ngoài ra, nghiên cứu sinh khảo cứu những điện Mẫu thờ Tứ phủ Huế còn gọi
là Tiên Thiên Thánh giáo và cũng nhiều lần được quan sát tham dự nghi thức hầu bóng của dạng thức này của người Việt ở Khánh Hòa Qua phỏng vấn những chủ thể đang thực hành tín ngưỡng này được biết, họ là người Việt di cư từ tỉnh Quảng
Trang 2013
Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên vào Khánh Hòa lập nghiệp Do đó, họ mang tín ngưỡng này vào Khánh Hòa từ những năm 30 của thế kỷ XX Theo quan niệm của họ, thì Tứ phủ gồm Thượng Thiên, Trung Thiên, Thượng Ngàn và Thoải phủ Như vậy, từ lâu ở Khánh Hòa đã song song tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ Huế và tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ Bắc
Công trình Đạo Mẫu và các hình thức shaman trong các tộc người ở Việt
Nam và châu Á do Ngô Đức Thịnh chủ biên (2004) [119], đã làm rõ hơn nguồn gốc
và bản chất của đạo Mẫu, so sánh những hình thức thờ Mẫu của người Việt với các tộc người trong nước và các dân tộc châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, Nhật, Malaysia từ đó thấy được những nét chung cũng như các sắc thái riêng của từng dân tộc, từng quốc gia Chuyên khảo này được bố cục thành 4 phần: Phần thứ nhất là đạo Mẫu ở Việt Nam; Phần thứ hai là chủ đề về lên đồng của người Việt; Phần thứ ba là các nghi lễ shaman của các dân tộc ở Việt Nam; Phần thứ tư về shaman giáo ở các nước Đặc biệt là tác giả Ngô Đức Thịnh nhận định: “Đạo Mẫu không phải là một tín ngưỡng tôn giáo đơn nhất, mà là một hệ thống các tín ngưỡng tôn giáo Đạo Mẫu là một tín ngưỡng bản địa có nguồn gốc từ lâu đời Đạo Mẫu chứa đựng giá trị truyền thống, giá trị đạo đức và giá trị văn hóa sâu sắc Đạo Mẫu
là một tôn giáo tín ngưỡng bản địa có sức tự biến đổi, “trẻ hóa ” [119, tr.783]
Công trình Văn hóa thờ Nữ thần - Mẫu ở Việt Nam và Châu Á bản sắc và giá
trị do Ngô Đức Thịnh chủ biên (2013) [127], là sự tổng hợp, hệ thống của nhiều tác
giả diễn giải về chủ đề trên Công trình được chia thành các phần: Tục thờ Nữ thần - Mẫu bản sắc văn hóa; Các giá trị văn hóa của tục thờ Nữ thần và Mẫu thần Qua nhiều năm nghiên cứu, tác giả Ngô Đức Thịnh viết: “Đạo Mẫu Việt Nam tôn thờ nhiều vị thần, cả nam thần và nữ thần, nhưng Thánh Mẫu là thần chủ Đạo Mẫu là một niềm tin tín ngưỡng có nguồn gốc bản địa đích thực, nó bắt nguồn từ tục thờ
Nữ thần và Mẫu thần của cư dân nông nghiệp, cầu mong sự phồn thực, sinh sôi nảy
nở Đạo Mẫu đã tích hợp nhiều hiện tượng văn hóa đặc sắc Đạo Mẫu luôn “trẻ hóa”
và bùng phát trong điều kiện xã hội Việt Nam đương đại” [127, tr 552 - 553] Đồng thời, học giả nhận định giá trị của đạo Mẫu Việt Nam là: “Mẹ tự nhiên, một thế giới
Trang 2114
quan cổ xưa của người Việt Xác lập một nhân sinh quan tín ngưỡng của người Việt hướng về đời sống trần thế, là cầu mong sức khỏe, tiền tài, phúc lộc Đạo Mẫu là một thứ chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã được tâm linh hóa, tín ngưỡng hóa Đạo Mẫu trở thành biểu tượng đa văn hóa tộc người [127, tr 554 - 556]
Mặt khác, nhiều tác giả trong công trình này đã bàn luận về văn hóa tín ngưỡng thờ Nữ thần - Mẫu của các dân tộc từ góc độ văn hóa, giá trị văn hóa và di sản văn hóa Từ góc độ tiếp cận văn hóa, tác giả Ngô Đức Thịnh viết: “Sự khác biệt đôi chút với các nhà tôn giáo học nghiên cứu các tín ngưỡng như là những niềm tin vào cái thiêng mang tính siêu nhiên Từ góc độ văn hóa, chúng ta có thể nêu các sắc thái văn hóa cũng như các giá trị văn hóa đạo Mẫu mà của chúng ta cần bảo tồn và phát huy trong xã hội hiện nay” [127, tr 15] Tuy nhiên, nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn khác như nhân học, triết học, sử học cũng có thể bàn luận về các giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu
Công trình Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam bộ, bản sắc và giá trị do Ngô Đức
Thịnh, Võ Văn Sen và Nguyễn Văn Lên đồng chủ biên (2014) là sự tiếp nối của các nghiên cứu trên về Đạo Mẫu ở Việt Nam Công trình là tập hợp của nhiều tác giả từ những góc độ chuyên môn khác nhau như tôn giáo học, triết học, nhân học, dân tộc học, văn hóa học, văn học đã làm sáng tỏ các khía cạnh tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam bộ và góp phần bổ sung tư liệu mới cho nghiên cứu đạo Mẫu Việt Nam Tác giả Ngô Đức Thịnh, Võ Văn Sen và Nguyễn Văn Lên đã cấu trúc chuyên khảo gồm các phần: Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam bộ - những vấn đề lý luận và thực tiễn; Diễn xướng và Nghi thức trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam bộ; Tín ngưỡng Bà Chúa Xứ
ở Nam bộ; Tín ngưỡng thờ Bà Thiên Hậu ở Nam bộ; Tín ngưỡng thờ Nữ thần khác Những chủ đề trên bàn luận tính tương đồng, khác biệt giữa tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam bộ so với Bắc bộ và Trung bộ Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam bộ là sự tiếp biến văn hóa Việt - Chăm, Việt - Khơme và Việt - Hoa
Tóm lại, những công trình chuyên khảo và bài viết tiêu biểu của các tác giả trên đều khẳng định rằng, tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam có nguồn gốc bản địa, lâu đời, hình thành, phát triển qua nhiều thời kỳ khác nhau, biến đổi, phổ biến khắp
Trang 2215
từ đồng bằng đến đô thị và miền núi Mặt khác, những công trình này vừa khái quát, vừa nghiên cứu trường hợp về tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam qua nhiều vùng miền như Bắc bộ, Trung bộ, Tây Nguyên và Nam bộ Đồng thời, các học giả đã nhận định rằng tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam không phải là một hình thức tín ngưỡng tôn giáo đơn nhất, mà là một hệ thống tổng hợp nhiều tín ngưỡng tôn giáo như Đạo giáo, Phật giáo và Nho giáo Đây không chỉ là những nguồn tư liệu quý, mà còn là những thông tin khoa học thú vị cho tác giả luận án kế thừa và phát triển trong quá trình triển khai đề tài của mình
