1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

VĂN hóa PHẬT GIÁO TRONG đời SỐNG của NGƯỜI VIỆT ở lào tt

28 164 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 70,1 KB

Nội dung

Đối với lĩnh vực văn hóa học và tôn giáo học, theo sự hiểu biết củachúng tôi vẫn chưa có một công trình nào tập trung đi sâu nghiên cứu chuyên biệtvề quá trình bảo lưu, hội nhập

Trang 1

-oOo -NGUYỄN VĂN THOÀN

VĂN HÓA PHẬT GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT Ở LÀO

Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC

Mã số: 62.31.70.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2019

Trang 2

Cán bộ hướng dẫn khoa học:

Trang 4

DẪN NHẬP

1 Lý do nghiên cứu

Lào là quốc gia láng giềng thân thiện có mối quan hệ truyền thống đặcbiệt lâu đời với Việt Nam Việt Nam luôn coi trọng hợp tác với Lào trong côngcuộc phát triển đất nước và luôn làm hết sức mình để thúc đẩy mạnh mẽ mối quanhệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước, nhất là sau tuyên bố của Kuala Lumpur vềviệc hình thành cộng đồng ASEAN 2015 và tầm nhìn ASEAN đến 2025 Mộttrong những nhân tố quan trọng góp phần thắt chặt tình đoàn kết gắn bó keo sơn

và là cầu nối hữu nghị cho mối quan hệ giữa hai quốc gia, không thể không đềcập đến bà con Việt kiều Vì vậy, việc nghiên cứu người Việt đang sinh sống trongcác nước thành viên trong cộng đồng ASEAN, trong đó có Lào, là cần thiết

Lào là một trong những quốc gia trên thế giới có số lượng lớn người ViệtNam sinh sống Cho đến nay, ở hầu khắp mọi miền đất nước Lào đều có ngườiViệt sinh sống Hiện nay, người Việt Nam ở Lào có khoảng 10 vạn người (TổngHội người Việt Nam tại CHDCND Lào, 2015, tr.1) Sự hiện diện của cộng đồngngười Việt ở Lào từ trước đến nay đã có nhiều đóng góp quan trọng trên nhiềulĩnh vực chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa, giáo dục đối với sự nghiệp phát triểnxã hội Lào, đã góp phần làm nên một trong những đặc trưng của quan hệ đặc biệtgiữa hai nhà nước Việt Nam - Lào

Từ buổi đầu du nhập, đạo Phật của người Việt ở Lào là chỗ dựa tinh thầncho người Việt trong cuộc sống mưu sinh ở Lào Ngôi chùa Việt ở Lào không chỉ

là nơi đem lại sự bình an cho người sống, mà còn là nơi yên nghỉ của bao thế hệngười Việt ở Lào Nhà sư vừa là người bạn an ủi mỗi khi gặp trắc trở trong cuộcsống, vừa là người tiếp dẫn khi nhắm mắt xuôi tay, từ giã cõi trần Đạo Phật củangười Việt ở Lào là nhịp cầu để hướng người Việt ở đây về với cội nguồn dân tộc.Ngôi chùa là nơi hội tụ hồn thiêng dân tộc, không giống như chùa Lào, chùa Việt

ở Lào không chỉ thờ Phật mà còn thờ các anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống vì dântộc Có thể thấy, trong hầu hết các lĩnh vực đời sống văn hóa – xã hội, đạo Phậtđều nhập thế và đồng hành cùng người dân Việt ở Lào Do đó, sẽ thật thiếu sót,không toàn diện khi nghiên cứu về cộng đồng người Việt ở Lào nếu không đề cậpđến đời sống tôn giáo của họ Từ thực tế đó, chúng tôi quyết định thực hiện luận

án mang tên Văn hóa Phật giáo trong đời sống của người Việt ở Lào, nhằm bổ

sung thêm nguồn tư liệu cho công tác nghiên cứu về văn hóa cộng đồng ngườiViệt Nam ở Lào

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

So với các quốc gia láng giềng như Thái Lan, Campuchia, cộng đồngngười Việt ở Lào chưa được nhiều học giả Việt Nam, Lào và các học giả quốc tếquan tâm nghiên cứu như cộng đồng người Việt ở Thái Lan và Campuchia Chođến nay, mới chỉ có vài công trình nghiên cứu khoa học đã công bố về quá trình di

cư, chuyển đổi lối sống, địa vị chính trị và đời sống kinh tế của cộng đồng người

Trang 5

Việt tại Lào Đối với lĩnh vực văn hóa học và tôn giáo học, theo sự hiểu biết củachúng tôi vẫn chưa có một công trình nào tập trung đi sâu nghiên cứu chuyên biệt

về quá trình bảo lưu, hội nhập và biến đổi văn hóa tinh thần, đặc biệt là đối vớivăn hóa Phật giáo Bắc tông của người Việt ở Lào Trong quá trình tiếp cận nguồn

tư liệu đề tài, chúng tôi nhận thấy có ba khuynh hướng nghiên cứu liên quan đến

đề tài luận án như sau:

