1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động nghiên cứu khoa học và tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học đạt hiệu quả cao tại trường THCS tam lư huyện quan sơn

22 376 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 2,87 MB

Nội dung

Để thựchiện tốt mục tiêu Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngay từ năm học 2012-2013 Bộ Giáodục và Đào tạo đã chỉ đạo, tổ chức nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học và Cuộcthi sáng tạo khoa học kỹ t

Trang 1

2.2 Thực trạng các biện pháp chỉ đạo NCKH và tham gia Cuộc thi

KHKT dành cho học sinh trung học tại các trường trên địa bàn

huyện Quan Sơn

5

2.3 Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động NCKH và tham gia Cuộc

thi KHKT dành cho học sinh trung học tại trường THCS Tam Lư

huyện Quan Sơn:

6

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo

dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường

Phụ lục 1 Danh sách dự án, tập thể và cá nhân đạt giải Cuộc thi

KHKT dành cho học sinh trung học cấp huyện lần thứ nhất năm học

Trang 2

theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiếnthức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớmáy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở đểngười học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực” Để thựchiện tốt mục tiêu Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngay từ năm học 2012-2013 Bộ Giáodục và Đào tạo đã chỉ đạo, tổ chức nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học và Cuộcthi sáng tạo khoa học kỹ thuật các cấp dành cho học sinh trung học nhằm khyếnkhích học sinh trung học sáng tạo kỹ thuật, công nghệ và vận dụng kiến thức củacác môn học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn Đồng thời, qua đó góp phầnđổi mới hình thức tổ chức dạy học; đổi mới hình thức và phương pháp đánh giákết quả học tập; phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh; thúc đẩy giáo viên

tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; nâng cao chất lượng dạyhọc trong các cơ sở giáo dục trung học Những sản phẩm, hay dự án có triển vọng

áp dụng vào thực tế sẽ được các cơ sở nghiên cứu khoa học bảo trợ tạo cơ hội đểhọc sinh trung học giới thiệu kết quả nghiên cứu KHKT của mình; tăng cườngtrao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa các địa phương và hội nhập quốc tế

Hiện nay chúng ta đang sống trong thế kỉ của nền kinh tế tri thức với sựphát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, hơn bao giờ hết khoa học kỹ thuật vàcông nghệ biểu hiện như là nguồn lực cơ bản nhất, như là “chìa khóa” của sự pháttriển kinh tế xã hội Kế thừa tư tưởng đúng đắn của Hồ Chí Minh về vai trò củakhoa học kỹ thuật và lấy đó làm nền tảng tư tưởng cho việc xây dựng chiến lượcphát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ mới, tại Đại hội lần thứ IX Đảng tatiếp tục khẳng định: “Cùng với giáo dục và đào tạo, phát triển khoa học và côngnghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước” Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ sẽ tiếpthêm sức mạnh, chắp cánh cho đất nước ta trên con đường phát triển, vươn lên''sánh vai với các cường quốc năm châu'' như ước nguyện của Người

Trên thực tế, nghiên cứu khoa học vẫn còn là một hoạt động khá mới mẻ vàkhó với học sinh các trường trung học cả nước nói chung và trên địa bàn cáchuyện miền núi, vùng sâu vùng xa như huyện Quan Sơn nói riêng Hầu hết các emđều rất bỡ ngỡ, nhưng khi nhà trường triển khai, tổ chức các hoạt động rộng khắptrên phạm vi toàn trường thì hầu hết học sinh rất tự tin, chủ động khám phá tìmtòi Bởi theo tôi, khi các em thi học sinh giỏi các môn văn hoá là học sinh làmtheo ý tưởng của người khác, không có tương tác, còn nghiên cứu khoa học haytham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật thì ý tưởng là của các em, vận dụng kiến thức

để thực hiện ý tưởng cũng là do các em Các em được tương tác, được thực hiệntrọn vẹn cả quá trình sáng tạo đó, các thầy cô giáo, các nhà khoa học (nếu có) chỉđóng vai trò hướng dẫn, cố vấn, bảo trợ mà thôi Làm được như vậy sẽ giải quyếtđược mối quan hệ giữa lý thuyết với thực hành một cách tích cực nhất, khơi nguồnsáng tạo vô tận hay chí ít giúp các em có những tích lũy quý giá trong hành trìnhsáng tạo khoa học kỹ thuật sau nay