1.1.2 Nghiên cứu tiếp biến văn hóa qua tín ngưỡng thờ Mẫu
Nghiên cứu diễn giải về tiếp biến văn hóa trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam đã được nhiều tác giả tiếp cận qua những bài viết riêng, hoặc một phần của các
công trình Chẳng hạn, Văn hóa Chăm của Phan Xuân Biên, Phan An và Phan Văn Dốp (1991) [8], Tam tòa Thánh Mẫu của Đặng Văn Lung (1991) [67], Văn hóa dân
gian Việt Nam trong bối cảnh văn hoá Đông Nam Á của Đinh Gia Khánh (1993)
[46], Theo dòng lịch sử của Trần Quốc Vượng (1996) [153], Việt Nam, cái nhìn địa
- văn hóa của Trần Quốc Vượng (1998) [154], Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm của Trần Quốc Vượng (2000) [155], Văn hóa dân gian làng ven biển do Ngô
Đức Thịnh chủ biên (2000) [116], Cơ sở văn hóa Việt Nam do Trần Quốc Vượng chủ biên (2001) [156], Trong cõi của Trần Quốc Vượng (2014) [157], Tháp Bà
Thiên Y A Na, hành trình của một Nữ thần của Ngô Văn Doanh (2009) [24], Đặc khảo về tín ngưỡng thờ gia Thần của Huỳnh Ngọc Trảng - Nguyễn Đại Phúc (2013)
[139], Đạo Mẫu Huế - Quá trình hình thành và phát triển của Nguyễn Thị Yến (2013) [159], Sự hỗn dung văn hóa Việt - Chăm qua hiện tượng thờ Nữ thần Po Ina
Nagar ở miền Trung Việt Nam của Sakaya (2013) [102], Thần, người và đất Việt
của Tạ Chí Đại Trường (2014) [144], Tản mạn về truyền thống hỗn dung tín
ngưỡng của người Việt của Bùi Trọng Hiền (2012) [39], Tiếp cận một số vấn đề văn hóa Champa của Sakaya (2013) [113], Giao lưu tín ngưỡng Việt - Chăm trong lịch
sử của Trần Dũng (2014) [26], Sự dung hợp đa văn hóa, giá trị và ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam bộ của Bạch Thanh Sang (2014) [104], Phật giáo đối
Trang 2316
với người phụ nữ truyền thống qua hình tượng Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong Vân cát thần nữ lục - Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm của Lưu Nguyễn Thảo Nguyên
(2014) [76], Tín ngưỡng Tứ phủ: Lên đồng và trị liệu của Nguyễn Thị Hiền (2016)
[161] Dưới đây chúng tôi điểm qua những công trình, bài viết một số tác giả sau:
Tác giả Đinh Gia Khánh trong Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh
văn hoá Đông Nam Á (1993) viết: “Đạo giáo khi du nhập vào nước ta vẫn thờ
những vị thần tiên vốn có trong Đạo giáo ở Trung Quốc Đạo giáo phù thủy bị thu hút vào các hệ thống tín ngưỡng dân gian như đạo Tam phủ và đạo Tứ phủ, tín ngưỡng về nữ thần, trong dân gian gọi mẫu (mẹ) ” [46, tr 285 - 286] Bên cạnh đó, tác giả còn nhận định: “Trên con đường di cư vào Nam, người Việt đã đem theo tục thờ Nữ thần, tục thờ Mẫu Đạo Tam phủ, đạo Tứ phủ không những phổ biến ở miền Trung mà cả ở miền Nam, chẳng cứ ở Huế mà cả ở Sài Gòn Trong khi vẫn thờ các
vị Nữ thần cố hữu của mình, tức là các “Mẫu”, người Việt tiếp nhận thêm vào điện thờ các Nữ thần của người Chăm, người Khơme…” [46, tr 335 - 336]
Trong các công trình Đạo Mẫu và các hình thức shaman trong các tộc người
ở Việt Nam và châu Á do Ngô Đức Thịnh chủ biên (2004), Văn hóa thờ Nữ thần - Mẫu ở Việt Nam và Châu Á bản sắc và giá trị (2013) đã đúc rút tín ngưỡng này có
nguồn gốc bản địa đích thực, mặc dù trong quá trình phát triển, nó đã thu nhận không ít những ảnh hưởng của Đạo giáo, Phật giáo và Nho giáo Đạo Mẫu có khả năng tích hợp tôn giáo tín ngưỡng cao, làm cho hệ thống điện thần mang tính đa tộc người, đa văn hóa của các tộc người cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam
Tác giả Trần Quốc Vượng trong Theo dòng lịch sử (1996) viết: “Thời gian
đắp đổi, đặc biệt sự xuất hiện một số ông đồng bà cốt từ xứ Nam - Bắc Bộ vô Huế, thì phần điện Hòn Chén đã được “cấy”, “tích hợp” đức Vân Hương Thánh Mẫu cùng Tam tòa - Tứ phủ của Đạo thờ Mẫu dân gian Việt - Hoa, trở thành một trong những trung tâm nổi tiếng của Tiên Thiên Thánh giáo miền Trung” [153, tr 546]
Trong giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam do Trần Quốc Vượng chủ biên
viết: “Tiêu biểu cho quá trình tiếp biến văn hóa ở Trung bộ của người Việt là tiếp thu tín ngưỡng thờ bà mẹ xứ sở (Po Yan Ina Nagar) của người Chăm Với tín
Trang 2417
ngưỡng thờ Mẫu ẩn trong tâm thức, khi vào Trung bộ, người Việt gặp tín ngưỡng này của người Chăm, họ đã tiếp thu các nữ thần Chăm và chuyển hóa thành các nữ
thần Việt” [156, tr 248 - 249]
Tuy nhiên, theo chúng tôi, thì mức độ ảnh hưởng, sự thờ phụng Thiên Y A
Na của người Việt ở Trung bộ có sự khác nhau, phụ thuộc vào vị trí địa lý, hoàn cảnh lịch sử, xã hội và nhu cầu thực hành tín ngưỡng của cộng đồng Tác giả Ngô Đức Thịnh viết: “Ở Hòn Chén, Thiên Y A Na đã bị nhập vào hệ thống Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, thay thế vị trí trung tâm thần điện, mà đạo Mẫu ở miền Bắc, là Thánh Mẫu Liễu Hạnh bị đẩy xuống hàng thứ yếu hay bị biến mất Ở tháp Bà là nơi hỗn dung giữa tín ngưỡng dân gian Chăm với Bàlamôn giáo, được thay tên Thiên Y A
Na và khoác chiếc áo tín ngưỡng của người Việt” [117, tr 226 - 227]
Trong bài Thờ Mẫu và các hình thức múa bóng, hầu bóng ở Nam bộ (2005),
tác giả Ngô Đức Thịnh viết: “Người Hoa di cư vào Trung bộ khoảng thế kỷ XVII Diêu Trì Thánh Mẫu vốn là một vị thần của Đạo giáo, từ lâu đã thâm nhập vào Phật giáo (Phật Mẫu) và cả đạo Cao Đài Gần đây, vị Thánh Mẫu Diêu Trì này đã xuất hiện trong tín ngưỡng thờ Mẫu và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ” [120, tr 27, 28]
Công trình Tháp Bà Thiên Y A Na hành trình của một Nữ thần của tác giả