2.1 Các công trình liên quan đến cộng đồng người Việt ở Lào

Một số công trình, bài viết tiêu biểu như: The Vietnamese community in

Laos: Research in progress của Ng Shui Meng (1986), Người Việt Nam ở nước ngoài của tác giả Trần Trọng Đăng Đàn (1997), Quan hệ hợp tác Việt Nam – Lào: Thực trạng và hướng phát triển trong những năm tới của Viện Khoa học Xã hội

Việt Nam do Phạm Đức Thành (2004) chủ nhiệm, Việt kiều Lào – Thái với quê

hương của Trần Đình Lưu (2005), Người Việt ở Thái Lan – Campuchia – Lào của

Nguyễn Quốc Lộc (2006), Người Việt ở Thái Lan – Campuchia – Lào của Nguyễn Quốc Lộc (2006), Đời sống văn hóa của người Việt định cư ở thành phố

Vientiane (Lào) của Lê Thị Hồng Diệp (2007), Di cư và chuyển đổi lối sống trường hợp cộng đồng người Việt ở Lào do Nguyễn Duy Thiệu (2008) chủ biên, Cộng đồng người Việt ở Lào trong mối quan hệ Việt Nam – Lào do Phạm Đức

Thành (2008) chủ biên Việt kiều ở Lào, Thái Lan với các phong trào cứu quốc

thế kỷ XX của Nguyễn Văn Vinh (2010), Một số lễ hội tiêu biểu của người Việt ở Lào của Nguyễn Văn Thoàn (2018), Vai trò và những đóng góp của cộng đồng người gốc Việt ở Campuchia, Lào, Thái Lan trong giai đoạn hiện nay của Phan

Thị Hồng Xuân (2018)

Trên đây là các công trình, bài viết nghiên cứu về nguyên nhân người Việt

di cư đến Lào, cũng như số lượng và địa bàn cư trú chính của cộng đồng ngườiViệt ở Lào Đồng thời, các tác giả cũng cho thấy cộng đồng người Việt ở Lào làcộng đồng ngoại kiều lớn nhất, có vai trò và vị trí quan trọng đối với nhiều lĩnhvực ở Lào, đặc biệt là cầu nối xây dựng mối quan hệ hữu nghị toàn diện giữa haidân tộc, hai nhà nước Việt Nam và Lào trong quá khứ đấu tranh chống ngoại xâm,cũng như hiện tại xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội Trong đó, có một bàicông trình nghiên cứu về đời sống văn hóa tinh thần, tín ngưỡng tôn giáo và sựchuyển đổi lối sống trong điều kiện văn hóa – xã hội mới ở Lào

2.2 Các công trình nghiên cứu Phật giáo của người Việt ở Lào

Một số bài viết, công trình tiêu biểu như: Văn hóa Phật giáo Việt Nam

trên đất Lào của Lê Thị Hồng Diệp (2006), Chùa của người Việt ở Lào của

Nguyễn Lệ Thi (2007), Các tôn giáo ở Lào (tiếng Lào) của Viện Khoa học Xã hội Quốc gia Lào (2012), Quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo Việt Nam

ở Lào của Nguyễn Văn Thoàn (2016), Tính dung hợp của Phật giáo Việt Nam ở Lào của Nguyễn Văn Thoàn (2017), Giao lưu văn hóa Phật giáo Việt – Lào (Nghiên cứu trường hợp chùa Phật Tích ở Vientiane) của Trần Hồng Liên và

Trang 6

Nguyễn Văn Thoàn (2017)

Các bài viết nêu trên, các tác giả đã trình bày, phân tích một số bình diệnvăn hóa Phật giáo của người Việt và ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống vănhóa của cộng đồng người Việt ở Lào Ngoài ra, một số bài viết cũng đã nêu lênmột số vấn đề giao lưu tiếp biến văn hóa giữa Phật giáo Bắc tông Việt Nam vớiPhật giáo Nam tông Lào trong quá trình cộng sinh ở Lào Nhìn chung, các bài viếtnày có những phát hiện mới, nhưng chưa phải là một công trình hoàn thiện về vănhóa và ảnh hưởng của Phật giáo Bắc tông đối với đời sống của người Việt ở Lào

2.3 Các công trình nghiên cứu Phật giáo liên quan đến đề tài

Bên cạnh những công trình, bài viết liên quan trực tiếp đến cộng đồngngười Việt ở Lào nói chung và văn hóa Phật giáo Bắc tông của người Việt ở Làonói riêng, còn có những công trình, bài viết cung cấp nguồn thông tin làm cơ sở lý

luận và thực tiễn cho luận án, tiêu biểu như: Vai trò của Phật giáo trong đời sống

chính trị - văn hóa và xã hội Lào (từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XIX) của Nguyễn Lệ

