1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Một số kinh nghiệm vận dụng sơ đồ tư duy để dạy học văn miêu tả lớp 5

22 3K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 310 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LANG CHÁNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY ĐỂ DẠY HỌC VĂN MIÊU TẢ LỚP 5 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC GIAO THI

Trang 1

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1- Sách giáo khoa, sách giáo viên Tiếng Việt Lớp 4, Lớp 5 hiện hành

2- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên

3- Học tốt Tiếng Việt 5 (Tập 1, Tập 2)- Tác giả: Phạm Thị Hồng Hoa

4- Tài liệu dạy học theo chương trình SEQAP:Các kĩ thuật dạy học ở Tiểu học6- Dạy học lấy học sinh làm trung tâm

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LANG CHÁNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY

ĐỂ DẠY HỌC VĂN MIÊU TẢ LỚP 5 Ở TRƯỜNG TIỂU

HỌC GIAO THIỆN I, HUYỆN LANG CHÁNH

Người thực hiện: Trương Thị Hân Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Giao Thiện I SKKN thuộc lĩnh vực (phân môn): Tập làm văn

THANH HOÁ, NĂM 2016

Trang 2

MỤC LỤC I Mở đầu Trang 1 Lí do chọn đề tài 2

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

II Nội dung sáng kiến 1 Cơ sở lí luận 3

2.Thực trạng 4

3 Các giải pháp 5

III Kết luận - Kiến nghị 1 Kết luận 16

2 Kiến nghị 16

1

Trang 3

I MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài.

Tiếng Việt là một môn học đóng vai trò đặc biệt quan trọng ở bậc Tiểu học,

là phương tiện chủ yếu để học sinh tiếp thu các môn học khác Môn Tiếng việt ởTiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực ngôn ngữ cho học sinh thể hiện ở bốn

kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết

Việc bồi dưỡng kỹ năng làm bài Tập làm văn nói chung và kiểu bài văn miêu

tả nói riêng cho học sinh Tiểu học trong các nhà trường đang là mối quan tâmcủa nhiều giáo viên Bởi phân môn Tập làm văn là phân môn thực hành tổnghợp, được vận dụng các tri thức, kỹ năng của nhiều phân môn khác Phân mônTập làm văn có vị trí hết sức quan trọng trong chương trình Tiểu học Thông quaphân môn Tập làm văn nhằm rèn luyện cho học sinh các kỹ năng: Nói, viết,nghe, đọc để phục vụ cho việc học tập và giao tiếp: nói, viết đúng từ ngữ, đủ các

bộ phận của câu, đủ ý, rõ ràng, mạch lạc nội dung diễn đạt Cũng từ đó trau dồithái độ ứng xử có văn hoá, tinh thần trách nhiệm trong công việc Bồi dưỡngtình cảm lành mạnh, tình yêu tiếng Việt, tình yêu quê hương, đất nước, góp phầnđặc biệt quan trọng trong việc hoàn thiện và nâng cao các kỹ năng sử dụng tiếngViệt cho học sinh Tiểu học

Qua thực tế 12 năm giảng dạy lớp 5 tại Trường Tiểu học Giao Thiện I,huyện Lang Chánh, tôi nhận thấy học sinh không mấy hứng thú khi học phânmôn Tập làm văn, rất ít học sinh học tốt phân môn này Vậy làm thế nào để họcsinh hứng thú khi học phân môn Tập làm văn và nâng cao chất lượng học tậplàm văn nhất là văn miêu tả cho học sinh lớp 4 và lớp 5? Sau năm năm đượctham gia chương trình SEQAP, bản thân tôi được tiếp thu, thực hành và trao đổi,rút kinh nghiệm với đồng nghiệp về các kĩ thuật dạy học tích cực và tôi đã vậndụng các kĩ thuật này vào các tiết học rất hiệu quả, nhất là sử dụng kĩ thuật “sơ

đồ tư duy” trong dạy học văn miêu tả ở lớp 5.

Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy Đây là cách dễnhất để chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin rangoài bộ não Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo vàrất hiệu quả nhằm “sắp xếp” ý nghĩ

Với học sinh lớp 5 trường Tiểu học Giao Thiện 1, đa số các em là học sinhngười dân tộc Thái nên việc giao tiếp bằng Tiếng Việt của học sinh còn rất nhiềuhạn chế, vốn Tiếng Việt của các em còn rất nghèo đặc biệt là việc nói đúng câu,diễn đạt đúng ý, vì thế việc rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh là cần thiết

Vì việc, giúp học sinh làm được một bài văn miêu tả sẽ góp phần nâng cao năng

Trang 4

lực cảm thụ văn học cho các em, giúp các em phát triển, tích luỹ vốn từ ngữ, giàuhình ảnh từ đó các em khám phá được cái hay, cái đẹp của sự vật và sự phong phúcủa cuộc sống qua việc tìm hiểu, quan sát các sự vật thân thuộc, gần gũi với các

em Rèn luyện các thao tác tư duy, phát triển ngôn ngữ phổ thông, bồi dưỡng tìnhyêu cái đẹp, cái thiện, lẽ phải và sự công bằng trong xã hội; tình yêu và thói quengiữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cáchcon người Việt Nam hiện đại, có tri thức, thấm nhuần truyền thống tốt đẹp củadân tộc, ưa chuộng lối sống lành mạnh, ham thích việc làm và biết rèn luyện khảnăng thích ứng với cuộc sống xã hội sau này

Với những lý do trên, tôi đã chọn và viết đề tài : “Một số giải pháp vận

dụng sơ đồ tư duy để dạy học văn miêu tả lớp 5 ỏ trường Tiểu học Giao Thiện 1, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa" nhằm giúp học sinh có hứng

thú khi học tập phân môn Tập làm văn đặc biệt là kiểu bài văn miêu tả, góp phầnnâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học

2 Mục đích nghiên cứu:

Giúp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn lớp 5 Tiếptheo đó, mục đích quan trọng hơn là góp phần nâng cao chất lượng dạy họcmôn Tiếng Việt nói chung ở bậc Tiểu học

Giúp học sinh hứng thú học tập, tiếp thu bài học một cách nhẹ nhàng,khắc sâu kiến thức về phân môn Tập làm văn Giúp học sinh làm được một bàivăn rõ bố cục, đủ ý, sinh động

3 Đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu và áp dụng cho học sinh lớp 5A, trường Tiểu học Giao Thiện

I, huyện Lang Chánh năm học 2015 – 2016 và rút kinh nghiệm áp dụng cho cácnăm học tiếp theo

4 Phương pháp nghiên cứu:

3

Trang 5

Để giúp học sinh làm bài văn miêu tả hay và súc tích, ngoài cách dùng từngữ miêu tả, học sinh cần phải nắm vững cấu trúc, bố cục của bài văn; nếu nhưkhông nắm vững cấu trúc, bố cục của bài văn, học sinh sẽ không triển khai được

đủ ý, dẫn đến chất lượng học tập không cao Cho nên, thầy và trò phải tương tác

và học tập tích cực, nghiêm túc, hiệu quả, mới mong nâng cao một cách bềnvững chất lượng môn Tiếng Việt ở lớp cuối cấp Tiểu học

Sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy trong dạy học mang lại hiệuquả cao, phát triển tư duy logic, kỹ năng phân tích, tổng hợp,giúp học sinh dễ hiểu bài, nhớ lâu, phù hợp với tâm sinh lý họcsinh và ghi nhớ bài học dưới dạng sơ đồ hóa kiến thức Mặtkhác, trong dạy học phân môn tập làm văn nó còn có ưu thếtrong tập hợp, tổ chức và triển khai ý tưởng nên bản thân tôinhận thấy "Sơ đồ tư duy" như một phương tiện để hướng dẫn

HS nắm rõ bố cục bài văn, lập được dàn ý cho một bài văn miêu

tả Quá trình thực nghiệm được tiến hành nhằm rèn luyện cho

HS lớp 5 có kĩ năng làm bài văn rõ bố cục, đủ ý nhờ "Sơ đồ tưduy"

2 Thực trạng học sinh:

Năm học 2015 - 2016, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm và giảngdạy lớp 5A với 18 học sinh Hầu hết các em còn rất hạn chế khi làm bài Tập làmvăn Sau khi nghiên cứu sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tôi nhận thấy học sinh lớp

4 đã được học văn miêu tả về đồ vật, cây cối, con vật Nhưng khi nhận lớp, tôithấy đa số học sinh rất lúng túng khi làm bài văn miêu tả, bố cục chưa thể hiện

rõ ràng, mắc nhiều lỗi khi dùng từ, Với thực trạng trên, ngay từ đầu năm học,tôi đã tiến hành điều tra khảo sát 18 học sinh lớp 5A, trường Tiểu học GiaoThiện I phân môn Tập làm văn Kết quả như sau:

Nội dung đánh giá

Bài viết đúng thể loại,

Bài văn chưa thể hiện rõ

bố cục 3 phần, mắc nhiềulỗi dùng từ, câu, khôngbiết xắp xếp ý, bài vănchủ yếu là liệt kê

