SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓATRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN KẾT HỢP VỚI SƠ ĐỒ TƯ DUY, HÌNH ẢNH, CNTT NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP CỦA HỌC
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN KẾT HỢP VỚI SƠ
ĐỒ TƯ DUY, HÌNH ẢNH, CNTT NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH KHI DẠY
BÀI: “VỢ NHẶT” - NGỮ VĂN 12
Người thực hiện : Mai Thị Thủy Chức vụ : Giáo viên SKKN thuộc môn: Ngữ văn
THANH HÓA NĂM 2016
Trang 2MỤC LỤC
Trang
A MỞ ĐẦU :
1 Lí do chọn đề tài ……….01
2 Mục tiêu , nhiệm vụ của đề tài ……… 01
3 Đối tượng nghiên cứu ……… 02
4 Phương pháp nghiên cứu ………02
B NỘI DUNG SÁNG KIẾN: I CƠ SỞ LÍ LUẬN : ……….02
II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 04
III GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ……… 06
IV BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1 Vận dụng kiến thức liên môn kết hợp với sơ đồ tư duy, hình ảnh minh hoạ, CNTT để giới thiệu bài ………07
2 Vận dụng kiến thức liên môn kết hợp sơ đồ tư duy, hình ảnh, CNTT để làm rõ từng phần kiến thức của bài học……… 08
3 Vận dụng kiến thức liên môn kết hợp với sơ đồ tư duy, hình ảnh, CNTT để củng cố bài……… 20
V HIỆU QUẢ CỦA SKKN ĐỐI VỚI THỰC TẾ DẠY HỌC C KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ : 1 Kết luận ……… 21
2 Kiến nghị … ……… 22
Trang 3A MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài :
Ngữ văn là một môn học thuộc nhóm ngành khoa học xã hội Đây là mônhọc có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của conngười Đồng thời môn học này có tầm quan trọng trong việc giáo dục quanđiểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh Học tốt môn văn sẽ tác động tích cực tớicác môn học khác và ngược lại, các môn học khác cũng góp phần học tốt mônvăn Điều đó đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành, giảm lí thuyết, gắn họcvới hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộcsống
Tuy vậy môn Ngữ Văn là môn học có tính hình tượng, đa nghĩa nên khó.Những bài giảng văn ( đặc biệt là văn xuôi ) thường dài nên học sinh hay chán,không thích học văn, chất lượng học văn vì vậy cũng giảm sút
Xuất phát từ những căn cứ đó, năm học 2015 - 2016 là năm học Bộ giáodục và đào tạo tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượngdạy và học Ngữ văn trong các nhà trường phổ thông Nhưng sự thay đổi cơ bảnnày đặt ra một vấn đề quan trọng trong phương pháp day học của giáo viên làphải có kiến thức liên môn, biết sử dụng kết hợp các loại phương tiện, phươngpháp, kĩ thuật dạy học tích cực cũng như biết ứng dụng CNTT trong giảng dạymôn Ngữ văn để gây hứng thú học tập, giúp học sinh lĩnh hội tri thức nhẹ nhàng,sinh động mà vững chắc
Song thực tế dạy học môn Ngữ văn nói chung và Ngữ văn lớp 12 nóiriêng ở trường THPT trước đây cũng như từ khi triển khai chương trình dạy họctheo phương pháp mới nhiều giáo viên vẫn chưa hiểu hết tầm quan trọng củakiến thức liên môn và tìm phương pháp, phương tiện dạy học sử dụng thích hợp
để góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Ngữ văn Từ những lí do
trên tôi đã mạnh dạn chọn vấn đề “Vận dụng kiến thức liên môn kết hợp với sơ
đồ tư duy, hình ảnh minh hoạ, ứng dung CNTT ”vào giảng dạy nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh khi học bài “Vợ nhặt " làm đề tài sáng kiến kinh
nghiệm Đây là một kinh nghiệm nhỏ của tôi được chia sẻ với bạn bè đồngnghiệp với mong muốn có thể cùng nhau thực hiện tốt hơn công tác giảng dạy
bộ môn Ngữ văn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học văn
2.Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
2.1 Mục tiêu của đề tài:
Trên cơ sở tìm hiểu những vấn đề lí luận về kiến thức liên môn kết hợp