Thi (1992), Đạo Phật trong cộng đồng người Việt ở Nam Bộ – Việt Nam (tái bản lần thứ I) của Trần Hồng Liên (2000), The History ở Buddhism in Laos của Maha Khamyad Rasdavong (2006), Phật giáo Lào dưới góc nhìn văn hóa của Nguyễn Văn Thoàn (2006), Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang (2012), Giao

lưu tiếp biến với văn hóa Phật giáo của Phan Thu Hiền (2013), Phật giáo trong dòng lịch sử, văn hóa Lào của Trần Quang Thuận (2015), Chùa Việt tại Thái Lan: Biểu tượng văn hóa và cầu nối cho mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan (Trường hợp chùa Việt Tông ở tỉnh Udon Thani – Đông Bắc Thái Lan) của Phan Thị Hồng

Xuân (2016), Văn hóa Phật giáo Việt Nam thống nhất trong đa dạng Ngôn ngữ,

Pháp phục, Kiến trúc, Di sản của Thích Thọ Lạc (2016) chủ biên.

Các công trình, bài viết này đã cung cấp nhiều thông tin khoa học, độ tincậy cao về văn hóa Phật giáo Nam tông Lào và văn hóa Phật giáo Bắc tông ViệtNam, làm cơ sở lý luận, so sánh trong quá trình thực hiện luận án Từ kết quả củanhững công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước về cộng đồng người Việt ởLào và văn hóa Phật giáo, luận án sẽ xây dựng nên bức tranh về những đặc điểmvăn hóa và vai trò của Phật giáo Bắc tông trong đời sống của người Việt ở Lào đốivới sự hòa nhập xã hội Lào và cố kết trong nội bộ của cộng đồng này

3 Mục đích, Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu

Tiếp cận từ chuyên ngành Văn hóa học, luận án có mục tiêu như sau:

- Chỉ ra vai trò và những ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống vănhóa của người Việt ở Lào, từ cuộc sống vật chất cho đến đời sống tâm linh củacộng đồng này

- Tìm hiểu quá trình hình thành cộng đồng người Việt ở Lào và quá trình

du nhập, phát triển Phật giáo Bắc tông Việt Nam ở Lào

- Phân tích những đặc trưng văn hóa của Phật giáo Bắc tông Việt Nam ởLào qua quá trình giao lưu, tương tác và tiếp nhận những yếu tố văn hóa bản địa,

Trang 7

văn hóa Phật giáo Nam tông của người Lào.

- Tìm hiểu vai trò của Phật giáo Bắc tông Việt Nam trong đời sống củacộng đồng người Việt ở Lào đối với tinh thần hòa nhập vào đời sống văn hóa – xãhội Lào và sự cố kết trong nội bộ cộng đồng người Việt sinh sống tại Lào

Đối tượng nghiên cứu của luận án là văn hóa Phật giáo Bắc tông và cộng

đồng người Việt ở Lào hiện nay Như vậy, đối tượng chính là Phật giáo Bắt tôngcủa người Việt ở Lào Đối tượng nghiên cứu thứ hai, đó là người Việt (ngườiKinh) đang sinh sống ở Lào, có tín ngưỡng hoặc có cảm tình với Phật giáo Vìvậy, trong luận án này sử dụng cụm từ người Việt hay người Việt Nam ở Lào đềuchỉ đối tượng nghiên cứu là người Kinh Đối với những người Việt là cán bộ,công chức đang công tác, học sinh, sinh viên đang học tập ở Lào; những ngườiViệt tin theo Phật giáo Nam tông Lào hay các tôn giáo khác thì không thuộc đốitượng nghiên cứu của chúng tôi

Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian, luận án tập trung vào cộng đồng người Việt ở bốn tỉnh,

thành của Lào bao gồm cố đô Luang Phabang (Bắc Lào), thủ đô Vientiane (BắcTrung Lào), tỉnh Savannakhet (Nam Trung Lào) và tỉnh Champasak (Nam Lào).Bởi đây là nơi có lịch sử cư trú lâu đời của nhiều thế hệ lưu dân Việt tại Lào và cóngôi chùa Việt

- Về thời gian, để có cái nhìn bao quát, luận án sẽ tìm hiểu và nghiên cứu

quá trình di cư và định cư người Việt tại Lào từ buổi đầu qua từng giai đoạn lịch

sử quan trọng của cả hai quốc gia Việt Nam và Lào Đối với lĩnh vực văn hóa vàvai trò của Phật giáo Bắc tông trong đời sống của người Việt ở Lào, luận án chủyếu tập trung nghiên cứu giai đoạn hiện nay

4 Câu hỏi, Giả thuyết và Phương pháp nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu: Để giải quyết mục tiêu của luận án, chúng tôi đặt ra

một số câu hỏi như sau:

- Với điều kiện văn hóa – xã hội đặc thù ở Lào, Phật giáo Bắc tông có vaitrò, chức năng gì đối với đời sống văn hóa tâm linh và cuộc sống vật chất củacộng đồng người Việt ở Lào?

- Trong môi trường địa văn hóa ở Lào, Phật giáo Nam tông là quốc giáo ởLào, có ảnh hưởng trùm khắp đến các lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, văn hóa vàxã hội Lào, vì vậy có ảnh hưởng mang tính quyết định hay không đến đời sốngvăn hóa của cộng đồng người Việt ở Lào?

