1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nâng cao năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 12 trường THPT lam kinh bằng các biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc

17 15 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 182,5 KB

Nội dung

Về phía giáo viên, việc ý thức phải xây dựng hệ thống phương pháp dạy học đọc hiểu vẫn còn khá hạn chế, cho nên hầu như GV vẫn sa vào giảng dạy một văn bản cụ thể hơn là hướng đến việc h

Trang 1

1 Mở đầu 1.1 Lí do chọn đề tài

Kĩ năng nghe, nói, đọc, viết là những kĩ năng giao tiếp cơ bản mà môn Ngữ văn trong nhà trường có nhiệm vụ rèn luyện cho học sinh Trong đó, kĩ năng đọc, viết là những kĩ năng quan trọng, liên quan đến việc hình thành năng lực tiếp nhận văn bản và tạo lập văn bản cho HS

Thực tế năng lực đọc hiểu của HS hiện nay còn khá yếu; hầu hết giáo viên cảm thụ thay cho HS, HS ít có cơ hội trình bày suy nghĩ của mình Hơn thế, niềm yêu thích, hứng thú dành cho môn Văn ngày càng mất đi Về phía giáo viên, việc ý thức phải xây dựng hệ thống phương pháp dạy học đọc hiểu vẫn còn khá hạn chế, cho nên hầu như GV vẫn sa vào giảng dạy một văn bản cụ thể hơn

là hướng đến việc hướng dẫn HS cách thức tiếp cận một văn bản, để từ đó HS có thể tiếp cận những VB khác ngoài nhà trường

Để giúp HS nâng cao năng lực đọc hiểu văn bản, chủ động chiếm lĩnh, kiến tạo nghĩa cho văn bản; trình bày suy nghĩ cá nhân, GV cần hướng dẫn HS một

số biện pháp rèn kĩ năng đọc văn bản Đó là lý do tôi chọn đề tài: Nâng cao năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 12 trường THPT Lam Kinh bằng các biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc.

1.2 Mục đích nghiên cứu

- Rèn luyện kĩ năng, nâng cao năng lực đọc hiểu, khả năng cảm thụ, kiến tạo nghĩa cho văn bản

- Tạo niềm yêu thích, hứng thú khám phá cái hay cái đẹp của tác phẩm văn học

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Các biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc hiểu cho HS.

- Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Quá trình thực hiện các biện pháp

đọc hiểu của HS ở lớp 12 trường THPT Lam Kinh, Thọ Xuân, Thanh Hóa

1.4 Phương pháp nghiên cứu [2 ]

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

+ Tìm hiểu bản chất, nguồn gốc, nguyên nhân của vấn đề dựa trên việc

phân tích cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn

+ Đề xuất giải pháp dựa trên những cơ sở khoa học và thực tiễn đó

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm

+ Vận dụng những lý thuyết đã được đề xuất ở phần nghiên cứu vào thực tế

giảng dạy để đánh giá tính khả thi của đề tài

+ Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

để rút ra kết luận về tính khả thi của đề tài

1.5 Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu tập trung vào các biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc hiểu cho HS, không nghiên cứu toàn bộ phương pháp dạy học đọc hiểu của GV

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

2.1.1 Bản chất của việc tiếp nhận văn chương trong nhà trường phổ thông

Trang 2

Lý thuyết tiếp nhận văn học chỉ ra rằng: trong tiếp nhận văn học, người đọc có vai trò quan trọng nhất, là nhân tố quyết định biến VB văn học thành tác phẩm văn học Bản chất của dạy đọc hiểu chính là dạy cách tiếp nhận văn chương trong nhà trường Bằng nhiều cách, GV sẽ biến HS thành người đọc sáng tạo, có khả năng kiến tạo nghĩa cho VB, chứ không phải là người lặp lại những gì mà GV đã áp đặt trước đó

