Qua nghiên cứu cũng như việc tổ chức các hoạt động thư viện của trường Tiểuhọc Krông Ana những năm học trước đây cho thấy, hoạt động thư viện tại nhà trườngchưa thực sự đáp ứng được với
Trang 1Mục Nội dung Trang
Trang 2là giáo viên, thư viện là kho tàng lưu giữ những kiến thức bổ ích được lưu trữ qua từngthời gian, đồng thời cung cấp, bổ sung và cập nhật khối lượng thông tin làm cho nội dungbài giảng ngày càng phong phú, giáo viên có thể tiếp cận nhiều nguồn thông tin khácnhau làm giàu vốn kiến thức của mình để đem đến học sinh lượng kiến thức tốt nhất
Qua nghiên cứu cũng như việc tổ chức các hoạt động thư viện của trường Tiểuhọc Krông Ana những năm học trước đây cho thấy, hoạt động thư viện tại nhà trườngchưa thực sự đáp ứng được với yêu cầu nghiên cứu, học tập của giáo viên và học sinh;các hình thức tổ chức chưa phong phú và đa dạng, chưa thu hút độc giả tham gia các hoạtđộng đọc, nghiên cứu và tìm hiểu Học sinh đến thư viện đọc sách báo với niềm đam mêtìm tòi học hỏi còn hạn chế, chủ yếu chỉ mới thu hút số ít học sinh năng khiếu có lòngham mê đọc sách báo và một số ít thích đọc các loại truyện mang tính giải trí (truyệntranh, truyện cười, câu đố, ) Học sinh chưa có phương pháp đọc sách, chưa thấy hết giátrị, tầm quan trọng của từng cuốn sách và ảnh hưởng của việc đọc sách báo đối với việchọc tập của mình Nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện về cơ sở vật chất của thư việncòn hạn chế, cách tổ chức một số hoạt động chưa thực sự phù hợp, việc tuyên truyền vậnđộng độc giả đến với thư viện chưa hấp dẫn, chưa lôi cuốn, chưa thực hiện triệt để cácnội quy quy chế của thư viện Chính vì vậy trong những năm qua, nhà trường đã quantâm chỉ đạo sát sao về công tác thư viện Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi trườngđạt chuẩn quốc gia mức độ 1, tiến tới xây dựng chuẩn quốc gia mức độ 2 thì hoạt độngcủa thư viện càng được quan tâm xây dựng và phát triển
Với mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé vào việc xây dựng thư viện nhàtrường, bằng kinh nghiệm của bản thân, tôi nêu ra một số biện pháp chỉ đạo hoạt độngthư viện nhằm giúp hoạt động thư viện của nhà trường đạt chất lượng và hiệu quả cao,đồng thời qua đó để trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp và nâng cao nghiệp vụ côngtác của bản thân
Trang 3I.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu đề tài để nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của thư viện trườnghọc, đề cao vai trò trách nhiệm của Tổ nghiệp vụ
- Tìm ra một số biện pháp định hướng cho việc tổ chức các hoạt động thư viện đạthiệu quả, đáp ứng nhu cầu dạy và học Tổ nghiệp vụ, đặc biệt là cán bộ phụ trách côngtác thư viện biết chủ động, sáng tạo xây dựng và thực hiện kế hoạch nhằm góp phần nângcao chất lượng dạy học và giáo dục trong nhà trường
I.3 Đối tượng nghiên cứu
Công tác chỉ đạo tổ chức hoạt động thư viện
I.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Thư viện trường tiểu học Krông Ana các năm học 2012-2013, 2013-2014, 2015
2014-I.5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra,
- Phương pháp quan sát,
- Phương pháp trải nghiệm thực tế,
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu,…
II Phần nội dung
II.1 Cơ sở lí luận
Quy chế về tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông của Bộ Giáo dục vàĐào tạo đã nêu rõ: “Thư viện trường phổ thông là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu,
