1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ảnh hưởng phật giáo đến đời sống tinh thần trong các lễ hội ở nam định (tóm tắt)

26 342 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 515,63 KB

Nội dung

Trang 1

VIEN HAN LAM

KHOA HOC XA HOI VIET NAM

HOC VIEN KHOA HOC XA HOI

PHAM VAN QUAN

ANH HUONG PHAT GIAO DEN DOI SONG

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS NGUYÊN HÙNG HẬU

Phản biện Ì: . - cc -cc Sex see Phản biện 2: c - Ăn SY sex

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Học viện Khoa học Xã hội vào lúc:

IỜ, nøày tháng năm 2017

Có thê tìm hiệu luận văn tại:

Thư viện Học viện khoa học xã hội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Lễ hội truyền thống ở Nam Định gắn với Phật giáo cũng rất phong

phú, đa dạng Nam Định là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, một trong những đặc trưng làm nên truyền thống này, là có nhiều lễ hội gắn với các di tích lịch sử - văn hóa và hàm chứa nhiều giá trị văn hoá truyền thống mang

đậm bản sắc văn hoá dân tộc Nam Định, có 1.655 di tích lịch sử - văn hoá,

hàng trăm vùng văn hoá dân gian cổ truyền, hàng trăm lễ hội truyền thông diễn ra quanh năm nhưng tập trung ở thời điểm: lễ hội mùa xuân và lễ hội

mùa thu

Lễ hội truyền thống có yêu tố Phật giáo đã phản ánh sinh động các hoạt động văn hoá dân gian ở mọi miền quê trên khắp địa bàn của tỉnh Lễ

hội truyền thống rất đa dạng, phong phú gắn với điều kiện địa lý, lịch sử và

các nhân vật được thờ, tạo nên một bức tranh đa sắc màu, đánh dấu sự phát triển về nhận thức, về tư duy và cuộc sống của con người trong cộng đồng

làng xã, được người dân gìn giữ, lưu truyền qua nhiều đời như mạch nguồn

sức mạnh của tinh thần yêu nước, yêu quê hương

Trong lễ hội có yêu tố Phật giáo, hạt nhân tâm linh làm nên đặc

trưng trong lễ hội là Đức Phật Thích Ca được cộng đồng Phật tử tôn thờ

một cách thành kính và thiêng liêng Chính sự thành kính thiêng liêng và sự

ngưỡng mộ của Phật tử đối với Đức Phật đã tạo ra biểu tượng văn hóa trong

lễ hội Phật giáo Thông qua lễ hội, nghi lễ giá trị biểu tượng văn hóa Phật

giáo được làm sáng tỏ thêm qua các nghi thức lễ, các trò chơi dân gian, các

loại hình nghệ thuật

Từ thực tế chứng kiến các lễ hội có yếu tố Phật giáo ở Nam Dinh

hiên nay, chúng tối thấy bên cạnh những tác động tích cực như trong lễ hội,

các Phật tử được sinh hoạt trong một môi trường giáo dục lành mạnh theo hướng tự học, tự giáo dục, tự tìm thấy tính Phật trong tâm mình Qua lễ hội là dip để cá nhân Phật tử liên tục chủ động học hỏi, lĩnh hội kiến thức văn

hóa, trong đó có giáo lí đạo Phật cũng như các bài học kinh nghiệm để làm

Trang 4

giàu đời sống nội tâm, từng bước hoàn thiện nhân cách để hội nhập với xã hội, từ cá thể độc lập thành một thành viên gắn bó với cộng đồng Phật tử

Mặt khác cũng có những tác động tiêu cực như có nhà tu hành cũng như

một số Phật tử lợi dụng lễ hội để thực hành mê tín dị đoan, xem lễ hội là dịp

để kiếm sống

Vì vậy, nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đối với lối sống tính thần qua lễ hội ở Nam Định hiện nay nhằm tìm kiếm các giải pháp phù hợp

để phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của Phật giáo trong

quá trình xây dựng lối sống mới ở tỉnh nhà là cần thiết trong giai đoạn hiện

nay Xuất phát từ cơ sở đã nêu, chúng tôi chọn luận văn: “Ảnh hưởng Phật

giáo đến đời sống tỉnh thần trong các lễ hội ở Nam Định” 2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn

2.1 Những nghiên cứu của các học gia trong nước

Những nghiên cứu về Phật giáo: Ở Việt Nam, từ lâu trong lịch sử, việc nghiên cứu Phật giáo và tác động của Phật giáo đối với đời sống xã hội

nói chung, cũng đã được quan tâm nghiên cứu Trong những năm gan đây

đã xuất hiện rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về Phật giáo, về vai

trò của Phật giáo trong đời sống xã hội nói chung, trong lối sống của người Việt Nam nói riêng Trong những công trình nghiên cứu đó, nổi bật như các

công trình của tác giả Nguyễn Lang , Nguyễn Tài Thư ,Nguyễn Dăng Duy,

Nguyễn Phan Quang, Nguyễn Thị Bảy,Thích Thanh Từ Những công trình trên đã làm rõ vị trí của Phật giáo trong đời sống tinh thần của người Việt Nam được biểu hiện qua phong tục tập quán, lối sống, lễ hội, âm

nhạc, kiến trúc, điêu khắc, mỹ thuật

Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra một số biến đổi của lễ hội và

giá trị văn hoá của lễ hội Song, việc nghiên cứu dưới góc độ triết học về tác

động cỉa Phật giáo trong các lễ hội ở tỉnh Nam Định thì chưa được thực hiện một cách hệ thống Ngoài ra các công trình cho thấy do tác động mạnh của mặt trái kinh tế thị trường, của day mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá

nói chung và cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nông thôn nói

Trang 5

riêng, những giá trị văn hoá truyền thống trong các lễ hội nói chung và ở tỉnh Nam Định nói riêng đang có xu hướng biến đổi phức tạp Do vậy, cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu để có nhận thức đúng đắn, sâu sắc về sự biến đổi đó, thấy được những vấn đề bức thiết đang đặt ra và đề ra giải pháp phat

huy tốt hơn nữa các giá trị văn hoá truyền thống trong lễ hội ở Nam Định

2.2 Những nghiên cứu của các học giả nước ngoài

Bàn về vai trò và ảnh hưởng của Phật từ lâu đã thu hút được sự

quan tâm của nhiều nhà khoa học không chỉ ở phương Đông mà cả phương Tây Nhìn chung các nhà khoa học khi nghiên cứu về Phật giáo đều đánh giá cao những giá trị văn hoá của nó Các học giả tiêu biểu như

Gottlried Wilhelm Leilniz, Gottlried Wilhelm Leilniz, Emmanuel Kant, Schelling, Hegel, Nietzche, Schopenhaueur, Thedore Schesbatsky, Albert