Với mong muốn góp phần cùng lãnh đạo các nhà trường trung học trên địabàn huyện Quan Sơn tỉnh Thanh Hóa áp dụng sáng tạo, vận dụng linh hoạt nhiềugiải pháp, chỉ đạo có hiệu quả các hoạt động nghiên cứu khoa học và tham gia

Trang 3

Cuộc thi khoa học kỹ thuật tại các trường trung học hiện đang được Bộ Giáo dục

và Đào tạo quan tâm chỉ đạo tổ chức Chính vì vậy cá nhân tôi lựa chọn đề tài:

“Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động nghiên cứu khoa học và tham gia Cuộc thikhoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học đạt hiệu quả cao tại trường THCSTam Lư huyện Quan Sơn”

1.2 Mục đích nghiên cứu

Trước hết, nghiên cứu đề tài này cá nhân tôi mong muốn cùng lãnh đạo cácnhà trường tìm ra biện pháp lãnh chỉ đạo nhằm đảm bảo hiệu quả, nâng cao chấtlượng hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh tại các trường Trung học, thamgia tích cực cuộc thi khoa học kỹ thuật Bên cạnh đó, nhằm xác định các cơ sở

lí luận, các nguyên tắc, yêu cầu, đề tài rút ra kết luận khái quát về các biện phápchỉ đạo, góp phần tích cực đổi mới giáo dục phổ thông Đây cũng là cơ sở thựctiễn, là nền tảng cho việc hình thành thói quen tốt, hình thành nhân cách cho các

em trong tương lai

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng chủ yếu mà đề tài này nghiên cứu là xác định các biện pháp chỉđạo có hiệu quả trong hoạt động nghiên cứu khoa học, tích cực tham gia cuộc thikhoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học đáp ứng yêu cầu của đổi mớiphương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục trong xu thế hội nhập

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn, bao gồm: Phương pháp quan sát;Phương pháp trao đổi, phỏng vấn giáo viên bộ môn; Phương pháp điều tra;Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Phương pháp phân tích, xử lý tài liệu

- Phương pháp thống kê toán

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1 Cơ sở lí luận:

2.1.1 Một số khái niệm có liên quan:

- Nghiên cứu khoa học (NCKH): Là quá trình nhận thức khoa học, là hoạt

động trí tuệ đặc thù bằng những phương pháp nghiên cứu nhất định để tìm ra một

Trang 4

cách chính xác và có mục đích những điều mà con người chưa biết đến hoặc biếtchưa đầy đủ, tức là tạo ra sản phẩm mới dưới dạng tri thức mới về nhận thức hoặcphương pháp

- Sáng chế: Là một giải pháp kỹ thuật mới về nguyên lý kỹ thuật, tính sáng

tạo và áp dụng được Sáng chế có khả năng áp dụng nên có ý nghĩa thương mại,được cấp bằng sáng chế độc quyền (patent), có thể mua bán bằng sáng chế, cấpgiấy phép sử dụng (licence) v à được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

- Khoa học kỹ thuật (KHKT):

+ Khoa học là hệ thống các kiến thức về các quy luật của tự nhiên, xã hội

và tư duy dựa trên những phương pháp được xác định để thu nhận kiến thức

+ Kỹ thuật: thông thường được hiểu là toàn bộ các thiết bị, phương tiện,máy móc và công cụ vật chất nằm trong tư liệu sản xuất để quản lý, khai thác, bảoquản và chế tạo các sản phẩm dùng cho sản xuất và thỏa mãn các nhu cầu của đờisống xã hội

2.1.2 Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học:

- Là cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức trên phạm vi toàn quốc,được bắt đầu từ năm học 2012-2013 Cuộc thi dành cho các cơ sở giáo dục có họcsinh trung học cơ sở, học sinh trung học phổ thông (gọi tắt là học sinh trung học)

và các tổ chức, cá nhân có liên quan

- Mục đích của cuộc thi được xác định:

+ Khuyến khích học sinh trung học nghi ên cứu, sáng tạo khoa học,công nghệ, kỹ thuật và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đềthực tiễn cuộc sống;

+ Góp phần thúc đẩy đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạyhọc; đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập; phát triển nănglực học sinh; nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học;

+ Khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, cơ sở nghiên cứu, các

tổ chức và cá nhân hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinhtrung học;