là trung tâm sinh hoạt văn hoá và khoa học của nhà trường Nó góp phần nâng cao chấtlượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học, xây dựng thóiquen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạyhọc, đồng thời thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xâydựng nếp sống văn hoá mới cho các thành viên của nhà trường”
Như vậy, thư viện trở thành một bộ phận không thể thiếu trong các nhà trường.Việc tổ chức và đẩy mạnh các hoạt động của nó là một việc làm cần thiết Bởi như đã nóitrên, thư viện không những là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu mà còn là nơi cungcấp thông tin qua số lượng và chất lượng các loại sách báo, nó là người bạn gần gũi nhất,cần thiết nhất của thầy và trò Sách báo không ngừng nâng cao năng lực giảng dạy củagiáo viên, mở rộng kiến thức, xây dựng thói quen tự học của học sinh, góp phần thúc đẩychất lượng dạy và học, giúp nhà trường hoàn thành sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực, bồi
Trang 4dưỡng nhân tài cho đất nước Vì vậy sách báo chỉ có thể phát huy được tác dụng tích cựccủa nó trên cơ sở quản lý tốt công tác thư viện
Trong các năm học qua, các văn bản chỉ đạo về nhiệm vụ năm học của ngành đềuđặt ra vấn đề về vị trí vai trò và tác dụng của thư viện trường học Đặc biệt là Kế hoạchtriển khai hoạt động thư viện thiết bị của Phòng Giáo dục và Đào tạo năm học đặt ranhiệm vụ chung:
- Duy trì, củng cố, xây dựng hệ thống thư viện, thiết bị ở tất cả các trường đáp ứngđiều kiện cơ bản, đảm bảo hoạt động tốt như: đội ngũ cán bộ thư viện, thiết bị, kinh phí,tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, cơ sở vật chất, nghiệp vụ, tổ chức hoạt động thống nhất theocác văn bản chỉ đạo của ngành
- Nâng cao vai trò của công tác thư viện, thiết bị trong nhà trường, tập trung vàoxây dựng thư viện chuẩn, tiên tiến, xuất sắc đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tácdạy và học
- Nâng cao công tác quản lý, tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên, học sinh hiểu về
vị trí, vai trò của thư viện, thiết bị trong công tác giảng dạy, học tập và giáo dục toàn diệntrong trường học
- Nghiên cứu, áp dụng hoạt động thư viện, thiết bị theo mô hình mở, sáng tạo thựchiện sâu rộng mô hình “thư viện xanh”, “thư viện thân thiện”, “thư viện điện tử” đápứng kịp thời và hiệu quả nhu cầu sử dụng tài liệu, dụng cụ, thiết bị thư viện các trườngđối với giáo viên và học sinh
- Từng bước áp dụng công nghệ thông tin vào công tác thư viện, thiết bị, muasắm, đưa trang thiết bị hiện đại, tiếp tục thực hiện phần mềm tin học phục vụ công tácquản lý thư viện, thiết bị
- Quan tâm, coi trọng việc cho mượn và sử dụng đồ dùng dạy học và đọc sách củacán bộ, giáo viên, học sinh trong các trường học Tổ chức tốt các hoạt động nhân NgàySách Việt Nam hàng năm, động viên cán bộ, giáo viên, học sinh ủng hộ kinh phí, sáchgiáo khoa bổ sung vào thư viện
- Đầu tư đủ kinh phí cho công tác thư viện, thiết bị, trang bị sách báo, đồ dùng, đồchơi ở các trường
Xuất phát từ vai trò, vị trí và nhiệm vụ trọng tâm của thư viện, bên cạnh việc ápdụng phương pháp dạy học mới nhằm pháy huy tính tích cực, sáng tạo trong dạy và họcthì thư viện nhà trường cũng từng bước được quan tâm đầu tư để đáp ứng yêu cầu học tập
và nghiên cứu ngày càng cao của giáo viên và học sinh Chính vì vậy hoạt động thư viện
Trang 5đã trở thành việc làm thường xuyên và hết sức cần thiết đối với hoạt động giáo dục củanhà trường.