Chúng ta cần phải xem mỗi tác phẩm văn học là một “cấu trúc vẫy gọi” đầy hấp dẫn với những khoảng trống, những điểm chưa xác định được rõ ràng theo bất cứ ý kiến chủ quan của người đọc/chuyên gia nghiên cứu nào Chính vì thế phương pháp chung khi hướng dẫn HS đọc hiểu là GV tạo điều kiện để HS

phát huy tính tích cực của mình trong tìm hiểu và kiến tạo nghĩa cho VB văn

học Đây chính là cách thức để biến HS thành người đọc sáng tạo Có thể những kiến giải của HS chưa thật sự hợp lý, tất yếu sẽ dẫn đến những “thị sai”, nhưng cần thiết phải tạo những khoảng trống để HS thể hiện vai trò bạn đọc của mình trong giờ học GV sẽ tạo sự “đồng nhất” sau khi đã lắng nghe HS phản hồi, chia

sẻ [1 ]

2.1.2 Vai trò quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng đọc văn bản cho HS [5 ]

Dạy học đọc hiểu là dạy cách trang bị cho HS phương pháp, cách thức để đọc hiểu tác phẩm văn học theo thể loại, hình thành kĩ năng đọc cho người học

Kĩ năng đọc là kĩ năng cơ bản, thường xuyên được thực hiện trong bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết Từ kĩ năng đọc mà rèn luyện các kĩ năng khác Quan điểm tích hợp 2 trục Đọc văn và Làm văn cũng cho thấy sự coi trọng 2 năng lực cơ bản cần rèn cho HS là năng lực đọc văn (tiếp nhận VB) và năng lực làm văn (tạo lập VB) [ 6]

Thông qua việc bồi dưỡng phương pháp đọc hiểu cho HS, nhà trường góp phần rút gần khoảng cách giữa tác phẩm và người đọc, tạo điều kiện cho HS trực tiếp đối diện với văn bản một cách chủ động Từ đó có thói quen tự khám phá VB, trở thành một người đọc đích thực, góp phần nâng cao năng lực tự học, phù hợp với bản chất của tiếp nhận văn chương

Day đọc chính là quá trình GV giúp HS trở thành những người đọc hiệu quả hay nói cách khác, giúp cho HS có những kĩ thuật đọc và biết sử dụng hiệu quả các kĩ thuật đó khi đọc những loại VB khác nhau Hiểu được điều này sẽ giúp GV không sa vào giảng nội dung, ý nghĩa cụ thể của một VB nào đó Nó cũng giúp GV ý thức được rằng trong dạy học, HS cần được “đọc”, cần được cung cấp cơ hội thực hành, vận dụng các kĩ thuật đọc và GV không thể làm thay

HS công việc này

Chính vì vậy, GV cần thiết phải xác lập hệ thống biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc để giúp HS có thể tiếp cận văn bản văn học một cách chủ động, từ đó nâng cao năng lực đọc hiểu, góp phần đổi mới phương pháp dạy học Văn trong nhà trường hiện nay

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Thực trạng về việc dạy đọc hiểu trong nhà trường hiện nay vẫn còn khá nhiều những tồn tại cả về phía người dạy lẫn người học, mà trước tiên cần phải nhìn nhận một cách khách quan, nguyên nhân quan trọng chính là từ phía người dạy

Trang 3

Bởi vì vẫn còn loay hoay lúng túng trong phương pháp dạy đọc hiểu nên

GV về cơ bản vẫn chưa thoát khỏi cách dạy giảng bình truyền thống Sự có mặt của một số kĩ thuật dạy học mới được thực hiện một cách hình thức, kém hiệu quả Từ đó dẫn đến việc chất lượng giờ đọc hiểu không cao

Cùng với điều đó, giờ học đọc hiểu thực chất vẫn là giờ “độc diễn” của nhiều GV Chính điều này là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng HS ngày càng chán học môn Văn, xem đó là một môn học bài nhàm chán, khô cứng Thay vì đổ lỗi cho HS, chúng ta phải tìm cách thay đổi điều đó, bằng cách thiết

kế hệ thống phương pháp kết hợp với các biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản cho HS