Giả thuyết nghiên cứu: Nhằm định hướng cho quá trình thực hiện luận

án, chúng tôi tập trung vào một số giả thuyết nghiên cứu như sau:

- Văn hóa Phật giáo Bắc tông đã tác động, ảnh hưởng đáng kể đến mọimặt của đời sống văn hóa – xã hội của người Việt ở Lào, biểu hiện trên lĩnh vựcvăn hóa vật thể và phi vật thể

- Phật giáo Nam tông, với tư cách là quốc giáo ở Lào, nên có ảnh hưởng

Trang 8

quan trọng trên nhiều lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội Lào, vìvậy cũng có ảnh hưởng đến đời sống văn hóa của cộng đồng người Việt ở Lào,nhưng không mang tính quyết định.

Phương pháp nghiên cứu:

Vận dụng các phương pháp nghiên cứu định tính (điền dã, quan sát –

tham dự và phỏng vấn sâu), bổ sung thêm nguồn tài liệu cấp một cho luận án.

Qua các đợt đi thực tế, chúng tôi trực tiếp tham gia, quan sát, khảo sát các cơ sởPhật giáo Bắc tông của người Việt Qua đó, tìm hiểu những đặc trưng văn hóaPhật giáo Bắc tông cũng như văn hóa tinh thần của người Việt được bảo lưu và

biến đổi trong đời sống văn hóa của cộng đồng người Việt ở Lào Phương pháp

nghiên cứu định lượng, cung cấp con số cụ thể để kiểm tra độ tin cậy, khách quan

với những thông tin thu thập được từ nghiên cứu định tính Phương pháp so sánh,

nhằm so sánh, đối chiếu, tìm ra những nét tương đồng và khác biệt giữa các nền

văn hóa của hai tộc người Việt – Lào khác nhau Hướng tiếp cận liên ngành, để

có thể hiểu đầy đủ hơn về đối tượng nghiên cứu, thấy được những giá trị, đặctrưng của văn hóa Phật giáo đối với đời sống của người Việt ở Lào

Về ý nghĩa thực tiễn

- Luận án đóng góp đối với việc xây dựng những chính sách, chủ trươngtrong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc nói chung và văn hóaPhật giáo Bắc tông nói riêng đối với cộng đồng người Việt ở Lào nói riêng và ởnước ngoài nói chung

- Kết quả nghiên cứu có thể trở thành tư liệu tham khảo cho các học phần

về văn hóa tôn giáo, văn hóa Phật giáo, phong tục tập quán và lễ hội của dân tộcViệt Nam

6 Kết cấu của luận án

Ngoài phần Dẫn nhập, Kết luận và Phụ lục, luận án gồm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn, bao gồm phần nền tảng lý luận về

văn hóa được sử dụng trong quá trình nghiên cứu và viết luận án; xác định thờigian di cư, hình thành và đặc điểm cộng đồng người Việt Nam ở Lào, cũng nhưthời gian du nhập và hiện trạng Phật giáo của người Việt ở Lào

Chương 2: Đặc điểm Phật giáo của người Việt ở Lào, tiếp cận nghiên

cứu những đặc trưng văn hóa Phật giáo Bắc tông của người Việt ở Lào trong mốiquan hệ, giao lưu với văn hóa Phật giáo Nam tông Lào

Trang 9

Chương 3: Vai trò của Phật giáo trong đời sống văn hóa của người Việt

ở Lào, tiếp cận nghiên vai trò, chức năng của Phật giáo Bắc tông Việt đối với đời

sống tinh thần của cộng đồng người Việt ở Lào

về tinh thần của con người trong xã hội, đến lượt mình, tôn giáo tạo nên nhữngchuẩn mực để xây dựng niềm tin của con người trong mối quan hệ giữa cái thiêng

và cái tục, giữa vật chất với tinh thần (Đặng Nghiêm Vạn, 2003, tr.50-54).

1.1.1.2 Tín ngưỡng

Trước vấn đề tồn tại nhiều cách hiểu và quan niệm khác nhau, để có địnhhướng thống nhất trong luận án, chúng tôi đồng tình với quan điểm cho rằng: Tínngưỡng là sự sùng bái các hiện tượng tự nhiên, nhưng chưa có giáo lý thành văn,không có giáo đường quy mô, nghi lễ đơn giản, nhân sự bán chuyên nghiệp hoặckhông có, tổ chức lỏng lẻo Còn tôn giáo là sự sùng bái những đối tượng đượcthần thánh hóa cao độ, với một hệ thống giáo lý rõ ràng, nghi thức hoàn chỉnh vàmột tổ chức chặt chẽ (Trần Ngọc Thêm, 2013, tr.566-567)