+ Tạo cơ hội để học sinh trung học giới thiệu kết quả nghiên cứu khoa học

kỹ thuật của mình; tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa các địaphương và hội nhập quốc tế

2.1.3 Các quy định về tổ chức cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học:

- Quy chế thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinhtrung học cơ sở và trung học phổ thông (Ban hành kèm Thông tư số38/2012/TTBGDĐT, ngày 02 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo);

- Công văn số 3162/BGDĐT-GDTrH ngày 24/6/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn triển khai hoạt động NCKH và tổ chức Cuộc thi KHKT cấp quốc giacho học sinh trung học năm học 2015-2016;

- Công văn số 1135B /SGDĐT-GDTrH, ngày 25/6/2015 của Sở Giáo dục vàĐào tạo Thanh Hóa hướng dẫn triển khai hoạt động NCKH và tổ chức Cuộc thiKHKT dành cho học sinh trung học năm học 2015 -2016;

Trang 5

- Công văn số 259/PGD&ĐT ngày 04/8/2015 của Phòng Giáo dục và Đào tạohuyện Quan Sơn hướng dẫn triển khai hoạt động NCKH dành cho học sinh trunghọc năm học 2015 -2016.

2.2 Thực trạng các biện pháp chỉ đạo NCKH và tham gia Cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học tại các trường trên địa bàn huyện Quan Sơn.

sự quan tâm, tham gia mạnh mẽ từ các tổ chức xã hội, các cơ sở NCKH, cácdoanh nghiệp… đối với các trường phổ thông

Dù mới là những bước đi ban đầu với vô vàn những khó khăn nhưng hoạt động nghiên cứu khoa học đã thu hút được nhiều học sinh trong nhà trường quantâm và tham gia Nhiều học sinh cảm thấy hứng thú, say mê và thực hiện nghiêmtúc Nhiều đề tài nghiên cứu có những tìm tòi mới mẻ, sáng tạo thể hiện khả năng

và mong muốn được chinh phục những đỉnh cao của tri thức Phạm vi nghiên cứutrên nhiều lĩnh vực song chủ yếu là các lĩnh vực như: Kỹ thuật điện và cơ khí;khoa học môi trường; Hoá sinh; Khoa học máy tính; Kỹ thuật vật liệu và côngnghệ sinh học

Tuy nhiên, với góc nhìn của một cán bộ quản lí giáo dục cá nhân tôi nhậnthấy rằng tỷ lệ học sinh tham gia sân chơi sáng tạo, nghiên cứu khoa học kỹ thuật

ở các trường phổ thông trên địa bàn huyện Quan Sơn còn hạn chế Tại Cuộc thinăm 2015 của huyện có 12 đề tài của 8 trường tham gia vòng chung khảo và đạt

giải (Phụ lục 1), trong khi đó cả huyện có trên 2000 học sinh với 16 trường trung

học (14 THCS, 2 THPT) cùng đội ngũ giáo viên gần 500 người; kết quả thi cấptỉnh của huyện Quan Sơn vỏn vẹn đạt 3 giải (2 giải Khuyến khích, 1 giải Ba)

Trang 6

Điều này cho thấy, kết quả đạt được vẫn chưa thể hiện hết sự miệt mài, chăm chỉ,trí thông minh, sáng tạo của học sinh huyện Quan Sơn, sự phát triển của phongtrào NCKH chưa đều khắp giữa các các giữa các trường và chưa thật sự bền vững.

2.2.1 Nguyên nhân:

Nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên, phụ huynh, học sinh các nhàtrường chưa được đầy đủ về vai trò của nghiên cứu khoa học đối với việc đổi mớigiáo dục theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh dẫn tới

“đầu tư” chưa thỏa đáng, chưa hiệu quả Việc này đã làm sai lệch động cơ nghiêncứu của các em và vô hình chung làm cho học sinh có nhận thức không đúng đắn

về hoạt động nghiên cứu khoa học

Do ảnh hưởng của thực trạng nền giáo dục hiện tại quá đặt năng việc học vàthi cử, phần lớn các em tập trung việc học là chính, trong khi một số trường chưathật quan tâm và xem công tác NCKH là nền tảng góp phần nâng cao chất lượngdạy và học Chế độ chính sách chưa đủ sức thu hút giáo viên, học sinh tham giaNCKH; các trường chưa có chiến lược cho việc hình thành và phát triển phongtrào NCKH của học sinh