với sơ đồ tư duy, hình ảnh minh hoạ, CNTT để từ đó khẳng định rõ vai trò, ýnghĩa của việc sử dụng kiến thức liên môn kết hợp với hình ảnh minh hoạ,CNTT trong dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT nhằm gây hứng thú học tậpcho học sinh Đề tài không đi sâu vào tìm hiểu tất cả kiến thức liên môn có liênquan tới bài “ Vợ nhặt ” mà chỉ tập trung vào kiến thức bộ môn gần gũi với vănhọc là lịch sử Đồng thời đề xuất các biện pháp sư phạm sử dụng kiến thức liênmôn kết hợp với sơ đồ tư duy và hình ảnh minh hoạ, CNTT nhằm gây hứng thúhọc tập cho học sinh trong dạy và học
Trang 42.2 Nhiệm vụ của đề tài:
Để đạt được mục tiêu nói trên; đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ
- Tiến hành thực nghiệm ở một số lớp để kiểm chứng các biện pháp sưphạm đề xuất trong đề tài, trên cơ sở đó rút ra kết luận khoa học và khẳng địnhtính khả thi của đề tài
3 Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Là quá trình sử dụng kiến thức liên môn kết hợp với sơ đồ tư duy, hìnhảnh minh hoạ, CNTT vào giảng dạy tác phẩm “ Vợ nhặt - Ngữ văn 12 ”
4 Phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp nghiêu cứu lí thuyết.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.
- Phương pháp đối chiếu, so sánh
- Phương pháp dự giờ, rút kinh nghiệm giờ dạy
B NỘI DUNG SÁNG KIẾN
I CƠ SỞ LÍ LUẬN :
1 Cơ sở lý luận:
Sáng kiến kinh nghiệm của tôi được dựa trên cơ sở các quan điểm, nghịquyết của Đảng, của Bộ giáo dục và đào tạo về đổi mới căn bản toàn diện giáodục và đào tạo
Thực hiên nghị quyết hội nghị TW8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàndiện giáo dục và đào tạo đó là: “ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy vàhọc theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụngkiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghinhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ
sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng phát triển năng lực.Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ýcác hoạt động xã hội , ngoại khoá…Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và truyền thôngtrong dạy học”
Quyết định số: 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 6 năm 2006 của Bộgiáo dục và đào tạo đã nêu “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tínhtích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trương mônhọc, phù hợp với đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; Bồidưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; Rèn luyện kĩ năng
Trang 5vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứngthú học tập cho học sinh”.
Thực hiện công văn số 7736/BGDĐT-GDTrH ngày 14/11/2012 Bộtrưởng Bộ giáo dục và đào tạo về việc “tổ chức cuộc thi vận dụng kiến thức liênmôn để giải quyết tình huống thực tiễn và dạy học theo chủ đề tích hợp dành chogiáo viên trung học” Mục đích khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức tổnghợp của các môn học khác nhau để giải quyết tình huống thực tiễn; tăng cườngkhả năng vận dụng tổng hợp, khă năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh, thúcđẩy việc gắn kiến thức lí thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đờisống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm “ học đi đôi với hành” Dựa trên quan điểm đó và được sự chỉ đạo chuyên môn của lãnh đạo cáccấp ngành giáo dục Đặc biệt là công tác chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy họcđược thống nhất từ ban giám hiệu đến các tổ nhóm và từng cá nhân, quán triệtsâu sắc việc sử dụng phương pháp, phương tiện, kĩ thuật dạy học tích cực , kiếnthức liên môn và tăng cường ứng dụng CNTT, đồ dùng dạy học một cách phùhợp đối với từng bộ môn nhằm nâng cao chất lương dạy và học tại trường THPT
Hoằng Hoá 4 Nên tôi đã sử dụng “kiến thức liên môn, sơ đồ tư duy, hình ảnh minh họa, ứng dụng CNTT” vào công tác dạy học của mình.