1.1.1.3 Văn hóa tôn giáo

Sẽ thật khó có được một khái niệm văn hóa tôn giáo đầy đủ nội dung vàbao quát Bởi lẽ, bản thân khái niệm tôn giáo đã phức tạp mà khái niệm văn hóahiện vẫn đang là vấn đề còn nhiều tranh luận Trong mối quan hệ hữu cơ, tôn giáo

là một thành tố của văn hóa, được sinh ra từ văn hóa Theo đó, văn hóa khác nhaulàm cho tôn giáo có sắc thái khác nhau và ngược lại tôn giáo khác nhau làm chovăn hóa khác nhau Qua các quan điểm về tôn giáo, tín ngưỡng và mối quan hệvăn hóa và tôn giáo của một số nhà khoa học, có thể hiểu văn hóa tôn giáo nhưsau: với tư cách là bộ phận của văn hóa, tôn giáo cũng có các đặc tính giống nhưvăn hóa Văn hóa tôn giáo bao gồm những giá trị vật chất (cơ sở thờ cúng, điệnthần, tổ chức giáo hội) và tinh thần (giáo lý, kinh điển, nghi thức) được con ngườisáng tạo nhằm phục vụ nhu cầu tâm linh của con người và lưu giữ trong quá trình

lịch sử Như vậy, văn hóa tôn giáo cũng chỉ cho văn hóa Phật giáo.

1.1.1.4 Phật giáo Nam tông

Là một tông phái lớn của đạo Phật được hình thành lâu đời nhất và tồn

Trang 10

tại từ xưa đến nay, còn được gọi với nhiều tên khác như: Theravada, Phật giáoNam truyền, Phật giáo Tiểu thừa, Phật giáo Nguyên thủy Tam Tạng Kinh điểnbằng tiếng Pali là giáo lý nòng cốt của hệ phái này Phật giáo Nam tông chỉ thờmỗi hình tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, không dùng pháp khí và cũng khôngxướng tán ngân nga khi thực hành nghi lễ

1.1.1.5 Phật giáo Bắc tông

Còn được gọi là Mahayana, Phật giáo Đại thừa, Phật giáo Bắc truyền,Phật giáo phát triển Ba tạng Kinh, Luật và Luận nguyên thủy vẫn là giáo lý cănbản của tông phái này, bên cạnh đó còn có kho tàng kinh, luận được phát triển khitruyền bá đến các quốc gia khác nhau và đều được chuyển ngữ thành ngôn ngữcủa quốc gia đó Trong không gian điện thờ, ngoài hình tượng Phật Thích Ca Mâu

Ni, tông phái này còn thờ hình tượng Phật A Di Đà, Phật Di Lặc, Bồ Tát và các vịthánh, thần khác

1.1.1.6 Đời sống văn hóa

Đời sống văn hóa là bộ phận cấu thành trong đời sống chung của conngười và xã hội Nó bao gồm một tổng hợp những thành tố văn hóa tác động qualại với đời sống của mỗi cá nhân và cộng đồng Đời sống văn hóa là gạch nối liềngiữa văn hóa của xã hội và văn hóa của cá nhân; là tổng thể những yếu tố văn hóavật chất và văn hóa tinh thần có sự tác động lẫn nhau, trên phạm vi không giannào đó, trực tiếp hình thành nếp sống và lối sống của mỗi cá nhân và cộng đồng(Trần Văn Ánh, Nguyễn Xuân Hồng và Nguyễn Văn Hy, 2002, tr.8-9)

1.1.1.7 Di dân

Từ quan điểm của các nhà nghiên cứu về di dân, có thể cho rằng, di cư là

sự chuyển dịch của con người từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổkhác trong thời gian nhất định, có thể cư trú tạm thời hoặc vĩnh viễn Từ đó có thểhiểu, di dân là một thuật ngữ mô tả quá trình di chuyển dân số hoặc quá trình conngười rời bỏ hoặc hội nhập, hoặc thiết lập nơi cư trú mới vào một đơn vị hànhchính - địa lý trong một thời gian nhất định (Lê Thị Hồng Diệp, 2007, tr.13)

1.1.1.8 Nhập cư

Có hai khái niệm liên quan đến quá trình di dân đó là khái niệm nhập cư

và xuất cư Nhập cư là sự dịch chuyển của một cá nhân hoặc một nhóm người đến địa bàn cư trú mới (nơi nhập cư) trong một khoảng thời gian nhất định Xuất cư là

sự dịch chuyển hay rời bỏ nơi cư trú gốc (nơi xuất cư) của người di cư để đến địabàn cư trú mới trong hay ngoài biên giới một quốc gia, sinh sống tạm thời hayvĩnh viễn (Phan Thị Hồng Xuân, 2018, tr.4 - 5)

1.1.1.9 Ngoại kiều, Việt kiều

Ngoại kiều là khái niệm để chỉ những người nước ngoài sống trên mộtnước sở tại nào đó, mà những người này được hưởng quy chế ngoại kiều do chínhphủ nước đó quy định (Hội đồng Quốc gia Chỉ đạo Biên soạn Từ điển Bách khoaViệt Nam, 2003, tr.121)