Einstein

Nhìn chung, các học giả cả phương Tây và phương Đông, khi nghiên cứu về Phật giáo đều đánh giá cao những giá trị văn hoá đạo đức mà Phật giáo đã đóng góp cho lịch sử nhân loại VỀ cơ bản, những đánh giá của các học giả nói trên đều mang tính khoa học, khách quan Tuy nhiên, trong đó không phải không có những quan điểm đã đề cao vai trò của Phật

giáo một cách thái quá 2.3 Một vài nhận xét

Điểm qua tình hình nghiên cứu như trên, chúng ta có thể rút ra một

số nhận xét như sau:

Thứ nhất, Phật giáo và vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội là lĩnh vực thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Các công trình nghiên cứu tiếp cận Phật giáo và vai trò của Phật giáo dưới nhiều quan

điểm và góc độ khác nhau

Thứ hai, Trong một số công trình nghiên cứu, các học giả đã chú ý

nghiên cứu về những giá trị của Phật giáo như giá trị đạo đức, giá trị nghệ

Trang 6

Thứ ba, có một số công trình nghiên cứu chuyên biệt về các phương diện khác nhau của Phật giáo, trong đó, một số công trình đã có sự phân tích sâu sắc về những ảnh hưởng của một số giá trị Phật giáo đến các phương diện khác nhau trong lối sống của người Việt Nam

Tuy nhiên, theo chúng tôi, thì chưa thấy có công trình nào bàn về ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống tinh thần của người Việt Nam qua

lễ hội một cách có hệ thống Chính vì vậy, trên cơ sở kế thừa thành quả

nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, luận văn tập trung vào việc hệ

thống hoá những ảnh hưởng của Phật giáo đối với trong đời sống tinh than

của người Việt Nam hiện nay qua lễ hội

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Ảnh hưởng Phật giáo đến đời sống tinh thân trong các lễ hội

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về thời gian: Luận văn tiếp cận nghiên cứu những ảnh hưởng của

Phật giáo đến đời sống tinh thần trong lễ hội năm 2016 và đầu năm 2017

Về không gian: Luận văn nghiên cứu khảo sát một số lễ hội chính ở

Nam Định như Lễ hội Phủ Dây, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản; Lễ hội chùa

Keo làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường: Lễ hội chùa Cô Lễ, thị trấn Cỗ Lễ, huyện Trực Ninh

4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống tinh

thần trong lễ hội ở Nam Định, Luận van dé xuất một số giải pháp nhằm

phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của

Phật giáo trong lễ hội ở Nam Đinh hiện nay

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn có nhiệm vụ: - Làm rõ một số vấn đề lý luận về ảnh hưởng của Phật giáo trong

Trang 7

- Làm rõ thực trạng ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống tinh thần

trong lễ hội ở Nam định và những vấn đề đặt ra

- Đề xuất quan điểm và một số giải pháp nhằm phát huy những ảnh

hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo trong lễ

hội ở Nam Định hiên nay

5 Phương pháp nghiên cứu

Về phương pháp luận: Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng

Hỗ Chí Minh, quán triệt đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước, đồng thời

vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: lô gíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp, điều tra xã hội học, thống kê so sánh, thảo luận nhóm

Để thực hiện nhiệm vụ khoa học của đề tài đặt ra, luận văn áp dụng

các phương pháp chính sau đây:

Sử dụng phương pháp điền dã khảo sát thực tế các lễ hội dé thu

thập thông tin chính cho đề tài

Phân tích tổng hợp và hệ thống hóa các tư liệu liên quan của các tai liệu tham khảo, dùng phương pháp so sánh, đối chiếu với các tài liệu điền đã thực địa, rút ra những kết luận của đề tài

Sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, đa ngành như triết

học, văn hoá học, văn học dân gian, văn sử địa, nghệ thuật học và nhiều

phương pháp khoa học cân thiết khác phục vụ cho công trình nghiên cứu 6 Đóng góp của luận văn

Thứ nhất, luận văn làm rõ một số vấn dé lý luận về ảnh hưởng của

Phật giáo trong đời sống tinh thân qua lễ hội

Thứ hai, luận văn góp phần làm rõ thực trạng ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống tinh than trong lễ hội ở Nam định và những van dé dat ra

Thứ ba, luận văn đề xuất quan điểm và một số giải pháp nhằm phat huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của Phật

Trang 8

Thứ tư, kết quả của luận văn là tài liệu tham khảo cho công tác

nghiên cứu, giảng dạy lý luận về tôn giáo và một số lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn khác

Thứ năm, luận văn góp phần cung cấp các luận cứ khoa học và thực

tiễn giúp Dang và Nhà nước để ra những chính sách phù hợp nhăm đoàn

kết, phát huy vai trò của các tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay

7, Câu trúc của luận văn

Ngoài mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,

luận văn gồm ba chương:

Chương I LY LUAN CHUNG VE ANH HUONG CUA PHAT GIAO TRONG DOI SONG TINH THAN NGUOI VIET NAM QUA LE HOI

Chuong 2 ANH HUONG CUA PHAT GIAO DEN DOI SONG TINH THAN TRONG CAC LE HOI O NAM DINH- THUC TRANG VA VAN DE DAT RA

Trang 9

Chuong 1 ANH HUONG CUA PHẬT GIAO DEN ĐỜI SÓNG TINH THAN TRONG LE HOI- MOT VAI VAN DE LY LUAN 1.1.Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Phật giáo

Phật giáo là tôn giáo được gọi theo tên của người sáng lập ra nó là Siddhartha Gautama (Thich Ca Mậu Ni) Ông sống cách đây khoảng 26 thế kỷ ở phía Dong Bắc nước An Độ và thuộc nước Nepal ngày nay Ông được người ta gọi là “Đức Phật” (Buddha) hàm nghĩa là một người tỉnh thức sau

khi trải qua kinh nghiệm tu tập, nhận chân được bản chất của cuộc đời, sự

sống và cái chết Trong tiếng Anh, đức Phật còn được gọi là một người giác ngộ, mặc dù trong ngôn ngữ Sanskrit là “Bodhi” có ý nghĩa là “tỉnh thức”

1.1.2 Lễ hội

LỄ là những nghi thức tiễn hành theo những quy tắc, luật tục nhất định mang tính biểu trung đề đánh dấu, kỷ niệm mot su kién, nhân vật nào đó nhằm mục đích cảm tạ, tôn vinh, ước nguyện về sự kiện, nhân vật đó với mong muốn nhận được sự may mắn tốt lành, nhận được sự giúp đồ từ những đối tượng siêu hình mà người ta thờ cúng

Khái niệm hội: Có nhiều quan điểm khác nhau về hội Theo nhà

nghiên cứu Lê Văn Kỳ: “hội là một sinh hoạt văn hoá dân dã phóng khoáng diễn ra trên bãi sân để dân làng cùng bình đắng vui chơi với hàng loạt trò tục hấp dẫn do mình chủ động tham gia ”