Ngô Văn Doanh (2009), đã nghiên cứu sâu về quá trình hình thành khu đền tháp và diễn trình về Nữ thần Thiên Y A Na Công trình này được phân chia thành các phần: Thăng trầm của một ngôi đền; Dấu ấn thời gian qua những ngôi tháp cổ; Hành trình của một nữ thần; Thiên Y A Na; Những dòng bia ký Với hơn 30 năm nghiên cứu về tháp Bà, tác giả đã tìm hiểu sâu những tư liệu để minh chứng sự hình thành và phát triển của di tích tháp Bà Từ góc độ tiếp cận của mình, tác giả diễn giải quá trình tiếp biến văn hóa Chăm - Ấn Độ thông qua di tích, tín ngưỡng và tôn giáo Công trình này chứng minh về nguồn gốc Nữ thần Pô Inư Nưgar của người Chăm trải qua nhiều giai đoạn khác nhau Chuyên khảo đã bước đầu luận bàn về tiếp biến văn hóa Việt - Chăm qua truyền thuyết, lễ hội và các diễn xướng dân gian Tuy nhiên, tác giả của công trình chưa quan tâm nhiều đến tiếng nói của những chủ thể đang thực hành văn hóa ở đây Nhưng, đây là một nguồn tư liệu thứ cấp quan
Trang 2518
trọng cho chúng tôi kế thừa trong quá trình diễn giải sâu về sự hỗn dung văn hóa qua tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa
Tác giả Trần Lâm và Nguyễn Đạt Thức trong bài Vai trò của Mẫu Liễu, thần
linh liên quan, ban thờ và nghi thức thờ cúng (2013) viết:” Khi rời khỏi vùng đất
quê hương, theo chân người Việt đi khai phá, thâm nhập vào miền trong mà như tại điện Hòn Chén ở Huế, thì nơi đây, một thần mẹ Thiên Y A Na, gốc người Chăm, được tạc tượng nữ nhân, đậm chất Việt, được để trong cùng như thay cho Tam tòa Thánh Mẫu Hàng thứ hai là bài vị của Thánh Mẫu Liễu Hạnh cùng hai thị giả là Quỳnh Hoa và Quế Hoa” [58, tr.76]
Tác giả Huỳnh Ngọc Trảng và Nguyễn Đại Phúc trong công trình Đặc khảo
về tín ngưỡng thờ gia thần (2013), đã tổng quan về thờ tự, văn hóa tâm linh trong
ngôi nhà người Việt là sự hỗn dung với tín ngưỡng tôn giáo của Trung Hoa, Ấn Độ
và Chămpa Theo đồng tác giả thì tục thờ thần độ mạng của người Việt tiếp nhận các thần linh của người Chăm và người Hoa như Bà Chúa Ngọc, Quan Thánh, Cửu Thiên Huyền Nữ, Diêu Trì Kim Mẫu Đồng tác giả Huỳnh Ngọc Trảng và Nguyễn Đại Phúc viết: “Bà Chúa Ngọc, Bà Chúa Tiên là hai tên gọi chỉ thần Mẹ Xứ sở Pô Inư Nagar của người Chăm Vị Nữ thần Chăm Pô Inư Nagar hội nhập vào hệ thống thần linh Việt Nam chính thức từ năm 1069 đời nhà Lý” [139, tr.67]
Tác giả Đinh Thị Trang trong bài Nữ thần Thiên Y A Na và sự tiếp giao văn hóa tại các miếu thờ trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn (2013) viết: “Theo thời gian,
sự biến đổi từ Mẹ xứ sở Pô I nư Nư gar của người Chăm thành bà Diễn Ngọc Phi Chúa Ngọc (hay Bà Chúa Ngọc) của người Việt để dễ dàng trong việc tiếp nhận và thờ cúng cũng như cầu mong, nguyện ước” [138, tr.61]
Tác giả Sakaya trong Tiếp cận một số vấn đề văn hóa Champa (2013) viết:
“Quá trình tiếp thu, khai phá vùng đất phương Nam, sống cộng cư bên người Chăm, lớp cư dân Việt đã tiếp thu, chọn lọc những gì phù hợp với văn hóa dân tộc mình
Hệ quả của quá trình Nam tiến này, cũng như sự giao lưu văn hóa tất yếu xảy ra trong quá trình ấy, đã tạo cho hiện tượng thờ Thiên Y A Na Chăm biến đổi sâu sắc ” [101, tr 507]
Trang 2619
Bên cạnh đó, trong bài Sự hỗn dung văn hóa Chăm - Việt qua hiện tượng thờ
Nữ thần Po Ina Nagar ở miền Trung Việt Nam, tác giả Sakaya viết: “Lần đầu tiên
khi đến vùng đất Champa, đứng trước vùng đất mới Ngoài việc cầu cúng thần linh của mình, người Việt hướng đến cầu cúng Nữ thần Po Ina Nagar - thần linh bản địa Người Việt đã sửa sang lại đền thờ, đúc lại đầu tượng nữ thần Po Ina Nagar theo kiểu người Kinh, mang nhân chủng Việt, không phải là Chăm” [102, tr 629]
Tác giả Tạ Chí Đại Trường trong Thần, người và đất Việt (2014) viết: “Thiên
Y A Na, thần được bảo trợ vương quốc Chàm, đã được Lý Thánh Tông đưa về làm một vị thần bảo trợ nước Việt Thần Po Yan Dari làm Bà Banh hưởng cúng tế đến khoảng ¼ đầu thế kỷ XIX mới bị nhà Nguyễn đuổi đi Thiên Y A Na bị quên lãng ở đền Hậu Thổ lại khoác áo Chúa Tiên, Liễu Hạnh đi vào các điện thần phủ ” [144,
tr 33 - 34] Tuy nhiên, theo nghiên cứu sinh, thì giữa người Việt và người Chăm có
sự đồng quy văn hóa, do vậy mà tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt đã hỗn dung với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Chăm Mặc dù người Việt tiếp nhận Mẹ xứ sở của người Chăm, nhưng không có nghĩa Thiên Y A Na là Thánh Mẫu Liễu Hạnh như quan điểm tác giả viết trong công trình Do đó, nhận định này nên được nghiên cứu sâu để có những minh chứng cụ thể mang tính thuyết phục hơn
Tác giả Trần Quốc Vượng trong chuyên khảo Trong cõi (2014) viết: “Sự
sùng bái thần Mẫu được tăng cường từ thời Lý - Trần bởi ảnh hưởng Chămpa về Nữ thần xứ sở Yang Po Negara, rất phồn thịnh từ Huế tới Nha Trang miền Trung, dưới cái tên nửa Hán Việt, nửa Chàm “Thiên Y A Na” từ điện Hòn Chén của Huế đến tháp Bà Nha Trang, đến Bà Đen, bà Chúa Xứ ở núi Sam núi Sập, Châu Đốc Tây Nam)” [157, tr 238] Mặt khác, học giả Trần Quốc Vượng đã nhận định: “Sắc thái đặc thù của văn hóa tôn giáo Việt là sự hỗn dung tôn giáo và từ đó hỗn dung văn hóa Sự hỗn dung văn hóa và tôn giáo, nét đặc thù của bản sắc văn hóa, nét trường tồn của văn hóa Việt Nam là nơi gặp gỡ và giao thoa văn hóa giữa hai nền văn minh lớn nhất châu Á là Trung Hoa và Ấn Độ…” [157, tr.270 - 271] Bên cạnh đó, ông khẳng định: “Sự hỗn dung, cả về tôn giáo và văn hóa, luôn luôn là dấu ấn sự thực hành của người Việt”[157, tr 297]
Trang 2720
Như vậy, ở khía cạnh tiếp biến văn hóa thông qua tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt đã được nhiều tác giả, nhà khoa học diễn giải trong nhiều công trình và bài viết khác nhau Ở mỗi góc độ tiếp cận, các tác giả đã nêu những biểu hiện của
sự tiếp biến văn hóa trong tín ngưỡng thờ Mẫu theo những phương diện khác nhau như truyền thuyết, tín ngưỡng, tôn giáo, điện thần, tên gọi, thời gian và không gian ảnh hưởng Tuy nhiên, ở những góc độ tiếp cận trên mang tính rời rạc, chưa có tính