Môn Ngữ văn là một môn học rất quan trọng trong trường THPT, có ýnghĩa trong việc hình thành, phát triển, định hướng nhân cách cho học sinh
“Văn học là nhân học”, học văn là học cách làm người, học cách ứng xử trongcuốc sống, học để cảm nhận được cuộc sống này đáng sống như thế nào … Nên
để dạy và học tốt môn Ngữ văn, người dạy và người học phải không ngừng traudồi kiến thức có liên quan đến bộ môn, tăng thêm tri thức và sự hiểu biết
Với đề tài này, việc vận dụng kiến thức liên môn chủ yếu tôi vận dụngkiến thức lịch sử kết hợp với sơ đồ tư duy, hình ảnh minh hoạ, ứng dụng CNTTlàm cho hiệu quả dạy và học bài “ Vợ nhặt – Ngữ văn 12” để nâng cao, giúp họcsinh học bài với niềm say mê, hứng thú Đồng thời giúp các em hình dung đượcmột cách chân thực, sinh động cuộc sống khốn cùng của người dân dưới chế độthực dân phong kiến, những tội ác ghê rợn của giai cấp thống trị và khát vọngsống vượt lên mọi hoàn cảnh của con người… Qua đó hình thành ở học sinhthái độ biết căm thù trước những tội ác dã man của chế độ đương thời, biếtngưỡng mộ và ca ngợi những vẻ đẹp về phẩm giá con người, đồng cảm trướcnỗi đau đồng loại…
1 2 Cơ sở thực tiễn:
Để hiểu rõ thực tiễn sử dụng kiến thức liên môn, ứng dụng CNTT trong
dạy học môn Ngữ văn nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh, tôi đã tiến hànhkhảo sát thực tế ở trường THPT Hoằng Hoá 4: Cụ thể tôi đã chọn 4 lớp ở khối
12 làm thí điểm
- Số lượng học sinh: 169 em
- Lớp đối chứng : 12A1, 12A3
- Lớp thực nghiệm : 12A2, 12A4
- Đặc điểm học sinh : Học sinh có điểm chung đều là các em theo ban khoa học
tự nhiên Việc chọn học sinh sẽ có những ưu điểm và nhược điểm nhất định
Trang 6Về ưu điểm: Các em đều là học sinh lớp khối A nên khả năng tư duy,phân tích đánh giá vấn đề tương đối tốt Mặt khác các em cũng có ý thức họctập, có niềm đam mê tìm tòi khám phá.
Về nhược điểm: Là học sinh khối A nên các em chưa có hiểu biết sâu vềcác vấn đề liên quan đến kiến thức môn Ngữ văn, một số em còn chưa chú trọngmôn học mà tập trung nhiều vào các môn khoa học tự nhiên
Chính vì vậy, khi chọn đối tượng học sinh trên tôi mong muốn vớinhững điểm mới của mình trong phương pháp sử dụng kiến thức liên môn kếthợp với sơ đồ tư duy, hình ảnh minh hoạ, CNTT sẽ làm tăng hứng thú cho các
em trong việc học tập môn Ngữ văn, giúp các em tìm tòi khám phá những kiếnthức liên quan với nhau, những hình ảnh sống động, gần gũi và các em khôngcòn e ngại với các môn xã hội trong đó có môn Ngữ văn
II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
- Việc học văn của học sinh hiện nay :
Học sinh bây giờ không thích học văn Thực trạng này lâu nay đã được báođộng Ban đầu chỉ đơn thuần là những lời than thở với nhau của những ngườitrực tiếp giảng dạy môn văn và nay đã trở thành vấn đề của báo chí và dư luận.Qua công tác giảng dạy cũng như chấm trả bài kiểm tra Ngữ văn, tôi nhận thấy
có rất nhiều những biểu hiện thể hiện tâm lý chán học văn của học sinh , cụ thểlà:
Học sinh thờ ơ với môn văn: Những năm gần đây, nhiều người quan tâmđến công tác giáo dục không khỏi lo ngại trước một thực trạng, đó là tâm lí thờ ơvới việc học văn ở các trường phổ thông Điều đáng buồn nhất cho các giáo viêndạy văn là nhiều học sinh có năng khiếu văn cũng không muốn tham gia độituyển văn Các em còn phải dành thời gian học các môn khác Phần lớn phụhuynh khi đã định hướng cho con mình sẽ thi khối A thì chỉ chủ yếu chú trọng
ba môn: Toán, Lý, Hóa
Nguyên nhân khác là do: Tiết học buồn tẻ; Môn học chính nhưng vẫn bịcoi là môn phụ, nhất là đối với những lớp học tự nhiên Điều này được thể hiệnthông qua bảng sau:
Do tác phẩm dài, khó nhớ, khó thuộc.