Việc “nhóm lửa” - phát huy khả năng khám phá, tư duy độc lập, sáng tạo và

NCKH ở học sinh phổ thông còn nhiều hạn chế, rào cản Số lượng, chất lượng các

đề tài chưa phát huy tiềm năng trí tuệ, sáng tạo của học sinh, một số học sinh chưahứng thú với NCKH, thậm chí một số ít em được phỏng vấn vẫn còn chưa biếtđến sân chơi khoa học bổ ích này tạo ra là cho mình (cho rằng sân chơi này là củađội học sinh giỏi và của giáo viên) Học sinh vẫn còn gặp khó khăn trong xác định

ý tưởng, lựa chọn đề tài và thời gian giành cho NCKH Chính vì vậy, hàm lượngkhoa học chưa cao, chưa đáp ứng với những vấn đề xã hội quan tâm

Ngoài ra, một số giáo viên còn hạn chế về kỹ năng, phương pháp NCKH từ

đó dẫn đến tâm lý ngại hướng dẫn NCKH cho học sinh, thiếu niềm tin vào côngtác NCKH của các em; Thiếu các cơ chế, chính sách tạo động lực và nguồn tàichính hỗ trợ cho hoạt động NCKH của học sinh; Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của cáctrường chưa đáp ứng cho hoạt động NCKH; Tâm lý một số phụ huynh khôngmuốn cho con em mình tham gia hoạt động NCKH vì e sợ sẽ ảnh hưởng đến kếtquả học tập nên thiếu sự ủng hộ và động viên khuyến khích

2.3 Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động NCKH và tham gia Cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học tại trường THCS Tam Lư huyện Quan Sơn:

2.3.1 Chỉ đạo tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức:

Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, phụ huynh, học sinh,các tổ chức chính trị, doanh nghiệp trên địa bàn xã về mục đích, ý nghĩa, kế hoạchcủa hoạt động nghiên cứu khoa học nói chung và Cuộc thi khoa học kỹ thuật dànhcho học sinh trung học nói riêng bằng nhiều hình thức sinh động phong phú

Sau khi đã lựa chọn nội dung kế hoạch, mục đích, ý nghĩa của NCKH vàCuộc thi KHKT thì việc sử dụng các hình thức và biện pháp một cách linh hoạt làyếu tố quan trọng góp phần tạo nên hiệu quả thiết thực trong công tác tuyêntruyền

Cá nhân tôi đã chỉ đạo lựa chọn các hình thức tuyên truyền cụ thể sau:

Trang 7

- Thông qua các cuộc họp, hội nghị.

- Thông qua hệ thông phát thanh tại các thôn bản trên địa bàn xã

- Thông qua các hội thi (lồng ghép các câu hỏi tích hợp có nội dung vềNCKH và Cuộc thi KHKT)

- Thông qua các góc trưng bày tại phòng truyền thống, góc tuyên truyền trênsân trường

- Xây dựng đội ngũ giáo viên thành những tuyên truyền viên

Qua các hình thức tuyên truyền này giúp học sinh biết vận dụng kiến thứctrong sách vở vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống, làm quen với nghiêncứu khoa học Tạo ra sân chơi bổ ích, trí tuệ và khoa học cho học sinh phổthông Thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học của giáo viên và học sinh trongnhà trường Góp phần thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chấtlượng giáo dục Đông thời là cơ hội để tác động đến toàn xã hội, huy động sựtham gia mạnh mẽ từ các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các cơ sở nghiên cứukhoa học… đối với nhà trường

2.3.2 Chỉ đạo xây dựng kế hoạch năm học của nhà trường, của các tổ chuyên môn gắn liền với kế hoạch hoạt động NCKH và Cuộc thi KHKT

Ngay từ đầu năm học nhà trường chú trọng xây dựng kế hoạch hoạt độngNCKH và Cuộc thi KHKT trong kế hoạch chỉ đạo tổng thể hoạt động của nhàtrường Đồng thời chỉ đạo các tổ bộ môn có kế hoạch cụ thể chi tiết trên cơ sởphân công các thành viên phụ trách hoạt động NCKH nói chung, theo từng lĩnhvực NCKH tương ứng nói riêng

