1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Kỹ năng làm bài đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 12

22 402 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 195 KB

Nội dung

Ngữ văn là môn học đặc thù đa chứcnăng vừa có tính công cụ hướng tới hình thành và phát triển các năng lựcnghe, nói, đọc, viết tiếng Việt năng lực tiếp nhận và xử lý thông tin,năng lực c

Trang 1

A MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo địnhhướng phát triển năng lực học sinh là khâu đột phá trong dạy học nóichung và dạy học ngữ văn nói riêng Ngữ văn là môn học đặc thù đa chứcnăng vừa có tính công cụ hướng tới hình thành và phát triển các năng lựcnghe, nói, đọc, viết tiếng Việt (năng lực tiếp nhận và xử lý thông tin,năng lực cảm thụ thẩm mỹ, năng lực trình bày, tạo lập các kiểu loại vănbản cần thiết trong cuộc sống,…); vừa là môn khoa học xã hội nhân văncung cấp những kiến thức nhất định về xã hội, văn hóa, lịch sử, giáo dục

tư tưởng, tình cảm, đạo đức,… Để phát huy vai trò công cụ của môn học,một trong những nội dung cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học Ngữ

văn là dạy học sinh phát triển năng lực đọc hiểu.

Xuất phát từ xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá của bộ giáo dục đềxuất và tiếp cận xu hướng của thế giới; đồng thời nhận thức rõ vai trò củaviệc cần phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh, từ năm học 2013-2014trong đề thi có thêm phần đọc hiểu văn bản Sự đổi mới này xuất phát từviệc thay đổi sự kiểm tra đánh giá khả năng ghi nhớ của học sinh (kiếnthức thường do giáo viên “đọc hộ”, “cảm hộ”, “hiểu hộ” lâu nay) sangkiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh (tự mình cảm thụ, tìmhiểu, khám phá văn bản) Đây là sự đổi mới tất yếu, thiết thực vừa giúphọc sinh chủ động, tích cực, sáng tạo; vừa giúp quá trình dạy học văn gắn

bó với đời sống thực tiễn; vừa bồi dưỡng tình yêu văn chương Tuynhiên, đây là kiểu bài mới được đưa vào trong đề thi tốt nghiệp, đại họccao đẳng (năm học 2013-2014) và đề thi THPT quốc gia năm 2014-2015; cho nên một số giáo viên còn bối rối trong khi ôn thi; nhiều họcsinh còn lo lắng, trăn trở về phương pháp ôn luyện, kỹ năng làm bài Vậy làm thế nào để dạy học đọc hiểu nói chung và rèn luyện chohọc sinh kỹ năng làm phần đọc hiểu nói riêng đạt kết quả cao? Là mộtgiáo viên đã nhiều năm tham gia ôn luyện thi cho học sinh, nắm bắt đượctình hình thực tiễn, tôi nhận thấy cần quan tâm tới việc rèn luyện kỹ nănglàm bài thi phần đọc hiểu văn bản cho học sinh Suy nghĩ và quyết tâm

thực hiện, tôi đã chọn đề tài: “ Nâng cao kỹ năng làm bài đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 12 ” để nghiên cứu, để có những suy nghĩ sâu sắc

hơn về năng lực đọc hiểu của học sinh Tôi mạnh dạn đưa ra để anh chị

em đồng nghiệp tham khảo, hi vọng rằng những kinh nghiệm nhỏ nàyphần nào giúp anh chị em đồng nghiệp tháo gỡ những vướng mắc vềcông tác ôn luyện thi THPT quốc gia cho học sinh lớp 12

Trang 2

2 Mục đích của đề tài

Đối với GV: Đề tài này bước đầu đã phân loại các câu hỏi phần đọchiểu; hệ thống các kiến thức cơ bản và một số phương pháp kỹ năng đọchiểu qua các dạng bài tập minh họa để đồng nghiệp có thêm tư liệu ônluyện thi cho học sinh