II.2 Thực trạng
a Thuận lợi, khó khăn
- Thuận lợi: Lãnh đạo nhà trường quan tâm đầu tư hoạt động thư viện, phối hợpchặt chẽ với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, huy động các nguồn lựctham gia vào việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục đặc biệt là cơ sở vậtchất phục vụ các hoạt động thư viện, đáp ứng tốt hơn yêu cầu nâng cao chất lượng giáodục ở nhà trường, phù hợp với nhu cầu học tập của xã hội
Nhà trường có thư viện và phòng đọc Thư viện có đầy đủ bàn ghế, tủ sách vàđược đầu tư bổ sung nhiều loại sách, báo (sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảobao gồm sách pháp luật, các tài liệu giáo dục môi trường, giáo dục biển đảo, giáo dục kĩnăng sống, giáo dục an toàn giao thông; báo giáo dục thời đại, báo nhân dân, các loại báothiếu nhi ), phục vụ công tác giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh
Đội ngũ cán bộ viên chức với 47 đồng chí, nhìn chung có trình độ chuyên mônvững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao, gương mẫu trong mọi lĩnh vực, có lối sống lànhmạnh, có lập trường tư tưởng vững vàng, trách nhiệm trong công tác 02 nhân viên làmcông tác thư viện, thiết bị, năng động sáng tạo trong công tác
Học sinh có ý thức học tập, ham thích đọc sách, chấp hành mọi nội quy thư viện
Nội dung tổ chức các hoạt động chưa phong phú, hình thức còn đơn điệu, chủ yếutập trung vào việc đầu năm cho mượn sách, cuối năm thu về, vào sổ sách, làm báo cáo
b Thành công, hạn chế
- Thành công: Đa số cán bộ viên chức hiểu được vai trò và tầm quan trọng của thưviện trong nhà trường nên đã có trách nhiệm tuyên truyền vận động học sinh tham giavào các hoạt động thư viện một cách tích cực
Tổ nghiệp vụ thư viện kịp thời cụ thể hoá kế hoạch của nhà trường, chủ động phâncông cán bộ thư viện xây dựng kế hoạch hoạt động và tổ chức thực hiện có hiệu quả
Hình thành được mô hình “Thư viện xanh”, thành lập “Tủ sách dùng chung”quyên góp từ những quyển sách cũ của học sinh và giáo viên nên thu hút số lượng bạnđọc đến với thư viện ngày càng nhiều
Trang 6- Hạn chế: Chưa thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thưviện nên phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thư viện cũng như hoạt động giáodục chung của nhà trường.
c Mặt mạnh, mặt yếu
- Mặt mạnh: Tập thể cán bộ giáo viên tâm huyết, trách nhiệm với nghề nghiệp, có
ý thức xây dựng tập thể ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành sự phân công của tổ chức Cán
bộ thư viện, tổ nghiệp vụ có năng lực, sáng tạo trong việc tổ chức hoạt động, gương mẫutrong công tác
- Mặt yếu: Học sinh học 2 buổi/ngày nên thời gian đến đọc sách cũng như thamgia các hoạt động của thư viện còn ít Một số ít giáo viên chưa hào hứng trong việc đếnthư viện để tự học, tự nghiên cứu
Nhiều học sinh chưa hiểu hết vai trò và tầm quan trọng của thư viện trong việcnâng cao chất lượng học tập; các dịch vụ trò chơi, internet, ngày càng nhiều cuốn hút sựham mê nên một số học sinh còn thờ ơ với việc đọc sách
d Các nguyên nhân, yếu tố tác động
Đa số cán bộ giáo viên ở trường tiểu học Krông Ana có trình độ chuyên môn cao,
có tay nghề vững vàng, có sự đầu tư vào chất lượng và hiệu quả công tác
Nhà trường thành lập tổ nghiệp vụ thư viện trong đó có 01 phó hiệu trưởng làm tổtrưởng, 01 nhân viên thư viện, 01 nhân viên thiết bị cùng các đồng chí tổ trưởng chuyênmôn, trưởng đoàn thể làm thành viên Tổ nghiệp vụ có năng lực, có ý thức trách nhiệm,
bố trí sắp xếp thời gian và công việc phù hợp, hoạt động tương đối hiệu quả
Quá trình quản lí chỉ đạo chặt chẽ, đúng mục đích, coi trọng việc kiểm tra góp ý vì
sự phát triển Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện một cách linh hoạt, khoa học, phùhợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện nói riêng và hoạt động giáo dục nóichung
Cha mẹ học sinh quan tâm đến công tác giáo dục trong nhà trường nên đã chú ýphối hợp đầu tư mua sắm cơ sở vật chất, các loại sách phục vụ hoạt động thư viện đạthiệu quả
Bên cạnh các yếu tố tác động tích cực nêu trên thì trong quá trình tổ chức hoạtđộng thư viện vẫn còn một số nguyên nhân dẫn đến hạn chế như: Cán bộ thư viện chưa
có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức các hoạt động thư viện, hơn nữanhà trường chưa có hệ thống máy vi tính và mạng internet phục vụ riêng cho hoạt độngthư viện Cách tổ chức một số hoạt động chưa thực sự phù hợp, việc tuyên truyền vậnđộng độc giả đến với thư viện chưa hấp dẫn, chưa lôi cuốn Cán bộ thư viện còn phải
Trang 7kiêm thêm một số công việc của nhà trường nên đôi lúc chưa chú ý đầu tư nội dung tổchức các hoạt động thư viện
e Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng.
Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động thưviện đó là: Trường đóng trên địa bàn thị trấn Buôn Trấp - trung tâm chính trị, kinh tế vàvăn hóa của huyện Học sinh trong trường số nhiều là con em cán bộ công chức Đa sốcác em chăm ngoan, ý thức học tập nghiêm túc, số lượng học sinh khá, giỏi tương đốiđông nên các em ý thức được tầm quan trọng của việc đọc sách nói riêng và tham gia cáchoạt động thư viện nói chung Cha mẹ học sinh quan tâm, thường xuyên phối kết hợp vớithầy giáo, cô giáo chăm lo cho việc giáo dục, bồi dưỡng vì sự tiến bộ của học sinh; đầu tưđầy đủ các loại sách phù hợp với việc bồi dưỡng nâng cao kiến thức môn học và các hoạtđộng giáo dục khác
Công tác xã hội hóa giáo dục trong trường đã được chú trọng, huy động đượcnguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, tạo được sự đồng thuận cao đối với sự nghiệp giáo dụccủa nhà trường
Tổ trưởng tổ nghiệp vụ (Phó Hiệu trưởng) chịu trách nhiệm chỉ đạo hoạt động thưviện, vì vậy đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đồng bộ, xuyên suốt cảnăm học Phát huy được các điều kiện thuận lợi của trường, tích cực tham mưu đầu tư cơ
sở vật chất, thời gian, nhân lực, tài lực, phục vụ cho thư viện Thường xuyên tổ chứckiểm tra, hội ý, đánh giá rút kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo thực hiện
Tuy vậy, cũng như một số trường tiểu học khác trong huyện, mặc dù đã được đầu
tư nhiều về cơ sở vật chất, tài chính, trang thiết bị nhưng hoạt động thư viện tại trườngTiểu học Krông Ana vẫn còn một số bất cập nêu trên mà nguyên nhân chủ yếu là do điềukiện về cơ sở vật chất để phục vụ hoạt động của công tác thư viện mới chỉ đáp ứng đượccác yêu cầu tối thiểu của một trường chuẩn; chưa có phòng máy vi tính riêng phục vụcông tác tự học tập, nghiên cứu của học sinh và giáo viên; phòng đọc và kho sách dùngchung; một số đồ dùng trong thư viện đã xuống cấp, còn thiếu một số loại sách thamkhảo giành cho giáo viên, sách chưa đủ đáp ứng nhu cầu mượn của học sinh; cách tổchức một số hoạt động chưa thực sự phù hợp; việc tuyên truyền vận động độc giả đến vớithư viện chưa hấp dẫn, chưa lôi cuốn, chưa thực hiện triệt để các nội quy quy chế của thưviện, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác của cán bộ thư viện còn hạn chế.Mặt khác do trường dạy học 2 buổi/ngày, công việc của giáo viên ở trường lớp còn quátải nên thời gian để đến thư viện tìm hiểu, nghiên cứu còn ít; học sinh phải dành thời giancho việc học tập trên lớp quá nhiều, hơn nữa nhiều em còn ham mê các trò chơi khác hơn
Trang 8việc đọc sách nên chưa thật sự quan tâm đến việc học tập tại tất cả các yếu tố đó đã phầnnào ảnh hưởng đến các hoạt động thư viện nói riêng và hoạt động giáo dục của nhàtrường nói chung.