Do đó là môn học phụ hoặc thích họcÝ kiến khác
( Phụ lục 1: Phiếu điều tra thông tin )
Từ kết quả điều tra trên cho thấy, học sinh chưa có hứng thú học tập với
bộ môn do nhiều nguyên nhân Những nguyên nhân đó đã ảnh hưởng nhiều đếnviệc tiếp thu, chủ động lĩnh hội kiến thức ở học sinh
Trang 7- Việc dạy văn của giáo viên :
Trên thực tế, cơ bản giáo viên đã được tham gia các lớp tập huấn, học chuyên
đề …về đổi mới phương pháp dạy học Song nhiều giáo viên vẫn giảng dạytheo cách truyền thống, chưa thực sự đầu tư cho chuyên môn dẫn đến tiết họckhông có gì mới mẻ, đơn điệu, khô khan buồn tẻ…do đó không đủ sức gâyđược sự chú ý, hấp dẫn từ phía người học, chưa phát huy được tính tích cực,chủ động và sáng tạo của học sinh trong giờ học, nhiều học sinh chưa xác địnhđược tầm quan trọng của bộ môn
Vậy làm thế nào để các em có thể lĩnh hội, vận dụng được những kiếnthức một cách có hệ thống, bài bản mà không bị đơn điệu, khô khan, nhàm chántrong từng nội dung của bài học Điều đó đòi hỏi giáo viên phải biết lựa chọnkiến thức, phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với từng bài, từng chủ đề,từng đối tượng học sinh, đặc biệt phải chú ý đến nhu cầu tư duy, tâm lý muốnkhám phá cái mới, cái độc đáo ở học sinh THPT Do đó, dạy học theo chủ đề
“Vận dụng kiến thức liên môn kết hợp với sơ đồ tư duy, hình ảnh minh hoạ, CNTT” là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học môn Ngữ văn nhất là dạy học tác phẩm“ Vợ nhặt ” nói riêng Đây được
coi là một quan niệm dạy học hiện đại nhằm phát huy tính tích cực của học sinh,đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục
Dạy học liên môn làm cho người học nhận thức được mối liên hệ hữu cơgiữa các lĩnh vực của các đời sống xã hội, khắc phục được tính tản mạn rời rạctrong kiến thức
Dạy học liên môn kết hợp với sơ đồ tư duy, hình ảnh minh hoạ, CNTTtrong dạy học môn Ngữ văn là hình thức liên kết những kiến thức giao thoa vớimôn văn học như lịch sử… Từ đó rèn luyện kĩ năng sống, giáo dục lòng yêunước, tinh thần nhân đạo, có ý thức trách nhiệm trong sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc, bảo vệ các giá trị truyền thống văn hoá của dân tộc cũng nhưcủa từng địa phương , biết tiếp thu kiến thức vân dụng vào cuộc sống và ngượclại từ cuộc sống để giải quyết các vấn đề liên quan đến môn học