Đối với học sinh: Đề tài góp phần xâu chuỗi các kiến thức cơ bản,

kỹ năng, phương pháp làm phần đọc hiểu một cách hệ thống để nâng caonăng lực đọc hiểu và hiệu quả làm phần đọc hiểu trong các kì thi

3 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, tổng kết lí luận và thực tiễn

- Phương pháp tổng hợp và thống kê

- Phương pháp đối sánh

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Phương pháp tích hợp, tích hợp từ những lần đi chuyên đề và thực

tế giảng dạy môn ngữ văn

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi đề tài

Đối tượng thực nghiệm là học sinh lớp 12C12 (năm học 2013-2014)

và học sinh lớp 12C4 và 12C2, 12C9 (năm học 2015 - 2016), trườngTHPT Hàm Rồng

Phạm vi đề tài: tập trung đi sâu hệ thống các kiến thức, phươngpháp đọc hiểu và kỹ năng làm phần đọc hiểu cho học sinh

Trang 3

B NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận

1.1 Khái niệm đọc hiểu văn bản

Theo PISA (Chương trình đánh giá học sinh quốc tế thuộc Tổchức hợp tác và phát triển kinh tế thế giới (OECD)), định nghĩa về đọc vàđọc hiểu có sự thay đổi theo thời gian và điều kiện kinh tế, văn hoá, xãhội Khái niệm học suốt đời đòi hỏi phải mở rộng cách hiểu về việc đọchiểu Xuất phát từ yêu cầu của xã hội hiện đại đối với mỗi cá nhân vàcộng đồng, để đào tạo và chuẩn bị cho xã hội ấy một lực lượng lao động

có văn hoá, OECD đưa ra định nghĩa sau đây về reading literacy:

“Đọc hiểu là sự hiểu biết, sử dụng và phản hồi lại trước một văn bản viết, nhằm đạt được mục đích, phát triển tri thức và tiềm năng cũng như việc tham gia hoạt động của một ai đó trong xã hội.”

Quan niệm này của OECD hoàn toàn phù hợp với quan niệm của

UNESCO về Literacy: “Đó là khả năng nhận biết, thấu hiểu, giải thích, sáng tạo, trao đổi, tính toán và sử dụng những tài liệu viết hoặc in ấn kết hợp với những bối cảnh khác nhau Literacy đòi hỏi sự học hỏi liên tục cho phép một cá nhân đạt được mục đích của mình, phát triển kiến thức, tiềm năng và tham gia một cách đầy đủ trong xã hội rộng lớn.”

GS Trần Đình Sử cũng khẳng định: “Đọc hiểu là đọc với năng lực phản tư, suy ngẫm những điều đọc được Đọc hiểu với hàm nghĩa sâu rộng của khái niệm hiểu là phần quan trọng của hoạt động đọc, thống nhất trong nó cả sự giải thích, phân tích và ứng dụng, làm nền tảng cho

sự hình thành tư tưởng, tình cảm, thế giới quan, thị hiếu thẩm mĩ của người đọc”.

Như vậy, đọc hiểu là quá trình nhận biết, thông hiểu, lĩnh hội vàvận dụng các giá trị của ký hiệu ngôn từ kết hợp với năng lực, tư duy vàbiểu đạt của người đọc vào học tập cũng như cuộc sống Đọc hiểu là kháiniệm bao chùm có nội dung quan trọng trong quá trình dạy học văn đểhình thành năng lực đọc hiểu trong xã hội học tập suốt đời cho học sinh

1.2 Vai trò, ý nghĩa của việc phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh

Một trong những mục tiêu quan trọng của việc dạy học tiếng mẹ

đẻ nói chung và tiếng Việt nói riêng là rèn luyện cho học sinh sử dụngthành thạo bốn kĩ năng cơ bản: đọc, viết, nghe, nói Trong bốn kĩ năng ấy,càng học lên cao, kĩ năng đọc và đọc hiểu càng được chú ý hơn cả Có lẽ

vì thế mà Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) thuộc Tổ chứchợp tác và phát triển kinh tế thế giới (OECD) chủ trương coi trình độ đọchiểu (reading literacy) là một trong ba lĩnh vực chủ yếu để xác định nănglực HS giai đoạn cuối của giáo dục bắt buộc (basic education)