Trang 6

*Các hạn chế của học sinh là:

Bố cục của bài văn chưa thể hiện rõ ràng

Học sinh chưa xác định được trọng tâm đề bài cần miêu tả

Các em chưa biết cách dùng từ, dùng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả

* Nhưng một lỗi rất quan trọng là học sinh không nắm được bố cục của bàivăn miêu tả, khi làm bài văn viết các em chưa viết đúng theo cấu tạo của mộtbài văn miêu tả, các em thường chỉ viết một đoạn văn và rất nhiều học sinh mắclỗi này, một số em thường viết lan man, không trọng tâm Thực trạng học sinhcòn nhiều hạn chế như vậy đã làm cho tiết Tập làm văn trở thành một gánhnặng, một thách thức đối với giáo viên tiểu học

Nguyên nhân của thực trạng

Theo tôi có bốn nguyên nhân chính như sau:

1 Học sinh không nắm vững cấu tạo của bài văn miêu tả

2 Khi làm văn, học sinh chưa xác định được yêu cầu trọng tâm của đề bài

3 Học sinh không được quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả

4 Khi quan sát thì các em không được hướng dẫn về kĩ năng quan sát: quansát những gì, quan sát từ đâu ? Làm thế nào phát hiện được nét tiêu biểu củađối tượng cần miêu tả

3 Các giải pháp.

Từ thực trạng và nguyên nhân trên, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau :

3.1 Giáo viên phải nắm vững nội dung, chương trình và phương pháp dạy Tập làm văn:

Giáo viên tổ chức dạy như thế nào để học sinh viết được những bài vănmiêu tả rõ bố cục, đúng yêu cầu của đề bài Điều cơ bản là người dạy phải nắmvững nội dung chương trình, đồng thời biết chọn và vận dụng phương pháp phùhợp để dẫn dắt học sinh nắm được kiến thức Biết được học sinh cần gì, chưabiết những gì để xác định đúng mục tiêu bài dạy, xác lập được mối quan hệ giữakiến thức bài dạy với kiến thức cũ và kiến thức sẽ cung cấp tiếp theo Cụ thể:

* Nội dung chương trình Tập làm văn lớp 5: Cả năm học có 62 tiết,

trong đó Tập làm văn miêu tả 33 tiết (chiếm hơn 50% số tiết) với mục tiêu là

5

Trang 7

trang bị kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm văn, góp phần cùng với các môn họckhác làm giàu vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ,hình thành nhân cách cho học sinh

3.2 Giúp học sinh hiểu rõ thể loại văn miêu tả:

* Văn miêu tả?

Để hiểu về văn miêu tả, trước hết tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu rõ thế nào

là văn miêu tả ? Miêu tả là vẽ ra các sự vật, sự việc, hiện tượng, con người bằngngôn ngữ một cách sinh động, cụ thể giúp người đọc cảm tưởng như đang xemtận mắt, bắt tận tay Tuy nhiên, hình ảnh, đối tượng do văn miêu tả tạo nênkhông phải là bức ảnh chụp lại, sao chép lại một cách vụng về mà nó là sự kếttinh của những nhận xét tinh tế, những rung động sâu sắc mà người viết đã thulượm được khi quan sát cuộc sống Văn miêu tả mang tính thông báo thẩm mĩ,chứa đựng tình cảm của người viết; văn miêu tả có tính rung động, tính hìnhtượng Mỗi bài văn miêu tả của học sinh phải là kết quả của sự sáng tạo, nóđược coi như là một sáng tác có giá trị nghệ thuật Vì vậy, nó phải tuân theonhững quy định để làm ra một tác phẩm nghệ thuật

3.3 Sử dụng sơ đồ tư duy trong từng kiểu bài:

3.3.1 Kiểu bài tả cảnh

Ví dụ 1: Giúp học sinh nhận biết cấu tạo của bài văn miêu

tả và bước đầu làm quen với "Sơ đồ tư duy"

Bài minh họa Cấu tạo của bài văn tả cảnh (Tiếng Việt 5,

tập 1, trang 12)

Mục tiêu : Học sinh hiểu được dàn ý của bài văn tả cảnh gồm 3

phần:

Mở bài (Giới thiệu bao quát cảnh sẽ tả.)

Thân bài (Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnhtheo thời gian),

Kết bài (Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.)