Khái niệm Lễ hội: Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng

diễn ra trên địa bàn dân cư trong thời gian và không gian xác định; nhằm

nhắc lại một sự kiện, nhân vật lịch sử hay huyễn thoại; đông thời là dịp để

biểu hiện cách ứng xử văn hóa của con người với thiên nhiên, thần thánh và con người trong xã hội

1.1.3 Đời sống tinh thần

Đời sống tinh thần là sự phản ánh đời sông vật chất, là toàn bộ hoạt

động tinh thần như sáng tạo, lưu trữ, truyền bá, tiếp thu, cải biến, ứng dụng

Trang 10

các giá trị sản phẩm tinh thần Nó còn bao gồm nhu cầu tinh thần, các hiện

tượng tinh thần như là tâm linh, vô thức, tâm hồn, tiềm thức, linh cảm, dự

đoán, tư tưởng, tư duy, suy nghĩ, đạo đức, văn hóa, nghệ thuật, quan điểm sống, phong tục, tập quán, lễ hội

1.2 Đời sống tinh thần trong lễ hội

1.2.1 Tư tưởng, tinh thần của lễ hội

Lễ hội tạo cho con người niềm lạc quan yêu đời, yêu chân lý, trọng cái thiện và làm cho tâm hôn, nhân cách mỗi con người như được sưởi ấm tình nhân đạo, nhân văn để rồi thẳm thấu vào cuộc sống đời thường, đáp ứng nhu câu đời sống văn hóa tinh thần, tâm linh về giao lưu, làm cho đời sống có ý nghĩa hơn, tốt đẹp hơn

1.2.2 Nghệ thuật trong lễ hội

Đời dống tinh thân trong lễ hội còn thể hiện qua các loại hình nghệ

thuật khác nhau Thực tế cho thấy trong lễ hội có diễn ca, trống chiêng và

múa, các điệu múa cờ, múa chiêng, múa trồng Âm nhạc, ca hát và múa không chỉ xuất hiện ở phần hội Ngay ở phân lễ, các loại nghệ thuật biểu

diễn này đã có mặt như một yếu tố không thể thiếu được, và ở một số lễ hội,

các loại hình nghệ thuật này đã chiếm vai trò chủ đạo

1.2.3 Ý thức, đạo đức trong lễ hội

Lễ hội là sự kiện thể hiện truyền thông quý báu đó của cộng đông,

tôn vinh những hình tượng thiêng, được định danh là những vị “Than” những người có thật trong lich sử dân tộc hay huyền thoại Lễ hội là sự

kiện tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công đức của các vị thần đối với cộng đông, dân tộc Lễ hội là dịp con người được trở về nguồn, nguồn cội tự nhiên hay nguôn cội của dân tộc đều có ý nghĩa thiêng liêng trong tâm trí mỗi người Lễ hội cũng là nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hoá vật chất và tính thần của mọi tầng lớp dân cư; là hình thức giáo dục, chuyển giao cho các thế hệ sau biết giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thông quý báu của dân tộc theo cách riêng, kết hợp giữa yếu tố tâm linh và các trò chơi đua tài, giải trí Ngoài ra lễ hội là dịp con người được

Trang 11

giải toá, đãi bày phiền muộn, lo âu với thần linh, mong được thần giúp đỡ, chở che đặng vượt qua những thử thách đến với ngày mai tươi sáng hơn 1.2.4 Tín ngưỡng của lễ hội

Yếu tố tín ngưỡng để thấy nhất trong lễ hội là coi trọng thờ cúng tổ

tiên, xem đó là đạo làm người Ngoài việc thờ cúng ông bà, cha mẹ đã mat

ở mỗi gia đình, người dân còn thờ cúng thủy tổ dòng họ ở từ đường hoặc ở

nhà trưởng họ

Khắp các làng quê hầu như thờ cúng thân làng và Thành hoàng làng “là các

vị thần bảo vệ, che chở cho cộng đồng” Bởi vậy, tín ngưỡng thờ Thành

hoàng làng ngoài việc thể hiện nhu cầu tâm linh còn mang giá trị đạo đức uống nước nhớ nguồn, biết ơn những người có công tạo dựng làng xã

Các tín ngưỡng trong lễ hội chứa đựng các biểu tượng về tinh thần

yêu nước, tự hào, tự cường dân tộc Điều này thể hiện qua việc lễ hội găn

với đền thờ các anh hùng dân tộc, những người có công với nước Có

những vị anh hùng dân tộc vừa được tôn làm Thành hoàng làng, như: Trần

Hưng Đạo, Ngô Quyên, Hai Bà Trưng vừa được lập đền thờ để cả cộng đồng thờ cúng Tín ngưỡng thờ tổ nghề trong lễ hội là để tôn vinh tinh thần

tôn sư trọng đạo, tỉnh thần lao động cần cù, sáng tạo của cha ông Và để

cảm tạ những người đã có công sáng tạo, truyền bá nghề, người dân lập các đến, miếu thờ cúng hoặc phối thờ trong đình, đền, chùa

1.3 Ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống tỉnh thần trong lễ hội ở Việt Nam

Phật giáo ảnh hưởng đến đời sống tinh thần trong lễ hội ở Việt Nam

cả về tư tưởng, tinh thần của lễ hội, nghệ thuật của lễ hội, ý thức đạo đức

trong lễ hội và tín ngưỡng trong lễ hội.Trong lễ hội truyền thống nói chung,

sự tác động của Phạt giáo làm cho lễ hội trở thành lễ hội Phật giáo Trong lễ

hội, người ta thờ Phật như thờ Than, tho Thanh Sự tác động của Phật giáo đến nghệ thuật trong lễ hội chính là hệ thống triết lý Phật giáo được nghệ

thuật hóa Lễ hội là dịp để thể hiện lòng tôn kính Tam bảo của phật

tử Đạo đức, tinh thần Phật giáo, trong đó ảnh hưởng nhất là đạo lý từ

Trang 12

bi, tỉnh thần hiếu hòa, hiếu sinh của Phật giáo; đạo lý Tứ Ấn, gồm ân cha

mẹ, ân sư trưởng, ân quốc gia và ân chúng sinh cũng ảnh hướng sâu sắc

trong lễ hội qua nghi thức cũng như hoạt động của lễ hội Trong đó ân cha

mẹ là nối bật và ảnh hưởng rất sâu đậm trong hành vi, thái độ của những

người tham gia lễ hội cả ba miền Bắc, Trung, Nam

1.4 Tiều kết chương 1

Đời sống tinh thần là sự phản ánh đời sơng vật chất, là tồn bộ hoạt

động tinh thần như sáng tạo, lưu trữ, truyền bá, tiếp thu, cải biến, ứng dụng các giá trị sản phẩm tinh thần Nó còn bao gồm nhu cầu tinh thần, các hiện