Đọc hiểu không chỉ còn là một yêu cầu giáo dục học sinh trongnhà trường phổ thông, thay vào đó nó còn trở thành một nhân tố quan

Trang 4

trọng trong việc xây dựng, mở rộng những kiến thức, kĩ năng và chiếnlược của mỗi cá nhân trong suốt cuộc đời khi họ tham gia vào các hoạtđộng ở những tình huống khác nhau, trong mối quan hệ với người xung

quanh, cũng như trong cả cộng đồng rộng lớn Vì vậy, “khởi điểm của môn Ngữ văn là dạy học sinh đọc văn bản một cách trực tiếp, nếu học sinh không trực tiếp nắm được văn bản, hiểu được văn bản thì việc dạy học văn coi như là dạy suông sẽ không đạt đến mức độ tình yêu văn học”(GS Trần Đình Sử)

1.3 Các kỹ năng đọc hiểu văn bản

Các kỹ năng cần thiết cần rèn luyện cho học sinh khi đọc hiểu văn bảnnhư sau:

- Tìm kiếm thông tin từ văn bản

- Giải thích, cắt nghĩa, phân loại, so sánh, kết nối… thông tin để tạo rahiểu biết chung về văn bản

- Phản hồi và đánh giá thông tin trong văn bản

- Vận dụng những hiểu biết về các văn bản đã đọc vào việc đọc các loạivăn bản khác nhau, đáp ứng những mục đích học tập và cuộc sống

2 Thực trạng của vấn đề

Một thực trạng đáng buồn hiện nay là tình trạng học sinh ngày càng

xa rời môn văn bởi vì “chạy theo” những môn học để chọn nghề vàkhoảng cách giữa văn học nhà trường với cuộc sống còn xa Do vậy, việchọc sinh dành thời gian ôn luyện kỹ năng đọc hiểu còn ít

Bên cạnh đó, do áp lực thi cử, hiện nay, tình trạng giáo viên “đọchộ”, “hiểu hộ”, “cảm thụ hộ” học sinh diễn ra khá phổ biến Trong cácgiờ đọc hiểu, học sinh thường nghe và ghi chép lại những bài giảng củagiáo viên hơn là tự mình cảm thụ, tìm hiểu, khám phá văn bản Hơn nữa,văn bản được đọc hiểu chủ yếu là văn bản văn học, có rất ít văn bản nhậtdụng được đưa vào chương trình, sách giáo khoa Việc đánh giá kỹ năngđọc của học sinh lâu nay thường diễn ra dưới hai hình thức: kiểm tramiệng (yêu cầu học sinh nhắc lại một nội dung nào đó của bài học đã ghichép trong vở) và kiểm tra viết (viết về một vấn đề nào đó của văn bản đãhọc) Hình thức này chưa đánh giá được năng lực đọc hiểu các loại vănbản khác nhau của người học đặc biệt là các văn bản nhật dụng để họcsinh tiếp cận với các vấn đề của thực tiễn đời sống

Xuất phát từ quan niệm đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theohướng phát triển năng lực học sinh, hai năm nay, đề thi môn ngữ văn đã

có sự đổi mới Ngày 01/04/2014, Bộ giáo dục và đào tạo đã gửi công văn

số 1656/BGDĐT về việc hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT và đại

học cao đẳng năm 2014, trong đó có nội dung: “Đề thi môn Ngữ văn có 2 phần: đọc hiểu và làm văn” Ngày 15/4/2014, Bộ GDĐT có công văn số

1933/BGDĐT-GDTrH đề nghị các sở GDĐT, các trường THPT lưu ý

Trang 5

một số nội dung sau: “Việc thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn trong kì thi tốt nghiệp THPT năm 2014 thực hiện theo hướng đánh giá năng lực học sinh nhưng ở mức độ phù hợp.