Cách tiến hành: Dùng "Sơ đồ tư duy" khái quát kiến thức về

cấu tạo bài văn tả cảnh

Bước 1: Hình thành kiến thức

Giáo viên cho học sinh phân tích hai ngữ liệu mẫu:

Hoạt động nhóm đôi: Bài “Hoàng hôn trên sông Hương”

(Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường) để rút ra được cấu tạo 3 phần

của bài văn tả cảnh, chức năng của từng phần và trình tự miêu

Trang 8

tả cảnh theo thời gian;

Hoạt động cá nhân: Đọc lại bài Tập đọc “Quang cảnh

làng mạc ngày mùa” (Theo Tô Hoài) củng cố cấu tạo 3 phần của

bài văn tả cảnh, chức năng của từng phần và trình tự miêu tả theo không gian

Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra được cấu

trúc của bài văn tả cảnh và thể hiện kiến thức bằng "Sơ đồ tư duy"

+ Chuẩn bị

 Dụng cụ: giấy troky, bút màu.

+ Thảo luận nhóm:

Học sinh tiến hành làm việc theo 3 nhóm :

Học sinh lập "Sơ đồ tư duy" với câu hỏi gợi ý của giáo:

 Bài văn tả cảnh được cấu tạo bởi những phần nào? (Bậc 1)

 Trong từng phần, các em nên trình bày những nội dung gì? (Bậc 2)

 Trong từng nội dung, các em có thể triển khai ý chi tiết nào? (Học sinh căn cứ vào hai ngữ liệu mẫu đã tiếp xúc để triển khai bậc này) (Bậc 3)

 Giáo lưu ý các em về màu sắc, tính phân bậc của sơ đồ, dùng mũi tên chỉ sự gắn kết ý này với ý kia, hoặc đánh số thứ

tự, vẽ các đường bao quát gom ý

Đại diện của 3 nhóm học sinh lên thuyết minh về "Sơ đồ tưduy" mà nhóm mình đã thiết lập

Học sinh nhận xét, thảo luận, chỉnh sửa để hoàn thiện "Sơ

đồ tư duy" về cấu tạo bài văn tả cảnh Giáo viên quan sát, gợi

ý, hướng dẫn học sinh hoàn chỉnh "Sơ đồ tư duy"

Giáo viên tổng hợp ý từ "Sơ đồ tư duy" của các nhóm để hoàn thiện sơ đồ mà giáo viên đã chuẩn bị cơ bản trên màn hình trình chiếu cho cả lớp

Mời học sinh lên chỉ sơ đồ tư duy trình bày một lần nữa về cấu tạo của bài văn tả cảnh

7

Giới thiệu baoquát cảnh sẽ tả

Mở bà theo kiểu trực tiếp

Trang 9

Ví dụ 2: Ứng dụng"Sơ đồ tư duy" để phân tích cấu tạo của

một bài văn miêu tả cụ thể

Bài minh họa Luyện tập tả cảnh (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 14)

Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng "Sơ đồ tư duy" để phân tích

cấu tạo một bài văn tả cảnh cụ thể

Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh minh họa cấu tạo bài

văn “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” bằng "Sơ đồ tư duy"

Chuẩn bị

Dụng cụ: giấy trắng troky, bút màu, tranh ảnh.

Phương hướng: Xác định chủ đề chính của sơ đồ là “Quang cảnh

Cấu tạo của

nghĩ của người viết

Tả từng phần của cảnh

Tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian

Kết bài theo kiểu mở rộng

Kết bài theo kiểu không mở rộng

Mở bài theo kiểu gián tiếp

Trang 10

làng mạc ngày mùa” HS tiến hành theo nhóm 4 Học sinh lập

"Sơ đồ tư duy" theo gợi ý của giáo viên:

 Tác giả miêu tả cảnh làng mạc ngày mùa theo trình tự nào?

(Định hướng HS phân bố các nhánh chính)

 Tác giả chọn miêu tả những phần nào của cảnh? (Bậc 1)

 Trong từng phần của cảnh, tác giả đã chọn lọc những cảnh,

những vật nào để tả? Tác giả dùng các giác quan nào để quan

Học sinh nhận xét, thảo luận, chỉnh sửa để hoàn thiện "Sơ đồ

tư duy" về cấu tạo bài văn tả cảnh Giáo viên là người cố vấn

giúp học sinh hoàn chỉnh "Sơ đồ tư duy"