Nhà trường tổ chức thảo luận để ban hành một số văn bản hướng dẫn cụ thểdựa trên các hướng dẫn của Bộ, của Sở về nghiên cứu khoa học và Cuộc thiKHKT các cấp

Tổ chức học tập và nghiên cứu quy chế thi khoa học kỹ thuật cho giáo viên

và học sinh Tổ chức tập huấn về nghiên cứu khoa học và các giai đoạn của CuộcKHKT

Dự trù, phân bố kinh phí cho công tác NCKH và Cuộc thi KHKT với tư cáchmột hoạt động thường niên, song song với hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi cácmôn văn hoá Bởi hoạt động NCKH và Cuộc thi KHKT có nhu cầu kinh phí lớn,nếu lãnh đạo nhà trường thiếu sự chỉ đạo ưu tiên kinh phí, hoặc chưa huy động hếtcác nguồn lực tài chính nhằm mục đích chú trọng hoạt động NCKH và Cuộc thiKHKT chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, chí ít sẽ bị động, lúng túng

2.3.3 Thành lập Ban chỉ đạo và Hội đồng khoa học trường theo hướng dẫn để xây dựng kế hoạch, triển khai đầy đủ các hoạt động NCKH và tổ chức Cuộc thi KHKT:

Thành phần Ban chỉ đạo, Hội đồng khoa học cấp trường do hiệu trưởng nhàtrường ra quyết định thành lập, bao gồm 01 lãnh đạo nhà trường, giáo viên cóchuyên môn thuộc lĩnh vực của dự án nghiên cứu theo kinh nghiệm của tôi có thể

mời thêm một số nhà khoa học, chuyên gia có sẵn trên địa bàn khi cần thiết (ví dụ

có thể mời thêm cán bộ Nông trường, Kiểm lâm… đối với dự án liên quan đến bảo tồn hệ sinh thái rừng).

Ví dụ:

Trang 8

- Đề tài “Máy cắt nứa vầu đa năng” của em học sinh Vi Quốc Việt đạt giải

Ba cấp tỉnh, nhà trường đã mời ông chủ xưởng cơ khí Xuân Phương đóng trên địabàn bản Hậu xã Tam Lư tham gia Hội đồng khoa học cùng nhà trường

- Đề tài “Phương pháp ươm cây vầu kiểu mới đem lại hiệu quả kinh tếcao” của em Hà Phạm Tố Uyên, mời ông Vi Văn Tăm- nguyên kỹ sư Lâm trường

Na Mèo về hưu

Sự vào cuộc, chung tay, sẵn sàng tham gia các hoạt động NCKH và Cuộc thiKHKT của các đội ngũ chuyên gia, những người am hiểu về các lĩnh vực liênquan đề tài dự án của học sinh đã giúp cho việc triển khai rất hiệu quả, ít có sự sailầm, thiếu sót, lãng phí kinh phí trong quá trình đầu tư dự án của nhà trường

Hội đồng khoa học cấp trường có trách nhiệm thẩm định vàcấp phép triển khai dự án nghiên cứu khoa học Chỉ những dự án nghiên cứuđược cấp phép của Hội đồng khoa học cấp trường mới được triển khai thực hiện.Việc thẩm định, cấp phép cho dự án nghiên cứu phải căn cứ và Quy chế thiKHKT cấp quốc gia và văn bản hướng dẫn khác của Cuộc thi để đảm bảo dự ánđảm bảo đúng quy định

Khi xem xét dự án nghiên cứu cần lưu ý:

- Kế hoạch nghiên cứu cần rõ ràng, cụ thể và khả thi;

- Ưu tiên những dự án có ý tưởng độc đáo, sáng tạo;

- Dự án nghiên cứu phải thuộc 17 lĩnh vực của cuộc thi và không thuộc các

dự án bị cấm (mầm bệnh, hóa chất độc hại, ảnh hưởng đến môi trường ), an toàn

cho học sinh nghiên cứu;

- Học sinh lớp 8-9 có hạnh kiểm và học lực ở học kì I từ loại khá trở lên;

- Mỗi học sinh tham gia 01 dự án; dự án tập thể có không quá 03 thành viên

- Mỗi người hướng dẫn khoa học chỉ hướng dẫn đồng thời tối đa 02 dự

án;

Ban chỉ đạo, Hội đồng khoa học nhà trường cần cập nhật các quy định theovăn bản hướng dẫn hằng năm của Bộ và Sở, tránh những vướng mắc phát sinh viphạm quy định trong quá trình tổ chức thực hiện sau này