2.3 Các biện pháp tiến hành

2.3.1 Hướng dẫn một số biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc văn bản cho HS 2.3.1.1 Hướng dẫn HS tóm tắt văn bản

Tóm tắt văn bản là khâu đầu tiên cần làm khi muốn tiến hành đọc hiểu văn bản Tóm tắt để nắm được nội dung chính, hiểu được tinh thần của văn bản

để việc tiếp cận được tốt hơn [ 6]

Trong hoạt động này, HS xác định các thông tin/ý tưởng quan trọng nhất của văn bản và trình bày bằng văn phong của mình Những câu hỏi có thể cần đặt ra trong hoạt động này là:

- Những sự kiện chính của câu chuyện? Những ý chính và những chi tiết quan trọng của VB này là gì?

- Câu chuyện xoay quanh nhân vật nào? Có gì đáng chú ý về cuộc đời, số phận, tính cách…của nhân vật?

- Nếu cần kể lại cho người khác nghe về VB này, em sẽ kể gì?

- Cách nào sẽ phù hợp để tóm tắt VB này: liệt kê, sơ đồ tư duy, sơ đồ cấu trúc/kết cấu VB?

- Vẽ/điền sơ đồ tính cách nhân vật, sơ đồ diễn biến tâm trạng nhân vật trữ tình,

sơ đồ cốt truyện … [ 6]

Tùy vào từng tác phẩm, GV lựa chọn câu hỏi để hướng dẫn HS tóm tắt văn bản

2.3.1.2 Khơi gợi kiến thức nền của HS

Kiến thức nền có vai trò rất quan trọng trong việc đọc hiểu tác phẩm văn

học Để giờ đọc có hiệu quả, giáo viên cần phải linh hoạt vận dụng những biện pháp để khơi gợi kiến thức nền của học sinh, giúp các em vận dụng kiến thức cũ

để hình thành kiến thức mới

a Khơi gợi kiến thức nền của HS trước giờ đọc hiểu

GV có thể yêu cầu HS thực hiện một số hình thức/câu hỏi như sau:

- Tìm những thông tin liên quan đến văn bản như: tác giả, lịch sử, văn hóa…

- Đoán ý nghĩa của văn bản qua tựa đề [5 ]

- Đoán và liệt kê các từ có thể liên quan đến văn bản (thơ)

- Phát biểu về kinh nghiệm/trải nghiệm của HS liên quan đến văn bản chuẩn bị đọc hiểu

Ví dụ:

Trang 4

+ Trước khi đọc hiểu văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?, GV có thể

đặt câu hỏi để khơi gợi kiến thức của HS như: Qua những tác phẩm đã học hoặc những gì được đọc được nghe, em biết được gì về xứ Huế, về sông Hương? Em

đã từng đến Huế hay có mối liên hệ nào với xứ Huế chưa? [3 ]

+ Trước khi đọc hiểu bài thơ Đàn ghita của Lorca, có thể hỏi HS về đất

nước Tây Ban Nha, về những hiểu biết xung quanh đàn ghita, điệu nhảy Flamenco… [3 ]

+ Trước khi đọc hiểu tác phẩm Vợ nhặt, có thể hỏi HS: Em nghĩ gì về

nhan đề của tác phẩm? Danh từ vợ kết hợp với động từ nhặt có phải là một điều bất thường không? Hãy chỉ ra sự bất thường đó [4 ]

Tác dụng của hoạt động này là để tạo sự hứng thú, thái độ tích cực ở HS; kích hoạt kiến thức nền của HS để HS dễ dàng tiếp cận VB; khơi gợi liên tưởng, tưởng tượng

b Khơi gợi, kích hoạt kiến thức nền của HS trong khi đọc

GV có thể yêu cầu HS làm một trong các hoạt động sau:

- Ghi và thảo luận các từ khó, thú vị với bạn cùng nhóm

- So sánh cùng với các tác phẩm cùng đề tài, chủ đề, so sánh các tác giả

- Tìm câu chủ đề, từ/câu liên kết, phân biệt sự kiện và ý kiến (văn nghị luận)

Ví dụ:

+ Trong bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu) Giải thích động từ đổ theo nghĩa thông thường mà em hiểu? Khi đặt trong câu thơ Ve kêu rừng phách đổ vàng nó

có tác dụng đặc biệt như thế nào?