hệ thống và chưa nghiên cứu sâu vào trường hợp cụ thể về hiện tượng văn hóa này Nhưng đây là nguồn tư liệu khoa học có giá trị cao, mà tác giả luận án kế thừa khi diễn giải tiếp biến văn hóa trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa
1.2.3 Tình hình nghiên cứu tín ngưỡng thờ Mẫu ở Khánh Hòa
Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Khánh Hòa đã là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu địa phương quan tâm ở nhiều khía cạnh khác nhau như tín ngưỡng, lễ hội, quản lý văn hóa, du lịch, khảo cổ học, văn học, văn hóa dân gian Những công trình và bài viết của các tác giả địa phương chủ yếu nghiên cứu, diễn giải về tín ngưỡng thờ Thiên Y A Na Đây là tín ngưỡng dân gian phổ quát và quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt ở Khánh Hòa
Chúng tôi điểm qua những công trình và bài viết tiêu biểu như Xứ trầm
hương của Quách Tấn (1970/2002) [106/107], Lễ hội tháp Bà Nha Trang của Lê
Đình Chi (1998) [18], Văn hóa phi vật thể Khánh Hòa do Nguyễn Văn Khánh chủ biên (1999) [47], Địa chí Khánh Hòa của Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa (2003) [149], Tín ngưỡng và lễ hội dân gian của người Kinh ở Khánh Hòa của Trần Việt Kỉnh (2004) [53], Tìm hiểu về truyện cổ người Chăm của Trần Việt Kỉnh (2006) [54], Khánh Hòa - Diện mạo văn hóa một vùng đất của Nhiều tác giả (2005) [81],
Những tục thờ và lễ hội tiêu biểu của Khánh Hòa của Nhiều tác giả (2005) [82], Hướng về tháp Bà Thiên Y của Quách Giao (2005) [33], Nghệ thuật múa bóng xưa
và nay ở Khánh Hòa của Nguyễn Tứ Hải (2004) [34], Văn nghệ dân gian Khánh Hòa: Tác giả - Tác phẩm của Nhiều tác giả (2006) [83], Tìm hiểu giá trị lịch sử và văn hóa Khánh Hòa của Nguyễn Công Bằng (2007) [7], Tục thờ Mẫu và nghi lễ múa bóng ở Khánh Hòa của Trần Việt Kỉnh (2008) [55], Văn hóa tín ngưỡng thờ
Trang 2821
Mẫu ở Khánh Hòa của Nguyễn Văn Bốn (2010) [14], Thăng trầm Po Nagar Nha Trang của Nguyễn Lục Gia (2011) [31], Biển trong đời sống văn hóa của ngư dân Khánh Hòa của Nguyễn Duy Trường (2011) [143], Văn hóa biển đảo Khánh Hòa
của Nhiều tác giả (2012) [88], Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Khánh Hòa của Nguyễn Văn Bốn (2012) [15], Giản giới tục thờ Ngũ hành thần nữ ở Khánh Hòa của Đỗ Văn Khoái (2013) [51], Di tích thờ Mẫu ở Khánh Hòa của Nhiều tác giả (2014) [90],
Văn hóa dân gian Khánh Hòa của Nhiều tác giả (2014) [91], Lược khảo về tư liệu Hán Nôm tại di tích tháp Bà Ponagar của Đỗ Văn Khoái (2016) [52], Còn chăng điệu múa dâng Bà của Hình Phước Liên (2016) [65]… Dưới đây nghiên cứu sinh
điểm qua những công trình, bài viết của các tác giả tiêu biểu ở Khánh Hòa như sau:
Tác giả Quách Tấn trong Xứ trầm hương đã khái quát điều kiện tự nhiên, khí
hậu, con người, lịch sử và văn hóa Khánh Hòa Ông dành nhiều trang viết về nghề khai thác trầm hương, di tích và danh thắng gắn với sự tích Thiên Y A Na ở Khánh Hòa như tháp Bà, Hòn Bà, Núi Chúa, Suối Đổ, Hòn Dữ Tác giả Quách Tấn viết:
“Người Khánh Hòa thờ bà Thiên Y A Na Dòng tín ngưỡng phần đông đồng bào Khánh Hòa thì bà hiện thân của Trầm hương Kỳ nam là lâm sản đặc biệt của địa phương, là vị phúc Thần phù hộ cho nhân dân sống được yên vui và no ấm Ngoài tháp Poh Nagar ở Cù Lao, đền thờ bà ở khắp mọi nơi trong tỉnh” [107, tr 323]
Tác giả Lê Đình Chi trong Lễ hội tháp Bà Nha Trang (1998) [18], là một
công trình khảo tả về di tích và lễ hội tháp Bà từ những thập niên cuối của thế kỷ
XX Tác giả trong công trình chưa phân tích và rút ra những luận điểm khoa học về chủ thể đang thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thiên Y A Na ở tháp Bà Đồng thời, công trình chưa có quan điểm từ chủ thể đang thực hành văn hóa trong lễ hội tháp
Bà Nha Trang Trong chương 3 khi đề cập vấn đề bảo tồn và phát huy lễ hội tháp
Bà, tác giả lại đề cập đến đền Quá Quan, miêu tả đình làng ở Khánh Hòa và lễ hội Cầu Ngư ở Khánh Hòa Song việc miêu tả này không chỉ ra được mối liên hệ giữa chúng với lễ hội tháp Bà
Công trình Văn hóa phi vật thể Khánh Hòa do Nguyễn Văn Khánh chủ biên
(1999) [47], là sự tổng hợp những bài viết của nhiều tác giả về văn hóa phi vật thể ở
Trang 2922
Khánh Hòa Công trình được chia thành các mục: tổng quan Khánh Hòa văn hóa phi vật thể Khánh Hòa, ngôn ngữ và văn học, tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội, nghệ thuật biểu diễn, văn hóa ăn mặc, nghệ thuật trang trí kiến trúc, nghề truyền thống, thú tiêu khiển Công trình còn có những bài viết của nhiều nhà khoa học trung ương như Trần Quốc Vượng, Phan Đăng Nhật, Nguyễn Xuân Kính, Ngô Văn Doanh, Lâm Mỹ Dung, Nguyễn Minh San
Chuyên khảo Địa chí Khánh Hòa của Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa
(2003) [149], là một công trình nghiên cứu khoa học tổng hợp, toàn diện, được biên soạn công phu với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu trên các lĩnh vực khác nhau như kinh tế, chính trị, giáo dục, quốc phòng, lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán, xã hội, tộc người Đây là một tư liệu quý cho nhiều người tham khảo, kế thừa trong quá trình nghiên cứu về kinh tế, chính trị, văn hóa
hệ người Việt trên con đường Nam tiến, dựa vào những truyền thuyết Nữ thần Pô Inư Nagar của người Chăm để hình thành nên những truyền thuyết, sự tích Thiên Y
A Na” [48, tr 12] Đây là thông tin thú vị để tác giả luận án kế thừa diễn giải sự hỗn dung văn hóa Việt - Chăm trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa
Tác giả Nguyễn Tứ Hải trong Nghệ thuật múa bóng xưa và nay ở Khánh
Hòa (2005) [34], đã khẳng định vai trò của tín ngưỡng thờ Mẫu Thiên Y A Na trong