2.3.4 Chỉ đạo phân công giáo viên hướng dẫn theo năng lực, sở trường, chuyên môn đào tạo thuộc các lĩnh vực quy định:

Ban chỉ đạo cần giao nhiệm vụ cụ thể cho các tổ bộ môn và giáo viên chủnhiệm hướng dẫn và giúp đỡ học sinh Yêu cầu giáo viên bộ môn thuộc lĩnh vựcđịnh hướng những vấn đề thời sự, những vấn đề nảy sinh trong thực tế, bàn bạc,trao đổi với học sinh trong các khoảng thời gian phù hợp

Giáo viên hướng dẫn sẽ giúp đỡ học sinh hình thành ý tưởng cho việclựa chọn đề tài Theo quy chế của Cuộc thi KHKT, mỗi dự án nghiên cứu của họcsinh phải có ít nhất 01người hướng dẫn nghiên cứu Người hướng dẫn nghiên cứuphải thường xuyên liên lạc, theo dõi quá trình nghiên cứu của học sinh để đảm bảoviệc nghiên cứu đúng hướng Tuy nhiên, vì dự án nghiên cứu thường có chuyênmôn sâu và liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau nên khi giáo viên là ngườihướng dẫn nghiên cứu thì cần mời các nhà khoa học, chuyên gia tham gia là ngườihướng dẫn nghiên cứu thứ 2, thứ 3 hoặc là cố vấn khoa học cho dự án khi cầnthiết

Trang 9

Với chủ chương triển khai hoạt động NCKH bền vững, nên Hội đồng khoahọc nhà trường cần sử dụng tối đa đội ngũ giáo viên của nhà trường để hướng dẫnhọc sinh NCKH Chọn giáo viên nhiệt tình, có nhiều kinh nghiệm và có năng lựcchuyên môn về lĩnh vực liên quan đến dự án của học sinh, đặc biệt là những giáoviên say mê NCKH, đã hướng dẫn học sinh NCKH đạt giải, đã tham gia nghiêncứu khoa học (có đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, tham gia các đềtài nghiên cứu khác, giáo viên là Thạc sĩ, Tiến sĩ ) hay những giáo viên có tíchcực, say mê trong tìm tòi, cải tiến kĩ thuật, công nghệ.

Từ thực tế chỉ đạo của trường THCS Tam Lư thời gian qua, theo chúng tôicác nhà trường có thể khai thác thêm nguồn lực KHKT từ cha mẹ, anh, chị củahọc sinh để có được các nhà khoa học, chuyên gia hướng dẫn học sinh nghiêncứu Trong giai đoạn đầu triển khai NCKH ở trường trung học, theo cá nhân tôinhiều đơn vị còn chưa có kinh nghiệm, nhân lực KHKT của nhà trường còn hạnchế, trong điều kiện như vậy thì việc mời nhà khoa học, chuyên gia khoa học bênngoài nhà trường để hướng dẫn khoa học là cần thiết và đảm bảo cho việc NCKHbài bản, đúng phương pháp và có chiều sâu Việc mời nhà khoa học hướng dẫnNCKH cho học sinh cũng là một cơ hội tốt để cán bộ, giáo viên của nhà trườnghọc hỏi, trao đổi kinh nghiệm nâng cao trình độ NCKH đề dần dần có thể tựhướng dẫn học sinh của mình

Ví dụ:

- Đề tài “Thùng lọc nước cho người dân vùng lũ” của em Hà Mạnh Quangthuộc lĩnh vực Công nghệ sinh học, nhà trường đã phân công thầy giáo Lê VănCường (CĐSP Hóa Sinh) hướng dẫn

- Đề tài “Máy cắt nứa vầu đa năng” của em học sinh Vi Quốc Việt thuộc lĩnhvực Kỹ thuật điện và cơ khí nhà trường phân công thầy giáo Đào Khả Trường(ĐHSP Vật lí) hướng dẫn

- Đề tài “Nạn tảo hôn lứa tuổi trung học - Thực trạng và giải pháp” thuộc lĩnhvực Khoa học xã hội nhà trường phân công cô giáo Nguyễn Thị Kim Anh (ĐHSPTâm lí- GDCD)