tượng tinh thần như là tâm linh, vô thức, tâm hồn, tiềm thức, linh cảm, dự

đoán, tư tưởng, tư duy, suy nghĩ, đạo đức, văn hóa, nghệ thuật, quan điểm

sống, phong tục, tập quán, lễ hội Trong lễ hội, đời sông tinh thần biểu hiện

ở tư tưởng, tinh thần của lễ hội, nghệ thuật trong lễ hội, ý thức đạo đức

trong lễ hội và tín ngưỡng trong lễ hội

LỄ hội là một trong những “hoạt động văn hoá cao”, “hoạt động văn hoá nổi trội” trong đời sống con người Hoạt động lễ hội là hoạt động của cộng đồng hướng tới “xử lý” các mối quan hệ của chính cộng đồng đó Hoạt động này diễn ra với những hình thức và cấp độ khác nhau, nhăm thoả mãn và phục vụ lợi ích đa dạng trước mắt và lâu dài của các tầng lớp người; thoả mãn những nhu câu của các cá nhân và tập thể trong môi trường mà họ sinh sống

Lễ hội không chỉ thể hiện sự ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống

đã qua, mà còn là sự đáp ứng nhu cau đời sống tinh thần, tâm linh, giải

quyết những khát khao, những ước mơ của cộng đồng các dân tộc ở địa phương Thông qua đó, lễ hội truyền thống tạo cho con người niềm lạc quan yêu đời, yêu chân lý, trọng cái thiện và làm cho tâm hôn, nhân cách mỗi con người như được sưởi ấm tình nhân đạo, nhân văn để rồi thâm thấu vào cuộc sống đời thường, đáp ứng nhu câu đời sống văn hóa tinh thần, tâm linh về giao lưu, làm cho đời sống có ý nghĩa hơn, tốt đẹp hơn Đời dông

tỉnh thần trong lễ hội còn thể hiện qua các loại hình nghệ thuật khác nhau

Trang 13

Trong lễ hội có diễn ca, trồng chiêng và múa, các điệu múa cờ, múa chiêng,

múa trống Âm nhạc, ca hát và múa không chỉ xuất hiện ở phần hội

Yếu tố tín ngưỡng để thấy nhất trong lễ hội là coi trọng thờ cúng tổ

tiên, xem đó là đạo làm người Ngoài việc thờ cúng ông bà, cha mẹ đã mat

ở mỗi gia đình, người dân còn thờ cúng thủy tổ dòng họ ở từ đường hoặc ở

nhà trưởng họ Các tín ngưỡng trong lễ hội chứa đựng các biểu tượng về

tinh thần yêu nước, tự hào, tự cường dân tộc Điều này thể hiện qua việc lễ

hội gắn với đền thờ các anh hùng dân tộc, những người có công với nước

Chuong 2 ANH HUONG CUA PHAT GIAO DEN DOI SONG TINH THAN TRONG CAC LE HOI O NAM DINH- THUC TRANG VA

VAN DE DAT RA 2.1 Vai nét vé 1é hoi 6 Nam Dinh

Nam Định là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, một trong những đặc trưng làm nên truyền thống này, là có nhiều lễ hội gắn với các di tích lich sử - văn hóa và hàm chứa nhiều giá trị văn hoá truyền thống mang đậm

bản sắc văn hoá dân tộc Nam Định, có 1.655 di tích lịch sử - văn hoá, hàng

trăm vùng văn hoá dân gian cô truyền, hàng trăm Lễ hội diễn ra quanh năm nhưng tập trung ở thời điểm: lễ hội mùa xuân và lễ hội mùa thu Lễ hội đã

phản ánh sinh động các hoạt động văn hoá dân gian ở mọi miễn quê trên khắp địa bàn của tỉnh Lễ hội rất đa dạng, phong phú gắn với điều kiện địa

lý, lịch sử và các nhân vật được thờ, tạo nên một bức tranh đa sắc màu,

đánh dấu sự phát triển về nhận thức, về tư duy và cuộc sống của con người trong cộng đồng làng xã, được người dân gìn giữ, lưu truyền qua nhiều đời như mạch nguôn sức mạnh của tinh thần yêu nước, yêu quê hương

Trong số 235 lễ hội có nhiều lễ hội tiêu biểu với lịch sử hình thành,

phát triển từ lâu đời, quy mô lớn, ảnh hưởng sâu đậm trong đời sống cộng

đồng, mang đặc trưng của giá trị văn hoá truyền thống Nam Định nói riêng

và của Việt Nam nói chung

Trang 14

2.2 Thực trạng ảnh hưởng Phật giáo đến đòi sống tinh thần trong các

lễ hội ở Nam Định hiện nay

1.2.1 Ảnh hưởng đến tư tưởng, tinh thần của lễ hội

Tư tưởng, tình thần của lễ hội ở Nam Định không nằm ngoài mục

đích trên Trong đó dễ thấy nhất ở tập tục ăn chay, các nghi thức thờ phật, phóng sinh và bồ thí (làm từ thiện) Đây là những nghi thức Phật giáo để chuyển hóa tâm linh, đưa người vào Đạo, mà còn là một pháp môn tu học để đạt ngộ chân như Phật tính băng sự rung cảm tâm linh Những nghi thức

này thể hiện đến tư tưởng, tinh thần của Phật giáo cũng là của lễ hội như

triết lý nhân sinh sâu sắc về nỗi khổ của con người và cách tu luyện để diệt

khổ và giải thoát nỗi khổ

Trong lễ hội ở Nam Định, người ta quan điểm lễ Phật cũng có ý nghĩa thiêng liêng như lễ Thân, lễ Thánh Bên cạnh viêc truyền tải tư tưởng giáo lý Phật giáo, lễ hội ở Nam Định là dịp để người dân lễ Thần và lễ Phật,

cầu mong Thân, Phật cứu khổ, cứu nạn Lễ hội ở Nam Định còn không

gian thiêng để người ta gửi gắm niềm tin Chính nhờ tác động của Phật giáo

trong tư tưởng, tinh thần trong lễ hội ở Nam Định đã thu hút số lượng khá

đông quân chúng mặc dù không tự nhận mình là tín đồ Phật giáo nhưng vẫn thường xuyên đi lễ chùa và rất thích tham dự các bữa cơm chay do nhà chùa

tổ chức vào địp này Họ quan niệm rằng, việc ăn chay một vài bữa trong

tháng là thực hiện tinh thần không sát sinh của nhà Phật sẽ giúp cho bản

thân họ được thanh lọc cả tinh thần và thể xác, nhiều người trong họ cho

rằng, ăn cơm chay giúp cho họ cảm thấy gần Phật hơn, hướng thiện hơn Tư tưởng hay đạo lý căn bản của Phật Giáo là đạo lý Duyên Khởi, Tứ Diệu Đề

và Bát chánh Đạo

1.2.2 Ảnh hưởng đến nghệ thuật trong lễ hội

Thực tế cho thấy, anh hưởng của Phật giáo đến đời sống tinh thần

qua lễ hội ở Nam Định rõ ràng nhất, dễ cảm nhận nhất là âm nhạc Phật

giáo Với quan niệm âm nhạc là hiện thân của suối nguồn tâm linh, là

phương tiện ngôn ngữ để diễn bày chân lý, mà âm nhạc đã trở thành một

Trang 15

nghi thức không thê thiếu trong các lễ hội ở Nam Định Trong lễ một số lễ hội ở Nam Định, người ta tô chức các cuộc thi hát chèo Ngoài chèo, tân nhạc Phật giáo cũng đang trở nên phổ biến trong các lễ hội ở Nam Định