sáng tạo, bảo tồn các giá trị văn hóa ở Khánh Hòa Tác giả đã nhấn mạnh khía cạnh văn hóa tâm linh trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thiên Y A Na ở Khánh Hòa Tác giả viết: “Hình tượng Mẫu chiếm vị trí quan trọng trong thế giới tâm linh của người dân, trong nếp sinh hoạt văn hóa cộng đồng, thể hiện qua các hình thức
Trang 3023
chuyện kể, cấu trúc xây dựng tháp, đình làng, lăng thờ cá voi, các trò diễn xướng dân gian, nghi thức cúng tế, lễ hội truyền thống” [34, tr 17]
Tác giả Trần Việt Kỉnh trong công trình Tục thờ Mẫu và nghi lễ múa bóng ở
Khánh Hòa (2008) [55], là tập hợp bài viết về tục thờ Mẫu thông qua một số di tích,
nghệ thuật múa bóng, lễ hội thờ Mẫu và sưu tầm các truyền thuyết Pô Nagar - Mẫu Thiên Y ở Khánh Hòa Tác giả Trần Việt Kỉnh viết: “Tục thờ Mẫu ở Khánh Hòa có một nét đặc biệt Nét đặc biệt này đại diện cho toàn vùng miền Nam Trung bộ - đó
là sùng tín hình ảnh người mẹ xứ sở Chăm” [55, tr 12]
Tác giả Nguyễn Công Bằng trong Tìm hiểu giá trị lịch sử và văn hóa Khánh
Hòa (2007) [7], là tập hợp những bài nghiên cứu có giá trị khoa học về lịch sử văn
hóa Khánh Hòa Tác giả công trình đã đề cập các loại hình di tích từ tiền sử đến lịch
sử, bước đầu chứng minh được Khánh Hòa là vùng đất có lịch sử văn hóa lâu đời và đặc sắc Ông dành nhiều trang viết về di tích văn hóa Chăm và một số di tích văn hóa người Việt ở Khánh Hòa Đặc biệt là khảo tả tương đối kỹ về tháp Bà Ponagar, đồng thời đưa ra một số diễn giải Nữ thần Pô Inư Nưgar - Thiên Y Thánh Mẫu và lễ hội đình làng của người Việt ở Khánh Hòa
Tác giả Nguyễn Văn Bốn trong Văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu ở Khánh Hòa
(2010) [14], đã bước đầu nghiên cứu tổng thể về tín ngưỡng thờ Mẫu ở Khánh Hòa gồm của người Việt, người Chăm và người Hoa ở Khánh Hòa Tác giả của công trình rút ra một số ý nghĩa trong văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu ở Khánh Hòa, như ứng xử với môi trường tự nhiên - xã hội, sự trao truyền văn hóa, đan xen văn hóa cổ truyền và hiện đại, sự gắn kết cộng đồng, đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa và ý nghĩa với phát triển văn hóa du lịch ở địa phương Bên cạnh đó, công trình bước đầu chỉ ra sự giao thoa văn hóa Việt - Chăm và Việt - Hoa trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Khánh Hòa Tuy nhiên, tác giả trong công trình chưa khảo sát kỹ lưỡng về hiện tượng tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa Công trình nặng về miêu tả, đồng thời chưa có quan điểm từ những chủ thể văn hóa đang thực hành tín ngưỡng này Sự hạn chế này do điều kiện về thời gian, vật chất, nhận thức, kinh nghiệm, khung lý thuyết và phương pháp nghiên cứu của tác giả Tuy vậy, nó
Trang 3124
là một trong những nguồn tư liệu để nghiên cứu sinh kế thừa khi diễn giải về giao lưu, tiếp biến văn hóa trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa, mà mục tiêu chính của luận án đang bàn luận
Tác giả Nguyễn Lục Gia trong bài Thăng trầm Ponagar Nha Trang (2011)
[31], đã chứng minh quá trình hình thành khu đền tháp Ponagar và có nhiều thông tin thú vị: “Trước khi tiếp nhận Civa giáo, Ponagar Nha Trang từng là trung tâm đạo Phật mối quan hệ gần gũi với các vương triều Ấn Độ Di tích này là một trong những điện thờ chính của người Chàm, họ đã nhượng lại cho người An Nam, khi họ
bị người An Nam đuổi khỏi xứ này Sau lần chuyển nhượng ấy, người Chàm chuyển thờ bà Chúa này về đền Ponagar ở Mông Đức trong thung lũng Phan Rang” [31, tr.14, 15]
Công trình Văn hóa dân gian Khánh Hòa (2014) [91], là sự tập hợp những
bài viết của nhiều tác giả về chủ đề trên Các tác giả trong công trình khái quát các dạng thức văn hóa dân gian ở Khánh Hòa Trong đó, tác giả Nguyễn Thị Thúy Hằng
đã thống kê số lượng sắc phong trên địa bàn Diên Khánh: “47 sắc phong cho Thiên
Y A Na, 6 sắc phong cho Ngũ hành, 13 sắc phong cho Quan Thánh đế” [91, tr 474] Những sắc phong thống kê trên, do các vua triều Nguyễn ban tặng cho Thiên
Y Thánh Mẫu và Ngũ hành thần nữ Hệ thống sắc phong trên không chỉ có giá trị lịch sử, mà còn chứa đựng giá giá trị văn hóa và khoa học
Nhiều tác giả trong công trình Di tích thờ Mẫu ở Khánh Hòa (2014) [90], đã
khảo tả 19 di tích thờ Mẫu tiêu biểu trên vùng đất Khánh Hòa do nhà nước quản lý Những tác giả trong công trình này chủ yếu khảo tả kiến trúc, di vật, sắc phong và
lễ hội Đáng tiếc là các tác giả trong công trình chưa có sự kết nối, bàn luận, khái quát và đúc rút những nét chung về di tích thờ Mẫu ở Khánh Hòa
Tóm lại, những công trình và bài viết của các tác giả ở địa phương thường tập trung nghiên cứu tín ngưỡng thờ Thiên Y Thánh Mẫu trên các phương diện như điện thần, nghi lễ, lễ hội, diễn xướng tâm linh, văn học dân gian Các công trình và những bài viết khẳng định giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Khánh Hòa Đây là nguồn tư liệu quý và quan trọng để tác giả luận án kế
Trang 321.2 Cơ sở lý luận
1.2.1 Lý thuyết vùng văn hóa
Lý thuyết vùng văn hóa có những đóng góp quan trọng trên hai phương diện
lý thuyết và thực tiễn Lý thuyết vùng văn hóa giải thích hiện tượng văn hóa từ một vùng khuếch tán tới nhiều vùng khác nhau Nó diễn giải về nét tương đồng và khác biệt giữa vùng văn hóa này với vùng văn hóa khác thông qua các giá trị văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của cư dân Lý thuyết chỉ ra những nhân tố tác động để tạo nên một vùng văn hóa Đó là môi trường tự nhiên, các hoạt động sản xuất của dân
cư, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa giữa các tộc người trong một vùng lãnh thổ
Văn hóa vùng là một dạng thức của không gian văn hóa, mà ở đó, do quá trình giao lưu văn hóa lâu dài giữa các tộc người đã tạo nên các sắc thái văn hóa chung Trong tính đa dạng của văn hóa Việt Nam thì sự đa dạng về văn hóa tộc người và văn hóa vùng là tiêu biểu hơn cả Thông qua nghiên cứu văn hóa vùng, chúng ta càng thấy được các sắc thái văn hóa đa dạng của các vùng, các tộc người, thấy được quy luật biến đổi của văn hóa trong môi trường không gian địa lý nhất định, thấy được con đường, các phương thức giao lưu ảnh hưởng văn hóa qua lại giữa các vùng trong nước, giữa Việt Nam với khu vực Đông Nam Á và các quốc gia khác