Cụ thể là tập trung đánh giá hai kĩ năng quan trọng: kĩ năng đọc hiểu văn bản và kĩ năng viết văn bản” Công văn 374/KTKĐCLGD-KT giới

thiệu đề thi minh họa Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia 2015 do CụcKhảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục ban hành ngày 31 tháng 03

năm 2015 đã nhấn mạnh: “Đề thi các môn khoa học xã hội tiếp tục ra theo hướng mở Về hình thức, đề thi môn Ngữ văn có 2 phần: phần đọc hiểu và phần làm văn; trong đó, tỷ lệ điểm dành cho phần đọc hiểu chiếm khoảng 30% tổng số điểm” Phần đọc hiểu chiếm tỷ lệ điểm khoảng 30%

tổng điểm số bài làm nhưng phần này có vai trò quan trọng quyết địnhđiểm số toàn bài thi, giúp thí sinh có cơ hội trúng tuyển cao

Cấu trúc đề thi môn ngữ văn THPT quốc gia có thêm phần đọc hiểu

là sự đổi mới đột phá trong dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng pháttriển năng lực người học, tăng cường vận dụng các câu hỏi vận dụng kiếnthức chủ động, sáng tạo, tích cực gắn với thực tiễn đời sống cho học sinh Hiện nay, kỹ năng đọc hiểu văn bản của đa số học sinh chưa caonhất là đọc hiểu các văn bản nhật dụng Kiến thức phần đọc hiểu là kiếnthức tích hợp về Tiếng Việt, Làm văn, Lý luận văn học,… như: nhữnghiểu biết về từ ngữ, cú pháp, thể loại, các phong cách ngôn ngữ, phươngthức biểu đạt, thao tác lập luận, phép liên kết, các biện pháp tu từ, tên vănbản, nội dung chính và các thông tin của văn bản, kỹ năng viết đoạn văn,

… Đây là mảng kiến thức khá lớn mà các em được học từ lớp 4, lớp 5đến hết THPT, do đó, nhiều phần kiến thức các em đã quên Hơn nữa,phần đọc hiểu là nội dung mới trong đề thi nên các em chưa được rèngiũa nhiều Do đó, nhiều em cảm thấy lúng túng, lo lắng khi làm phầnđọc hiểu trong đề thi Các tài liệu ôn luyện phần đọc hiểu này, cho đếnnay, vẫn rất hạn chế Mặt khác, thời gian ôn luyện thi tốt nghiệp môn văn

ở nhiều trường THPT chưa được chú trọng nhiều, phần lớn dồn vào nămlớp 12 , do vậy, cũng hạn chế thời gian cho giáo viên ôn luyện kỹ năngđọc hiểu văn bản, bên cạnh kỹ năng làm văn Vì vậy, đây là một tháchthức với giáo viên ôn luyện thi cho học sinh lớp 12

3 Các biện pháp và cách thức hướng dẫn học sinh ôn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản

Để làm tốt phần đọc hiểu, giáo viên cần giúp học sinh nắm được thếnào là hiểu một văn bản, các yêu cầu và hình thức kiểm tra cụ thể về đọchiểu; lựa chọn những văn bản phù hợp với trình độ nhận thức và năng lựccủa học sinh để làm ngữ liệu; xây dựng các loại câu hỏi và hướng dẫnchấm một cách phù hợp với mục đích và đối tượng học sinh

Trang 6

Trong giờ ôn tập, tương tác giữa thầy và trò giúp người dạy tránhđược vai trò độc diễn khô khan, học trò bớt được cảm giác thụ động, giờhọc thoát khỏi không khí nặng nề Việc hướng dẫn học sinh ôn tập nếulàm tốt sẽ mang lại những hiệu quả vô cùng thiết thực.