Chúng ta đều biết trong các phương pháp dạy học truyền thống chỉ chú ýđến người giáo viên mà ít quan tâm tới học sinh Hiện tượng “thầy đọc tròchép”, “thầy giảng trò nghe “ lâu nay vẫn diễn ra, học sinh không được chủđộng trong việc lĩnh hội kiến thức, phát huy tính sáng tạo
Vậy để học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập thì tất yếu phảiđổi mới phương pháp dạy học mà dạy theo hướng tích hợp liên môn kết hợp với
sơ đồ tư duy, hình ảnh minh hoạ, CNTT là một phương pháp tiêu biểu Chính vì
vậy ở năm học 2015 – 2016 tôi đã “Vận dụng kiến thức liên môn kết hợp với sơ
đồ tư duy, hình ảnh minh hoạ, CNTT” để dạy bài “ Vợ nhặt ”( trích – Kim
Lân ), bước đầu thu được những tín hiệu tích cực đáng khích lệ từ phía học sinh
Đa số các em rất hào hứng, chờ đợi các tiết học khi cô giáo sử dụng phươngpháp ở trên vào giảng dạy cho các em , kích thích được các em khai thác, lĩnhhội kiến thức một cách đầy hứng thú
III GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Trang 81 Xác định vai trò của việc vận dụng kiến thức liên môn kết hợp với sơ
đồ tư duy, hình ảnh minh hoạ, CNTT vào giảng dạy bài “ Vợ nhặt ” (Ngữ văn 12 )
Vận dụng kiến thức liên môn kết hợp với sơ đồ tư duy, hình ảnh minhhoạ, CNTT được coi là nguồn kiến thức quan trọng không thể thiếu trong dạyhọc môn Ngữ văn và được sử dụng như tài liệu tham khảo
Mặt khác sử dụng kiến thức liên môn kết hợp với sơ đồ tư duy, hình ảnhminh hoạ, CNTT đảm bảo được tính toàn vẹn của kiến thức trên cơ sở sử dụngkiến thức của các môn học khác và ngược lại kiến thức liên môn, kết hợp vớihình ảnh minh hoạ, CNTT còn giúp học sinh tránh được những lỗ hổng kiếnthức khi học tách rời các môn học Nhờ đó, các em hiểu được sâu sắc kiến thứcvăn học và gây được hứng thú học tập cho học sinh, thúc đẩy quá trình nhậnthức của học sinh đạt kết quả cao …
2 Những nguyên tắc cơ bản khi vận dụng kiến thức liên môn kết hợp với sơ đồ tư duy, hình ảnh minh hoạ, CNTT vào giảng dạy bài “Vợ nhặt ” (Ngữ văn 12 ).