+ Để diễn tả nỗi nhớ về Tây Tiến, Quang Dũng đã viết Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi, cách nói nhớ chơi vơi có gì khác với cách diễn tả nỗi nhớ trong thơ

ca mà em từng biết? Hãy đọc một vài câu thơ diễn tả nỗi nhớ để thấy sự khác biệt trong cách thể hiện của Quang Dũng? [3 ]

Tác dụng của hoạt động này là để giúp HS tăng kiến thức nền về ngôn ngữ, cấu trúc văn bản, kiến thức cuộc sống Ngoài ra còn giúp HS dùng kiến thức nền của VB này để hiểu VB khác

c Khơi gợi, kích hoạt kiến thức nền của HS sau khi đọc

GV có thể yêu cầu HS làm một trong các hoạt động sau:

- Tìm ý nghĩa sâu xa của văn bản Ví dụ thông điệp, giá trị của tác phẩm…

- Liên hệ, suy ngẫm về những vấn đề mà văn bản đặt ra với cuộc sống hiện tại Cụ thể:

+ Vấn đề trong VB có gợi sự liên tưởng gì đến cuộc sống/ lứa tuổi…của em hay không?

+ Em đã từng gặp câu chuyện/nhân vật/chi tiết…tương tự trong cuộc sống hay chưa? Điều đó gợi cho em suy nghĩ gì?

Ví dụ:

+ Khi học tác phẩm Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) nhân vật

Việt và tình cảm của Việt đối với gia đình có điểm gì giống với em không? [4 ]

+ Đọc tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) câu chuyện

như của người đàn bà hàng chài em đã từng nghe hay chứng kiến trong cuộc

Trang 5

sống thực tế chưa? Em đã từng cảm nhận/suy nghĩ gì về những người phụ nữ đó? Sau khi đọc xong tác phẩm, em thấy những suy nghĩ lúc đó của mình là đúng hay sai?

Tác dụng của hoạt động này là giúp HS hiểu được ý nghĩa của văn chương đối với cuộc sống của chính các em Từ đó có thêm kinh nghiệm để đánh giá và ứng xử các tình huống tương tự trong cuộc sống

2.3.1.3 Hướng dẫn HS nhận biết các chi tiết quan trọng

Để giúp HS phát triển khả năng nhận biết các từ ngữ, hình ảnh, thông tin quan trọng, GV có thể yêu cầu HS làm một số bài tập hoặc thực hiện các hoạt động sau:

- Bài tập Từ hay, từ khó: Thiết kế phiếu học tập để thực hiện bài tập

trong quá trình đọc hiểu

Hình ảnh/từ ngữ hay,

tâm đắc

Ý nghĩa các từ ngữ, hình ảnh (lý do chọn)