Phương pháp ôn tập: Trong quá trình ôn tập, cần giúp học sinh ôn cảhai mảng kiến thức lẫn kỹ năng làm bài Kiến thức đóng vai trò nền tảng,bởi "không có bột, không thể gột nên hồ” nhưng kỹ năng yếu thì cũngkhông áp dụng được

3.1 Giới thiệu cấu trúc của đề bài phần đọc hiếu

Cấu trúc của đề bài kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu gồm 2 phần:Văn bản (ngữ liệu cần đọc hiểu) và Câu hỏi

+ Phần 1: Đưa ra hai văn bản (văn bản văn học hoặc văn bản nhật dụng,văn xuôi hoặc thơ, có thể là văn bản hoàn chỉnh hoặc đoạn trích,…), cóthể là văn bản trong chương trình hoặc ngoài chương trình sách giáo khoaphù hợp với năng lực học sinh

Chẳng hạn đề thi tốt nghiệp THPT năm 2014, ngữ liệu là đoạn văn bảnngoài chương trình SGK; đề thi đại học khối C, ngữ liệu là đoạn thơ tríchtrong bài đọc thêm “Đò Lèn” (Nguyễn Duy); đề thi đại học khối D, ngữliệu là đoạn thơ trích trong bài đọc thêm “Đất nước” (Nguyễn Đình Thi).Như vậy, ngữ liệu có thể trích trong bài đọc thêm hoặc một văn bản mới

Vì vậy, các em cần có tâm thế chủ động dù là văn bản gì thì cũng sẽ làmtốt nếu trang bị kiến thức, kỹ năng đọc hiểu tốt

+ Phần 2: Đưa ra các câu hỏi theo mức độ nhận thức từ thấp đến cao:Nhận biết  Thông hiểu  Vận dụng thấp  Vận dụng cao

Điều các em cần quan tâm là những câu hỏi trong phần đọc hiểu đểvận dụng kiến thức, kỹ năng một cách linh hoạt và đạt kết quả cao nhất

3.2 Phân loại các câu hỏi và hệ thống các kiến thức, kỹ năng cơ bản

để làm từng dạng câu hỏi phần đọc hiểu văn bản.

Để ôn tập một cách khoa học và đạt hiệu quả cao, giáo viên cầnhướng dẫn học sinh lập bảng tổng kết kiến thức Đây chính là cách chắtlọc những vấn đề cơ bản nhất, giúp các em nhớ nhanh và nhớ sâu Có thể

hệ thống kiến thức theo các câu hỏi đọc hiểu với 4 mức độ: Nhận biết Thông hiểu  Vận dụng thấp  Vận dụng cao

Trang 7

khái niệm và vận dụng linh hoạt vào từng dạng câu hỏi đọc hiểu cụ thể đạt kết quả cao nhất.

3.2.1 Các câu hỏi ở mức độ nhận biết, thường là các dạng sau:

3.2.1.1 Yêu cầu nhận diện phương thức biểu đạt.

- GV hướng dẫn học sinh lập bảng tổng hợp (có thể kết hợp sử dụng máychiếu để bổ trợ kiến thức cho các em) để nhận diện đặc trưng của cácphương thức biểu đạt qua việc phân tích ví dụ minh họa:

2

Miêu tả

- Tái hiện các tính chất, trạng

thái sự vật, hiện tượng

Vào đầu tháng 3 tiết trời mát mẻ Ông mặt trời rọi những tia nắng vàng rực

4 Thuyết minh -Giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp Hồ Ba Bể từ lâu đã nổi tiếng là danh lam thắng cảnh bậc nhất ở Việt Nam…

5

Nghị luận

- Trình bày tư tưởng, quan điểm, ý kiến đánh giá, bàn luận về một vấn đề.

“ Nay muốn một ngày kia nước Việt Nam được tự do độc lập thì trước hết dân Việt Nam phải có đoàn thể.” (Về luân lí xã hội ở nước ta)

cá nhân, tập thể đối với cơ quan quản lí.

Đơn từ, báo cáo, thông báo,…

Biên bản này làm xong vào hồi 16h ngày 15 tháng 03 năm 2014….

3.2.1.2 Yêu cầu nhận diện phong cách chức năng của ngôn ngữ.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các ví dụ, từ đó nhận diện đượcđặc trưng của các phong cách ngôn ngữ:

STT Phong cách Đặc trưng Ví dụ

Trang 8

ít trau truốt Tính cá thể; tính sinh động, cụ thể; tính cảm xúc.