Để đạt được hiệu quả tối ưu, lôi cuốn, kích thích được tối đa khả năng
tìm tòi, sáng tạo của học sinh, trong quá trình sử dụng kiến thức liên môn kếthợp với sơ đồ tư duy, hình ảnh minh hoạ, CNTT vào giảng dạy bài “Vợ nhặt ” (Ngữ văn 12 ), giáo viên cần chú ý các nguyên tắc cơ bản sau:
Một là: Kiến thức liên môn, hình ảnh minh hoạ, CNTT khi sử dụng cần
phải bám sát nội dung bài học theo chuẩn kiến thức ,chuẩn kĩ năng, phù hợp vớikhă năng nhận thức và tâm lí lứa tuổi học sinh
Hai là: Tìm hiểu kĩ yêu cầu của bài về kiến thức liên môn, sơ đồ tư duy,
hình ảnh minh hoạ, CNTT Đây chính là một trong những cơ sở để giáo viên lựa
chọn tài liệu và phương tiện dạy học nhằm đảm bảo tính chính xác, phù hợp vớiyêu cầu bài giảng, đảm bảo tính khoa học của bộ môn
Ba là: Sử dụng kiến thức liên môn, hình ảnh minh họa phải đảm bảo tính
thẩm mỹ, sống động, súc tích và mang tính giáo dục, có thể được khai thác theonhiều hướng khác nhau nhưng phải phù hợp với từng phạm vi kiến thức của bàihọc
Bốn là: Giáo viên phải hiểu và nắm vững cách tiến hành sử dụng kiến
thức liên môn kết hợp với sơ đồ tư duy, hình ảnh minh hoạ, CNTT, vận dụngmột cách linh hoạt, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, trình độ hiểu biết, nhậnthức và tư duy của từng học sinh, và với điều kiện cơ sở vật chất hiện có
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng kiến thức liên môn kết hợp với hình
ảnh minh hoạ, CNTT vào giảng dạy bài “Vợ nhặt ” ( Ngữ văn 12), giáo viên
cần phải vận dụng một cách linh hoạt và đồng bộ tất cả các nguyên tắc trên sẽtạo được sự hứng thú thực sự từ người học Từ đó các em sẽ có nhu cầu đượctìm hiểu kiến thức, nhớ lâu kiến thức và áp dụng kiến thức trong học tập và cuộcsống qua từng bài học cụ thể
3 Các bước vận dụng kiến thức liên môn kết hợp với sơ đồ tư duy, hình ảnh minh hoạ, CNTT vào giảng dạy bài “Vợ nhặt ” (Ngữ văn 12 ).
Trang 9Vận dụng kiến thức liên môn kết hợp với sơ đồ tư duy, hình ảnh minh hoạ,
CNTT vào giảng dạy bài “Vợ nhặt ” – (Ngữ văn 12 ), giáo viên cần thực hiện
theo các bước cơ bản sau:
Bước 1 Giáo viên lựa chon kiến thức liên môn, sưu tầm hình ảnh minh hoạ,
ứng dụng CNTT phù hợp với nội dung bài học (có thể sử dụng kiến thức lịch sử,hính ảnh hoặc vi deo ) Đồng thời cần lựa chọn phương pháp và kỹ thuật dạyhọc phù hợp để khai thác nội dung bài học
Bước 2 Học sinh xem hình ảnh, vi deo Hay giáo viên yêu cầu học sinh trả
lời câu hỏi bằng kiến thức liên môn của các môn học có kiến thức liên quan vớimôn học Ngữ văn
Bước 3 Giáo viên theo dõi, lắng nghe, phân tích và tổng hợp các ý kiến của
học sinh trả lời; đồng thời nhận xét, bổ sung và đưa ra kết luận hoặc minh hoạbằng hình ảnh, sơ đồ tư duy
Việc sử dụng kiến thức liên môn kết hợp với sơ đồ tư duy, hình ảnh minhhoạ, CNTT có thể áp dụng vào phần giới thiệu bài; dẫn dắt đi vào tìm hiểu từngmục kiến thức; làm rõ từng nội dung kiến thức; củng cố bài…
IV BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1 Vận dụng kiến thức liên môn kết hợp với sơ đồ tư duy, hình ảnh minh hoạ, CNTT để giới thiệu bài
Cho đến nay việc mở bài hay dẫn vào bài ít được giáo viên chú ý, hoặc
đôi khi việc mở bài còn mang tính hình thức nên hiệu quả chưa cao Do đó việcgiáo viên sử dụng kiến thức liên môn kết hợp với hình ảnh minh hoạ, CNTTvào giới thiệu bài sẽ tạo hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh ngay khi vào bàihọc Thực chất đây là hình thức giáo viên dùng của các video hoặc hình ảnh cónội dung phù hợp với nội dung của bài học cùng với CNTT để dẫn học sinh vàobài mới thay thế cho các phương pháp truyền thống nhằm tạo ra được sự hứngthú và tâm lý muốn khám phá bài học cho học sinh khi bước vào bài mới
Ví dụ : Khi dẫn vào bài Vợ nhặt , giáo viên sử dụng kiến thức liên môn
lịch sử, điện ảnh cung cấp cho học sinh xem video về nạn đói năm 1945
( Phụ lục 2 Nạn đói 1945 – Nguồn Youtube )