1.2.3 Ảnh hưởng đến ý thức, đạo đức trong lễ hội

Lễ hội ở Nam Định thể hiện rõ đạo đức, tinh thần Phật giáo, trong

đó ảnh hưởng nhất là đạo lý từ bi, tỉnh thần hiếu hòa, hiếu sinh của Phật giáo; đạo lý Tứ Ấn, gồm ân cha mẹ, ân sư trưởng, ân quốc gia và ân chúng sinh cũng ánh hưởng sâu sắc đến lễ hội ở địa phương này qua nghi thức

cũng như hoạt động của lễ hội Trong đó ân cha mẹ là nổi bật và ảnh hưởng

rất sâu đậm trong hành vi, thái độ của những người tham gia lễ hội 1.2.4 Ảnh hưởng đến tín ngưỡng của lễ hội

Các lễ hội dân gian ở Nam Định đã trở thành lễ hội của Phật giáo

Sự hội nhập giữa Phật giáo và dân gian dường như không có sự tách bạch

rạch ròi mà luôn xen lồng vào nhau Trong lễ hội ở Nam Định, đặc biệt

là là lễ chùa Lễ hội diễn ra trong khuôn viên chùa, và chùa không chỉ là nơi

thờ Phật mà còn dung nạp cả tín ngưỡng thờ tổ tiên của người Việt Lễ hội

ở chùa diễn ra đồng thời nghi lễ Phật giáo với nghĩ lễ tín ngưỡng thờ Thân, Thánh, thể hiện qua sự hiện diện của các điện thờ Mẫu trong khuôn viên chùa Hệ thống thờ Mẫu cũng “nương nhờ” cửa Phật để tôn tại Người dân tham gia lễ hội vào lễ Phật cũng có điều kiện khắn Mẫu kêu câu sự giúp đỡ

của các Thần, Thánh Trong lễ hội ở Nam Định, người tham gia lễ hội tin

vào tính năng siêu phàm của Phật như thánh

2.3 Một số vẫn đề đang đặt ra tư thực trạng ảnh hưởng Phật giáo đến

đời sống tinh thần trong các lễ hội ở Nam Định hiện nay

2.3.1 Lễ hội ở Nam Định đang có xu hương thương mại hóa

Tuy nhiên, cùng với xu hướng phục hỏi và phát triển lễ hội, khơng

Ít các hoạt động mang tính “thương mại hoá” lợi dụng lễ hội dé thu loi bat

chính, ép buộc, bắt chẹt người di tray hội, đặc biệt là lợi dụng tín ngưỡng

trong lễ hội để “buôn thần bán thánh” theo kiểu “đặt lễ thuê”, “khẩn vái

thuê”, bói toán, đặt các “hòm công đức” tràn lan Số người tham dự đông,

Trang 16

kéo theo nó là hàng loạt dịch vụ phục vụ cho người trảy hội: ăn, uống, ngủ, nghỉ, vệ sinh cá nhân nhiều hàng quán mọc lên với đủ hình thức nấu nướng Hàng trăm, hàng nghìn con người ăn uống tiện tay xả rác trên đường với vỏ hộp, giấy gói Tất cả đã huỷ hoại môi trường sinh thái nơi lễ

hội Trong lễ hội rất đông người ăn xin, họ nằm, ngôi hoặc đi lại dọc đường

chèo néo, van xin tiền của khách

2.3.2 Lễ hội ở Nam Đỉnh đang có xu hướng lễ hội bị lợi dụng vào hoạt

động mê tín dị đoan để trục lợi

Từ niềm tin mê muội, cuỗng nhiệt, viễn vông dựa trên sự suy luận

nhám nhí bậy bạ, đã xuất hiện các hiện tượng xem bói, xem quẻ, đốt vàng

mã Xu hướng này có chiều hướng gia tăng trong những năm tới đã và đang ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đến trật tự an ninh và an toàn xã hội.Lạm dụng lễ hội, tín ngưỡng dân gian để hoạt

động mê tín dị đoan đang diễn ra khá phố biến, với nhiều hình thức, diễn ra

lúc công khai, lúc ấn núp tại lễ hội như: lên đồng, xem bói, xóc thẻ, bán thẻ,

bán sách tử

2.3.3 Nguyên nhân của những vấn đề đang đặt ra

Y thức thấp kém, sai lệch, tỉnh thân vô trách nhiệm của chính những người tham dự lễ hội

Mốt số người dân địa phương nơi tô chức lễ hội đã không nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình đổi với lễ hội và giá trị văn hoá

của lễ hội

Trên góc độ quản lý nhà nước, dù đã có nhiều có gắng, song nhìn chung công tác quản lý nhà nước về lễ hội vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu giữ gìn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của lễ hội

2.4 Tiểu kết chương 2

Nam Định là một trong những địa phương có truyền thống Phật giáo lâu đời Đời sông sinh hoạt Phật giáo ở địa phương luôn song hành với

đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục của đất nước và địa phương

Phât giáo Nam Định có vai trò vô cùng to lớn trong đời sống tỉnh thần của

Trang 17

người dân Nam Định Vai trò này thể hiện rõ trong đời sống tâm linh thể hiện qua lễ hội tín ngưỡng dân gian cũng như lễ hội Phật giáo

Lễ hội ở Nam Định rất phong phú, đa dạng và chịu tác động rất lớn của yêu tố Phật giáo Phật giáo tác động đến tư tưởng, tinh thần của lễ hội