“-Hương ơi! Đi học đi! (im lặng) -Hương ơi! Đi học đi! (Lan và Hùng gào lên)

- Đây rồi, ra đây rồi (tiếng Hương nhỏ nhẹ)

2 Phong cách

ngôn ngữ

nghệ thuật

- Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn chương Tính thẩm mỹ; Tính đa nghĩa; Dấu

ấn riêng của tác giả.

“Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi”

- Tính thông tin thời sự; Tính ngắn gọn; Tính sinh động, hấp dẫn.

“Cả hai cô học trò Đà Nẵng đạt điểm 10 tuyệt đối môn Văn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013 đều có chung niềm đam mê Văn học từ nhỏ, thích thư giãn với việc đọc truyện, sách, báo và nghe nhạc sau những giờ học.” (dantri.com)

4 Phong cách

ngôn ngữ

chính luận

Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ đối với những vấn đề của đời sống, chính trị - xã hội Tính công khai về chính kiến,tư tưởng chính trị; tính chặt chẽ trong lập luận; tính truyền cảm mạnh mẽ.

“Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng

về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay Dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập.” (Tuyên ngôn độc lập)

5 Phong cách

ngôn ngữ

khoa học

- Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực khoa học – công nghệ Tính khái quát, trừu tượng; tính lí trí, lô-gic; tính khách quan, phi cá thể.

“Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc là tình trạng nhiễm trùng mắt thường gặp do vi khuẩn hoặc virus gây ra hoặc phản ứng dị ứng với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt [1] ” (nguồn Wikipedia)

6 Phong cách

ngôn ngữ

hành chính

- Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực giao tiếp điều hành

và quản lí xã hội Tính khuôn mẫu; tính minh xác và tính công vụ.

“Điều 67: Nhà nước xây dựng

Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội

Trang 9

phạm” (Trích Hiến pháp 2013)

3.2.1.3 Yêu cầu nhận diện các hình thức ngôn ngữ

* GV hướng dẫn học sinh nhận diện các hình thức ngôn ngữ cơ bản:

- Ngôn ngữ trực tiếp:

+ Ngôn ngữ của nhân vật: độc thoại, đối thoại

+ Ngôn ngữ của người kể chuyện: trần thuật

- Ngôn ngữ nửa trực tiếp (VD: đan xen giữa lời nhân vật và lời củangười kể chuyện): trần thuật nửa trực tiếp

 Bài tập vận dụng: Đọc đoạn văn và chỉ ra hình thức ngôn ngữtrong đoạn văn bản:

“ …Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”:

- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…

Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:

- Nhà ta thì nghèo con ạ Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn Rồi ra may mà ông trời cho khá…” (Trích “Vợ nhặt” – Kim Lân)

 Học sinh nhận diện các hình thức ngôn ngữ trong đoạn văn:

+ Ngôn ngữ của nhân vật: “- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…” và “- Nhà ta thì nghèo con ạ Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn Rồi ra may mà ông trời cho khá…” (Đây là lời bà cụ Tứ nói với thị - “nàng dâu mới”)

+ Ngôn ngữ của người kể chuyện: “ …Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới” và “Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân.

Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời”

3.2.1.4 Yêu cầu nhận diện các phương thức trần thuật

* Giáo viên hướng dẫn các em nhận diện các phương thức trần thuật cơbản:

+ Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện (lời trực tiếp)+ Trần thuật từ ngôi thứ ba của người kể chuyện tự giấu mình

+ Trần thuật từ ngôi thứ ba của người kể chuyện tự giấu mình, nhưngđiểm nhìn và lời kể lại theo giọng điệu của nhân vật trong tác phẩm (lờinửa trực tiếp)