Ý kiến của bạn cùng nhóm

………

………

………

………

………

………

Từ khó hiểu, còn thắc mắc:………

………

………

………

- Tổ chức thảo luận các câu hỏi: + Tìm chi tiết/hình ảnh thể hiện/miêu tả cảnh thiên nhiên, tâm trạng nhân vật trữ tình… + Tìm chi tiết miêu tả ngoại hình/tính cách nhân vật + Để làm rõ ý nghĩa của câu thơ/đoạn thơ “…”, tác giả đã sử dụng hình thức nghệ thuật như thế nào? Tác dụng của hình thức nghệ thuật đó? 2.3.1.4 Hướng dẫn HS suy luận HS có khả năng đọc kém thường yếu trong việc suy luận và tích hợp các thông tin từ văn bản Các em thường đọc hời hợt và ít có khả năng tham gia vào quá trình kiến tạo nghĩa cho VB Vì thế để giúp HS phát triển năng lực thì GV cần thiết phải dạy cho các em cách sử dụng các chiến lược đọc không phải chỉ để tham gia các hoạt động đọc trên lớp mà quan trọng hơn là để giúp các em biết cách tự đọc - Thiết kế phiếu học tập để HS suy luận về thái độ, hành động, suy nghĩ của nhân vật Lời nói/hành động/thái độ của nhân vật Suy nghĩ/tâm trạng của nhân vật ……… ………

……… ………

……… ………

- GV cũng có thể dùng những câu hỏi sau để giúp HS không chỉ hiểu tác giả nói gì mà còn tạo thêm những nét nghĩa mới, cách hiểu mới cho VB:

+ Từ ngữ, hình ảnh này ngoài cách hiểu thông thường còn có thể hiểu theo cách nào khác? Dựa vào đâu mà em cho là như vậy?

+ Thông điệp tác giả muốn gửi gắm trong VB là gì?

Trang 6

+ Vì sao nhân vật lại hành động như vậy? Dựa vào đâu mà em có thể suy luận như vậy?

+ Đề xuất một cách hiểu về một từ ngữ, hình ảnh thơ hoặc một chi tiết nghệ thuật đặc sắc

Ví dụ:

+ Trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor Ca, hình ảnh Những tiếng đàn bọt nước có thể có những cách hiểu nào? Ngoài cách hình dung quen thuộc là nó

mang vẻ đẹp mỏng manh thì còn có thể có những liên tưởng nào khác không?

[3 ]

+ Em lý giải như thế nào về hai thái độ của người đàn bà (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu): khi bị chồng đánh thì cam chịu, không kêu la,

không chống trả nhưng khi thấy phản ứng của con bà lại cảm thấy xấu hổ, đau đớn, nhục nhã? [4 ]

+ Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, tại sao khi Mị cảm thấy

mình trẻ, muốn đi chơi thì lại là lúc Mị muốn ăn lá ngón? Hình ảnh lá ngón lần thứ ba xuất hiện có gì giống và khác với hai lần trước? [4 ]

2.3.1.5 Biện pháp khơi gợi cảm xúc của HS

Mục tiêu của dạy văn là phải phát triển năng lực nhận thức lẫn năng lực thẩm mỹ, sự nhạy cảm với cái đẹp Do vậy, bên cạnh việc sử dụng những câu hỏi phát hiện, suy luận, phân tích, giải thích…GV cần sử dụng những câu hỏi khơi gợi cảm xúc của HS Có những dạng câu hỏi như sau:

- Điều gì làm em cảm thấy ngạc nhiên/thích thú/căm phẫn/yêu mến…khi đọc VB?

- VB/câu thơ “…” gợi cho em cảm xúc gì?

- Em có thích câu chuyện/nhân vật/cách kết thúc câu chuyện hay không? Tại sao?

- Cảm nhận, suy nghĩ của em về VB/nhân vật/tâm trạng nhân vật trữ tình?

- Văn bản gợi cho em những kí ức nào, kỉ niệm nào của bản thân?

Ví dụ:

+ Vẻ đẹp của cánh rừng xà nu được miêu tả trong đoạn đầu tác phẩm gợi

cho em những cảm xúc gì? [4 ]

+ Em có thích cách kết thúc câu chuyện trong tác phẩm Hồn Trương Ba da hàng thịt không? Tại sao? [4 ]

+ Điều gì ở nhân vật người vợ nhặt khiến em cảm thấy xúc động nhất? [4 ] + Điều tâm đắc nhất mà em rút ra được sau khi học xong tác phẩm Sóng? [3 ]