Tác giả Ngô Đức Thịnh viết: “Không gian văn hóa” còn mang ý nghĩa là vị trí địa lý của một hiện tượng văn hóa hay một tổ hợp các hiện tượng văn hóa chiếm giữ trong mối quan hệ với các hiện tượng hay tổ hợp các hiện tượng văn hóa khác”
Trang 3326
[117, tr.7] Do đó, để diễn giải những phương diện tiếp biến văn hóa trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa, cần có một lý thuyết nghiên cứu phù hợp làm điểm tựa cho quá trình thực hiện đề tài
Trong đề tài này tác giả luận án chọn lý thuyết: “Vùng văn hóa là một vùng lãnh thổ có những tương đồng về hoàn cảnh tự nhiên, dân cư sinh sống ở đó từ lâu
đã có những mối quan hệ nguồn gốc và lịch sử, có những tương đồng về trình độ phát triển kinh tế, xã hội, giữa họ đã diễn ra những giao lưu, ảnh hưởng văn hóa qua lại, nên trong vùng đã hình thành những đặc trưng chung, thể hiện trong sinh hoạt văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của cư dân, có thể phân biệt với vùng văn hóa khác” [7, tr 64] Theo đó, lý thuyết này được người viết ứng dụng khi diễn giải về không gian địa lý, lịch sử vùng đất, cư dân, cộng cư tộc người và sinh kế, tiếp biến văn hóa Việt - Chăm trong lịch sử, tín ngưỡng, tôn giáo, điện thần tiêu biểu trong chương 2 của luận án Mặt khác, lý thuyết này được vận dụng trong phân tích, chứng minh về giá trị và sự giao lưu, ảnh hưởng văn hóa giữa các tộc người ở Khánh Hòa Đó là không gian địa lý, cộng cư tộc người và đời sống sinh kế, lịch sử vùng đất, tiếp biến văn hóa Việt - Chăm trong lịch sử, tín ngưỡng, tôn giáo và điện thần tiêu biểu Đây là bối cảnh cho sự diễn giải về sự hỗn dung văn hóa qua tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa
1.2.2 Tiếp biến văn hóa
Trong khoa học xã hội và nhân văn, thuật ngữ tiếp biến văn hóa được sử dụng trong nhiều ngành như dân tộc học, xã hội học, nhân học, văn học, văn hóa dân gian, khảo cổ học, văn hóa học Do những ngành khoa học này cùng có đối tượng nghiên cứu là con người, xã hội và văn hóa Thuật ngữ “acculturation” được các nhà khoa học Việt Nam dịch là: văn hóa hóa, hỗn dung văn hóa, đan xen văn hóa, giao thoa văn hóa, dung hợp văn hóa, dung hội văn hóa Nhưng tùy góc độ tiếp cận, mục đích nghiên cứu của các nhà khoa học mà có những cách hiểu khác nhau
Tác giả Hà Văn Tấn giải thích tiếp biến văn hóa (acculturation): “Là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người có văn hóa khác nhau, tiếp xúc lâu dài và trực tiếp, gây ra sự biến đổi mô thức (pattern) văn hóa ban đầu của cả hay hai nhóm Khi
Trang 3427
hiện tượng acculturation xảy ra, không phải chỉ có sự tiếp xúc hay hòa lẫn (đan xen, hỗn dung ) các yếu tố văn hóa khác nhau của các nhóm mà quan trọng là có sự biến đổi mô thức văn hóa vốn có của các nhóm” [105, tr 165 - 166]
Tác giả Trần Quốc Vượng và cộng sự viết: “Giao lưu và tiếp xúc văn hóa là
sự vận động thường xuyên của xã hội gắn bó với tiến hóa xã hội nhưng cũng gắn bó với sự phát triển của văn hóa, là sự vận động thường xuyên của văn hóa” [156, tr 50] Tác giả Ngô Đức Thịnh dùng thuật ngữ giao tiếp văn hóa: “Là quá trình cộng đồng người gặp nhau và trên cơ sở đó tiếp nhận ở nhau những giá trị văn hóa” [121, tr.112]
Từ điển Nhân học của tác giả Thomas Barfield định nghĩa: “Tiếp biến văn hóa là quá trình biến đổi văn hóa diễn ra do sự tiếp xúc của hai hệ thống văn hóa riêng rẽ mà kết quả là làm cho chúng ngày càng trở nên giống nhau hơn Tiếp biến gồm quá trình khuếch tán, thích nghi mang tính ứng phó, các loại hình tổ chức xã hội và văn hóa khác nhau sau khi tiếp xúc và quá trình phân giải văn hóa Hàng loạt các điều chỉnh phát sinh (tự trị, đồng hóa, hỗn dung) nhờ đó hai nền văn hóa có thể trao đổi các yếu tố để tạo ra một văn hóa riêng” [160, tr.1] Đây là định nghĩa mà chúng tôi sẽ ứng dụng trong quá trình diễn giải về sự tiếp biến văn hóa qua tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa, đó là sự tiếp biến qua điện thần, truyền thuyết và tên gọi, tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội trong chương 4 của luận án Như vậy, tiếp biến văn hóa là kết quả của sự giao lưu, tiếp xúc thường xuyên giữa hai nền văn hóa Nếu khuếch tán văn hóa thường nhấn mạnh đến việc truyền bá, ảnh hưởng văn hóa đơn lẻ thì tiếp biến văn hóa quan tâm đến việc cấu trúc lại tổ hợp văn hóa trong một khoảng thời gian thông qua giao lưu giữa hai nền văn hóa Giao lưu, tiếp biến không chỉ là thuộc tính của văn hóa, mà còn là quy luật của sự đổi mới và phát triển văn hóa
Trang 3528
1.2.3 Văn hóa tín ngưỡng
Tín ngưỡng nói chung và văn hóa tín ngưỡng đã được nhiều học giả quan
tâm luận giải, như Tứ bất tử của Ngô Đức Thịnh và Vũ Ngọc Khánh (2015) [129],
Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam của tác giả Trần Ngọc Thêm (1997) [111], Các dạng thức văn hoá ở Việt Nam của tác giả Ngô Đức Thịnh (2006) [121], Vấn đề tâm
linh và văn hóa tâm linh hiện nay của tác giả Đỗ Quang Hưng (2009) [43], Tín
ngưỡng và văn hoá tín ngưỡng ở Việt Nam do Ngô Đức Thịnh chủ biên (2012)
[126], Tôn giáo, tín ngưỡng các dân tộc ở Việt Nam của Nguyễn Văn Minh (2013) [72], Những đặc trưng hội nhập văn hóa của tôn giáo của tác giả Đỗ Quang Hưng
(2015) [44]