* Bài tập vận dụng: Đọc các đoạn văn sau và xác định phương thức trầnthuật được sử dụng trong từng đoạn văn:

a) “Việt tỉnh dậy lần thứ tư, trong đầu còn thoáng qua hình ảnh của người mẹ Đêm nữa lại đến… Người Việt như đang tan ra nhè nhẹ Ước

gì bây giờ lại được gặp má Phải, ví như lúc má đang bơi xuồng, má sẽ

Trang 10

ghé lại, xoa đầu Việt, đánh thức Việt dậy, rồi lấy xoong cơm đi làm đồng

để ở dưới xuồng lên cho Việt ăn…” (“Những đứa con trong gia đình”) b) “Ngay lúc ấy, một chiếc thuyền đâm thẳng vào trước chỗ tôi đứng Một người đàn ông và một người đàn bà rời chiếc thuyền Họ phải lội qua một quãng bờ phá nước ngập đến quá đầu gối Bất giác tôi nghe người đàn ông nói chõ lên thuyền như quát: “Cứ ngồi nguyên đấy Động đậy tao giết cả mày đi bây giờ…”” (Chiếc thuyền ngoài xa)

c) “Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lý Pá Tra thường trông thấy có

một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi…”

b) Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật Phùng tự kể chuyện

c) Trần thuật từ ngôi thứ ba của người kể chuyện tự giấu mình

3.2.1.5 Yêu cầu nhận biết các phép liên kết hình thức

* Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận diện các phép liên kết hình thức cơ bản:

biểu thị quan hệ với câu trước

4 Phép đồng nghĩa, trái

nghĩa và liên tưởng

- Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữđồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trườngliên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước

 Bài tập vận dụng: Đọc đoạn văn; xác định và chỉ ra tác dụng củacác phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn:

"Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi

vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó"

Trang 11

(Trích bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ngày 21/05/2014,

dẫn theo trang web Cổng thông tin điện tử Chính phủ)

 Các phép liên kết:

+ Phép lặp: lặp các từ (chủ quyền, lãnh thổ, vùng biển, thiêng liêng, hòabình, hữu nghị)

+ Phép nối: nhưng, và, bởi vì

+ Phép thế: cụm từ “điều thiêng liêng này” thay thế cho “chủ quyền lãnhthổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng” ở câu trước

 Tác dụng: nhờ các phép liên kết với lí lẽ đanh thép, lập luận sắc bén đãkhẳng định nhấn mạnh ý chí kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, chủquyền biển đảo và lòng yêu nước nồng nàn của dân tộc ta

3.2.1.9 Yêu cầu nhận diện các thao tác lập luận:

- Giáo viên bổ trợ kiến thức và hướng dẫn các em nhận diện các thao tác lập luận cơ bản:

1 Phân tích - Là chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố, bộ phận để

xem xét rồi khái quát, phát hiện bản chất của đối tượng giúp ta biết cặn kẽ, thấu đáo

2 So sánh - Nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật hoặc các mặt

trong cùng một sự vật, hiện tượng… để chỉ ra những nét giống nhau hoặc khác nhau để thấy được đặc điểm

và giá trị của mỗi sự vật, hiện tượng được so sánh.

3 Giải thích - Là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí,

phẩm chất, quan hệ, cần được giải thích, qua đó nâng cao nhận thức, bồi dưỡng trí tuệ, tình cảm cho con người Để giải thích, thường sử dụng cách nêu định nghĩa, liệt kê biểu hiện, so sánh với các hiện tượng cùng loại khác, chỉ ra cái lợi, cái hại,

4 Chứng minh

- Là sử dụng lí lẽ, dẫn chứng nhằm khẳng định một luận điểm nào đó là đúng sự thật, vận dụng lí lẽ, dẫn chứng nhằm khẳng định một luận điểm nào đó là đúng đắn

5 Bình luận - Là đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe)

tán đồng với nhận xét, sự đánh giá, bàn bạc của mình

về một hiện tượng, vấn đề.

6 Bác bỏ - Là dùng lí lẽ và dẫn chứng để gạt bỏ những quan

điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác, Từ đó, nêu ý kiến của mình để thuyết phục người nghe, (người đọc).

Ngày đăng: 15/10/2017, 07:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w