Những câu hỏi như trên đây không chỉ khơi gợi cảm xúc của HS mà còn tạo cho HS cơ hội sử dụng kiến thức nền và những trải nghiệm của bản thân trong quá trình đọc để tương tác và tạo nghĩa cho VB

2.3.1.6 Hướng dẫn HS tưởng tượng

Không có khả năng tưởng tượng, người đọc không thể phá vỡ lớp vỏ ngôn

từ để hình dung những cảnh, những nhân vật được miêu tả trong VB Việc hình dung tưởng tượng này sẽ làm cho VB trở nên sống động, giúp các em phát triển trí tưởng tượng và gây sự hứng thú cho quá trình tiếp nhận tác phẩm Để phát

Trang 7

triển khả năng này cho HS, GV có thể hướng dẫn HS thực hiện một số hoạt động/câu hỏi sau:

- Khi em đọc VB này, những hình ảnh nào ấn tượng đã hiện ra trong tâm trí em? Hãy mô tả lại những hình ảnh đó theo trí tưởng tượng của mình

- Nếu em ở trong hoàn cảnh, vị trí của nhân vật, em sẽ xử lý tình huống này như thế nào?

- Nếu em ở trong hoàn cảnh, vị trí của nhân vật, em sẽ có những hành động, suy nghĩ, cảm xúc gì?

- Nếu em là tác giả, em sẽ để nhân vật hành động như thế nào?

Ví dụ:

+ Khi đọc những câu thơ:

đi lang thang về miền đơn độc với vầng trăng chếnh choáng trên yên ngựa mỏi mòn [3 ]

em hình dung như thế nào về chân dung của Lorca? Hãy mô tả lại chân dung đó bằng ngôn ngữ của em?

+ Nếu em là nhân vật Phùng (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu),

em sẽ làm gì sau khi nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài? [4 ]

+ Nếu em là người vợ nhặt, em sẽ có tâm trạng gì ngay sau khi theo Tràng

về làm vợ? [4 ]

GV cũng có thể tổ chức cho HS thực hiện hoạt động đóng vai Đóng vai tác giả - người đọc để đối thoại về tác phẩm, đóng vai nhân vật - nhân vật để phát triển tình huống truyện, bày tỏ thêm về hành động suy nghĩ của mình, hoặc có thể đơn giản chỉ là đóng một đoạn/cảnh tiêu biểu để tái hiện tác phẩm, cũng là

đã phát triển năng lực tưởng tượng, sáng tạo cho HS

Một bài tập khác cũng có thể tạo cơ hội cho những HS có năng khiếu vẽ thể hiện sự tưởng tượng của mình về tác phẩm, nhân vật, đó là bài tập vẽ tranh Bài tập này GV có thể khuyến khích HS làm ở nhà, trước hay sau khi học cũng đều

có ý nghĩa riêng của nó Trên lớp HS sẽ trình bày lý do tại sao lựa chọn hình ảnh

ấn tượng đó để vẽ

2.3.1.7 Hướng dẫn HS phê bình, đánh giá

Quan điểm dạy học văn mới quan tâm đến việc tạo cho HS tư duy phản biện, triệt tiêu dần lối học máy móc, thụ động, bằng cách khuyến khích HS nói

ra chính kiến của mình Để góp phần thực hiện mục tiêu này, GV có thể tạo cơ hội để HS suy nghĩ về một số câu hỏi như:

- Đặc sắc nổi bật về nghệ thuật?

- Trong những thông điệp mà tác phẩm truyền tải, em thấy tâm đắc nhất với thông điệp nào?

- Ý kiến của bạn bè/của GV về vấn đề đó thỏa đáng hay chưa? Em đồng ý hay có điều gì muốn phản biện?

- Có ý kiến cho rằng: “….” Em hãy bình luận ngắn gọn về ý kiến đó

- Ngoài cách thể hiện như trong tác phẩm, liệu có thể có cách thể hiện nào khác để chuyển tải thông điệp của tác phẩm không?