Trang 11

Việt kiều là cụm từ chỉ chung cho những người Việt Nam đã di cư vàđang định cư, sinh sống ở một quốc gia nào đó ngoài nước Việt Nam như: nhữngngười Việt đã và đang sinh sống tại Mỹ gọi là Việt kiều Mỹ; những người Việt đã

và đang sinh sống tại Lào có quốc tịch Lào hoặc có giấy chứng nhận ngoại kiềucủa chính phủ Lào thì gọi là Việt kiều Lào

1.1.2 Các lý thuyết tiếp cận

- Thuyết giao lưu và tiếp biến văn hóa (Acculturation)

Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trường phái nhân học Anglo Saxonđã đưa ra thuyết giao lưu và tiếp biến văn hóa khi tiến hành nghiên cứu về sự biếnđổi văn hóa của các nhóm di dân người Châu Âu đến Mỹ Sau đó, thuật ngữ “giaolưu và tiếp biến văn hóa” được sử dụng khá rộng rãi trong nhiều ngành khoa họcxã hội như dân tộc học, xã hội học, văn hóa học,… Theo các nhà nhân học Mỹ thì

giao lưu và tiếp biến văn hóa là quá trình trong đó một nền văn hóa thích nghi,

chịu ảnh hưởng một nền văn hóa khác bằng cách vay mượn nhiều đặc trưng củanền văn hóa ấy Bởi giao lưu tiếp, biến văn hóa là một cơ chế khác của biến đổivăn hóa, đó là sự trao đổi của những đặc tính văn hóa được nảy sinh khi hai hoặccác cộng đồng tiếp xúc trực diện và liên tục, song mỗi nền văn hóa vẫn giữ tínhriêng biệt của mình (Nhiều tác giả, 2008, tr.12)

Vận dụng lý thuyết này, khi thực hiện nghiên cứu về tiến trình lịch sử củacộng đồng người Việt ở Lào nói chung, văn hóa Phật giáo Bắc tông Việt Nam ởLào nói riêng, chúng tôi hết sức chú trọng đến những biểu hiện về biến đổi vănhóa, nhất là khía cạnh truyền thống – hiện đại trong văn hóa, tính cộng sinh vănhóa giữa hai yếu tố nội sinh và ngoại sinh để nhận biết về quá trình giao lưu vàtiếp biến văn hóa Việt - Lào Đó chính là trạng thái động để biểu hiện tính thíchnghi, hòa nhập văn hóa của cộng đồng người Việt ở Lào trong quá trình sinh tồn

và bảo lưu văn hóa

- Lý thuyết chức năng (Functionalism)

Đây là một trong những lý thuyết khoa học ra đời rất sớm, đầu tiên được

sử dụng trong nghiên cứu triết học, xã hội học, sau đó mới đến nhân học hiện đại

và văn hóa học Người được xem như là cha đẻ của thuyết này là Emile

Durkheim Trong luận án, chúng tôi vận dụng lý thuyết chức năng tâm lý (Individual functionalism) của B.Malinowski và chức năng cấu trúc (Structure

functionalism) của A.Radcliffe Brown Nhìn chung, lý thuyết chức năng của hainhà khoa học này với tư tưởng cơ bản là một hệ thống ổn định được tạo thành bởinhiều bộ phận Mỗi bộ phận có vai trò, chức năng khác khau, song các bộ phậnkhông tồn tại độc lập, riêng lẻ mà có quan hệ qua lại để cùng tạo nên hệ thống ổnđịnh Muốn hiểu được chức năng của một hệ thống phải xem xét sự đóng góp củacác bộ phận vào sự vận hành của hệ thống Việc vận dụng lý thuyết chức năng đểnghiên cứu đặc trưng văn hóa Phật giáo Bắc tông và những sinh hoạt văn hóa củangười Việt ở Lào như là những thành tố tạo nên hệ thống đời sống văn hóa của

Trang 12

cộng đồng Việt ở Lào Qua đó xác định vai trò, chức năng của văn hóa Phật giáoBắc tông trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Việt ở Lào.

- Lý thuyết vùng văn hóa

Từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các nhà khoa học châu Âu và Mỹ đãxây dựng và phát triển lý thuyết về nghiên cứu văn hóa vùng Trong luận án này,chúng tôi vận dụng lý thuyết của hai nhà nhân học Mỹ là Franz Boas vàC.V.Wisslerv Qua lý thuyết này, nghiên cứu văn hóa của cộng đồng người Việt ởLào nói chung và văn hóa Phật giáo Bắc tông Việt Nam ở đây nói riêng để thấyđược dấu ấn văn hóa của con người Việt, sắc thái văn hóa Phật giáo Việt Nam ởđây; thấy được quy luật hình thành và biến đổi văn hóa trong môi trường khônggian địa lý ở Lào; thấy được con đường và các phương thức giao lưu, ảnh hưởngqua lại giữa hai dân tộc Việt Nam – Lào Nghiên cứu văn hóa của cộng đồngngười Việt ở Lào sẽ thấy được đặc trưng văn hóa của người Việt ở đây trong quátrình lịch sử và ở không gian cụ thể, qua đó có thể phân biệt được văn hóa vùngnày với vùng khác, so sánh những yếu tố văn hóa tương đồng và khác biệt