Giáo viên tổng kết ý của các nhóm, gợi ý mở rộng thêm và

hoàn thiện "Sơ đồ tư duy" (Giáo viên đã chuẩn bị cơ bản trên

màn hình trình chiếu) (Hình 5), mời học sinh lên trình bày một

lần nữa về cấu tạo của bài văn tả cảnh

9

Quang cảnh làng mạc

Mở bài

Thân bài

Nêu nhận xét về ngày mùa

Trong sân

Quan

g cảnh chun g

Quả xoan vàng lịm

Lá mít, lá đu đủ vàn g ối Bụi mía vàng xọng Chuối chín vàng

Cây lụi, cây ớt chín đỏ Rơm, thóc vàng giòn

Màu trời

Màu nắng

Trang 11

Mục tiêu: Học sinh thành thạo kĩ năng dùng "Sơ đồ tư duy" để

lập dàn ý cho đề bài: “Lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng

( hoặc trưa, chiều) trong vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy)”

* Do đối tượng học sinh lớp tôi 100% là học sinh dân tộc thiểu

số, nên tôi đã chọ đề bài như sau: Lập dàn ý bài văn tả cảnh

một buổi sáng trên nương rẫy.

+ Đề bài yêu cầu làm gì?

+ Lập dàn ý bài văn thuộc thể loại nào? Đối tượng

miêu tả là gì?

Bước 2:

Cho học sinh quan sát một số hình ảnh về nương rẫy, định hướng quan sát, hướng dẫn các em ghi lại những gì quan sát được vào giấy nháp

Gà, chó vàng mượt

Trang 12

11

Trang 13

Phương hướng: Xác định chủ đề chính của sơ đồ có thể là

“Buổi sáng trên nương rẫy”,

Học sinh tiến hành theo nhóm 4

Nhóm học sinh lập "Sơ đồ tư duy" theo gợi ý của giáo viên:

 Các em định miêu tả cảnh gì và trong thời điểm nào? (Xác lập từ, ngữ khoá)

 Các em chọn cách miêu tả theo trình tự thời gian hay tả từng phần của cảnh? (Bậc 1 - Bố trí ý chính)

 Em dùng những giác quan nào để quan sát cảnh? Em chọn lọc những hình ảnh, chi tiết nào để đưa vào bài? (Bậc 2)

 Mỗi hình ảnh, chi tiết các em quan sát có thể được miêu tả bằng những từ ngữ nào? (Bậc 3)

 Những hình ảnh, chi tiết của cảnh gợi cho em những liên tưởng, tưởng tượng gì? (Bậc 4)

Đại diện của các nhóm học sinh lên thuyết minh về "Sơ đồ

tư duy" mà nhóm mình đã thiết lập

Học sinh nhận xét, thảo luận, chỉnh sửa để hoàn thiện "Sơ

đồ tư duy" về cấu tạo bài văn tả cảnh Giáo viên là người cố vấn giúp học sinh hoàn chỉnh "Sơ đồ tư duy"

Trong quá trình học sinh báo cáo, giáo viên gợi ý mở rộng thêm về ý tưởng, từ ngữ diễn đạt Hoàn thiện "Sơ đồ tư duy"

mà học sinh đã chuẩn bị cơ bản, bổ sung ý kiến của học sinh vào sơ đồ trình chiếu

Ngày đăng: 14/10/2017, 09:54

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

hình trình chiếu cho cả lớp. - Một số kinh nghiệm vận dụng sơ đồ tư duy để dạy học văn miêu tả lớp 5
hình tr ình chiếu cho cả lớp (Trang 9)
Cho học sinh quan sát một số hình ảnh về nương rẫy, định hướng quan sát, hướng dẫn các em ghi lại những gì quan sát  được vào giấy nháp. - Một số kinh nghiệm vận dụng sơ đồ tư duy để dạy học văn miêu tả lớp 5
ho học sinh quan sát một số hình ảnh về nương rẫy, định hướng quan sát, hướng dẫn các em ghi lại những gì quan sát được vào giấy nháp (Trang 11)
Ngoại hình của người đó - Một số kinh nghiệm vận dụng sơ đồ tư duy để dạy học văn miêu tả lớp 5
go ại hình của người đó (Trang 18)
hình ảnh, biết sử dụng các hình ảnh so sánh, nhân hóa khi miêu tả, chữ viết và trình bày đẹp - Một số kinh nghiệm vận dụng sơ đồ tư duy để dạy học văn miêu tả lớp 5
h ình ảnh, biết sử dụng các hình ảnh so sánh, nhân hóa khi miêu tả, chữ viết và trình bày đẹp (Trang 19)
III. KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: - Một số kinh nghiệm vận dụng sơ đồ tư duy để dạy học văn miêu tả lớp 5
1. Kết luận: (Trang 19)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w