2.3.5 Chỉ đạo tổ chức Hội thảo, sinh hoạt chuyên môn xác định yêu cầu NCKH phù hợp với hoạt động giáo dục của nhà trường:

- Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học phù hợp với thực tế hoạt động củanhà trường, với chương trình; không gây quá tải, nặng nề làm ảnh hưởng xấu đếnviệc học tập và rèn luyện của học sinh nói chung

- Kích thích được sự say mê hứng thú cho học sinh, tạo động lực thúcđẩy học tập

- Giao nhiệm vụ cho các tổ trưởng chuyên môn chỉ đạo theo từng lĩnh vực tương ứng Phát huy được vai trò của giáo viên bộ môn, tổ chuyên môn và các tổ chức đoàn thể trong, ngoài nhà trường trong hoạt động tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợnghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh

- Sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn trước kia của trường THCS Tam Lư thường

có các nội dung sinh hoạt tập trung trao vào việc trao đổi chuyên môn nghiệp vụ,đổi mới phương pháp dạy học, góp ý giờ dạy, ứng dụng công nghệ thông tin Thìnay, với nhiệm vụ NCKH và Cuộc thi KHKT được triển khai sâu rộng trong nhà

Trang 10

trường, các tổ nhóm chuyên môn dưới sự chỉ đạo và quản lí trực tiếp của các phóhiệu trưởng đã tập trung chú trọng vào các vấn đề cơ bản của NCKH và Cuộc thiKHKT như ý tưởng đề tài; tính hiệu quả, thiết thực của đề tài; thời gian nghiêncứu; cách thức tiến hành… Tại buổi sinh hoạt chuyên môn, các tổ nhóm sẽ traođổi, thảo luận, huy động đầy đủ được ý kiến tập thể của đông đảo cán bộ giáo viêntrong trường về các ý tưởng hay các đề tài của các em đang theo đuổi, dự định.

2.3.6 Chỉ đạo tổ chức thi chọn ý tưởng sáng tạo:

Để có được những ý tưởng nghiên cứu có tính mới mẻ, sángtạo và có tính khả thi cao nhà trường đã chỉ đạo tổ chức các hoạtđộng sau đây để giúp học sinh có được ý tưởng NCKH:

- Tổ chức Cuộc thi thuyết minh “Ý tưởng khoa học” cho họcsinh trong trường; với điều kiện của một trường chuẩn quốc gia

có phòng Truyền thống rộng rãi chúng tôi đã kết hợp bố trí sắpxếp có đủ không gian để tổ chức Tuần lễ triển lãm ý tưởng Cáctrường chưa có phòng Truyền thống riêng biệt có thể tổ chức tạicác góc tuyên truyền trên sân trường

- Mở chuyên mục và diễn đàn về NCKH-KT trên trang Webcủa nhà trường hoặc tham gia diễn đàn về NCKH-KT trênInternet

- Giáo viên trao đổi với học sinh về những vấn đề thời sự,khoa học, những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn và khuyến khíchcác em suy nghĩ, trao đổi, đặt câu hỏi về những tình huống, sựkiện diễn ra trong thực tế cuộc sống để tìm hiểu, xác định vấn đềcần tìm tòi, khám phá

- Giáo viên trao đổi trong tổ bộ môn về các ý tưởng nghiêncứu, những đề xuất cải tiến

- Tổ chức cho học sinh tham quan, đi thực địa, dã ngoại, quansát thực tế

Ví dụ: Để học sinh có những ý tưởng và dự án liên quan quátrình cải tiến các máy chế biến lâm sản trên địa bàn xã Tam Lư,nhà trường đã tạo điều kiện, phối hợp với các xưởng chế biến tạicác bản gần gũi trên địa bàn giúp các em có những tiếp xúc trựctiếp, tìm hiểu nguyên lí cấu tạo của hệ thống các máy móc:xưởng chế biến tăm, mành (bản Hậu, bản Piềng Khóe); xưởng chếbiến đũa (bản Hát, bản Muống); xưởng chế biến gỗ dân dụng, gỗcốt pha (bản Sại); xưởng cơ khí Phương Xuân (bản Hậu)…

- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các bài báo trên báo Đội, côngtrình khoa học, trao đổi với nhà khoa học, chuyên gia, các cơ sở

sản xuất trên địa bàn (Trạm kiểm lâm, Nông trường Na Mèo, Trung tâm y tế dự phòng, Bệnh viện Đa khoa, Trạm khuyến nông…) để tìm ra những vấn đề cần nghiên cứu, cải tiến.