- Theo em tác phẩm có hạn chế nào về nội dung hay hình thức nghệ

Trang 8

thuật không? Điểm hạn chế đó nên được khắc phục như thế nào?

Các biện pháp này GV có thể sử dụng linh hoạt trong tất cả các hoạt động của tiết dạy đọc hiểu và đặt nó trong hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS đọc hiểu

2.3.2 Vận dụng các biện pháp trong tiết học cụ thể trên lớp [ 6]

ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA (2 tiết) [3 ]

(Thanh Thảo)

I Mục tiêu cần đạt:

1 Kiến thức

- Hiểu được vẻ đẹp hình tượng Lor-ca qua cách cảm nhận và tái hiện độc đáo của Thanh Thảo

- Nắm bắt được những nét đặc sắc trong kiểu tư duy thơ mới mẻ, phong cách thơ hiện đại của Thanh Thảo

2 Kĩ năng :

- Đọc hiểu tác phẩm thơ trữ tình, cảm thụ văn học

- Làm quen với cách biểu đạt mang đậm dấu ấn của trường phái siêu thực

3 Thái độ :

- Trân trọng những khát vọng cách tân nghệ thuật của người nghệ sĩ

- Yêu mến tài năng, nhân cách của Lorca

4 Năng lực cần đạt :

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản

- Năng lực cảm thụ văn học

- Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong tiết học

- Năng lực sáng tạo, trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản

II Các bước lên lớp:

1 Ổn định lớp :

2 Kiểm tra bài cũ : HS thảo luận nhóm đôi: Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Sóng” Theo em, thông điệp tốt đẹp nhất mà tác giả muốn gửi gắm qua bài thơ là gì?

HS chia sẻ với cả lớp

3 Bài mới :

Khởi động bài học: Khơi gợi kiến thức nền của HS

Cho nghe một đoạn nhạc theo vũ điệu Flamenco, màn hình chiếu hình ảnh cây đàn hoặc hình ảnh đấu sĩ trên đấu trường đấu bò tót Đặt câu hỏi cho HS:

Đoạn nhạc và hình ảnh gợi cho em nghĩ đến điều gì/ kí ức nào…?

Giáo viên (GV) dựa vào câu trả lời của HS để dẫn dắt vào bài thơ

Ứng dụng một số

biện pháp rèn kĩ

năng đọc hiểu

Tiến trình tổ chức các hoạt động Nội dung cần đạt

Khơi gợi kiến

Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả (TG) – tác phẩm (TP) [ 6]

I Giới thiệu:

1 Tác giả:

Trang 9

thức nền của HS

Hướng dẫn HS

suy luận

Khơi gợi kiến thức

nền của HS

1 Để có thể hiểu được bài thơ, theo em, chúng ta cần biết những điều gì về TG Thanh Thảo?

- GV bổ sung: Sau năm 75, Thanh Thảo thuộc số những người dành nhiều tâm huyết cho việc đổi mới thơ Việt, Thanh Thảo tiếp tục theo đuổi khát vọng cách tân cấu trúc thơ

2 Qua việc tìm hiểu về Lorca, em

có nhận thấy giữa Lorca và Thanh Thảo có những điểm tương đồng nào trong hành trình sáng tạo nghệ thuật không?

- GV giới thiệu về nhà thơ Lorca với lý tưởng cách tân nghệ thuật,

vị trí của Lorca trong lòng nhân dân Tây Ban Nha

- GV cung cấp thêm cho HS một

số kiến thức cơ bản nhất về thơ hiện đại tượng trưng siêu thực:

+ Siêu thực tạo ra nhiều khoảng trống trong tư duy thơ, trong mạch tiếp nhận

+ Về cấu trúc: thơ siêu thực sử dụng lối viết đảo lộn cấu trúc, cắt chữ, phân câu theo trật tự mới, sáng lập ra ngôn ngữ cách tân…

3 Thông tin về xuất xứ tác phẩm

“Đàn ghi-ta của Lorca” có giúp ích gì cho chúng ta trong quá trình đọc - hiểu không?