II.3 Giải pháp, biện pháp
a Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Những giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài nhằm mục đích định hướng một
số cách tổ chức các hoạt động thư viện đạt hiệu quả
Khi vận dụng giải pháp này, giáo viên và học sinh đã phần nào hiểu được vai trò
và tầm quan trọng của thư viện trong việc nâng cao chất lượng dạy học, thu hút bạn đọcđến với thư viện ngày càng đông
b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
b.1) Thành lập Tổ nghiệp vụ thư viện
Ngay từ đầu năm học, đề xuất Hiệu trưởng nhà trường quyết định thành lập Tổnghiệp vụ thư viện bao gồm 01 lãnh đạo nhà trường làm tổ trưởng cùng các thành viên là
tổ trưởng chuyên môn, trưởng đoàn thể và cán bộ làm công tác thư viện, thiết bị Tổnghiệp vụ có trách nhiệm chỉ đạo mọi hoạt động của thư viện trong năm học: xây dựng
kế hoạch hoạt động, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm Trên cơ sở đó,
tổ trưởng tổ nghiệp vụ quán triệt Quy chế công tác thư viện cùng các văn bản chỉ đạo,phân công nhiệm vụ cho các thành viên phù hợp với chức năng và nhiệm vụ, đồng thờikiểm tra giám sát đôn đốc các thành viên tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ Bên cạnh đó,làm tốt công tác phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường để hỗ trợ đắc lực trong côngtác tuyên truyền hưởng ứng kế hoạch hoạt động tác thư viện của Ban giám hiệu và tổnghiệp vụ thư viện đề xuất và xây dựng
Tổ nghiệp vụ quản lý thư viện theo đúng nghiệp vụ thư viện trường học Sách,báo, tạp chí nhập về đều phân loại, mô tả, tổ chức mục lục và giới thiệu Xây dựng hệthống sổ sách, cấp thẻ cho học sinh vào đầu năm học để quản lý Hàng năm, cán bộ thưviện biên soạn thư mục các loại sách để phục vụ dạy và học
b.2) Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động thư viện
Chỉ đạo Tổ nghiệp vụ mà vai trò chính là cán bộ thư viện căn cứ vào mục tiêunhiệm vụ năm học, các văn bản chỉ đạo của cấp trên cũng như tình hình thực tế của nhàtrường để xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp
Trang 9Các kế hoạch thư viện bao gồm: Kế hoạch hoạt động chung cho năm học theonăm, kỳ, tháng, tuần; kế hoạch xây dựng mô hình thư viện xanh, kế hoạch tuyên truyềngiới thiệu sách,
Hướng dẫn tiến hành tổ chức một số hoạt động thư viện:
- Phục vụ nhu cầu mượn sách và đọc sách của cán bộ giáo viên và học sinh:
Hằng năm cứ vào đầu năm học cán bộ thư viện phân loại sách, lập kế hoạch chogiáo viên mượn sách theo đúng nhu cầu Đối với học sinh, đa số các em được gia đìnhmua sắm đầy đủ các loại sách vở nên ít khi có học sinh đến thư viện để mượn sách Tuynhiên, nhà trường vẫn có kế hoạch cho mượn sách đối với những học sinh có hoàn cảnhkhó khăn, học sinh có nhu cầu mượn các loại sách tham khảo hoặc các tài liệu học tậpliên quan Để làm được việc này, Tổ nghiệp vụ thông báo đến tất cả giáo viên chủ nhiệm,cho học sinh đăng kí mượn và cam kết giữ gìn bảo quản sách cẩn thận Cuối mỗi học kì,cán bộ thư viện làm thủ tục thu sách từ giáo viên và học sinh
Đối với học sinh thuộc con gia đình chính sách hoặc đồng bào dân tộc, thư việnlàm hồ sơ cấp phát sách miễn phí theo quy định Nghị định 74 của Chính phủ
Phòng đọc mở cửa thường xuyên vào các ngày trong tuần Cán bộ thư viện lên kếhoạch từng tuần, lên lịch đọc sách cụ thể cho các lớp để giữ cho thư viện được yên lặng,
tránh tình trạng quá tải học sinh vào các giờ ra chơi
Để tăng thêm vốn tài liệu của bạn đọc, thư viện nhà trường phát động phong tràoquyên góp sách, báo, tạp chí đưa về “tủ sách dùng chung” của thư viện Hoạt động nàytạo được sự hứng thú cho giáo viên và học sinh tham gia, thúc đẩy phong trào đọc sáchbáo của nhà trường ngày một phát triển
- Tổ chức tuyên truyền giới thiệu sách:
Tuyên truyền, giới thiệu sách là hoạt động nghiệp vụ quan trọng trong các thư việntrường học Hoạt động này nhằm lôi cuốn bạn đọc đến thư viện một cách nhanh chóng vàhữu hiệu nhất