Trong lễ hội truyền thống nói chung, sự tác động của Phạt giáo làm cho lễ

hội trở thành lễ hội Phật giáo Trong lễ hội, người ta thờ Phật như thờ Thân,

thờ Thánh Tư tưởng Phật giáo còn ảnh hưởng rất lớn đến nghệ thuật trong lễ hội Biểu hiện rõ nhất là nghệ thuật xướng ca trong lễ hội như hát chèo,

tân nhạc Bên cạnh các cuộc thi chèo người ta còn cho phổ biến tân nhạc

Phật giáo để làm cho người tham gia lễ hội đến với giáo lý Phật giáo dễ

dàng hơn, cảm thấy giáo lý Phật giáo gần gủi hơn

Phật giáo còn ảnh hưởng rất lớn đến ý thức đạo đức của lễ hội Lễ hội ở Nam Định thể hiện rõ đạo đức, tinh thần Phật giáo, trong đó ảnh hưởng nhất là đạo lý từ bị, tỉnh thần hiếu hòa, hiếu sinh của Phật giáo; đạo lý Tứ Ân, gồm ân cha mẹ, ân sư trưởng, ân quốc gia và ân chúng sinh cũng

ảnh hưởng sâu sắc đến lễ hội ở địa phương này qua nghi thức cũng như hoạt

động của lễ hội Trong đó ân cha mẹ là nổi bật và ảnh hưởng rất sâu đậm trong hành vi, thái độ của những người tham gia lễ hội Ngoài ra, những ảnh hưởng của Phật giáo đối với tín ngưỡng trong lễ hội cũng biểu hiện khá

rõ Sự hội nhập giữa Phật giáo và dân gian dường như không có sự tách

bạch rạch ròi mà luôn xen lồng vào nhau Trong lễ hội ở Nam Định, đặc

biệt là là lễ chùa Lễ hội diễn ra trong khuôn viên chùa, và chùa không chỉ

là nơi thờ Phật mà còn dung nạp cả tín ngưỡng thờ tổ tiên của người Việt

Lễ hội ở chùa diễn ra đồng thời nghi lễ Phật giáo với nghĩ lễ tín ngưỡng thờ Thân, Thánh, thể hiện qua sự hiện diện của các điện thờ Mẫu trong khuôn

viên chùa Hệ thống thờ Mẫu cũng “nương nhờ” cửa Phật để tổn tại Người

dân tham gia lễ hội vào lễ Phật cũng có điều kiện khắn Mẫu kêu câu sự giúp

đỡ của các Thần, Thánh

Bên cạnh những tác động tích cực của Phật giáo đến lễ hội con có

những hành vi lợi dụng đức tin Phật giáo ở lễ hội để gây ra những hiện

Trang 18

tượng tiêu cực như hành vi mê tín dị đoan trong các lễ hội rất đa dang, tinh

vi việc rút thẻ, tình trạng gọi hơn, bói tốn cũng xuất hiện ở một số lễ hội

của Nam Định như lễ hội Phủ Dây, lễ hội đền Trần, lễ hội chùa Cổ LỄ , tại một số lễ hội nhiều người ngang nhiên đặt tấm biển quảng cáo "xem bói,

xem tướng” hoặc “xem tử vi”

Những hiện tượng này bắt nguôn từ nhiều nguyên nhân Trước hết

phải kể đến do ý thức thấp kém, sai lệch, tinh than vô trách nhiệm của chính những người tham dự lễ hội Những người tham dự lễ hội, bên cạnh những

người hiểu biết lễ hội và các giá trị văn hoá truyền thống, có ý thức tìm hiểu và giữ gìn các giá trị ấy thì còn nhiều người chưa thực sự hiểu về lịch sử, ý

nghĩa, giá trị của lễ hội, do đó có nhiều hành vi vô ý thức, phản văn hóa

Mốt số người dân địa phương nơi tổ chức lễ hội đã không nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình đối với lễ hội và giá trị văn hoá của lễ hội họ mặc nhiên xem lễ hội là cơ hội để tìm cách thu lợi Mỗi mùa lễ hội được

xem là mùa làm ăn, nên điều họ quan tâm là tìm cách kiếm tiền bằng hàng

trăm loại hình dịch vụ

Chương 3 QUAN DIEM VA GIAI PHAP PHAT HUY ANH HUONG TICH CUC, HAN CHE TIEU CUC ANH HUONG CUA PHAT GIAO

TRONG LẺ HỘI Ở NAM ĐỊNH HIỆN NAY

3.1 Quan điểm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế tiêu cực của Phật

giáo trong lễ hội ở Nam Định hiện nay

3.1.1 Cần khơi dậy sức mạnh tiềm tàng tích cực của yếu tối Phật giáo trong

các lễ hội ở Nam Định

Trong các lễ hội, yếu tố Phật giáo cũng với tín ngưỡng dân gian tạo nên các giá trị văn hóa truyền thống trong các lễ Nó khơi dậy sức mạnh tiềm tàng vốn có, tạo nên động lực mạnh mẽ thúc đây những giá trị tích cực trong xã hội Khơi dậy những giá trị tiềm trạng là trách nhiệm của chính Phật giáo, của Phât tử các nhà khoa học cũng như những nhà quản lý

Trang 19

3.1.2 Cần phải nghiên cứu, khôi phục và bảo tồn nghi lễ Phật giáo tiến bộ, phù hợp trong các lễ hội ở Nam Định

Bảo tôn nghi lễ Phật giáo trong lễ hội phải chú trọng những phần chính của nghi lễ như (1) Lễ nhạc: nhạc trong khóa lễ, (2) LỄ tụng: cách tụng niệm trong khóa lễ, (3) Lễ khí: Pháp khí sử dụng trong khóa lễ, (4) Lễ

nghỉ: oai nghi, cách đi đứng, cách thiết bàn trong khóa lễ, (5) Lễ bái: cách lễ bái trong các khóa lễ, (6) LỄ phục: cách ăn mặc trong khóa lễ cung như

trong đời sống hang ngày của xuất gia và tại gia, (7) Lễ đường: nơi tô chức

các khóa lễ

3.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn

chế ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo đến đời sống tỉnh thần trong các

lễ hội ở Nam Định hiện nay

3.2.1 Nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân về giá trị văn hoá Phật

giáo trong lễ hội ở Nam Định

Các cấp chính quyền cần nâng cao nhận thức để thấy thức rằng yếu

tô Phật giáo trong lễ hội truyền thống là một bộ phận của di sản văn hóa, do

đó phải có quan điểm và thái độ ứng xử đúng đắn trong tổ chức lễ Giá trị văn hóa Phật giáo chỉ được phát huy trong lễ hội khi được gắn với phong trao xây dựng văn hóa mới Giá trị văn hóa mới phải xây dựng trên nên tạng giá trị văn hóa truyền thông Nhận thức được giá trị văn hóa Phật giáo trong

lễ hội là thấy được những tác động tích cực của nó đến nhiều lĩnh vực của

đời sống xã hội Ở những địa phương có lễ hội truyền thống Phật giáo, nhận thức được vai trò to lớn của yếu tố Phật giáo trong lễ hội sẽ góp phần thực

hiện thang loi cac muc tiéu phat triển văn hóa, làm cho văn hóa thắm sâu

vào mọi hoạt động xã hội ở địa phương đó Giá trị văn hoá Phật giáo trong

lễ hội là một trong những nhân tố cốt lõi, găn bó hữu cơ với lễ hội, làm nên sức sống trường tôn của lễ hội Do vậy, nhất thiết cần phải làm rõ được nội dung, ý nghĩa của các giá trị văn hoá Phật giáo trong lễ hội nói chung, của

từng lễ hội nói riêng Bởi vì, đây chính là nội dung để tuyên truyền, giáo

Trang 20

dục rộng rãi nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ các cấp chính quyển và nhân dân