1.2 Khái quát về văn hóa Lào

1.2.1 Không gian văn hóa

Đất nước Lào có địa hình đa dạng và khác biệt tự nhiên giữa các vùng,tạo nên ấn tượng nổi bật của một đất nước núi đồi, cao nguyên và thung lũng.Trong đó, núi đồi và cao nguyên chiếm ¾ diện tích đất và tập trung phần lớn ởphía Bắc Dãy Trường Sơn vừa là đường biên giới tự nhiên vừa là xương sống chocả hai nước Việt Nam và Lào cùng tựa lưng Và sông Mêkong là đường biên giới

tự nhiên giữa Lào với Thái Lan Cho đến ngày nay, người Lào vẫn giữ truyềnthống nông nghiệp làm lúa nước vùng thung lũng, ngay ở thủ đô Vientiane họ vẫnlàm ruộng lúa nước và nương rẫy, họ vẫn thích cảnh quan rừng núi

1.2.2 Chủ thể văn hóa

Cũng giống như Việt Nam và các quốc gia khác ở khu vực Đông Nam Á,Lào là một nước đa tộc người, đa văn hóa Hiện nay, ở Lào có nhiều tộc ngườikhác nhau và được xếp thành ba nhóm chính: Lào Lùm, Lào Thơng, Lào Sủng.Trong đó, Lào Lùm là nhóm tộc người chủ thể ở Lào, chiếm khoảng 65% dân sốcả nước (Trần Quang Thuận, 2015, tr.33) Hiện tại, về trình độ phát triển kinh tế -xã hội giữa ba nhóm này không đồng đều và ngay giữa các tộc người trong mộtnhóm tộc người cũng có sự chênh lệnh với nhau

Cho đến nay, những tôn giáo ngoại lai vẫn không hấp dẫn được đức tincủa người Lào đối với đạo Phật Phật giáo Theravada đã ăn sâu bám chắc vàotrong từng mạch máu của người Lào tới mức đối với những ai chưa có sự hiểubiết đầy đủ về lịch sử - văn hóa Lào thì khó có thể tách bạch được yếu tố nào làvăn hóa truyền thống của người Lào và yếu tố nào là văn hóa Phật giáo

1.2.3 Thời gian văn hóa

Tiến trình văn hóa Lào có thể chia thành năm giai đoạn: văn hóa thời tiền

Trang 13

sử, văn hóa Khún Bu Lôm – Khún Lo, văn hóa thời Lào Lạn Xạng, văn hóavương quốc Lào và văn hóa hiện đại Năm giai đoạn này tạo thành ba lớp văn hóachồng lên nhau: lớp văn hóa bản địa (đặc trưng chung của lớp văn hóa này là nềnvăn hóa đặc sắc với nghề nông ngiệp lúa nước); lớp văn hóa giao lưu với Khmer

và Ấn Độ – Sri Lanka với đại diện tiêu biểu là văn hóa Phật giáo Therevada (đặctrưng chung của lớp văn hóa này chủ yếu là sự song song cùng tồn tại hai yếu tố:văn hóa bản địa và văn hóa du nhập); lớp văn hóa giao lưu với phương Tây (lớpvăn hóa này có hai xu hướng trái ngược nhau song song tồn tại – Âu hóa và chống

Âu hóa) (Nguyễn Văn Thoàn, 2007, tr.21) Từ các lớp văn hóa trên đã hình thànhnên những đặc trưng văn hóa của người dân Lào hiện nay

1.3 Cộng đồng người Việt ở Lào

1.3.1 Khái quát về quá trình hình thành cộng đồng người Việt ở Lào

Có nhiều nguyên nhân, giai đoạn người dân Việt Nam rời bỏ quê hươngphiêu bạt đến Lào sinh sống nhưng tựu trung có thể đúc kết lịch sử di cư củangười Việt sang Lào phân làm ba giai đoạn lớn và những nguyên nhân chính sau:

- Giai đoạn trước thế kỷ XIX

Có thể tạm lấy từ thời nhà Lê với sự kiện vua Lê Thánh Tông khởi binh

để bình định biên giới phía Tây bất thành, cho đến nhà Nguyễn, với nhữngnguyên nhân di cư chính là tránh giặc phương Bắc, tìm nơi sống mới do nạn đói,thiên tai, sưu cao thuế nặng và kỳ thị tín ngưỡng Theo những cung đường bộtruyền thống, lúc đầu họ tập trung sinh sống ở các tỉnh Trung Lào giáp với ViệtNam với mong ước vận đời sẽ thay đổi để tiện trở về nơi chôn nhau cắt rốn,nhưng rồi chỉ là mòn mõi đợi chờ theo thời gian Ở những nơi này, di dân Việt đãcùng nhau xây dựng nên những trung tâm quần cư đầu tiên ở Lào Càng về sau họtiếp tục di cư đến các vùng khác để mưu sinh như xuôi dòng Mêkông xuống miềnNam hay ngược dòng lên các vùng phía Bắc

- Giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1975

Việc thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam đã tạo nên lànsóng tản cư với số lượng lớn, nhằm tránh sự đàn áp của chính quyền đô hộ, phục

vụ bộ máy công quyền của chính quyền thuộc địa và nhân công khai thác tàinguyên của Lào dưới sự bảo hộ của chính quyền thuộc địa Điểm khác biệt củacộng đồng người Việt ở Lào so với ở các nước khác là người nhập cư được bảohộ, giữ chức vụ trong bộ máy chính quyền thuộc địa ở Lào trong sắc áo “lính khốxanh” Do đó, số lượng người Việt ở các tỉnh thành của Lào tăng lên nhanh chóngtrong thời kỳ này Ở các trung tâm, thị tứ của Lào, người Việt chiếm tỷ lệ áp đảo

so với các ngoại kiều khác và cả người Lào

- Giai đoạn từ năm 1975 đến nay

Đây là giai đoạn bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước Sau giải phóngđất nước 1975, số lượng người Việt di cư sang Lào cũng được diễn ra thườngxuyên với nguyên nhân chính là lợi thế kinh tế Ngoài lực lượng sang giúp Lào

Trang 14

phát triển cơ sở hạ tầng xã hội theo hợp tác của hai chính phủ, còn phần lớn dotính đặc thù của nền kinh tế Lào, đã tạo lực hấp dẫn đối với một số người dân Việtnhập cư trái phép để tìm kiếm công ăn việc làm và đặc biệt là hiện tượng xâmcanh xâm cư của người Việt ở những vùng tiếp giáp biên giới với Lào.

1.3.2 Đặc điểm cộng đồng người Việt ở Lào

- Về số lượng và phân bố dân cư

Theo số liệu thống kê của chính phủ Lào từ năm 1995 đến nay, số lượngngười Việt ở Lào tăng dần và là cộng đồng ngoại kiều đông nhất ở Lào Trung tâmthống kê quốc gia Lào cho rằng có hơn 14 ngàn người Việt sinh sống ở Lào vàonăm 1995, mười năm sau con số này tăng lên khoảng 19 ngàn người vào năm

2015, là cộng đồng ngoại kiều đông nhất ở Lào (Trung tâm Thống kê Quốc giaLào, 2015, tr.38) Tuy nhiên, con số thống kê trên chỉ tính những người Việt cóquốc tịch Lào, được gọi là người Lào gốc Việt

Để có cái nhìn bao quát, đầy đủ về cộng đồng người Việt ở Lào không thểkhông tính đến số lượng người Việt nhập cư tự do sang Lào mưu sinh và có ýmuốn định cư lâu dài, con số này không nhỏ có thể lên đến hàng vạn, đặc biệt ởcác tỉnh, thành phố lớn ở Lào Theo quan điểm này, năm 2015, Tổng Hội ngườiViệt Nam ở Lào đưa ra con số có gần 100.000 người Việt đang sinh sống tại Lào(Tổng Hội người Việt Nam tại CHDCND Lào, 2015, tr.1) Nhìn chung, việc xácđịnh số lượng người Việt ở Lào theo quan điểm nào thì cũng đều cho thấy tăngdần sau mỗi lần các cơ quan chức năng tiến hành thống kê

- Về cấu trúc

Việc phân chia các bộ phận hợp thành cộng đồng người Việt ở Lào hiện

có một số quan điểm khác nhau Song, quan điểm được Hội người Việt Nam ởLào, các văn bản pháp quy của Việt Nam và các nhà nghiên cứu về cộng đồng

người Việt Nam ở Lào hiện nay tán đồng là bao gồm ba bộ phận: Những người

Việt đã nhập quốc tịch Lào - Người Lào gốc Việt, Những người Việt được hưởng quy chế ngoại kiều – Việt kiều (bộ phận này được xem là đông nhất hợp thành

cộng đồng người Việt ở Lào Bộ phận này có hai hiện trạng một là vẫn còn mangquốc tịch Việt Nam và hai là không còn mang quốc tịch Việt Nam với nhiều lý do

khách quan lẫn chủ quan trong quá khứ) và Những người Việt mới đến Lào –

chưa có chứng minh thư ngoại kiều

1.4 Khái quát về Phật giáo của người Việt ở Lào

1.4.1.Quá trình hình thành và phát triển

- Giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến năm 1975

Phật giáo Bắc tông của người Việt du nhập vào Lào muộn hơn nhiều so với lịch

sử di cư của người Việt đến xứ sở chùa tháp này Mãi đến những năm của thậpniên đầu của thế kỷ XX thì mới có sự ra đời của ngôi chùa Việt trên đất Lào, đánhdấu sự có mặt của Phật giáo Bắc tông Việt Nam ở Lào, nơi Phật giáo Nam tông làquốc giáo Ở giai đoạn đầu, Phật giáo của người Việt ở Lào chỉ mới đặt nền

Ngày đăng: 25/03/2019, 17:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w