- Ý nghĩa tên gọi tập “Khối vuông ru-bich”: [ 6]

- GV có thể trình chiếu hình ảnh khối vuông Ru-bich

4 Gọi HS đọc diễn cảm bài thơ theo cảm nhận của HS GV nhận xét, kết hợp với những chỉ dẫn ban đầu Có thể GV đọc lại nếu có điều kiện

- Thơ mang nhiều suy tư trăn trở

về các vấn đề thời sự

và xã hội

- Luôn nỗ lực cách tân thơ Việt với

xu hướng đào sâu vào cái tôi, tìm kiếm những cách biểu đạt mới qua hình thức câu thơ tự do, xóa bỏ mọi ràng buộc,

khuôn sáo

2 Nhà thơ Lorca

- Là nghệ sĩ yêu nhạc dân gian, say mê tiếng đàn ghi-ta

- Là nhà thơ sáng tác theo quan điểm của trường phái tượng trưng và siêu thực, có tư tưởng cách tân nghệ thuật

→ Thanh Thảo tìm thấy ở Lor-ca sự đồng điệu, đồng tình, đồng ý…

3 Tác phẩm:

a Xuất xứ:

- Sáng tác

1985, trích trong tập

“Khối vuông ru-bich”

Trang 10

Biện pháp khơi

gợi cảm xúc của

HS

Khơi gợi kiến thức

nền của HS

Khơi gợi kiến thức

nền của HS

Hướng dẫn HS

suy luận

5 Hãy chia sẻ những cảm xúc ban đầu của em về bài thơ (Về điều ấn tượng nhất/về cảm xúc của nhà thơ/về cảm xúc của chính em )

6 Nhận xét về thể thơ? Hiệu quả nghệ thuật của thể thơ tự do?

GV thuyết giảng thêm:

Bài thơ tiêu biểu cho tư duy thơ Thanh Thảo nên nó tìm đến thể thơ

tự do như một điều tất yếu

- Bài thơ này có thể được tiếp cận theo những hướng nào?

GV chấp nhận những hướng tiếp nhận hợp lý

Ví dụ:

+ Tiếp cận theo hình tượng TP:

hình tượng Lorca; hình tượng tiếng đàn

+ Tiếp cận theo bố cục TP

7 Hoạt động nhóm (4 HS):

- Nhớ lại những tác phẩm có lời đề

từ đã học.

Vai trò của lời đề từ đối với tác phẩm?

- Dựa trên sự hiểu biết về Lorca,

em hãy cho biết em hiểu như thế nào về lời đề từ lấy từ câu thơ của Lorca: “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”?

- GV bổ sung:

+ Cây đàn là biểu tượng cho sự nghiệp nghệ thuật của Lor-ca, là

b Cảm hứng chủ đạo

- Bằng cách cảm nhận vẻ đẹp của hình tượng Lorca cùng cây đàn, tác giả bày tỏ sự ngưỡng mộ, đồng cảm và tiếc thương chân thành đối với Lor-ca

c Thể thơ và

bố cục

- Thể thơ tự

do, có sự kết hợp cả 2 yếu tố thơ và nhạc

- Bố cục: + 1-6: Hình ảnh Lor-ca trên khung cảnh đất nước Tây Ban Nha

+ 7-18: Hình dung về cái chết của Lorca

+ 19-22: Niềm xót thương khi Lorca ra đi và niềm nuối tiếc vì khát vọng nghệ thuật vẫn dang dở

+ 23-31: Suy

tư về cuộc giải thoát

và cách từ giã cuộc đời của Lorca

d Lời đề từ

- Thể hiện tình yêu say đắm của Lorca đối với cây đàn ghita

- Lời căn dặn: những người đi sau trong sáng tạo nghệ thuật phải biết vượt qua Lorca để tiếp tục

Ngày đăng: 20/05/2021, 21:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w