3.2.2 Nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức và

quản lý lễ hội ở Nam Định

Để phát huy những giá trị của Phật giáo trong lễ hội truyền thống của lễ hội, vẫn đề quan trọng là yếu tô con người Cán bộ làm công tác văn

hoá có vai trò, nhiệm vụ quan trọng trong tham mưu cho cấp uỷ, chính

quyền địa phương và là người trực tiếp thực hiện công tác tổ chức lễ hội Đội ngũ này phải có đủ năng lực và phẩm chất, phải có trình độ hiểu biết

về văn hoá và quản lý văn hoá, có lòng nhiệt tinh va tinh thần trách nhiệm

trong công việc Thực tế ở Nam Định cho thấy, đội ngũ cán bộ chuyên môn

giúp việc quản lý lễ hội chưa phải là chưa chuyên nghiệp, số lượng cán bộ

còn ít so với số lượng lễ hội khá lớn được tổ chức hàng năm Do đó, phải

tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức chuyên sâu về tổ chức lễ hội và hiểu biết sâu sắc về giá trị văn hoá truyền thống cho cán bộ văn hoá ở cơ sở Việc nâng cao năng lực về chuyên môn

nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, để có

trình độ chuyên môn cao và tâm huyết với nghề nghiệp là một đòi hỏi cấp bách đối với việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thông trong lễ hội trên địa bàn tỉnh Nam Định hiện nay

3.2.3 Hoàn thiện chính sách, quy chế tổ chức lễ hội của địa phương

Chính quyên địa phương Nam Định cần tiếp tục xây dựng, hoàn

thiện hệ thống pháp luật, chính sách, đặc biệt là chính sách phối hợp liên

ngành về công tác tổ chức lễ hội Để đạt được điều này, chính quyên địa phương cần thiết lập một cơ chế quản lý lễ hội đảm bảo được quyên tự do sáng tạo và hưởng thụ các thành quả lao động của nhân dân, xác định rõ quyền hạn và nhiệm vụ, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan quản lý lễ hội Đặc biệt, cần phân biệt rõ chức năng, thâm quyển của cơ

quan quản lý văn hoá với các tổ chức xã hội, đoàn thể, nghề nghiệp tham

Trang 21

gia tổ chức lễ hội

2.2.5 Xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương thức tổ chức lễ hội phù hợp với

nội dung của từng lễ hội và điều kiện cụ thê của dia phương

Mỗi mô hình quản lý, tổ chức lễ hội đều có những ưu điểm và han chế nhất định Nhìn chung khó có thể có một mô hình duy nhất đúng đắn và

hợp lý cho mọi loại hình lễ hội cô truyền Theo chúng tôi, mô hình tổ chức

lễ hội phù hợp phải thỏa mãn các tiêu chí như:

Tôn trọng các chủ thể văn hóa, trao quyền tự quyết và tự quản cho cộng đồng địa phương Tùy theo quy mô, tính chất, đặc điểm của lễ hội mà mức độ can thiệp của Nhà nước nhiều hay ít, tuy nhiên, chỉ chú trọng quản

lý về mặt hành chính, pháp luật, định hướng, còn việc tổ chức cụ thê nên để

cộng đông tự chủ, tự chịu trách nhiệm Có như vậy mới phát huy được tính

chủ động, sáng tạo, tự nguyện của cộng đồng

Quyên lợi và trách nhiệm của người dân địa phương, của chính quyền và du khách phải được phân bổ hợp lý, minh bạch Điều này sẽ là một sự khích lệ đối với mọi phía, làm cho người dân thay lễ hội thực sự

mang lại lợi ích cho họ, từ đó sẽ nỗ lực làm cho lễ hội ngày một phát triển tốt hơn

Quảng bá, tôn vinh được các nét đẹp văn hóa của lễ hội, bảo vệ và

phát huy các giá trị của di sản văn hóa Lễ hội phải góp phần tạo dựng, quảng bá hình ảnh về vùng đất, con người địa phương, tạo nên thương hiệu du lịch, trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội bền vững

Dam bao an ninh trật tự, an toàn xã hội, giảm thiểu các tệ nạn, biểu hiện tiêu cực Lễ hội phải thực sự trở thành một không gian văn hóa lành mạnh, một môi trường xã hội tốt đẹp cho sự phát triển con người và văn

hóa

Tôn trọng và thân thiện với môi trường sông Phát triển lễ hội phải

đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, không tàn phá, xâm hại thiên nhiên,

tạo môi trường xanh, sạch, đẹp

Trang 22

Chính quyên nên thực hiện những mô hình lễ hội đúng truyền thống

Phật giáo ở ngoài tỉnh Ví dụ như như lễ hội không đốt vàng mã, giành tiền vàng mã để giúp cho trẻ em tàn tật, những nạn nhân chiến tranh, người có khó khăn ở Thái Bình Hay như cách làm của tỉnh Bac Ninh “Dem nếp

sống văn minh vào lễ hội” ở Bắc Ninh

Những giải pháp trên đây nếu được thực hiện tốt thì việc tổ chức lễ hội không chỉ đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh của cộng đồng, thu hút du khách đến với địa phương, mà sẽ đạt được mục tiêu quan trọng là giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thông trong lễ hội trên địa bàn tỉnh Nam