2 Vận dụng kiến thức liên môn kết hợp sơ đồ tư duy, hình ảnh, CNTT để làm rõ từng phần kiến thức của bài học.
2.1 : Để làm rõ nội dung kiến thức phần I Tiểu dẫn mục 1 Tìm hiểu
tác giả
Ví dụ 1: GV cung cấp những hình ảnh bìa minh họa về tác phẩm và chân dungnhà văn Kim Lân
Trang 10Nguyên Hồng: “ Ông là nhà văn một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy của cuộc sống nông thôn”
Ví dụ 2: GVđặt câu hỏi : Em hãy tóm tắt những nét chính về cuộc đời và sựnghiệp của nhà văn Kim Lân Sau khi học sinh trả lời, giáo viên nhận xét vàtrình chiếu sơ đồ tóm tắt về cuộc đời, sự nghiệp của Kim Lân
Trang 11Chuyờn viết truyện ngắn (1920 – 2007)
Nụng thụn Người nụng dõn Nhận giải thưởng Nhà nước năm 2001
2.2 : Để làm rừ nội dung kiến thức phần I Tiểu dẫn mục 2 Tỡm hiểu văn bản “ Vợ nhặt ”.
Hỏi : Nờu xuất xứ, vị trớ của tỏc phẩm “Vợ nhặt” ?
HS trả lời , GV minh họa bằng sơ đồ sau:
In trong tập: “Con chú xấu xớ ” Xuất xứ :tiền thõn từ tiểu thuyết
Vợ nhặt “Xúm ngụ cư” (1945)
Tiờu biểu cho phong cỏch nghệ thuật Viết lại và hoàn thành : 1954
của Kim Lõn
2.3 : Để làm rừ nội dung kiến thức phần II Đọc hiểu
Vớ dụ 1 : Gv yờu cầu học sinh túm tắt được tỏc phẩm Sau đú GV minh họa sơ
đồ túm tắt như sau
Nạn đói 1945 Tràng
Tràng-dân ngụ
c
Cô gái: 4 bát bánh đúc – câu nói đùa
Vớ dụ 2: Để học sinh nắm vứng kiến thức về tỡnh huống truyện GV đặt cõu hỏi cho học sinh tỡm hiểu :
Hỏi 1: Hóy phỏt hiện tỡnh huống truyện được xõy dựng trong tỏc phẩm ?
GV : Tỡnh huống truyện : Tràng nhặt được vợ giữa ngày đúi
Trang 12Hỏi 2 : Bối cảnh xã hội lúc đó diễn ra như thế nào ? Em có biết gì về nguyên nhân dẫn đến nạn đói này không?
GV sử dụng kiến thức lịch sử để tái hiện lại cho học sinh nắm được bối cảnh
xã hội :
Câu chuyện xảy ra trong bối cảnh phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương,
cùng với thực dân Pháp áp bức, bóc lột nhân dân ta.Chúng đưa ra những chính sách hà khắc và bắt nhân dân nhổ lúa trồng đay Thiên tai, lũ lụt, hạn hán, mất mùa, Nhật tận thu mua lúa gạo với giá rẻ để phục vụ chiến tranh…tất cả đã đẩy nhân dân vào thảm cảnh đói kém Tháng 3 năm 1945, nạn đói khủng khiếp đã xảy ra Chỉ trong vòng vài tháng, từ Quảng Trị đến Lạng Sơn, hơn hai triệu đồngbào ta chết đói
Để học sinh hình dung rõ được số phận thê thảm của người dân trong nạn đói lịch sử năm 1945, giáo viên cung cấp cho học sinh các hình ảnh minh họa sau :
Những gia đình bồng bế lũ lượt kéo nhau lên Hà Nội xin ăn