- Gắn kết với cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giảiquyết các vấn đề thực tiễn để có thêm các ý tưởng cho dự ánnghiên cứu

Trang 11

- Giáo viên tổ chức trao đổi, thảo luận trong giờ sinh hoạt lớp, ngoại khóa…

để định hướng hình thành ý tưởng về dự án nghiên cứu cho học sinh

- Sau khi học sinh đăng ký đề tài, nhà trường tổ chức cuộc thi ý tưởngsáng tạo

Có một thực tế, trong quá trình tổ chức thi tuyển, tìm kiếm ý tưởng, chúng tôithấy rằng các nhà trường hãy khuyến khích các em xây dựng các đề tài nghiên cứuxuất phát từ chính suy nghĩ của các em, điều này sẽ đem lại nhiều điều lý thú đôikhi là thành công bất ngờ Và như vậy sẽ đạt được mục đích là các em sẽ năngđộng hơn, tích cực và sáng tạo hơn

2.3.7 Chỉ đạo tổ chức Đăng ký đề tài:

Sau khi học sinh có ý tưởng cụ thể nhờ quá trình tìm hiểu, bước đầu nghiêncứu, nhà trường đã định hướng giúp các em Đăng ký đề tài dựa trên một số nhữngnội dung cơ bản sau:

- Gợi ý chọn đề tài:

+ Đề tài thuộc các lĩnh vực đã quy định;

+ Đề tài có tính mới và tính sáng tạo, thực tiễn, có khả năng ứng dụng rộng được đánh giá cao;

+ Đề tài phải mang tính nghiên cứu;

- Yêu cầu nội dung đề tài:

+ Thể hiện ý tưởng và tư duy sáng tạo của học sinh;

+ Có kế hoạch nghiên cứu rõ ràng;

+ Cách thức tiến hành nghiên cứu chặt chẽ, sáng tạo;

+ Đưa ra được những kết luận mang tính khoa học và thực tiễn.

2.3.8 Tổ chức chỉ đạo duyệt đề cương các dự án theo kế hoạch

Sau khi học sinh được thầy cô phụ trách hướng dẫn xây dựng dự án, bướctiếp theo nhà trường chỉ đạo các tổ chuyên môn phân theo lĩnh vực tương ứng góp

ý và Hội đồng khoa học duyệt đề cương các dự án nhằm đảm bảo đúng tiến độ,điều chỉnh, xử lí các vấn đề phát sinh (nếu có) Hội đồng khoa học trong quá trìnhduyệt đề cương đã chú ý những vấn đề cụ thể sau:

- Về tính khoa học, tính khả thi của đề tài

- Qua việc đánh giá chính xác tính khả thi của đề tài, hội đồng khoa học

sẽ quyết định chọn những đề tài nào đưa vào thực hiện

- Từ đó nhà trường có thể chủ động trong việc bố trí kinh phí và cácđiều kiện khác để học sinh tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo của đề tài

Qua thực tế việc chỉ đạo duyệt đề cương cho các dự án của nhà trường,chúng tôi nhận thấy hoạt động này sẽ giúp các em hạn chế thấp nhất được các sailầm vốn có cuả NCKH, một số lớn các đề tài “chệch hướng”, hoặc mới chỉ dừnglại từ những ý tưởng và nguyện vọng, đôi khi có thể là ý tưởng khá lớn nhưng các

em chưa có đủ thời gian, kiến thức và các điều kiện cần thiết để thực hiện ý tưởngcủa mình Nếu các em tiếp tục nghiên cứu kết quả chưa thật rõ và đôi khi kết luậncòn mang tính chủ quan

2.3.9 Chỉ đạo triển khai dự án theo kế hoạch:

Ngày đăng: 14/10/2017, 19:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Phụ lục 2. Hình ảnh Poster dự án của Trường THCS Tam Lư tham dự vòng chung kết cấp Tỉnh năm học 2015-2016. - Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động nghiên cứu khoa học và tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học đạt hiệu quả cao tại trường THCS tam lư huyện quan sơn
h ụ lục 2. Hình ảnh Poster dự án của Trường THCS Tam Lư tham dự vòng chung kết cấp Tỉnh năm học 2015-2016 (Trang 1)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w