Tác giả Trần Ngọc Thêm đã hệ thống tín ngưỡng Việt Nam gồm: tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng sùng bái con người và được coi như hình thức tổ chức đời sống cá nhân Mặc dù ông không đưa ra định nghĩa về văn hóa tín ngưỡng nhưng tác giả đã nhấn mạnh đặc tính của tín ngưỡng là một nhu cầu tinh thần của con người hướng tới cái thiêng liêng cao cả và mầu nhiệm Tác giả Trần Ngọc Thêm viết: “Tín ngưỡng Việt Nam, cũng như những bộ phận khác của văn hóa, là tấm gương phản ánh trung thành những đặc trưng nông nghiệp lúa nước của nền văn hóa Việt Nam” [111, tr 287]
Từ góc độ tiếp cận tôn giáo học, tác giả Đỗ Quang Hưng nhấn mạnh:
“Những giá trị của văn hóa tâm linh còn gắn bó chặt chẽ với giá trị của văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng, nhiều khi không thể tách biệt được Những giá trị văn hóa tâm linh là cái hồn, cốt, là động lực và nhiều khi đồng nhất với văn hóa tôn giáo nói chung” [43, tr 36]
Trong công trình Văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu ở Khánh Hòa, trên cơ sở kế
thừa quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu trước, tác giả Nguyễn Văn Bốn đưa ra cách hiểu về văn hóa tín ngưỡng: “Văn hóa tín ngưỡng là hệ thống giá trị về những phương cách ứng xử của con người đối với thế giới siêu nhiên hay xã hội có liên quan đến đời sống của mình Những phương cách ứng xử đó phản ánh các điều kiện
Trang 3629
vật chất và tinh thần tương ứng với môi trường tự nhiên và xã hội của một cộng đồng cư dân” [14, tr 27]
Tác giả Ngô Đức Thịnh trong Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt
Nam (2006) [121], đã trình bày quan điểm, cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu
và hướng tiếp cận nghiên cứu văn hóa và thực tiễn văn hóa Việt Nam Trong bài
Các dạng thức văn hoá ở Việt Nam, học giả viết: “Bản thân các tôn giáo tín ngưỡng
đã là một hình thức văn hoá đặc thù Đấy là chưa kể, trong quá trình hình thành và phát triển, mỗi tôn giáo tín ngưỡng bao giờ cũng sản sinh, tích hợp trong nó những hiện tượng, những sinh hoạt văn hóa nghệ thuật” [121, tr 28] Đây là quan điểm, góc nhìn đa chiều giữa lý luận và thực tiễn của tác giả về tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo Chúng tôi đồng tình khi nhìn nhận các thực hành tín ngưỡng, tôn giáo là một dạng thức văn hóa đặc thù
Công trình Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam do học giả Ngô
Đức Thịnh chủ biên (2012) [126], là sự tập hợp các bài viết của học giả và cộng sự
về chủ đề trên Chuyên khảo được tiếp cận từ góc độ văn hóa học, ông và cộng sự
đã luận giải tín ngưỡng là hạt nhân tích hợp những sinh hoạt văn hóa cộng đồng Từ góc độ tiếp cận văn hóa, tác giả Ngô Đức Thịnh và cộng sự viết: “Đó là một bộ phận của đời sống văn hóa tinh thần con người mà ở đó con người cảm nhận được
sự tồn tại của các vật thể, lực lượng siêu nhiên, chi phối, khống chế, nằm ngoài giới hạn hiểu biết của con người là chất kết dính, tập hợp con người thành một cộng đồng và phân định với cộng đồng khác ” [126, tr 10]
Quan điểm này không chỉ mang tính lý luận, khái quát, mà còn mang tính thực tiễn cao Theo đó, những niềm tin, thực hành văn hóa của con người còn gắn
bó chặt chẽ với tín ngưỡng Niềm tin tín ngưỡng là cái hồn, cái cốt, là động lực cho thực hành văn hóa thăng hoa Nói cách khác, văn hoá tín ngưỡng chính là sự gắn kết
từ một hình thức tín ngưỡng nào đó, rồi tích hợp truyền thuyết, di tích, nghi lễ, lễ hội, các hình thức diễn xướng tâm linh Tuy nhiên, tùy theo điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử, xã hội, sự hỗn dung tín ngưỡng tôn giáo, phương thức sản xuất, nhu cầu và niềm tin, mà văn hóa tín ngưỡng ở mỗi vùng miền sẽ mang những sắc
Trang 3730
thái văn hóa riêng Điều này được chúng tôi vận dụng khi diễn giải các thực hành văn hóa trong tín thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa
1.2.4 Văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu
Hiện tại có nhiều cách hiểu khác nhau về văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu, tuy nhiên trong phạm vi vấn đề mà chúng tôi đang quan tâm, tác giả luận án chọn cơ sở
lý luận sau để diễn giải: “Từ nhân lõi tôn giáo tín ngưỡng này, đạo Mẫu đã sản sinh
và tích hợp nhiều yếu tố, giá trị văn hóa: văn học, diễn xướng (âm nhạc, múa, hay chầu văn, sân khấu), kiến trúc và nghệ thuật trang trí, lễ hội và sinh hoạt văn hóa cộng đồng gắn với đạo Mẫu…” [126, tr 564] Nói cách khác, văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu có thể hiểu là hệ thống các giá trị vật thể và phi vật thể được nảy sinh, tích hợp từ tín ngưỡng thờ Nữ thần, Mẫu thần, nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần, thể hiện phương thức ứng xử của người Việt với môi trường tự nhiên và xã hội Tuy nhiên, văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở các vùng miền có nét tương đồng và khác biệt Sự khác biệt này do đặc điểm tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử - xã hội, cộng đồng cư dân, phương thức sản xuất, sự hỗn dung của nó với các tín ngưỡng tôn giáo tại khu vực ấy
Tín ngưỡng thờ Mẫu có quan hệ mật thiết với tục thờ Nữ thần, Mẫu thần được người Việt sáng tạo, hệ thống hóa, và đã tạo nên một hệ thống các giá trị văn hóa đặc trưng Tín ngưỡng này ra đời trong truyền thống văn hóa Việt Nam gốc nông nghiệp lúa nước, mang nặng âm tính và coi trọng mẫu hệ Những nhân tố mang tính cội nguồn của vũ trụ được dân gian hình tượng hóa thành Nữ thần và Mẫu thần như bà Thủy, Hỏa, Kim, Mộc, Thổ được gọi chung là bà Ngũ hành, Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Mẫu Địa, Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thiên Y A Na, Bà Chúa Xứ
Tín ngưỡng thờ Nữ thần, Mẫu thần của người Việt bị biến đổi và mang sắc thái văn hóa vùng miền do điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử, xã hội, mối quan
hệ giữa tộc người và quá trình hỗn dung với tín ngưỡng tôn giáo khác Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Bắc bộ thường có hệ thống và phân chia lớp lang tương đối