Định

3.2.6 Người tham gia lễ hội nên tìm hiểu về lễ hội trước khi, trong khi và

sau khi tham gia lễ hội để có thái độ, hành vi đúng đắn trong lễ hội

Thực tế do không hiểu biết hay hiểu biết ít về lễ hội đã dẫn đến

thực trạng hiện nay nhiều người khi tham gia lễ hội, thực hiện hành vi trong

lễ hội mà không hiểu mình đang làm cái gì, hành vi có trúng hay không, có

lệch chuẩn hay không Do không hiểu nên dễ bị lừa, bị dẫn vào những hành vi mê tín Do đó, người tham gia lễ hội nên tìm hiểu về lễ hội trước khi,

trong khi và sau khi tham gia lễ hội để có thái độ, hành vi đúng đắn trong lễ

hội là rất cần thiết Khi họ hiểu về lễ hội, nghi thức linh thiêng trong lễ hội,

trong đó có nghi thức Phật giáo mới được họ thực hành đúng, mới phát huy

những tác động tích cực trong không gian linh thiêng của lễ hội

Người tham gia lễ hội có thể tìm hiểu về lễ hội ở nhiều kênh thôn

tin khác nhau như qua sách vở, báo chí, hệ thống tuyên truyên Các loại

hình báo chí cần thông tin để công chúng có những hiểu biết, tâm thế đến

với đời sống tín ngưỡng và lễ hội Hơn nữa, công chúng cần có sự hiểu biết

nhất định để khi đến với đời sống tín ngưỡng, họ thực hành theo tri thức đó,

hiểu biết đó Nếu không hiểu dẫn đến những hành vi sai lệch với truyền

thống Phật giáo Ví dụ như việc dâng sao giải hạn đầu năm, tán lộc đầu năm

không phải là truyền thống Phật giáo

Trang 23

Việc đầu năm đi lễ Phật để cầu an đã là truyền thống, là nghi lễ tín

ngưỡng của dân tộc ta Đối với Phật giáo, chúng ta là kính ngưỡng đức Phật Kính ngưỡng ở đây không phải kính ngưỡng hình ảnh mà là kính ngưỡng tinh thân, tư tưởng, triết lý sống, lối sống của đức Phật, từ đó ứng dụng những điều đó vào đời sống để hướng thiện, xây dựng cho mình một nhân cách tốt đẹp Do nhiều người không hiểu được ý nghĩa này, quan niệm

đến chùa xin được nhiêu lộc thì sẽ được nhiều may mắn, nhiều tài lộc nên

mới khởi ra các hiện tượng chen lấn, tranh giành nhau Hiện tượng này không những làm mắt tính tôn nghiêm của cơ sở Phật giáo mà còn khởi tâm tham, sân, si Khi đã khởi tâm tham, sân, si thì dẫu chúng ta đi cầu phúc, có

lây được nhiều lộc thì cũng là mặt hình thức mà thôi Lễ nghi và lễ vật của Phật giáo khác với lễ nghi, lễ vật của tín ngưỡng dân gian Nhiều người do chưa nắm được nên đã áp dụng lễ nghi, lễ vật của tín ngưỡng dân gian vào

đạo Phật Tỷ dụ như việc đốt vàng mã, dâng lễ mặn, bia, rượu Đạo Phật

không dạy chúng ta đốt vàng mã, dâng lễ mặn, dâng bia, rượu Bên cạnh đó,

chùa là chốn tôn nghiêm, đạo hữu, Phật tử nên mặc quân áo chỉnh trang,

trang nghiêm khi tới chùa

Phật giáo không có khái niệm "dang sao giai hạn” Khái niệm này là tín ngưỡng của Đạo giáo, của dân gian chứ không phải tín ngưỡng của

Phật giáo Phật giáo chỉ có "cầu an giải hạn" Tinh thần của cầu an giải hạn

được chỉ rõ trong Kinh Dược sư Đức Phật dạy, chúng ta muốn cầu an giải

hạn thì phải nương vào hạnh nguyện, thiết lập đàn tràng, để tâm thanh tịnh

và làm nhiều điều thiện, những việc phúc như phóng sinh, bồ thí Trong

đó, việc làm điểu thiện vẫn là cốt yêu Có phúc đức mới chuyển được

nghiệp, giải được hạn

Những hiểu biết về lễ hội nói chung, cũng như hiểu biết về Phật giáo nó riêng là khởi nguồn của những hành động đúng đắn, phù hợp với truyền thống tổ chức lễ hội cũng như những nghi thức Phật giáo trong các lễ hội Từ đó, công tác tổ chức lễ hội tốt hơn, quy cụ và nền nếp hơn, những

hành vi phản cảm, tiêu cực trong lễ hội mới bị loại bỏ

Trang 24

3.2.7 Người tham gia lễ hội cần phải hợp tác với chính quyên để giúp tổ

chức tốt lễ hội

Những hành vi sai trái, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan trong lễ hội có

thể qua mặt được các nhà quản lý nhà nước về lễ hội nhưng không thể qua được tai mắt của những người tham gia lễ hội Khi bắt gặp những hiện

tượng sai trái, người tham gia lễ hội có thể can ngăn, cũng có thể báo với cơ quan chức năng để có phương án xử lý Yếu tố cộng đồng trong tham gia xử lý những hành vi sai trái trong lễ hội là rất quan trọng Sư phối hợp của nhiều người sẽ giảm được rủi ro khi gặp phải các đối tượng phản kháng,

đặc biêt là trong những trường hợp nguy hiểm 3.3 Tiều kết chương 3

Phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế tiêu cực của Phật giao trong

lễ hội ở Nam Định hiện nay cần phải khơi dậy sức mạnh tiềm tàng của yêu

tối Phật giáo trong các lễ hội ở Nam Định Sức mạnh tiềm tàng của Phật

giáo trong các lễ hội đó là những giá trị văn hóa, đạo đức của Phật giáo trong các lễ hội Muốn bảo tổn lâu dài và phát huy các mặt giá trị di sản văn hóa Phật giáo trong lễ hội, trước hết phải quan tâm bảo tồn không gian văn hóa - nơi thường xuyên diễn ra những sinh hoạt Phật giáo Song song với bảo tổn không gian văn hóa là vẫn đề khuyến khích nhân dân sáng tạo những giá trị mới trên nên giá trị văn hoá truyền thống để luôn luôn có cái

mới gan voi nhip sống văn hóa của thời đại, từ hiện đại làm bền vững hơn

truyền thống, làm cho lễ hội thêm sức sống mới, phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của nhân dân

Để phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế những tác động tích cực của Phật giáo trong lễ hội ở Nam Định hiên nay cần phải khơi dậy sức

mạnh tiềm tàng tích cực của yếu tối Phật giáo trong lễ hội cũng như nghiên

cứu, khối phục và bảo tổn nghi lễ Phật giáo tiến bộ, phù hợp trong lễ hội

Bên cạnh đó cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp cụ thể như: nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân vẻ giá trị văn hoá Phật giáo trong lễ hội ở

Nam Định; nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức

Trang 25

và quản lý lễ hội ở Nam Định; hoàn thiện chính sách, quy chế tổ chức lễ hội

của địa phương: xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương thức tổ chức lễ hội

phù hợp với nội dung của từng lễ hội và điều kiện cụ thể của địa phương Trong đó đặc biệt chú trọng các giải pháp đối với người dân tham gia lễ hội

như: Người tham gia lễ hội nên tìm hiểu vẻ lễ hội trước khi, trong khi và

sau khi tham gia lễ hội để có thái độ, hành vi đúng đắn trong lễ hội Người

tham gia lễ hội cần phải hợp tác với chính quyền để giúp tô chức tốt lễ hội

Ngày đăng: 31/05/2017, 16:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w