Để việc tuyên truyền, giới thiệu sách đạt hiệu quả đòi hỏi người cán bộ thư việnphải biết kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa nghiệp vụ thư viện, kĩ năng sư phạm, khả năngviết, khả năng tổ chức và trình bày Mục đích tuyên truyền, giới thiệu sách báo trong thưviện nhà trường nhằm khai thác hiệu quả vốn tài liệu thư viện phục vụ nhu cầu giảng dạy,học tập của giáo viên và học sinh; giúp thầy và trò nắm được nội dung cuốn sách, báo để
có nhu cầu sử dụng, phục vụ việc dạy và học đạt hiệu quả cao nhất
Có nhiều cách để giới thiệu sách đến với bạn đọc Đối với giáo viên có thể giớithiệu trong các buổi họp hội đồng, sinh hoạt chuyên môn; giới thiệu trên bảng thông báo
Trang 10của thư viện, phòng giáo viên Với học sinh giới thiệu sách trên bảng thông báo của thưviện, giới thiệu với giáo viên chủ nhiệm, giới thiệu trong các buổi chào cờ, sinh hoạt tậpthể toàn trường
Một hình thức giới thiệu sách mà tổ nghiệp vụ hướng dẫn cán bộ thư viện thườnglàm và đạt hiệu quả cao, thu hút được sự chú ý của nhiều bạn đọc góp phần thu hút sựham thích tham gia các hoạt động thư viện đó là thực hiện hoạt động giới thiệu thông quabuổi sinh hoạt chủ điểm, qua tiết chào cờ đầu tuần
Để chuẩn bị cho một chương trình giới thiệu sách, tổ nghiệp vụ định hướng chocán bộ thư viện các bước tổ chức như sau:
+ Xác định đề tài phù hợp với chủ điểm để giới thiệu
+ Tìm sách phù hợp với nội dung chủ điểm
+ Nêu vị trí, tầm quan trọng của vấn đề chính được trình bày trong tác phẩm + Nêu một số thông tin của sách: Lời nói đầu, tóm tắt giới thiệu về tác giả, nhàxuất bản, năm xuất bản, số trang, khổ sách, giá tiền
+ Nêu và phân tích vài nét về nội dung của tác phẩm để gây sự tò mò, lòng say mêhứng thú cho độc giả
+ Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật, tính giáo dục
+ Hướng dẫn độc giả có thể tìm đọc sách ở đâu, thời gian nào
Như vậy, thông qua chương trình giới thiệu sách, tùy vào nội dung sách để ngườigiới thiệu muốn giáo dục học sinh điều gì (ví dụ: lý tưởng sống cao đẹp, lòng yêu quêhương đất nước, niềm tự hào dân tộc và ý thức bảo vệ và xây dựng đất nước, tình yêubiển đảo quê hương, ) hoặc muốn gửi gắm thông tin, sự kiện gì đến toàn thể độc giả
Ngoài ra, cán bộ thư viện còn hướng dẫn học sinh cách sử dụng, giữ gìn và bảoquản sách, biết tìm tòi khám phá những điều mới mẻ và bổ ích mà sách đem lại, biết trântrọng và yêu quý những cuốn sách mình đang đọc vì “Sách là nguồn tri thức vô tận” Qua
đó các em có thêm niềm tin cũng như sự yêu thích khi đến với thư viện để đọc sách
Trang 11Hình ảnh cán bộ thư viện giới thiệu sách mới
b.3) Bổ sung thường xuyên nguồn tài liệu cho thư viện
Để thư viện phục vụ đúng với yêu cầu giảng dạy, học tập gắn với thực tế của nhàtrường, thu hút được nhiều giáo viên và học sinh đến đọc sách, học tập, nghiên cứu đòihỏi phải nâng cao chất lượng kho sách sao cho đa dạng về số lượng, đảm bảo về chấtlượng, phong phú về nội dung, hơn nữa cách sắp xếp, bài trí cũng phải khoa học, hợp lý.Muốn vậy cần phải bổ sung thường xuyên các loại tài liệu theo từng tháng, từng quý,từng năm học Người cán bộ thư viện phải có sự nhạy bén, tính sáng tạo và óc thẩm mỹ.Làm thế nào để ít nhất lượng sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo đủ theodanh mục do Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định; số lượng và chất lượng các loại sách báokhác đảm bảo nhu cầu phục vụ bạn đọc tại thư viện, đáp ứng với hoạt động của thư viện
trong năm học ? Từ suy nghĩ đó tôi tham mưu Hiệu trưởng nhà trường lập dự trù kinh phí
mua sắm trang thiết bị, sách, báo, tạp chí phù hợp với yêu cầu thực tế; đề nghị đầu tư, tổchức phát động các phong trào để tăng thêm số lượng sách báo, tài liệu cho thư viện từmột số nguồn:
- Trích một phần kinh phí chi thường xuyên để mua và trang bị thêm nguồn sáchphục vụ cho công tác thư viện
- Phát động phong trào xã hội hóa từ sự hỗ trợ của các đoàn thể trong và ngoài nhàtrường, từ cha mẹ học sinh