rõ ràng, đó là lớp thờ Nữ thần, lớp thờ Mẫu thần và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ có mối
Trang 3831
quan hệ chi phối lẫn nhau Tín ngưỡng này, trong quá trình phát triển đã hỗn dung với Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo Trong đó, Đạo giáo có ảnh hưởng sâu đậm trên nhiều phương diện hơn cả trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Đó là quan niệm về tự nhiên, đồng nhất con người với tự nhiên, quan niệm Tam phủ, Tứ phủ và tích hợp các vị thánh trong Đạo giáo như Ngọc Hoàng, Thái Thượng Lão Quân, Nam Tào, Bắc Đẩu Điều này được chứng minh thông qua các huyền thoại, phép ma thuật mang tính phù thủy để trừ tà ma
Sự hỗn dung trong tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam được thể hiện qua truyền thuyết, tên gọi, điện thần, tín ngưỡng, tôn giáo và các thực hành văn hóa khác Qua
đó chúng ta thấy, tín ngưỡng dân gian của người Việt không chỉ đa dạng, mà linh hoạt, mềm dẻo trong tiếp nhận và dung hợp với các tôn giáo khác tạo nên sự phong phú Tác giả Đinh Gia Khánh nhận định: “Tín ngưỡng của chúng ta không gò bó, vì không bị lồng vào những khuôn khổ hẹp hòi, mà trái lại, khoáng đạt, hoàn hảo, thừa nhận và dung hòa tất cả các tôn giáo” [108, tr 295]
Nhưng tín ngưỡng này, theo bước chân của người Việt trong quá trình Nam tiến, đã biến đổi và hỗn dung với tín ngưỡng, tôn giáo của tộc người khác ở những vùng mà họ đến lập nghiệp Chẳng hạn, tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Nam
bộ đã hỗn dung với tín ngưỡng, tôn giáo của người Chăm, người Hoa và người Khơme Còn ở Trung bộ, điển hình là sự hỗn dung tín ngưỡng thờ Mẫu Việt - Chăm trên vùng đất Khánh Hòa, được biểu hiện qua điện thần, truyền thuyết và tên gọi, tín ngưỡng, tôn giáo, nghi lễ, lễ hội Như vậy, văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu trong quá trình hình thành, phát triển không chỉ nảy sinh, tích hợp, mà còn hỗn dung với tín ngưỡng, tôn giáo của các tộc người khác một cách linh hoạt để phù hợp với điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử - xã hội, phương thức sản xuất và thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần của người Việt ở Khánh Hòa
Trang 3932
Tiểu kết chương 1
Việc tổng quan tài liệu giúp người viết có được cái nhìn khái quát về tình hình nghiên cứu tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng Việc làm này, mang lại cho tác giả luận án có thêm nhiều kiến thức bổ ích về
lý luận và thực tiễn cho nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt cũng như các tộc người khác ở Việt Nam
Từ lịch sử vấn đề nghiên cứu mà luận án cho thấy, đây là một nghiên cứu mới không trùng lặp với các công trình đi trước và xác định rõ câu hỏi nghiên cứu chính là diễn giải sự tiếp biến văn hóa Việt - Chăm qua tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa Đồng thời, giúp tác giả luận án kế thừa những cơ sở khoa học trong quá trình diễn giải về tiếp biến văn hóa trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa
Trong chương này, chúng lựa chọn và sử dụng cơ sở lý luận sau để diễn giải các vấn đề nghiên cứu, đó là vùng văn hóa, tiếp biến văn hóa, văn hóa tín ngưỡng, văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu Cơ sở lý luận này làm điểm tựa cho chúng tôi bàn luận các vấn đề xuyên suốt của luận án như bối cảnh địa bàn nghiên cứu, các thực hành tín ngưỡng, những biểu hiện về sự tiếp biến và nhận diện những giá trị văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Khánh Hòa
Trang 4033
CHƯƠNG 2 VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI, LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA KHÁNH HÕA 2.1 Không gian địa lý
Một là, Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung bộ của nước ta, phía bắc giáp tỉnh Phú Yên, phía nam giáp tỉnh Ninh Thuận, phía tây giáp tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng và phía đông giáp biển Đông Khánh Hòa có hình dạng thon ở hai đầu và phình ra ở giữa, ba mặt là núi và phía đông giáp biển Chiều dài của tỉnh theo hướng bắc nam khoảng 160km, chiều rộng theo hướng đông tây, nơi rộng nhất khoảng 60km Khánh Hòa có diện tích 5.197km2 bao gồm đất liền, đảo và quần đảo Trong
đó, vùng biển rộng gấp nhiều lần so với phần đất liền
Hai là, bờ biển dài 385km và có trên 200 hòn đảo lớn nhỏ như đảo Trường
Sa, đảo Hòn Khoai, đảo Yến, đảo Hòn Tre, đảo Hòn Nội Bờ biển Khánh Hòa thuộc đoạn bờ biển vùng Nam Trung bộ, là đoạn bờ biển cao, khúc khuỷu và quanh
co Bờ biển có cấu tạo đa dạng như bờ biển cát, bờ biển đá, bờ biển vùng vịnh và quanh các đảo Dọc bờ biển có nhiều bãi triều, bãi cát trắng và các vịnh Nha Trang, Cam Ranh, Vân Phong và Nha Phu Đây là những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho Khánh Hòa trong khai thác, nuôi trồng chế biến thủy hải sản, kinh doanh du lịch và phát triển giao thông đường biển
Ba là, Khánh Hòa nằm ở cuối dãy Trường Sơn, cấu trúc địa hình miền núi và bán sơn địa, núi bao bọc ba phía tạo thành một vòng cung, lồi về phía tây, lõm về phía đông và ôm lấy những cánh đồng Lãnh thổ Khánh Hòa chiếm 70% diện tích là núi rừng, còn lại là đồng bằng nhỏ hẹp Địa hình Khánh Hòa thấp dần từ tây sang đông với địa hình đa dạng gồm những dạng núi, đồi, sông, biển, đồng bằng, ven biển và hải đảo So với cả nước, Khánh Hòa là một tỉnh có địa hình tương đối cao,
độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 60m Núi non Khánh Hòa đa dạng
và có nhiều ngọn núi cao như Dốc Mõ, Đại Đa Đa, Hòn Chảo, Hòn Chát, Hòn Giao, Chư Tông, Gia Lo Đặc biệt là những ngọn núi trên không chỉ tạo nên nhiều cảnh đẹp, mà nó còn gắn với truyền thuyết về Thiên Y A Na Thánh Mẫu như Hòn Bà, Hòn Dữ, Hòn Chuông, núi Chúa, Sinh Trung